Chuyên đề Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong Báo cáo quy trình kiểm toán tài chính tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG 3

1. Khái quát chung về các khoản phải thu 3

2. Bản chất của các khoản phải thu khách hàng 5

3. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu khách hàng. 5

4. Hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng trong hạch toán các khoản phải thu khách hàng 6

5. Chu trình hạch toán các khoản phải thu khách hàng 7

II. ĐẶC ĐIỂM KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 8

1. Mục tiêu kiểm toán các khoản phải thu khách hàng 8

2. Kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu khách hàng 9

3. Những rủi ro thường gặp trong kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán BCTC 10

III. TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG CHU TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH THỰC HIỆN 11

1. Kiểm toán Báo cáo tài chính 11

2. Tiếp cận kiểm toán Báo cáo tài chính 12

3. Trình tự kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong chu trình kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group thực hiện 12

3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 12

3.2. Thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính 14

3.3. Kết thúc kiểm toán 15

PHẦN II. THỰC TẾ CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACA GROUP 17

I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH. 17

1. Lịch sử hình thành và phát triển 17

2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty 18

2.1. Đặc điểm về cung cấp dịch vụ 18

2.1.1. Dịch vụ kiểm toán. 18

2.1.2. Dịch vụ tư vấn. 19

2.1.3. Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp 20

2.1.4. Dịch vụ tư vấn thuế 21

2.1.5. Đào tạo và hội thảo chuyên ngành 22

2.2. Đặc điểm về khách hàng 22

2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty 23

2.4. Kết quả hoạt động qua các năm của Công ty 25

3. Tổ chức kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán 26

3.1. Đánh giá khách hàng. 26

3.1.1. Đánh giá trước khi chấp nhận một hợp đồng. 26

3.1.2. Đánh giá lại một khách hàng quen. 27

3.1.3. Kết quả 27

3.2. Kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán. 27

3.2.1. Mục tiêu 28

3.2.2. Phương pháp. 28

4. Hồ sơ kiểm toán tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính 29

II. TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY XYZ DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH THỰC HIỆN. 31

1.Chuẩn bị kiểm toán 31

1.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 31

1.1.1.Tiếp cận khách hàng và đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng 31

1.1.2. Nhận diện lý do kiểm toán của Công ty XYZ 32

1.1.3. Lựa chọn đội ngũ KTV 32

1.1.4. Hợp đồng kiểm toán 33

1.2. Thu thập thông tin cơ sở về Công ty XYZ 33

1.2.1. Thông tin về giấy phép đầu tư, vốn pháp định, vốn đầu tư 33

1.2.2. Lĩnh vực hoạt động của Công ty 34

1.2.3. Niên độ kế toán áp dụng tại Công ty 34

1.2.4. Chế độ kế toán áp dụng 34

1.2.5. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty. 34

1.3. Phân tích chung về tình hình tài chính của Công ty XYZ 35

1.4. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán 38

1.4.1. Đánh giá tính trọng yếu 38

1.4.2. Đánh giá rủi ro 38

1.5. Thiết kế chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng 39

2. Thực hiện kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty XYZ 41

2.1. Thực hiện các thủ tục kiểm soát và các thủ tục phân tích. 41

2.2. Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết 47

3. Kết thúc kiểm toán 62

III TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY ABC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH THỰC HIỆN. 62

1.Chuẩn bị kiểm toán 62

1.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 62

1.1.1.Tiếp cận khách hàng và đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng 62

1.1.2. Nhận diện lý do kiểm toán của Công ty ABC 63

1.1.3. Lựa chọn đội ngũ KTV 63

1.1.4. Hợp đồng kiểm toán 63

1.2. Thu thập thông tin cơ sở về Công ty ABC 64

1.2.1. Thông tin về giấy phép đầu tư, vốn pháp định, vốn đầu tư 64

1.2.2. Lĩnh vực hoạt động của Công ty 64

1.2.3. Niên độ kế toán áp dụng tại Công ty 65

1.2.4. Chế độ kế toán áp dụng 65

1.2.5. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty. 65

1.3. Phân tích chung về tình hình tài chính của Công ty ABC 66

1.4. Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán 67

1.4.1. Đánh giá tính trọng yếu 67

1.4.2. Đánh giá rủi ro 67

1.5. Thiết kế chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng 67

2. Thực hiện kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty ABC 68

2.1. Thực hiện các thủ tục kiểm soát và các thủ tục phân tích. 68

2.2. Thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết 72

3. Kết thúc kiểm toán.78

IV. SO SÁNH QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY XYZ VÀ CÔNG TY ABC.79

1. Chuẩn bị kiểm toán. .79

1.1. Tìm hiểu thông tin về khách hàng. 79

1.2. Lựa chọn đội ngũ Kiểm toán viên 80

1.3. Đánh giá trọng yếu 80

1.4. Chương trình kiểm toán 80

2. Thực hiện kiểm toán. 80

2.1. Thực hiện thủ tục phân tích 81

2.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết 81

2.3. Kết luận kiểm toán 82

PHẦN III. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH 84

I. NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH 84

1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH ACA GROUP 84

1.1. Lập kế hoạch kiểm toán 84

1.2. Thực hiện kiểm toán. 84

1.3. Kết thúc kiểm toán. 85

2. ĐÁNH GIÁ VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH . 85

2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 86

2.2. Thực hiện kiểm toán. 86

2.3. Kết thúc kiểm toán. .87

II. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH 87

1. Sự cần thiết phải hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản phâi thu khách hàng 87

2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng do Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính thực hiện 88

2.1. Lập kế hoạch kiểm toán. 88

2.1.1. Xây dựng kế hoạch kiểm toán 88

2.1.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ 89

2.1.3. Kiến nghị hoàn thiện chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng 89

2.1.4. Quy định về trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi 90

2.2. Kiến nghị về thực hiện kiểm toán các khoản phải thu khách hàng 90

2.3. Kiến nghị về việc kết thúc kiểm toán 92

2.4. Kiến nghị về nâng cao chất lượng của KTV 92

2.5. Kiến nghị của cơ quan chức năng 93

KẾT LUẬN 95

PHỤ LỤC 78

 

doc114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3101 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong Báo cáo quy trình kiểm toán tài chính tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính ACA Group, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành thủ tục kiểm tra chi tiết, KTV chọn mẫu trong tổng thể 42 khách hàng. Tại Công ty XYZ, KTV tập trung kiểm tra chi tiết đối với những khách hàng có số dư nợ lớn, số phát sinh trong kì lớn, nội dung nghiệp vụ bất thường. Ngoài ra, kiểm toán các khoản phải thu khách hàng đặt trong mối quan hệ với kiểm toán doanh thu, kiểm toán tiền .... Vì vậy, việc lựa chọn khách hàng để kiểm tra chi tiết còn phụ thuộc vào những phát hiện khi KTV tiến hành kiểm toán doanh thu, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng... KTV kiểm tra chi tiết 21 khách hàng chiếm 42.8% tổng số khách hàng, với số dư nợ là 33.565.756.040 đ, chiếm 52% giá trị các khoản phải thu khách hàng. Trong số 21 khách hàng được chọn đã có 15 khách hàng có biên bản đối chiếu công nợ. Số dư nợ trên sổ chi tiết của các khách hàng này khớp đúng với biên bản đối chiếu công nợ. Đối với những khách hàng này, KTV có thể không phải thực hiện thủ tục bổ sung như kiểm tra chứng từ bán hàng, chứng từ thanh toán, gửi thư xác nhận. Bảng 5 A Test of detail receivable. Preparer : ĐT 9/16/2006 Reviewer: [ ] Objective : Đảm bảo số dư công nợ các khoản phải thu khách hàng là có thực, chính xác. Source : Sổ chi tiết công nợ, Bảng tổng hợp đối chiếu công nợ, Biên bản đối chiếu công nợ. Workdone: Gửi thư xác nhận công nợ, tiến hành thực hiện bút toán thay thế, thu thập đối chiếu công nợ, kiểm tra tới chứng từ. Customer Perior Year Movement Balance Biên bản đối tick mark Note chiếu công nợ tại ngày 31/6/06 Cty A 526790000 0 526790000 v Cty B 568890000 804458000 173348000 x v Cty XD 1 525225000 (114195000) 411030000 x v Cty XD 2 0 576087500 576087500 v Cty XD 3 648055000 (278062500) 369992500 v Cty đầu tư 226175500 507670000 766845500 v Chung cư X 2184765000 (2184765000) 0 v {a} Cty Lạc Hồng 0 625665000 625665000 x v {b} Khu đô thị Y 2460227500 549969980 3010197480 x v {b} Sai Gòn tunnel 0 1346433020 1346433020 v {c} Bệnh viện T 0 937360000 937360000 x {b} Cty Cơ khí I 442537500 (100000000) 342537500 x Cty Long Giang 0 654675000 654675000 x Cty Thái Hà 0 825079950 825079950 x {d} Công ty XD H 0 1373348000 1373348000 x ………… T ổng 10.714.388.320 33.656.756.040 Note: V: Kiểm tra hợp đồng, hoá đơn, các chứng từ có liên quan khác. X: Đã có biên bản đối chiếu công nợ khớp đúng. {a } Hiện tại công ty không còn cung cấp dịch vụ cho đơn vị này. {b } Kiểm tra việc thanh toán kết hợp với kiểm tra chứng từ gốc.. {c }Hiện tại khách hàng đã trả. KTV đã kiểm tra việc thanh toán. {d }Đây là khoản phải thu của công ty Thái Hà cho công trình X. Tại ngày 30/6/2006 số tiền là 1.125.080.000 nhưng chưa có biên bản đối chiếu công nợ. Tại ngày 31/7/2006 có biên bản đối chiếu công nợ số tiền còn lại là 825.080.000 đ. KTV kiểm tra việc thanh toán số tiền 300.000.000 đ. Kết luận: Ngoài những ghi chú trên mục tiêu đã đạt được Cuối kì, Công ty XYZ tiến hành đối chiếu công nợ với 30 khách hàng, chiếm 71.42% tổng số khách hàng. Trong số 12 khách hàng còn lại, có những khách hàng có số dư nợ lớn nhưng Công ty không tiến hành đối chiếu công nợ. KTV sử dụng các biên bản đối chiếu công nợ này như bằng chứng kiểm toán về tính hiện hữu, phát sinh, tính giá... của các khoản phải thu khách hàng. Bảng 6 A BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ Với : Chi nhánh công ty xây dựng H Công trình: Nhà chung cư Thành phố Nam Định. Ngày 07/07/2006 Mã khách hàng Khách hàng Ngày Số hoá đơn Giá trị hoá đơn Số thanh toán Số dư COFI-4 CTXD- H 15/8/05 AA/02002906 24910000 24910000 COFI-4 CTXD- H 31/8/05 AA/02002940 368440000 393350000 COFI-4 CTXD- H 15/9/05 AA/02003015 317285000 710635000 COFI-4 CTXD- H 30/9/05 AA/02003117 24775000 735410000 COFI-4 CTXD- H 15/10/05 DN030 132593000 868003000 COFI-4 CTXD- H 26/10/05 AA/02003189 24910000 843093000 COFI-4 CTXD- H 31/10/05 DN008 179414000 1022507000 COFI-4 CTXD- H 4/11/05 AA/2005Y006 368440000 654067000 COFI-4 CTXD- H 15/11/05 DC003 269610000 923677000 COFI-4 CTXD- H 01/12/05 AA/2005T194 342060000 581617000 COFI-4 CTXD- H 15/12/05 AA/2005T262 156600000 738217000 COFI-4 CTXD- H 27/12/05 DO009 132593000 605624000 COFI-4 CTXD- H 30/12/05 AA/2005T293 179414000 426210000 COFI-4 CTXD- H 31/12/05 DC052 142680000 568890000 COFI-4 CTXD- H 15/1/06 AA/2005T029 120060000 688950000 COFI-4 CTXD- H 28/1/06 AA/2005T405 83810000 772760000 COFI-4 CTXD- H 03/01/06 DN016 86130000 858890000 COFI-4 CTXD- H 15/03/06 AA/2005T458 269610000 589280000 COFI-4 CTXD- H 27/3/06 DN019 259260000 848540000 COFI-4 CTXD- H 31/3/06 AA205T500 156600000 691940000 COFI-4 CTXD- H 04/03/06 0012 231780000 923720000 COFI-4 CTXD- H 15/4/06 AA/20050588 697230000 COFI-4 CTXD- H 30/4/06 AA/20050628 147410000 226490000 844640000 COFI-4 CTXD- H 15/5/06 AA/2005T703 264020000 1108660000 COFI-4 CTXD- H 29/5/06 0071 182148000 1290808000 COFI-4 CTXD- H 31/5/06 AA/2005T720 86130000 1204678000 COFI-4 CTXD- H 06/08/06 0080 80240000 1284948000 COFI-4 CTXD- H 10/6/06 AA/2005T802 120060000 1164858000 COFI-4 CTXD- H 15/06/06 AA200500825 121200000 128605000 COFI-4 CTXD- H 30/06/06 0090 87290000 1373348000 3.279.655.000 190.307.000 1.373.348.000 Giá trị bên mua còn phải thanh toán cho công ty Liên doanh xây dựng XYZ đến hết ngày 30/6/2006 là : 1.373.348.000đ. Bằng chữ: Một tỷ ba trăm bảy mươi ba tỷ ba trăn bốn mươi tám nghìn đồng chẵn./. Công ty xây dựng H Công ty Liên doanh xây dựng XYZ ( Kí tên, đóng dấu) ( Kí tên, đóng dấu) Tiếp theo, KTV tiến hành thủ tục kiểm toán bổ sung gửi thư xác nhận đối với những khách hàng có số dư nợ lớn hoặc có những biến động bất thường trong kì. Mẫu được chọn để gửi thư xác nhận tuỳ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của KTV, vì vậy trình độ chuyên môn của người thực hiện có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bằng chứng kiểm toán thu được. Thư xác nhận do KTV soạn thảo, được người có đủ thẩm quyền phía Công ty XYZ kí. Thư xác nhận được lập thành 2 bản đề phòng trường hợp phải gửi lại lần 2 cho đối tượng xác nhận công nợ. Để đảm bảo tính khách quan, số tiền trên thư xác nhận được bỏ trống để đối tượng xác nhận công nợ tự điền. Thư xác nhận được gửi qua đường bưu điện để tạo cơ sở cho việc thu thập bằng chứng khách quan. Tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính, thư xác nhận các khoản phải thu khách hàng là thư xác nhận dạng khẳng định. Đối tượng xác nhận công nợ gửi thư hồi đáp số dư nợ là đúng; sai hoặc có phần lưu ý. Hình thức này khá tốn kém nhưng cung cấp bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao. Quá trình gửi thư xác nhận các khoản phải thu nói riêng và các khoản mục khác nói chung phải được KTV giám sát chặt chẽ. KTV kiểm soát từ khâu gửi đến khâu nhận thư xác nhận. Nếu thư xác nhận bị trả lại, KTV cần xem xét lý do: người mua đã thay đổi địa chỉ hoặc có gian lận trong bán hàng và thu tiền... Bảng 7 A Công ty liên doanh xây dựng XYZ Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2006 Kính gửi: Ông/Bà Kế toán trưởng Công ty: Công ty xây dựng H Địa chỉ: Khu D, Khu công nghiệp Phố Nối A, Hưng Yên. Thưa Quý Ông/Bà, CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH (ACAGroup) đang thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty chúng tôi cho kỳ tài chính kết thúc ngày 30/6/2006. Kính đề nghị Quý Ông/Bà xác nhận và gửi trực tiếp cho Kiểm toán viên của chúng tôi, theo địa chỉ dưới đây, số dư khoản công nợ CÔNG TY LIÊN DOANH XÂY DỰNG XYZ phải thu Quý Công ty tại thời điểm ngày 30/6/2006. Trước khi gửi bản chính qua Bưu điện xin Quý Công ty vui lòng gửi Fax trước cho Kiểm toán viên của chúng tôi theo số: 04.2 811 499. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý Ông/Bà. Tổng Giám đốc CÔNG TY LIÊN DOANH XÂY DỰNG XYZ Kính gửi: CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH Phòng 504, Tòa nhà 17T7, Khu Đô Thị Trung Hòa - Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Tel: (84-4) 2 811 488/489 Fax: (84-4) 2 811 499 Người nhận: Đặng Thu Hà - Kiểm toán viên Chúng tôi xác nhận khoản phải trả CÔNG TY LIÊN DOANH XÂY DỰNG XYZ tại ngày 30/6/2006 là :……………...................đồng Trong đó : - Số tiền phải thu nợ gốc là: ………………………………đồng - Số tiền phải thu khoản lãi chậm trả là: …………..……đồng Các vấn đề lưu ý: Danh mục kèm theo: Có___ Không__ Tên Công ty Chữ ký của người xác nhận: Họ và tên: (Đóng dấu) Chức vụ: Ngày: Sau khi nhận được xác nhận từ các đối tượng xác nhận công nợ, KTV so sánh xem giữa số liệu trên sổ sách của Công ty với xác nhận từ phía khách hàng có sự chênh lệch hay không. Nếu có chênh lệch thì KTV phải tìm hiểu, giải thích nguyên nhân chênh lệch và đưa ra bút toán điều chỉnh. Kết quả thư xác nhận khoản phải thu khách hàng nhận được phúc đáp, KTV tổng hợp trên giấy tờ làm việc. Bảng 8 A Confirmation letter. Khách hàng Số trên sổ Gửi thư xác nhận Số xác nhận Note Cty A 526790000 x 526790000 Cty B 173348000 x 173348000 Cty XD 1 411030000 x 411030000 Cty XD 2 576087500 x 576087500 Cty XD 3 369992500 x 369992500 Cty đầu tư 766845500 x 766745500 Chung cư X 2184765000 x Gửi lần 2 Cty Lạc Hồng 625665000 x 625665000 Khu đô thị Y 3010197480 x 3010197480 Sai Gòn tunnel 1346433020 x 13464633020 Bệnh viện T 937360000 x 937360000 Cty Cơ khí I 342537500 x Gửi lần 2 Cty Long Giang 654675000 x 654675000 Cty Thái Hà 825079950 x 825079950 …………………………… Công ty XD H 1373348000 x 1373348000 Tổng Note: KTV gửi thư xác nhận đối với các khoản phải thu khách hàng có số dư từ 50.000.000 đ. Tổng hợp kết quả thủ tục gửi thư xác nhận đối với các khoản phải thu khách hàng, KTV nhận thấy 17 khách hàng đã trả lời thư xác nhận. Số xác nhận các khoản phải thu đều khớp đúng với số trên sổ chi tiết phải thu của từng khách hàng. Ví dụ Công ty xây dựng H xác nhận khoản phải trả Công ty XYZ trên thư xác nhận là 1.373.348.000 đ. Như vậy việc ghi chép đối với các khoản phải thu khách hàng được đánh giá là đầy đủ và chính xác. Như vậy, tỉ lệ thư xác nhận được trả lời là 89.47%. Tất cả các thư xác nhận được trả lời đều chứng minh tính hiện hữu và tính chính xác của các khoản phải thu khách hàng. Quá trình lập, gửi và nhận thư xác nhận đều được KTV thực hiện và giám sát chặt chẽ, vì vậy thủ tục này cung cấp bằng chứng kiểm toán độc lập từ bên thứ 3, có độ tin cậy cao. Trong tổng số 19 khách hàng mà KTV tiến hành gửi thư xác nhận, có 2 khách hàng sau 10 ngày KTV vẫn không nhận được fax và thư trả lời là Chung cư X và Công ty cơ khí I. KTV tiến hành gửi thư xác nhận lần 2, đồng thời tiến hành các thủ tục thay thế: số dư đầu kì là số dư ngày 31/12/2005 trên sổ chi tiết đã được kiểm toán năm trước; kiểm tra hợp đồng, chứng từ vận chuyển hàng hoá, hoá đơn để xác định số tiền phải thu khách hàng, thời hạn thanh toán, hình thức thanh toán...; các chứng từ thể hiện số tiền đã thanh toán; từ đó tính ra được số dư nợ cuối kì. Ví dụ đối với Công ty cơ khí I, số dư nợ tại ngày 1/1/2006 là 442.537.500 đ đã được kiểm toán từ năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2006, Công ty cơ khí không mua thêm sản phẩm của Công ty XYZ, và đã tiến hành thanh toán 100.000.000 đ. KTV tiến hành kiểm tra chi tiết các chứng từ thể hịên việc thanh toán này. Bảng 9 A Kiểm tra chi tiết TK 131(Công ty cơ khí I) Preparer: ĐTH/24/8/2006 Khách hàng: Công ty XYZ Reviewer: [ ] O: Kiểm tra tính trọn vẹn, hiệu lực của các khoản phải thu khách hàng S: Hợp đồng, hoá đơn, chứng từ liên quan đến bán hàng và thanh toán W: Kiểm tra, đối chiếu Chứng từ Nội dung TK đối ứng Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có NH06/2/06 1/2 Khách hàng thanh toán 112 25.000.000 a PT214 5/2 Khách hàng thanh toán 111 60.000.000 c BB009 13/2 Hàng bán bị trả lại 532 5.000.000 b NH01/3/06 112 Khách hàng thanh toán 112 10.000.000 a Note: a: Đối chiếu hợp đồng, giấy báo Có của Ngân hàng. b: Đối chiếu biên bản nhập kho hàng bán bị trả lại, không có biên bản của bên mua giải thích nguyên nhân trả lại bê tông c: Đối chiếu hợp đồng, phiếu thu Kết luận: Ngoài những ghi chú kể trên, đạt được mục tiêu đề ra Sau khi kiểm tra chi tiết các khoản phải thu khách hàng, KTV xem xét Công ty XYZ có trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi không? Việc trích lập dự phòng có tuân theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành? Công ty đã tiến hành phân tích tuổi nợ đối với các khoản phải thu khách hàng, trích lập dự phòng đối với một số khoản không có khả năng thu hồi. Bảng 10 A Phân tích tuổi nợ quá hạn Preparer: DTH 9/16/2006 Reviewer: [ ] E351:1/1 Thời gian Số tiền Trên 2 năm 44.935.754,08 Từ 1- 2 năm 3.691.478,76 Từ 3 tháng- 1 năm 18.725.793,44 Từ 0-3 tháng 26.921.229,72 Tổng cộng 94.274.256 ,00 Notes: Ở công ty, thời hạn tín dụng là không quá 1 tháng. Vì vậy nếu những khách hàng sau 30 ngày không thanh toán theo hợp đồng thì được coi là nợ quá hạn và mức phạt quá hạn được thông báo cụ thể trong hợp đồng. Do tính chất ngành nghề nên hầu hết các khách hàng đều nợ quá hạn 30 ngày và việc thanh toán được thực hiện theo phương thức gối đầu. Sau khi xem xét KTV xét thấy nên trích lập dự phòng cho những khoản công nợ quá hạn 2 năm. Hiện tại, Công ty phân loại tuổi nợ thành loại trên 2 năm, từ 1-2 năm, 3 tháng đến 1 năm và dưới 3 tháng. Theo KTV, cách phân loại này chưa hợp lý vì có những khoản nợ đã quá hạn 5 năm, không có khả năng thu hồi, Công ty XYZ phải tiến hành xoá sổ và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Theo cách phân loại tuổi nợ này, Kế toán trích lập dự phòng cho các khoản phải thu không có khả năng thu hồi. Khoản trích lập dự phòng này thực chất là ghi nhận trước 1 khoản chi phí thực chất chưa phát sinh, vào chi phí quản lý doanh nghiệp của niên độ báo cáo để có nguồn tài chính cần thiết, bù đắp những khoản thiệt hại có thể xảy ra trong niên độ liền sau. Nợ TK 642 1.472.028.350 đ Có TK 139 1.472.028.350 Bảng 11A Dự phòng phải thu khó đòi Preparer: DTH 9/16/2006 Reviewer: [ ] E350:1/1 Objective : Đảm bảo trích lập dự phòng đầy đủ, hợp lý theo thông tư hướng dẫn hiện hành Source : Bảng phân tích tuổi nợ, bảng trích lập dự phòng, thông tư 13/2006 hướng dẫn Workdone: Tổng hợp đối chiếu số liệu kiểm toán. Acounts ID Account Decription PY Movements Preliminary Adjust Final 139-1391 Prov for bad debts (Gen) (711.345.650) 65.635.400 0 (645.710.250) 139-1392 Prov for bad debts (specific) (646.630.960) (179.687.140) 0 (826.318.100) Total (1.357.976.610) (114.051.740) (1.472.028.350) Notes. Prov for bad dabts (Gen): 1% of total Acc 131=(64652535.1-191490.39)*1%= 645710.25 Prov for bad debs (Specific)=(191490.39+334828.27)*100%=826318.1 Conclusions: Mục tiêu đạt được. Số tiền trích lập dự phòng các khoản phải thu khách hàng khó đòi của Công ty là 1.472.028.350đ. Tuy nhiên theo đánh giá của KTV, việc phân tích tuổi nợ của Công ty XYZ là chưa chính xác. Trong các khoản phải thu quá hạn trên 2 năm có khoản công nợ quá hạn 10 năm. Thực tế Công ty không có khả năng thu hồi được khoản công nợ này. KTV tiến hành phân tích lại tuổi nợ, đánh giá khả năng thu hồi các khoản công nợ này và trích lập lại dự phòng phải thu khó đòi theo thông tư 13/2006. KTV thu thập thông tin về tuổi nợ, số dư các khoản phải thu trên sổ tổng hợp của Công ty XZY. KTV căn cứ vào thông tư 13/2006 để trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu khách hàng quá hạn với tỉ lệ trích lập cụ thể như sau: 30% giá trị đối với khoản phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm 50% giá trị đối với các khoản phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm 70% giá trị đối với các khoản phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm 100% giá trị đối với các khoản phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên. Kết quả của việc phân tích tuổi nợ và trích lập lại dự phòng được KTV tổng hợp trên giấy tờ làm việc. Bảng 12A Phân loại tuổi nợ Preparer: DTH9/16/2006 Reviewer: [ ] E352:1/1 O: Đảm bảo việc trích lập dự phòng đầy đủ và hợp lý theo thông tư hướng dẫn hiện hành. S: Bảng phân tích tuổi nợ, bảng trích lập dự phòng, thông tư 13/2006 hướng dẫn. W: Kiểm tra việc trích lập dự phòng của đơn vị, KTV tính toán lại và đưa ra đánh giá phù hợp. Tính toán lại trích lập dự phòng theo thông tư 13/2006/TT-BTC Chi tiết công nợ Thời gian Trích lập dự phòng 33.192.158.350 3 tháng – 1 năm 9.957.647.505 14.269.051.270 1 năm 7.134.525.635 2.045.448.800 2 năm 1.431.814.160 2.314091.340 3 năm 2.314091.340 1.316.203.160 4 năm 1.316.203.160 188.275.700 5 năm 188.275.700 279.595.300 6 năm 279.595.300 39.245.140 7 năm 39.245.140 130.512.500 8 năm 130.512.500 8.775.320 9 năm 8.775.320 46.677.120 10 năm 46.677.120 Tổng 53.830.034.000 22.847.362.880 Số trích lập của đơn vị 1.472.028.350 Chênh lệch 21.375.334.530 Nhận xét: Do đặc điểm ngành và thực tế của đơn vị nên KTV xét thấy với những đối tượng khách hàng mà KTV ước tính trích lập dự phòng cho đơn vị với những khoản công nợ trên 2 năm. Số KTV tính lại là 5.755.189.740 Theo đó đơn vị cần trích lập bổ sung là 4.283.161.390 Việc trích dự phòng thiếu đối với các khoản phải thu khách hàng số tiền 4.283.161.390 đ làm cho giá trị thuần của các khoản phải thu, tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế của Công ty XYZ tăng 1 khoản tương ứng. Đây là số tiền lớn, ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính của Công ty. KTV đưa ra bút toán điều chỉnh Nợ TK 642 4.283.161.390 Có TK 139 4.283.161.390 Ban giám đốc Công ty XYZ đồng ý với sự điểu chỉnh này. 3. Kết thúc kiểm toán Chủ nhiệm kiểm toán tập hợp kết quả kiểm toán của tất cả các khoản mục. Trên cơ sở xem xét các sai phạm trọng yếu, KTV thấy rằng, các khoản mục trên BCTC đều được trình bày một cách trung thực và hợp lý, ngoại trừ các khoản phải thu khách hàng. Công ty XYZ trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi thiếu so với quy định là 4.283.161.390 đ. Đây là số tiền rất lớn ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu tài sản trên BCTC, từ đó ảnh hưởng đến quyết định của Ban giám đốc Công ty XYZ, các bên liên doanh, các nhà đầu tư... Mặt khác, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây không tốt, số lỗ luỹ kế vượt quá vốn pháp định ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của Công ty trong tương lai. Tổng hợp kết quả của cuộc kiểm toán, KTV đưa ra ý kiến trong báo cáo kiểm toán (ý kiến loại trừ). “ Xét trên khía cạnh trọng yếu, Báo cáo tài chính của Công ty XYZ trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính, ngoại trừ hạn chế về xử lý kế toán sau: Công ty tồn tại những khoản công nợ phải thu quá hạn thanh toán với số tiền 53.830.034.000 đ. Tại 30/6/2006, công ty trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi với số tiền 1.472.028.350đ. Dựa trên sự đánh giá về khả năng thu hồi các khoản phải thu không được thanh toán đúng hạn, theo ý kiến của chúng tôi, khoản lập dự phòng của công ty như trên là chưa đầy đủ. Nếu khoản dự phòng được trích lập đầy đủ, mức dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi tại 30/6/06 sẽ tăng thêm 4.283.161.390đ. Theo đó, khoản lợi nhuận trước thuế sẽ giảm đi số tiền tương ứng là 4.283.161.390đ cho giai đoạn 1/1/06 đến 30/6/06. Số lỗ luỹ kế của Công ty tại 30/6/06 là 95.085.370.940đ (vượt quá vốn pháp định) và nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền 84.130.495.560đ. Yếu tố này gây ra sự nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty”. Bên cạnh Báo cáo kiểm toán, KTV phát hành thư quản lý để giúp cho công ty XYZ có những điều chỉnh kịp thời trong công tác hạch toán kế toán của tất cả các khoản mục, trong đó có việc hạch toán các khoản phải thu khách hàng và dự phòng các khoản phải thu khó đòi. “Theo dõi các khoản công nợ Tình hình thực tế. Hiện tại, trên các khoản mục công nợ phải thu của Công ty có nhiều khoản công nợ phải thu khó đòi như khoản phải thu 2.184.765.000đ của công ty XD1, khoản lãi tiền vay với H Hotel… Ngày 27/2/2006, Bộ tài chính đã ban hành thông tư 13/2006/ TT-BTC về hướng dẫn trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi. Theo thông tư này thì các điều kiện để trích lập dự phòng cho các khoản công nợ khó đòi được mở rông và linh hoạt hơn. Ảnh hưởng. Căn cứ vào thông tư 13/2006/TT-BTC trên có rất nhiều khoản công nợ phải thu của Công ty có đủ điều kiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Gợi ý của KTV Công ty cần xem xét, phân tích các khoản công nợ phải thu khó đòi để có kế hoạch lập dự phòng cho những khoản công nợ phải thu có đủ điều kiện lập dự phòng theo thông tư13/2006, giúp cho việc phản ánh thực trạng của tình hình tài chính của Công ty được chính xác hơn. Ý kiến của Công ty XYZ Đồng ý với ý kiến của Kiểm toán viên. III. KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY ABC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH THỰC HIỆN 1. Chuẩn bị kiểm toán 1.1. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 1.1.1. Tiếp cận khách hàng và đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng Công ty ABC là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải biển , các thiết bị tàu thuỷ và dân dụng. Thông qua thư chào hàng của Công ty ACA Group chuyển đến, BGĐ quyết định mời Công ty ACA Group kiểm toán BCTC kết thúc vào ngày 31/12/2006. Công ty ABC là khách hàng mới nên Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính tiến hành tìm hiểu về thực trạng kinh doanh của ABC trong 2 năm gần đây, tính liêm chính của BGĐ, công ty đã tiến hành kiểm toán trong các năm trước, lí do công ty này không tiếp tục kiểm toán cho BCTC năm 2006...Trên cơ sở đánh giá rủi ro kiểm toán, khả năng tiến hành kiểm toán, Công ty quyết định đồng ý kí kết hợp đồng với Công ty ABC kiểm toán BCTC kết thúc ngày 31/12/2006 1.1.2. Nhận diện lý do kiểm tại Công ty ABC KTV tiến hành phỏng vấn BGĐ Công ty ABC và đã rút ra kết luận về đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán và mục đích kiểm toán. Lí do kiểm toán của Công ty ABC: Công ty thực hiện kiểm toán theo quy định bắt buộc của Nhà nước. Kiểm toán BCTC còn nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống kế toán và HTKSNB của Công ty. Kết luận của cuộc kiểm toán được Ban giám đốc Công ty ABC, Tổng Công ty dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận kế toán nói riêng và hiệu quả kinh doanh của toàn Công ty. 1.1.3. Lựa chọn đội ngũ KTV Trước khi kí hợp đồng kiểm toán, Công ty lựa chọn đội ngũ KTV và thời gian kiểm toán để thông qua hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Kế hoạch kiểm toán Công ty ABC dự kiến thời gian thực hiện kiểm toán là 5 ngày, từ ngày 24/2/2006 đến ngày 29/2/2006 và số lượng KTV là 6 người. 1.1.4. Hợp đồng kiểm toán Ký kết hợp đồng kiểm toán: Công ty kiểm toán và Công ty ABC thoả thuận các điều khoản, tiến hành kí kết hợp đồng kiểm toán. Công ty ABC có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các các thông tin cần thiết cho KTV để phục vụ cho cuộc kiểm toán, Giám đốc chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp lý của các Bảng khai tài chính năm 2006. Công ty Kiểm toán và tư vấn tài chính có trách nhiệm kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty ABC kết thúc vào 31/12/2006 theo đúng chuẩn mực Kế toán và Kiểm toán hiện hành, phát hành thư quản lý và Báo cáo kiểm toán. Trong hợp đồng ghi rõ mức phí kiểm toán, thời gian thực hiện kiểm toán, các KTV sẽ thực hiện cuộc kiểm toán, hình thức thanh toán giữa hai đơn vị, thời hạn phát hành báo cáo kiểm toán… 1.2. Thu thập thông tin cơ sở về Công ty ABC 1.2.1. Thông tin về giấy phép đầu tư, vốn pháp định, vốn đầu tư Công ty ABC là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 287/TCCB - LĐ ngày 30/4/1994 của Tổng cục hải quan Việt Nam. Công ty đã trải quan 4 lần thay đổi tên. Hiện nay Công ty trực thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 313576 ngày 08/06/2001 của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hải Phòng. Giấy phép kinh doanh này đã được sửa đổi, bổ sung 2 lần. Hiện nay Công ty có trụ sở chính tại thành phố Hải Phòng. Số vốn điều lệ của Công ty là 3.000 tỷ đồng do Nhà nước cấp. Công ty hạch toán độc lập và nộp BCTC lên Tập đoàn để lập BCTC hợp nhất vào cuối kì kế toán. 1.2.2. Lĩnh vực hoạt động của Công ty Theo giấy phép kinh doanh sửa đổi lần 2 ngày 6/6/2006, ngành nghề kinh doanh của Công ty ABC là: Cung cấp dịch vụ vận tải biển trong và ngoài nước. Kinh doanh thiết bị, vật tư, phụ tùng, phụ kiện phục vụ ngành công nghiệp tàu thuỷ và dân dụng. Cung ứng dịch vụ tàu biển trong nước và quốc tế Dịch vụ hàng hải: đại lý vận tải biển, dịch vụ môi giới hàng hoá, cung ứng tàu biển, bốc dỡ hàng hoá, đếm hàng... Vận tải thuỷ bộ và các dịch vụ khác liên quan đến vận tải thuỷ bộ Kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng máy móc, thiết bị, phụ tùng, phụ kiện phục vụ ngành công nghiệp tàu thuỷ và các ngành sản xuất khác. Dịch vụ văn phòng, khách sạn, du lịch, đại lý vé máy bay 1.2.3. Niên độ kế toán áp dụng tại Công ty Niên độ kế toán áp dụng tại Công ty từ ngày 1/1 đến 31/12 năm dương lịch. Đơn vị tiền tệ: Đơn vị tiền tệ lập BCTC là đồng Việt Nam, hạch toán theo nguyên tắc giá gốc. 1.2.4. Chế độ kế toán áp dụng Công ty áp dụng Luật kế toán 2003 và Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006. Công ty sử dụng hình thức Nhật kí chứng từ. 1.2.5. Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty Nguyên tắc xác định các khoản tiền Công ty mở sổ chi tiết theo dõi từng loại tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có gốc ngoại tệ được chuyển đổi sang VNĐ theo tỉ giá thực

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc218.doc
Tài liệu liên quan