Chuyên đề Hướng mở rộng hoạt động cho vay tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Nghiên cứu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long

MỤC LỤC

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG.

1.1 Tính tất yếu của sự hình thành cho vay tiêu dùng.

1.1.1 Sự hình thành và phát triển cho vay tiêu dùng.

1.1.2 Lý do hình thnahf cho vay tiêu dùng.

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM.

1.1.3.1 Đối với người tiêu dùng.

1.1.3.2 Đối với nhà sản xuất.

1.1.3.3 Đối với NHTM.

1.1.3.4 Đối với nền kinh tế.

1.2 Lý luận chung về cho vay tiêu dùng.

1.2.1 Khái niệm cho vay tiêu dùng.

1.2.2 Đặc điểm của các khoản cho vay tiêu dùng.

1.2.2.1 Quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng lại lớn.

1.2.2.2 Các khoản CVTD có lãi suất “cứng nhắc”.

1.2.2.3 Các khoản CVTD có rủi ro cao.

1.2.2.4 Chi phí thẩm định các khoản CVTD là khá lớn.

1.2.2.5 Lợi nhuận thu được là khá cao.

1.2.3 Phân loại cho vay tiêu dùng.

1.2.3.1 Căn cứ vào đối tượng vay.

1.2.3.2 Căn cứ vào mục đích vay.

1.2.3.3 Căn cứ vào phương thức hoàn trả.

1.2.3.4 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ.

1.2.3.5 căn cứ vào thời hạn vay.

1.2.4 Các phương thức và quy trình cho vay tiêu dùng.

1.3 Cho vay tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam.

1.3.1 Các nguồn cho vay tiêu dùng.

1.3.1.1 Các tổ chức tài chính.

1.3.1.2 Các ngân hàng thương mại.

1.3.1.3 Hiệu cầm đồ.

1.3.1.4 Công ty bảo hiểm.

1.3.1.5 Ngân hàng tiết kiệm bưu điện.

1.3.1.6 Hợp tác xã.

1.3.1.7 Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

1.3.1.8 Các tổ chức khác.

1.3.2 Giới thiệu về CVTD tại các NHTM Việt Nam.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

1.4.1 Nhân tố vĩ mô.

1.4.2 Nhân tố vi mô.

1.4.2.1 Nguyên nhân chủ quan.

1.4.2.2 Nguyên nhân khách quan.

 

 

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1 Giới thiệu về NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long

2.1.1 Hoàn cảnh ra đời và phát triển.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức.

2.1.3 Các hoạt động của ngân hàng .

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long.

2.2.1 Tình hình huy động vốn.

2.2.2 Tình hình sử dụng vốn.

2.2.3 Tình hình nợ quá hạn.

2.2.4 Kết quả tài chính.

2.3 Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long

2.3.1 Các quy chế pháp lý về cho vay tiêu dùng đang áp dụng tại ngân hàng.

2.3.2 Các loại hình cho vay tiêu dùng của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long.

2.3.3 Tình hình chung về quy mô, cơ cấu của hoạt động CVTD tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long.

2.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động CVTD tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long.

2.4.1 Doanh thu.

2.4.2 Lãi suất.

2.4.3 Rủi ro trong hoạt động CVTD.

2.4.4 Những thuận lợi của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long khi tiến hành CVTD

2.4.4.1 Xét dưới góc độ chủ quan

2.4.4.2 Xét dưới góc độ chủ quan.

2.4.5 Những hạn chế trong CVTD tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long

2.4.5.1 Xét dưới góc độ khách quan.

2.4.5.2 Xét dưới góc độ chủ quan.

 

 

CHƯƠNG III

NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.1 Định hướng phát triển hoạt động CVTD của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long trong thời gian tới.

3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT trong thời gian tới.

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và CVTD nói riêng của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long.

3.2 Những ý kiến đề xuất mở rộng hoạt động CVTD.

3.2.1 Hoàn thiện đối với cho vay không có tài sản bảo đảm

3.2.2 Hoàn thiện đối với cho vay có bảo đảm bằng tài sản.

3.2.3 Mở rộng hình thức CVTD có thế chấp bằng tài sản hình thành từ tiền vay.

3.2.4 Thực hiện CVTD thông qua các tổ chức trung gian.

3.2.5 CVTD thông qua người bán hàng.

3.2.6 Phát triển các sản phẩm khác.

 

KẾT LUẬN

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hướng mở rộng hoạt động cho vay tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Nghiên cứu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g kinh tế, mà cụ thể là mối liên hệ giữa các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp và ngân hàng có ảnh hưởng nhất định đến CVTD theo cách riêng. Nếu sự phối hợp này là chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau thì CVTD có kết quả cao. Ngược lại, sự cố gắng đơn điệu của ngân hàng sẽ khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn. Sự liên hệ này, trước tiên phụ thuộc vào sự nỗ lực của các bên trong xây dựng các mối quan hệ, các ràng buộc về quyền lợi...Ngoài ra một sự trợ lực từ các trung gian như nhà nước và các định chế lớn khác là cần thiết. Nhân tố vi mô. Những nhân tố vi mô ảnh hưởng đến hoạt động CVTD của ngân hàng bao gồm các nhân tố khách quan như đạo đức người vay, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo và những nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng như chất lượng cán bộ tín dụng, kỹ thuật và thủ tục thẩm định. Nguyên nhân khách quan. Các nhân tố khách quan nêu trên coa ảnh hưởng đến chất lượng CVTD và sự phát triển của nó. Trong các nhân tố này, đầu tiên phải kể đến là đạo đức người vay, được đánh giá dựa trên nnăng lực pháp lý và độ tín nhiệm. Đây là yếu tố tiên quyết tác động đến hành vi trả nợ. Vì rằng, nếu một người vay thực sự có nguồn thu nhập khả quan để trả nợ, thậm chí đưa ra được những nguồn bảo đảm tốt nhưng được xem là không có trách nhiệm hoàn trả thì chác chắn không có thiện chí khi trả nợ. Và về nguyên tắc sẽ không có một khoản vay nào được cấp cho các khách hàng như vậy. Năng lực pháp lý là những năng lực được quy định cụ thể về mặt pháp lý mà người tiêu dùng cần phải có. Đây là cơ sở để hình thành nghĩa vụ trả nợ của khách hàng trong quan hệ tín dụng. Độ tín nhiệm là một yếu tố khó đo đếm, liên quan đến sự sẵn lòng và quyết tâm thực hiện đúng hợp đồng. Độ tín nhiệm được xây dựng trên cơ sở tính thật thà, liêm chính của người vay, được phản ánh khá rõ trong hồ sơ quá khứ của cá nhân xin vay. Nguồn trả nợ là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng dến hoạt động CVTD của ngân hàng nói riêng, cho vay nói chung. Phần lớn các món CVTD được quy định nguồn hoàn trả là thu nhập thường xuyên của khách hàng trong tương lai, ngoại trừ cho vay ngắn hạn. Khách hàng có thu nhập càng cao, việc thanh toán nợ càng ảnh hưởng ít đến các chi tiêu khác, đặc biệt các chi tiêu thông thường của người vay, và ít ảnh hưởng đến tình hình tài chính của gia đình, khoản cho vay càng an toàn hơn. Khi CVTD, việc quyết định mức cho vay nhất thiết căn cứ trên các nguồn trả nợ định kỳ, cần phải đảm bảo sao cho mức thu nhập giữ lại đủ nuôi sống cá nhân và gia đình. Bảo đảm cho vay là thiết lập những cơ sở pháp lý để có thêm một nguồn thu nợ thứ hai ngoài nguồn thu nợ thứ nhất, góp phần làm tăng mức độ an toàn cho khoản cho vay của ngân hàng. Đảm bảo trong cho vay là một trong các điều kiện xét duyệt cho vay nhưng không phải là tiêu chuẩn quan trọng nhất. Thực tế, nếu hai yếu tố trên được khẳng định với mức độ chắc chắn cao, có thể bỏ qua yếu tố bảo đảm cho vay. Nguyên nhân chủ quan. Nếu có được tất cả các yếu tố khách quan thuận lợi nhưng ngân hàng không có hành động thật sự tích cực thì các yếu tố thuận lợi đó cũng thành lãng phí. Vì vậy, sự phát triển của CVTD chủ yếu do chính nội lực của ngân hàng quyết định. Nếu ngân hàng không có một định hướng toàn thể về phát triển CVTD thì cũng có nghĩa là không có một động lực nào từ phía ngân hàng dành cho hoạt động này. Hoạt động CVTD có thực hiện được hay không là do người điều hành, đó chính là các CBCNV ngân hàng. Bởi vậy, trước tiên muốn hoạt động CVTD phát triển thì cần phải quan tâm tới đời sống của CBCNV ngân hàng. Nội quy làm việc và chế độ thưởng phạt nghiêm minh có tác động đến phong cách làm việc cũng như tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên ngân hàng. Khen thưởng bằng vật chất sẽ khuyến khích cán bộ quan tâm và dành nhiều nỗ lực hơn, phát huy hết khả năng của mình. Nếu như đạo đức người vay được xếp vào vị trí hàng đầu trong các nhân tố khách quan thì đạo đức cán bộ tín dụng được xếp vào vị trí hàng đầu trong nhân tố chủ quan. Nếu CBTD khồn có đạo đức nghề nghiệp thì dù có giỏi đến mấy cũng vô giá trị. Vì lợi ích cá nhân họ sẵn sàng làm tổn hại đến lợi ích tập thể. Tuy nhiên, đạo đức thôi chưa đủ, CBTD cần phải có trình độ nghiêp vụ cao, trình độ hiểu biết rộng thì mới thẩm định chính xác khách hàng và dự án vay vốn, từ đó đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn. Ngoài ra, yếu tố vốn của ngân hàng cũng giữ một vai trò quan trọng. Một ngân hàng cũng như một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh phải có vốn. Vốn tự có của ngân hàng càng lớn thì khả năng huy đông vốn càng cao ( theo quy định của NHNN các NHTM chỉ được huy động tối đa không vượt quá 20% vốn chủ sở hữu), khả năng mở rộng địa bàn càng lớn (số chi nhánh được phép mở phụ thuộc vào vốn của ngân hàng ). Ngoài ra, vốn lớn, ngân hàng có khả năng thanh khoản cao, trường vốn, thực hiện cho vay các khoản lớn. Xu hướng chung của các NHTM trên thế giới hiện nay là sát nhập, nguyên nhân là để tạo ra một ngân hàng lớn mạnh hơn, cạnh tranh với các NHTM lớn khác. Không có ngân hàng nào với số vốn nhỏ bé có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. chương ii thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNO&PTNT CHI NHáNH THăNG LONG 2.1 Giới thiệu về NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long 2.1.1 Hoàn cảnh ra đời và phát triển. Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã thực sự bắt nhịp được với cơ chế thị trường, đất nước nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng kinh tế triền miên. Tỷ lệ lạm phát từ 3 con số giảm xuống còn ở mức độ một con số, trình độ dân trí được cải thiện, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Chính sự ổn định của nền kinh tế và hệ thống pháp luật ngày càng được cải thiện đã tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế. Sự thành công này chính nhờ có sự đóng góp to lớn của hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam. NHNo & PTNTVN được thành lập ngày 20/3/1988 theo nghị định 53/ HĐBT của chủ tịch HĐBT 9 nay là thủ tướng Chính phủ. Cho đến nay, NHNo đã trải qua hai lần đổi tên, một lần theo nghị định số 400/CP ngày 14/11/1990 của TTCP lấy tên là NHNN Việt Nam, lần thứ hai theo quy định số280/QĐ-NHS ngày 15/10/1996 của thống đốc NHNN Việt Nam đổi tên là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam(NHNN & PTNTVN ), lấy tên giao dịch quốc tế là:Việt Nam Bank For Agriculture and Rural Development (viết tắt làVBARD),có số vốn điều lệ là 2.200 tỷ VND, Ngân hàng có hội sở chính tại số 2 Láng Hạ quận Đống Đa , Hà Nội và hệ thống chi nhánh ở các tỉnh thành phố trên cả nước . Theo điều lệ của NHNN & PTNTVN được thống đốc NHNNVN phê chuẩn ngày 22/11/1997 quy định, NHNo & PTNTVN là DNNN hạng đặc biệt tổ chức theo mô hình tổng công ty nhà nước có tư cách pháp nhân. Thời hạn hoạt động là 99 năm, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. NHNo & PTNTVN do HĐQT quản lý và Tổng giám đốc điều hành thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với các khách hàng trong và ngoài nước, đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế xã hội uỷ thác tín dụng cho Chính Phủ, các chủ đầu tư trong và ngoài nước, các ngành kinh tế trước hết là trong lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thăng Long được thành lập theo quyết định số 15TCCB ngày 16/03/1991 của tổng giám đốc NHNN & PTNTVN, lấy tên giao dịch là Sở giao dịch I NHNo&PTNT , hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng : là loại hình DNNN, có trụ sở chính đặt tại số 4 ,đường Phạm Ngọc Thạch, phường Trung Tự, quận Đống Đa thành phố Hà Nội. Ngày 15/4/2003, ngân hàng đổi tên thành NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long. Ngân hàng là một đại diện pháp nhân của NHNo & PTNTVN ,có con dấu riêng, trực tiếp giao dịch kinh doanh ,hạch toán nội bộ, hoạt động kinh doanh tiền tệ và quản lý ngân hàng, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và những cam kết của mình. Ngân hàng hoạt động dưới sự quản lý của Tổng giám đốc NHNo & PTNTVN và sự điều hành của giám đốc Sở. Mặc dù ra đời muộn nhưng ngân hàng đã khẳng định được vị trí phù hợp trong tổ chức, tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo chất lượng và năng lực điều hành của một sở tác nghiệp trực thuộc NHNo & PTNTVN. Trong 10 năm hoạt động cùng với sự trưởng thành và phát triển của NHNo & PTNTVN, NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long đã trải qua nhiều khó khăn và thử thách để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên đã quyết tâm phấn đấu thực hiện có hiệu quả các chức năng và nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Đến nay ngân hàng đã khẳng định được vị trí vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá dịch vụ Ngân hàng, thường xuyên tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước đổi mới công nghệ hiện đại hoá ngân hàng. Chính nhờ có phương hướng đúng đắn mà kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long luôn có lãi, đóng góp cho lợi ích của nhà nước ngày càng nhiều, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện . Để có được một kết quả như vậy là do NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long đã củng cố và xây dựng được một hệ thống tổ chức tương đối hợp lí phù hợp với khả năng và trình độ quản lí, hoạt động kinh doanh của mình. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức. Tính đến năm 2003, chi nhánh Thăng Long gồm có 180 CBCNV, trong đó: cao học 12 người (6.67%), đại học 139 người (77.22%), trung cấp 20 người (11.11%), sơ cấp 3 người (1.67%), chưa đào tạo 6 người (3.33%). Có 18 người mới về, thời gian công tác dưới 6 tháng. Tỷ lệ nữ chiếm 62%. Với tỷ lệ trình độ như trên cho thấy học vấn của các cán bộ ngân hàng là không đồng đều. Điều này ảnh hưởng đến quá trình công tác nghiệp vụ. Một số cán bộ không đảm đương được nhiệm vụ đề ra, vì thế nhiều việc phải tập trung vào trong tay một số cán bộ. Chính vì vậy, ban lãnh đạo ngân hàng thường xuyên chú trọng nâng cao trình độ cán bộ về mọi mặt, đặc biệt về mặt chuyên môn nghiệp vụ. Năm 2002, ngân hàng đã bố trí được 2 lớp tin học căn bản (60 cán bộ) và 4 lớp nghiệp vụ về kế toán, tín dụng, kho quỹ. Chất lượng đào tạo tương đối tốt, qua đó lúc CBCNV toàn ngân hàng nâng cao trình độ nghiệp vụ, tiếp thu được những kiến hình thức mới, từng bước đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Bên cạnh đó, công tác tổ chức sắp xếp bố trí cán bộ hợp lý cũng là mối quan tâm lớn của ngân hàng nhằm phát huy năng lực, sở trường chuyên môn của mỗi cán bộ công nhân viên. Tuy vậy, quá trình đào tạo còn gặp một số vướng mắc : chưa bố trí được điểm học thường xuyên, trình độ cán bộ không đồng đều, ảnh hưởng đến quá trình đào tạo. Về cơ cấu, ngân hàng được tổ chức thành 9 phòng ban tại trụ sở chính và 3 chi nhánh cùng 3 phòng giao dịch nằm rải rác trên địa bàn Hà Nội. Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kế hoạch kinh doanh Phòng kế toán ngân quỹ Phòng hàn chính Phòng tổ chức Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ Phòng tin học Chăm sóc khách hàng Quỹ tiết kiệm Thanh toán quốc tế Chi nhánh Trung Yên Chi nhánh Tây Sơn Chi nhánh Chợ Mơ Phòng giao dịch Định Công Phòng giao dịch Bảo Ngân Phòng giao dịch Lê Văn Hưu Phòng GD Nguyễn 2.1.3 Các hoạt động của ngân hàng . Quá trình thành lập, xây dựng, hoạt động và phát triển hơn 10 năm qua của Sở I có thể được khái quát với 3 mốc thời gian chính như sau: * Từ tháng 3/1991 đến 31/12/1992 : Bước vào hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long được giao nhiệm vụ chính sau đây: + Ngân hàng là nơi triển khai và thực hiện thí điểm các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, thực hiện các thể lệ chế độ mới ban hành của NHNo & PTNTVN trước khi áp dụng cho toàn hệ thống. + Trực tiếp kinh doanh tiền tệ-tín dụng (phần nội tệ) trên địa bàn Hà Nội. + Thực hiện các nhiệm vụ do Tổng giám đốc NHNo & PTNTVN giao, đồng thời NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long được NHNo Hà Nội bàn giao phục vụ 6 DNNN với dư nợ trên 3 tỷ đồng. * Từ 1/1993 đến 9/1994 : Ngoài 3 nhiệm vụ đã giao, Tổng giám đốc còn giao thêm cho Sở nhiệm vụ quản lý 23 tỉnh phía Bắc( từ Hà Tĩnh trở ra). NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long được làm đầu mối về thanh toán, điều chuyển vốn trong hệ thống quyết toán kế hoạch tín dụng và tài chính với các SGD NHNo & PTNTVN trong khu vực theo cơ chế kế hoạch của quyết định 495 và cơ chế khoán tài chính theo quyết định 946A của tổng giám đốc NHNo & PTNTVN. Vừa trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội, vừa làm nhiệm vụ quản lý khu vực, khối lượng công việc nhiều nên không thể tránh khỏi các thiếu sót. Song với truyền thống khắc phục khó khăn, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu cao, NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, khẳng định được vai trò của mình trong hệ thống NHNo & PTNTVN. * Từ 9/1999 đến tháng 3/2001: SGDI đã được Tổng giám đốc NHNo & PTNTVN cho giảm nhiệm vụ quản lý khu vực phía Bắc để tập trung vào nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp, được nhận khoán tài chính như các đơn vị thành viên khác đồng thời vẫn là nơi thực hiện các lệnh của Tổng giám đốc NHNo & PTNTVN về hạch toán vốn quỹ, hạch toán điều chuyển nội tệ và là đầu mối thanh toán với các ngân hàng trên địa bàn thủ đô HN. Để thực hiện nhiệm vụ có kết quả, Ban giám đốc NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long đã xây dựng kế hoạch củng cố tổ chức sắp xếp lại các phòng, các SGD trực thuộc ,xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản, báo cáo Tổng giám đốc NHNo & PTNTVN. Cho tới nay, sau hơn 10 năm đổi mới phát triển và đi lên vững mạnh, Sở I đã đạt được những kết quả đáng khích lệ : hơn 7200 tỷ đồng đã được Sở I huy động chuyển về TTDH-NHNN & PTNTVN để điều chuyển cho các tỉnh thiếu vốn, đồng thời trực tiếp đầu tư cho nền kinh tế chủ yếu phục vụ cho phát triển kinh tế Hà Nội 3.487 tỷ đồng cùng với các dịch vụ khác đã đem lại thu nhập chi phí có chênh lệch +292.6 tỷ đồng theo khoán 946A là lãi ròng nhập vào hệ thống NHNo & PTNTVN. Với những thành tựu rất đáng tự hào, ngân hàng đã từng bước nâng cao vị thế và thế mạnh của mình trong toàn hệ thống NHNo & PTNTVN. Năm 2002, hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng mạnh cả về chất lượng cũng như quy mô kinh doanh khẳng định hướng đi đúng đắn, năng lực sáng tạo cũng như nỗ lực không mệt mỏi của Sở trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tài chính tín dụng cùng địa bàn. Để tăng khả năng cạnh tranh, NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long đã cho ra đời nhiều loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền, thanh toán cũng như vay vốn của khách hàng Đó là: thanh toán trong nước, dịch vụ kinh doanh đối ngoại, bảo lãnh, sản phẩm tín dụng, các dịch vụ khác. 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long Trong những năm qua, mặc dù còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực, thiên tai bão lũ, hạn hán tác động trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Đảng và Chính phủ đã có nhiều quyết sách đúng đắn, do đó nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2002, kinh tế của thủ đô phát triển ổn định. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thành phố Hà Nội tăng 10.3% so với năm 2001. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 24.3%. Tổng đầu tư xã hội tăng 16.8%, thu ngân sách vượt 9.5%. Các hoạt động đầu tư sản xuất phát triển đã tạo cơ sở thuận lợi cho tăng trưởng tín dụng huy động vốn của các TCTD trên địa bàn. Thêm vào đó là cơ chế chính sách của ngành ngân hàng được hoàn thiện theo hướng đồng bộ. Các quy chế cho vay, đảm bảo tiền vay, điều hành lãi suất... cũng từng bước được hoàn thiện theo hướng thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và tình hình thực tế đất nước đã tạo điều kiện tốt cho khách hàng tiếp cận với hoạt động tiền tệ tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Theo đó, sự cạnh tranh giữa các TCTD ngày càng trở nên gay gắt hơn. Song dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo ngân hàng cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của cán bộ ngân hàng, chi nhánh Thăng Long đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu được giao. 2.2.1 Tình hình huy động vốn. Công tác huy động vốn là tiền đề để thực hiện các nhiệm vụ của ngân hàng, là bước cơ bản đầu tiên trong suốt quá trình kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy mà việc cạnh tranh, thu hút khách hàng gửi tiền là vấn đề sống còn đối với bản thân mỗi ngân hàng. Hiểu rõ như vậy nên ngân hàng luôn cải tiến mở rộng các hình thức huy động vốn một cách linh hoạt theo xu hướng chung của thị trường, tích cực đổi mới phong cách phục vụ để khai thác có hiệu quả mọi nguồn vốn trên địa bàn cho các nhu cầu kinh tế. Các hình thức huy động vốn chủ yếu được áp dụng trong thời gian qua tại ngân hàng gồm: +Nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn +Tiền gửi của các tổ chức kinh tế +Phát hành kỳ phiếu +Vay của các tổ chức kinh tế,tổ chức tín dụng . Để nắm rõ về hoạt động huy động vốn của ngân hàng trong những năm, qua chúng ta sẽ xem xét qua bảng 1. Tình hình huy động vốn tại Sở I năm 2000-2002 (Đơn vị : triệu đồng) stt chỉ tiêu thực hiện 2000 thực hiện 2001 thực hiện 2002 tăng giảm % Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng So 2000 So 2001 I Tổng nguồn 2264034 100% 3349157 100% 6116861 100% 100% 183% 1 Nguồn vốn huy động 1664034 73% 2049157 61% 4741861 77.50% 285% 231% a Nguồn vốn nội tệ 1221902 82% 1494112 73% 4154062 88% 340% 278% a1 Nguồn không kỳ hạn 997152 70% 966752 65% 2564533 61.70% 257% 265% Trong đó: TGKBNN+ BHXH 697067 74% 363300 38% 1881380 73.40% 270% 518% a2 Nguồn có KH < 12 tháng 173128 4% 208127 14% 735489 17.70% 425% 353% a3 Nguồn có KH > 12 tháng 51622 27% 319233 21% 854040 20.60% 1654% 268% b Nguồn ngoại tệ 442132 10% 555045 27% 587799 12.50% 133% 106% b1 Nguồn không KH 44956 18% 37758 7% 28973 5% 64% 77% Trong đó: TGKBNN+ BHXH b2 Nguồn có kỳ KH < 12 tháng 100398 23% 153548 28% 156452 27% 156% 102% b3 Nguồn có KH > 12 tháng 296778 67% 363739 66% 402374 68% 136% 111% 2 Nguồn vốn uỷ thác đầu t 600000 27% 1300000 39% 1350000 22% 225% 104% 3 Nguồn vốn đi vay 25000 0.50% 3.1 Vay của các TCTD khác 25000 100% 3.2 Điều hoà vốn từ trụ sở chính (Nguồn NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long ) Giai đoạn 2000-2002, nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng liên tục cao. Nguồn huy động năm 2002 bằng 285% so với 2001 và bằng 231% so với năm 2000, vượt kế hoạch đề ra 4.500.000 triệu đồng, hoàn thành tốt nhu cầu về điều hoà vốn cũng như cung ứng cho tín dụng. Nguồn huy động bằng nội tệ tăng rất nhanh, tính tới năm 2002 tăng 285% so với năm 2000 và 231% so với năm 2001. Trong đó nguồn không kì hạn chiếm tỉ trọng lớn( 61,7%), năm 2002 là 4.154.062 triệu đồng, tăng 340% so với năm 2000 và 278% so với 2001. Trong đó tiền gửi của kho bạc nhà nước và bảo hiểm xã hội là chủ yếu( 61.7%). Đây là nguồn vốn lãi suất thấp, tạo cơ hội thuận lợi để hạ lãi suất cho vay, mở rộng tín dụng, lựa chọn thu hút khách hàng mới, khách hàng lớn tới giao dịch, vay vốn tại ngân hàng. Bên cạnh đó, hầu hết các loại hình huy động vốn khác mà ngân hàng thực hiện đều có mức tăng trưởng khá. Nguồn có kì hạn năm2000 là 735.489 , tăng 425% so với năm 2000, 353% so với năm 2001. Nguồn có kì hạn trên 12 tháng năm 2002 là 854.040, tăng 1654 % so với 2000, 268% so với 2001. Nguồn huy động bằng ngoại tệ có tăng nhưng chậm. Số vốn huy động bình quân/trên một người cũng tăng đáng kể. Năm 2000 là 27.278 triệu đồng/người, 2001 là 28.144 trd/người, 2002 là 33.064 triệu đồng/người. Có được kết quả như trên là do ngân hàng đã tập trung và đặt quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Mặt khác, chính sách lãi suất cho vay rất nhạy bén, phương thức trả lãi linh hoạt như : trả trước, trả sau, trả lãi bậc thang… nên ngân hàng có thể thu hút nguồn tiền gửi từ các tầng lớp dân cư, từ các doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu về vốn khi cần thiết rất đầy đủ và kịp thời. Ngân hàng đã bố trí cán bộ tiếp cận nhiều doanh nghiệp, có chính sách khuyến khích đối với khách hàng nên không những đã giữ được khách hàng truyền thống như: SeaProdex HN, tổng công ty chăn nuôi, công ty kim khí HN, tổng công ty than Việt Nam. Ngân hàng còn mở rộng tìm kiếm khách hàng có tiềm năng về vốn để nhận tiền vay, tiền gửi. Ngân hàng dự định 2003 sẽ huy động được 6.440.000 triệu đồng, tăng 5.28% so với năm nay. Tuy nhiên, công tác huy động vốn còn nhiều hạn chế như: tỷ lệ nguồn vốn trung và dài hạn còn thấp, chưa tạo được sự thay đổi lớn trong việc huy động nguồn vốn có thời hạn dài. Hệ số huy động vốn 2002 là 3.44( thấp). Đó là do thói quen thích cầm giữ tiền của người dân. Điều này cũng phản ánh các dịch vụ của ngân hàng chưa thực sự có sức hấp dẫn và phát huy được hiệu quả trong đời sống người dân. 2.2.2 Tình hình sử dụng vốn. Song song với công tác huy động vốn, đầu tư tín dụng vẫn là công tác mũi nhọn của ngân hàng, bởi phần lớn lợi nhuận thu được đều dựa vào việc sử dụng vốn. Việc sử dụng vốn là khâu nối tiếp để đồng vốn hoàn thành vòng luân chuyển của mình, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Và đây là khâu cuối cùng, quyết định chất lượng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nếu sử dụng vốn một cách có hiệu quả sẽ bù đắp được chi phí cho huy động vốn và thu được lợi nhuận. Ngược lại, sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và tính chất an toàn của hệ thống ngân hàng. Bảng 2 sẽ cho ta thấy về tình hình sử dụng vốn của ngân hàng . Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long (2000-2002) (Đơn vị : triệu đồng) Chỉ tiêu 2000 2001 2002 DSCV 1205995 1252964 2117807 1.Ngắn hạn 1203381 1230608 2022155 1.1 DNNN 1173231 1150493 1908391 1.2DNNQĐ 30650 80115 113764 2.Trung hạn 2114 22356 53276 2.1DNNN 8263 5126 2.2DNNQDD 2114 14093 48150 3. Dài hạn 42376 3.1DNNN 42375 3.2DNNQĐ 1 DS thu nợ 972088 1205473 1893822 1. Ngắn 971326 1200976 1872487 2. Trung 762 4497 20480 3.Dài 855 Tổng d nợ 390843 438335 688472 Nợ quá hạn 22312 22676 (Nguồn NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long ) Qua bảng trên ta thấy: doanh số cho vay và thu nợ trong thời gian qua đều tăng ở mức nhất định. Năm 2002, tổng doanh số cho vay là 2.117.807 trd, tăng 75.6% so với năm 2000, tăng 69.02% so với năm 2001. Bên cạnh đó, cơ cấu cho vay năm 2002 đã có sự chuyển biến rõ rệt, biểu hiện bằng con số cho vay dài hạn. Ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp, chú trọng triển khai các phương thức và đối tượng cho vay: Đồng tài trợ, CVTD… ngân hàng đã chủ động tìm hiểu và tiếp cận với khách hàng, có chính sách ưu đãi lãi suất đối với khách hàng có tiềm lực tài chính, có uy tín trong quan hệ tín dụng. Thêm vào đó, cơ chế tín dụng và cơ chế đảm bảo tiền vay cũng được chỉnh sửa tạo nên môi trường pháp lí đầy đủ, thông thoáng cho các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả. Trong quá trình cho vay, ngân hàng cũng gặp phải một số khó khăn.Về phía chính quyền điạ phương, việc cấp giấy tờ nhà đất còn chậm, gây khó khăn cho khách hàng trong việc thế chấp tài sản. Về phía các doanh nghiệp, việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa nghiêm túc, số liệu phản ánh chưa chính xác, nhiều dự án không chứng minh được nguồn trả nơ.Về phia ngân hàng thì do cán bộ còn trẻ thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về địa bàn HN, ngân hàng chưa có những hình thức đầu tư mới phù hợp với nền kinh tế. Vốn của ngân hàng chủ yếu còn tập trung cho vay các DNNN, thời hạn ngắn. Như vây đồng vốn không phát huy được tối đa hiệu quả vì các doanh nghiệp sản xuất cần vay vốn trong thời hạn dài cho cùng với chu kì kinh doanh. Và một thị trường rộng lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được khai phá. Mặc dù vậy, ban lãnh đạo và tập thể CBCNV của ngân hàng quyết tâm đưa hoạt động cho vay của ngân hàng lên cao hơn, đạt hiệu quả tối đa trong thời gian tới. 2.2.3 Tình hình nợ quá hạn. Đầu tiên có thể khẳng định trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là chi nhánh có tỉ lệ nợ quá hạn thấp, hoạt động khá an toàn. Tỉ lệ nợ quá hạn trong các năm qua được thể hiện ở bảng 3. Bảng 3: Tỷ lệ nợ quá hạn. (Đơn vị: triệu đồng). Năm Số tiền NQH Tỷ lệ NQH Năm Số tiền NQH Tỷ lệ NQH 1999 2.561 1,6% 2001 22.676 2,3% 2000 22.312 4,3% 2002 23.916 2,0% (Nguồn NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long ) Năm 2000, tỷ lệ NQH chiếm 4.3% tổng dư nợ, tăng lên đột ngột do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Ban lãnh đạo ngân hàng đã triển khai ngay các biện pháp hữu hiệu để thu hồi NQH như: rà soát lại các món nợ quá hạn, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh tất cả các đơn vị tìm nguyên nhân để xử lí. Cán bộ tín dụng thường xuyên bám sát các đơn vị có NQH để đôn đốc các doanh nghiệp có doanh thu để có nguồn trả nợ. Đồng thời ban giám đốc làm việc với chính quyền địa phương, tiến hành siết nợ những khách hàng chây ì, phát mãi tài sản để thu hồi vốn. Kết quả năm 2001, ngân hàng đã thu hồi 1.894 trd NQH, giảm NQH từ 4.3% xuống còn 2.3%. Đây là một kết quả đáng mừng của toàn thể CBCNV ngân hàng. Đối tượng NQH chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước. Bởi các doanh nghiệp này thường vay số vốn rất lớn, việc kinh doanh không phải lúc nào cũng suôn sẻ, nên mức độ rủi ro khá cao. Tính tới hết quy I/2002, tổng công ty XNK tổng hợp III HN đã nợ quá hạn ngân hàng 20.329 trd. Ban lãnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1920.doc
Tài liệu liên quan