Chuyên đề Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo PRRS

MỤC LỤC

MỤC TRANG

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA PRRS 1

1.1. Lịch sử bệnh 1

1.2. Thiệt hại do bệnh 2

1.3. Đặc điểm dịch tễ học 3

1.4. Tác nhân gây bệnh 3

1.5. Cấu trúc Arteriviruses 4

1.6. Đặc tính di truyền của virus PRRS 6

1.7. Khả năng tồn tại của virus PRRS 6

1.8. Các chủng PRRS và sự phân bố của chúng 7

1.9. Cơ chế 7

1.10. Nguồn bệnh và quá trình truyền lây của PRRS 10

1.11. Mức độ nghiêm trọng tùy thuộc vào biến chủng 11

1.12. Triệu chứng lâm sàng 12

1.13. Bệnh tích 14

1.14. Hậu quả của bệnh 15

1.15. Sự truyền lây của virus 16

1.16. Chẩn đoán 16

1.17. Phát hiện virus hoặc kháng nguyên virus PRRS 17

1.18. Những khó khăn trong chẩn đoán 22

1.19. Điều trị 22

1.20. Cơ chế hoạt động chống virus của Interferon α 22

1.21. Chúng ta có thể làm gì để kiểm soát PRRS 26

1.22. Chủng ngừa bị hạn chế bởi lứa tuổi 27

1.23. Nhận xét 27

II. PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH HÔ HẤP 27

2.1. Các yếu tố quan trọng cho sức khỏe 27

2.2. Điều kiện khí hậu 28

2.3. Gió lùa rất nguy hiểm 29

2.4. Sự thoải mái được đòi hỏi trong mọi điều kiện 29

III. MỘT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHỐNG PRRS 30

3.1. Hạn chế tổn thất chăn nuôi và sự tiếp tục lây lan PRRS 30

3.2. Kiểm tra máu, nếu dương tính có lẻ chủng ngừa 30

3.3. Giám sát cẩn thận 31

3.4. Hưởng ứng hơn 50% 31

IV. VẤN ĐỀ CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI 31

V. KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

 

doc35 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5592 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo PRRS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o sarcop ở Anh là một vấn đề quan trọng trong các đàn bị nhiễm PRRS. Tuy nhiên, khoảng 50% trường hợp mà chúng ta đã thấy đều không được tiến hành phân lập virus hay vi trùng mà đều được cho là do virus PRRS, mặc dù trên hầu hết thú không có sự phân lập virus hay chứng minh đáp ứng kháng thể đối với virus. Trong các trường hợp này, sẽ phân lập được virus và có huyết thanh dương tính từ các thú trong đàn. Ở các nước khác. tác nhân gây bệnh cũng gắn liền với các bệnh khác mà không có ở Anh (như EMCV hay giả dại) hay các bệnh đã vắng mặt trong những năm gần đây (như TGE) vì thế tình trạng dương tính ở Anh tương đối không phức tạp. - Dấu hiệu lâm sàng có thể được quan sát hoặc trong đàn giống hoặc trong đàn thịt hoặc cả hai nhưng trong đàn thịt các bệnh khác có lẻ làm che mất sự nhiễm mầm bệnh chính và làm khó phát hiện hơn. Giai đoạn cấp tính của bệnh có thể được thấy như mất khả năng sinh sản, suy hô hấp cấp tính. Mất khả năng sinh sản thường giảm dần trong vòng 2-3 tháng, nhưng ở Anh Quốc và các nơi khác bệnh hô hấp vẫn tiếp tục kéo dài trong nhiều tháng. Ở Anh, chúng tôi gọi tình trạng này là hội chứng hô hấp sau cai sữa và người ta cho rằng bệnh được gây ra do sự lưu hành của virus PRRS trong khu vực nuôi heo con theo mẹ. Bệnh này càng phức tạp thêm nếu nhiễm các chủng cúm heo mới (H1N7, H1N1, 195852 và H1N2). Kiểm tra bệnh tích đại thể thường không thấy gì ngoại trừ thỉnh thoảng có đông đặc phổi và sưng hạch. Bảng 1: Các dấu hiệu lâm sàng của PRRS CẤP TÍNH Nái: bỏ ăn, hôn mê, sốt, mất sữa, đẻ non, tăng tỷ lệ thai khô, heo con chết ngay sau khi sinh, heo con sinh ra yếu, tăng tỷ lệ chết, tím tái, bầm tím, giảm tỷ lệ đẻ, chậm lên giống Nọc: giống heo nái, giảm số lượng và chất lượng tinh dịch, mất tính dục Heo con theo mẹ: tỷ lệ chết trước cai sữa tăng, tỷ lệ chết sau cai sữa tăng, bệnh hô hấp- khó thở, không ho, đặc tính tiêu chảy kéo dài ở Anh, bầm tím, xanh tím, phù mặt và mí mắt, lông khô, chảy máu rốn. Heo thịt: giảm tăng truởng, tỷ lệ bệnh và tỷ lệ chết tăng, dễ nhiễm thêm bệnh khác MÃN TÍNH Heo con theo mẹ: thể trạng kém, bệnh hô hấp Nái: rối loạn sinh sản kéo dài (Dee và Joo, 1995) * Lợn nái: - Lợn nái giai đoạn cạn sữa: Trong tháng đầu tiên khi bị nhiễm virus, lợn biếng ăn từ 7-14 ngày (10-15% đàn), sốt 39-400C, sảy thai thường vào giai đoạn cuối (1-6%), tai chuyển màu xanh trong khoảng thời gian ngắn (2%), đẻ non (10-15%), động đực giả (3-5 tuần sau khi thụ tinh), đình dục hoặc chậm động dục trở lại sau khi đẻ, ho và có dấu hiệu của viêm phổi. - Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con: biếng ăn, lười uống nước, mất sữa và viêm vú (triệu chứng điển hình),đẻ sớm khoảng 2-3 ngày, da biến màu, lờ đờ hoặc hôn mê, thai gỗ (10-15% thai chết trong 3-4 tuần cuối của thai kỳ), lợn con chết ngay sau khi sinh (30%), lợn con yếu, tai chuyển màu xanh (khoảng dưới 5%) và duy trì trong vài giờ, Pha cấp tính này kéo dài trong đàn tới 6 tuần điển hình là đẻ non, tăng tỷ lệ thai chết hoặc yếu, tăng số thai gỗ, chết lưu trong giai đoạn 3 tuần cuố trước khi sinh, ở một vài đàn con số này có thể tới 30% tổng số lợn con sinh ra. Tỷ lệ chết ở đàn con có thể tới 70% ở tuần thứ 3-4 sau khi xuất hiện triệu chứng. Rối loạn sinh sản có thể kéo dài 4-8 tháng trước khi trở lại bình thường. Ảnh hưởng dài lâu của PRRS tới việc sinh sản rất khó đánh giá đặc biệt với những đàn có tình trạng sức khoẻ kém. Một vài đàn có biểu hiện tăng số lần phối giống lại, sảy thai. Ảnh hưởng của PRRS tới sản xuất như sau: Tỷ lệ sinh giảm 10-15% (90% đàn trở lạ bình thường), giảm số lượng con sống sót sau sinh, tăng lượng con chết khi sinh, lợn hậu bị có thể sinh sản kém, đẻ sớm, tăng tỷ lệ sảy thai (2-3%), bỏ ăn giai đoạn sinh con. - Lợn đực giống: Bỏ ăn, sốt, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn hoặc mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và cho lợn con sinh ra nhỏ. - Lợn con theo mẹ: Thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường huyết do không bú được, mắt có dử màu nâu, trên da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, giảm số lợn con sống sót, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân choãi ra, đi run rẩy,.. - Lợn con cai sữa và lợn choai: Chán ăn, ho nhẹ, lông xác xơ,.. tuy nhiên, ở một số đàn có thể không có triệu chứng. Ngoài ra, trong trường hợp ghép với bệnh khác có thể thấy viêm phổi lan toả cấp tính, hình thành nhiều ổ áp-xe, thể trạng gầy yếu, da xanh, tiêu chảy, ho nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, thở nhanh, tỷ lệ chết có thể tới 15%. 1.13. Bệnh tích Viêm phổi hoại tử và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám chắc, đặc trên các thuỳ phổi. Thuỳ bị bệnh có màu xám đỏ, có mủ và đặc chắc (nhục hoá). Trên mặt cắt ngang của thuỳ bệnh lồi ra, khô. Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hoá mủ ở mặt dưới thuỳ đỉnh. Về tổ chức phôi thai học, thường thấy dịch thẩm xuất và hiện tượng thâm nhiễm, trong phế nang chứa đầy dịch viêm và đại thực bào, một số trường hợp hình thành tế bào khổng lồ nhiều nhân. Một bệnh tích đặc trưng nữa là sự thâm nhiễm của tế bào phế nang loại II (Pneumocyte) làm cho phế nang nhăn lại, thường bắt gặp đại thực bào bị phân huỷ trong phế nang. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều bộ phận trên lợn chết như: (A) Xuất huyết ở phổi, (B) Phổi bị phù thủng. (C) Lách nhồi máu, hóa gỗ và giãn nở tạo nhiều bong bóng chứa nước tiểu. (D) Thận có nhiều đốm máu. (E) Tim bị rối loạn. (F) Gan hoại tử, chảy máu trắng ngà. (G) mạch máu não mềm và mỏng. (H) Hạch não rĩ máu.(I) Hạch bạch huyết có những đốm băng huyết. 1.14. Hậu quả của bệnh Bệnh có lẻ gây tổn thất kinh tế nghiêm trọng như đã được báo cáo ở Mỹ và Hà Lan, khoảng 65 pound/nái/năm. Ở Anh, bệnh có ảnh hưởng thay đổi hơn nhiều và có lẻ không nghiêm trọng bằng các chủng cúm heo mới. Virus ưa thích đặc biệt đối với tế bào miễn dịch và gây chết đại thực bào ở túi phổi. Nó gây nhiễm đại thực bào túi phổi (AM) ( phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng) và tế bào phổi type II. Trong trường hợp đại thực bào, nó làm mất khả năng giải phóng ion peoxit và làm giảm số đại thực bào túi phổi trong 7 ngày sau khi nhiễm. Những thay đổi ngắn hạn được thấy trong máu là giảm lymphocytes, monocytes và neutrophils trong máu tuần hoàn 4 ngày sau khi nhiễm. Viêm mũi nhẹ, viêm não lympho và viêm cơ tim lympho đã được báo cáo ở Mỹ và Hà Lan nhưng không có ở Anh. Dĩ nhiên, nó gây một khuynh hướng thiên về S. suis type II (Galina & cộng sự, 1994) và trong nhiễm thí nghiệm với PRRS và A. pleuropneumoniae, Wensvoort (1995) đã chứng minh: trên thú bị nhiễm bệnh kép có bệnh tích ở phổi nhiều hơn và trọng lượng phổi lớn hơn. Trong giai đoạn nhiễm mới nhất (sau 28 ngày) có một sự gia tăng tối đa về các chức năng dịch thể và trung gian tế bào. Nó có thể gây ra sự kích thích tế bào B (hạch triển dưỡng), thường với các trung tâm mầm triển dưỡng. Các ảnh hưởng này trên các tế bào miễn dịch có khuynh hướng ngăn chặn miễn dịch trên heo dẫn đến các tình trạng viêm phổi khác nhau. Bệnh tích chủ yếu của PRRS là viêm phổi kẻ, đặc biệt nghiêm trọng trên heo con theo mẹ. Ngoài ra, còn có các bệnh tích nhau thai và mạch nhưng không thấy ở Anh. Hầu hết các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới không thấy bệnh tích trên thai hay trên heo con chết ngay sau khi sinh. Hình 9: Các hậu quả của bệnh có thể 1.15. Sự truyền lây của virus Heo là vật chủ duy nhất. Virus không được tìm thấy trên chuột hay chuột cống trên các trại bị nhiễm PRRS. Virus có thể không phải lúc nào cũng gây ra các dấu hiệu nhiễm bệnh trên những con heo tiếp xúc sau khi nhiễm thí nghiệm. Yoon (1993) chỉ có thể quan sát một ca nhiễm virus huyết trên heo sau khi tiếp xúc với thời gian từ lúc nhiễm đầu tiên kéo dài vì thế nhiễm virus huyết trên những con mới tiếp xúc khó chứng minh hơn. Việc nhập heo bị nhiễm vào đàn thường là nguồn bệnh chính. Một biện pháp để nhập heo cái dương tính vào trong một đàn âm tính đã được Dee, Joo và Pijoan (1994) mô tả. Sự tiếp xúc qua đường không khí chỉ là nét đặc trưng khi mật độ chăn nuôi heo dày đặc và gây nhiễm một lượng lớn thú cùng một lúc (như ở Hà lan và Humberside, ở Anh, trong ổ dịch đầu tiên). Heo bị nhiễm virus huyết ngay sau khi tiếp xúc và nồng độ virus cao tăng lên trong vòng 12-24 giờ sau khi tiếp xúc và có lẻ kéo dài khoảng 8 tuần trên thú non. Heo mang trùng có lẻ do bị nhiễm trong tử cung và sự tái phát đã được chứng minh sau khi dùng prednisolone vào lúc 200 ngày sau khi nhiễm. Virus được bài thải trong dịch mũi (lên đến 30 ngày), tinh dịch (43 ngày, PCR đã phát hiện virus sau 67 ngày) và nước tiểu, với tầm quan trọng theo thứ tự, bài thải qua đường phụ là phân. Virus đi qua nhau thai trong tháng cuối của thời kỳ mang thai và một số chủng có lẻ qua nhau thai trong giữa thai kỳ. 1.16. Chẩn đoán Chẩn đoán cho trận dịch tác động lên sinh sản một cách cấp tính bao gồm: lấy mẫu máu trong giai đoạn hồi phục hoặc cấp tính của những con heo nái mà gần đây có vấn đề về sinh sản. Mẫu của con heo cấp tính được lấy ngay lập tức và mẫu của những con đang hồi phục thì lấy máu 3-4 tuần sau đó. Nếu virus PRRS là nguyên nhân gây bệnh thì hàm lượng kháng thể PRRS gia tăng giữa những mẫu cấp tính và mẫu sau khi hồi phục. Mẫu máu heo cấp tính có thể sử dụng để phân lập virus hoặc được dùng để xác định kháng nguyên của virus bằng kiểm tra PCR. Mẫu máu hoặc mô (phổi, lách, hạch lympho) từ những heo con sinh ra đã yếu hoặc những heo cai sữa bị nhiễm cấp tính cũng có thể dùng để phân lập virus. Dựa vào các triệu chứng lân sàng và bệnh tích mô tả ở phần trên. Trong phòng thí nghiệm, có thể dùng phản ứng Immunoperoxidase một lớp (IPMA) để phát hiện kháng thể 1-2 tuần sau khi nhiễm; phản ứng kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFA) kiểm tra kháng thể IgM trong 5-28 ngày sau khi nhiễm và kiểm tra kháng thể IgG trong 7-14 ngày sau khi nhiễm: phản ứng ELISA phát hiện kháng thể trong vòng 3 tuần sau khi tiếp xúc. Ngoài ra, phương pháp PCR phân tích mẫu máu (được lấy trong giai đoạn đầu của pha cấp tính) để xác định sự có mặt của virus, đây là phản ứng tương đối nhạy và chính xác. Cần thường xuyên kiểm tra huyết thanh vì đó là một công cụ chuẩn để: (i) Chẩn đoán bệnh tốt (ii) Hiểu được sự luân chuyển của virus trong đàn (iii) Điều khiển những tiến bộ trong chiến lược kiểm soát PRRS trong đàn thú thương phẩm. Ở đàn thú thương phẩm nên kiểm tra huyết thanh theo quí, đối với đàn thú giống nên kiểm tra thường xuyên hơn. 1.17. Phát hiện virus hoặc kháng nguyên virus PRRS Một số kĩ thuật chuẩn đoán có độ nhạy cao không cần nuôi cấy tế bào cũng đã được phát triển như: RT-PCR, miễn dịch huỳnh quang, hóa mô mô dịch, lai in situ, RT-PCR, nested-PCR. Các kĩ thuật nói trên được sử dụng để phát hiện kháng nguyên hoặc axit nucleic của virus PRRS. Kĩ thuật RT-PCR, nested-PCR cắt phân đoạn đa hình RFLPcho phép phân biệt các dòng virus PRRS châu Mỹ và châu Âu. Ngoài ra kĩ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng PRRS cũng đã được phát tiển và thương mại hóa (bộ kít ELISA của IDEXX). Phản ứng kháng thể huỳnh quang gián tiếp (Indirect Fluorescent Assay- IFA), trung hòa virus (serum virus Neutralization – SNV), miễn dịch peroxidase một lớp (Immunoperoxidase Monolayer Assay–IMPA) và ELISA (enzyme- Linked Immunosorbent Assay) đều có thể sử dụng pháp hiện kháng thể đặc hiệu kháng PRRS. Có 4 test được dùng để phát hiện kháng thể chống PRRS: - Thử nghiệm immunoperoxidase một lớp (IPMA) phát hiện kháng thể 1-2 tuần sau khi nhiễm và kháng thể này có lẻ kéo dài đến 12 tháng. Việc nuôi cấy tế bào đại thực bào túi phổi một lớp, trên các đĩa. Tế bào sau khi nuôi cấy 24 giờ sẽ được gây nhiễm với PRRS với liều 105 TCID50 và được ủ ở 370C cho tác dụng với kháng thể heo cộng hợp HRPO (horseradish peroxidase). Kết quả được đánh giá thông qua sự hiện diện trên lớp tế bào khi cho tác dụng với dung dịch chromogen (AEC) trong 30 phút. Nếu mẫu huyết thanh có chứa kháng thể kháng PRRS, 30-50% tế bào sẽ có màu đỏ. Trong trường hợp âm tính vẫn giữ nguyên màu tế bào. Ngoài ra còn dựa trên hiệu giá kháng màu ở độ pha loãng lớn nhất mẫu cho kết quả nhuộm màu 50% tế bào. Hiệu giá <10 kết quả dương tính sẽ là âm tính. Dương tính: tế bào chất của 30 -50% số tế bào trong giếng có màu đỏ đậm. Âm tính: tế bào chất không nhuộm màu Phản ứng không chuyên biệt: tất cả các tế bào đều nhuộm màu Þ Dương tính và âm tính giả. Tế bào có màu nâu đỏ là bị nhiễm virus Hình 10: Tế bào có màu nâu đỏ do bị nhiễm virus Kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFA) kiểm tra kháng thể IgM có lẻ phát hiện kháng thể trong 5-28 ngày sau khi nhiễm và kiểm tra đối với IgG 7-14 ngày sau khi nhiễm và có lẻ kéo dài 3-5 tháng.thực hiện trực tiếp trên mẫu đông lạnh. Chất phát huỳnh quang FITC (fluorescein isothiocyanate). Phương pháp này cho kết quả nhanh và chi phí thấp tuy nhiên độ nhạy và độ đặc hiệu không cao. Để đảm bảo kết quả chẩn đoán mẫu được lấy cần được làm lạnh ngay. • PRRSv (lab) infected cells • Serum with PRRSv Antibodies (IgG) • Fluorescein-labeled anti-porcine antibody Hình 11: kháng thể huỳnh quang gián tiếp Hình 12: tín hiệu huỳnh quang IFA Magar, R., 1993 - Trung hòa huyết thanh (SNV). Ít nhạy cảm hơn nhiều, kháng thể có thể được phát hiện lúc 9-11 ngày nhưng thường không xuất hiện đến 4-5 tuần sau khi tiếp xúc. - ELISA: phát hiện kháng thể trong vòng 3 tuần sau khi tiếp xúc. Độ nhạy và độ đặc hiệu cao thực hiện đơn giản hơn IFA và IPMA, nhưng hạn chế của phương pháp là dương tính giả. Tùy theo kĩ thuật ELISA người ta sử dụng giá trị tỉ số S/P (sample/positive) hoặc OD trực tiếp, hoặc phần trăm ức chế trong kĩ thuật ELISA cạnh tranh (competitive ELISA). Ví dụ bộ kít ELISA tỷ số S/P >0,4 thì kết quả được ghi nhận là dương tính. Hình 13: kết quả ELISA Chẩn đoán trên môi trường nuôi cấy tế bào: tế bào đại thực bào phổi heo được nuôi trên các đĩa đáy bằng và được tiếp xúc với mẫu xét nghiệm. Mẫu xét nghiệm có thể là huyết thanh, dịch tràn ổ bụng, dịch phế nang dịch mẫu mô 10% (hạch, phổi, lách). PRRS tồn tại trong huyết thanh lâu hơn trong mô nhưng đối với thú già thì trong mô lại nhiều hơn trong máu.--> lựa chọn mẫu phụ thuộc vào giai đoạn nhiễm bệnh. Nếu bệnh mãn thì việc lựa chọn sẽ là hạch hạnh nhân, hạch bạch huyết, dịch thanh khí quản và dịch phế nang… Lưu ý lấy mẫu ở heo con nên lấy khi chưa bú mẹ đề tránh hiện tượng truyền kháng thể kháng virus từ nái mẹ qua. Mẫu cần bảo quản ở khoảng 40C trong quá trình bảo quản và vận chuyển mẫu đi xét nghiệm. Thời gian lưu trữ tốt nhất là 48 h. mẫu bệnh phẩm bảo quản lâu -700C. Bệnh tích tế bào sau 1-2 ngày nuôi cấy trên tế bào và một vài trường hợp xuất hiện bệnh sau vài lần cấy truyền. Việc phát hiện để chính xác cần có kĩ thuật nhuộm tế bào với kháng thể đặc hiệu PRRS. Các mẫu xuất hiện bênh tích trong lần nuôi cấy đầu tiênàdương tính giả do độc tính có sẵn của mẫu xét nghiệm mà không phải của PRRS. Bệnh tích tế bào dương tính ở 2 lần cấy chuyển hoặc chỉ ở lần cấy chuyển thứ 2 được xem là mẫu dương tính nghi ngờ. Chỉ khẳng định kết quả dương tính khi bệnh tích tế bào sau 24-48 h nuôi cấy và sau khi có kết quả dương tính với kháng thể đặc hiệu với PRRS. Hình (K) là hình ảnh PRRSV được quan sát dưới kính hiển vi điện tử (EM). Các PRRSV được quan sát ở trong bào chất của những đại thực bào 145 (được cắt mỏng), PRRSVs cũng được quan sát ở hình TEM phía dưới bên trái. (L) Hình ảnh phân tích PCR với dấu “–“ là mẫu âm tính; 1, 2, 3, 4, 5 và 6 tương ứng là mẫu phổi, lách, thận, tim, gan và não. Các hình (A), (B), (C), (D), (E), (F), (G), (H), (I), (J) là hình ảnh phân tích kháng thể mô hóa trên các tiêu bản Đại thực bào, não, lách, limpho bào, gan, tim, hạch hạnh nhân, thận, biểu bì da. Phương pháp hóa mô miễn dịch (immunohistochemitry staining – IHC) thực hiện trên mẫu mô lát cắt và kể cả mẫu mô đã được cố định trong formol. Điều này giúp cho quá trình bảo quản mẫu bệnh phẩm. IHC có độ nhạy cao hơn FA nhưng mất nhiều thời gian và chi phí hơn. Normal Interstitial pneumonia Hình 14: hóa mô miễn dịch (immunohistochemitry staining – IHC) T. Opriessnig, 2004 Halbur, AASV Phương pháp RT-PCR: virus PRRS là virus RNA nên sử dụng kĩ thuật RT-PCR nhằm pháp hiện sự hiện diện của virus trong mẫu bệnh phẩm. Kĩ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu cao với thời gian ngắn nên được sử dụng khá phổ biến. Với mẫu là tinh dịch, phân phôi, dịch xoang ngực…với nhiều cặp mồi khác nhau cho phép phát hiện ORF7, ORF6 hay ORF1b của virus PRRS. Kĩ thuật đòi hỏi kĩ thuật viên phải có kĩ thuật cao từ các qui trinh thu nhận, trữ mẫu, tách chiết và tinh sạch…RNA phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt. PRRS có 2 dòng: châu Âu và châu Mỹ, 2 dòng virus này có độ tương đồng về gen khoảng 52-81%. Để phân biệt phải dựa vào cặp mồi đặc hiệu. Một vài cặp mồi sử dụng trong kỹ thuật RT-PCR phát hiện PRRS: Rovira và cộng sự, 2002. 5’ CCT CGT CAA GTA TGG CCG GTC 3’ 5’ GAC TGT CAA ATT AGC TTG CAC CC 3’ Meritxel Donadeu, 1999 5’ CCA GCC AGT CAA TAC RCT GTG 3’ 5’ GCG AAT CAG GCG CAC WGT ATG 3’ Helmi Mardassi và cộng sự, 1994 5’ ATGGCCAGCCAGT CAATCA 3’ 5’ TCGCCCTAATTGAATAGGTG 3’ Dòng châu Âu Dòng châu Mỹ Hình 15: kết quả PCR sử dụng cặp mồi đặc hiệu 1.18. NhỮng khó khăn trong chẩn đoán Chẩn đoán còn nhiều khó khăn do bệnh mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Chẩn đoán thăm dò có thể được thực hiện dựa trên các dấu hiệu lâm sàng (mất khả năng sinh sản của heo nái, bệnh hô hấp trên heo lứa). Chẩn đoán cuối cùng đòi hỏi phải phân lập virus, điều này rất khó vì nó đòi hỏi nuôi cấy đại thực bào túi phổi heo (porcine alveolar macrophage – PAMs) và một số dòng tế bào thận khỉ châu Phi (African monkey kidney cell). Tuy nhiên, người ta chưa thành công trong việc tuyển lựa các dòng tế bào này trong nuôi cấy nhân tạ. Các dòng tế bào khỉ thường không nhạy cảm cho tất cả các chủng PRRS, nhất là ở chủng châu Âu. Và chỉ 1 hay 2 dòng tế bào sẽ hỗ trợ cho sự phát triển nhưng không phải tất cả các chủng. Có nhiều vấn đề với sự biến đổi của kháng nguyên và với sự lưa chọn mô tốt nhất mặc dù huyết thanh và phổi thường được nghĩ là tốt nhất. Trên heo lớn hơn, các đại thực bào túi phổi đáng tin cậy hơn huyết thanh hay phổi hay 27 mô khác. Gần đây, Wills và cộng sự ( 1995) đã mô tả việc phục hồi virus PRRS từ các mảnh vảy cạo ra từ vùng hạch amydal vòm miệng trong vòng 2 ngày sau khi nhễm, và mặc dù họ đã phân lập virus từ heo bị nhiễm trùng huyết 23 ngày sau khi nhiễm, họ cũng phục hồi nó từ miệng hầu (lấy bằng tăm bông) trong vòng 157 ngày sau khi nhiễm. 1.19. Điều trị Đối với lợn đã nhiễm bệnh hoặc có triệu chứng bệnh cần được cách ly để điều trị, sử dụng một số thuốc tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa nhiễm bệnh kế phát theo hướng dẫn sau: - Thực hiện biện pháp phòng bệnh cho tòan đàn theo phương án “phòng bệnh cho đàn có nguy cơ nhiễm bệnh”. - Cách ly tòan bộ vật nuôi đã mắc bệnh và có triệu chứng bệnh. - Đảm bảo chuồng trại luôn khô thóang và sạch sẽ, đồng thời giữ ấm cho vật nuôi. - Sử dụng Interferon α để điều trị với liều 1ml/50 kg thể trọng 2 lần cách nhau 3 ngày hoặc tiêm lặp lại 5 lần đến khi thấy hồi phục. - Sử dụng Microcin để điều trị và ngăn ngừa nhiễm bệnh kế phát với liều 4ml/ 10kg thể trọng liên tục trong 5 ngày. - Điều trị triệu chứng bằng cách sử dụng các chế phẩm như: Sắt (Fe-B12) để tăng cường tái tạo hồng cầu, Canxi (Ca) để điều hòa canxi huyết, compho (bromhexine) giản phế quản giúp giảm ho, anagin để giảm sốt, bổ sung các chất khóang vi lượng (Oresol) để chống mất nước khi lợn bị tiêu chảy. - Phục hồi hệ vi sinh vật đường ruột bằng các chế phẩm men vi sinh, đồng thời giúp khả năng tiêu hóa bằng cách sử dụng hệ enzym đường ruột. Sử dụng liệu trình trong suốt thời gian lợn mắc bệnh. - Tăng khả năng đề kháng và kích thích tính thèm ăn bằng cách bổ sung các vitamin nhóm C, nhóm B và acid amin cho lợn ốm. 1.20. Cơ chế hoạt động chống virus của Interferon α Interferon là một nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ thống miễn dịch ở hầu hết các động vật nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng và tế bào ung thư. Interferon thuộc một lớp lớn của glycoprotein được biết đến dưới cái tên cytokine (chất hoạt hoá tế bào). Interferon đóng vai trò quan trọng trong cửa ngõ miễn dịch đầu tiên của cơ thể. Nó là một phần của hệ thống miễn dịch không đặc hiệu (non-specific immune system) và được kích hoạt bởi giai đoạn đầu của quá trình cảm nhiễm trước khi hệ miễn dịch đặc hiệu (specific immune system) có thời gian để đáp ứng. Có 3 lớp Interferon chính: alpha, beta và gamma. Chúng thường có chung các tác dụng như:kháng vi rút, kháng khối u, hoạt hóa đại thực bào và tế bào lympho NK (Natural Killer), tăng cường sự biểu hiện của các phân tử MHC (MHCMajor histocompatibility complex - Phức hợp hòa hợp tổ chức chính) lớp I và II. Interferon alpha và beta được sản sinh bởi nhiều loại tế bào bao gồm tế bào T, B, đại thực bào, nguyên bào xơ, tế bào màng trong, nguyên bào xương và các loại khác. Chúng đều có đặc tính kháng vi rút và đặc tính kháng ung thư. Chúng kích thích cả đại thực bào và tế bào NK. Interferon gamma có liên quan đến sự điều hòa miễn dịch và phản ứng viêm. Ở người chỉ có duy nhất một loại Interferon gamma. Nó được sản sinh bởi các tế bào T hoạt động và tế bào NK. Interferon gamma cũng có vài tác dụng kháng vi rút và kháng ung thư nhưng tác dụng này rất yếu. Do vậy, Interferon gamma không được sử dụng để điều trị ung thư. Ngoài ra Interferon gamma cũng được giải phóng bởi các tế bào T hỗ trợ 1 (T helper 1) và các tế bào bạch cầu mới ở vị trí nhiễm trùng - kết quả của phản ứng viêm. Nó cũng kích thích đại thực bào giết vi khuẩn đã được nhận chìm. Interferon gamma được giải phóng bởi tế bào T hỗ trợ 1- cũng có vai trò điều hoà quan trọng đối với phản ứng của tế bào T hỗ trợ 2 (T helper 2). Ngoài 3 loại Interferon thông dụng trên còn có Interferon omega- được các tế bào bạch cầu sản sinh ra ngay tại nơi nhiễm trùng và tại khối u. Các Interferon này kích hoạt 20-30 protein và nhiều chức năng của chúng vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Tuy nhiên, có 3 protein đóng vai trò quan trọng trong việc kích hoạt trạng thái kháng vi rút đã được nghiên cứu rộng rãi. Sự xuất hiện của 1 trong các protein này (2’5’ oligo A synthase) dẫn đến sự hoạt hoá thứ hai của chúng (một ribonuclease) có thể phá huỷ mARN (ARN thông tin) và sự xuất hiện của protein thứ 3 (một protein kinase) dẫn đến sự ức chế bước đầu tiên của quá trình tổng hợp protein. Điều này kích hoạt quá trình tổng hợp protein của vi rút nhưng cũng làm ức chế tổng hợp protein của tế bào chủ. Vì vậy, các protein này chỉ được tạo ra và hoạt hoá khi cần. Interferon đã kích hoạt sự tổng hợp dạng không hoạt động của các protein này trong tế bào đích. Double- stranded ARN là nhân tố hoạt hoá các protein này. Nó trực tiếp hoạt hoá 2’5’ oligo A synthase và protein kinase R và hoạt hoá gián tiếp ribonuclease L. Sự hoạt hoá các protein này đôi khi dẫn đến sự chết của tế bào nhưng ít nhất quá trình cảm nhiễm virus đã được ngăn chặn. Sự nâng cao của phản ứng miễn dịch tới Vacxin bởi lĩnh vực phát minh ALPHA chất kháng thể, phát minh này liên quan đến sự nâng cao Vacxin đặc biệt sự sử dụng trong lợn và đặc biệt hơn hội chứng tái sản xuất và hô hấp như heo (PRRS). T Helper 1 MHC II presentation + IL-12 IL-2 IFN-gamma Cytotoxic T cell Macrophage Natural killer cell IL-12 IFN-gamma Virus-infected host cell IFN-a IFN-a IFN-a Hình 16: cơ chế hoạt động chống virut của Interferon α Vaccine phòng bệnh: là biện pháp quản lý để hỗ trợ trong việc phát triển hệ miễn dịch trong đàn heo. Mục đích việc tiêm phòng vaccine là tạo ra một sự miễn dịch ổn định bằng cách tiêm vào đàn heo một lượng virus đã giảm độc lực. Điều này sẽ tạo được miễn dịch có hiệu qủa cho toàn đàn. Biện pháp tiêm phòng vaccine rất có hiệu quả cao khi: (i) heo hậu bị thay đàn kết hợp với nuôi cách ly tốt (ii) sử dụng cho heo nái trước khi phối giống Tiêm phòng vaccine cho heo con có tác dụng tạo nên miễn dịch phòng hộ cho heo cai sữa và heo đang phát triển Tiêm chủng vaccine diện rộng là thích hợp nhất cho heo giai đoạn nuôi thịt. Đàn heo không bị nhiễm từ môi trường được tạo ra bằng cách tiêm chủng vaccine cho những con heo đang tồn tại ở trại 2 lần, khoảng cách 30 ngày/lần Có 3 loại vaccine phòng bệnh là: Porcilis PRRS của Intervet-Hà Lan; BSL-PS 100 của Besta-Singapore; Amervac PRRS của Hipra-Tây Ban Nha. Tuy nhiên, giá vaccine tương đối cao, khoảng 10.000đ/liều. Trong điều kiện Trung Quốc cũng như Việt Nam do virus đã tạo ra nhiều biến chủng (chủng đã được phân lập từ virus biến chủng Protein 2 đã mất đi 30 amino acid không liên tục) với các độc lực khác nhau, cho nên việc tiêm phòng vaccine trong giai đoạn hiện nay chưa hẳn đã có tác dụng. Biện pháp tốt nhất là phải tăng cường an toàn sinh học, tăng cường vệ sinh thú y, tăng cường công tác kiểm dịch và kiểm soát giết mổ Việt Nam đã gia nhập WTO và đang dần dần hoà nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những thời cơ và vận hội mới vẫn còn không ít những thách thức “tiềm ẩn”. Có thể trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những căn bệnh lạ đe dọa đàn gia súc, gia cầm cũng như sức khỏe cộng đồng. Để dự báo và thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả, ngành thú y phải được đầu tư và nâng cấp đồng bộ từ trung ương đến địa phương. 1.21. Chúng ta có thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPRRS - bao cao.doc
  • docbia duoc lieu.doc
Tài liệu liên quan