Chuyên đề Kiểm toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán AFC

CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN (AFC) 1

 1

I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1

II.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY AFC 2

1/.Giới thiệu khái quát 2

2/.Sơ đồ tổ chức của Công ty AFC 2

III. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG, DỊCH VỤ CUNG CẤP VÀ THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3

1/.Mục tiêu hoạt động của Công ty AFC 3

2/. Các dịch vụ của công ty AFC 3

3/. Thành quả đạt được 4

3.1.Doanh thu 4

3.2.Khách hàng 4

3.3.Nhân sự 4

IV. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG TƯƠNG LAI 5

1/. Nhiệm vụ chiến lược 5

2/. Phương hướng hoạt động trong tương lai 5

CHƯƠNG 2 7

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO 7

 7

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO 7

1/.Nội dung 7

2/. Đặc điểm: 8

3/. Mục tiêu kiểm toán: 9

4/. Tài khoản sử dụng: 9

II.XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN 10

1/. Xác lập mức trọng yếu: 10

1.1.Khái niệm trọng yếu 11

1.2.Phương pháp xác lập 11

2/. Đánh giá rủi ro kiểm toán 12

2.1 Khái niệm rủi ro kiểm toán 12

2.2 Các bộ phận của rủi ro kiểm toán 12

2.3 Rủi ro kiểm toán đối với hàng tồn kho 13

III. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO 14

1/. Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng 14

1.1.Hiểu biết về sản phẩm: 14

1.2. Hiểu biết về nhà cung ứng hàng hoá và hình thức cung ứng 15

1.3.Hiểu biết về chu kỳ sản xuất 15

1.4.Hiểu biết về hàng gửi tại kho cuả bên thứ ba 15

2/. Tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ: 15

2.1 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ 15

2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 16

2.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 17

2.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế thử nghiệm cơ bản 17

IV. THỬ NGHIỆM CƠ BẢN ĐỐI VỚI HÀNG TỒN KHO 18

1/. Thực hiện thủ tục phân tích hàng tồn kho 18

1.1 So sánh số dư hàng tồn kho đầu kỳ với cuối kỳ 18

1.2 So sánh số vòng quay hàng tồn kho với kỳ trước 18

1.3 So sánh đơn giá hàng tồn kho với năm trước. 19

1.4 So sánh giá thành năm hiên tại với năm trước, hoặc so sánh giá thành đơn vị kế hoạch với giá thành đơn vị thực tế. 19

1.5 So sánh chi phí theo từng khoản mục 19

2/. Thử nghiệm chi tiết 19

2.1 Chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho 19

2.2 Xác nhận hay chứng kiến kiểm kê đối với hàng tồn kho gửi tại kho đơn vị khác 22

2.3 Kiểm tra việc đánh giá hàng tồn kho 23

2.4 Kiểm tra tổng hợp kết quả kiểm kê 26

2.5 Kiểm tra khoá sổ hàng tồn kho 26

2.6 Xem xét việc trình bày và công bố hàng tồn kho. 26

CHƯƠNG 3 27

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN AFC 27

A. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN 27

I. TIỀN KẾ HOẠCH 27

II. LẬP KẾ HOẠCH 27

1/. Tìm hiểu khách hàng 28

2/. Tìm hiểu quy trình sản xuất: 29

3/. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 30

4/. Xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán 30

4.1 Mức trọng yếu: 30

4.2 Rủi ro kiểm toán: 30

B. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN 31

I. CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG 31

II. CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHI TIẾT 32

C. GIAI ĐOẠN HOàN THÀNH KIỂM TOÁN 54

I. CHUẨN BỊ HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN 54

1/. Đánh giá tổng hợp các sai sót 54

2/. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính 54

3/. Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán: 54

II. XÉT DUYỆT VÀ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH 54

CHƯƠNG 4 55

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 55

I. VỀ CÔNG TY KIỂM TOÁN AFC 55

1/. Thuận lợi 55

2/. Khó khăn: 55

II. VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO 56

1/. Ưu điểm: 56

2/. Thực tiển quá trình kiểm toán và vấn đề cần giải quyết: 57

2.1 Về việc lập kế hoạch kiểm toán: 57

2.2 Về việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát: 58

2.3 Về việc xác định mức trọng yếu: 59

2.4 Về việc chọn mẫu và cỡ mẫu: 59

2.5 Về thủ tục phân tích: 60

2.6 Về việc sử dụng các phần mềm kiểm toán 61

2.7 Về việc kiểm soát chất lượng các hồ sơ kiểm toán 62

2.8 Về cách đánh tham chiếu: 62

2.9 Nhận xét về quy trình kiểm toán cho khách hàng Đông Phương: 62

 

doc69 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kiểm toán hàng tồn kho tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán AFC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ê. Các trợ lý có trách nhiệm hỗ trợ kiểm toán viên trong việc soạn báo cáo kiểm kê. Hoàn tất hồ sơ kiểm kê và đưa cho cấp trên xem xét lại trong vòng 3 ngày làm việc. Soạn thảo thư quản lý về những điểm yếu đã được ghi nhận trong vòng 3 ngày Theo dõi tiếp tục các khoản mục chưa rõ 2.2 Xác nhận hay chứng kiến kiểm kê đối với hàng tồn kho gửi tại kho đơn vị khác Hàng hoá của đơn vị có thể được gửi ở kho công cộng hoặc nằm ở đại lý. Đối với những trường hợp có số tiền trọng yếu hoặc có khả năng sai sót cao, kiểm toán viên có thể yêu cầu được chứng kiến việc kiểm kê tại chỗ các hàng hoá này. Đồng thời, kiểm toán viên phải xem xét độ trung thực và tính độc lập của bên thứ ba. Đảm bảo rằng hàng hoá nhận ký gởi hay nhận thế chấp tại kho khách hàng đều được ghi nhận và được xác nhận để loại trừ khỏi danh sách hàng tồn kho Đảm bảo rằng hàng hoá của khách hàng đem đi ký gửi hay đem đi thế chấp bên ngoài đã được ghi nhận và được xác nhận để gộp vào danh sách hàng tồn kho 2.3 Kiểm tra việc đánh giá hàng tồn kho Quá trình đánh giá hàng tồn kho thường là một trong những phần quan trọng nhất và mất thời gian nhất của cuộc kiểm toán. Khi thực hiện các khảo sát quá trình đánh giá, có 3 vấn đề về phương pháp đánh giá của khách hàng có tính đặc biệt quan trọng. Phương pháp đó phải phù hợp với các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận, quá trình áp dụng của phương pháp đó phải nhất quán từ năm này qua năm khác, và sự thay thế giữa chi phí và thị giá phải được xem xét đến. Kiểm toán viên có thể đánh giá hàng tồn kho qua 3 chỉ tiêu sau: Định giá hàng tồn kho mua vào Các loại hàng tồn kho thường được xếp vào loại này là nguyên liệu, chi tiết rời mua ngoài và vật tư. Bước đầu tiên kiểm toán viên cần xác định rõ phương pháp đang sử dụng là LIFO, FIFO, bình quân gia quyền, thực tế đích danh hay một phương pháp nào khác. Cũng cần xác định chi phí nào phải được đưa vào quá trình đánh giá một khoản mục cá biệt của hàng tồn kho Xác định những bộ phận chi phí cấu thành của giá hàng nhập kho như giá mua, thuế nhập kho, chi phí mua hàng, chiết khấu. Khi lấy mẫu kiểm tra, kiểm toán viên nên sử dụng kỹ thuật phân nhóm để có thể chọn phương pháp cũng như phạm vi kiểm tra thích hợp cho từng nhóm. Nên chọn các mặt hàng đặc thù để đánh giá, trọng tâm phải được đặt vào những món tiền lớn nhất và vào những sản phẩm có dao động lớn về giá, phải có một mẫu đại diện của tất cả các mặt hàng tồn kho. Kiểm toán viên cần liệt kê các mặt hàng sẽ kiểm tra việc đánh giá, sau đó yêu cầu đơn vị cung cấp những hoá đơn có liên quan. Cần chù ý đến số lượng trên hóa đơn, và tùy theo phương pháp đánh giá mà kiểm toán viên chọn cách kiểm tra cách tính toán cho thích hợp. Việc kiểm tra đủ hoá đơn có tác dụng giúp phát hiện những trường hợp mà khách hàng đánh giá hàng tồn kho chỉ dựa trên hoá đơn mới nhất và trong một số trường hợp để phát hiện hàng tồn kho cũ kỹ, lạc hậu. Khi khách hàng có sổ sách thường xuyên ghi chép các chi phí đơn vị của những lần mua vào thì kiểm toán viên nên khảo sát quá trình định giá bằng cách đối chiếu chi phí đơn vị với sổ sách thường xuyên hơn là với hoá đơn của người bán, sau đó tính toán lại trên sổ chi tiết. Khi định giá hàng tồn kho cần xem xét chi phí lịch sử hay chi phí thay thế thấp hơn. Chi phí mới nhất của một mặt hàng tồn kho được chỉ rõ trên hoá đơn của người bán của chu kỳ đó là cách làm hữu ích để kiểm tra chi phí thay thế, nhưng cũng phải xem xét giá trị tiêu thụ của mặt hàng tồn kho và ảnh hưởng khả dĩ của sự dao động nhanh về giá. Định giá hàng tồn kho được sản xuất ra Tương tự như hàng nhập kho, kiểm toán viên xác định trị giá hàng xuất kho của đơn vị được tính theo phương pháp nào và có nhất quán với kỳ trước không. Sự thay đổi phương pháp tính giá thành sẽ ảnh hưởng đến giá trị hàng xuất kho, phản ánh sai lệch kết quả kinh doanh. Nếu đơn vị có thay đổi phương pháp tính giá hàng xuất kho thì kiểm toán viên cần kiểm tra xem sự thay đổi này có được trình bày trên Bảng thuyết minh báo cáo tài chính không. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ đúng đắn và hợp lý sẽ tạo cơ sở cho việc tính giá thành đúng đắùn và hợp lý. Kiểm toán viên có thể tiến hành các công việc sau: * Kiểm toán viên phải phỏng vấn kế toán giá thành cuả khách hàng để tìm hiểu phương pháp tính giá thành, kết cấu của giá thành và phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của đơn vị. * Khi đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, kiểm toán phải đánh giá cả về số lượng (dựa vào biên bản kiểm kê) và đơn giá của sản phẩm. Kiểm toán viên cũng cần lựa chọn mẫu và kiểm tra phương pháp tính có hợp lý không. * Kiểm tra quá trình tính toán, đánh giá sản phẩm dở dang có chính xác và nhất quán không vì việc thay đổi phương pháp đánh giá hoặc áp dụng kỹ thuật tính toán không đúng sẽ dẫn đến kết quả kinh doanh không chính xác. * Kiểm toán viên có thể so sánh tỷ lệ sản phẩm dở dang cuối kỳ này với các kỳ trước nhằm phát hiện những thay đổi bất thường và giải thích vì những thay đổi này có thể do doanh nghiệp cố ý tăng sản phẩm dở dang để giảm giá thành. * Việc ứơc tính chi phí sản phẩm dở dang thường có liên quan đến những phần hành kiểm toán khác, vì vậy khi thực hiện ứơc tính, kiểm toán viên phải chú ý để loại bỏ những điều chỉnh, sai sót có liên quan đến các khoản mục này nhằm có được số ứớc tính hợp lý. Tập hợp chi phí và tính giá thành phẩm Đối với doanh nghiệp có quy trình tính giá thành phức tạp như doanh nghiệp sản xuất, cần thực hiện một số thử nghiệm sau: * Kiểm tra đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành của đơn vị có gì thay đổi so với các kỳ trước hay không. Các phương pháp tính toán và phân bổ chi phí có nhất quán với các kỳ trước không * Xem xét có những khoản nào không thuộc chi phí sản xuất mà tính vào chi phí sản xuất hoặc ngược lại làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. a). Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Kiểm toán viên phải kiểm tra cả về đơn giá và số lượng nguyên vật liệu sử dụng. Việc kiểm tra đơn giá tương tự như khi đánh giá hàng mua, còn việc kiểm tra số lượng nguyên vật liệu sử dụng, kiểm toán viên có thể tiến hành bằng cách so sánh với định mức sử dụng nguyên vật liệu. Đối chiếu nguyên vật liệu xuất dùng cho các đối tượng có đúng vào chi phí của đối tượng đó hay không, bằng cách lấy mẫu một số phiếu xuất vật tư để kiểm tra việc ghi sổ vào các tài khoản chi phí có hợp lý không. Ngoài ra, có thể đối chiếu với phiếu yêu cầu vật tư hoặc đối chiếu với báo cáo sử dụng vật tư của phân xưởng sản xuất. b). Đối với chi phí nhân công trực tiếp Kiểm tra chi phí tiền lương là một phần của chương trình kiểm toán tiền lương và nhân sự. Do đó, kiểm toán viên có thể đối chiếu với số liệu của phần hành này. Kiểm toán viên phải kiểm tra cả về số lượng, ngày công, giờ công và đơn giá tiền lương. Chẳng hạn, kiểm toán viên có thể đối chiếu với bảng lương và định mức lao động. c). Đối với chi phí sản xuất chung: Kiểm tra chi phí sản xuất chung có thể phức tạp hơn các khoản mục trên nhưng thông thường kiểm toán viên chủ yếu kiểm tra những khoản chi phí cơ bản và có số tiền lớn. Ngoài việc kiểm tra quá trình tập hợp chi phí, kiểm toán viên còn phải quan tâm đến việc áp dụng các phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung như kiểm tra về tính hợp lý và việc áp dụng nhất quán của những phương pháp này. Kiểm toán viên cần lưu ý những điểm sau: Đối với tiền lương: kiểm tra đơn vị có hạch toán nhầm chi phí lương của bộ phận quản lý và bán hàng vào chi phí sản xuất kinh doanh không. Bên cạnh đó, kiểm toán viên có thể tham chiếu với phần hành của kiểm toán chi phí tiền lương. Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài: Chọn mẫu một số nghiệp vụ bất thường và kiểm tra những chi phí đó có thực sự xảy ra không và nếu xảy ra thì đó có phải làø chi phí hợp lý không. Kiểm tra việc lập dự phòng Kiểm tra việc lập dự phòng đã lập có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không. Theo VAS 02 việc lập dự phòng phải tuân thủ một số nguyên tắc như: Phải dựa trên cơ sở từng mặt hàng Phải dựa trên những bằng chứng đáng tin cậy có được tính đến thời điểm ứơc tính và cũng phải chú ý đến những sự kiện sau ngày kết thúc niên độ. Phải xem xét mục đích sử dụng của từng loại hàng tồn kho Kiểm tra chất lượng và tình trạng của hàng tồn kho để phát hiện những trường hợp hàng tồn kho bị mất phẩm chất, lỗi thời nhưng chưa kịp lập dự phòng để đề nghị đơn vị lập bổ sung. Phỏng vấn người quản lý và nhân viên phân xưởng cùng với thủ kho về thời gian và trình tự nhập xuất kho. Qua đó, kiểm toán viên biết được hàng mới nhập hay đã nhập lâu và xem xét chất lượng hàng tồn kho. Vào thời điểm cuối năm, xem xét về tuổi thọ, đặc diểm lý hoá có thể dẫn đến hư hỏng của từng loại hàng tồn kho. 2.4 Kiểm tra tổng hợp kết quả kiểm kê Chọn mẫu trên phiếu kiểm kê và đối chiếu với bảng tổng hợp kiểm kê để bảo đảm rằng tất cả các ghi chép trên bảng tổng hợp kiểm kê đều có trên phiếu kiểm kê. Kiểm toán viên cũng chọn mẫu trên bảng tổng hợp kiểm kê và đối chiếu với phiếu kiểm kê để đảm bảo rằng các dữ liệu trên bảng tổng hợp kiểm kê là ghi nhận từ phiếu kiểm kê. 2.5 Kiểm tra khoá sổ hàng tồn kho Kiểm toán viên kiểm tra việc khoá sổ hàng tồn kho nhằm phát hiện những trường hợp không đúng và dẫn đến hàng tồn kho bị sai lệch. Chẳng hạn như: - Các khoản mua đang đi đường không được ghi nhận hoặc ghi nhận thừa. - Hàng mua cho năm sau nhưng lại ghi vào sổ cho năm hiện hành hoặc ngược lại. - Khi xuất bán, đơn vị đã không phản ánh đồng thời 2 bút toán ghi nhận doanh thu và giá vốn hàng bán (đối với phương pháp kê khai thường xuyên). - Đối với những đợt hàng bán cuối năm: hoá đơn lập cho năm sau hoặc hoá đơn lập cho năm hiện hành nhưng năm sau mới chuyển hàng, các hoá đơn này co thể bị bỏ sót do không ghi rõ ngày tháng Ngoài ra, kiểm toán viên củng nên chọn những hoá đơn cuối cùng của niên độ và các hoá đơn đầu tiên của niên độ kế tiếp có liên quan đến việc nhập xuất hàng tồn kho để kiểm tra đối chiếu với sổ chi tiết để đảm bảo là đơn vị đã hạch toán đúng niên độ. 2.6 Xem xét việc trình bày và công bố hàng tồn kho. Thử nghiệm này thực hiện nhằm đảm bảo rằng hàng tồn kho và các khoản mục có liên quan được trình bày và công bố đúng theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Kiểm toán viên có thể xem xét các vấn đề sau: - Việc trình bày và phân loại các khoản hàng hoá, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm. - Chính sách kế toán đơn vị áp dụng đốùi với hàng tồn kho bao gồm nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho, phương pháp đánh giá hàng tồn kho cuối kỳ, phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ) - Một số chỉ tiêu chi tiết về hàng tồn kho như giá trị hàng tồn kho hoàn nhập dự phòng, giá trị ghi sổ của hàng tồn kho đã bị cầm cố, thế chấp CHƯƠNG 3 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN AFC ˜ ™ Như đã trình bày ở phần trên, khách hàng của AFC rất đa dạng và thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân. Tùy thuộc vào quy mô, tính đặc thù của mỗi khách hàng cũng như sự phức tạp trong quá trình hạch toán Hàng tồn kho mà Kiểm toán viên AFC sẽ điều chỉnh các thủ tục kiểm toán cho phù hợp. Đối với những công ty nhỏ, hàng tồn kho không nhiều thì chương trình kiểm toán hàng tồn kho cũng sẽ đơn giản. Để minh hoạ sinh động thêm cho việc tìm hiểu quy trình kiểm toán hàng tồn kho ở Công ty AFC, em sẽ chọn sử dụng số liệu của một khách hàng trong lĩnh vực sản xuất. Vì yêu cầu của ngành nghề kiểm toán là phải bảo mật thông tin cho khách hàng nên em xin phép đặt tên khách hàng giả định là Công ty Đông Phương với số liệu có điều chỉnh. A. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN I. TIỀN KẾ HOẠCH Khi nhận được lời mời kiểm toán, Kiểm toán viên Công ty sẽ thoả thuận với khách hàng về thời điểm đến khảo sát. Sau khi khảo sát, kiểm toán viên có thể thu thập những thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng nhằm giúp kiểm toán viên có những hiểu biết về nhu cầu của khách hàng, đánh giá khả năng có thể phục vụ của mình và các vấn đề liên quan như: thời gian thực hiện, phí kiểm toán Dựa vào đó, nếu đồng ý, kiểm toán viên sẽ ký hợp đồng với khách hàng. Đối với khách hàng Đông Phương, do đây là lần thứ 3 Công ty nhận lời kiểm toán, nên trong giai đoạn tiền kế hoạch, kiểm toán viên chỉ xem lại hợp đồng cũ và thoả thuận với khách hàng nếu có những điều khoản mới phát sinh. Nếu hai bên đồng ý sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. II. LẬP KẾ HOẠCH Thông thường, khi thực hiện kiểm toán năm đầu tiên, các kiểm toán viên AFC sau khi thu thập những thông tin cần thiết sẽ lưu trữ tại Hồ Sơ Thường Xuyên. Hồ sơ này bao gồm lịch sử Công ty, giấy phép kinh doanh, tổ chức bộ máy công ty, sổ ghi chép những chính sách quan trọng Hồ sơ này đặc biệt hữu ích trong việc giúp kiểm toán viên xác định liệu tại năm kiểm toán hiện nay khách hàng có thay đổi các nguyên tắc kế toán hay không. Đối với khách hàng Đông Phương, đến thời điểm kiểm toán 31/12/2004, trên cơ sở những thông tin đã lưu trữ ở Hồ sơ thường xuyên, kiểm toán viên chỉ phỏng vấn xem khách hàng có những thay đổi nào không và lập kế hoạch chi tiết cho năm này. Theo chương trình kiểm toán tại công ty AFC , nội dung của phần lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán được thể hiện qua “Bảng Ghi Nhớ Chiến Lược Kiểm Toán” (Audit Strategies Memorandum) bao gồm các nội dung: Tình hình kinh doanh hiện tại của khách hàng (Update of the client’s business) Phạm vi kiểm toán (Audit Scope) Phân tích tổng thể các khoản mục (Overall Analytical Review) Các vấn đề kế toán và kiểm toán quan trọng (Significant Accounting and Auditing Issues) Đánh giá môi trường kiểm soát (Assessment of control environment) Phương pháp tiếp cận kiểm toán (Audit Approach) Mức trọng yếu kế hoạch (Planning Materiality) Thời gian và nhân sự cho cuộc kiểm toán (Timing and Audit team) Dưới đây ta sẽ xem xét một số công việc chính yếu liên quan đến hàng tồn kho mà kiểm toán viên AFC đã thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán khách hàng Đông Phương: 1/. Tìm hiểu khách hàng Căn cứ vào Giấy phép đăng ký kinh doanh và bảng đăng ký chế độ kế toán, kiểm toán viên có thể xác định được đặc điểm chung của Công ty Đông Phương như sau: Hình thức sở hữu vốn: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Lĩnh vực kinh doanh: kéo sợi, dệt đan, dệt kim và nhuộm vải Các hạch toán chi tiết của các tài khoản tính giá thành được theo dõi và hạch tóan ở bộ phận Costing ở nhà máy đăt tại tỉnh A. Ở văn phòng Công ty chỉ ghi nhận vào tài khoản tổng hợp. Công ty sản xuất các sản phẩm sau: Tên sản phẩm Nguyên liệu sản xuất DTY POY, FDY ITY POY, FDY, DTY KNITTING FDY, DTY, ITY, TFO WEAVING FDY, DTY, ITY, TFO, Warp Yarn TFO POY, FDY, DTY, ITY Preparation POY, FDY, DTY, ITY, TFO OE Polyester staple fiber, waste polyester, cotton waste Dying Knitting Knitting + Dying Dying Weaving Weaving + Dying Trong đó, POY và FDY là nguyên liệu đầu vào chính còn lại thì sản phẩm ở xưởng này có thể là nguyên liệu đầu vào của sản phẩm kia. Mỗi sản phẩm có nhiều mã hàng khách nhau. Các mã hàng DTY (Sợi), Weaving (vải chưa nhuộm) và Dyed Weaving (vải đã nhuộm) chiếm hơn 80% lượng thành phẩm của Công ty. Ít nhất 55% sản phẩm của công ty dùng để xuất khẩu, số còn lại tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Chế độ kế toán áp dụng: Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng: USD Hình thức sổ kế toán áp dụng: hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá: Hàng tồn kho được thể hiện ở giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán hàng ứơc tính trong điều kiện kinh doanh bình thường. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kiểm kê định kỳ Phương pháp xác định giá trị nguyên vật liệu xuất: bình quân gia quyền Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: phân bổ theo tỷ lệ sản phẩm quy đổi. Phương pháp tính giá thành: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: thực tế xuất vào sản xuất trong kỳ, theo dõi cho từng mã sản phẩm cụ thể Chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho từng mã hàng sản phẩm theo sản phẩm quy đổi tương đương sản phẩm chuẩn Hàng tháng đơn vị tiến hành kiểm kê để xác định hàng tồn kho cuối kỳ, các hao hụt trong định mức được ghi nhận vào chi phí. 2/. Tìm hiểu quy trình sản xuất: Mỗi sản phẩm đều có một quy trình sản xuất khác nhau nên sẽ có một bộ phận (xưởng) theo dõi khác nhau, tương ứng sẽ có hệ thống tài khoản riêng biệt để hạch toán.Vì đặc điểm của đơn vị là sản phẩm này có thể sử dụng là nguyên liệu cho sản phẩm kia nên từ tài khoản 155 hoặc 154 chi tiết của sản phẩm này có thể có đối ứng với TK 152 chi tiết của sản phẩm kia. Khi nguyên vât liêu được nhập vào nhà máy, văn phòng sẽ nhận đươc các chứng từ nhập hàng và hạch toán. Còn các nghiệp vụ theo dõi hàng ngày sẽ do Costing lập, kết quả hoạt động sản xuất sẽ được Costing báo cáo vào cuối tháng cho văn phòng. Văn phòng chỉ hạch toán những bút toán tỏâng hợp của Costing. 3/. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Trong giai đoạn lập kế hoạch, thực tế việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ ít đượïc kiểm toán viên AFC thực hiện. Một phần cũng vì đa số công ty hoạt động ở Việt Nam chưa hoặc không có hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Kiểm toán viên AFC thường đưa ra nhận xét hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng không đáng tin cậy và tiến hành thiết kế các thử nghiệm chi tiết. Trong quá trình kiểm toán tại khách hàng, dựa trên những chứng từ sổ sách thu thập được và phỏng vấn nhân viên Công ty để qua đó có những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ (nếu có), chứ công việc này chưa được thực hiện trong hồ sơ kiểm toán. 4/. Xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán 4.1 Mức trọng yếu: Theo đánh giá hệ thống Kiểm soát nội bộ và tìm hiểu tình hình hoạt động cũng như những hiểu biết có được trong những niên độ trước, mức trọng yếu được các kiểm toán viên AFC xác định là 1% trên tổng doanh thu. Mức trọng yếu này được áp dụng cho toàn bộ báo cáo tài chính (kể cả hàng tồn kho), kiểm toán viên AFC chưa thực hiện xác lập mức trọng yếu cho từng khoản mục. Client/Unit Đông Phương Completed by Detailed review General review Schedule Section Audit Planning Brief Year end Date Date Date PLANNING MATERIALITY 1. PLANNING DATA This year anticipated 2003 Sales/revenues 85,983,971 74,585,608 Gross margin (4,518,861) (3,616,745) Income before tax (6,575,003) (5,480,343) Current assets 65,198,606 66,191,990 Current liabilities 148,436,284 143,670,367 Total assets 171,524,995 173,334,081 Previous materiality 745,831 3. Materiality figure to be used in audit planning 859,840 4. BASIS FOR DECISION : 1% Total net sales 4.2 Rủi ro kiểm toán: Việc xác định rủi ro kiểm toán như thế nào cũng tùy thuộc vào phán đoán riêng của kiểm toán viên, mà thường là kiển toán viên chính có kinh nghiệm lâu năm thực hiện. Mặc dù theo chương trình kiểm toán của BDO có phần xác định mức độ rủi ro kiểm toán, song Công ty chưa có quy định cụ thể cũng như chưa có khoá huấn luyện về việc xác định rủi ro kiểm toán. B. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN Tại Công ty Kiểm toán AFC, tùy theo thỏa thuận trong Hợp đồng, kiểm toán viên sẽ thực hiện kiểm toán giữa niên độ hay không. Kết quả kiểm toán giữa niên độ cũng giúp kiểm toán viên nắm bắt tình hình kinh doanh của khách hàng, những thay đổi trong chính sách kiểm toán (nếu có) và giúp kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán vào thời điểm cuối niên độ. Theo như hợp đồng đã ký kết, các kiểm toán viên đã kiểm toán giữa niên độ các số liệu kế toán 6 tháng đầu năm của Công ty Đông Phương: chủ yếu kiểm tra chứng từ và phương pháp tính giá thành, đồng thời có những thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ. Khi thực hiện kiểm toán cuối niên độ,kiểm toán viên sẽ xem những khoản mục nào của hàng tồn kho có biến động lớn so với thời điểm giữa niên độ để tiến hành kiểm tra chi tiết hơn. I. CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG Chương trình kiểm toán hàng tồn kho thường là chương trình nặng hơn so với chương trình kiểm toán các khoản mục khác. Việc thực hiện các thủ tục kiểm toán hàng tồn kho sẽ dựa trên 3 chương trình chính sau: F1: Chương trình kiểm toán hàng tồn kho F2: Chương trình kiểm toán nghiệp vụ mua hàng FF: Chương trình kiểm kê hàng tồn kho Trước tiên, khi đến công ty khách hàng, để thực hiện kiểm toán khoản mục hàng tồn kho, kiểm toán chịu trách nhiệm thực hiện phần hành này sẽ yêu cầu kế toán trưởng hay nhân viên kế toán của Công ty cung cấp những tài liệu sau: Báo cáo Kiểm toán năm trước Báo cáo tài chính năm hiện hành @31/12/2004 bao gồm: Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối thử Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Sổ cái, sổ chi tiết hàng tồn kho Nhật ký mua hàng Báo cáo nhập xuất tồn Bảng kê thực tế hàng tồn kho Bảng tính giá thành, sản phẩm dở dang cuối kỳ, bảng tính giá xuất kho nguyên vật liệu. Sau đó, trong quá trình kiểm toán, nếu kiểm toán viên cần kiểm tra những chứng từ cần thiết, sẽ yêu cầu nhân viên kế toán cung cấp bổ sung: chứng từ mua bán hàng hoá, nguyên vật liệu; chứng từ, tờ khai hải quan; phiếu nhập xuất kho nguyên vật liệu, thành phẩm Do vào thời điểm kiểm toán, Công ty AFC chưa chính thức chuyển sang Cổ Phần nên các biểu mẫu được sử dụng trong quá trình kiểm toán công ty Đông Phương dưới đây vẫn như cũ, tên Công ty vẫn là AFC - Sài Gòn. II. CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHI TIẾT AFC SAIGON Khách hàng Công ty Đông Phương Tên Ngày Mã số: F1 Nội dung Biểu chỉ đạo Người TH H 2/3/05 Năm tài chính kết thúc 31/12/2004 Người KT S

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4297.doc
Tài liệu liên quan