Chuyên đề Hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

MỤC LỤC

 

Trang

Lời mở đầu 01

 

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xúc tiến thương mại và yêu cầu của hoạt động xúc tiến thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 03

 

1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động xúc tiến thương mại 03

1.1.1 Khái niệm xúc tiến thương mại 03

1.2 Yêu cầu của hoạt động XTTM ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 04

1.3 Chức năng, vai trò của xúc tiến thương mại. 06

1.3.1 Chức năng của XTTM 06

1.3.1.1 Xác định, phát triển sản phẩm và thị trường 06

1.3.1.2 Dịch vụ thông tin thương mại 06

1.3.1.3 Các dịch vụ hỗ trợ chuyên môn 06

1.3.1.4 Các hoạt động CTTM ở nước ngoài 07

1.3.1.5 Hỗ trợ các tổ chức khác 07

1.3.2 Vai trò của XTTM 08

1.3.2.1 Vai trò của XTTM đối với quốc gia 08

1.3.2.2 Vai trò của XTTM đối với doanh nghiệp 09

1.4 Các loại hình XTTM 12

1.4.1 Các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo Chính phủ ở nước ngoài

12

1.4.2 Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước 13

1.4.3 Các buổi hội thảo, diễn đàn hợp tác kinh tế 13

1.4.4 Các hoạt động khác 13

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XTTM 13

1.5.1 Các yếu tố khách quan 14

1.5.1.1 Sự quản lý của Nhà nước về hoạt động XTTM 14

1.5.1.2 Chính sách kinh tế 14

1.5.1.3 Môi trường cạnh tranh 14

1.5.2 Các yếu tố chủ quan 15

1.6 Các loại hình tổ chức XTTM 16

1.6.1 Tổ chức XTTM thuộc Chính phủ 17

1.6.2 Các tổ chức tư nhân. 18

1.7 Kinh nghiệm XTTM của một số nước 18

 

Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động XTTM của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua. 21

 

2.1 Tổng quan về thị trường Hoa Kỳ 21

2.2 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 27

2.3 Các hoạt động XTTM của Việt Nam được tiến hành ở Hoa Kỳ trong thời gian qua 31

2.3.1 Quản lý Nhà nước về hoạt động XTTM 31

2.3.2 Các hoạt động XTTM đã được thực hiện tại Hoa Kỳ. 32

2.4 Đặc trưng của hoạt động XTTM tại thị trường Hoa Kỳ 36

2.5 Đánh giá hoạt động XTTM của Việt Nam tại Hoa Kỳ trong thời gian qua. 37

2.5.1 Kết quả đạt được 37

2.5.2 Hạn chế của công tác XTTM của Việt Nam tại Hoa Kỳ trong thời gian qua. 38

 

Chương 3: Phương hướng phát triển và giải pháp tăng cường hiệu quả của hoạt động XTTM tại thị trường Hoa Kỳ 42

3.1 Định hướng kế hoạch XTTM nhằm xây dựng hình ảnh thị trường Việt Nam trong thời gian tới. 42

3.1.1 Tiềm năng của thị trường Hoa Kỳ 42

3.1.2 Chiến lược xây dựng hình ảnh thị trường Việt Nam 43

3.2 Giải pháp tăng cường hiệu quả XTTM tại thị trường Hoa Kỳ 45

3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 45

3.2.1.1 Xây dựng và nâng cao uy tín của hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế 45

3.2.1.2 Tăng cường hợp tác với nước ngoài trong hoạt động XTTM 46

3.2.1.3 Đầu tư cơ sở vật chất cho tổ chức XTTM, tăng cường kinh phí cho hoạt động XTTM. 46

3.2.1.4 Tích cực tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ giữa cơ quan Chính phủ với doanh nghiệp 47

3.2.1.5 Hoàn thiện chính sách pháp luật, tăng cường quản lý Nhà nước về XTTM 47

3.2.1.6 Chú trọng công tác nghiên cứu phân tích thị trường, phục vụ việc mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm. 48

3.2.1.7 Chú trọng công tác phối hợp giữa các bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương 48

3.2.1.8 Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động xúc tiến thương mại, đồng thời triển khai nhanh các dự án xây dựng và phát triển thương mại điện tử 49

3.2.2 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 49

3.2.2.1 Tập trung nhiều hơn cho công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ, phối hợp với các cơ quan XTTM của cả hai nước 49

3.2.2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn thị hiếu khách hàng và tiêu dùng của thị trường Hoa Kỳ 51

3.2.2.3 Xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài tại thị trường Hoa Kỳ 52

3.2.2.4 Tham gia vào các hiệp hội ngành hàng, liên doanh liên kết với các công ty Hoa Kỳ để tạo thuận lợi khi thâm nhập thị trường 53

3.2.2.5 Tìm kiếm và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn cao trong công tác XTTM. 54

 

KẾT LUẬN 56

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC TÀI LIỆU

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3947 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 tỷ USD, tăng 10,8%, trong đó kim ngạch nhập khẩu hàng hóa là 1.677,4 tỷ, tăng 13,8%. Bảng dưới đây cho thấy từ năm 2001 đến năm 2005 mức thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ năm sau đề cao hơn năm trước: Bảng 2.1.2 Xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Đơn vị: Triệu USD 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng xuất khẩu 1.004,9 974,7 1.016,1 1.151,9 1.275,2 Hàng hóa 718,7 682,4 713,4 807,4 894,6 Dịch vụ 286,2 292,3 302,7 344,4 380,6 Tổng nhập khẩu 1.367,7 1.395,8 1.511,0 1.763,2 1.992,0 Hàng hóa 1.145,9 1.164,7 1.260,7 1.472,9 1.677,4 Dịch vụ 221,8 231,1 250,3 290,3 314,6 Tổng cán cân -362,8 -422,1 -494,9 -611,3 -716,7 Hàng hóa -427,2 -482,3 -547,3 -665,5 -782,7 Dịch vụ 64,4 61,2 52,4 54,1 66,0 Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ Xuất khẩu Năm 2005, kim nghạch xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ đạt xấp xỉ 894,6 tỷ USD, tăng 87,2 tỷ (10,8%) so với năm 2004. Ba nhóm hàng có mức tăng cao nhất là máy bay và các thiết bị hàng không vũ trụ; các sản phẩm dầu lửa và xe động cơ. Riêng ba nhóm này năm 2005 đã tăng 18,3 tỷ, chiếm 24% tổng giá trị hàng xuất khẩu tăng. Hai nhóm hàng có kim ngạch xuấtk khẩu có kim ngạch xuất khẩu giảm lớn nhất là bán dẫn, giảm 1,8 tỷ (14%) và ngũ cốc, giảm 1,6 tỷ (13%). Nhập khẩu Năm 2005, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 1.677,4 tỷ USD, tăng 204,5 tỷ (14%) so với năm 2004. Nhiều nhóm hàng có mức tăng trên 4 tỷ, trong đó nhóm sản phẩm năng lượng có mức tăng cao nhất là 75,1 tỷ USD chiếm 37% tổng trị giá tăng nhập khẩu, chủ yếu là do giá dầu thế giới tăng. Các nhóm hàng có kim ngạch giảm nhiều nhất là bán dẫn và mạch tích hợp (giảm 831 triệu USD), máy ảnh và thiết bị ( giảm 503 triệu USD). Cán cân Theo thống kê, kể từ năm 2001 đến nay, thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005, thâm hụt thương mại hàng hóa đã lên tới mức 782,7 tỷ USD (tăng 17,5%). Các nhóm hàng có mức thâm hụt lớn nhất trong năm 2005 là: các sản phẩm năng lượng ( -243,3 tỷ USD), sản phẩm điện tử ( -149,9 tỷ), các phương tiện vận tải, dệt may, các sản phẩm chế tạo khác. Nhóm hàng điện tử có mức và tỷ lệ tăng nhập siêu cao là do các công ty HOa Kỳ tiếp tục di chuyển sản xuất ra nước ngoài để tận dụng giá lao động rẻ để phục vụ thị trường Châu Á đang tăng trưởng mạnh. Đáng chú ý là Hoa Kỳ vốn dĩ là nước xuất siêu nông sản, nhưng từ năm 2004 trở lại đây trở thành nước nhập siêu. Hoa Kỳ đã giảm xuất siêu nông sản từ 7,5 tỷ năm 2001 xuống 3,8 tỷ năm 2003 và nhập siêu tăng vọt từ 104 triệu năm 2004 lên xấp xỉ 4,4 tỷ năm 2005. Nhập siêu tăng vọt là do xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu giảm, xuất khẩu thịt bò và thịt gia súc chưa phục hồi được. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hoa quả tươi, chè và cà phê tiếp tục tăng mạnh do tăng cả về lượng tiêu thụ và giá nhập khẩu. Các bạn hàng chính Hoa Kỳ, Canada và Mexico là ba nước thành viên NAFTA. Nhiều daonh nghiệp Hoa Kỳ đã di chuyển cơ sở sản xuất sang Canada và Mexico để tận dụng giá lao động rẻ và các ưu đãi đầu tư của hai nước này, kéo theo đó là nhiều bán sản phẩm được xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang hai nước này để chế biến tiếp hoặc lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh và nhập trở lại Hoa Kỳ. Do vậy, những nhóm hàng chế tạo và liên quan thường là những nhóm hàng có kim ngạch trao đổi hai chiều lớn nhất giữa Hoa Kỳ và hai nước này. Canada Canada vẫn tiếp tục là bạn hàng thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ. Năm 2005, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Hoa Kỳ và Canada là 470,8 tỷ USD, tăng 12%, trong đó Hoa Kỳ xuất sang Canada 183,2 tỷ và nhập từ Canada 287,5 tỷ. Như vậy, thâm hụt thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ với Canada năm 2005 là 104,3 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2004. Các nhóm hàng Hoa Kỳ xuất khẩu chính sang Canada bao gồm: thiết bị vận tải, hóa chất và các sản phẩm liên quan, khoáng sản và kim loại, các sản phẩm điện tử, máy móc, nông sản, lâm sản, các sản phẩm năng lượng. Các sản phẩm Hoa Kỳ nhập khẩu chủ yếu từ Canada năm 2005 là: thiết bị vận tải (77,2 tỷ USD), các sản phẩm năng lượng (66,1 tỷ USD), lâm sản, khoáng sản và kim loại (khoảng 52 tỷ USD), hóa chất và các sản phẩm liên quan (25,5 tỷ USD), ngoài ra có nông sản, sản phẩm điện tử, máy móc. Mexico Mexico vốn là bạn hàng lớn thứ hai của Hoa Kỳ. Năm 2005, kim ngạch buôn bán hàng hóa hai chiều giữa hai nước vẫn tăng khoảng 9%, đạt 270,9 tỷ USD, song Mexico đã tụt xuống vị trí thứ ba sau Trung Quốc. Thâm hụt thương mại hàng hóa với Mexico năm 2005 là 67,5 tỷ USD. Các mặt hàng chính Hoa Kỳ xuất sang Mexico năm 2005 bao gồm: hóa chất và các sản phẩm liên quan (18,1 tỷ USD), thiết bị vận tải (16,6 tỷ USD), các sản phẩm điện tử (16,1 tỷ), máy móc (11,4 tỷ), nông sản (9,7 tỷ), khoáng sản và kim loại (9,3 tỷ), các sản phẩm năng lượng (5,5 tỷ), dệt may - chủ yếu là vải (4,7 tỷ). Các mặt hàng chính Hoa Kỳ nhập khẩu từ Mexico năm 2005 là: các sản phẩm điện tử (40,2 tỷ), thiết bị vận tải (34,5 tỷ), các sản phẩm năng lượng (25 tỷ), máy móc (20,2 tỷ), khoáng sản và kim loại (11,4 tỷ), nông sản (9,3 tỷ), ngoài ra còn có dệt may, hóa chất và các sản phẩm liên quan (5,4 tỷ). Trung Quốc Kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO, kim ngạch buôn bán giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ liên tục tăng cao. Năm 2003, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn thứ ba, và năm 2005 vượt qua Mexico, trở thành bạn hàng lớn thứ hai của Hoa Kỳ, chỉ sau Canada. Năm 2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cảu Trung Quốc với Hoa Kỳ là 281,5 tỷ USD, tăng 52,5 tỷ USD so với năm 2004, trong đó Trung Quốc xuất sang Hoa Kỳ 242,6 tỷ USD và chỉ nhập siêu của Hoa Kỳ 39 tỷ USD. Hiện nay, Trung Quốc là nước xuất siêu lớn nhất vào Hoa Kỳ. Xuất siêu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ từ năm 2001 đến 2005 lần lượt là: 84,1 tỷ; 104,2 tỷ; 124,9 tỷ; 163,5 tỷ; 203,8 tỷ USD. Lý do là nhiều công ty Hoa Kỳ và các nước khác đầu tư vào Trung Quốc nhằm tận dụng lao động rẻ ở nước này để sản xuất, trong đó phần lớn được xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các mặt hàng Hoa Kỳ nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2005 bao gồm: các sản phẩm điện tử, các sản phẩm chế tạo khác, hàng dệt may, máy móc, khaongs sản và kim loại, giày dép, hóa chất và các sản phẩm liên quan. Các bạn hàng lớn tiếp theo của Hoa Kỳ là Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Malaysia. Các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ thường là các nước xuất siêu vào thị trường này. Nhóm các nước EU Nếu tính gộp cả 25 nước EU thành một thị trường chung thì nhóm này là bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ với tổng kim ngạch hai chiều năm 2005 là 474,4 tỷ USD, trong đó Hoa Kỳ xuất 167,4 tỷ và nhập 307 tỷ, thâm hụt 139,6 tỷ. Các nhóm hàng Hoa Kỳ nhập khẩu từ EU 25 cũng là những nhóm hàng Hoa Kỳ thâm hụt lớn nhất, trong đó các thiết bị vận tải nhập 66 tỷ USD và thâm hụt 29 tỷ; nhóm máy móc nhập 33 tỷ và thâm hụt 19 tỷ; nhóm các sản phẩm năng lượng nhập 22,5 tỷ và thâm hụt 18 tỷ. Biểu đồ 2.1.3: Thị trường xuất khẩu của Hoa Kỳ Biểu đồ 2.1 4: Các nguồn nhập khẩu của Hoa Kỳ Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ 2.2 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu đàm phán chính thức bình thường hóa quan hệ vào năm 1991. Tháng 2 năm 1994, Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12 tháng 7 năm 1995 và tiến hành trao đổi đại sứ đầu tiên vào tháng 5 năm 1997. Tháng 12 năm 2001, Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước (BTA) bắt đầu có hiệu lực. Sự kiện quan trọng nhất gần đây đánh dấu quan hệ bình thường giữa hai nước là sự kiện tổng thống Bush trao quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam ngày 20/12/2006. Song song với quan hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã không ngừng phát triển. Kim ngạch thueoeng mại hàng hóa hai chiều giữa hai nước đã tăng từ 220 triệu USD năm 1994 lên 1,4 tỷ USD năm 2001- trước khi BTA có hiệu lực - và đạt gẩn 10 tỷ USD năm 2006. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành bạn hàng thương mại lớn thứ 40 của Hoa Kỳ. Có thể nói, việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2001 đã thực sự tạo ra nhiều cơ hội mới cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Đây là một hiệp định "thương mại và đầu tư" hiện đại, toàn diện nhất mà Việt Nam và Hoa Kỳ từng ký kết. Hiệp định này bao gồm nhiều nghĩa vụ liên quan không chỉ bao gồm thuế quan và hạn ngạch mà còn bảo đảm sự minh bạch, giải quyết tranh chấp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, tiếp cận thị trường dịch vụ và tạo thị trường thuận lợi cho kinh doanh. Hầu hết các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định thương mại song phương phản ánh các thông lệ được quốc tế công nhận trong quy định của WTO và các hiệp ước quốc tế khác liên quan đến thương mại và đầu tư. Do đó, việc thực hiện BTA một cách có hiệu quả và đúng hạn có thể là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tiến lên, nhất là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Tháng 12/2006, quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) được HOa Kỳ thông qua cho Việt Nam, qua đó giảm một cách đáng kể mức thuế suất trung bình mà Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, từ 40% xuống còn 3-4%. Kết quả là hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang HOa Kỳ đã tăng trưởng một cách ấn tượng với tốc độ là 128% trong năm 2002 so với năm 2001, trong khi xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới chỉ tăng 10% trong cùng thời gian. Cùng với đó, xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo, vốn bị hạn chế nhiều bởi thuế quan trước khi ký hiệp định thì sau khi Hiệp định có hiệu lực đã tăng với mức 502%/năm. Trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, xuất khẩu hàng may mặc tăng trưởng bùng phát 1769%; đồ gỗ tăng 499%; hàng điện tử 270%; hàng hóa phục vụ du lịch 5422% và dày giép tăng 70%. Tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa Kỳ đóng góp khoảng 90% tăng trưởng tổng hàng hóa xuất khẩu ra thế giới của Việt Nam trong năm 2002. Thực tế cho thấy thị trường Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là thị trường lớn nhất và có lẽ cũng thông thoáng nhất đối với hàng công nghiệp xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Trong tháng 4/2003, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 239%; đạt mức xuất siêu 1 tỷ USD. Các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ là cá và hải sản, hàng may mặc, giầy dép, cà phê, cao su, dầu thô, hàng hóa phục vụ du lịch, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ... Hai bên cũng đã ký kết nhiều hiệp định, thoả thuận khác như Hiệp định chung về Hợp tác kinh tế, kỹ thuật; Hiệp định Hợp tác vận tải biển, Bản ghi nhớ Hợp tác nông nghiệp... Du lịch của Hoa Kỳ vào Việt Nam hàng năm tăng đáng kể, đến tháng 11/2004 đạt 247.221 lượt khách, tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2003. Mới đây, đường bay thẳng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vừa được nối lại sau 30 năm gián đoạn. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại, du lịch và đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới. Bảng 2.2.1 : Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ (2001-2005) Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng vọt từ khaongr 1 tỷ USD năm 2001 lên 6,5 tỷ USD năm 2005 và 8,5 tỷ USD năm 2006. Nếu tính riêng về xuất khẩu hàng hóa, hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 35 vào Hoa Kỳ. Các mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2005 bao gồm: dệt may (44,8%), giày dép (11%), đồ gỗ (10,7%), thủy hải sản (9,6%), nông lâm sản và thực phẩm (6,1%), dầu khí và sản phẩm dầu khí (7,7%). Biểu đồ 2.2.2: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam Năm 2005, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam đạt 1,15 tỷ USD. Các mặt hàng Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là máy bay dân dụng, máy móc, thiết bị và phụ tùng, phụ tùng máy bay, phân bón, nguyên liệu công nghiệp như bông, bột giấy, nhựa, phụ kiện gia công, giày dép, v.v... Nói chung, xu hướng nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ chủ yếu là thiết bị, phụ tùng công nghệ cao, mặc dù rất đắt tiền nhưng là hàng không thể mua từ các nước khác, hoặc các nguyên liệu, phụ liệu phục vụ gia công hàng xuất khẩu. Trên đây là một số đặc điểm trong quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian qua. Trong thời gian hơn 10 năm phát triển, quan hệ thương mại của hai nước đã đạt được những bước tiến đáng kể, góp phần quan trọng thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh và ổn định. 2.3 Các hoạt động XTTM của Việt Nam được tiến hành ở Hoa Kỳ trong thời gian qua. 2.3.1 Quản lý Nhà nước về hoạt động XTTM. Về hoạt động XTTM, bên cạnh những quy định của pháp luật trong thương mại, chính phủ cũng có quy định cụ thể, thể hiện trong Quyết định số 279/205/QĐ-TTg ngày 03/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Quy chế này nhằm xây dựng và hỗ trợ thực hiện Chương trình XTTM quốc gia giai đoạn 2006-2010. Theo đó, mục tiêu của chương trình XTTM quốc gia là tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu; tạo điều kiện ban đầu xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại; góp phần nâng cao năng lực kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp; gắn kết các hoạt động xúc tiến thương mại; xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch. Đối tượng tham gia chương trình XTTM quốc gia là các tổ chức XTTM thuộc Bộ Thương mại; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các tổ chức XTTM và các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. Các đối tượng tham gia chương trình được hỗ trợ bằng kinh phí của Nhà nước. Về phía Hoa Kỳ, Chính phủ Hoa Kỳ đã có quy định về hoạt động XTTM trong Luật Xúc tiến thương mại và Xóa bỏ ma túy (ATPDEA). Ngoài ra, hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu vào Hoa Kỳ cũng chịu tác động của các biếu thuế nhập khẩu, tùy theo từng quốc gia và chủng loại hàng hóa mà có các biểu thuế tương ứng. Như vậy, để thực hiện được một chương trình XTTM có hiệu quả thì trước hết, các tổ chức XTTM cần hiểu rõ những quy định pháp lý về hoạt động XTTM, để tránh những sai sót trong vấn đề pháp luật, nhất là tại một thị trường có hệ thống luật pháp đồ sộ như Hoa Kỳ. 2.3.2 Các hoạt động XTTM đã được thực hiện tại Hoa Kỳ. Trong vài năm trở lại đây, nhất là sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, Hoa Kỳ trở thành thị trường lớn, có sức hấp dẫn đặc biệt với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước. Chính vì thế, hàng loạt các chương trình XTTM nhằm đưa hàng hóa và dịch vụ của chúng ta tiếp cận thị trường này được các tổ chức XTTM thực hiện. Với những nỗ lực nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh quan hệ thương mại với đối tác Hoa Kỳ, trong những năm qua, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Thương mại) đã tích cực thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại vào thị trường này thông qua một loạt hoạt động đa dạng. Cục đã tổ chức, hướng dẫn cho doanh nghiệp tham gia các hội chợ lớn tại Hoa Kỳ như High Point (từ ngày 22/4 đến 28/4/2004), Source (từ ngày 11/5 đến 22/5/2004)... Tại Hội chợ đồ gỗ lớn nhất thế giới High Point vừa qua, đoàn Việt Nam tham gia với 15 doanh nghiệp trong vòng 7 ngày đã thu hút được 600 lượt khách tham quan. Các cơ quan báo, đài địa phương đã không ngừng quảng bá, đưa tin về gian hàng Việt Nam. Kết thúc Hội chợ, tại bảng đánh giá của Ban tổ chức, hiệu quả của gian hàng Việt Nam đạt 80% từ điểm 8 trở lên. Tiếp bước thành công, 24 doanh nghiệp Việt Nam đại diện cho các công ty xuất nhập khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ và quà tặng thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia vào Hội chợ Source. Tại đây, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với Thương vụ Việt Nam tổ chức hội thảo cho doanh nghiệp trong đoàn. Doanh nghiệp được nghe các giảng viên Hoa Kỳ trình bày những thông tin mới nhất về thị trường, xu hướng, mẫu mã sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ tại Hoa Kỳ, đi tham quan một số hội chợ khác để học hỏi kinh nghiệm. Trong những ngày tham gia Hội chợ, hàng hoá Việt Nam được đánh giá rất cao về độ tinh xảo và độc đáo. Đồng thời với hoạt động trên, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với một số Bộ, ngành hữu quan tổ chức các đoàn công tác khảo sát thị trường các cuộc hội thảo, toạ đàm về các vấn đề quan tâm của doanh nghiệp tới thị trường Hoa Kỳ. Thông tin hữu ích về thị trường cũng được thường xuyên thu thập, tổng hợp để cung cấp cho doanh nghiệp tại địa chỉ website www.vietrade.gov.vn và trên các ấn phẩm của Cục. Bên cạnh đó, Cục cũng tổ chức tốt dịch vụ trực tiếp cung cấp thông tin về thị trường, đối tác cho các doanh nghiệp có yêu cầu. Những hoạt động này đã góp phần đưa doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với thị trường Hoa Kỳ. Một nỗ lực quan trọng khác trong công tác xúc tiến thương mại vào thị trường Hoa Kỳ là sự kiện Trung tâm Giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại New York trực thuộc Cục được đưa vào hoạt động từ năm 2004. Đây là một trong những kênh hữu hiệu để quảng bá trực tiếp hình ảnh quốc gia và các thương hiệu, sản phẩm tiềm năng của Việt Nam. Ngoài ra, Trung tâm còn là một địa chỉ tin cậy có thể cung cấp cho doanh nghiệp trong nước những thông tin cập nhật về thị trường này; giúp doanh nghiệp Việt Nam lập văn phòng đại diện, chi nhánh và tìm đối tác kinh doanh một cách có hiệu quả. Trong năm 2006, một sự kiện được cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu mong đợi đã diễn ra thành công tốt đẹp, đó là chuyến viếng thăm của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải cùng các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Cùng đi với Thủ tướng trong chuyến viếng thăm chính thức Hoa Kỳ lần này có hơn 80 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất hàng hóa, dịch vụ quan trọng, từng có hiệu quả làm ăn tốt với đối tác Hoa Kỳ. Trong chuyến đi, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã có cuộc tiếp xúc với Phòng Thương mại Hoa Kỳ, Liên đoàn công nghiệp Hoa Kỳ, các tập đoàn lớn như Boeing, GAP, Nike, Motorola, City Group, IBM, HP...cùng nhiều ngân hàng và các công ty chuyên ngành tàu biển, giàu khí, công nghệ thông tin. Cũng trong thời gian này, diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Hoa Kỳ lớn nhất từ trước tới nay sẽ được tổ chức tại thủ đô Washington nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư; tuyên truyền về chính sách, môi trường đầu tư - kinh doanh của Việt Nam với giới DN Mỹ. Lễ ra mắt Hội đồng Tư vấn cấp cao Mỹ - Việt về khả năng cạnh tranh ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc các DN Mỹ vào đầu tư, làm ăn tại nước ta. Tại New York, Seattle và Boston, VCCI sẽ phối hợp với Phòng Thương mại các bang, thành phố để tổ chức tiếp xúc giữa cộng đồng DN hai nước; bên cạnh đó, còn có những trao đổi trực tiếp nhằm tìm kiếm cơ hội làm ăn giữa DN hai nước. Một số hợp đồng kinh tế lớn sẽ được ký triển khai như: hoàn tất việc mua máy bay Boeing 787; cung ứng dịch vụ điện thoại quốc tế, thỏa thuận hợp tác về du lịch, công nghiệp, công nghệ cao, công nghệ thông tin... Bản ghi nhớ về hợp tác giữa VCCI và Công ty Microsoft sẽ được ký vào ngày 20/6, mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới của thị trường công nghệ thông tin tại nước ta. Việt Nam sẽ ký các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm dệt may, thủy sản, nông sản, linh kiện điện tử...  Những mục tiêu tiếp xúc cụ thể đã được đề ra, ví dụ Tổng công ty Cao su VN ký hợp đồng bán sản phẩm cao su và gỗ cao su cho các đối tác tại Hoa Kỳ trị giá 15,5 triệu USD; Ban Quản lý khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh làm việc với Tập đoàn HP tiếp tục thực hiện các hợp đồng khung đã ký dự kiến từ 350 triệu đến 600 triệu USD; Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh thỏa thuận cùng một công ty Mỹ hợp tác đầu tư 150 triệu USD xây dựng khu nghỉ dưỡng... Mặt khác, hiện nay cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ có hơn 1,3 triệu người với 10 vạn cơ sở kinh doanh (doanh số hơn 10 tỷ USD). Đây là đối tượng tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước, đồng thời là lực lượng tiềm năng trong việc làm đại lý phân phối sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ. Đoàn doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ có các cuộc gặp gỡ với giới doanh nghiệp kiều bào để bàn bạc phương thức phối hợp nhằm tiếp cận và nâng cao năng lực thương mại trên thị trường Mỹ, nhất là với các hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong thời gian tới, cùng với các tổ chức hỗ trợ kinh doanh và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước, công tác xúc tiến thương mại vào thị trường Hoa Kỳ sẽ được đẩy lên một tầm cao mới. Với việc ký kết Hiệp định Hàng không, Việt Nam đã gần Mỹ hơn thông qua con đường bay thẳng San Francisco - Hồng Kông - Thành phố Hồ Chí Minh. Đây thực sự là một thuận lợi rất lớn cho hoạt động giao thương giữa hai nước. Thương mại hai chiều trong những năm tiếp theo sẽ còn tăng trưởng khá. Bởi vậy, nếu các doanh nghiệp Việt Nam kịp thời nắm bắt cơ hội, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tìm hiểu kỹ thông tin thị trường qua các kênh tin cậy... thì sẽ đạt được bước tiến lớn trên thị trường trọng điểm này. Bên cạnh hoạt động của các tổ chức XTTM trong nước, chúng ta cũng đã xây dựng một hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, nhằm đa dạng và tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau, tăng hiệu quả của công tác XTTM. Hiện nay, Bộ Thương mại đã thành lập 55 Thương vụ tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và 7 chi nhánh Thương vụ tại Tổng Lãnh sự quán các khu vực thị trường châu Âu, châu Á- Thái Bình Dương, châu Phi và châu Mỹ- La tinh. Trong đó, có 52 Thương vụ phụ trách quan hệ thương mại song phương, 1 Thương vụ (Brussels) phụ trách quan hệ song và đa phương, 1 Thương vụ (Geneve) bên cạnh WTO phụ trách quan hệ đa phương. - Tại Châu Âu, có 19 Thương vụ phụ trách thị trường 19 nước và 21 nước kiêm nhiệm. - Tại Châu Á - Thái Bình Dương, có 15 Thương vụ phụ trách thị trường 15 nước, vùng lãnh thổ và kiêm nhiệm. -Tại Châu Mỹ - Latinh: 7 Thương vụ phụ trách thị trường 7 nước và kiêm nhiệm. - Tại Châu Phi - Tây Nam Á: có 7 Thương vụ tại Châu Phi và 6 Thương vụ tại Tây Nam Á. Đó là một vài kết quả đạt được trong công tác XTTM của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Với kinh nghiệm thu được trong thời gian qua, cùng với sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức XTTM của Chính phủ và của tư nhân sẽ tiếp tục tổ chức những chương trình XTTM sang thị trường Hoa Kỳ, nhằm tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu sang thị trường này. 2.4 Đặc trưng của hoạt động XTTM tại thị trường Hoa Kỳ. Thị trường Hoa Kỳ là một trong những thị trường lớn và hấp dẫn nhất thế giới với tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, chính vì quy mô quá rộng lớn nên thị trường Hoa Kỳ cũng có những đặc trưng riêng của nó, đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ trước khi quyết định kinh doanh tại đây. Đặc trưng đầu tiên của thị trường Hoa Kỳ là có hệ thống luật pháp đồ sộ với luật pháp liên bang kết hợp với luật của từng bang. Đây là khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam khi bước chân vào thị trường này. Hệ thống luật pháp cũng tác động đến hoạt động XTTM, tất cả phải đảm bảo phù hợp với luật và thông lệ, tập quán kinh doanh của người Hoa Kỳ. Ví dụ, theo luật pháp của Hoa Kỳ, việc dùng fax để bán sản phẩm được coi là bất hợp pháp; một hoạt động XTTM được các doanh nghiệp Hoa Kỳ ưa thích là thư chào hàng chứ không phải là các biện pháp khác; hoặc đối tác Hoa Kỳ cũng rất chú ý đến vị thế của doanh nghiệp mà họ sẽ hợp tác, vì thế doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn đầu kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ sẽ phải thông qua trung gian để "có được" vị thế này. Ngoài ra, doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng quan tâm đến cách trình bày và cấu trúc trang web của bạn hàng, những thông tin về sản phẩm cùng những lời chúc tốt đẹp cũng sẽ mang lại hiệu quả, v.v... Một đặc điểm cần lưu ý nữa là, thị trường Hoa Kỳ tuy rộng lớn nhưng yêu cầu về sản phẩm cũng rất cao. Sản phâpr muốn tồn tại được tại thị trường này thì tiêu chuẩn đầu tiên là chất lượng phải thỏa mãn các quy định về hàng hóa nhập khẩu của Hoa Kỳ. Đồng thời, sản phẩm phải có mẫu mã đẹp, kiểu dáng phù hợp thị hiếu, có chiến lược tiếp thị, quảng cáo hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí quảng cáo ở thị trường Hoa Kỳ là rất cao, doanh nghiệp Việt Nam khó mà kham nổi chi phí này. Vì thế, lời khuyên cho các doanh nghiệp là không cần quan tâm quá mức đến quảng cáo khi bước đầu tiếp xúc với thị trường. Điều quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm là chất lượng của sản phẩm, để tạo được uy tín trên thị trường Hoa Kỳ trước khi mở rộng quy mô. Thực tế hiện nay cho thấy, ngoại trừ một số mặt hàng chủ đạo như dệt may, giầy dép, thủy sản, đồ gỗ, cà phê, hạt điều, hạt tiêu.. có quy mô sản xuất khá, còn hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều trong tình trạng nhỏ lẻ, manh mún, nên khó thâm nhập thị trường Hoa Kỳ vốn rất lớn về quy mô và cạnh tranh gay gắt về giá cả. Dẫu vậy, nhiều doanh nghiệp người Việt Nam có đủ khả năng để đưa hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, khó khăn lớn đối với hàng Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng Mỹ, trong khi tiếp cận còn yếu kém, chưa biết cách tìm kiếm thị trường, hoặc chưa am hiểu thị hiếu của đa số người tiêu dùng ở đây. Vì thế, trong thời gian tới, chúng ta cần có kế hoạch, chiến lược cụ thể và hiệu quả hơn nữa cho công tác XTTM nếu muốn thành công tại thị trường Hoa Kỳ. 2.5 Đánh giá hoạt động XTTM của Việt Nam tại Hoa Kỳ trong thời gian qua. 2.5.1 Kết quả đạt được Công tác XTTM đã mang lại hiệu quả đáng kể cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. Kết quả này thể hiện qua các số liệu thống kê về kim ngạch xuất khẩu như: Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc124.doc
Tài liệu liên quan