Chuyên đề Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty bánh kẹo Hải Châu

MỤC LỤC

 Trang

¨ Lời nói đầu 1

¨ PhầnI: Lý luận chung về kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 4

I Những vấn đề chung về tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất 4

1. Đặc điểm và vai trò của quá trình tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất 4

2. Kết quả kinh doanh và phương pháp xác định kết quả kinh doanh 8

a. ý nghĩa của việc xác định kết quả kinh doanh

b. Kết quả kinh doanh và phương pháp xác định kết quả kinh doanh

3.Các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 12

II Phương pháp kế toán tiêu thụ à xác định kết quả kinh doanh trong cac doanh nghiệp sản xuất 13

1. Nhiệm vụ kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh 13

2. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ 15

a. Tài khoản sử dụng

b. Kế toán nghiệp vụ tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên

c. Kế toán nghiệp vụ tieu thụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ

3. Kế toán sác định kết quả kinh doanh 24

III. Hệ thống sổ chi tiết và tổng hợp kế toán nghiệp vụ tiêu thụ 25

¨ Phần II Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty bánh keọ Hải Châu 29

I. đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty bánh kẹo Hải Châu 29

1. Đặc điểm chung của công ty bánh kẹo Hải Châu 29

2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty 35

a. Hình thức tổ chức công tác kế toán

b. Tổ chức bộ máy kế toán

c. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty

d. Tổ chức hệ thống sổ kế toán

II thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty bánh kẹo Haỉ Châu 42

1. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 42

a. các hình thức tiêu thụ của công ty

b. kế toán tiêu thụ thành phẩm

2. kế toán doanh thu bán hàng 52

a. trường hợp thanh toán ngay

b. trường hợp bán trả chậm

3. kế toán thanh toán với người mua 55

a. Trường hợp thanh toán ngay

b. Trường hợp thanh toán sau

4. kế toán nghiệp vụ khác có liên quan 56

a. Kế toán thuế GTGT

b. Kế toán giảm giá hàng bán

c. kế toán hàng bán bị trả lại

d. kế toán chiết khấu bán hàng

5. Kế toán chi phi ban hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 62

a. Kế toán chi phí bán hàng

b. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

¨ Phần III Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và sác định kết quả kinh doanh ở công ty bánh kẹo Hải Châu 68

1. Ưu điểm 68

2. Nhược điểm 70

3. Một số phương hướng hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và sác định kết quả kinh doanh 71

¨ Kết luận 75

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i các doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chung. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ bán hàng, kế toán đưa số liệu vào nhật ký chung, sau khi căn cứ vào nhật ký chung để ghi vào sổ cái từng tài khoản, đồng thời cũng ghi vào sổ chi tiết có liên quan. Các số liệu trên sổ chi tiết sẽ được tổng hợp vào cuối tháng để đối chiếu với sổ cái. Cuối kỳ kế toán, cộng số liệu trên sổ cái để lập bảng cân đối sổ phát sinh. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo kết quả kinh doanh. - Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký sổ cái. Các nghiệp vụ tiêu thụ phát sinh đều được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế trên cung một sổ kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký sổ cái. Căn cứ vào các chứng từ bán hàng (hoặc bảng tổng hợp chứng từ) kế toán ghi vào sổ tổng hợp sau đó phản ánh vào các sổ chi tiết tiêu thụ. Cuối kỳ kế toán, khoá sổ và tiến hành lập các báo cáo tiêu thụ dựa vào số liệu trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết - Đối với doanh nghiệp sử dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ bán hàng (hoặc bảng sổ tổng hợp chứng từ)kế toán ghi vào các chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào cái. Chứng từ bán hàng được ghi vào các sổ chi tiét tiêu thụ. Cuối kỳ khoá sổ, tính tổng số tiền các nghiệp vụ phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổcái để lập bảng cân đối số phát sinh, số liệu trên sổ cái và sổ chi tiết được dùng để lập các báo cáo tiêu thụ. - Đối với doanh nghiệp sử dụng hình thức nhật ký chứng từ: hàng ngày căn cứ vào các chứng từ bán hàng, kế toán lấy số liệu để ghi vào các bảng kê số5, số10,số11, và nhật ký chứng từ số 8, đồng thời cũng ghi vào các sổ chi tiết tiêu thụ có liên quan. Trong thực tế, tuỳ thuộc vào mô hình sản xuất kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp với đặc điểm của đơn vị để phát huy được vai trò của kế toán. Phần II Thực trạng công tác hạch toán kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty bánh kẹo hải châu I. Đặc điểm tổ chúc quản lý sản xuất kinh doanh của công ty bánh kẹo hải châu Đặc điểm chung của công ty bánh kẹo Hải Châu Nếu xét đến những công ty thuộc ngành công nghiệp nhẹ có sức bật và linh hoạt trong cơ chế thị trường hiện nay thì phải kể đến Công ty Bánh kẹo Hải Châu- tiền thân là nhà máy Bánh kẹo Hải Châu. Ngày 02/09/1965 được sự giúp đỡ của hai tỉnh Thượng Hải và Quảng Châu-Trung Quốc, Bộ Công nghiệp nhẹ đã quyết định thành lập nhà máy Bánh kẹo Hải Châu đặt trên đường Minh Khai nằm về phía Đông Nam thành phố Hà Nội thuộc phường Vĩnh Tuy- quận Hai Bà Trưng. Công ty Bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên của Tổng Công ty Mía đường I – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính hiện nay là: Kinh doanh các loại sản phẩm bánh kẹo Kinh doanh bột canh Kinh doanh vật tư, nguyên liệu, bao bì ngành CN-TP Với tổng tài sản lên tới 60 tỷ đồng trong đó phần lớn là ngân sách Nhà nước cấp, doanh thu trong mấy năm gần đây khoảng trên 120 triệu, tổng sản phẩm các loại đạt trên 12.000 tấn/năm. Công ty là một trong số ít doanh nghiệp làm ăn có lãi. Qua 35 năm hoạt động Công ty đã tạo được uy tín lớn trên thị trường, sản phẩm của Công ty đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Hiện nay Công ty đã có trên 300 đại lý lớn nhỏ chính thức tại các tỉnh thành phố. Với sự phát triển lâu dài cùng với sự biến động của đất nước Công ty đã có những chuyển biến rõ rệt. Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, ngay từ khi ra đời, Công ty bánh kẹo Hải Châu đã tiến hành sản xuất những sản phẩm như: bánh quy, lương khô, kẹo cứng, kẹo mềm. Năng lực sản xuất của Công ty lúc bấy giờ: phân xưởng mỳ sợi 2,5-3 tấn/ca, phân xưởng bánh 2,5 tấn/ca, phân xưởng kẹo 1,5 tấn/ca. Năm 1972 do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Bộ đã tách phân xưởng kẹo của Công ty sang nhà máy Miến Hà Nội thành lập nhà máy Hải Hà ( nay là công ty bánh kẹo Hải Hà). Trong giai đoạn từ 1976-1985 Công ty đã khắc phục được những thiệt hại do chiến tranh gây ra và dần dần đi vào hoạt động bình thường. Năm 1982, sau khi đã ngừng hoạt động của phân xưởng mỳ lương thực theo quyết định của Bộ Công Nghiệp Thực Phẩm, Công ty đã tận dụng mặt bằng và lao động, đầu tư thêm 12 lò sản xuất bánh kem xốp hoạt động với công suất 240 kg/ca. Đây là những sản phẩm đầu tiên ở phía Bắc. Từ năm 1986-1990, khi nước ta chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung quan liêu bao cấp sangcơ chế thị trường cũng là lúc Công ty còn nhiều bỡ ngỡ với cơ chế mới nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân Công ty đã thích nghi và đưa vào sản xuất thêm những sản phẩm mới, lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan nướng bánh bằng lò điện với công suấ 2,5-2,8 tân /ca. Từ năm 1991 đến nay, với chặng đường 10 năm đổi mới, Công ty đã đẩy mạnh sản xuất, đi sâu vào các mặt hàng truyền thống đồng thời mua sắm thêm các thiết bị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Điều này đã tạo cho Công ty sức cạnh tranh mạnh cho sản phẩm của mình. Trong những năm gần đây, mặc dù gặp sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong nước cũng như các công ty nước ngoài nhưng Hải Châu vẫn hoạt động có hiệu quả , sản xuất kinh doanh có lãi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên Điều này đã được thể hiện rõ qua những kết quả mà Công ty đã đạt được trong những năm gần đây. Stt Chỉ tiêu Đ vị 1996 1997 1998 1999 2000 1 2 3 4 5 Giá trị TSL Tổng doanh thu Lợi nhuận trước thuế Các khoản nộp N S Thu nhập bình quân (người/năm) Tỷ đ Tỷ đ Tỷ đ Tỷ đ 1000 đ 58,9 73,8 2,57 7,018 600 80,1 93,2 1,816 9,6 750 92,7 117,9 0,657 8,4 800 104,8 129,5 2,53 8,6 900 109,9 137,4 2,9 8,5 950 Kết quả sản xuất kinh doanh những năm qua khẳng định sự quyết tâm phát huy nội lực và những cố gắng, đóng góp tích cực của Đảng bộ, ban giám đốc, cán bộ công nhân viên Công ty bánh kẹo Hải Châu. Điểm sáng Hải Châu góp phần khẳng định sâu sắc, đúng đắn về đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân trong cơ chế thị trường. Công ty Bánh kẹo Hải Châu thuộc loại hình doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm. Nguyên liệu chủ yếu mà công ty sử dụng là các nông sản như bột mì, đường, muối ăn, và các hương liệu. Sản phẩm sản xuất ra là các loại thực phẩm khô, được bao gói theo mẫu mã nhất định Do đặc điểm của sản phẩm nên bộ máy sản xuất của Công ty Bánh kẹo Hải Châu được chia thành 5 phân xưởng , có một phân xưởng phụ là phân xưởng cơ điện có nhiệm vụ khắc phục những hỏng hóc cho các phân xưởng. Các phân xưởng chỉ sản xuất một số loại sản phẩm nên có tính độc lập với nhau. Mỗi phân xưởng thực hiện một quy trình công nghệ khép kín, với chu kỳ sản xuất khép kín. Các dây truyền sản xuất đều là bán tự động máy móc kết hợp với thủ công. Những sản phẩm sản xuất ra là những sản phẩm có các bước công nghệ tương đối ngắn nên cuối tháng công ty không có sản phẩm dở dang, sản phẩm cũng chính là thành phẩm. Quy trình công nghệ sản xuất ở công ty theo kiểu giản đơn, chế biến liên tục, khép kín không thể gián đoạn về mặt thời gian và kỹ thuật, sản xuất với mẻ lớn, công tác sản xuất được tiến hành theo cơ giới hoá một phần thủ công. Môĩ loại sản phẩm ở các phân xưởng được sản xuất theo các công đoạn khác nhau với nhiều thao tác cụ thể, được phân chia tỷ mỉ để phục vụ việc xác lập định mức công việc và định mức lao động cho mỗi sản phẩm. Mỗi phân xưởng đều được phân cấp quyền hạn, quy định trách nhiệm rõ ràng và có mối quan hệ mật thiết với nhau trong sản xuất, thi đua trở thành bộ phận tham mưu cho lãnh đạo công ty về định hướng phát triển, đầu tư, chiến lược, sách lược về sản phẩm dự đoán thị trường, năng lực sản xuất - để làm cơ sở cho công tác điều hành theo sát yêu cầu, đảm bảo máy móc hoạt động hết công suất. Mặt khác các phân xưởng còn có nhiệm vụ quản lý thiết bị, công nghệ sản xuất, quản lý công nhân, thực hiện kế hoạch tác nghiệp, ghi chép các số liệu ban đầu. Quy trình công nghệ của từng phân xưởng: Phối liệu Nhào trộn Cán Nướng Thành hình Bánh Bao gói Nhập kho TP hoàn thiện Phân xưởng bánh 1: Sản xuất bánh quy,bánh Hương Thảo, lương khô Nguyên liệu chính gồm : bột mì, đường kính, bột sữa, bơ, dầu thực vật, trứng, chiếm khoảng 70-75% chi phí phát sinh, chi phí bao gói chiếm 5-10% còn lại là các chi phí về nhân công, hao mòn máy móc. Phân xưởng bánh 2: Sản xuất bánh kem xốp, kem xốp phủ socola. Bột mì Trộn bột Tráng vỏ bánh Lò nướng Làm nguội Phết kem Phòng ổn định Đánh kem Phối liệu Cắt Thành phẩm Bao gói tổng hợp Bao gói đơn Nguyên liệu chính là bột mì, bột sắn, muối, dầu thực vật, bột sữa, đường và các nguyên liệu phụ khác như bột ca cao, NaHCO3, lecithin. Phân xưởng bánh 3: Sản xuất bánh Hải Châu, bánh Hướng Dương… Quy trình công nghệ tương tự như phân xưởng bánh 1 Phân xưởng kẹo: Sản xuất các loại kẹo cứng, kẹo mềm, có nhân ,không nhân. Hoà đường Nấu Làm lạnh Máy lăn côn Vuốt kẹo Bơm nhân Tạo nhân Dập hình Sàng làm lạnh Dập hình Dập hình Nguyên liệu chính gồm đương kính, đường gluco, nha, phụ gia Phân xưởng bột canh: Sản xuất bột canh thường, bột canh iốt Rang muối Xay hạttiêu Mỳ chính Pha trộn thành hỗn hợp Cân và bao gói thành phẩm Thành phẩm nhập kho Bộ máy quản lý của công ty luôn được hoàn thiện để đạt được một cơ cấu khoa học, ổn định, có hiệu quả. Dựa trên đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý của công ty là tập trung, thống nhất, cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được thiết lập theo sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Giám đốc PGĐ kinh doanh PGĐ kỹ thuật Phòng KHVT Phòng KTTV Phòng tổ chức Ban bảo vệ Ban XDCB Phòng hành chính Phòng KTTV FX bánh I FX bánh II FX bánh III FX Bột Canh FX Kẹo FX Cơ Điện Theo sơ đồ trên, mô hình cơ cấu quản lý của công ty sử dụng hình thức quản lý kết hợp (trực tuyến và chức năng). đặc điểm của mô hình quản lý này mỗi bộ phận chỉ nhận lệnh từ cấp trên, làm cơ sở giúp cho giám đốc ra quyết định đồng thời kiểm tra giám sát việc thực hiện các quyết định đó. Việc áp dụng mô hình quản lý này đã giúp cho công tác quản lý của cong ty có hiệu quả hơn. * Giám đốc: là người đại diện hợp pháp của công ty, chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động sản xuất- kinh doanh của công ty * Phó giám đốc kỹ thuật: giúp việc cho giám đốc, phụ trách các công tác về kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công nhân, công tác bảo hộ lao động, …. *Phó giám đốc kinh doanh: giúp việc cho giám đốc, phụ trách các công tác về kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, công tác hành chính quản trị và bảo vệ. * Phòng tổ chức: tham mưu cho giám đốc về tổ chức cán bộ, lao động, soạn thảo các nội quy, quy chế về tuyển dụng lao động… * Phòng kỹ thuật: tham mưu cho giám đốc về các mặt: tiến bộ kỹ thuật, quản lý quy trình kỹ thuậ, quy trình công nghệ sản xuất, soạn thảo các quy trình, quy phạm. *Phòng kế hoạch- vật tư: tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch tổng hợp, kế hoạch giá thành, điều độ sản xuất, cung ững vật tư, tiêu thụ sản phẩm. *Phòng kế toán: tham mưu cho giám đốc về công tác kế toán, thống kê, tài chính. * Phòng hành chính: tham mưu cho giám đốc về công tác hành chính quản trị, đời sống * Ban bảo vệ: có chức năng đảm bảo an toàn trật tự cho toàn công ty, tham mưu cho giám đốc về công tác bảo vệ, thực hiện nghĩa vụ quân sự. *Ban XDCB: tham mưu cho giám đốc về kế hoạch xây dựng và sửa chữa nhỏ trong công ty. *Các phân xưởng: có chức năng sản xuất từng loại sản phẩm độc lập, có quy trình công nghệ ngắn. 2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty: Để quản lý tốt nhất và có hiiêụ quả các hoạt động sản xuất kinh doanh ,các doanh nghiệp không phân biệt thuộc thành phần kinh té loại hình kinh tế, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh hay hình thức sở hữu đèu phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó kế toán được coi là một coongcụ hữu hiệu. Thông qua hệ thống phương pháp của mình là phương pháp chứng từ, phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp cân đốimà kế toán có được thông tin đầy đủ, chính xác về tình hình tài sản của doanh nghiệp và sự biến động của chúng trong quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh đồng thời kế toán cũng biết được toàn bộ tình hình, kết quả sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp qua các thời kỳ. Thông tin do kế toán cung cấp là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống thông tin kinh tế của doanh nghiệp, là cơ sở của các chủ thể quản lý và ra quyết định đứng đắn chính xác. Trong nền kinh tế thị trường, chức năng và vai trò quan trọng của kế toán ở doanh nghiệp sản xuất trong công tác quản lý được thể hiện bằng những nghiệp vụ sau: Phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời theo các phương pháp đã quy định Thu thập phân loại xử lý và tổng hợp các số liệu thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm xác định, cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau. Tổng hợp số liệu, lập các báo cáo tài chính đúng quy định phục vụ cho việc quản lý và quản trị doanh nghiệp . Thực hiện phân tích các thông tin kế toán, đề xuất các biện pháp cho lãnh đạo doanh nghiệp để có đường lối phát triển đứng đắn đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản trị doanh nghiệp. Hình thức tổ chức công tác kế toán Công ty bánh kẹo Hải Châu có đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa, số lượng, chủng loại măt hàng kinh doanh đa dạng địa bàn sản xuất tập chung. Với đặc điểm này để công tác kế toán đạt được hiệu quả cao nhất công tác kế toán ở công ty bánh kẹo Hải Châu được tổ chức theo hình thức tập chung. Hình thức này tạo điều kiện cho kế toán trưởng kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ tập trung thống nhất, đảm bảo sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán. Tổ chức công tác kế toán tập chung cũng thuận lợi cho việc phân công, chuyên môn hoá công việc đối với nhân viên kế toán cũng như việc trang bị các phương tiện kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin. Tổ chức bộ máy kế toán Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, yêu cầu đầu tiên đối với các bộ máy kế toán là phải được tổ chức tốt, cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý và hoạt động có hiệu quả. Đáp ứng yêu cầu đó, bộ máy kế toán của công ty bánh kẹo Hải Châu được tập chung tại phòng kế toán tài vụ của công ty và có nhiệm vụ: - Khai thác mọi nguồn vốn nhằm đảm bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Tham mưu cho giám đốc trong việc xét duyệt các phương án đầu tư kinh doanh, ký kết thanh lý các hợp đồng sản xuất kinh doanh, mua sắm tài sản cố định - Kiểm tra định kỳ các số lượng kế toán, các thủ tục cần thiết của bộ chứng từ và việc thanh toán với khách hàng (người mua, nhà cung cấp) - Đôn đốc giám sát tình hình sử dụng tài sản trong công ty, chủ động thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước - Nhân viên phòng kế toán tài vụ gồm 12 người được chia thành các bộ phận để thực hiện các phần hành riêng, nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận như sau: - Kế toán trưởng có nhiệm vụ kiểm tra giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế toán, đôn đốc các bộ phận kế toán chấp hành các quy định, chế độ kế toán nhà nước ban hành. Kế toán trưởng cũng là người cung cấp các thông tin kế toán cho giám đốc và cơ quan hữu quan đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu đã cung cấp - Phó phòng kế toán có trách nhiệm các công việc khi kế toán trưởng đi vắng đồng thời là người thực hiện việc tập hợp chi phi giá thành sản phẩm - Kế toán tổng hợp có trách nhiệm làm báo cáo kế hoạch lập sổ cái, tổng hợp các số liệu kế toán từ các bộ phận để lập báo cáo tài chính trong công ty theo định kỳ, kế toán thúe VAT và thu nhập doanh nghiệp - Kế toán tài sản cố định : Có nhiệm vụ theo dõi giám sát sự biến động tăng giảm tài sản cố định và tính toán tài sản, khấu hao tài sản cố định trong công ty - Kế toán vật tư : hạch toán tổng hợp và chi tiết tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, gia công chế biến nguyên vật liệu . - Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Theo dõi tính toán tiền lương, tiền thưởng và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và thanh toán cho cán bộ công nhân viên - Kế toán tiêu thụ thành phẩm có nhiệm vụ tổ chức theo dõi đầy đủ kịp thời và giám sát chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm trên các mặt hiện vật cũng như giá trị. Theo dõi quá trình tiêu thụ sản phẩm cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán tổng hợp. - Kế toán tiền mặt : theo dõi sự biến động tăng giảm tiền mặt có tại quỹ của doanh nghiệp, giám sát các nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt. - Kế toán tiền ngân hàng và vay vốn tại ngân hàng. Theo dõi sự biến động tăng giảm tiền của công ty ở các tài khoản mở tại ngân hàng thực hiện thanh toán và vay vốn tiền gửi ngân hàng. - Thủ quỹ ( 2 người ): Có trách nhiệm thu chi tiền mặt, bảo quản tiền mặt tại quỹ của công ty. - Kế toán công nợ và thanh toán ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ và tình hình thanh toán công nợ với các nhà cung cấp và khách hàng, phụ trách việc vay trả với ngân hàng. Các nhân viên kế toán được chuyên môn hoá theo công việc, đồng thời cũng có kế hoạch đối chiếu số liệu với nhau để phát hiện kịp thời những sai sót, cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp. Hiện nay, chức danh kế toán trưởng do phó phòng tài vụ phụ trách công tác tiêu thụ đảm nhiệm vì kế toán trưởng đã về hưu tháng 10/2000. Công tác kế toán tiêu thụ được kế toán TSCĐ, kế toán tiêu thụ và công nợ cùng đảm nhiệm dưới sự giám sát của quyền kế toán trưởng. Trong đó kế toán TSCĐ theo dõi tình hình tiêu thụ về mặt lượng nhập-xuất-tồn thành phẩm còn kế toán tiêu thụ và công nợ theo dõi tình hình tiêu thụ về mặt giá trị . Sơ đồ tổ chức bộ máy kê toán của công ty như sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Phó phòng kiêm kế toán giá thành Phó phòng phụ trách kế toán tiêu thụ Thủ quỹ Kế toán tiền mặt Kế toán ngân hàng và công nợ Kế toán tiêu thụ Kế toán tiền lương Kế toán vật tư Kế toán tài sản cố định Kế toán tổng hợp và thuế c. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: Hiện nay, công ty bánh kẹo Hải Châu đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Theo chế độ kế toán hiện hành phòng tài vụ có trách nhiệm lập các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Với hình thức sổ Nhật ký chung, công ty sử dụng các loại sổ như: Sổ nhật ký chung, sổ cái, các sổ thẻ kế toán chi tiết. - Các chứng từ gốc bao gồm: Phiếu nhập kho , phiếu xuất kho thành phẩm, phiếu xuất bao gồm hoá đơn bán hàng GTGT, phiếu xuất kho nội bộ, xuất kho sản phẩm khuyến mại. - Khi xử lý nghiệp vụ thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập xuất để mở thẻ kho. - Khâu nhập dữ liệu được thực hiện tại phòng tài vụ: kế toán lấy phiếu nhập xuất để nhập vào máy. + Khi nhập thì nhập lượng đ máy sẽ tự tính giá +Khi xuất, nếu xuất về lượngđ máy sẽ định khoản luôn cho từng đối tượng. VD: Doang thu bán thành phẩm: Nợ TK 131 Có TK 511.2 Có TK 333.1 Doanh thu hàng xuất khẩu: Nợ TK 131 ( thuế xuất =0) Có TK 511.4 Khi xuất sản phẩm để chào hàng quảng cáo định khoản vào TK641 Khi xuất san phẩm để tiếp khách , định khoản vào TK642 +Khi dữ liệu được nhập xong , nếu muốn vào sổ theo yêu cầu chỉ cần ấn vào những nút biểu tượng đã được tạo sẵn, máy sẽ tự vào sổ. Cuối tháng hoặc cuối niên độ , theo yêu cầu máy sẽ in ra các tài liệu cần thiết. Hiện nay, công ty bánh kẹo hải châu thực hiện chế độ kế toán theo quyết định số 114T/C /QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995do bộ tài chính ban hành Niên đô kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc 31/12 năm báo cáo Đơn vị tièn tệ sử dụng trong ghi chép (Đồng Việt Nam) Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỉ giá của ngân hàng Việt nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Nguyên tắc đánh giá tài sản cố địnhtheo nguyên tắcvà giá trị hao mòn. Phương pháp khấu hao TSCĐ:Tỉ lệ khấu hao được tính theo thời gian sử dụng của TSCĐ theo quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTCngày14/11/1996 của bộ tài chính. Phương phápkế toán hàng tồn kho Nguyên tăc đánh giá Theo nguyên tắc giá gốc= Giá hoá đơn + chi phí vận chuyển +thuế (nếu có) Tổ chức hệ thống sổ kế toán. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ , xử lý thông tin kịp thời,đảm bảo cho chức năng giám đốc, kế hoạch sản xuất một cách có hệ thống, phòng kế toán tài vụ đang sử dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ thẻ hạch toán chi tiết Nhật ký chuyên Nhật ký chung Sổ cái Bảng tổng hợp Bảng cân đối phát sinh Báo cáo kế toán Nguyên tắc của hình thức nhật ký chung là phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian vào một quyển sổgọi là nhật ký chung. Sau đó, căn cứ vào nhật ký chung, lấy số liệu để ghi sổ cái. Mỗi bút toán được phản ánh trong sổ nhật ký chungđược chuyển vào sổ cái ít nhấtcho hai tài khoảncó liên quan. Đối với các tài khoản chủ yếu, phát sinh nghiệp vụ cụ thể mở các nhật ký phụ. Cuối tháng(hoặc định kỳ) cộng các nhật ký phụ lấy số liệu ghi vào nhật ký chung hoặc vào thẳng sổ cái. Hiện nay công ty bánh kẹo Hải Châu đã trang bị hệ thống máy vi tính phục vụ cho công tác kế toán, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công việc, góc độ kiểm tra số liệu, lập và in các sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính.Với việc sử dụng chương trình kế toán này, trình tự công việc xử lý số liệu như sau: Xử lý nghiệp vụ Nhập dữ liệu Vào nhật ký chung Vào sổ cái Các sổ chi tiết, báo cáo Bảng CĐKT Báo cáo tài chính In và lưu trữ Khoá sổ chuyển sang kỳ Chứng từ gốc Từ các chứng từ gốc minh chứng cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sắp xếp để nhập số liệu vào máy vi tính. Máy vi tính sẽ tự động phân lọai nghiệp vụ và ghi vào sổ cái các tài khoản có liên quan. Đến cuối kỳ người sử dụng có thể cho in ra sổ cái từng loại tài khoản, các báo cáo tài chính II. thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty bánh kẹo hải châu. Kế toán tiêu thụ thành phẩm: Các hình thức tiêu thụ của công ty Hiện nay công ty bánh kẹo Hải Châu sử dụng cả hai phương thức bán buôn và bán lẻ. Việc bán lẻ được thực hiện tại các cửa hàng giới thiệu sản phẩm và tại kho của doanh nghiệp. Với phương thức này khách hàng phải thanh toán ngay, bán buôn được áp dụng với các khách hàng thường xuyên mua với khối lượng lớn, có ký kết hợp đồng với công ty. Đây chính là phương thức tiêu thụ chủ yếu của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh số bán của công ty. Theo phương thức này khách hàng có thể thanh toán chậm sau (7 đến 20 ngày) theo phương thức gối đầu khi thanh toán tức là khách hàng thanh toán hết tiền hàng mua chịu lần trước sẽ được mua chịu lần tiếp theo Các tài khoản sử dụng: TK 5112: Doanh thu tiêu thụ thành phẩm được mở chi tiết cho từng loại thành phẩm TK 155 : Thành phẩm, mở chi tiết theo từng loại thành phẩm TK 5212 : Chiết khấu bán thành phẩm TK 531 : Hàng bán bị trả lại TK 532 : Giảm giá hàng bán TK 641 : Chi phí bán hàng TK 642 : Chi phí quả lý doanh nghiệp TK 111: Tiền mặt TK 112 : Tiền gửi ngân hàng TK 131 : Phải thu khách hàng. Mở chi tiết cho từng đối tượng TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Các chứng từ sử dụng hạch toán xuất bán thành phẩm và doanh thu. Khi xuất bán thành phẩm, phòng kế hoạch vật tư sẽ lập hoá đơn GTGT. Khách hàng đến mua sản phẩm trực tiếp tại công ty, theo yêu cầu của khách hàng phòng kế hoạch vật tư tiến hành lập hoá đơn có đầy đủ chữ ký của: Trưởng (phó) phòng kế hoạch vật tư Trưởng (phó) phòng kế toán Nếu khách hàng mua chịu sản phẩm phải được sự đồng ý của giám đốc công ty và thêm chữ ký của giám đốc trên chứng từ. Chứng từ gồm có ba liên Một liên lưu tại phòng kế hoạch vật tư Một liên giao cho kế toán qũy Một liên người mua giữ Căn cứ vào chứng từ kế toán quỹ viết phiếu thu gồm hai liên: Một liên lưu tại phòng Một liên giao cho thủ quỹ để thu tiền Trường hợp khách hàng mua chị, kế toán tiêu thụ căn cứ vào hoá đơn để ghi vào sổ chi tiết theo dõi tình hình xuất hàng nợ, khi đó khách hàng mới cầm hoá đơn nhận hàng. Trích hoá đơn bán hàng GTGT Công ty bánh kẹo Hải Châu N0 062936 Hoá đơn GTGT Ngày 1 tháng 2 năm 2001 Đơn vị bán hàng: Công ty bánh kẹo Hải Châu Địa chỉ : 5B Minh Khai- HBT- Hà Nội Số tài khoản 7301.0660 FNHĐ TPT Điện thoại : Mã số 01- 00114184 – 1…………. Họ tên người mua hàng: Nguyến Thi Loan Địa chỉ : Thị xã Bỉm Sơn Hình thức thanh toán: Tiền mặt STT Tên hàng hoá dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 ´ 2 1 2 3 4 Bánh hương thảo 300 mới Kem xốp 450 gr Kem xốp 270 gr Kem phủ sôcola 150 gr Kg Kg Kg Kg 170.000 270.000 162.000 37.500 10214 18867 18165 25432 1736380 5094090 2942730 953700

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28734.doc
Tài liệu liên quan