Chuyên đề Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1

1.1. Vốn kinh doanh và tầm quan trọng của vốn kinh doanh 1

1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh 1

1.1.2 Đặc điểm vốn kinh doanh 2

1.1.3. Vai trò của vốn kinh doanh 3

1.1.4. Cơ cấu vốn kinh doanh 4

1.2. Một số vấn đề huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp 8

1.2.1. Những vấn đề cơ sở 8

1.2.2. Các hình thức huy động vốn kinh doanh 9

1.2.3. Các nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty cổ phần 13

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp 15

1.2.5. Các chỉ tiêu liên quan đến huy động vốn kinh doanh 16

1.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 17

1.3.1. Quan niệm chung về hiệu quả 17

1.3.2. Mục đích của phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 18

1.3.3. Quản lý vốn cố định và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 18

1.3.4. Quản lý vốn lưu động và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động 21

1.3.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG HỢP HÀ NAM 25

2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần tổng hợp Hà Nam 25

2.1.1. Khỏi quỏt về quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển cụng ty 25

2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 28

2.2. Thực trạng về tình hình huy động vốn kinh doanh ở công ty cổ phần tổng hợp hà nam 32

2.2.1. Khái quát chung về tình hình huy động vốn kinh doanh 32

2.2.2. Những hình thức mà công ty đã áp dụng 35

2.3. Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn ở công ty 38

2.3.1. Thực trạng chung về nguồn vốn trong kinh doanh 38

2.3.2. Thực trạng sử dụng vốn cố định 39

2.3.3. Thực trạng tình hình sử dụng vốn lưu động 43

2.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 46

2.4. Đánh giá chung về huy động và sử dụng vốn của công ty 47

2.4.1. Công tác huy động vốn 47

2.4.2. Vấn đề sử dụng vốn kinh doanh 48

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG HỢP HÀ NAM 51

3.1 Định hướng phát triển của công ty trong năm tới 51

3.2 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty 52

3.2.1. Những thuận lợi 52

3.2.2. Những khó khăn 53

3.3. Một số biện pháp để huy động tối đa các nguồn vốn 55

3.3.1. Sử dụng tín dụng thuê mua 55

3.3.2 Giải quyết nhanh chóng lượng thành phẩm tồn kho nhằm đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động 56

3.3.3 Cần tăng cường huy động vốn từ cán bộ công nhân viên 56

3.4. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam 57

3.4.1. Đổi mới tình hình tiêu thụ sản phẩm 57

3.4.2. Sử dụng các phương thức thanh toán hợp lý. 58

3.4.3 Lựa chọn nguồn cung cấp thớch hợp 59

3.4.4 Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý, giảm hệ số nợ. 60

3.5 Một số kiến nghị 61

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4224 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Huy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỷ suất lợi nhuận trước (sau) thuế TNDN Lợi nhuận trước (sau) thuế Tỷ suất lợi nhuận trước (sau) = x 100 thuế trên vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân Chỉ tiêu đo mức sinh lời của vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho thấy một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG HỢP HÀ NAM 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG HỢP HÀ NAM 2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển công ty 2.1.1.1. Giới thiệu về công ty Tên giao dịch: Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam Trụ sở chính: Đặt tại Thanh Châu - Phủ Lý - Hà Nam Loại hình công ty: Công ty cổ phần. Công ty được cấp giấy phép kinh doanh số: 0103017596 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam cấp ngày 01/ 11/ 2001. Vốn điều lệ: 10 tỷ đồng huy động từ các cổ đông. Công ty được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/ 06/ 2000 tại Kỳ họp thứ 8 Khoá X, có hiệu lực thi hành 01/ 01/ 2001. Công nghệ sản xuất: Thức ăn gia súc được sản xuất theo công nghệ của Đức, thuốc thú y được sản xuất theo công nghệ của Trung Quốc. 2.1.1.2. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển công ty Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam được chính thức thành lập vào tháng 4 năm 1996 với tiền thân là Công ty xuất nhập khẩu Hà Nam. Thời gian này công ty chủ yếu kinh doanh thương mại các loại nguyên liệu sản xuất thuốc thú y và thuốc thuỷ sản nhập khẩu. Được sự hỗ trợ của các giáo sư hàng đầu về ngành chế biến thức ăn gia súc và thuốc thú y, công ty đã từng bước chuyển sang tự nghiên cứu, sản xuất thức ăn và thuốc thú y đặc chủng. Sau một thời gian hoạt động, đến ngày 1 tháng 11 năm 2001 Công ty xuất nhập khẩu Hà Nam chuyển thành Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam. Với các ngành nghề kinh doanh: + Ứng dụng công nghệ bảo quản và chế biến nông sản. + Dịch vụ khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp. + Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. + Buôn bán nguyên liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp và nông thôn. + Buôn bán nguyên liệu sản xuất thuốc thú y và thức ăn gia súc. + Sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn cho thủy sản. + Sản xuất thuốc thú y, thức ăn bổ sung cho vật nuôi(gia súc và vật nuôi dưới nước). Trong đó, công ty tập trung vào sản xuất kinh doanh thuốc thú y và thức ăn gia súc. Thuốc thú y của công ty rất đa dạng bao gồm cả thuốc bột, thuốc tiêm và thuốc kháng thể, đây là những sản phẩm có nhiều tính năng ưu việt như tác dụng trên cơ thể vật nuôi, giá thành tương đối rẻ... Còn thức ăn chăn nuôi của công ty gồm 5 nhãn hiệu là Việt Úc, GROW, Phú Nông, VINA FEED, Sài Gòn. Với năng lực sản xuất hiện có như lao động có tay nghề, các sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây truyền thiết bị công nghệ hiện đại của Cộng hoà liên bang Đức, Trung Quốc và cả sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ công nhân viên, sự tận tâm sáng suốt của ban giám đốc, vốn lớn… Đứng trước yêu cầu đặt ra là thể hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế xã hội hàng năm như sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng trên cơ sở mở rộng quy mô sản xuất, đưa công ty từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thị trường và ngày càng có vị thế vững vàng trên thị trường trong ngoài nước. Từ những điểm mạnh và với nhiệm vụ đặt ra trước mắt, công ty đã tiến hành liên kết hợp tác, học hỏi những kinh nghiệm quý báu trong việc quản lý tài chính, trong sản xuất kinh doanh của các đối tác và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, phát huy hết tiềm năng vốn có. Chính vì vậy, công ty là một trong những đơn vị mạnh so với các đơn vị sản xuất sản phẩm cùng loại và đạt được nhiều thành tích đáng kể. Điều này được thể hiện cụ thể: Ngay từ những năm đầu đi vào hoạt động, công ty đã sản xuất được một số kháng thể như kháng thể Newcastle, E.coli, Gumboro và được cục Thú y cấp giấy phép cho lưu hành toàn quốc. Kháng thể này cho hiệu quả cao khi trị bệnh sưng phù đầu đặc biệt là phòng trị bệnh phân trắng lợn con, tỷ lệ khỏi bệnh đạt rất cao 90% - 95%. Ngoài ra, Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam đã sản xuất ra một bộ gồm hàng trục sản phẩm có chất lượng tốt. Để từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực, nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xây dựng và đưa ra nhiều quyết sách như: Nghị quyết TW2 khoá VIII về khoa học và công nghệ, nghị quyết TW6 lần 1 về phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá, nghị quyết 15 khoá IX về đẩy nhanh, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nhằm tạo ra những nguồn thực phẩm có chất lượng, an toàn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đây là những động lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam nói riêng. Trong thời gian tới, Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam tăng cường nghiên cứu và sản xuất thuốc theo hướng dùng các chủng vi sinh hữu ích, đây là các chế phẩm probiotic - gọi là chế phẩm trợ sinh học. Hướng này hiện nay trên thế giới đang phát triển mạnh. Để các hướng nghiên cứu và sản xuất nêu trên phát triển tốt và có hiệu quả, công ty đang hoàn thiện hệ thống sản xuất theo tiêu chuẩn GMP - ASEAN do dây truyền sản xuất thuốc tiêm và dung dịch do Tập đoàn TUV Cộng hoà liên bang Đức công nhận. 2.1.1.2. Sơ lược về kết quả kinh doanh của công ty 3 năm qua Bảng 1: Kết quả hoạt động SXKD của công ty từ 2006 - 2008 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1. Vốn kinh doanh 27.959 29.028 28.793 - Vốn cố định 13.070 12.795 11.214 - Vốn lưu động 14.889 17.578 17.578 2. Doanh thu 92.825 106.672 99.610 3. Lợi nhuận sau thuế 3.218 5.066 4.831 4. Số lao động (người) 596 743 672 5.Thu nhập bình quân (người/tháng) 1,623 1,568 1,504 Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam Qua bảng số liệu trên cho thấy trong 3 năm qua: tình hình vốn kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận, số lao động thay đổi theo các năm. Số vốn lưu động nhiều hơn vốn cố định và nó phù hợp với cơ cấu vốn của một doanh nghiệp sản xuất. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận mà công ty đạt được không ổn định nhưng đó đều là những con số khá cao. Từ đó giúp công ty có thể tái sản xuất mở rộng, góp phần nhỏ bé vào công cuộc Công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. 2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.2.1. Tổ chức nhân sự Lao động là yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, nó tác động đến quá trình sản xuất trên hai mặt số lượng lao động và chất lượng lao động. Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam có một lực lượng đông đảo khoảng 700 lao động có tay nghề, có trình độ cao và công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo cho số lao động mới vào nghề, tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thi nâng bậc cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, tuyển dụng lao động mới có trình độ. 2.1.2.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh Hiện nay công ty có các địa điểm hoạt động: Cửa hàng tại Trường Chinh: Đảm nhiệm việc giới thiệu và tiêu thụ hàng ở khu vực Hà Nam và những khách hàng ở các vùng lân cận. Hệ thống phân phối của công ty tại chi nhánh Hưng Yên: Đầu năm 2005 bắt đầu đi vào hoạt động và tiến hành hạch toán độc lập. Quá trình sản xuất từng nhóm sản phẩm của công ty được thực hiện theo dây truyền tại các phân xưởng riêng biệt, công ty có các phân xưởng sau: + Phân xưởng sản xuất thức ăn chăn nuôi. + Phân xưởng sản xuất thuốc bột. + Phân xưởng sản xuất thuốc nước. 2.1.2.3.Tổ chức bộ máy quản lý - Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh Quản lý là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Để quản lý có hiệu quả thì đòi hỏi phải tổ chức bộ máy quản lý phù hợp cùng đội ngũ quản lý có trình độ, có năng lực. Để thực hiện các nhiệm vụ của mình có hiệu quả cao nhất, trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh đồng thời tạo ra một cơ cấu năng động sẵn sàng thích ứng trước biến động của thị trường. Công ty đã tổ chức cho mình một bộ máy kinh doanh tinh giản, gọn nhẹ và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, công ty áp dụng mô hình trực tuyến - chức năng trong hệ thống quản lý kết hợp với hoạt động theo nhóm, lấy thị trường làm trung tâm và mục đích của các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các hoạt động của công ty là để đáp ứng tốt cho các yêu cầu của thị trường: * Đại Hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. * Giám Đốc: Lãnh đạo, quản lý và điều hành chung mọi hoạt động của công ty. * Các Phó Giám Đốc: Giúp việc cho Giám Đốc trong công tác lãnh đạo, quản lý và điều hành theo lĩnh vực công tác được uỷ quyền. * Trưởng Phòng thuộc cơ cấu giúp việc cho Ban Giám Đốc: Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc(hoặc Ban Giám Đốc) về mọi nhiệm vụ được giao. * Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các thành viên trong Ban Giám Đốc, các phòng, đơn vị có trách nhiệm liên hệ công tác đúng hệ thống, đúng quy trình, thủ tục. Những trường hợp liên hệ công tác sai quy trình, thủ tục và chức năng nhiệm vụ không được giải quyết và bị xử lý theo quy định chung của công ty. Trường hợp đặc biệt do Giám Đốc công ty yêu cầu trực tiếp bằng văn bản hoặc nói trực tiếp thì không nhất thiết phải thông tin cho cán bộ quản lý trực tiếp biết. * Các Phòng Nghiệp Vụ: Là đầu mối tổng hợp thông tin theo mảng nghiệp vụ phụ trách, đảm bảo hệ thông tin quản lý trong toàn công ty, chịu trách nhiệm hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ các đơn vị, bộ phận khác về những mảng nghiệp vụ liên quan. + Bộ máy quản lý của công ty được phân cấp khá hoàn chỉnh bao gồm Ban Giám Đốc và các phòng ban chức năng, thực hiện các chức năng quản lý nhất định: §¹i héi ®ång cæ ®«ng Gi¸m ®èc Phßng hµnh chÝnh Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n Phßng kÕ ho¹ch VËt t­ Phßng c«ng nghÖ Phßng ®¶m b¶o chÊt l­îng Phßng kinh doanh X­ëng s¶n xuÊt - Tổ chức bộ máy quản lý tài chính - kế toán * Tổ chức bộ máy kế toán trong toàn công ty. * Tổ chức thực hiện công tác kế toán, tập hợp, xử lý và cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin tài chính - kế toán cho giám đốc. * Tham mưu cho giám đốc về quản lý tài chính, quản lý kinh tế trên các lĩnh vực. * Hướng dẫn và phổ biến về nghiệp vụ cho các đơn vị thành viên về lĩnh vực tài chính - kế toán. * Xây dựng các quy chế về quản lý tài chính và kinh tế trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh tế trên cơ sở báo cáo tài chính, tham mưu cho lãnh đạo những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty. * Huy động vốn và các nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Đề xuất các phương án đầu tư trong và ngoài nước. Để thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất công ty đã lập ra một bộ máy quản lý tài chính - kế toán gồm 10 người trong đó có 1 kế toán trưởng, 1 thủ quỹ, 2 kế toán tổng hợp và 5 kế toán viên khác: Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài chính - kế toán: Điều hành mọi công việc trong phòng và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác tài chính của công ty. Kế toán trưởng chi nhánh. Kế toán bán hàng, công nợ phải thu. Kế toán vốn bằng tiền, công nợ phải trả. Kế toán thuế. Kế toán tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm. Kế toán kho vật liệu, thành phẩm. Kế toán tổng hợp. Thủ quỹ. Trong những năm gần đây, nhằm hiện đại hoá công tác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả công việc, công ty đã áp dụng chương trình kế toán máy để đảm bảo việc kiểm tra, đối chiếu cũng như in ấn báo cáo một cách nhanh chóng, góp phần tiết kiệm chi phí thời gian cũng như nâng cao hiệu quả làm việc độc lập của kế toán viên. 2.2. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG HỢP HÀ NAM 2.2.1. Khái quát chung về tình hình huy động vốn kinh doanh Trước hết chúng ta xem xét tình hình tài sản các nguồn vốn của công ty qua một số chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán của các năm như sau: Bảng 2: Bảng tổng kết tài sản của công ty từ 2006 - 2008 Đơn vị: đồng Tài sản 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 81.785.026.008 63.128.193.246 49.702.125.844 I.Tiền 2.487.950.778 1.459.574.373 2.548.443.311 II.Các khoản PT khác 31.968.566.606 28.111.663.658 24.381.305.499 1.Phải thu của KH 23.785.360.456 21.300.434.650 19.743.223.215 2.Trả trước người bán 360.884.540 999.412.314 216.928.029 III. Hàng tồn kho 46.225.633.986 32.358.891.227 21.622.774.888 IV.TS lưu động khác 800.544.152 916.528.444 923.562.854 V. Đầu tư TC NH 302.330.485 281.653.140 214.381.441 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 19.649.314.123 15.590.185.673 13.771.806.008 I. Tài sản cố định 14.249.129.086 12.795.226.118 11.214.852.376 1.TSCĐ hữu hình 12.941.632.802 12.795.226.118 11.214.852.376 Nguyên giá 23.920.011.949 28.880.618.210 26.965.510.104 Giá trị HM luỹ kế 13.193.228.952 16.085.392.092 15.750.657.728 II.Cáckhoản ĐT DH 251.596.149 440.522.856 387.155.097 III.Chi phí XDCBDD 1.683.949.047 1.712.629.595 2.169.798.514 Cộng tài sản 101.434.340.131 78.718.378.919 63.473.931.852 Nguồn vốn 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 A. Nợ phải trả 78.598.349.581 59.493.535.705 45.770.270.732 I. Nợ ngắn hạn 73.021.672.552 54.218.988.942 42.260.025.115 II. Nợ dài hạn 5.576.677.029 5.274.546.763 3.510.245.617 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 22.835.990.550 19.224.843.214 17.703.661.120 I.Nguồn vốn chủ sở hữu 18.554.493.282 15.479.015.028 14.403.901.499 II.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 4.281.497.268 2.595.347.309 3.299.759.621 Cộng nguồn vốn 101.434.340.131 78.718.378.919 63.473.931.852 Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam Qua xem xét Bảng cân đối kế toán qua các năm của công ty, ta có kết quả tổng tài sản các năm như sau: Bảng 3: Tình hình biến động tài sản của công ty từ 2006 - 2008 Tổng tài sản ± D ± (%) Đầu năm 2006: 68.310.608.096 Cuối năm 2006: 101.434.340.131 33.123.732.035 48,49 Cuối năm 2007: 78.718.378.919 -22.715.961.212 -22,39 Cuối năm 2008: 63.473.931.852 -15.244.447.067 -19,37 Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam Ta thấy tình hình biến động về tài sản của công ty là không ổn định, thể hiện: Năm 2006 tăng so với 2005 là 48,49% nhưng năm 2007 lại giảm so với 2006 là 22,39% và năm 2008 giảm so với 2007 là 19,37%. Tương đương với sự biến động về tài sản là sự biến động về nguồn vốn. Có thể năm 2007 và 2008 các nguồn vốn huy động của công ty giảm. Bảng 4: Tình hình biến động nguồn vốn của công ty Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 A. Nợ phải trả 27,65% -24.31% -23,07% I. Nợ ngắn hạn 18,87% -25,75% -22,06% II. Nợ dài hạn 37,94% -5,42% -33,45% B. Nguồn vốn CSH -1,5% -15,81% -7,91% Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam Nhìn vào biểu trên ta thấy: năm 2006 tài sản tăng lên được hình thành từ khoản nợ phải trả, còn nguồn vốn chủ sở hữu của công ty lại giảm đi. Điều này sẽ làm giảm khả năng thanh toán nhanh của công ty và hệ số tự chủ về tài chính. Năm 2007 và năm 2008 tài sản của công ty giảm, tương ứng là nguồn vốn của công ty bị giảm. Nhưng điều đáng bàn là ta sẽ xem xét các nguồn huy động vốn của công ty. 2.2.2. Những hình thức mà công ty đã áp dụng Qua phân tích trên, ta thấy nguồn vốn của công ty bị giảm qua các năm hoạt động. Hãy xem xét đâu là nguyên nhân và các nguồn giảm như thế nào. 2.2.2.1. Tín dụng thương mại từ nhà cung cấp Ở chương I ta đã biết đến tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp hay nguồn vốn đi chiếm dụng là khoản mua chịu nhà cung cấp và khoản khách hàng đặt tiền trước của công ty. Trong cơ chế thị trường việc này xuất hiện và tồn tại như một tất yếu khách quan. Bảng 5: Nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Phải trả người bán 2,195% -16,02% -3,97% 2. Người mua trả tiền trước -58,01% 36,98% 56,14% Tổng (1+2) -55,815% 20,96% 52,17% Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam Nhìn vào kết quả ta thấy: Nếu xét riêng từng các hình thức một “Phải trả người bán” và “người mua trả tiền trước” thì sự biến động là không ổn định. Có thể là cùng tăng nhưng có thể là tăng cái này giảm cái kia. Nhưng nhìn vào kết quả tổng thể lại thấy nguồn vốn đi chiếm dụng của công ty tăng rất nhanh trong mấy năm qua. Mặc dù nguồn tín dụng thương mại làm tăng nguồn vốn của công ty, nhưng về dài hạn cũng biểu hiện những hạn chế nhất định. Sự tăng lên của nguồn này cũng thể hiện sự ràng buộc về tài chính với các nhà cung ứng, nhưng nó giúp cho doanh nghiệp giải quyết một phần vốn kinh doanh. Bên cạnh sự tăng lên nhanh chóng của vốn đi chiếm dụng thì ngược lại công ty vốn bị chiếm dụng của công ty cũng tăng lên tương ứng. Bảng 6: Tình hình về vốn bị chiếm dụng của công ty Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Phải thu khách hàng 9,46% -10.45% -5,05% 2. Trả trước người bán 134,15% 176.93% 75.39% Tổng (1+2) 173,07% 166,48% 70,34% Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam Như vậy, năm 2006 và năm 2007 thì vốn của công ty bị chiếm dụng cũng tăng rất nhanh. Tuy nhiên, đến năm 2008 thì vốn bị chiếm dụng của công ty lại giảm đi. Bây giờ có thể xem xét thực chất công ty bị chiếm dụng vốn hay đi chiếm dụng vốn ta sẽ xem xét phần chênh lệch. Bảng 7: Chênh lệch giữa vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Đầu 2006 Cuối 2006 Cuối 2007 Cuối 2008 1.Vốn đi chiếm dụng 25.764.261.982 23.453.331.858 21.376.022.399 17.994.972.303 2.Vốn bị chiếm dụng 24.518.803.708 24.146.244.996 22.299.846.964 19.960.151.245 3. Chênh lệch 1.245.458.274 -692.913.138 -923.824.565 -1.965.178.942 Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam Qua xem xét mấy năm ta thấy: Chỉ có năm 2006 là công ty chiếm dụng được vốn còn thực chất công ty không chiếm dụng được vốn mà còn bị chiếm dụng một khoản rất lớn và khoản này tăng lên hàng năm. Điều này không phải do chính sách bán hàng của công ty mà do đặc điểm về sự tiêu thụ sản phẩm mà đã nói ở trên. Khả năng thanh toán phụ thuộc vào tiến độ tiêu thụ sản phẩm và nguồn vốn công ty huy động từ bên ngoài. Đó là điều ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì phần lớn vốn kinh doanh của công ty là vay ngân hàng lại bị chiếm dụng nên phải chịu lãi suất cho khoản vốn đó và hạn chế số vòng quay của vốn lưu động. Công ty nên tìm ra biện pháp để cân đối hợp lý giữa khoản phải trả và phải thu. 2.2.2.2. Vay ngắn hạn ngân hàng Trong mấy năm qua hoạt động tình hình vay ngắn hạn của ngân hàng của công ty như sau: Bảng 8: Tình hình vay ngắn hạn ngân hàng Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Đầu 2006 Cuối 2006 Cuối 2007 Cuối 2008 1. Giá trị 21.937.095.511 38.345.773.807 27.212.863.977 15.517.761.655 2. Chênh lệch 16.218.600.334 -11.132.909.830 -11.695.102.322 3. % 56,63% -29.03% -42,97% Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam Vốn vay ngắn hạn ngân hàng biến động tăng, giảm không ổn định qua các năm. Đây là nguồn huy động chính của công ty, nên nguồn này tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào trữ lượng sản xuất, vào khả năng thanh toán tiền hàng cho công ty. Nguồn vốn này có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn kinh doanh của công ty. 2.2.2.3. Các khoản phải trả công nhân viên, phải trả khác Đây chỉ là những nguồn giải quyết nhu cầu vốn cấp bách, tạm thời. Ta hãy xem xét tình hình thực hiện các nguồn này của công ty như sau: Bảng 9: Các khoản phải trả công nhân viên, phải trả khác Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Đầu 2006 Cuối 2006 Cuối 2007 Cuối 2008 1. Phải trả CNV 2.693.381.126 2.456.517.891 1.299.342.520 1.727.281.804 2. Phải trả nội bộ 3.931.587.881 3.754.844.308 1.590.109.772 869.009.940 3. Phải trả khác 7.091.423.922 6.428.043.486 6.293.942.268 7.530.091.374 4. Tổng 13.716.392.929 12.639.405.685 9.183.394.559 10.126.383.118 5. Lượng tăng, giảm -1.076.987.244 -3.456.011.126 942.988.559 6. % tăng giảm -7,85% -27,34% 10,26% Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam Năm 2006 nguồn vốn này giảm 1.076.987.244 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 7,85%. Năm 2007 tiếp tục giảm 3.456.011.126 đồng, với tỷ lệ giảm 27,34%. Trong thời gian này, công ty đang cần vốn mở rộng sản xuất kinh doanh mà vốn lấy từ các nguồn này không phải trả bất kỳ chi phí nào. Tuy nhiên, nếu chiếm dụng quá lâu và nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống của công nhân viên trong công ty. Đến năm 2008 nguồn vốn nay tăng 942.988.559 đồng, tương ứng với 10,26% cho thấy công ty đã sử dụng hiệu quả vốn ở các năm trước nên nên đã trả được khoản này cho công ty. 2.2.2.4. Nợ dài hạn Bảng 10: Tình hình nợ dài hạn của công ty Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Đầu 2006 Cuối 2006 Cuối 2007 Cuối 2008 1. Nợ dài hạn 284.379.184 5.576.677.029 5.274.546.763 3.510.245.617 2. Lượng tăng, giảm 5.292.279.845 901.627.590 -2.937.262.762 3. % tăng giảm 1860,9% 8,14% -24,52% Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam Như vậy, trong những năm qua thì nguồn vốn này đã tăng lên rất nhanh chóng về quy mô lớn. Tuy nhiên đến năm 2008 thì lại giảm là gì: Cuối năm 2006 trong tổng số nợ dài hạn của công ty (có 64.732.291 đồng là vay dài hạn còn 5.512.117.939 là nợ dài hạn của công ty) sang đến năm 2008 có lẽ công ty đã trả một khoản nợ dài hạn nên số vốn nợ dài hạn của công ty là giảm đi. 2.3. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY 2.3.1. Thực trạng chung về nguồn vốn trong kinh doanh Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam cũng như mọi doanh nghiệp khác hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì phải quán triệt nguyên tắc “cạnh tranh”. Các doanh nghiệp muốn phát triển thì phải coi chất lượng là yếu tố hàng đầu, giá cả hợp lý. Muốn vậy phải sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để mục đích làm cho giá thành thấp. Nói là như vậy nhưng việc thực hiện nó không dễ một chút nào. Các doanh nghiệp còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn mà một trong những khó khăn là thiếu vốn. Việc thiếu vốn của Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam làm cho công ty không đổi mới được máy móc thiết bị, khả năng cạnh tranh của công ty là khó. Tuy nhiên trong những năm gần đây Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam đã mua sắm mới cũng như tự nghiên cứu để sản xuất ra những máy móc thiết bị tiên tiến. Tuy nhiên do thiếu vốn nên việc đầu tư chủ yếu trên quy mô nhỏ và không đồng bộ, năng lực sản xuất của công ty thay đổi nhưng chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Không chỉ thiếu vốn đổi mới công nghệ mà công ty còn thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. 2.3.2. Thực trạng sử dụng vốn cố định 2.3.2.1 Cơ cấu vốn cố định theo nguồn hình thành Vốn cố định của công ty chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn vay Bảng 11: Cơ cấu vốn cố định theo nguồn Đơn vị: đồng Chỉ tiêu Cuối năm Đầu năm Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % A.Tự bổ sung 12.543.417.095 46,52 13.667.553.704 47,32 -1.124.136.608 -8,22 1. Nhà cửa VLKT 4.906.412.676 39,12 5.747.013.689 42,05 -840.601.013 -14,63 2. Máy móc thiết bị 893.813.278 7,13 436.847.962 3,20 456.965.316 104,61 3.Phương tiện vận tải 6.550.449.472 52,22 7.265.471.743 53,16 -715.022.271 -9,84 4.Dụng cụ QL 192.741.669 1,54 218.220.309 1,60 -25.478.640 -11,68 B. Vay ngân hàng 14.422.093.009 53,48 15.213.064.506 52,68 -790.971.497 -5,20 1. Nhà cửa VLKT 5.214.198.715 36,15 4.836.202.107 31,79 377.996.608 7,82 2. Máy móc thiết bị 1.969.156.349 13,65 1.620.482.789 10,65 348673560 21,52 3. Phương tiện vận tải 7.238.737.945 50,19 8.756.379.611 57,56 -1.517.641.665 -17,33 Tổng cộng 26.965.510.104 100% 28.880.618.210 100 -1.915.108.106 Nguồn: báo cáo tài chính Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam Qua bảng số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét: Vào thời điểm đầu năm với tổng số vốn cố định của công ty là 28.880.618.210 đồng nguyên giá TSCĐ, trong đó vay ngân hàng chiếm 52,68%, còn vốn tự bổ sung chiếm 47,32% một tỷ trọng tương đối lớn, điều đó phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty tương đối tốt. Tuy nhiên trong năm 2008 vốn cố định cũng giảm 1.915.108.106 đồng, trong đó vốn tự bổ sung giảm 1.124.136.608 đồng và vốn ngân hàng giảm 790.971.497 đồng. Phương tiện vận tải từ nguồn vốn tự bổ sung và vay ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn thì đều giảm, vốn tự bổ sung giảm 715.022.271 đồng, tương ưng với tỷ lệ giảm 9,84%. Từ vốn vay ngân hàng giảm 1.517.641.665 đồng, tương ứng với tỷ lệ 17,33%. Nguyên nhân là do công ty đã thanh lý một số phương tiện cho doanh nghiệp khác đồng thời cho thấy công ty đã và đang đi vào ổn định sản xuất. Qua các năm 2007, 2008 thì phần lớn vốn của công ty hay vốn vay ngân hàng chiếm một tỷ trọng lớn. Đó cũng là một khó khăn của công ty vì công ty bỏ ra một khoản chi phí để trả lãi suất. Đành rằng kinh doanh là phương pháp vay vốn nhưng công ty cần có những biện pháp để cân đối nguồn vay và phương pháp sử dụng hợp lý tình hình nguồn vốn. 2.3.2.2. Khấu hao TSCĐ Khấu hao TSCĐ là sự tích luỹ về mặt giá trị, bù đắp giá trị hao mòn của chính TSCĐ đó bằng cách chuyển dần giá trị TSCĐ một cách có kế hoạch theo mức quy định vào giá thành sản xuất ra trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Để tính khấu hao chính xác, yêu cầu phải tính đúng, tính đủ khấu hao để tạo ngu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHuy động và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần tổng hợp Hà Nam.doc
Tài liệu liên quan