Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính gia thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm – Thanh Hoá

 

LỜI MỞ ĐẦU 0

PHẦN 1 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 2

VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 2

SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 2

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 2

1.1.1 Chi phí sản xuất 2

1.1.1.1 Khái niệm CPSX 3

1.1.1.2 - Phân loại CPSX 3

1.1.2 – Giá thành sản phẩm 4

1.1.2.1 – Khái niệm giá thành sản phẩm 4

1.1.2.2 - Phân loại giá thành sản phẩm 4

1.1.3 - Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 5

1.1.4 - Ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm 6

1.2 - KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 6

1.2.1 - Kế toán chi phí sản xuất: 6

1.2.1.1 - Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất: 6

1.2.1.2 - Kế toán chi phí nguyên vật trực tiếp 7

1.2.1.3 - Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 10

1.2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 11

1.2.1.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 15

1.2.2 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 16

1.2.2.1 Ý nghĩa của việc đánh giá sản phẩm dở dang 16

1.2.2.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 17

1.2.3 Tính giá thành sản phẩm: 18

1.2.3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 18

1.2.3.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm: 18

PHẦN 2 : 21

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEL TRƯỜNG LÂM. 21

2.1 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEL TRƯỜNG LÂM ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM. 21

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 21

a. Quá trình hình thành: 21

b.Sự trưởng thành và phát triển: 21

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 24

2.1.3 - Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 26

2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 28

2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty. 31

2.1.5.1. Thông tin chung về tổ chức công tác kế toán. 31

2.1.5.2. Hệ thống chứng từ kế toán: 31

2.1.5.3. Hệ thống tài khoản kế toán: 33

2.1.5.4. Hệ thống sổ kế toán: 34

2.1.5.5. Hệ thống Báo cáo tài chính. 34

2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GẠCH TUYNEL TRƯỜNG LÂM: 36

2.2.1 - Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty: 36

2.2.2.1- Kế toán Chi phí NVLTT 37

2.2.2.2 - Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 43

2.2.2.3 - Kế toán Chi phí sản xuất chung 57

2.2.2.4 Kê toán tổng hợp chi phí sản xuất . 68

2.2.3 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm của Công ty 72

2.2.3.1 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 72

2.2.3.2 Tính giá thành sản phẩm: 73

PHẦN 3 75

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEL TR ƯỜNG LÂM 75

3.1. ĐÁNH GIÁ KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CP GẠCH TUYNEL TRƯỜNG LÂM 75

3.1.1. Những ưu điểm 75

3.1.2. Những mặt còn tồn tại 76

3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CP GẠCH TUYNEL TRƯỜNG LÂM. 77

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4500 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính gia thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm – Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục. - Phòng tổ chức hành chính (6 người ): có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất lên Giám đốc việc sản xuất dây chuyền sản xuất, bố trí nhân lực phù hợp với trình độ tay nghề của từng người, phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên trong Công ty, theo dõi đôn đốc, thực hiện các chính sách với người lao động, giúp Giám đốc Công ty lập danh sách và làm thủ tục về BHXH, BHYT, KPCĐ của cán bộ công nhân viên trong Công ty phát động và theo dõi các phong trào thi đua. - Phòng kế toán thống kê (4 người ): thực hiện công tác kế toán quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng chế độ hiện hành. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Ban Giám đốc và khách hàng về tính chính xác, trung thực của số liệu, tăng cường công tác quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn vốn kinh doanh của Công ty, thông qua việc Giám đốc bằng đồng tiền giúp Giám đốc nắm bắt mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch và báo cáo quyết toán theo định kỳ, lập báo cáo thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh, đề xuất với ban Giám đốc và CTHĐQT phương án về quản lý sản xuất và quản lý tài chính của Công ty. - Phòng kế hoạch - kỹ thuật (4 người) : Giúp Ban Giám đốc lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Lập kế hoạch và theo dõi các thiết bị máy móc, có kế hoạch thay đổi sửa chữa trình Ban Giám đốc. Cung ứng đầy đủ kịp thời vật tư cho quy trình sản xuất, hướng dẫn chỉ đạo kĩ thuật các khâu sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bộ phận trực tiếp sản xuất: Do đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất gạch tập trung theo dây chuyền. Khối trực tiếp sản xuất của Công ty được chia làm 12 tổ: Tổ cơ điện máy ủi (12 người), Tổ chế biến than (6 người), Tổ tạo hình số 1 (20 người), Tổ tạo hình số 2 (20 người), Tổ tạo hình số 3 (20 người), Tổ tạo hình số 4 (20 người) , Tổ phơi đảo vận chuyển (40 người), 2 Tổ xếp goòng (20 người), 2 Tổ nung đốt (6 người), 2 tổ xuống goòng bốc ( 24 người ). Bộ phận trực tiếp sản xuất thực hiện theo chức năng chuyên môn hoá của dây chuyền sản xuất từ khâu đầu tiên là nhào đất, trộn đất đến khâu cuối cùng là đưa thành phẩm lên xe tiêu thụ. Chính vì vậy khi tính tiền lương ta phải đưa về sản phẩm để tính tiền lương bình quân của từng người dựa trên cơ sở sản phẩm sau đó lấy số lượng của mỗi loại gạch nhân với giá bình quân của mỗi viên gạch là bao nhiêu như vậy sẽ tính được tiền lương sản phẩm của từng người. 2.1.3 - Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: a-Chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: Công ty Cổ phần gạch Tuynel Trường Lâm với chức năng chuyên sản xuất gạch tuynel các loại phục vụ xây dựng dân dụng. Các loại gạch sản xuất là: - Gạch 2 lỗ nhỏ - Gạch 2 lỗ to - Gạch 4 lỗ - Gạch 6 lỗ - Gạch 3 lỗ chống nóng - Gạch đặc Với chức năng hoạt động Sản xuất gạch xây dựng của Công ty đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng quốc phòng, giao thông vận tải, đáp ứng phục vụ cho nhu cầu xây dựng trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá và các huyện lân cận thuộc Tỉnh Nghệ An. Đặc biệt là phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của Khu Đô thị mới Nghi Sơn đã và đang tiến hành xây dựng các nhà máy, công trình quan trọng của Tỉnh Thanh Hoá và của cả nước. Ngoài chức năng hoạt động sản xuất gạch Tuynel các loại, nhiệm vụ của Công ty là tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường và uy tín của sản phẩm tiêu thụ. Để đảm bảo được doanh thu kinh doanh và lợi nhuận của Công ty theo kế hoạch đã xây dựng cho từng năm thì việc thực hiện các phương thức tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng, do vậy những năm qua Công ty đã xác định rõ tầm quan trọng và tính chiến lược của vấn đề này. b- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: + Sơ đồ 2.2: Mô hình sản xuất Tạo hình 1 Tạo hình 2 Tạo hình 3 Tạo h ình 4 Phơi khô Lò nung Dây chuyền Đất thó Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm - Thanh Hoá sản xuất ra sản phẩm chính là các loại gạch, quy trình sản xuất theo kiểu liên tục, sản phẩm hoàn thành qua nhiều giai đoạn sản xuất. Nếu quá trình sản xuất sản phẩm nằm khép kín trong phân xưởng, mặt khác do đặc điểm của sản phẩm là đều lấy từ nguyên vật liệu chính đó là đất thó nên quy trình sản xuất ra các loại sản phẩm tương tự nhau. Để tiến hành sản xuất sản phẩm gạch trước hết phải lấy đất thó từ các nơi quy định qua dây chuyền của máy tạo hình 1, 2, 3, 4 đây gọi là bán thành phẩm của các loại gạch. Từ công nghệ tạo hình 1, 2, 3, 4 này đưa ra khu vực phơi sấy, sau đó chuyển vào lò nung, lúc bày ra sản phẩm đưa vào kho vật liệu gọi là sản phẩm hoàn thành. + Đặc điểm tổ chức sản xuất: Do đặc điểm là Doanh nghiệp sản xuất trực tiếp chuyên về mặt hàng gạch xây dựng các loại. Công ty cổ phần gạch Tuynel Trường lâm tổ chức một phân xưởng sản xuất gồm 10 công đoạn sau: - Cơ điện máy ủi - Chế biến than - Tạo hình - Cơ khí - Vệ sinh công nghiệp - Xếp lò - Phơi đảo vận chuyển - Xếp goàng - Nung đốt - Xuống goàng bốc xe - Vận chuyển 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm - Thanh Hoá, kế toán thực hiện đầy đủ các thành phần gồm: Kế toán vốn bằng tiền, kế toán vật tư, kế toán tài sản cố định (TSCĐ ), kế toán tiền lương và các khoản trích nộp theo lương, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh... Phòng kế toán của Công ty gồm 4 người, 01 kế toán trưởng và 3 kế toán viên ( kế toán phần hành) giúp việc cho kế toán trưởng. Bộ máy kế toán của Công ty chịu sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công ty. Phòng kế toán của Công ty có chức năng chủ yếu là đảm bảo cân đối về tài chính phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh, có nhiệm vụ tổ chức kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác thống kê trong phạm vi Công ty, giúp Công ty sử dụng vốn có hiệu quả đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy trong Công ty. Đảm bảo được yêu cầu phân cấp hạch toán của Công ty như tính toán ghi chép, phân loại các khoản mục, các chi phí để chi trả cho công nhân lao động, tài chính và các khoản phân bổ thống nhất theo quy định. Tập hợp các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh, sau đó phân tích các hoạt động kinh tế đồng thời quyết toán các nguồn tiền lương tiền thưởng của Công ty cho công nhân viên. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo thống kê kế toán định kì của Công ty theo quy định. Bộ máy kế toán quản lý tất cả tài sản và vốn sản xuất của Công ty, tổ chức hạch toán rõ ràng từng loại tài sản, tiền vốn theo chế độ qui định. Như vậy để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đảm bảo sự lãnh đạo, sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, đồng thời căn cứ vào đặc điểm của tổ chức quản lý, yêu cầu trình độ quản lý, bộ máy kế toán của Công ty sắp xếp theo một trình tự khoa học, hợp lý, dưới đây là sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty. Sơ đồ 2.3. Sơ đồ Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm Kế toán trưởng Kế toán Thanh toán Kế toán vật tư Kế toán bán hàng Kế toán tiền lương Thủ quỹ Thống kê phân - xưởng Thủ kho * Nhiệm vụ của từng phần hành kế toán: - Kế toán trưởng: Là người đứng đầu phụ trách chung toàn phòng kế toán, chỉ đạo toàn bộ hoạt động tài chính, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về mặt tài chính. Là người phân tích các kết quả kinh doanh và cùng với Phó giám đốc tài chính giúp Giám đốc lựa chọn phương án kinh doanh và đầu tư để đạt hiệu quả cao nhất. Kế toán trưởng phân công nhiệm vụ phần hành cho từng kế toán để mỗi bộ phận tự chịu trách nhiệm với nhiệm vụ của mình mà điều lệ tổ chức kế toán đã ban hành. Đồng thời là người chịu trách nhiệm về kế toán tổng hợp, có nhiệm vụ tập hợp số liệu để ghi vào sổ tổng hợp sau đó lập báo cáo tài chính, chỉ đạo theo dõi, ghi chép số liệu ban đầu của nhân viên kế toán thống kê phân xưởng. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ thu thập kiểm tra từ ban đầu và kèm theo thủ tục thanh toán, toàn bộ chi phí bằng tiền mặt, tiền gửi, theo dõi chặt chẽ hoạt động về số liệu và tình hình biến động thu chi, tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi của Công ty, lập báo cáo theo sự phân công của kế toán trưởng. - Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, tiến hành phân bổ quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư hàng tháng, hàng quý tiến hành đối chiếu với thủ kho, theo dõi quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. - Kế toán bán hàng: Có trách nhiệm theo dõi bán hàng, thống kê bán hàng, hàng ngày, hàng tháng, tổng hợp nhập, xuất, tồn của hàng hoá, tổng hợp doanh thu chuyển cho kế toán theo dõi. - Kế toán tiền lương: Có trách nhiệm tính chi trả lương cho lao động, ngoài ra còn tính và trích Bảo hiểm xã hội ( BHXH ), Bảo hiểm y tế ( BHYT ), Kinh phí công đoàn ( KPCĐ ) cho người lao động theo chế độ qui định. - Thủ quỹ: Là người quản lý số tiền mặt tại Công ty, thu, chi theo phiếu thu, phiếu chi, hàng tháng, hàng kỳ đối chiếu với kế toán thanh toán. - Thống kê phân xưởng: Có trách nhiệm theo dõi diễn biến sản xuất và việc thực hiện kế hoạch ngày ngày của các phân xưởng. - Thủ kho: Có trách nhiệm theo dõi cung ứng xuất nhập các loại nguyên vật liệu, phụ tùng cho phân xưởng. Bộ phận kế toán của Công ty mỗi người có một trách nhịêm, nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ liên kết với nhau, điều này đã giúp cho công việc được thông suốt chính xác kịp thời. 2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty. Công ty Cổ phần Gạch Tuynel Trường Lâm- Thanh Hoá là đơn vị hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty đầu tư và xây dựng Thanh Hoá. Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 1141/TC/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính. 2.1.5.1. Thông tin chung về tổ chức công tác kế toán. - Niên độ kế toán: Từ 01/01 đến 31/12 hàng năm. - Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty áp dụng theo phương pháp khấu trừ. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt nam. - Tỷ giá sử dụng khi quy đổi ngoại tệ: Theo tỷ giá quy đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại từng thời điểm - Phương pháp tính giá hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Trị giá vốn thực tế. + Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ: Theo giá vốn bình quân gia quyền. - Phương pháp kế toán TSCĐ: + Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo giá vốn thực tế và theo nguyên giá TSCĐ. + Phương pháp khấu hao TSCĐ: Áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. 2.1.5.2. Hệ thống chứng từ kế toán: - Chứng từ tiền bao gồm: + Phiếu thu (Mẫu số 01-TT) + Phiếu chi (Mẫu số 02-TT) + Giấy đề nghị tạm ứng (Mẫu số 03-TT) + Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu số 04-TT) + Biên lai thu tiền (Mẫu số 05-TT) - Chứng từ bán hàng bao gồm: Hoá đơn GTGT (Mẫu số 01 GTKT-3LL) - Lao động tiền lương: + Bảng chấm công (Mẫu số 01-LĐTL) + Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL) + Phiếu nghỉ hưởng BHXH (Mẫu số 03-LĐTL) + Bảng thanh toán BHXH (Mẫu số 04-LĐTL) + Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu số 05-LĐTL) + Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành (Mẫu số 06-LĐTL) + Phiếu báo làm thêm giờ (Mẫu số 07-LĐTL) + Biên bản điều tra tai nạn lao động (Mẫu số 09-LĐTL) - Hàng tồn kho: + Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT) + Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT) + Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu số 03-VT) + Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu số 04-VT) + Biên bản kiểm nghiệm (Mẫu số 05-VT) + Thẻ kho (Mẫu số 06-VT) + Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu số 07-VT) + Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu số 08-VT) - Tài sản cố định: + Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01-TSCĐ) + Thẻ TSCĐ (Mẫu số 02-TSCĐ) + Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 03-TSCĐ) + Biên bản giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 04-TSCĐ) + Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 05-TSCĐ) 2.1.5.3. Hệ thống tài khoản kế toán: Công ty sử dụng theo hệ thống tài khoản quy định chung trong chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính. Những Tài khoản công ty hiện đang sử dụng là: - Tài khoản 111 ( Tiền mặt ) - Tài khoản 112 ( Tiền gửi ngân hàng ) - Tài khoản 131 ( Phải thu khách hàng ) - Tài khoản 133 ( Thuế GTGT được khấu trừ ) - Tài khoản 154 ( Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ) - Tài khoản 155 ( Thành phẩm ) - Tài khoản 156 ( Hàng hoá ) - Tài khoản 138 ( Phải thu khác) - Tài khoản 141 ( Tạm ứng ) - Tài khoản 152 ( Nguyên liệu, vật liệu ) - Tài khoản 153 ( Công cụ dụng cụ ) - Tài khoản 211 ( TSCĐ hữu hình ) - Tài khoản 214 ( Hao mòn TSCĐ ) - Tài khoản 241 ( XDCB dở dang ) - Tài khoản 311 ( Vay ngắn hạn ) - Tài khoản 333 ( Thuế và các khoản nộp NSNN ) - Tài khoản 331 ( Phải trả cho người bán ) - Tài khoản 334 ( Phải trả công nhân viên ) - Tài khoản 336 ( Phải trả nội bộ ) - Tài khoản 338 ( Phải trả, phải nộp khác ) + 3382 Kinh phí công đoàn + 3383 Bảo hiểm xã hội +3384 Bảo hiểm tế - Tài khoản 411 ( Nguồn vốn kinh doanh ) - Tài khoản 421 ( Lợi nhuận chưa phân phối ) - Tài khoản 431 ( Quỹ khen thưởng, phúc lợi ) - Tài khoản 511 ( Doanh thu bán hàng ) - Tài khoản 621 ( Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ) - Tài khoản 622 ( Chi phí nhân công trực tiếp ) - Tài khoản 627 ( Chi phí sản xuất chung ) + 6271 CP nhân viên phân xưởng + 6272 CP VL, CC, DC + 6274 CP khấu hao TSCĐ + 6278 CP dịch vụ mua ngoài - Tài khoản 632 ( Giá vốn hàng bán ) - Tài khoản 641 ( Chi phí bán hàng ) - Tài khoản 642 ( Chi phí quản lý DN ) - Tài khoản 711 ( Thu nhập khác ) - Tài khoản 811 ( Chi phí khác ) - Tài khoản 911 ( Xác định kết quả kinh doanh ) 2.1.5.4. Hệ thống sổ kế toán: - Sổ kế toán tổng hợp, bao gồm: + Chứng từ ghi sổ gồm CTGS số 1,2,4,5,7,8,10. + Bảng kê: gồm bảng kê số 1,2,3,4,5,6,7,8,11. + Sổ cái: được mở riêng cho từng tài khoản cấp 1. Số lượng sổ cái bằng số lượng tài khoản cấp 1. Sổ mở cho cả năm, mỗi tháng được theo dõi trên một cột của Sổ cái. + Bảng phân bổ: Gồm bảng phân bổ tiền lương và BHXH; Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ; Bảng tính và phân bổ khấu hao; Sổ cái. - Sổ kế toán chi tiết, bao gồm: + Sổ quỹ tiền mặt. + Sổ số dư TK 1521; 1522; 1523; 153. + Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng + Sổ chi tiết các TK chi phí. 2.1.5.5. Hệ thống Báo cáo tài chính. Công ty sử dụng các báo cáo do Bộ tài chính quy định, bao gồm: + Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số 01 - DN ) + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B02 - DN ) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03 - DN ). + Thuyết minh Báo cáo tài chính ( Mẫu số 09 - DN) . Cuối mỗi niên độ kế toán, phòng kế toán tiến hành lập các báo cáo trên gửi cho các cơ quan chủ quản theo chế độ qui định như: Tổng Công ty đầu tư và xây dựng Thanh Hoá, Ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Hoá, Sở Tài Chính và Cục thuế Thanh Hoá. Sơ đồ 2.4. Sơ đồ ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo kế toán Bảng cân đối số phát sinh Ghi trong ngày Ghi chú: Quy trình ghi sổ: Ghi cuối kỳ Ghi đối chiếu 2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GẠCH TUYNEL TRƯỜNG LÂM: 2.2.1 - Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty: Chi phí sản xuất là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm. Hiện nay tại Công ty cổ phần gạch Tuynel Trường lâm-Thanh hoá được chia ra làm 3 khoản mục theo chế độ hiện hành như sau: - CPNVLTT: Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp và sản xuất sản phẩm. - CPNCTT: Bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. - CPSXC: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng. Tại Công ty CPSXC bao gồm: + CPNVPX + Chi phí công cụ, dụng cụ + Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng + Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền Công tác quản lý CPSX tại Công ty khá quy củ từ công đoạn sản phẩm đến quy trình hạch toán cụ thể, trong sản xuất Công ty thực hiên quản lý chặt chẽ các thao tác vận hành của công nhân sản xuất, thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng máy móc thiết bị… Trong hạch toán, kế toán còn mở các sổ chi tíêt để theo dõi phản ánh tình hình phát sinh chi phí theo từng đối tượng. Việc tổ chức tốt công tác quản lý CPSX tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp CPSX và tính giá thành tại Công ty sau này. * Đối tượng kế toán CPSX Đối tượng tập hợp CPSX có liên quan trực tiếp đến kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới tính chính xác của thông tin kế toán cung cấp từ quá trình tập hợp CPSX, phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp CPSX, từ việc hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên TK sổ chi tiết. Sản phẩm của Công ty đa dạng về chủng loại nhưng các sản phẩm đó được sản xuất trên cùng một quy trình công nghệ. Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ và trình độ hạch toán, đối tượng tập hợp CPSX ở Công được xác định là nhóm sản phẩm của cả quy trình công nghệ chứ không tập hợp theo từng tổ sản xuất. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm và điều kiện cụ thể ở Công ty, kỳ tính giá thành được xác định là cuối tháng. * Phương pháp kế toán tập hợp CPSX Xuất phát từ việc xác định đối tượng tập hợp CPSX như trên, phương pháp hạch toán CPSX được sử dụng ở Công ty là phương pháp hạch toán theo nhóm sản phẩm. Theo phương pháp này các chi phí được tập hợp từ các chứng từ kế toán cho tất cả các loại sản phẩm theo từng khoản mục chi phí, sau đó kế toán Công ty sẽ tiến hành phân bổ gián tiếp cho mỗi loại sản phẩm trong nhóm đó theo tiêu thức thích hợp. Theo cách phân loại CPSX thành 3 khoản mục, Công ty sử dụng các TK sau để tập hợp CPSX. - TK 621: “CPNVLTT” để tập hợp CPNVLTT của toàn phân xưởng. - TK 622: “CPNCTT” để tập chi phí về tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất. - Tk 627: “CPSXC” để tập hợp các khoản chi phí phát sinh trong phân xưởng như chi phí khấu hao, chi phí công cụ, dụng cụ… TK này được chia thành 4 TK cấp 2 như sau: + TK 6271: CPNVPX + TK 6272: CPVL, công cụ dụng cụ + TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ + TK 6278: Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền 2.2.2.1- Kế toán Chi phí NVLTT NVLTT là cơ sở cấu thành thực thể chính của sản phẩm CPNVLTT ở Công ty CP gạch Tuynel Trường lâm - Thanh hoá bao gồm chi phí về đất, than và điện. Đặc điểm nổi bật của CPSX ở Công ty là CPNVLTT không chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (khoảng 30%) do chi phí để mua đất, than không lớn lắm so với các khoản chi phí khác. Khác với các hợp tác xã sản xuất gạch thủ công khác, toàn bộ CPNLTT dùng để sản xuất gạch phải mua theo giá thị trường. Do vậy mà công tác quản lý và hạch toán vật liệu ở Công ty luôn được quan tâm đúng mức. Thủ tục xuất kho: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, nhu cầu thực tế và định mức tiêu hao NVL, phân xưởng lập một phiếu yêu cầu xuất kho vật liệu, ghi danh mục vật liệu cần lĩnh về số lượng. Quản đốc phân xưởng duyệt, sau đó đưa lên phòng kế toán. Phòng kế toán viết phiếu xuất kho theo số lượng căn cứ vào yêu cầu xuất kho mà phân xưởng gửi lên, đồng thời ghi luôn giá trị xuất kho. Hiện nay Công ty áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để xác định giá trị vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này trị giá vật liệu xuất kho được xác định như sau: Trị giá vật liệu Số lượng vật liệu Đơn giá bình quân = x xuất kho xuất kho gia quyền Trị giá thực tế VL tồn kho + Trị giá thực tế VL nhập kho trong tháng Đơn giá BQ = ------------------------------------------------------------------------ Số lượng VL tồn kho đầu tháng + Số lượng Vl nhập kho trong tháng Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật cho từng loại sản phẩm kế toán xuất kho NVl theo đơn giá bình quân và không bao gồm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Ví dụ: Trong tháng 10/2005 Công ty xuất kho các loại vật tư như sau: Vật tư tồn kho đầu tháng 10/2005. Tên NVL Số lượng Đơn giá Thành tiền Đất 45.650 m3 26.000đ/ m3 1.186.900.000 Than 26.320Kg 250đ/ Kg 6.580.000 Vật tư nhập trong tháng Tên NVL Số lượng Đơn giá Thành tiền (đ) Đất 6.000 m3 25.000đ/ m3 150.000.000 Than 32.200 Kg 235đ/ Kg 7.571.700 Căn cứ vào số lượng, trị giá vật liệu tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ, sử dụng phương pháp bình quân gia quyền ta xác định được trị giá vật liệu xuất dùng cho sản xuất tháng 10/ 2005 như sau: Xuất ngày 10/10 + Đất: 5500 m3 1.186.900.000 + 150.000.000 Đơn giá xuất kho = --------------------------------------- = 25,884đ/ m3 45.650 + 6.000 Trị giá xuất kho = 5.500 x 25,884 = 142.362.000đ + Than: 55.000 Kg 6.580.000 + 7.571.700 Đơn giá xuất kho = ------------------------------ = 241,8đ/ Kg 26.320 + 32.200 Trị giá xuất kho = 55.000 x 241,8 = 13.299.000đ + Điện Tiêu hao điện trong tháng: 76911,336 x 1250 = 96.139.170đ * Phiếu nhập vật tư có mẫu như sau: Biểu 2.1: Công ty CP gạch Tuynel Mẫu số 01 - VT Trường lâm - Thanh hoá QĐ 1141số TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của BTC PHIẾU NHẬP KHO Ngày 10/10/2005 Số 20 Họ tên người giao hàng: Hợp tác xã Hoà lâm - Trường lâm Theo hóa đơn số: 2530 ngày 10/10/2000 của HTX Hoà lâm - Trường lâm Nhập tại kho: Nguyên - Vật liệu TT Tên vật tư ĐVT MS Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập 1 Nhập đất m3 6.000 6.000 25.000 150.000.000 Thuế GTGT 10% 15.000.000 Cộng 165.000.000 Bằng chữ: (Một trăm sáu mươi lăm triệu đồng chẵn) Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) * Phiếu xuất kho vật tư có mẫu sau: Biểu 2.2 Công ty CP gạch Tuynel Mẫu số 02 – VT Trường lâm - Thanh hoá QĐ số 1141 TC/CĐKT 1/11/1995 của BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 10/10/2005 Số 18 Họ tên người nhận hàng: Bùi Thế Anh Lý do xuất: Xuất vật tư cho sản xuất sản phẩm Xuất tại kho: Nguyên - Vật liệuTT Tên vật tư ĐVT MS Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất 1 Xuất đất m3 5.500 5.500 25.884 142.362.000 2 Xuất than Kg 55.000 55.000 241,8 13.299.000 Cộng 155.661.000 (Bằng chữ: Một trăm năm mươi lăm triệu sáu trăm sáu mốt ngàn đồng) Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào phiếu xuất kho cho sản xuất, kế toán ghi sổ CTGS theo trình tự thời gian và theo giá trị của mỗi lần xuất kho với nghiệp vụ được định khoản như sau. Nợ TK 621: Có TK152: Kế toán giá thành sẽ xác định tổng chi phí thực tế sử dụng trong kỳ, đồng thời căn cứ vào định mức NLV chính cho mỗi loại sản phẩm và số lượng sản phẩm thực tế sản xuất trong kỳ để tính ra CPNVL chính định mức cho mỗi loại sản phẩm sản xuất thực tế trong kỳ theo công thức sau: Chi phí NVL chính Định mức chi phí NVL Số lượng SP loại i = x định mức cho SP thứ i chính cho loại SP thứ i được chế biến trong kỳ Tổng CPNVL Chi phí NVLchính Đơn giá BQ của = X chính theo định mức định mức cho loại SP i NVl chính Tỷ lệ phân bổ Tổng CPNVL chính thực tế = ------------------------------------------ x 100 CPNVL chính Tổng CPNVL chính định mức Biểu 2.3 ĐỊNH MỨC CPNVL CHÍNH CHO 1.000 VIÊN THÀNH PHẨM TT Tên vật tư ĐVT Định mức Gạch 2 lỗ nhỏ Gạch đặc Gạch 4 lỗ 1 Đất m3 1,25 1,93 2,7 2 Than Kg 36 195 245 3 Điện KWh 36 52 69 4 Dầu Diezen Lít 0,6 0,9 1,3 Căn cứ vào biểu định mức trên và số lượng TP nhập kho trong kỳ, kế toán vật tư tính ra CPNVL xuất kho cho từng loại sản phẩm. Cụ thể xuất vật tư đất sản xuất cho: - Gạch to 2 lỗ là: 2.100.000 viên x 1,25 m3 ------------------------------- = 2.625 m3 1.000 viên Thành tiền: 2.625 m3 x 25,884 = 67.945.500đ - Gạch đặc: 47.900 viên x 1,93 m3 ----------------------------------- = 9.244 m3 1.000 viên Thành tiền: 9.244 m3 x 25.884 = 239.271.696đ - Gạch 4 lỗ: 1.930 viên x 2.7 m3 ----------------------- = 5.211 m3 1.000 viên Thành tiền: 5.211 m3 x 25.884 = 134.881.524đ Cuối tháng căn cứ vào số liệu trong tháng được phản ánh trên phiếu xuất kho và biểu tổng hợp vật tư thực lĩnh, kế toán tổng hợp CPNVLTT sử dụng trong kỳ rồi ghi bút toán kết chuyển CPNVLTT vào chứng từ ghi sổ. Sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán Công ty ghi vào sổ cái Tk 621. Biểu 2.4 CHỨNG TỪ GHI SỔ ( Ngày 31 tháng 10 năm 2005) Số 02 TT Chứng từ Trích yếu TK đối ứng Số tiền Số Ngày Nợ Có 1 170 10/10 Xuất kho nguyên vật liệu 621 152 155.661.000 2 171 31/10 Điện dùng cho SX 621 331 96.139.170 Cộng 251.800.170 Người lập Kế toán trưởng Biểu 2.5 SỔ CHI TIẾT TK 621 ( Tháng 10 năm 2005) NT GS Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 31/10 170 10/10 Xuất NVL cho SX 152 155.661.000 31/10 171 31/10 Điện cho sản xuất 331 96.139170 Cộng phát sinh 251.800170 31/12 KÕt chuyÓn CPNVLTT 154 251.800.170 Biểu 2.6 Trang 3 Số hiệụ SỔ CÁI TK 621 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Ngày Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền ghi sổ Số Ngày Nợ Có 31/10 170 10/10 Xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26166.doc
Tài liệu liên quan