Chuyên đề Kế toán về nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Phần 1: Đặc điểm chung của Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành. 2

I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. 2

1. Sự hình thành và phát triển của Công ty 2

2. Một số chỉ tiêu mà Công ty đạt được trong những năm gần đây. 2

II. Đặc điểm tổ chức bộ máy Công ty. 3

III. Đặc điểm của hoạt động kế toán tại Công ty. 6

1. Tổ chức bộ máy kế toán. 6

1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. 6

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán. 6

2. Hình thức tổ chức sổ kế toán. 9

3. Đặc điểm của một số phần hành kế toán 11

3.1. Các chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ gồm 11

3.2. Luân chuyển chứng từ 12

3.3. Các sổ sách kế toán dùng để ghi chép tại Công ty. 15

3.4. Các phương pháp ghi sổ 16

3.5. Trình tự ghi sổ 17

4. Một số đặc điểm khác liên quan đến hoạt động kế toán 18

4.1.Hệ thống tài khoản vận dụng tại Công ty 18

4.2. Phương pháp kế toán hàng tồn kho 18

4.3 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng. 18

4.4. Phương pháp hạch toán TSCĐ. 19

4.5. Phương pháp hạch toán Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ 20

4.6 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 22

4.7 Kế toán chi phí sản xuất, giá thành. 24

4.8 Kế toán doanh thu 30

5. Tổ chức Báo cáo tài chính kế toán 30

Phần 2: Thực trạng về kế toán Nguyên vật liệu ( NVL) – Công cụ dụng cụ (CCDC) tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành. 32

I. Những vấn đề chung của kế toán NVL, CCDC. 32

1. Nhiệm vụ của kế toán NVL- CCDC trong công ty. 32

2. Những quy định chung về kế toán NVL- CCDC trong Công ty. 33

3. Phân loại và đánh giá NVL- CCDC trong Công ty. 33

3.1. Phân loại. 33

3.2. Đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty. 34

II. Phương pháp kế toán tổng hợp tại Công ty. 36

1. Phương pháp kế toán nhập NVL, CCDC 36

1.1. Khi hàng và hoá đơn cùng về. 36

1.2. Khi hàng đã về mà hoá đơn chưa về 36

1.3. Khi hoá đơn về trước hàng chưa về. 37

2. Phương pháp kế toán xuất vật liệu. 37

III. Phương pháp kế toán chi tiết tại Công ty. 39

1. Kế toán nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 39

2. Kế toán xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại kho của công ty 45

Phần 3: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành. 66

I. Nhận xét về công tác kế toán của Công ty nói chung và công tác về Nguyên vật liệu- Công cụ dụng cụ nói riêng tại Công ty. 66

1. Nhận xét về công tác kế toán của Công ty nói chung. 66

2. Nhận xét về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty. 66

II. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành. 67

1. Thuận lợi 67

2. Khó khăn 68

III. Những kiến nghị và giải pháp với Công ty 68

1. Đối với nhân viên kế toán 68

2. Đối với công tác tổ chức 69

3. Về việc áp dụng kế toán máy 69

Kết luận 70

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7152 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán về nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc đơn giá công trình). Sau đó xác định giá dự toán xây lắp của chi phí vật liệu bằng khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt nhân với đơn giá vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản của từng loại công tác xây lắp. Khi có sự thay đổi về giá cả, cước phí vận tải thì căn cứ vào cước phí bình quân khu vực của từng thời kỳ xác định phần chênh lệch vào đơn vị trực tiếp chi phí vật liệu trong dự toán. VL = SQj x DjVL + CLVL Trong đó : - SQj là khối lượng công tác xây lắp j ( đơn vị tính m, m2, … tuỳ từng công tác xây lắp). - DjVL là đơn giá vật liệu của công tác xây lắp loại ( đơn vị tính đồng). - CLVL chênh lệch vật liệu ( về giá trị nếu có). Đối với các công trình có vốn đầu tư nước ngoài thì bước đầu có thể sử dụng định mức vật tư hiện hành của Việt Nam để tính giá. Tuy nhiên, đối với những công việc có yêu cầu phải làm theo tiêu chuẩn nước ngoài thì phải điều chỉnh lại đinh mức cho phù hợp. Đối với những công tác đặc biệt mà ở nước ta chưa có định mức tương ứng thì đơn vị nhận thầu căn cứ vào thuyết minh kỹ thuật kèm theo hồ sơ dự thầu để xây dựng định mức phù hợp. Về giá vật tư, vật liệu ngoại thì tính theo giá thực nhập cộng với chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ đến hiện trường. Vật liệu sản xuất trong nước lấy theo mức giá thị trường cao nhất. Những loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thì lấy theo giá nội bộ hoặc lấy theo giá tương ứng khu vực Đông Nam Á. - Chi phí nhân công trực tiếp ( NC). Bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ và các loại phụ cấp của cac loại lao động tham gia vào công trình xây dựng, các loại phụ cấp khai thác theo chế độ đối với công nhân xây lắp mà có thể khoán trực tiếp cho người lao động để tính cho một ngày công định mức. Theo nguyên tắc này, chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản được xác đinh như sau. NC = SQij x DjNC x kj [ ] F1 F2 1 + + h1j h2j Trong đó: - SQij : Khối lượng công tác xây lắp j - DjNC : Đơn giá nhân công của công tác xây lắp loại j - kj : Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công của các nhóm Nhóm 1 ( xây dựng dân dụng và công nghiệp ) k 1 = 1 Nhóm 2 ( xây dựng đường, lắp đặt máy móc, thiết bị ) k2 = 1,064 - F1 : Các khoản phụ cấp lương (nếu có), tính theo tiền lương tối thiểu mà chưa được tính hoặc tính chưa đầy đủ trong đơn giá xây dựng cơ bản. - F2 : Các khoản phụ cấp lương( nếu có) tính theo tiền lương cấp bậc mà chưa được tính hoặc tính chưa đầy đủ trong đơn giá xây dựng cơ bản. - h1j : Hệ số biểu thi mối quan hệ giữa chi phí nhân công trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu của các nhóm. Cách tính chi phí nhân công trong đơn giá. Đưa trực tiếp vào đơn giá các khoản lương cơ bản, lương phụ, phụ cấp lương và các chế độ đối với công nhân xây lắp mà công nhân được hưởng. Đối với đơn giá tại các tỉnh, thành phố áp dụng chung cho nhiều công trình trong một khu vực nên khi tính các khoản lương cơ bản, lương phụ, phụ cấp áp dụng tốt nhất đối với tất cả các công trình trong khu vực và các chi phí theo chế độ đối với công nhân xây lắp. Có thể khoán trực tiếp chi người lao động. Theo quy định hiện hành, các khoản chi phí này bằng hai lần chi phí nhân công trong đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của các địa phương. Đối với các công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng áp dụng hiện hành trong lao động để tính giá. Những công việc chưa có định mức thì phải xây dựng định mức mới, có cân đối với các định mức của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên áp dụng định mức quy định hiện hành trong nước ta, do năng suất lao động chưa cao, tiền lương lại thấp, nên khi nâng tiền lương lên thì với năng suất thấp cũng có thể dẫn đến chi phí nhân công trong đơn gia đầy đủ không còn hợp lý nữa. Trong trường hợp này cần phải điều chỉnh chi phí nhân công sao cho đơn giá đầy đủ của loại công tác được hợp lý, có thể chấp nhận được. Tiền lương công nhân được tính theo mức trung bình thấp của công nhân xây dựng trong khu vực Đông Nam Á, nhằm tạo ra sự cạnh tranh nhất định khi đấu thầu với Công ty nước ngoài, nhưng sao cho mức lương này cao hơn mức lương trong nước để khuyến khích người công nhân làm việc với chất lượng tốt hơn đáp ứng được nhu cầu của người nước ngoài. * Chi phí máy thi công. Chi phí máy thi công là toàn bộ chi phí máy cần thiết để cho những tài sản là máy thi công hoạt động bình thường. Tài sản là xe máy thi công, thiết bị cơ giới chạy bằng động cơ không phân biệt nguồn nhiên liệu cung cấp cho nó. Những thiết bị máy móc cơ giới này phải phục vụ trực tiếp khi thi công ngoài công trường. Trong đó chi phi sử dụng máy thi công thường tách làm hai phần. - Chi phí phí thường xuyên trong sử dụng máy: Là chi phí mang tính chất phát sinh hàng ngày, hàng giờ. + Chi phí nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn. + Khấu hao máy ( Khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn). + Chi phí quản lí máy : được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí sử dụng máy. - Các chi phí khác của máy thi công bao gồm: + Những chi phí xảy ra trong một lần trong suốt quá trình thi công như là vận chuyển máy đến và trả lại nơi tập kết cũ. + Chi phí làm công trình tạm cho máy sản xuất như đường xá đi lại, bệ bục kê máy. Chi phí sử dựng máy trong thi công xây lắp được tính bằng công thức: M = SQj x Dmj Trong đó: Dmj là đơn giá máy thi công của công tác xây lắp loại j Chi phí trực tiếp (T) bằng tổng của ba loại chi phí trên. T = VL + NC + M * Chi phí chung (C). Trong dự toán xây lắp, ngoài chi phí trực tiếp thì tất cả các chi phí khác bao gồm: Chi phí bộ phận quản lí doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn…được tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí nhân công cho từng công trình theo quy định của thông tư số 03/BXD – VKT ngày 30/04/1994 của bộ xây dựng. C = P x NC Trong đó P là định mức chi phí chung ( đối với xây dựng đường P = 66%) Giá thành kế hoạch toàn bộ là: GT = T + C Hiện nay phương pháp tính giá thành kế hoạch này được áp dụng rộng rãi cho tất cả các Doanh nghiệp xây dựng trong đó có Công ty CTGT 4. Dựa vào đó mà mỗi công ty có thể xác định giá dự thầu khi tham gia đấu thầu. Tuy nhiên đối với giá xây lắp thực tế thì ngoài các chi phí trên còn phải cộng thêm giá thực tế của một số chi phí phát sinh khác trong quá trình thi công. * Chứng từ sử dụng. - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. - Bảng phân bổ vật liệu , dụng cụ. - Bảng tính và phân bổ khấu hao. - Các chứng từ phản ánh chi phí về thuế , phí , lệ phí , chi phí bằng tiền khác. * Sổ kế toán chi tiết . Kế toán mở sổ chi tiết theo lõi TK 621, TK622, TK627, TK154, TK641, TK642. Các sổ này theo dõi chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí là các công trình , hạng mục công trình. Kết cấu của các sổ này gồm các cột : Diễn giải , ngày chứng từ, số chứng từ, số dư đầu kỳ nợ có, số phát sinh nợ có, só dư cuối kỳ nợ có. * Phương pháp hạch toán. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí và giá vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình để ghi : Nợ TK621 – Chi phí NL,VL trực tiếp (chi tiết) Có TK111,112,331 - Có TK611 – Mua hàng. + Chi phí nhân công trực tiếp : Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương . Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 334 – Phải trả công nhân viên. + Chi phí vật liệu sử dụng máy thi công. Nợ TK 621 - Chi phí NL,VL trực tiếp .(chi tiết) Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Có TK 611 – Mua hàng. + Chi phí tiền lương. Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 334,338. + Chi phí sản xuất chung . Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Có TK 152,153,214,334,338... Cuối kỳ kết chuyển: (Tổng hợp chi phí) Nợ TK 154,631 – Chi tiết chi phí sử dụng máy. Có TK 621 – Chi phí NL, VL trực tiếp. Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Căn cứ các chứng từ gốc về chi phí, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, Bảng phân bổ khấu hao, để vào các Bảng kê Kế toán lấy số liệu trên các Bảng kê để vào Nhật ký chung 4.8 Kế toán doanh thu . * Chứng từ sử dụng. - Hợp đồng. - Bản thanh lý hợp đồng. - Biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành bàn giao . - Các chứng từ thanh toán. * Sổ kế toán chi tiết. Kế toán mở sổ chi tiết theo dõi TK632, TK511, TK131. Sổ chi tiết TK632, TK511 có kết cấu kiểu Nhật ký, gồm các cột Ngày chứng từ, số chứng từ, diễn giải, tài khoản đối ứng. Số phát sinh Nợ / Có. * Hạch toán tổng hợp. Căn cứ vào các chứng từ gốc về tiêu thụ, kế toán ghi sổ chi tiết các TK511, TK632, TK131. Cuối tháng kế toán cộng sổ chi tiết để vào Nhật ký chung. 5. Tổ chức Báo cáo tài chính kế toán: Những báo cáo được lập tại Công ty gồm có: * Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : mẫu số B02 – DN ;gồm 2 phần: + Phần 1: Lãi ,Lỗ. + Phần 2: Nghĩa vụ với Nhà nước. Báo cáo này được lập vào cuối quý và cuối niên độ kế toán do kế toán tổng hợp lập * Bảng cân đối kế toán: (Mẫu số B01-DN). Báo cáo này được lập vào cuối tháng do kế toán tổng hợp lập,đây là báo cáo bên ngoài được lập dựa vào sự tổng hợp số liệu từ các phần hành khác theo quy định, Bảng cân đối kế toán nhằm cung cấp thông tin cho cán bộ quản lý thuế, cán bộ kiểm toán và các bên có nhu cầu cũng như bên quản lý của doanh nghiệp. * Quyết toán thuế GTGT. Báo cáo này được lập vào cuối niên độ kế toán do kế toán tổng hợp lập , báo cáo được lập với mục đích cung cấp số liệu cho cán bộ thuế để báo cáo với cấp trên về tình hình thuế phải nộp của doanh nghiệp. * Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo này được lập vào cuối tháng do kế toán thanh toán lậpvới mục đích cung cấp cho lãnh đạo về tình hình tiền tệ trong doanh nghiệp để từ đó có quyết định kinh doanh một cách chính xác nhất. * Bảng phân tích tài chính doanh nghiệp Là một loại báo cáo nội bộ , căn cứ vào tình hình tài chính thực tế của công ty kế toán tổng hợp lập Bảng phân tích TCDN vào cuối mỗi tháng qua đó đánh giá một cách chính xác nhất tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để đưa ra những quyết định hợp lý. * Thuyết minh báo cáo tài chính Đây là báo cáo đi kèm với báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo bên ngoài với mục đích diễn giải những chi tiết chưa rõ của báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thấy được phuơng pháp mà công ty áp dụng để lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy thiết kế được một hệ thống báo cáo đầy đủ và có chất lượng sẽ giúp cho ban lãnh đạo công ty đưa ra được những quyết định kinh doanh hợp lý Phần 2: Thực trạng về kế toán Nguyên vật liệu ( NVL) – Công cụ dụng cụ ( CCDC) tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành. I. Những vấn đề chung của kế toán NVL, CCDC. 1. Nhiệm vụ của kế toán NVL- CCDC trong công ty. Trong Công ty, Kế toán NVL- CCDC là một công cụ quan trọng điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong lính vực quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Để quản lý tốt chức năng và công việc của mình thì kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cần thực hiện tốt nhiệm vụ mà công ty đã đề ra, đó là: - Tổ chức ghi chép và phản ánh tổng hợp số liệu về tính hình nhập – xuất- tồn kho vật liệu. Tính giá thực tế của vật liệu đã thu mua và nhập kho, tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật liệu về các mặt: số lượng, chủng loại, giá cả, thời hạn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời đúng chủng loại vật liệu cho quá trình sản xuất. - Kế toán căn cứ vào hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và các chứng từ có liên quan hợp lệ để tiến hành ghi sổ và hạch toán. - Kế toán vận dụng đúng phương pháp hạch toán ban đầu về vật liệu, công cụ dụng cụ cho hợp lý và khoa học theo đúng tài khoản quy định của Bộ tài chính và của Công ty. - Kế toán phải cung cấp đầy đủ lượng thông tinh kinh tế chính xác của từng loại NVL, CCDC cả về mặt lượng và giá trị cho các nhà quản lý và lãnh đạo Công ty. - Tính toán chính xác giá thực tế xuất kho NVL, CCDC phân bổ vật liệu theo đúng đối tượng sử dụng. - Kiểm tra việc bảo quản, dự trữ, khi phát hiện vật liệu thừa hoặc thiếu, vật liệu bị ứ đọng phải có biện pháp xử lý kịp thời . Tính toán chính xác số lượng vật liệu đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh, phân bổ chính xác vật liệu đã tiêu hao và đối tượng sử dụng. - Tham gia kiểm kê và đánh giá lại vật liệu theo chế độ nhà nước quy đinh, lập báo cáo về vật liệu phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý điều hành và phân tích kinh tế. 2. Những quy định chung về kế toán NVL- CCDC trong Công ty. Mỗi một công ty đều đưa ta những quy định riêng của mình nhằm mục đích là để quản lý NVL- CCDC chặt chẽ, giảm được những hư hao mất mát xảy ra. Trong Công ty thì NVL, CCDC lại chiếm một tỷ trọng rất lớn khoảng 60-70% nên việc đề ra những quy định về kế toán là rất cần thiết. Vậy người quản lý về NVL- CCDC cần tuân theo những quy định sau đây. - Phải phân loại NVL- CCDC theo yêu cầu và nội dung kinh tế của Ban lãnh đạo Công ty và công tác hạch toán. - Đánh giá thực tế vật liệu, CCDC nhập- xuất- tồn kho theo quy định của Công ty. - Quản lý chặt chẽ tình hình thu mua NVL- CCDC trên các mặt số lượng, chất lượng, giá trị và thời hạn cung cấp. Quá trình thu mua vật liệu phải đảm bảo kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh. - Phân đinh được chính xác vật liệu, CCDC dùng cho sản xuất kinh doanh. - Xác định trình tự hạch toán về nhập- xuất- tồn vật tư. - Dự trữ vật liệu, CCDC hợp lý và tiết kiệm nhằm hạ thấp chi phí vật liệu trong giá thành sản phẩm. - Tổ chức bảo quản vật liệu, CCDC trong kho cũng như đang trên đường vận chuyển nhằm hạn chế những rủi ro xảy ra. 3. Phân loại và đánh giá NVL- CCDC trong Công ty. 3.1. Phân loại. Do tính chất ngành nghề của công ty là thuộc về xây dựng giao thông nên NVL, CCDC gồm rất nhiều chủng loại như: Sắt, thép, đá, cát, xi măng… các sản phẩm này đều có những tính năng lý hoá khác nhau, có mục đích sử dụng là khác nhau. Do đó việc phân loại các NVL, CCDC là rất quan trọng đối người quản lý nó. Vì vậy để thuận tiện cần phân loại như sau: - Về Nguyên vật liệu gồm có: + Nguyên vật liệu chính: Là những thứ NVL, khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ là thành phần chủ yếu cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm như: Sắt thép, xi măng, cát, đá… + Vật liệu phụ; Là những sản phẩm khi tham gia vào quá trình sản xuất không tạo nên thực thể chính của sản phẩm mà có tác dụng phụ là làm tăng chất lượng giá trị của sản phẩm như: Nhựa thông, sơn chống rỉ, que hàn… + Nhiên liệu như: Xăng, dầu, than, củi… + Vật kết cấu: Là những bộ phận của sản phẩm trong công ty bao gồm: Vật kết cấu bê tông đúc sẵn… Căn cứ vào mục đích công dụng của vật liệu cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán thì vật liệu chia thành: + Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo săn phẩm. + Vật liệu dùng cho nhu cầu khác như: phục vụ quản lý ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất, bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp. - Phân loại công cụ dụng cụ: Trong Công ty các loại công cụ dụng cụ được chia thanh: + Dụng cụ đồ nghề: Máy khoan, may đầm, xẻng, bàn là… + Dụng cụ quản lý: Máy tính, giấy bút… + Dụng cụ khác: Gỗ cốp pha, quần áo bảo hộ lao động… 3.2. Đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty. Để thuận tiện cho việc quản lý NVL, CCDC Công ty đã thực hiện việc đánh giá NVL, CCDC theo giá thực tế. - Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho: Tại Công ty xây dựng giao thông Long Thành đã áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Giá thực tế vật liệu nhập kho do mua ngoài được tính theo công thức: Giá thực tế vật liệu nhập kho = Giá mua theo hoá đơn (chưa có thuế GTGT) + Các chi phí thu mua - Các khoản giảm trừ + Thuế nhập khẩu (nếu có) - Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho: Tại Công ty giá vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo phương pháp: Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ để hạch toán. Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ = Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ + Số lượng vật liệu nhập trong kỳ Giá thực tế vật liệu xuất dùng = Số lượng vật liệu xuất dùng x Giá đơn vị bình quân Phương pháp này nó phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Căn cứ vào từng công trình đã được giao khoán vật liệu sẽ được xuất ra và đưa vào sản xuất. Phương pháp này có thể giúp cho công việc của người kế toán đơn giản hơn, nhưng độ chính xác vẫn chưa được cao, người kế toán vật tư bị dồn vào cuối tháng, ảnh hưởng tới công tác nói chung. II. Phương pháp kế toán tổng hợp tại Công ty. 1. Phương pháp kế toán nhập NVL, CCDC 1.1. Khi hàng và hoá đơn cùng về. - Khi hàng về đủ nhập kho khi đó kế toán tiến hành ghi; Nợ TK “152”: Nguyên vật liệu NợTK “153”: Công cụ dụng cụ Nợ TK “1331”: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK “111, 112, 331…”: Tổng giá thanh toán. - Khi hàng về mà số lượng lại bị thiếu so với hoá đơn: Nếu phát hiện được nguyên nhân thiếu kế toán ghi: Nợ TK “ 138” (1381) : Tài khoản thiếu chờ xử lý. Có TK 111,112,331…: Tổng giá hàng bị thiếu. Nếu phát hiện được nguyên nhân kế toán ghi: Nợ TK 627, 821, 1388 Có TK 138 (1381) - Khi hàng về mà kiểm thấy thừa nhưng doanh nghiệp vẫn quyết định nhập kho thì kế toán ghi: Nợ TK 152: Nguyên vật liệu Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111,112,331…: Tổng giá thanh toán 1.2. Khi hàng đã về mà hoá đơn chưa về: Kế toán lưu phiếu nhập kho vào tập hồ sơ: “ Hàng về hoá đơn chưa về” Nếu cuối tháng hoá đơn chưa về kế toán dùng giá tạm tính để ghi sổ: Nợ TK 152 : Nguyên vật liệu Nợ TK 1331: Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khâu trừ Có TK 331: Giá tạm tính. Sang tháng sau khi hoá đơn về nếu giá hoá đơn khác giá tạm tính thì kế toán phải điều chỉnh lại cho phù hợp. 1.3. Khi hoá đơn về trước hàng chưa về. Kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ “ Hàng mua đang đi trên đường” Nếu cuối tháng mà hàng vẫn chưa về nhập kho thì căn cứ vào hoá đơn kế toán ghi: Nợ TK 151: Hàng mua đang đi đường. Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán. Nếu có phát sinh chi phí thu mua kế toán ghi: Nợ TK 152: Nguyên vật liệu Nợ TK 153: Công cụ dụng cụ Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331..: Tổng giá thanh toán. 2. Phương pháp kế toán xuất vật liệu. - Xuất vật tư dùng cho chế tạo sản phẩm. Nợ TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Có TK 152: Nguyên vật liệu. - Vật tư xuất dùng cho các bộ phận sử dụng. Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641: Chi phí bán hàng. Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 153 :nguyên liệu sản xuất - Xuất công cụ dụng cụ cho sản xuất - Đối với công cụ dụng cụ phân bổ một lần: là những công cụ dụng cụ xuất dùng đều đặn hàng tháng, giá trị nhỏ: Nợ Tk 627(3):Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641(3): Chi phí bán hàng Nợ TK642(3): Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 153: Công cụ dụng cụ. + Đối với công cụ dụng cụ phân bổ dần: là những công cụ dụng cụ có giá trị lớn thời gian sử dụng dài xuất dùng không đèu đặn giữa các tháng kế toán sử dụng tài khoản 142 – “Chi phí trả trước” để theo dõi giá trị công cụdụng cụ xuất dùng: Mức phân bổ = Giá thực tế công cụ dụng cụ xuất dùng công cụ dụng cụ Số lần phân bổ Xuất công cụ dụng cụ can cứ vào phiếu xuất kế toán tính giá thực tế xuất, kế toán ghi: Nợ TK 142: Chi phí trả trước Có TK 153: Công cụ dụng cụ. Bên cạnh đó kế toán phân bổ gí trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo mức độ phân bổ. Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641: Chi phí bán hàng. Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 142 : Chi phí trả trước. Khi báo hỏng công cụ dụng cụ kế toán phân bổ nốt gía trị công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất theo công thức: Nợ TK 627 Nợ TK 641: Nợ TK 642: Có TK 153: Công thức: Số phân bổ nốt Giá trị thực tế CCDC báo hỏng - Gía trị phế liệu thu hồi Tiền bồi thường vật chất (nếu có) Số lần phân bổ Khi phân bổ nốt gía trị còn lại kế toán ghi: Nợ TK 152, 1388 Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641: Chi phí bán hàng. Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 142: Chi phí ttả trước. III. Phương pháp kế toán chi tiết tại Công ty. 1. Kế toán nhập nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. - Sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng, người điều hành công việc sẽ giao công việc đến từng bộ phận, từng xưởng đội…Người được giao việc là mua các vật tư để phục vụ cho hợp đồng tới làm giấy đề nghị tạm ứng gửi lên phòng tài chính. Kế toán theo giấy đề nghị tạm ứng được phê duyệt của Giám đốc xuất tiền tạm ứng. Giấy đề nghị tạm ứng Số 11 Ngày 01 tháng 01 năm 2006 Kính gửi: Giám đốc Công ty CP giao thông Long Thành Tên tôi là: Nguyễn Thế Cường Địa chỉ: Trưởng phòng kế hoạch vật tư Công ty CPXDGT Long Thành Đề nghị ông Giám đốc cho tạm ứng số tiền 512 .031.700 đồng Viết bằng chữ (Năm trăm mười hai triệu không trăm ba mươi mốt ngàn bảy trăm ngàn đồng chẵn). Lý do tạm ứng: Mua vật tư để phục vụ cho việc thi công công trình theo hợp đồng số 15 Theo phiếu giao việc số 10 ngày 01/ 01/02006 Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận ( Ký, họ tên) Người đề nghị tạm ứng ( Ký, họ tên) Sau khi được giám đốc phê duyệt phòng tài chính kế toán làm phiếu chi tạm ứng. Phiếu chi Ngày 2 tháng 01 năm 2006 Quyển số Số 9 Mẫu số 02- TT/BB QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của BTC Nợ TK 141 Có TK 111 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thế Cường Địa chỉ:Trưởng phòng thiết bị vật tư công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành Lý do chi: Chi tạm ứng mua vật Số tiền: 5122.031.700 đồng Kèm theo một chứng từ gốc. Đã nhận đủ số tiền( Viết bằng chữ):( Năm trăm mươi hai triệu không trăm ba mươi mốt ngàn bảy trăm ngàn đồng chẵn Thủ trưởng đơn vị ( Ký, họ tên) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Người lập phiếu ( Ký, họ tên) Thủ quỹ ( Ký, họ tên) Người nhận ( Ký, họ tên) Khi nhận được tiền tạm ứng, giấy uỷ nhiệm chi và các chứng từ khác có liên quan, phòng vật tư sẽ tiến hành mua vật tư về Công ty cùng với hoá đơn bán hàng do đơn vị bán hàng giao cho Đơn vị: Cửa hàng Hoá đơn bán hàng Mẫu số 01A – BH Xăng dầu Thuỵ Phương (Hoá đơn GTGT) Tây Hồ – HN Liên 2(giao cho khách hàng) BE/99B Ngày 03 tháng 01 năm 2006 Số 10 Hộ và tên người mua hàng: Anh Nguyễn Thế Cường Đơn vị: Trưởng phòng thiết bị vật tư công ty cổ phần xây dựng giao thông Long Thành Địa điểm giao hàng: Giao hàng trên phương tiện người mua tại kho cửa hàng Xằng, dầu Thuỵ Phương – Tây Hồ – Hà Nội Hình thức thanh toán: Tiền mặt Đơn vị tính: Đồng STT Tên hàng hoá,dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Dầu Diezen Lít 200 3.755 751.000 2 Dầu HD 40 Lít 183 11.000 2.013.000 Cộng 3.764.000 Số tiền viết bắng chữ: Ba triệu bảy trăm sáu mươi bốn nghìn đồng chẵn. Người mua hàng người viết hoá đơn Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Khi vật liệu, công cụ dụng cụ mua về phải qua kiểm tra chất lượng vật tư hàng hoá, xác nhận đạt yêu cầu sẽ nhập kho vật tư. Hàng ngày khi nhập kho vật tư thủ kho làm thủ tục nhập kho, đối chiếu với phiếu nhập kho. Phiếu được lập thành 3 liên: - 1 liên thủ kho lưu lại làm căn cứ ghi vào thẻ kho. - 1 liên chuyển lên phòng kinh doanh. - 1 liên người nhập vật tư mang nộp cho phòng ké toán để ghi sổ. Ngày 2/1 Anh Nguyễn Thế Cường mua dầu Diezen và dầu HD 40 của cửa hàng xăng dầu – Thuỵ Phương – Tây Hồ – HN. Theo hoá đơn GTGT số 10 cùng giấy đã nhập kho theo phiếu nhập kho số 01. Giá bán chưa có thuế GTGT là 3.764.000 (trong dầu Diezen là: 751.000; dầu HD 40 là: 2.013.000) thuế GTGT là 10% đã thanh toán bằng tiền mặt tổng số tiền là 4.140.400 đồng. Đơn vị: Công ty CPXD Mã số: 02 - VT GT Long Thành QĐ số 1141- TC/CĐKT PHIẾU NHẬP KHO Ngày 1 - 11 - 1995 của BTC Ngày 03 tháng 01 năm 2006 Số 01 Nợ TK 152 Có 111 Họ và tên người giao hàng: Vũ Quốc Đoàn Theo hợp đồng số 8761 ngày 02/01/2006. Nhập tại kho: Anh Nguyễn Thế Cường- Công ty CPXD giao thông Long Thành STT Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo C.từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 Dầu điezen lít 200 200 3.755 751.000 Dầu HD 40 Lít 183 183 11.000 2.013.000 Thuế suất thuế GTGT 10% 376.400 Cộng 4.140.400 Tổng số tiền viết bằng chữ: Bốn triệu một trăm bốn mươi nghìn đồng bốn trăm đồng chẵn. Nhập ngày 03 tháng 01 năm 2006. Thủ trưởng Phụ trách cung tiêu Kế toán trưởng Người giao Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Khi người giao nộp phiếu nhập kho cho phòng kế toán, kế toán tiến hành định khoản Nợ TK (1523) : 3.764.000 (Dầu Diezen): 751.000 (Dầu HD 40): 2.013.000 Nợ TK(133) : 376.400 Có TK(111) : 4.140.400 2.Ngày04/01/2006 Anh Hùng thuộc phòng vật tư thiết bị của công ty mua vật liệu chính; cát vàng 120 m3 ( giá: 30.480đ)và đá xanh 1x2 là 221,6 m3 ( giá: 102.000đ)theo hoá đơn GTGT số 11 và phiếu nhập kho số 02 cùng ngày đã nhâp kho đủ. Giá mua chưa có thuế GTGT là: 26.260.800 (trong đó: cát vàng là 3.657.600 đồng, đá xanh 1x2 là 22.603.200 đồng) thuế GTGT 10% đã thanh toán bằng tiền mặt. Nợ TK 152(1521): 26.260.800 (Cát vàng): 3.657.600. (Đá xanh): 22.603.200 Nợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc610.doc
Tài liệu liên quan