Chuyên đề Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và Kế toán thực hiện

Trong cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính công ty năm 2001 kiểm toán viên có được thông tin này thông qua cập nhật từ hồ sơ năm 2000. Từ hồ sơ năm 2000 cho biết, bộ máy quản lý của công ty A là tương đối gọn nhẹ. Giám đốc là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động sản xuất kinh doanh. Là một người có trình độ chuyên môn trong sản xuất bánh kẹo và nhập khẩu, đồng thời có khả năng quản lý tài chính tốt. Kế toán trưởng là người có trình độ về kế toán, liêm khiết và tư vấn cho Giám đốc về tình hình tài chính của đơn vị, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp hoạt động sản xuất kinh doanh. Là người được Giám đốc tin tưởng và phó thác công việc quản lý điều hành khi Giám đốc đi vắng.

Để đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu về các thủ tục kiểm soát và hoạt động của bộ phận kế toán.

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty Kiểm toán và Kế toán thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m đơn đặt hàng CPA xây dựng chiến lược quảng bá công ty với chính sách hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan và bí mật số liệu của khách hàng. Phương châm hoạt động hàng đầu của công ty là uy tín và chất lượng dựa trên đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao có kinh nghiệm hoat động trong lĩnh vực kiểm toán nhiều năm và luôn tuân thủ chế độ Tài chính-Kế toán và chuẩn mực Kiểm toán Việt nam và Quốc tế được chấp nhận. Mặt khác, CPA đang cố gắng đưa vốn công ty từ 500.000.000 VND lên 2.000.000.000.000 VND để thoả mãn điều kiện pháp lý cho việc ký kết hợp đồng kiểm toán các công ty tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán. Cơ cấu doanh thu của CPA: Chỉ tiêu %/Tổng doanh thu Doanh thu kiểm toán Báo cáo tài chính 60% Doanh thu kiểm toán Xây dựng cơ bản hoàn thành 10% Doanh thu kiểm toán Dự án và kiểm toán khác 10% Doanh thu dịch vụ tư vấn và đào tạo 20% 1.6- Tổ chức bộ máy quản lý của công ty Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung một cấp với cơ cấu và chức năng, nhiệm vụ bao gồm: (1) Hội đồng thành viên góp vốn: Hiện nay gồm có 4 người, chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của công ty và ra các quyết định vĩ mô như bộ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ và các quyết định liên quan về tài chính, chiến lược hoạt động… Nhằm thực hiện vai trò giám sát, Hội đồng thành viên đã thành lập ban kiểm soát gồm 2 người nhằm kiểm soát hoạt động của các phòng ban và các chức vụ trong công ty. (2) Ban Giám đốc gồm 2 người: Giám đốc và phó Giám đốc. Trong đó Giám đốc chịu trách nhiệm: - Chịu trách nhiệm trước nhà nước, hội đồng thành viên về quá trình quản lý, điều hành công ty với mục tiêu bảo toàn và phát triển vốn công ty; Chăm lo đời sống của công nhân viên. Tổ chức, điều hành mọi hoạt động công ty hàng ngày. - Củng cố, phát triển tổ chức của công ty: Tăng số lượng và chất lượng đội ngũ nhân viên; Sắp xếp cơ cấu tổ chức phù hợp với hoạt động chuyên môn; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc triệu tập Hội đồng thành viên bất thường về bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc thành lập mới phòng nghiệp vụ; hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. - Phát triển các dịch vụ và kiểm soát chất lượng tránh mọi rủi ro nghề nghiệp. - Trực tiếp chỉ đạo chuyên môn một số phòng nghiệp vụ và điều hành một số hợp đồng lớn. - Sử dụng một cách có hiểu quả nguồn vốn và tài sản hiện có; triển khai chiến lược và huy động vốn… Hội đồng thành viên Giám đốc Ban Kiểm soát Phó giám đốc P. Nghiệp vụ 1 P.Nghiệp vụ 2 P. Nghiệp vụ 3 P. Nghiệp vụ 4 P. Hành chính tổng hợp Trong đó các quan hệ được biểu hiện: Chỉ đạo Kiểm soát Phối hợp Sơ đồ tổ chức bộ máy: Phó Giám đốc: - Giúp Giám đốc tổ chức điều hành và phát triển toàn diện công ty. Thay mặt Giám đốc điều hành công ty khi Giám đốc đi vắng. - Chịu trách nhiệm đảm bảo về mặt an ninh, địa điểm làm việc của công ty. - Phụ trách quản lý công tác văn thư, hành chính - Trực tiếp điều hành một số phòng nghiệp vụ theo phân công của Giám đốc, đề xuất với giám đốc về mua sắm trang thiết bị… (3) Các phòng nghiệp vụ: Đảm nhiệm công việc kiểm toán, tư vấn… Hiện nay công ty có 4 phòng nghiệp vụ thực hiện các công việc: - Phòng nghiệp vụ 1: Thực hiện công tác kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán dự án, kiểm toán hoạt động và các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng nhân viên trong phòng. - Phòng nghiệp vụ 2: Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán dự án, kiểm toán hoạt động và các dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng nhân viên trong phòng. - Phòng nghiệp vụ 3: Thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn, dịch vụ đào tạo và thực hiện kiểm toán khi có sự huy động của 2 phòng nghiệp vụ trên. - Phòng nghiệp vụ 4: Thực hiện kiểm toán công trình xây dựng cơ bản hoàn thành. 2 Tổ chức thực hiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty kiểm toán và kế toán hà nội tại công ty A Là công ty tư nhân đầu tiên ở miền Bắc được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán, bước đầu CPA đã tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường kiểm toán Việt Nam hiện nay. Với tỷ trọng doanh thu kiểm toán chiếm phần lớn trong tổng doanh thu của toàn công ty, dịch vụ kiểm toán đã trở thành mũi nhọn và được CPA chú trọng đầu tư phát triển. Trong những năm qua CPA đã thu hút được đội ngũ khách hàng thường xuyên đông đảo, có được kết quả đó là nhờ nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, khai thác và mở rộng thị trường. Hàng năm CPA đều gửi thư chào hàng đến cho khách hàng có nhu cầu kiểm toán. Thư chào hàng là bức thông điệp để giới thiệu về uy tín chất lượng dịch vụ của CPA. Thư chào hàng cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết như: Các thông tin pháp lý của CPA, các thông tin về tình hình hoạt động cung cấp các loại dịch vụ, những khách hàng đã mời CPA kiểm toán, đội ngụ nhân viên thực hiện cung cấp dịch vụ và cam kết chất lượng cung cấp. Sau khi nhận được thư chào hàng, nếu có nhu cầu khách hàng sẽ mời kiểm toán. Nhận được lời mời kiểm toán, CPA cử đại diện của công ty để tiếp xúc với khách hàng. Củ thể với khách hàng mới thì kiểm toán viên gặp gở để xem xét về những thông tin như: Những khó khăn mà đơn vị đang gặp phải, tình hình chung về sản xuất kinh doanh, về nhà xưởng, về tình hình bảo quản tài sản và những yêu cầu từ phía khách hàng. Đối với khách hàng cũ thì việc gặp gỡ này nhằm mục đích xem xét những thay đổi đáng kể so với năm trước và nắm được các yêu cầu của khách hàng đề ra. Mặt khác, kiểm toán viên xem xét sự thoả mạn của khách hàng về cuộc kiểm toán năm trước của công ty đã cung cấp. Để có các biện pháp khắc phục kịp thời những nhược điểm của cuộc kiểm toán trước. Sau khi nhận được yêu cầu từ phía khách hàng, kiểm toán viên xem xét khả năng kiểm toán của khách hàng. Nếu có khả năng kiểm toán thì ban Giám đốc sẽ bổ nhiệm chủ nhiệm kiểm toán phù hợp và đội ngụ nhân viên tham gia thực hiện kiểm toán. Đây là các công việc diện ra trước khi một cuộc kiểm toán bắt đầu. Để thu hút được khách hàng, CPA rất coi trọng các công việc này nhằm đem lại ấn tượng tốt của khách hàng về công ty và thông qua các công việc này kiểm toán viên đạt được sự hiểu biết để đánh giá khả năng kiểm toán và lập kế hoạch kiểm toán. 2.1 Chương trình kiểm toán của công ty kiểm toán và kế toán Hà nội 2.1.1 Chương trình kiểm toán chung Dịch vụ kiểm toán là dịch vụ có tính chất kinh doanh và có tính chất nhạy cảm với công nghệ và nghành nghề kinh doanh. Hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán đầy mới mẽ và cạnh tranh gay gắt, công ty CPA phải duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng thì mới có thể đứng vựng trong thị trường này được. Mối quan hệ mà CPA xây dựng với khách hàng được dựa trên tiêu thức chất lượng và bí mật thông tin. Để có thể đạt được sự đồng bộ về mặt chất lượng công ty xây dựng quy trình kiểm toán chung. Đối với mỗi loại hình kinh doanh của từng khách hàng thì quy trình kiểm toán này sẽ được vận dụng một cách linh hoạt. Quy trình kiểm toán chung của CPA bao gồm 3 phần: lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kết thúc kiểm toán. (1) Lập kế hoạch kiểm toán: Trong giai đoạn này kiểm toán viên phải thực hiện các công việc: - Thu thập các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của khách hàng. - Tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh. - Tìm hiểu bộ máy tổ chức và hệ thống kiểm soát nội bộ. - Thực hiện các thủ tục phân tích để nhận thấy các yếu điểm của khách hàng trên Báo cáo tài chính. - Thông qua việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và rà soát nhanh việc ghi chép chứng từ sổ sách, kiểm toán viên phải cân nhắc và lựa chọn mục tiêu kiểm toán. Mục tiêu kiểm toán do kiểm toán viên đưa ra phải đảm bảo các cơ sở dẫn liệu liên quan đến tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, quyền và nghĩa vụ và tính trình bày. Trong chu trình Hàng tồn kho kiểm toán viên phải xác định: Việc ghi chép hàng tồn kho các loại vật tư, hàng hoá là thực tế tồn tại, được sự quản lý và thuộc quyền sở hữu của công ty. Đồng thời các khoản mục hàng tồn kho được phản ánh đúng theo chính sách kế toán của công ty và theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho. - Trên sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của công ty kiểm toán viên dự kiến các công việc phải thực hiện. Từ đó dự kiến trình tự kiểm toán cho từng chu trình. Đồng thời phải dự kiến các thủ tục kiểm toán sẽ áp dụng cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính và phạm vi áp dụng các thủ tục kiểm toán này. - Dự tính thời gian và số nhân viên tham gia kiểm toán. - Tính phí kiểm toán dựa trên thời gian và các chi phí phụ khác. - Thương thuyết và ký hợp đồng với khách hàng. (2) Thực hiện kế hoạch: Kiểm toán viên sử dụng các phương pháp đã được nêu trong phần lập kế hoạch để thu thập các bằng chứng theo trình tự. Các bằng chứng được thu thập theo khoản mục của từng chu trình. (3) Kết thúc kiểm toán: - Tổng hợp các kết quả kiểm toán. - Đàm phán và xử lý các phát hiện sai phạm. - Dự thảo Báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Như quy trình kiểm toán của CPA trên đây cho ta thấy, CPA tuân thủ khá chặt chẽ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận. Nhưng đây mới chỉ là quy trình chung thực hiện một cuộc kiểm toán, để biết chi tiết hơn về kiểm toán một chu trình sau đây sẽ xem xét quy trình kiểm toán hàng tồn kho. 2.1.2 Chương trình kiểm toán Hàng tồn kho Dựa trên chế đội kế toán Việt nam và các chuẩn mực, chương trình kiểm toán mẫu của CPA được xây dựng nhằm hướng dẫn nghiệp vụ cho các nhân viên thực hiện kiểm toán. Mặt khác nhằm đảm bảo chất lượng cho mỗi cuộc kiểm toán. Cũng như các chu trình khác, chu trình kiểm toán Hàng tồn kho được xây dựng hoàn chỉnh và mang tính công nghệ, phù hợp với phương pháp kiểm toán chu trình. Nội dung chương trình kiểm toán Hàng tồn kho bao gồm: Kiểm tra hệ thống kiểm soát; Thực hiện phân tích soát xét; kiểm tra chi tiết và kết luận đưa ra cho chu trình. Dưới đây sẽ trình bày nội dung chu trình kiểm toán Hàng tồn kho: Phần 1: Kiểm tra hệ thống kiểm soát (1) Kiểm tra qui chế quản lý hàng tồn kho, chính sách kế toán áp dụng của khách hàng như: Phương pháp hạch toán, phương pháp tính giá, phương pháp và nguyên tắc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. (2) Thu thập các thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ (lập sơ đồ tổ chức bằng hình vẽ hoặc bằng ghi chép). Các chính sách và quy trình kiểm soát trình tự các nghiệp vụ từ khi lập kế hoạch mua hàng đến khi kết thúc. Việc kiểm tra này phải bao gồm việc xem xét thủ tục thanh toán đối với quá trình mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ. Chọn một số nghiệp vụ về nhập xuất kho và lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho để kiểm tra tính tuân thủ quy chế hệ thống kiểm soát nội bộ từ khi bắt đầu phát sinh đến khi kết thúc. Việc kiểm tra này phải bao gồm việc đánh giá tính tuân thủ theo các quy chế quản lý hàng tồn kho và các qui định của luật pháp. Việc kiểm tra phải ghi chép lại trên giấy tờ làm việc. Ghi chép lại các sai sót được phái hiện trên giấy tờ làm việc. Công việc này phải được hoàn thành cùng với chương trình kiểm kê hàng tồn kho. Phần II: Phân tích soát xét: (1) Phân tích so sánh số dư và cơ cấu số dư hàng tồn kho của năm trước với năm nay. (2) Trên cơ sở loại hình sản xuất kinh doanh của công ty, tính toán và phân tích tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản; tổng số hàng tồn kho/doanh thu hoặc hàng tồn kho/giá vốn hàng bán và so sánh với các tỷ suất này với kỳ trước. Xác định nguyên nhân biến động lớn như: Hàng ế đọng do sản phẩm lỗi thời, thay đổi mức quy định trong dự trữ hàng tồn kho hay sảm phẩm mất sức cạnh tranh… (3) Phân tích đánh giá cụ thể khoản mục sản phẩm dở dang, xác định tỷ trọng trong tổng hàng tồn kho và so với kỳ trước. Đánh giá tính chất và sự phù hợp của khoản mục này. Phần III: Kiểm tra chi tiết (1) Lập bảng tổng hợp về hàng tồn kho theo các khoản mục. (2) Tham gia kiểm kê hoặc kiểm kê mẫu - Kiểm toán viên tham gia và quan sát quá trình kiểm kê hàng tồn kho. - Hoàn thành mẫu kiểm tra quan sát trong kiểm kê. - Sử dụng biện pháp chọn mẫu để đếm số lượng thực tế. - Trong quá trình kiểm kê, kiểm toán viên phải quan sát nhằm đảm bảo hàng của bên thứ ba không có trong hàng được kiểm kê và hàng tồn kho không bị đếm 2 lần. Mặt khác các hàng được kiểm kê không bao gồm số hàng được nhập kho sau ngày khoá sổ. (3) Thu thập báo cáo hàng tồn kho (Báo cáo nhập, xuất, tồn) và đốic hiếu các báo cáo này với kết quả kiểm kê. - Tìm các bằng chứng về hàng tồn kho tương ứng để giải thích cho việc chênh lệch giữa sổ sách với kết quả kiểm kê. (4) Chắc chắn rằng tính đúng kỳ của hàng tồn kho đã được thực hiện bằng cách soát xét các chứng từ doanh thu và mua hàng bao gồm cả hàng mua đang đi đường và các phiếu xuất hàng trong những ngày trước và sau ngày khoá sổ. - Kiểm tra việc xuất hàng trước thời điểm khoá sổ mới được loại trừ ra khỏi số hàng kiểm kê và tính giá trị xuất trên sổ Cái tài khoản giá thành sản xuất hoặc tài khoản giá thành hàng bán. (5) Kiểm tra hàng tồn kho - Soát xét bút toán trên sổ cái tài khoản hàng tồn kho trước và sau ngày kiểm kê để đảm bảo rằng tất cả các bút toán như lượng tồn tích, phân bổ chi phí phân xưởng, điều chỉnh chênh lệch…đã được thực hiện đúng kỳ kế toán. - Kiểm tra quyền sở hữu của doanh nghiệp về hàng tồn kho thông qua xác nhận của ban quản trị và phỏng vấn các nhân viên trong đơn vị. - Xác nhận về số lượng hàng hoá gửi bán và đối chiếu với sổ sách. - Kiểm tra một số hoá đơn mua hàng của các hàng hoá mới nhận được gần nhất mà đã được chép trước khi kiểm kê, liệu các nghiệp vụ này đã được phản ánh trên tài khoản mua hàng và tài khoản phải trả hoặc đã được thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng. - Kiểm tra những khoản thanh toán bao gồm cả những hàng hoá trả lại trước thời điểm kiểm kê, nhằm đảm bảo các tài khoản này đã được phản ánh trên các tài khoản mua hàng, tài khoản phải trả và tài khoản vốn bằng tiền. - Những hoá đơn bán hàng gần nhất đã được phản ánh trên tài khoản doanh thu và phải thu có phù hợp với phiếu xuất kho đã được lập trước thời điểm kiểm kê. (5) Phỏng vấn quản đốc phân xưởng liệu có sự thay đổi lớn nào trong phương thức sản xuất của niên độ kế toán hay không, nếu có thì phải xem xét những ảnh hưởng có thể tới giá trị ghi sổ và phản ánh điều kiện đó với chủ nhiệm kiểm toán. - Chủ nhiệm kiểm toán sẽ quyết định những công việc cần làm thêm để đảm bảo chắc chắn rằng những chi phí mới phát sinh là được phản ánh chính xác trong giá vốn hàng tồn kho. - Kiểm tra việc hạch toán chi phí đã được sử dụng để tính toán hàng tồn kho (hoặc không hạch toán chi phí, thì tiến hành những thử nghiệm phù hợp trực tiếp đối với bảng tính giá hàng tồn kho) với: a) Các hoá đơn mua hàng và các đơn đặt hàng. b) Bảng lương c) Bảng chi phí sản xuất. - Xác định chi phí sản xuất chung đã được hạch toán trong giá trị hàng tồn kho. Xác định xem phương pháp tính của chi phí sản xuất chung có đúng theo chế độ kế toán hiện hành. (6) Phân tích mối quan hệ giữa hàng tồn kho đối với mua hàng hiện thời và sản xuất hiện thời. - So sánh giá với với báo cáo hàng tồn kho của năm trước. (7) So sánh giữa số dư hàng tồn kho tại ngày kiểm kê với số dư hàng tồn kho tại ngày khoá sổ và giải thích các khoản chênh lệch. (8) So sánh giá với báo cáo tồn kho năm trước (9) Bước kiểm tra thời điểm khoá sổ. - Chắc chắn rằng việc xuất hàng đã được ghi sổ và ghi vào tài khoản giá thành bán hàng trong mối quan hệ chặt chẽ với việc ghi chép hạch toán ở tài khoản phải thu - Chắc chắn rằng hàng hoá nhận trước ngày cuối năm mới được ghi tăng hàng tồn kho và tăng khoản phải trả người bán. - Chắc chắn rằng hàng tồn kho không bị báo cáo nhỏ hơn hoặc lớn hơn hàng luân chuyển giữa các chi nhánh, công ty nội bộ. - Nếu hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khê khai thường xuyên để xác định giá trị hàng tồn kho cuối năm thì phải giải thích xem làm thế nào có thể kiểm tra được thời điểm ghi nhập hàng, xuất hàng cho sản xuất và xuất bán tại thời điểm khoá sổ. (Phương pháp tính giá hàng tồn kho áp dụng) (10) Kiểm tra cơ sở tính giá hàng tồn kho áp dụng ( đặc biệt khoản mục có giá trị lớn) đối chiếu với hoá đơn của nhà cung cấp hoặc đối chiếu theo sổ chi tiết hàng tồn kho hoặc theo giá định mức. - Đảm bảo rằng các chi phí liên quan đến hàng nhập như chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu, bảo hiểm… được tính vào giá trị hàng tồn kho. - Nếu dùng giá định mức thì phải đánh giá xem xét cơ sở xác định giá định mức và phân tích chêch lệch giữa giá định mức với giá thực tế. (11) Xác định hàng chậm luân chuyển, hư hỏng hoặc lỗi thời. - Xem xét kết quả của công việc đã làm trong kiểm kê để xem xét liệu có cần lập dự phòng cho những hàng tồn kho lỗi mốt, cũ nát hoặc vượt quá nhu cầu dự trữ trong kho. - Chủ nhiệm kiểm toán sẽ phỏng vấn những người có trách nhiệm trong đơn vị, liệu họ có thể biết những ảnh hưởng nào có thể dẫn tới làm giảm giá hàng tồn kho. - Soát xét báo cáo lỗ lãi theo tổng sản phẩm của khách hàng để soát xét phân tích kỹ lưỡng những loại hàng bị lỗ. Xác định nguyên nhân lỗ, phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Danh mục hàng hoá tồn kho lập dự phòng. - Soát xét doanh thu theo từng loại hàng sau ngày khoá sổ để đảm bảo rằng giá có bán được tại thời điểm khoá sổ không lớn hơn giá thực tế có thể bán sau ngày khoá sổ. (12) Xác nhận hàng đại lý hoặc gửi ở nơi thứ ba. (13) Xác nhận với người mua hoặc người bán trong các trường hợp hàng bán đang đi trên đường và hàng mua đang đi trên đường (14) Xác nhận hàng tồn kho được trình bày theo đúng luật và chuẩn mực kế toán. (15). Kiểm tra chi phí sản xuất (sản phẩm dở dang) Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ - Kiểm tra phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của công ty. - Trong trường hợp Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành phẩm theo phương pháp định mức hoặc giá chuẩn thì phải kiểm tra cơ sở, phương pháp xây dựng định mức hoặc đơn giá. Phân tích soát xét. - So sánh chi phí sản xuất của năm nay với năm trước. - Phân tích tỷ trọng của các loại chi phí trong sản xuất để từ đó xác định trọng tâm kiểm toán và đưa ra phương pháp kiểm toán phù hợp là phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống và phương pháp kiểm tra cơ bản. Kiểm tra chi tiết. - Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: + Chọn mẫu một số loại vật tư chủ yếu để đối chiếu và kiểm tra việc ghi chép vào tài khoản chi phí có phù hợp không? + Đối chiếu phiếu xuất kho với phiếu yêu cầu sử dụng vật tư với sự phê duyệt để tìm ra những sai xót trong việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu giữa các tài khoản 621, 627, 641 và 642. + Tính toán xác định số đơn vị vật liệu thực tế tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm với định mức hoặc dự toán để phát hiện ra những chênh lệch bất hợp lý đặc biệt là tỷ lệ hao hụt cho phép. + Tham chiếu với phần kiểm tra hàng tồn kho ở trên. - Đối chiếu chi phí nhân công trực tiếp. - Nội dung kiểm tra chi tiết được tham chiếu tới phần kiểm tra Tiền lương phải trả (TK 334 ). Ngoài ra trong phần này cần tập trung kiểm tra những nội dung sau: + Đối chiếu xem xét bảng tính lương, phân bổ tiền lương vào các khoản tính trên tiền lương có được hạch toán vào chi phí cho từng đối tượng hay không để tìm ra những sai sót trong hạch toán chi phí nhân công. + So sánh chi phí nhân công theo thời gian lao động thực tế với định mức chi phí của một sản phẩm để phát hiện ra những chênh lệch. + Đối với các chi phí nhân công thuê ngoài phải kiểm tra kỹ các hợp đồng lao động và phương thức thanh toán, chi trả để tìm ra những dấu hiệu về gian lận như lập Hợp đồng lao động giả…. - Đối với chi phí sản xuất chung: + Chi phí khấu hao tài sản cố định được tham chiếu tới phần kiểm toán Tài sản cố định. + Chi phí bằng tiền khác được tham chiếu tới phần kiểm tra tài khoản tiền hoặc có sự kết hợp. - Kiểm tra chi tiết đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. + Kiểm tra kết quả kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ về hiện vật. + Kiểm tra phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà công ty áp dụng (theo số lượng hoàn thành tương đương, theo nguyên vật liệu trực tiếp, theo chi phí định mức) và phương pháp này có nhất quán với kỳ trước hay không? + So sánh đối chiếu tỷ lệ sản phẩm dở dang kỳ này so với kỳ trước để phát hiện những thay đổi bất thường nhất là ở những trường hợp công ty đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cao để tạo ra lãi giả tạo hoặc ngược lại… Phần IV: Kết luận (- Trên cơ sở kiểm tra tất cả các nghiệp vụ trọng yếu và các nghiệp vụ không trọng yếu, theo ý kiến của riêng tôi các ghi chép kế toán phần hành trên là đầy đủ và hợp lý. - Tôi khẳng định rằng tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết đã được thực hiện, được ghi chép trên các giấy tờ làm việc theo các thủ tục kiểm toán của hãng và cung cấp đầy đủ bằng chứng cho kết luận đưa ra. - Tôi khẳng định rằng các sai sót và các yếu điểm cũng như các kiến nghị đã được nêu ra để đưa vào thư quản lý để gửi cho khách hàng) - Căn cứ trên các công việc kiểm toán và các quy trình kiểm toán đã được thực hiện, chúng tôi thấy có đủ tin tưởng kết luận rằng giá trị hàng tồn kho bao gồm: +Hàng hoá tồn kho: …………………………… + Nguyên vật liệu tồn kho: …………………….. + Công cụ dụng cụ:…………………………….. + Sản phẩm dở dang:…………………………… + Thành phẩm:…………………………………. + Dự phòng giảm giá hàng tồn kho : …………. của công ty trên sổ sách và báo cáo kế toán là phản ánh tương đối chính xác và hợp lý cho kỳ hoạt động từ ngày………… đến ngày………. Trên đây là quy trình kiểm toán chu trình Hàng tồn kho của CPA, nhưng trong thực tế các kiểm toán viên áp dụng quy trình này như thế nào? Để hiểu rõ vấn đề này sau đây là quá trình thực hiện kiểm toán chu trình hàng tồn kho của khách hàng A do công ty CPA thực hiện. 2.2 Lập kế hoạch kiểm toán chu trình hàng tồn kho Công ty nhận thức rõ việc lập kế hoach kiểm toán sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện kiểm toán có hiểu quả, giảm thiểu được chi phí nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán được thực hiện qua các bước sau. 2.2.1 Chuẩn bị kiểm toán Trong quá trình chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán chu trình Hàng tồn kho, CPA tiến hành các công việc: Ban Giám đốc bổ nhiệm chủ nhiệm kiểm toán và lựa chọn các nhân viên tham gia nhóm kiểm toán. Tìm hiểu lý do kiểm toán của công ty A, đồng thời xem xét khả năng kiểm toán chu trình Hàng tồn kho. Công ty A thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính một phần nhằm tuân thủ quy định của Bộ Tài chính, đồng thời thông qua kiểm toán nhằm hoàn thiện hơn quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty. Thực hiện kiểm toán Hàng tồn kho nhằm khẳng định tính trung thực hợp lý của số dư các khoản mục hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính. Mặt khác, dựa trên thư quản lý do CPA cung cấp sẽ giúp công ty quản lý tốt hơn và hiểu quả hơn về hàng tồn kho. 2.2.2 Tìm hiểu khách hàng Tìm hiểu khách hàng là một công việc rất quan trọng nhằm đem lại cho kiểm toán viên sự hiểu biết về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách hàng, các quy chế kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh (chiến lược kinh doanh trong tương lai, môi trường kinh doanh, kết quả kinh doanh và tình hình tài chính…), cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức hạch toán kế toán… Từ những hiểu biết này cho phép kiểm toán viên có định hướng và thiết kế phương pháp kiểm toán phù hợp. Việc tìm hiểu khách hàng được thực hiện qua các bước công việc củ thể sau. (1) Thu thập thông tin cơ sở về công ty A Nếu là khách hàng mới thì CPA phải thu thập những thông tin này thông qua quan sát và phỏng vấn. Đối với công ty A là khách hàng thường xuyên, những thông tin này đã được lưu trong hồ sơ. Do đó, trong giai đoạn này kiểm toán viên không phải chuẩn bị cho kiểm toán hàng tồn kho. Theo như hồ sơ năm 2000 công ty A là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài, được cấp giấy phép hoạt động số 1265/GP ngày 12/06/1995 và giấy phép điều chỉnh số 1265/GPĐC ngày 26/11/1998 do uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp. Với số vốn pháp định là: 630.000 USD Vốn đầu tư là: 1.500.000 USD Ngân hàng giao dịch: Chifon Bank. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty A Giám đốc P. kế toán P. kỹ thuật và vật tư P. kinh doanh Khu hấp Khu cắt Khu sấy Khu trộn gia vị Khu đóng gói P. hành chính Bộ phận xát Hội đồng quản trị Công ty được phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm xuất khẩu, thời gian hoạt động là 35 năm kể từ ngày bắt đầu hoạt động (tháng 6/1999). Công ty đặt trủ sở tại đại chỉ: Huyện Nam Thanh - Tỉnh Hải Dương, công ty có 55 nhân viên. Ban Giám đốc bao gồm: Ông Trân Văn Quang: Giám đốc Ông Nguyễn Hải Long: Kế toán trưởng Nhằm đảm bảo cho sản xuất, công ty A tổ chức dữ trữ vật tư tại 2 kho phục vụ cho sản xuất, đồng thời đây cũng là nơi bảo quản các thành phẩm. Với đặc điểm sản xuất bánh kẹo nên vật tư lưu kho là lương thực như gạo tẻ, gạo nếp, đậu…, thực phẩm và các loại gia vị. Những loại loại vật tư này đòi hỏi phải có điều kiện bảo quản nhất định. Trong công tác bảo quản công ty A có trang bị các loại máy hút ẩm, máy thông gió, máy lạnh, phương tiện cứu hoả… Do đó kho thông thoáng, không hở dột và được xây dựng vững chắc có khoá và được thủ kho trông nom bảo quản. Để có được những thông tin này kiểm toán viên phải sử dụng phương pháp quan sát kho bãi. Qua đây cho kiểm toán viên thấy công tác lưu kho vật tư thành phẩm củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34237.doc
Tài liệu liên quan