Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại công ty cổ phần vận tải Đa Phương Thức - Đà Nẵng

MỤC LỤC

PHẦN I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN

TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1

1. Khái niệm 1

2. Ý nghĩa 1

3. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1

II. PHÂN LOẠI TIỀN LƯƠNG 2

1. Phân theo tính chất tiền lương 2

a. Tiền lương chính 2

b. Tiền lương phụ 2

2. Phân theo chức năng tiền lương 2

a. Tiền lương tương rực tiếp 2

b. Tiền lương gián tiếp 2

3. Phân theo đối tượng được trình thức trả lương 2

a. Tiền lương sản xuất 2

b. Tiền lương bán hàng 2

c. Tiền lương quản lý 2

4.Phân theo hình thức trả lương 2

a. Tiền lương theo thời gian 2

b. Tiền lương theo sản phẩm 2

III. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG 2

1. Hình thức trả lương theo thời gian 2

1.1. Khái niệm 2

1.2. Ưu, nhược điểm 2

1.3. Các loại lương theo thời gian 3

1.3.1. Tiền lương theo thời gian giản đơn 3

1.3.2. Tiền lương theo thời gian có thưởng 4

2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 4

2.1. Khái niệm 4

2.2. Ưu, nhược điểm 4

2.3. Các hình thức trả lương theo sản phẩm 4

2.3.1. Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp (không hạn chế) 4

2.3.2. Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp 5

2.3.3. Tiền lương theo sản phẩm có thưởng 5

2.3.4. Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến 5

2.3.5. Tiền lương khoán theo khối lượng công việc 5

2.3.6. Tiền lương ngoài giờ 6

IV. QUỸ TIỀN LƯƠNG. 7

1. Tiền lương chính 7

2. Tiền lương phụ 7

V. NỘI DUNG CỦA CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG. 7

1. Qũy BHXH (Bảo hiểm xã hội) 7

2. Qũy BHYT (Bảo hiểm y tế) 8

3. Qũy BHTN (Bảo hiểm thất nghiệp) 9

4. Qũy KPCĐ (Kinh phí công đoàn) 10

5. Trợ cấp BHXH 10

VI. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG 10

1.Chứng từ sử dụng 10

2. Tài khoản sử dụng 10

3. Phương pháp kế toán 11

VII. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 13

1.Chứng từ sử dụng 13

2. Tài khoản sử dụng 13

3. Phương pháp kê toán 13

VIII. KẾ TOÁN TRÍCH TRƯỚC TIỀN LƯƠNG NGHỈ PHÉP CỦA CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT 14

1. Nội dung 14

2. Tài khoản sử dụng 14

3. Phương pháp kế toán. 15

IX. KẾ TOÁN DỰ PHÒNG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM 15

1. Nội dung 15

2. Tài khoản sử dụng 16

3. Phương pháp kế toán 16

 

 

 

 

PHẦN II

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC. 17

1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 17

2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của công ty 19

3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 19

3.1 Đặc điểm sản phẩm, thị trường 20

3.2 Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty 20

4. Cơ cấu tổ chức công tác quản lý tại công ty 22

4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 22

4.2. Chức năng, nhiêm vụ của các phòng ban 22

4.3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty. 23

5. Chế độ kế toán công ty áp dụng. 24

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC. 25

1. Xây dựng điều khoản tính lương tại công ty 25

1.1. Phạm vi áp dụng 25

1.2. Các nguyên tắc chung 25

1.3. Đối với hình thức trả lương theo thời gian 25

1.3.1.Tiền lương thành viên chuyên trách Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc 25

1.3.2. Tiền lương khối lao động gián tiếp 27

1.4. Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm 29

1.4.1.Tiền lương cứng tối thiểu theo quy định Công ty 30

1.4.2. Tiền lương nghỉ chế độ 30

1.4.3.Tiền lương cấp bậc 31

1.4.4. Tiền lương sản phẩm 31

1.5. Phụ cấp ăn ca 32

1.6. Cách tính thuế thu nhập cá nhân 32

2. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty 33

2.1. Hạch toán tiền lương 33

2.1.1. Tài khoản sử dụng : Tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên” 33

2.1.2. Các chứng từ thanh toán lương 33

2.1.3. Trình từ ghi sổ 33

2.2. Hạch toán các khoản trích theo lương 43

2.2.1. Tài khoản sử dụng : Tài khoản 338 “Phải trả, phải nộp khác” 43

2.2.2. Các khoản trích theo lương tại công ty 43

2.2.3. Trình tự ghi sổ 43

PHẦN III

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

I. Đánh giá thực trạng công tác kế toán lao động tiền lương tại Công ty Cổ Phần Vận tải đa phương thức 49

II.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán lao động tiền lương và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty Cổ phần Vận tải đa phương thức. 51

KẾT LUẬN

 

 

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại công ty cổ phần vận tải Đa Phương Thức - Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức hợp tác liên hiệp vận tải đa phương thức từ nội địa ra nước ngoài. Từ một số phương thức cũ kỹ chỉ phục vụ 1-2 công trình nhỏ với những kiện hàng nặng tối đa 40 tấn, nay đã vươn lên đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và năng lực bốc xếp hàng siêu trường, siêu trọng cùng thiết bị toàn bộ dẫn đầu so với cả nước. Từ vận tải hàng hóa thông thường trong khu vực miền Trung, Công ty đã vươn ra phục vụ hàng trăm công trình có quy mô lớn của Nhà nước: Nhiệt điện, thủy điện, xây dựng, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, công trình giao thông thủy lợi… đều khắp trong cả nước từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hòa Bình, Nam Hà qua các tỉnh miền Trung Tây Nguyên vào TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu đến các tỉnh phía Nam của Trung Quốc, Cần Thơ, Kiên Giang. - Từ 01/11/2011 đến nay : Chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần căn cứ quyết định số : 1454/QĐ – BGTVT ngày 28/05/2010 của Bộ Giao Thông Vận Tải. 2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của công ty. 2.1. Chức năng: Công ty Cổ Phần Vận Tải Đa Phương Thức có chức năng chủ yếu là dịch vụ vận tải, ngoài ra còn kinh doanh tổng hợp như: Nhận ủy thác xuất khẩu, gia công chế biến…cụ thể: - Kinh doanh vận tải và bốc xếp hàng siêu trường, siêu trọng, hàng thiết bị toàn bộ bằng đường bộ, đường thủy trong và ngoài nước. - Vận tải và dịch vụ vận tải đa phương thức, vận tải hàng quá cảnh. - Liên doanh với nước ngoài để vận tải hàng thông thường và container, hàng siêu trường, siêu trọng, tham gia đấu thầu vận chuyển thiết bị toàn bộ trong và ngoài nước. - Dịch vụ vận tải đường biển và môi giới hàng hải. - Khai thuế hải quan. - Xuất nhập khẩu trực tiếp vật tư hàng hóa, phương tiện thiết bị giao thông vận tải và nhận ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa cho các chủ hàng. - Kinh doanh xăng dầu, mỡ, dầu nhờn. - Nhập khẩu sắt thép, hàng tiêu dùng thiết yếu, vật liệu xây dựng công nghiệp. - Kinh doanh kho bãi. 2.2. Nhiệm vụ: - Tổ chức kinh doanh đúng ngành nghề quy định, đúng pháp luật hiện hành. - Nắm bắt thông tin một cách thường xuyên để xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn phù hợp với khả năng, cơ chế thị trường. - Chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng để kí kết hợp đồng kinh tế. - Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ an ninh trật tự, an toàn xã hội và công tác quốc phòng. - Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, thực hiện phân phối vốn theo kết quả lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, bồi dưỡng để nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. 3. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty. 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty: Sơ đồ tổ chức Công ty Mẹ Hội đồng Quản trị Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông Tổng giám đốc Văn phòng Công ty Phòng Tổ chức Lao động Phòng Kỹ thuật Dự án Phó Tổng giám đốc Phòng Tài chính Kế toán Phòng Kinh doanh Khối các Đơn vị phụ thuộc CN Cty CPVT ĐPT - Cty VT ĐPT 1 Công ty Vận tải đa phương thức 9 CN Cty CPVT ĐPT - Cty VT ĐPT 7 Chi nhánh Miền Tây Chi nhánh Quảng Ngãi Chi nhánh Hà Nội 3.2. Chức năng, nhiêm vụ của từng bộ phận: * Công ty Cổ Phần vận tải đa phương thức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con: - Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp sở hữu phần vốn Nhà nước tại công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Bộ giao thông vận tải về hoạt động của công ty. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật đối với người trực tiếp quản lý phần vốn của công ty tại công ty con. - Ban kiểm soát : Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của hội đồng quản trị, thực hiện các nghiệp vụ do hội đồng quản trị giao, là bộ phận nghiệp vụ chuyên môn của hội đồng quản trị. Ban kiểm soát có từ 3 thành viên trở lên. - Ban tổng Giám đốc : Là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về điều hành hoạt động của công ty. Xây dựng kế hoạch hằng năm cả công ty, phương pháp huy động vốn, dự án đầu tư, đề án tổ chức quản lý, quy chế quản lý nội bộ của công ty. - Phòng tổ chức lao động : Tham mưu cho tổng giám đốc về mặt bố trí hợp lý và sử dụng lao động trong toàn công ty cho phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, phù hợp với năng lực công tác của từng người. Lập kế hoạch đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ công nhân viên, tổ chức ghi chép ban đầu về công tác tiền lương, tổ chức lưu trữ các hồ sơ, công văn, thực hiện các chế độ công tác nội chính. - Phòng tài chính kế toán : Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán, huy động , sử dụng vốn và tài sản, quản lý công tác đầu tư của công ty. - Phòng kỹ thuật – vật tư : Là bộ phận tham mưu về quản lý kỹ thuật, công tác sửa chữa trang thiết bị, tổ chức thực hiện các định mức về kỹ thuật, thanh lý vật tư, phụ tùng, lưu trữ hồ sơ các phương tiện vận tải. - Văn phòng công ty : Là bộ phận có chức năng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo công ty để thực hiện việc phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh toàn công ty. Tổ chức quản lý đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý về mặt hành chính đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị văn phòng phục vụ làm việc, sinh hoạt thuộc phạm vi quản lý. - Phòng kinh doanh : Có chức năng xây dựng kế hoạch tổng hợp, ký kết hợp đồng kinh tế, giải quyết sự cố thương vụ , đề xuất phương hướng sản xuất kinh doanh lâu dài trực tiếp tiếp thị với khách hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng, lập các dự toán đấu thầu, trình các hợp đồng kinh tế lên tổng giám đốc xem xét ký duyệt, theo dõi chỉ đạo, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện hợp đồng, trực tiếp làm công tác môi giới và đại lý hàng hải. - Các đơn vị trực thuộc : Có nhiệm vụ tổ chức quản lý và kinh doanh của công ty. Thay mặt công ty quan hệ, giao dịch ký hợp đồng kinh tế theo ủy quyền của tổng giám đốc và theo qui chế của công ty, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh doanh nội dung tự trang trải của mình. Chấp hành chế độ chính sách, các thủ tục, nguyên tắc của Nhà nước, của công ty và địa phương nơi mình cư trú. 4. Cơ cấu tổ chức công tác kế toán tại công ty. 4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty. Kế toán trưởng KT tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngắn hạn Thống kê thủ quỹ Phó phòng tài chính - Kế toán KT vật tư, nguyên vật liệu KT TSCĐ, quản lý các dự án đầu tư KT lương, BHXH, BHYT, và phải trả CBCNV KT quản lý nguồn thu, thanh toán KT theo dõi công nợ nội bộ chuyên quản KT các đơn vị hạch toán tự trang trải KT tổng hợp KT các đơn vị hạch toán báo sổ Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ trực tuyến 4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phần hành kế toán. - Kế toán trưởng: do hội đồng quản trị bổ nhiệm,có chức nănam mưu cho tổng giám các chỉ tiêu tài chính,chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán tại công ty,theo dõi,giám sát tại các hoạt động sản xuất kinh doanh tại các chi nhánh,xí nghiệp cuối quý,tiến hành kiểm tra đối chiếu và duyệt sổ sách kế toán tại công ty và đơn vị trực thuộc. - Phó phòng tài chính kế toán: Quản lý và giải quyết công việc khi trưởng phòng đi vắng, giúp việc cho trưởng phòng về công tác xây dựng cơ chế chính sách, quy trình liên quan đến công tác kế toán tài chính, phụ trách các đơn vị phụ thuộc và các đơn vị thành viên, tổ chức và chỉ đạo công tác lập quyết toán tài chính. - Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu kế toán từ các phần hành, kiểm tra số liệu kế toán của các bộ phận kế toán chuyển lên, tính giá thành dịch vụ vận tải, xác định kết quả tiêu thụ phân phối lợi nhuận cho các đơn vị, lập báo cáo tài chính tổng hợp của công ty, theo dõi các khoản thuế phát sinh tại công ty, lập báo cáo thuế và các khoản nghĩa vụ ngân sách toàn công ty. - Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng: Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tính và trả lãi vay cho các đối tượng, hạch toán chênh lệch ngoại tệ, vay ngắn hạn, dài hạn, lập hồ sơ bảo lãnh và xác nhận vay vốn, theo dõi vốn góp. - Kế toán vật tư, nguyên liệu: Theo dõi tình hình nhập, xuất tồn vật tư, công cụ dụng cụ, phân bổ vật tư, nhiên liệu, kiểm kê đối chiếu số liệu với các phòng liên quan. - Kế toán tài sản cố định và quản lý các dự án đầu tư: Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định trong năm, lập bảng tính khấu hao văn phòng công ty, tại đơn vị phụ thuộc, hạch toán báo sổ và những tài sản cố định cấp cho đơn vị phụ thuộc hạch toán tự trang trải, tham gia quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và triển khai phần mềm, lập kế hoạch và theo dõi các dự án đầu tư dài hạn. - Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN và các khoản phải trả cho CBCNV: Tính chi phí lương phải trả cho CBCNV, hướng dẫn tính lương cho các đơn vị phụ thuộc hạch toán tự trang trải, chi trả lương, BHYT, BHXH, BHTN,…cho CBCNV ở văn phòng công ty và ở các đơn vị hạch toán báo sổ. - Kế toán quản lý nguồn thu và thanh toán: Theo dõi tình hình doanh thu, cước vận chuyển bốc xếp, dịch vụ vận tải, các khoản phải thu, phải trả, tạm ứng tại công ty. - Kế toán theo dõi công nợ nội bộ: Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế thu hộ, chi hộ công ty tại các đơn vị phụ thuộc, thành viên và các khoản thu hộ, chi hộ đơn vị phụ thuộc thành viên công ty. Kế toán theo dõi công nợ nội bộ phân công thành các khu vực chuyên quản: + Chuyên quản khu vực miền Bắc bao gồm chi nhánh công ty vận tải đa phương thức tại Hà Nội, Công ty VTĐPT 1. + Chuyên quản khu vực miền Trung và miền Nam: Công ty VTĐPT 5, VTĐPT 7, VTĐPT 9. - Bộ phận thống kê, thủ quỹ: Theo dõi tình hình thu, chi tiền tại công ty, lập sổ quỹ theo dõi tiền mặt tại công ty, kiểm kê quỹ và theo dõi thống kê số liệu theo yêu cầu của lãnh đạo công ty như sản lượng vận tải. 4.3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty. Với việc vi tính hóa công tác kế toán, hệ thống sổ sách của công ty được cải biên khá đơn giản, lược bỏ một số sổ sách so với kế toán thủ công, song vẫn theo đúng chế độ qui định đối với hình thức Chứng từ ghi sổ được thực hiện trên máy vi tính, viết trên nền ngôn ngữ Visual Basic thuộc phần mềm kế toán Fast. Công ty không thiết kế Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, hầu hết sổ sách mà công ty in ra để ký duyệt lưu trữ đề phòng sự cố phần cứng là các quy trình hạch toán lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần vận tải đa phương thức : Sơ đồ hạch toán : Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương và phụ cấp,Bảng tông hợp tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương, Bảng kê trích BHKH, BHYT, BHNT, Bảng kê trích chi phí công đoàn, Bảng yêu cầu thanh toán lương và phụ cấp qua tài khoản ATM… Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TK 334, TK 338 Sổ cái TK 334, TK 338 Bảng tổng hợp chi tiết TK 334, TK 338 Ghi chú: Ghi cuối tháng Đối chiếu số liệu Ghi hằng ngày Hằng ngày, trưởng các phòng ban hoặc người được phân công căn cứ vào tình hình thực tế lao động tại phòng, ban của mình để chấm công cho từng người trong ngày. Cuối tháng, bảng chấm công và các chứng từ liên quan được chuyển vè phòng tổ chức lao động để tổng hợp thời gian lao động của toàn công ty. 5. Chế độ kế toán công ty áp dụng. - Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 15/2006QĐ – BTC ngày 20/03/2006. - Niên độ kế toán: Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hằng năm. - Hệ thống tài khoản sử dụng: Áp dụng theo chế độ của bộ tài chính ban hành, hướng dẫn, cụ thể hóa thêm việc hạch toán một số tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm và tổ chức quản lý của công ty. - Hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Hạch toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư. - Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC. 1. Xây dựng điều khoản tính lương tại công ty. 1.1. Phạm vi áp dụng. Áp dụng tính trả lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp cho các đối tượng lao động trong Công ty Mẹ - Công ty Vận tải Đa phương thức. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc tự trang trải căn cứ vào tình hình, kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị mình có thể đề nghị Tổng giám đốc cho thực hiện một số quy định khác với nội dung quy chế này. 1.2. Các nguyên tắc chung. - Các đối tượng lao động đều được đảm bảo bình đẳng hưởng một lần lương cơ bản theo hệ số lương quy định tại thang, bảng lương Nhà nước. - Lương tối thiểu chung (Lmin) do Nhà nước quy định tại từng thời điểm là cơ sở tính trả lương cho người lao động. - Mức lương bình quân tăng thêm nhờ tăng năng suất lao động toàn đơn vị do Công ty quy định (Lcty) để trả cho người lao động theo vị trí công việc đã góp phần tạo ra hiệu quả chung do Tổng giám đốc quyết định. - Nguyên tắc xếp lương và trả lương cho lao động gián tiếp phần tăng thêm nhờ hiệu quả sản xuất kinh doanh theo quy định Công ty : + Xếp lương, trả lương theo vị trí công việc (Hcv) : đảm nhận chức vụ gì, công việc gì theo bảng mô tả công việc thì hưởng lương theo hệ số lương của vị trí công việc đó tương ứng với khả năng tạo ra hiệu quả. + Trả lương theo hệ số năng lực cá nhân thực tế của người lao động (Hnl) so với tiêu chuẩn chức danh. + Trả lương theo hệ số hoàn thành công việc của cá nhân và tập thể (Hhcn và Hhtt) thực tế đạt được hàng tháng so với mục tiêu công việc của từng cá nhân, đơn vị. - Giá trị tiền lương trả cho lao động trực tiếp có xét đến yếu tố thâm niên công tác, cấp bậc kỹ thuật thực tế và phụ thuộc vào các yếu tố sau : + Cường độ lao động bình quân trên đơn vị thời gian, trình độ tay nghề thực hiện công việc. 1.3. Đối với hình thức trả lương theo thời gian. 1.3.1.Tiền lương thành viên chuyên trách Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc. Tiền lương hàng tháng được tính thành 2 phần như sau : Ltháng = Lc + Lm Trong đó : - Lc : Lương theo quy định Nhà nước. - Lm : Lương tăng thêm theo hiệu quả SXKD. a) Lương theo chế độ Nhà nước (Lc). Lương theo quy định Nhà nước được xác định như sau : Trong đó : - Hcb: Hệ số lương cấp bậc theo thang, bảng lương Nhà nước. - Lmin: Lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm(730.000đ) - Tlv1: Số ngày nghỉ việc có hưởng lương theo chế độ Nhà nước và Công ty. - Tlv2 : Số ngày công làm việc thực tế hàng tháng, căn cứ bảng chấm công. - Tlv3: Số ngày làm việc theo dương lịch trong tháng (tổng số ngày dương - tổng số ngày thứ 7 và chủ nhật). * Hệ số cấp bậc được quy định như sau: - Chủ tịch HĐQT và thành viên chuyên trách: 6,97 – 7,3 - Tổng Giám đốc, Giám đốc: 6,64 – 6,97 - Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc: 5,98 – 6,31 - Kế toán trưởng, Trưởng phòng: 5,65 – 5,98 - Chuyên viên chính, Kinh tế viên, Kỹ sư: 2,34 – 4,51 - Cán sự, Kỹ thuật viên: 1,8 – 3,89 - Nhân viên văn thư, Nhân viên phục vụ: 1 – 3,33 Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A: Lc= 7,3* 730,000*((1+ 22)/23)= 5,329,000đ Ông Nguyễn Văn B: Lc=6,64* 730,000*(1+22)/23)= 4,487,200đ b) Lương tăng thêm theo hiệu quả SXKD (Lm). Lương tăng thêm theo hiệu quả SXKD được xác định như sau : Trong đó : - Lcty: Mức lương bình quân tăng thêm do Công ty quy định tại từng thời điểm. - Hcv : Hệ số lương theo vị trí công việc của các thành viên chuyên trách Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc được bổ nhiệm. + Chủ tịch HĐQT và TGĐ: Hcv = 11 + Trưởng ban kiểm soát: Hcv = 9 + Phó tổng giám đốc: Hcv = 10 + Kế toán trưởng: Hcv = 9 + Trưởng phòng: Hcv = 9 + Phó phòng: Hcv = 5 - Hhcn: Hệ số hoàn thành công việc của từng thành viên HĐQT và TGĐ (được bổ nhiệm) do Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty xem xét quyết định hàng tháng trên cơ sở phân công công việc. Với: Hhcn1 = 1,2 ÷ 2 hoàn thành xuất sắc công việc. Hhcn2 = 1,1 hoàn thành tốt công việc. Hhcn3 = 1,0 hoàn thành công việc. Hhcn4 = 0,9 hoàn thành công việc nhưng còn thiếu sót nhỏ. Hhcn5 = 0,8 chưa hoàn thành công việc. Hhcn6 = 0,7 có sai sót lớn trong công việc. Hhcn7 = 0,5 có vi phạm nghiêm trọng trong công việc. Hhcn8 = 0 có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng trong công việc - Tlv4: Số ngày làm việc chuẩn tính theo dương lịch khi áp dụng tính Lm bằng tổng số ngày dương lịch trong tháng trừ tổng số ngày thứ bảy, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ tết. 1.3.2. Tiền lương khối lao động gián tiếp. - Tiền lương hàng tháng trả cho từng người lao động được tính thành 2 phần như sau : Ltháng = Lc + Lm Trong đó : - Lc: Lương theo quy định Nhà nước. - Lm: Lương theo chất lượng công việc. Dẫn chứng : Phần Ltháng của Phó Tổng giám đốc Nguyễn Tăng Mãng trong tháng 03/2011 Ltháng = Lc + Lm = 5,608,000+ 11,389,000 + 810,000 (Lương khuyến khích) =17,807,000đ a) Lương theo quy định Nhà nước (Lc). Lương theo quy định Nhà nước hay còn gọi là lương phần cứng, được xác định như sau : Trong đó : - Hcb: Hệ số lương cấp bậc theo thang, bảng lương Nhà nước. - Hpc: Hệ số phụ cấp theo quy định của Nhà nước và Công ty (phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực và phụ cấp trách nhiệm). * Hcb và Hpc căn cứ theo quyết định của Tổng giám đốc về việc xếp, nâng hoặc chuyển lương cho người lao động. Dẫn chứng : Phần Lc Phó Tổng giám đốc Nguyễn Tăng Mãng trong tháng 03/2011 Lc = ((6.31+0)*730,000)*(0+28)/23 = 5,608,000đ b) Lương tăng thêm theo chất lượng công việc (Lm). Lương tăng thêm theo chất lượng công việc hay còn gọi là lương phần mềm, được xác định như sau (trang bên): Trong đó : - Lcty= 810,000đ là Mức lương bình quân tăng thêm do Công ty quy định để trả theo chất lượng công việc. Với Lcty = [å(Hcb + Hpc) x Lmin x (K-1)] / åHcv , trong đó: + K là hệ số lần trả lương, căn cứ kết quả SXKD từng thời kỳ, đối chiếu với đơn giá tiền lương được duyệt, Tổng giám đốc sẽ điều chỉnh hệ số lần trả lương K và Lcty sẽ được điều chỉnh theo. + (Hcb + Hpc), å Hcv được xác định tại từng thời điểm định kỳ để xây dựng giá trị Lcty. * Cách xác định hệ số công việc (Hcv): - Đơn vị tổng hợp phân nhân viên vào 4 hạng hệ số công việc như sau: + Loại 1: Hcv9 = 4,50 + Loại 2:.Hcv10 = 3,50 + Loại 3: Hcv11 = 2,50 + Loại 4: Hcv12 = 2,00 - Sau đó đơn vị lập danh sách trình Hội đồng lương Công ty xem xét, phê duyệt lại hệ số Hcv trong toàn Công ty, định kỳ vào tháng 6 và 12 hàng năm. * Cách xác định hệ số năng lực (Hnl): - Hnl: Là hệ số năng lực thực tế của cá nhân so với tiêu chuẩn chức danh; với các giá trị sau : + Năng lực đảm bảo giải quyết tốt công việc : Hnl1 = 1,10 + Năng lực còn hạn chế một số điểm nhỏ : Hnl2 = 1,00 + Năng lực chưa đáp ứng yêu cầu : Hnl3 = 0,90 - Các phòng ban, đơn vị lập danh sách hệ số năng lực của đơn vị mình trình Hội đồng lương Công ty phê duyệt định kỳ vào tháng 6 và 12 hàng năm. * Cách xác định hệ số hoàn thành công việc cá nhân (Hhcn): Hhcn = (Điểm đánh giá của Lãnh đạo / 100) x Điểm trung bình tiêu chí định tính. Với : + 1,15 ≤ Hhcn ≤ 1,20 thì quy đổi thành Hhcn1 = 1,20 + 1,05 ≤ Hhcn < 1,15 thì quy đổi thành Hhcn2 = 1,10 + 0,95 ≤ Hhcn < 1,05 thì quy đổi thành Hhcn3 = 1,00 + 0,85 ≤ Hhcn < 0,95 thì quy đổi thành Hhcn4 = 0,90 + 0,75 ≤ Hhcn < 0,85 thì quy đổi thành Hhcn5 = 0,80 + 0,65 ≤ Hhcn < 0,75 thì quy đổi thành Hhcn6 = 0,70 + 0,50 ≤ Hhcn < 0,65 thì quy đổi thành Hhcn7 = 0,50 + Hhcn < 0,50 thì quy đổi thành Hhcn8 = 0 * Cách xác định hệ số hoàn thành công việc tập thể (Hhtt): Hhtt là hệ số hoàn thành công việc của tập thể theo đánh giá của lãnh đạo, với các giá trị sau : - Hhtt1 = 1,10 : Hoàn thành xuất sắc công việc. - Hhtt2 = 1,05 : Hoàn thành tốt công việc. - Hhtt3 = 1,00 : Hoàn thành công việc. - Hhtt4 = 0,95 : Chưa hoàn thành công việc. - Hhtt5 = 0,90 : Có nhiều thiếu sót trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu công việc được giao. Dẫn chứng : Phần Lm Phó Tổng giám đốc Nguyễn Tăng Mãng trong tháng 03/2011. Lm = (810,000*10*1*1.1*1.05*28)/23 = 11,389,000đ 1.4. Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm. Tiền lương hàng tháng (Ltháng) trả cho từng công nhân lao động trực tiếp gồm các khoản lương sau: Ltháng = Lc + Lcđ + Lcb + Lsp + L≠ Trong đó : - Lc : Tiền lương cứng tối thiểu (khối LĐTT) theo quy định của công ty cho trường hợp hưởng thấp nhất khi nghỉ chở việc (70%). - Lcđ: Tiền lương nghỉ chế độ - Lcb : Tiền lương cấp bậc - Lsp : Tiền lương sản phẩm - L≠ : Tiền lương khác như đi học theo quyết định, nhận khoán bằng tiền mặt, … Dẫn chứng : Phần tiền lương tháng của Quản đốc Nguyễn Văn Bá trong tháng 03/2011 Ltháng = 1,921,000 + 0 + 196,000 + 2,443,000 + 0 = 4,560,000đ 1.4.1.Tiền lương cứng tối thiểu theo quy định Công ty. Tiền lương cứng tối thiểu theo quy định Công ty của tất cả các đối tượng được tính như sau: Trong đó: - Hcb, Hpc : Hệ số lương cấp bậc, phụ cấp trách nhiệm, căn cứ hợp đồng lao động. - Tc: Tổng số ngày công thực tế được hưởng lương tối thiểu trong tháng bằng Tlv3 trừ các ngày : ốm đau (hưởng BHXH), nghỉ không xin phép và nghỉ không lương (Ro), nghỉ đi học dài hạn; căn cứ bảng chấm công của đơn vị. - Lmin : Lương tối thiểu do nhà nước quy định (Lmin= 730,000đ) * Hệ số 0,7: Hệ số điều chỉnh tiền lương tối thiểu trong cơ cấu trả lương hàng tháng cho khối lao động trực tiếp. Dẫn chứng : Phần Lc của Quản đốc Nguyễn Văn Bá trong tháng 03/2011. Lc = ((3.74 +0.2)*730,000*0.7*27)/27 = 1,921,000đ 1.4.2. Tiền lương nghỉ chế độ. Tiền lương nghỉ chế độ của tất cả các đối tượng được tính như sau: Trong đó: - Tcđ: Tổng số ngày công nghỉ chế độ có hưởng lương như : nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng có lương, nghỉ hiện trường, điều động nghỉ chế độ, nghỉ do tai nạn lao động; căn cứ bảng chấm công của đơn vị. * Hệ số 0,3: Hệ số điều chỉnh tăng tiền lương nghỉ chế độ trong cơ cấu trả lương hàng tháng cho khối lao động trực tiếp để cộng với tiền lương cứng tối thiểu đã hưởng trên (hệ số 0,7) đảm bảo nghỉ chế độ hưởng đủ 100% lương cơ bản. Dẫn chứng : Phần Lcđ của Quản đốc Nguyễn Văn Bá trong tháng 03/2011 Lcđ = ((3.74 +0.2)*730,000*0.3*0)/27 = 0 1.4.3.Tiền lương cấp bậc. Tiền lương trả cho ngày công thực tế hội họp, học tự vệ, điều động công tác, tăng cường đi khảo sát, giám sát an toàn, giao nhận hàng hóa; tăng cường lái thay ôtô con, ôtô khách; bán xăng dầu và nghỉ lễ tết được tính như sau: Trong đó - Tcb: Tổng số ngày công hội họp, học tự vệ, điều động công tác, tăng cường đi khảo sát, giám sát an toàn, giao nhận hàng hóa; tăng cường lái thay ôtô con, ôtô khách; nghỉ bù và nghỉ lễ tết. - K : Hệ số lần trả lương theo quy định Công ty. - Hhcn : Hệ số hoàn thành công việc cá nhân; với 5 mức (1,05; 1,00; 0,95; 0,70 và 0,45). - Hhtt : Hệ số hoàn thành công việc tập thể; với 5 mức (1,10; 1,05; 1,00; 0,95 và 0,90). Dẫn chứng : Phần Lcb của Quản đốc Nguyễn Văn Bá trong tháng 03/2011 Lcb = ((3.74 + 0.2)*730,000*1*1*(2.63 - 0.7)*1)/27 = 196,000đ. 1.4.4. Tiền lương sản phẩm. - Tiền lương sản phẩm trả cho từng công nhân lao động trực tiếp gồm các khoản lương sau: Trong đó: - Lvt: Tiền lương trả cho công vận tải. - Lsl : Tiền lương trả theo sản lượng vận chuyển (Tkm, Tấn). - Lxd: Tiền lương trả cho công xếp dỡ cơ giới. - Lrm: Tiền lương trả cho công điều khiển rơ moóc. - Lpk: Tiền lương trả cho công phụ xe - cẩu, kích kéo thủ công. - Lsc: Tiền lương trả cho công bảo dưỡng sửa chữa. - Lpt: Tiền lương trả cho công lao động phổ thông. Dẫn chứng : Phần Lsp của Quản đốc Nguyễn Văn Bá trong tháng 03/2011. Lsp = (Lvt + Lpk + Lpt + Lsc) * Hhcn * Hhtt * (K – 0.7) = (0 + 0 + 0 + 1,266,000) *1*1 *(2.63 – 0.7) = 2,443,000đ. 1.5. Phụ cấp ăn ca - Thời gian tính hưởng tiền ăn giữa ca : Thời gian làm việc từ 2 đến 4 giờ được hưởng 1/2 công ăn ca, trên 4 giờ đến 8 giờ được hưởng 1 công ăn ca. Căn cứ bảng chấm công của đơn vị để làm cơ sở thanh toán tiền ăn giữa ca. + Thời gian được hưởng : Những ngày làm việc thực tế nhưng số ngày công được hưởng ăn ca không quá 26 công/tháng đối với khối lao động hưởng lương gián tiếp; và không quá ngày dương lịch trong tháng đối với khối lao động hưởng lương trực tiếp. + Thời gian không được hưởng : Những ngày chờ việc, nghỉ bù, nghỉ lễ tết; nghỉ ốm đau, thai sản; nghỉ phép năm, nghỉ chế độ hiện trường; nghỉ việc (kể cả nghỉ việc riêng có lương). - Mức ăn giữa ca : 20.000 (đồng/công) . Căn cứ hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ, mức ăn giữa ca có thể tăng lên nhưng không quá tiền lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước và được Tổng giám đốc Công ty phê duyệt. - Tùy tình hình của từng đơn vị, có thể tổ chức ăn giữa ca hoặc thanh toán bằng tiền mặt cho CBCNV hàng tháng. - Khối lao động trực tiếp đã hưởng phụ cấp hiện trường cho thời gian làm việc do đó không được hưởng ăn ca. 1.6. Cách tính thuế thu nhập cá nhân: Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng với thu nhập tù kinh doanh, tù tiền lương, tiền công. BIỂU THUẾ SUẤT Đvt: 1,000đ Bậc Mức thu nhập bình quân 1 người / tháng Thuế ( %) 1 Đến 4,000 0 2 4,000 đến 6,000 5 3 6,000 đến 9,000 10 4 9,000 đến 14,000 15 5 14,000 đến 24,000 20 6 24,000 đến 44,000 25 7 44,000 đến 84,000 30 8 Trên 84,000 35 Thu nhập tính thuế trong trường hợp này là tổng thu nhập chịu thuế đã được xác định trừ các khoản BHXH, BHYT, BH trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc. Các khoản giảm trừ khác. Dẫn chứng: Phần thuế TNCN của Phó Tổng giám đốc Nguyễn Tăng Mãng trong tháng 03/2011. Thu nhập chịu thuế = Tổng lương – Giảm trừ gia cảnh = 17,807,000 – 1,600,000 = 16,207,000đ Thuế TNCN phải nộp = (16,207,000 – 4,000,000) 20% =

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài hoạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ Phần Vận Tải Đa Phương Thức - Đà Nẵngdoc.doc
Tài liệu liên quan