Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu đầu tư Thanh niên Hà Nội

Mục Lục 1

Lời nói đầu 3

Chương I 5

Các vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 5

1.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp 5

1.2 Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu. 5

1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất. 5

1.2.2 Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu. 5

1.3 Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. 7

1.4 Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm. 7

1.4.1 Giá thành sản phẩm: 7

1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm. 8

1.5 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm. 9

1.5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 9

1.5.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm. 10

1.6 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 11

1.7 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 11

1.7.1 Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng. 11

1.7.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 15

1.8 Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang. 19

1.8.1 Theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp (nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp) 19

1.8.2 Ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 19

1.8.3 Định mức chi phí. 20

1.9 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu. 20

1.9.1 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm. 20

1.9.2 Ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu. 25

Chương II 30

Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư thanh niên Hà Nội 30

2.1 Đặc điểm chung của Doanh nghiệp. 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp. 30

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội. 33

2.1.3 Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội. 33

2.2 Thực tế công tác kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội. 41

2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty. 41

2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 42

2.2.3 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. 67

2.2.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm. 67

Chương III 69

Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty sản xuất và 69

xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội. 69

3.1 Những đánh giá về công tác kế toán tại công ty sản xuất, xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội. 69

3.1.1 Ưu điểm. 69

3.1.2 Nhược điểm. 70

3.2 Một số ý kiến đóng góp. 70

Kết luận 72

 

doc72 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1077 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu đầu tư Thanh niên Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong kỳ theo công thức áp dụng: ứng dụng các phương pháp tính giá thành trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu. Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song. Đối với loại hình doanh nghiệp này, sản phẩm được sản xuất thường theo quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc từng loạt nhỏ, từng loạt vừa theo đơn đặt hàng. Kế toán chi phí sản xuất cần phải mở bảng kê để tập hợp chi phí sản xuất theo từng sản phẩm, từng loạt hàng theo từng đơn đặt hàng. Đối với chi phí trực tiếp (như chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) phát sinh liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng theo các chứng từ gốc. Đối với chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, cuối mỗi tháng phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp (như giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp …) Cuối mỗi tháng căn cứ vào chi phí sản xuất đã được tập hợp ở từng phân xưởng, đội sản xuất theo từng đơn đặt hàng trên bảng kê chi phí sản xuất để ghi vào các bảng tính giá thành của đơn đặt hàng có liên quan. Khi đơn đặt hàng đã thực hiện hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã được tập hợp trên bảng tính giá thành là tổng giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành. Đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì chi phí đã tập hợp được trong bảng tính giá thành là trị giá của sản phẩm đang chế tạo dở dang. Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục. Đối với loại hình doanh nghiệp này, quá trình sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục, kế tiếp nhau. Sản phẩm hoàn thành của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn sau và cứ như vậy cho đến khi chế tạo thành thành phẩm. Phương án tính giá thành có tính giá thành nửa thành phẩm. Kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng giai đoạn sản xuất, lần lượt tính tổng giá thành, giá thành đơn vị của nửa thành phẩm giai đoạn trước, sau đó kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự cho đến giai đoạn cuối cùng để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Sơ đồ kết chuyển chi phí theo phương án tính giá thành có tính giá thành nửa thành phẩm. Cách tính: Công thức tính: Z1 = DĐK1 + C - DCK! z1 = Trong đó: Z1, z1: Tổng giá thành và giá thành đơn vị của nửa thành phẩm hoàn thành giai đoạn I C1: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp ở giai đoạn I. DĐK1, DCK1: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ giai đoạn I. Q1: Sản lượng nửa thành phẩm hoàn thành giai đoạn I Căn cứ vào giá thành thực tế nửa thành phẩm của giai đoạn I chuyển sang giai đoạn II và các chi phí chế biến đã tập hợp được của giai đoạn II để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị nửa thành phẩm hoàn thành của giai đoạn II. Công thức tính: Z2 = DĐK2 + Z1 + C2 - DCK2 z2 = Cứ tuần tự như vậy cho đến khi tính giá thành thành phẩm: ZTP = DĐKn + Zn - 1 + Cn - DCKn zTP = Phương án tính giá thành không tính giá nửa thành phẩm. Kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng giai đoạn sản xuất để tính ra chi phí sản xuất của từng giai đoạn sản xuất nằm trong giá thành phẩm theo từng khoản mục chi phí. Sau đó tổng cộng cùng một lúc (song song) từng khoản mục chi phí của các giai đoạn sản xuất để tính ra giá thành thành phẩm. Sơ đồ kết chuyển chi phí theo phương án kết chuyển song song. Cách tính: Bước 1: Xác định chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm. Tính chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm. CZn = x QTP CZn: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp của giai đoạn n trong giá thành của thành phẩm. DĐKn: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dở dang đầu kỳ của giai đoạn n. QTP: Sản lượng thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối. QDn: Sản lượng sản phẩm dở dang giai đoạn n. Tính chi phí chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) vào giá thành sản phẩm. Trường hợp trị giá sản phẩm dở dang đánh giá theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: CZn = x QTP QDSn: Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ các giai đoạn sau giai đoạn n. Trường hợp trị giá sản phẩm dở dang đánh giá theo sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: CZn = x QTP Q’Dn: Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ giai đoạn n quy đổi thành sản lượng sản phẩm hoàn thành tương đương giai đoạn n. Kết chuyển song song chi phí sản xuất từng giai đoạn nằm trong thành phẩm theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành sản xuất của thành phẩm: ZTP = Σ CZn Chương II Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư thanh niên Hà Nội Đặc điểm chung của Doanh nghiệp. Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp. Cuối năm 1980 đầu năm 1990, ngành công nghiệp dệt may của nước ta ngày một hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ. Sản phẩm may mặc và đồ thủ công mỹ nghệ đang dần chiếm thị trường trong nước và tìm kiếm thị trường nước ngoài. Nhận thức được điều này, ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập xí nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhằm: Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu. Dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên. Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo yêu cầu phân công của Thành đoàn Trung ương, ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phù hợp với pháp luật. Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội được thành lập ngày 02/4/1992 với tên gọi là Xí nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, là một đơn vị nằm trong đội hình tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế Thủ đô. Xí nghiệp vừa là một doanh nghiệp Nhà nước vừa là trung tâm dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên của Thành đoàn Hà Nội. Khi vừa mới thành lập, Xí nghiệp chỉ có 3 đơn vị: Một xưởng sản xuất (xưởng len), hai phòng kinh doanh. Sau một thời gian ngắn, Xí nghiệp đã thành lập thêm 2 phòng chức năng. Xưởng sản xuất và phòng kinh doanh đều hoạt động có hiệu quả. Ngay từ những năm đầu tiên xí nghiệp đã chiếm được cảm tình của khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm. Thông qua phương pháp tổ chức sản xuất xí nghiệp đã thực sự tạo tiền đề cho năm sau. Năm 1993, Xí nghiệp đã mở rộng kinh doanh, không những xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ra thị trường nước ngoài mà còn thành lập xưởng may hiện đại với 20 máy may công nghiệp. Tháng 12/1993, xưởng may cùng với xưởng giặt đi vào hoạt động. Cùng với sự giúp đỡ của Trung ương Đoàn, xí nghiệp đã vay vốn mở rộng xưởng may thêm 150 máy với đầy đủ các máy may chuyên dùng như là hơi, ép mếch, máy cắt, may hiện đại. Cuối năm 1994, công ty đã bắt đầu may gia công hàng áo Jacket xuất khẩu. Xưởng len cùng các phòng kinh doanh tiếp tục phát triển đẩy mạnh doanh số. Ngày 20/10/1994, Bộ Thương mại đã cấp giấy phép công nhận đơn vị đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp. Năm 1995, Công ty đã tăng cường bổ sung một số thiết bị chuyên dùng cho xưởng may. Công nghệ may đã được hoàn thiện và khép kín với thiết bị hiện đại, sản phẩm may như áo Jacket 2 lớp, áo Jacket 3 lớp lớn đã được khách hàng khối EU chấp nhận hàng xuất khẩu theo chỉ tiêu hạn ngạch của Bộ Thương mại. Cuối năm 1996, xưởng len nghỉ hoạt động. Trong thời gian này, công ty vẫn tiếp tục khai thác thị trường trong nước và đã ký kết được một số hợp đồng với các đơn vị sử dụng đồng phục như đồng phục đường sắt, quân đội, đồng phục thuế … Tháng 9/1996, công ty thành lập thêm xưởng làm gia công phong thiệp cho thị trường Nhật Bản, qua tổ chức sản xuất và dạy nghề đến tháng 12/1996 đã làm ra sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Đầu tháng 2/1997, đã xuất khẩu được 3 chuyến hàng sang Nhật. Công nghệ sản xuất dần hoàn thiện và ổn định. Năm 1998 - 1999, bên cạnh việc ổn định sản xuất, công ty tiếp tục tìm kiếm thị trường, phát triển thêm những hướng đi mới theo phương châm đa nghề. Chính sự mở rộng và phát triển như vậy, ngày 13/4/1999, ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã quyết định đổi tên xí nghiệp thành Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội với tên giao dịch là Hanoi youth production import - export invertment company (HAGASCO), bổ sung một số chức năng ngành nghề sản xuất kinh doanh cho công ty. Tháng 9/2003, theo chủ trương của Thành phố Hà Nội và yếu tố môi trường nên công ty đã tiến hành giải thể xí nghiệp may, chuẩn bị cho việc chuyển sản xuất ra ngoại thành với quy mô lớn hơn. Từ năm 2000 đến nay, công ty đã thực sự hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất. Sản phẩm của công ty ngày càng chiếm được cảm tình khách hàng về chất lượng cũng như giá bán sản phẩm. Quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội có 400 cán bộ công nhân viên và lao động, đặt trụ sở tại K3B Thành Công - Hà Nội và một phân xưởng gia công ở Hải Dương. Công ty có chức năng hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản riêng tại ngân hàng Ngoại thương và được phép xuất khẩu trực tiếp. Sự phát triển của công ty gắn liền với công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một công ty năng động trong các hoạt động kinh doanh, công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội đã từng bước chiếm được lòng tin của khách hàng trong nước và ngày càng phát huy được sức mạnh của công ty là có tiềm năng xuất khẩu những mặt hàng thủ công mỹ nghệ và gần đây là sản phẩm may mặc. Năm 2002: Thu nhập bình quân: 1 249 512đ/người. Tổng số vốn cố định: 4 440 356 907đ Tổng số vốn lưu động: 2 371 943 626 đ. Năm 2003: Thu nhập bình quân: 1 536 668đ/người. Tổng số vốn cố định: 4 872 235 907 đ Tổng số vốn lưu động: 2 371 943 626đ. Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1. Doanh thu bán hàng 37 158 668 565 24 285 588 105 55 947 695 453 2. Nộp ngân sách 1 139 147 445 1 690 291 445 3 056 556 637 3. Lợi nhuận trước thuế 986 368 045 949 866 250 989 995 425 4. Thu nhập bình quân 1 036 236 1 249 512 1 536 668 5. Nguồn vốn kinh doanh 6 812 300 533 6 812 300 533 7 244 179 533 6. Vốn lưu động 2 371 943 626 2 371 943 626 2 371 943 626 7.Vốn cố định 4 440 356 907 4 440 356 907 4 872 235 907 Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội. Trực tiếp xuất khẩu, nhận ủy thác xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng may mặc và các mặt hàng khác do công ty sản xuất chế biến hoặc liên doanh, liên kết tạo ra. Đặc biệt có nhiệm vụ là một trung tâm dạy nghề và tổ chức việc làm cho Thành đoàn Hà Nội. Tổ chức sản xuất lắp ráp, gia công, liên doanh, liên kết, kết hợp, hợp tác đầu tư đối với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nội địa. Kinh doanh vật liệu xây dựng, than, xây dựng công trình, trạm điện tới 25 KV … Sản xuất các sản phẩm may mặc cho xuất khẩu (hay may gia công cho khách hàng) và tiêu dùng nội địa. Công ty thường ký kết các hợp đồng gia công với nước ngoài. Kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản, các thiết bị đầu tư, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất tiêu dùng. Trong đó nhiệm vụ rất quan trọng của công ty là tổ chức sản xuất gắn với giáo dục và giải quyết việc làm cho thanh niên. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán của Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản phẩm của công ty. Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội có đặc thù riêng là đơn vị thanh niên xung phong, có nhiệm vụ tập trung, giáo dục, giải quyết việc làm cho thanh niên. Tiền thân là xí nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nên công ty có quy mô không lớn, hoạt động sản xuất của công ty là kinh doanh tổng hợp, hoạt động ở cả lĩnh vực lưu thông và sản xuất. Trong đó hoạt động chủ yếu là của xí nghiệp May, may gia công theo hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước nên rất phong phú về sản phẩm. Mỗi loại hợp đồng có chủng loại, số lượng và đơn giá khác nhau, vì thế khi ký kết các hợp đồng khác nhau thì các định mức chi phí sản xuất cũng phải thay đổi theo. Với đặc điểm kinh doanh của công ty như đã trình bày ở trên, để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục theo quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất được bố trí như sau: Phân xưởng cắt: Công ty nhận nguyên liệu về kho của công ty hoặc chuyển thẳng nguyên liệu, nguyên liệu này có thể mua hoặc do bạn hàng cung cấp. Sau đó nguyên liệu chuyển đến phân xưởng cắt. Phân xưởng cắt được chia làm 4 tổ, biên chế mỗi tổ từ 10 - 12 người, tùy theo yêu cầu sản xuất của từng hợp đồng mà chia ra 2 - 3 ca. Phân xưởng cắt chịu trách nhiệm về vải, xem vải có lỗi không. Tại bộ phận sản xuất vải được kiểm tra chất lượng, đo độ dài kỹ lưỡng rồi chuyển sang may cắt để cắt theo các phôi đã sắp xếp trên mặt vải một cách tiết kiệm nhất. Sau khi có định mức cụ thể, phân xưởng có nhiệm vụ sản xuất đại trà và chuyển xuống phân xưởng may. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc lớn vào giai đoạn này. Phân xưởng may: Được chia làm 10 tổ, mỗi tổ có nhiêm vụ vắt sổ và điều chỉnh lại kích thước cho phù hợp với hợp đồng và sự đồng bộ. Sản phẩm được gia công may thẳng bằng các máy đều bằng 1 kim, 2 kim cố định; 2 kim di động. Sản phẩm được dựng thành mẫu cụ thể. Bộ phận KCS: Sau khi sản phẩm được hoàn thành được chuyển sang bộ phận KCS. Bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, đường may không quá sâu; kích thước sản phẩm đảm bảo, sản phẩm không bị dúm … Phân xưởng là: Có nhiệm vụ là ủi sản phẩm theo tiêu chuẩn ghi trong hợp đồng với khách hàng, sau đó chuyển sang phân xưởng đóng gói. Phân xưởng đóng gói: Có nhiệm vụ đóng gói thành phẩm theo yêu cầu hợp đồng. Mỗi thành phẩm có cách đóng gói bao bì riêng cho phù hợp với mẫu mã, kiểu dáng. Cuối cùng được kiểm tra lần cuối rồi nhập kho. ở mỗi phân xưởng sản xuất có một đốc công chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi quá trình sản xuất. Mỗi tổ sản xuất đều có tổ trưởng sản xuất chịu trách nhiệm đối với tổ mình về chất lượng cũng như số lượng sản phẩm do tổ mình sản xuất ra. Công ty tổ chức hoạt động sản xuất theo dây chuyền nên công việc tổ chức theo trình tự các bước công nghệ từ khâu này đến khâu khác; khâu sản xuất sau kiểm tra chất lượng sản xuất của khâu sản xuất trước để tránh trường hợp sản phẩm sai, hỏng. Có thể khái quát quá trình sản xuất sản phẩm may như sau: Công tác tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất. Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng và hoạt động theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng. Giám đốc công ty trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời với quy mô sản xuất nhỏ hoạt động kinh doanh đa dạng nên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được bố trí hoạt động rất linh hoạt, dễ điều chỉnh để thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức như sau: Ban Giám đốc gồm 2 người: 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc. Trong đó: + Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ bộ máy quản lý (ngoài những việc đã ủy quyền cho Phó Giám đốc) và đại diện toàn quyền của công ty về các hoạt động sản xuất kinh doanh. + Phó Giám đốc là người điều hành đời sống, hành chính của công ty và nhận ủy quyền của Giám đốc. Các phòng ban chức năng: được chia thành 3 khối: Khối kinh doanh, khối sản xuất và khối hành chính. + Khối hành chính gồm: Phòng tài chính - kế hoạch, phòng lao động - tiền lương. Phòng tài chính - kế hoạch: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh giao cho các bộ phận thực hiện và theo dõi tình hình thực hiện tiến độ sản xuất của các bộ phận. Giúp Giám đốc công ty quản lý hành chính, thống kê kinh tế, giá cả và hạch toán kế toán theo đúng quy định của nhà nước (lập báo cáo tài chính, thực hiện thanh quyết toán và xác định mức vốn ban đầu, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính, kinh tế theo đúng chế độ). Phòng lao động - tiền lương: Phụ trách việc sắp xếp tuyển chọn nhân viên, công nhân của công ty, giải quyết chế độ chính sách về tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, văn thư, bảo vệ tài sản, mua sắm đồ dùng văn phòng của công ty. + Khối kinh doanh gồm: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh 1, 2, 3. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh chính của công ty, tham mưu ký kết các hợp đồng với khách hàng. Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu của công ty vừa thực hiện xuất nhập khẩu trực tiếp cho khách hàng đối với những khách hàng tương đối lớn, vừa xuất nhập khẩu ủy thác cho khách hàng xuất khẩu với những mã hàng nhỏ phải có kết hợp cùng bạn hàng. Đồng thời công ty còn nhận ủy thác xuất khẩu với những bạn hàng khác. Phòng kinh doanh 1, 2, 3: Hoạt động kinh doanh theo chức năng của công ty, tự kinh doanh, tự hạch toán theo chế độ khoán. + Khối sản xuất: Xí nghiệp may, xí nghiệp xây dựng công trình. Xí nghiệp xây dựng công trình: tham gia các dự án đấu thầu xây dựng và xây dựng những công trình vừa và nhỏ theo chức năng cho phép và thực hiện chế độ tự kinh doanh, tự hạch toán. Xí nghiệp may: sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, nội địa, đào tạo dạy nghề cho thanh niên. Xí nghiệp gồm phân xưởng cắt, may, KCS … thực hiện theo quy trình công nghệ khép kín. Phân xưởng gia công phong thiếp được đặt tại Hải Dương thực hiện gia công phong thiếp cho khách hàng Nhật Bản. Mỗi bộ phận đều có một người thay mặt Giám đốc công ty quản lý điều hành các hoạt động của bộ phận và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động của bộ phận mình phụ trách. Mô hình bộ máy quản lý như sau: Tổ chức công tác kế toán trong Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội. Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này, bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế. Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung thống nhất trực tiếp của kế toán trưởng, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, yêu cầu và trình độ quản lý bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau: + Kế toán trưởng (kiêm kế toán thanh toán và kế toán các loại tiền): chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các số liệu do các kế toán thống kê dưới xưởng cung cấp, theo dõi các khoản công nợ của doanh nghiệp. + Kế toán thống kê xưởng may: Có trách nhiệm lập báo cáo thông kê gửi lên trên phòng kế toán. Theo dõi chủng loại, số lượng nguyên vật liệu đưa vào cắt thành bán thành phẩm theo từng ngày, theo dõi năng suất lao động của từng công nhân phân xưởng cắt may trong ngày. Đồng thời theo dõi toàn bộ số lượng, chủng loại sản phẩm mặt hàng đã sản xuất ra theo từng hợp đồng đã nhận của khách hàng và nhập kho thành phẩm, lượng thành phẩm xuất trả khách hàng. + Kế toán thống kê xưởng gia công phong thiếp: Do đặc điểm hoạt động của xưởng phong thiếp ở xa (là một cơ sở của công ty đóng tại Hải Dương), do đó không thể gửi tài liệu lên trên tập hợp hàng ngày về công ty. Kế toán dưới xưởng gia công phong thiếp làm nhiệm vụ tập hợp chi phí, tính giá thành, theo dõi tình hình thanh toán với công nhân, sau đó định kỳ gửi số liệu về phòng kế toán công ty. + Kế toán thống kê các bộ phận kinh doanh khác: có nhiệm vụ theo dõi tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản, các thiết bị vật tư, kinh doanh vật liệu xây dựng và bán than … Sau đó gửi số liệu về cho kế toán tổng hợp dưới dạng báo cáo thống kê. + Thủ quỹ: Quản lý các khoản vốn bằng tiền của công ty và tiến hành phát lương cho cán bộ công nhân viên của toàn công ty. Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội > Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Đặc điểm chủ yếu của hình thức kế toán này là các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại theo các chứng từ cùng nội dung, tính chất nghiệp vụ để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ kế toán tổng hợp. Theo hình thức này thì việc ghi sổ kế toán tách rời giữa việc ghi theo trình tự thời gian (ghi nhật ký) và ghi theo hệ thống (ghi theo tài khoản) giữa việc ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán tổng hợp: Sổ các tài khoản: Một số sổ kế toán chủ yếu doanh nghiệp sử dụng là: Sổ cái tài khoản 111, 112, 131, 331, 152, 334, 338, 621, 622, 627, 642, 711, 811, 333, 511, 421, 911, 632, … Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, sổ chi tiết tiền vay, sổ chi tiết phải thanh toán cho công nhân viên. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán “chứng từ ghi sổ”: (1): Hàng ngày (định kỳ) căn cứ vào chứng từ gốc hợp pháp, tiến hành phân loại, tổng hợp để lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ Quỹ tiền mặt và sổ, thẻ kế toán chi tiết. (2): Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ đã lập ghi vào sổ đăng ký chứng từ, ghi sổ theo trình tự thời gian, sau đó ghi vào sổ cái các tài khoản để hệ thống hóa nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh. (3): Cuối tháng căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp từ số liệu chi tiết. (4): Căn cứ vào sổ cái các tài khoản lập bảng cân đối số phát sinh (5): Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết giữa bảng cân đối phát sinh và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. (6): Căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh tài khoản và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lấy số liệu lập báo cáo. > Phương pháp hạch toán: Doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Niên độ kế toán của doanh nghiệp: Doanh nghiệp áp dụng niên độ kế toán theo năm, năm kế toán trùng với năm dương lịch (1/1 - 31/12). Kỳ kế toán của doanh nghiệp: Kỳ kế toán của doanh nghiệp áp dụng theo tháng, bên cạnh đó cũng sử dụng kỳ kế toán theo quý, năm phải lập các báo cáo kế toán theo luật định bao gồm: + Bảng cân đối kế toán. + Thuyết minh báo cáo tài chính. + Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng. Thực tế công tác kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty sản xuất - xuất nhập khẩu - đầu tư Thanh niên Hà Nội. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của công ty. Hoạt động chủ yếu của xí nghiệp may là may gia công theo hợp đồng cho khách hàng trong và ngoài nước. Vì vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng cụ thể. Đối với chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hợp đồng nào thì hạch toán trực tiếp hợp đồng đó theo các chứng từ gốc (hay phân bổ chi phí). Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong, sẽ phân bổ cho từng hợp đồng theo chi phí nhân công trực tiếp. Việc tính giá thành được áp dụng theo phương pháp trực tiếp đối với từng đơn đặt hàng. Công ty chỉ tiến hành tính giá khi hợp đồng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không thống nhất với kỳ báo cáo. Đối với những hợp đồng đến kỳ kế toán mà chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo hợp đồng đó đều coi là chi phí dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau. Còn những hợp đồng đã hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo hợp đồng đó sẽ tính giá thành để nhập kho hoặc không nhập qua kho mà giao cho khách hàng luôn. Do công ty hoạt động kinh doanh tổng hợp ở cả lĩnh vực sản xuất và lưu thông, trong quá trìnhvề thực tập tại công ty, do thời gian thực tập có hạn, và để sát với đề tài thực tập nên em xin đi sâu vào phân tích hoạt động ở xưởng may của công ty. Phân xưởng may ở công ty chuyên may theo hợp đồng cho khách hàng, do quy mô hoạt động không lớn lắm, chỉ một phân xưởng sản xuất và chia thành tổ cắt, các tổ may, tổ là và đóng gói. Bộ phận quản lý phân xưởng may bao gồm: Một quản đốc phân xưởng phụ trách kỹ thuật, một phó quản đốc phân xưởng phụ trách sản xuất, và 7 nhân viên khác như bộ phận kỹ thuật, vật tư, thủ kho … Tổng số công nhân sản xuất tại phân xưởng may hiện nay là 150 người kể cả hợp đồng ngắn hạn và dài hạn. Hoạt động của phân xưởng may là gia công theo hợp đồng với khách hàng. Do vậy, sản phẩm rất đa dạng, mỗi loại sản phẩm có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật riêng và trình tự gia công cụ thể. Song nhìn chung có thể khái quát quá trình sản xuất may mặc của công ty như sau: ở công ty, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán tiến hành tập hợp và phân loại trực tiếp những chi phí đó cho từng hợp đồng có liên quan, có những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng hạch toán thì kế toán phân bổ gián tiếp theo tiêu chuẩn phân bổ thích hợp. Cụ thể việc tập hợp chi phí phân bổ các khoản chi phí sản xuất được thể hiện như sau: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên liệu, vật liệu chính (nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ sử dụng trực tiếp để sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ. Nguyên liệu, vật liệu có liên quan chặt chẽ và mật thiết đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Nó không những liên quan đến việc tính giá thành sản phẩm của công ty mà nó còn có phần liên quan đến cả chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thị trường trong và ngoài nước. Vì thế, căn cứ vào p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0169.doc
Tài liệu liên quan