Chuyên đề Kỹ thuật tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Với một bảng màu không rộng (chàm sẫm thành đen, đỏ, vàng, trắng, xanh lơ), người phụ nữ Mông ở Cát Cát đã kết hợp một cách hết sức tài tình, khéo léo và tỉ mỉ để tạo nên một tổ hợp những gam màu bắt mắt nhưng không chói.

Để tạo được màu chàm sẫm, người ta phải tiến hành nhiều công đoạn, từ luộc sợi lanh với tro được đốt ra từ loài gỗ “tống quán sủ”, ngâm sợi trong nước chàm và củ nâu nhiều lần. Để làm tăng thêm độ bóng, họ miết sáp ong vào vải và mài lên đá.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2836 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kỹ thuật tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bao giờ người ta cũng nhúng qua nước lã cho vải ngấm nước đều, rồi mới nhúng vào ngâm trong thùng nước chàm khoảng 30 phút đến 1 giờ, sau đó mới vớt ra để ráo nước rồi lại nhúng tiếp, cứ như vậy đến tối thì vớt ra để qua đêm. Sáng hôm sau, người phụ nữ Mông mang vải đã nhuộm hôm trước đi giặt qua nước lã rồi đem phơi, sau đó lại cho vào ngâm tiếp. Cứ thế, 6 – 7 ngày thì vải sẽ có màu chàm đen sẫm (nếu chàm tốt) nhưng cũng có khi phải nhuộm từ 10 – 30 ngày (nếu chàm không tốt). Vì vậy, cao chàm thường chỉ để được 1 năm. Quá thời gian đó cao sẽ bị chua, khi nhuộm sẽ không ăn vào vải. - Nhuộm các màu khác Ngoài màu chàm (gồm đen và xanh lơ), vốn thuốc nhuộm cổ truyền của người Mông còn có cả mầu vàng và mầu đỏ. Màu đỏ trước đây được nhuộm từ cánh kiến hoặc một loại lá cây gọi là thuốc quả ớt (yuôx cuô txtaoz). Sở dĩ gọi như vậy là vì lá cây khi ngâm vào nước để khoảng 5 phút sau thì nước sẽ chuyển sang màu đỏ. Còn muốn tạo ra màu vàng theo truyền thống, người Mông ở Cát Cát trước đây dùng cây măng đằng - một loại cây dây leo, lá nhỏ và tròn, màu xanh bóng, không ăn được. Để nhuộm vải và sợi, người Mông dùng rễ của cây này rửa sạch, băm cho nhỏ rồi cho vào nồi đun với nước nhiều lần cho đến khi nước cây cô lại, đổ vào bát qua một tấm vải lọc, vắt ra cho hết nước. Nếu muốn màu vàng nhạt thì chỉ đun 1 – 2 lần. Nếu muốn có màu vàng sẫm hay màu da cam thì đun đi đun lại nhiều lần để cho nước bốc hơi làm giảm thành phần của nước và tăng thành phần của chất tạo màu nên càng đun, nước sẽ càng cho màu vàng sẫm. Do màu được tạo từ cây này rất bền màu nên người Mông ở Cát Cát trước đây rất thích sử dụng. Hoặc người ta cũng có thể sử dụng cây pangx châux: là một loại cây lá to, nhọn, có nhiều lông trắng, hoa mọc thành chùm mầu trắng. Loại cây này cũng dùng để tạo ra mầu vàng nhưng do mầu không bền nên ít được sử dụng. 1.3. Kỹ thuật chế tác đồ trang sức: Đồ trang sức trước đây được người Mông ở Cát Cát chế tác tại thôn hoặc đi thuê những người “thợ kim hoàn” ở thôn khác làm. Vì đây là một nghề phụ nên người “thợ kim hoàn” Mông thường đánh đồ trang sức vào lúc thu hoạch lúa gần xong hoặc những lúc thời gian rỗi rãi, thường là vào tháng 10 và tháng 11 âm lịch, gần vào đến tết của người Mông. Bộ công cụ chế tác đồ trang sức của người Mông ở Cát Cát có bễ thổi (puz), lò nung (kha truz đăcl khlâuz), khuôn đúc (chzôr), nồi nấu kim loại (jak) và các loại kìm (chax), búa (châux). Những người thợ chế tác đồ trang sức đều là những người thợ rèn có tay nghề cao nên hầu hết các công cụ này đều do chính người đó tự chế tạo. Bễ thổi lò rèn của người Mông được làm bằng các loại gỗ thuộc họ khoả tử như pơ mu, thông… Các loại gỗ này nhẹ, ít bị nứt nẻ, khi đục không bị vỡ (người Mông thường gọi chúng là ntông đăngx lăng). Khi muốn làm ống bễ, người ta chọn đoạn gỗ tròn dài 1,5 m, tiết diện 25 – 30 cm. Thân bễ được khoét rỗng, thành dầy 3,5 – 5 cm. Dọc theo chiều dài đoạn ống, người ta đục một rãnh nhỏ làm đường dẫn gió vào lò nung. Hai đầu ống được bịt kín bằng 2 miếng gỗ tròn có đường kính bằng với đường kính của lòng bễ. Pít tông được làm bằng một mảnh gỗ tròn có đường kính vừa khít độ rỗng của ống bễ, dày 5 – 7 cm. Đôi khi người ta làmm bằng vải cũ có bịt lông gà; cán làm bằng gỗ hoặc tre. Hiện nay người ta làm bằng thép tròn xuyên qua một đầu nắp gỗ. Pít tông có tác dụng hút và nén gió thổi vào lò. Ống bễ được đặt ngang lò với độ cao vừa phải, sao cho người ta có thể đứng đẩy pít tông một cách dễ dàng và tiết kiệm lực nhất. Lò nung được đắp bằng đất sét, cao chừng 1 m, rộng 0,6 m; dài 0,8 m; thành lò dày 25 – 30 cm, xung quanh có ốp gỗ, đường kính miệng lò khoảng 20 cm. Nồi nấu kim loại của người Mông ở Cát Cát được làm bằng đất sét trắng trộn với cát và lông gà. Khuôn đúc làm bằng đá, có hai rãnh. Rãnh to dài dùng để đúc vòng tay, nhẫn, hoa tai. Để làm đồ trang sức, trước tiên người ta phải xếp củi, than vào lò, mồi lửa rồi kéo bễ thổi lửa. Khi than trong lò đã đượm, người thợ chính mới đặt nồi nấu trong có bạc, đồng hoặc nhôm vào đun cho nóng chảy, sau đó dùng kìm cặp nồi đổ kim loại nóng chảy vào khuôn đúc thành một thanh dẹt. Miếng kim loại này sẽ được đưa vào lò nung sau đó mới được uốn, rèn thành các loại đồ trang sức. Cuối cùng người ta dùng đục nhỏ để chạm khắc hoa văn theo ý muốn. 2. KỸ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN TRANG PHỤC 2.1. Kỹ thuật tạo dáng cho trang phục Cũng như các dân tộc khác, việc tạo dáng trang phục của người Mông ở Cát Cát vừa có mục đích làm đẹp cho con người, vừa để phù hợp với môi trường mà họ đang sinh sống, lao động sản xuất hay các hoạt động văn hoá xã hội khác. Trang phục phụ nữ là bộ trang phục phản ánh rõ nhất đặc trưng tộc người. Người phụ nữ Mông ở Cát Cát mặc áo dài rộng trùm ra ngoài váy (hoặc quần). Ở giữa thắt lại bằng thắt lưng làm tôn thêm đường cong của khuôn ngực. Áo may hai lớp, có thể thấm mồ hôi khi mùa hè, giữ ấm về mùa đông. Chiếc váy của người phụ nữ Mông được xếp nếp không chỉ tạo cho người phụ nữ có vẻ đẹp duyên dáng mà còn thuận tiện cho sinh hoạt ở môi trường núi cao như leo dốc, lên - xuống ngựa. Váy được cấu tạo bởi ba phần chính. Sau khi thêu và in sáp ong mới được ghép lại với nhau. Trong đó, kỹ thuật chiết nếp (có tới 400 – 500 nếp gấp) khiến cho váy có thể xoè rộng cộng thêm việc chất liệu tạo vải lanh đã tạo cho y phục Mông những nét rất riêng so với các dân tộc khác ở nước ta về không chỉ chất liệu mà còn cả đường nét, mầu sắc và hoa văn. Thân váy in hoa văn, gấu váy thêu và ghép nhiều hoạ tiết tạo thành các băng giải ngang rộng từ 15 – 20 cm. Phía trước và phía sau váy là hai tấm vải che thân (tạp dề) hình chữ nhật khổ 75 – 35 cm (ngày nay, tạp dề chỉ được mặc cho người chết). Hai tấm vải che thân này chính là đồ án trang trí các hoạ tiết hoa văn độc đáo và rực rỡ. Thắt lưng của phụ nữ Mông là miếng vải rộng khoảng 8 cm và dài 100 – 120 cm, đoạn giữa của thắt lưng được thêu các màu đẹp, cuốn ngang bụng, tôn thêm vẻ đẹp của phụ nữ, Xà cạp cuốn chân màu chàm nhưng dây buộc ngoài cũng thêu hoa văn nhỏ li ti. Như vậy, cả bộ trang phục phụ nữ Mông đều được điểm xuyết những dải hoa văn rực rỡ khiến cho cả bộ trang phục nổi bật lên và tạo ra đặc trưng rất riêng biệt. Cũng là mầu chàm như nhiều dân tộc khác, nhưng mầu chàm của vải lanh cứng cỏi, sắc nét hơn so với mầu chàm của vải bông hay vải sồi. Cũng là cách xếp nếp nhưng nếp váy lanh khoẻ khoắn, mạch lạc, óng ả và tươi tắn hơn. Vì vải lanh rất nặng nên mỗi khi người phụ nữ bước đi, chiếc váy chao qua, chao lại càng làm tăng thêm vẻ duyên dáng, uyển chuyển, nhịp nhàng đầy nữ tính. Sự rung rinh đều đặn của chiếc váy theo những bước chân uyển chuyển của người phụ nữ Mông kết hợp với những âm thanh phát ra từ các đồ trang sức bằng kim loại đã làm cho bộ nữ phục không chỉ giầu mầu sắc mà còn tựa hồ như những nốt nhạc nhịp nhàng, khoẻ khoắn, đều đặn như bản chất của người Mông, như tâm lý của người Mông và thị hiếu của người Mông. Khác với bộ nữ phục, bộ nam phục của người Mông giản dị, tiện lợi và phù hợp với cuộc sống sinh hoạt ở vùng núi cao, giao thông còn gặp nhiều khó khăn. Áo được may ngắn, luôn vừa vặn với người mặc, tôn thêm vóc dáng khoẻ mạnh mà gọn gàng cho người đàn ông. Chiếc quần kiểu chân què, cạp lá toạ của người đàn ông Mông với đũng rộng, ống rộng rất thích hợp với điều kiện địa hình gập gềnh, khúc khuỷu nơi đây làm cho họ có thể di chuyển dễ dàng không chỉ bằng đôi chân mà còn bằng các loại phương tiện khác. 2.2. Kỹ thuật tạo hoa văn trên trang phục Trong cách trang trí hoa văn, người Mông ở Cát Cát dùng cả ba kỹ thuật: thêu, ghép vải và in sáp ong. Quần nam không trang trí hoa văn, áo nam và nữ đều trang trí như nhau. Bộ phận được trang trí chủ yếu là ở tay áo với các kỹ thuật thêu và ghép vải. Viền cổ, nẹp áo và thắt lưng thường được trang trí bằng hoa văn thêu. Váy được trang trí bằng cả ba kỹ thuật thêu, ghép vải và in sáp ong. 2.2.1. Kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong Bộ công cụ để in sáp ong của người Mông ở Cát Cát hiện nay gồm có chảo đun sáp ong (jav) và các loại bút (Đar), ngòi được làm bằng đồng nên được gọi là bút ngòi đồng (Đar sưr taz) Xét về kích thước, bút có 2 loại: to và nhỏ. Xét về cấu tạo ngòi bút, bút cũng có 2 loại: loại 1 khoang bụng gọi là Đar nrơư; và loại 2 khoang bụng gọi là Đar changz zsangz. Kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong là nhúng bút vào sáp ong (chaz mur) nấu chảy rồi vẽ lên vải mộc các hoạ tiết hoa văn. Sáp ong sẽ dính lại trên nền vải. Sau đó, người phụ nữ Mông đem tấm vải đã được vẽ sáp ong đi nhuộm chàm 15 - 18 lần cho đến khi miếng vải có được mầu như ý muốn. Những chỗ đã vẽ sáp ong thì nước chàm sẽ không thấm vào. Giặt xong, người ta cứ để thế phơi khô. Khi vải đã khô, người ta nhúng vào nước sôi làm cho sáp ong bám trên nền vải tan ra để lại những hoạ tiết trắng trên nền vải tối. Mỗi khi vẽ, người nghệ nhân tạo hình chấm bút này vào chảo sáp nóng chảy, sáp ong sẽ tràn vào buồng này. Khi nhấc bút lên, sáp người ta cầm ở tư thế cho cạnh lưỡi nằm song song với bề mặt mặt đất để sáp ong không chảy ra. Khi in, người ta nghiêng dần ngòi bút cho sáp ong chảy ra. Khi mới in, người ta nghiêng ít. Độ nghiêng cứ lớn dần tỷ lệ thuận với lượng sáp ong đã chảy ra khỏi buồng chứa cho đến khi sáp chảy hết hoặc lượng sáp không còn đủ để thể hiện hoa văn theo ý đồ người tạo hình thì người ta mới lại chấm tiếp. Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, ở Cát Cát hiện nay chỉ còn 04 người còn có thể in được sáp ong. Trong đó, có 02 nghệ nhân cao tuổi là Thào Thị Sung (1960, đội III) và Sùng Thị Sao (1963, đội I). Ngoài ra, còn có 01 phụ nữ trẻ là Vàng Thị Mảo (1981, con của nghệ nhân Thào Thị Sung) và 01 thiếu nữ là Vàng Thị Me (1985, đội I). Cả 04 người này đều khẳng định từ lâu nay, người Mông ở Cát Cát đều chỉ in sáp ong trên mấy loại bút kể trên, kể cả in hoa, in chấm nhỏ, in đường xoáy, in đường kẻ, đường riềm… 2.2.2. Kỹ thuật thêu Thêu, tiếng Mông gọi là xơưs. Trang phục của người phụ nữ Mông không chỉ đẹp ở kỹ thuật cắt may mà còn rất dễ gây ấn tượng qua các mô típ trang trí và màu sắc hoa văn. Những người phụ nữ Mông ở Cát Cát thực sự là những nghệ nhân của nghệ thuật tạo hình trên vải. Họ thêu hoa văn không cần mẫu. Chỉ dùng để thêu thường là sợi tơ tằm to, vừa bền sợi, vừa bền màu. Đặc biệt, sắc màu óng luột của tơ tằm sẽ làm tăng vẻ đẹp của hoa văn, làm cho hoa văn càng thêm mượt mà. Người phụ nữ Mông ở Cát Cát có cái nhìn khái quát, giàu óc tưởng tượng, hoàn toàn dựa vào trí nhớ để thêu hoa văn. Hầu như ai cũng thuộc sẵn mẫu hoa văn mà mình thích. Họ không cần phải nhìn vào mẫu mà vẫn thêu được những hoạ tiết đẹp. Trước khi thêu, họ phải tính toán tỉ mỉ, đếm từng sợi chỉ, nhớ từng kích thước từng hoạ tiết trang trí trong toàn bộ mảng hoa văn. Vì vậy, ngay từ khâu dệt, người phụ nữ đã dệt tấm vải nền theo một kỹ thuật sao cho các sợi vải không quá xít với nhau, giành ra những khoảng cách nhỏ li ti tạo điều kiện thuận lợi cho việc đếm sợi, bố cục các hoạ tiết khi thêu. Một số khăn đội đầu của phụ nữ Mông còn được làm bằng loại vải lanh trắng dệt kẻ ô vuông bằng các sợi tím hoặc đỏ sẫm. Kỹ thuật thêu đột càng phức tạp hơn vì người ta thêu ở mặt trái của vải nhưng các hình mẫu của sản phẩm lại nổi lên ở mặt phải, đòi hỏi người phụ nữ phải thật kiên trì, cẩn thận vì nếu chỉ cần một sơ suất nhỏ, nhầm một mũi kim, tính sai một sợi vải là đã khiến cho mũi thêu bị sai lệch. 2.2.4. Kỹ thuật ghép vải Kỹ thuật ghép vải tạo hoa văn cũng được người phụ nữ Mông sử dụng để tạo thành các băng dải, các khoang vải màu khác nhau ở cổ áo, ống tay, nẹp ngực và cả khoang dài gẫu váy, vuông vải che váy (tạp dề). Kỹ thuật ghép vải không chỉ tạo ra các khoang mảng màu mà còn tạo ra các đường nét hoa văn. Trên hình chữ nhật ở cổ áo của người Mông ở Cát Cát đã xuất hiện nhiều kiểu hoa văn hình học bằng kỹ thuật ghép vải. Các đường nét hoa văn nhỏ, phức tạp ở yếm, cổ tay áo cũng đều là vải ghép. Vải ghép khá tỉ mỉ, thường là có gam màu nóng hoặc vải trắng làm riềm nhỏ bao bọc cho các hoạ tiết hoăc tự tạo thành một mô típ hoa văn riêng biệt. Người phụ nữ Mông Cát Cát sử dụng một miếng vải đỏ vàng có tiết diện nhỏ từ 0,5 – 1 cm được viền xung quanh ghép vào vải nền tạo thành các hình xếp nếp hoặc các đường viền của hoạ tiết chính. Ngoài ra, trong các kỹ thuật tạo hoa văn của người Mông ở Cát Cát còn phải kể đến biện pháp kỹ thuật ghép các hạt cườm nhựa, bạc… lên trang phục. Ở mũ áo của những đứa trẻ cầu tự, trên lưng áo của một số người già còn xuất hiện hình thức ghép gắn những đồng bạc trắng, đồng xu nhỏ, hạt cườm… tạo cho những chiếc mũ, chiếc áo này có vẻ đẹp độc đáo, rực rỡ nhưng mang đầy tính biểu tượng. Các biện pháp in sáp ong, thêu chỉ màu, ghép vải màu, ghép gắn hạt cườm nhựa, bạc… lại được khéo léo kết hợp với nhau tạo ra sự phong phú về hoa văn khiến cho mô típ tuy không nhiều nhưng được kết hợp bằng nhiều kiểu sẽ sinh ra nhiều mô típ khác. Đồng thời với các khổ vải ghép đậm, bên cạnh những đường thêu thanh mảnh tạo cảm giác hoa văn luôn biến đổi liên tục. Kết hợp với các biện pháp kỹ thuật còn góp phần tạo hiệu quả về màu sắc. Màu xanh lơ nhạt của vải in sáp ong trở thành màu trung gian, dung hoà với các màu đậm cảu vải ghép chỉ thêu. Nhờ vậy mà màu sắc, đường nét mô típ của hoa văn có sự chuyển động khá phong phú, vui mắt. 2.3. Hoa văn trên trang phục Hoa văn trên vải của người Mông ở Cát Cát có các mô típ sau: - Hoa văn hình núi hay còn có thể gọi bằng các tên gọi khác như hoa văn hình rẻ quạt, hoa văn hình răng cưa, hoa văn hình gấp khúc song song (nar kơ) xuất hiện trên váy, áo, tạp dề. - Hoa văn hình chấm tròn to nhỏ khác nhau: xuất hiện trên thân váy. - Hoa văn những đường gạch dài song song hay cũng có thể gọi là những đường thẳng song song (cêr nđangx) xuất hiện trên áo và tạp dề và váy. - Hoa văn là những đường gạch ngắn song song thường là những đường chỉ khâu thưa mũi trên tạp dề. - Hoa văn hình dích dắc hay còn gọi là hồi văn trên váy, áo, tạp dề. - Hoa văn hình ô trám xuất hiện ở nhiều đồ án trang trí hoa văn trên áo, váy, tạp dề. - Hoa văn hình đồng tiền thủng giữa: xuất hiện trên váy, tạp dề. - Hoa văn hình chong chóng xuất hiện trên áo, váy và tạp dề. - Hoa văn hình xoắn ốc: trên áo dài tay nữ, trên thắt lưng dùng trong lễ hội và trên khăn gối đầu dành cho người chết. - Hoa văn hình người được trình bày cách điệu từng bộ phận cơ thể con người như hình tai người (sáy lảo dề) trên tạp dề, hình bàn chân trang trí trên chân váy. - Hoa văn hình gà được trang trí trên ống tay áo, tạp dề phụ nữ với các bộ phận như móng chân gà (lầu trâu kêx), cựa gà, mào gà… - Hoa văn hình chim (lâuk mơx nôngz) xuất hiện nhiều trên ống tay áo, chân váy, tạp dề. - Hoa văn hình con cua (lâuk cưx dênhk) xuất hiện khá nhiều trên áo, váy, tạp dề. Hoa văn này còn là biểu tượng cho sấm chớp. - Hoa văn hình con ốc hay còn gọi là ốc rồng (kưx zong) xuất hiện nhiều trên vải của người Mông ở Cát Cát (trên thân váy, thắt lưng, tạp dề). - Hoa văn hình hoa cúc (păngx sur nhes) xuất hiện trên chân váy, tạp dề thêu bằng chỉ màu thành từng cặp đôi. - Hoa văn hình hoa đào (păngx txi đnô) xuất hiện khá nhiều trên áo, váy, tạp dề và là mô típ hoa văn chính ở trên nhiều đồ án. - Hoa văn hình hoa bầu (păngx tâuz) xuất hiện khá nhiều trên vải, thường được trang trí làm nền cho các mảng đồ án hoa văn chính. - Hoa văn hình hoa tỏi (lâuv blaiz) xuất hiện rất nhiều và là mô típ hoa văn chủ đạo của nhiều mảng hoa văn trên vải từ váy, khăn, thắt lưng, tạp dề. - Hoa văn hình hoa dưa (pangjxđij): là những hình kỷ hà ghép lại thành hoa bốn cánh. - Hoa văn hình con bướm: gồm 2 tam giác quay đỉnh vào nhau hoặc đường nét uốn cong theo dáng hình của con bướm. - Hoa văn hình lá cây là những tam giác lồng vào nhau hay những đường vạch chằng chịt. - Hoa văn hình con tằm: thường là hình 2 vạch chéo nhau giống như hình dấu nhân. - Hoa văn hạt đậu tương (tâuv pâuz): là 3 chấm tròn nhỏ hoặc hình 3 dấu nhân. - Hoa văn hình con hến (zês): có hình lục giác, trong có 3 chấm nhỏ và thường chỉ in bằng sáp ong. - Hoa văn hình con chó nằm ngủ (đêr puv): là những đường thẳng vuông góc và những đường gấp khúc kết hợp với nhau tạo thành hình gần giống hình thoi với những ngoặc lớn hướng ra ngoài. - Hoa văn hình con hến (zês): có hình lục giác, trong có 3 chấm nhỏ. Hoa văn của người Mông ở Cát Cát được trang trí chủ yếu trên tay áo, lưng áo, cổ áo, váy, địu trẻ em và khăn gối đầu cho người chết. Hoa văn trên váy có bố cục thành các dải, ở giữa có phần chuyển tiếp mà phổ biến nhất là các đường dích dắc, chân và thân váy thường có bố cục theo chiều ngang. Trong mỗi dải hoa văn, thông thường ở giữa là hoạ tiết hoa văn thêu chủ đạo khổ lớn, ngoài rìa có các dải hoa văn thêu nhỏ hẹp bao bọc. Các hình hoa 4 cánh hoặc móc câu thường được đóng khung trong ô hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình thoi với kiểu trang trí hoa văn chạy theo những dải ngang hoặc ô của váy, với những hoạ tiết nhỏ hơn. Đó là những hoa văn hình chôn ốc, hình con hến, con bướm, con gà, hoa dưa, hoa bí, cây dương xỉ, cây thông, hạt đậu, con sâu, khuỷu chân, bờ ruộng, dãy núi…. Ở phần thân váy sát với gấu váy là nơi tập trung nhiều mầu sắc và phương pháp trang trí hoa văn: được tạo bởi kỹ thuật thêu chéo mũi và ghép vải khiến cho người ta có thể mở rộng đề tài và bố cục mầu sắc. Hoa văn được thể hiện bằng nhiều cách thêu trên váy thường có các hình ngôi sao, đồng tiền, hạt đậu, con tằm, cái cuốc, móng chân trâu… Các phần ghép vải tạo thành những đường viền bao quanh các chi tiết hoa văn. Về mặt bố cục, các mô típ hoa văn hình học hầu như chỉ có tác dụng làm nền cho các hoa văn chính và có thể ví chúng như một cái khung cho một bức tranh khiến cho khối hoa văn chính trở lên nổi bật, rõ nét. Ở trên nền vải, người ta thường dùng hoa văn hình học để làm đường viền cho các hoa văn hình hoa cúc, hoa hướng dương, hoa đồng tiền, chữ thập... Các băng hoa văn không bị cắt khúc mà chạy liên tục theo quy luật cân đối, chạy song song tạo thành các đường diềm ở trên và dưới với từng ô vuông để miêu tả các loại hình hoa văn hay có sự kết hợp tạo thành những tổ hợp hoa văn hoa văn hình trám xen với mô típ đường thẳng song song; tổ hợp hoa văn hình chữ S xen giữa mô típ hoa văn hình răng cưa; tổ hợp hoa văn hình đồng tiền xen giữa các đường gạch dài… Những mảng trang trí thường là đường diềm thể hiện bằng các kỹ thuật in sáp ong, ghép vải mầu và thêu chỉ mầu. Những mảng hoa văn chính thường là rộng, nét đậm và dầy hay ghép vải với nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau nhưng vẫn đạt hiệu quả về màu sắc. Đặc điểm của hoa văn trên trang phục của người Mông ở Cát Cát là một đồ án bao gồm nhiều mô típ hoa văn khác nhau nhưng được phân ra chính - phụ rõ ràng. Ở nhiều trường hợp, trên đồ án hoa văn không chỉ có một mô típ chính mà có sự kết hợp giữa nhiều mô típ khác nhau, cùng nhau đóng vai trò chủ đạo. 2.4. Nghệ thuật xử lý màu sắc trên trang phục Với một bảng màu không rộng (chàm sẫm thành đen, đỏ, vàng, trắng, xanh lơ), người phụ nữ Mông ở Cát Cát đã kết hợp một cách hết sức tài tình, khéo léo và tỉ mỉ để tạo nên một tổ hợp những gam màu bắt mắt nhưng không chói. Để tạo được màu chàm sẫm, người ta phải tiến hành nhiều công đoạn, từ luộc sợi lanh với tro được đốt ra từ loài gỗ “tống quán sủ”, ngâm sợi trong nước chàm và củ nâu nhiều lần. Để làm tăng thêm độ bóng, họ miết sáp ong vào vải và mài lên đá. Màu đỏ trước đây được nhuộm từ cánh kiến hoặc một loại lá cây gọi là thuốc quả ớt (yuôx cuô txtaoz). Sở dĩ gọi như vậy là vì lá cây khi ngâm vào nước để khoảng 5 phút sau thì nước sẽ chuyển sang màu đỏ. Còn muốn tạo ra màu vàng theo truyền thống, người Mông ở Cát Cát trước đây dùng cây măng đằng - một loại cây dây leo, lá nhỏ và tròn, màu xanh bóng, không ăn được. Để nhuộm vải và sợi, người Mông dùng rễ của cây này rửa sạch, băm cho nhỏ rồi cho vào nồi đun với nước nhiều lần cho đến khi nước cây cô lại, đổ vào bát qua một tấm vải lọc, vắt ra cho hết nước. Nếu muốn màu vàng nhạt thì chỉ đun 1 – 2 lần. Nếu muốn có màu vàng sẫm hay màu da cam thì đun đi đun lại nhiều lần để cho nước bốc hơi làm giảm thành phần của nước và tăng thành phần của chất tạo màu nên càng đun, nước sẽ càng cho màu vàng sẫm. Do màu được tạo từ cây này rất bền màu nên người Mông ở Cát Cát trước đây rất thích sử dụng. Hoặc người ta cũng có thể sử dụng cây pangx châux: là một loại cây lá to, nhọn, có nhiều lông trắng, hoa mọc thành chùm mầu trắng. Loại cây này cũng dùng để tạo ra mầu vàng nhưng do mầu không bền nên ít được sử dụng. Như vậy, bảng màu của người Mông không rộng nhưng với sự khéo léo, tài tình của người phụ nữ vẫn gây cho người xem một cảm giác choáng ngợp về màu sắc. Màu chàm sẫm là màu nền và hầu như chỉ dùng làm nền cho hoa văn trang trí. Tuy nhiên đôi khi vẫn có một chút diềm mỏng màu chàm chạy song song với với diềm trắng ở dải hoa văn chính. Chỉ cần một chút như vậy thôi nhưng hiệu quả của nó thật bất ngờ bởi nó đã thể hiện được ý đồ của người nghệ nhân tạo hình dân gian trong việc tôn dải hoa văn, tô đậm thêm cho nền màu sắc rực rỡ của hoa văn. Có một điều rất dễ nhận thấy trên nền vải của người Mông ở Cát Cát là màu đỏ luôn luôn giữ vai trò chủ đạo. Trên chiếc váy, màu đỏ cứ rực lên ở gấu váy. Màu đỏ trên hai miếng tạp dề (mặc cho người chết) càng nổi bật ngay giữa thân váy. Màu đỏ lấp loáng ở cổ, ở hai ống tay áo. Các hoạ tiết chính cũng mang màu đỏ hoặc vàng. Ngay cả những tấm vải ghép các hoạ tiết phần lớn cũng là màu đỏ. Thông thường, việc đặt màu đỏ trên nền chàm xẫm (gần như đen) sẽ khiến cho màu đỏ bị giảm sắc độ, đỏ sẽ không tươi mà bị sẫm lại, bị chìm vào nền chàm. Nhưng lạ thay, màu đỏ ở váy, ở áo của người Mông ở Cát Cát vẫn cứ sáng bừng lên. Để đạt được hiệu quả đó, người phụ nữ Mông không chỉ dùng màu đỏ làm hoạ tiết hoa văn mà còn làm màu nền cho dải chứa các hoạ tiết. Màu đỏ trở thành một thứ nền trung gian đặt trên nền cơ bản của màu chàm. Màu đỏ trung gian này có tác dụng ngăn chặn nền chàm hút mất hoạ tiết hoa văn. Đồng thời ngay trên các dải hoa văn có nền đỏ ấy lại có diện tích lớn tạo thành các bằng dải dày và đậm, lấn át, chiếm chỗ nền chàm. Cùng với đặc điểm của bố cục tập trung các dải thành khối dày, màu đỏ cứ rực lên, loang rộng ra, thu hẹp diện tích màu chàm. Trên tấm váy, màu chàm bị lấn át dữ dội: chẹn phía trên là dải ngang có màu đỏ, vàng của thắt lưng, chẹn phía dưới là dải hoa văn đỏ của gấu váy. Ngay ở giữa lại rừng rực các dải đỏ dọc dày án ngữ. Cả phía sau váy cũng vậy. Thế là sắc chàm chỉ còn có ở hai bên váy. Chưa hết, ngay ở vị trí thu hẹp ấy, nền chàm còn bị xé nhỏ đi bởi các hoạ tiết in sáp màu xanh lơ kết thành các dải dọc chất chồng. Chất rực rõ càng tăng thêm nhờ sự phố hợp với màu vàng tạo thành những gam màu nóng được phát huy tối đa hoặc để cho màu vàng, màu trắng nổi bật trên nền đỏ trung gia, trên nền chàm đen. Chất rực rỡ còn được tăng thêm nhờ tơ tằm óng mượt, lấp loáng trên các băng giải dọc ngang. Quả là nhờ có các diểm vải trắng nhỏ ghép với hoạ tiết đỏ, bao bọc lấy hoạ tiết vàng mà màu đỏ, màu vàng được tôn lên không bị nền chàm sẫm đánh chìm. Đôi khi, các hoa văn ở gấu váy, ở ống tay, cổ áo lại loé lên trên nền đỏ trung gian hoặc nền chàm đen thẫm tạo ra cho người ta có cảm giác choáng ngợp, tạo hiệu quả vui nhộn cho thị giác. Hiệu quả xử lý bố cục hoa văn và màu sắc trên trang phục, nhất là trang phục phụ nữ của người Mông ở Cát Cát đã thấy rõ. Nó rực rỡ và cố tình vượt lên sắc xanh của thiên nhiên đẻ tôn con người trước khung cảnh của núi rừng. Làm được như vậy là do người nghệ nhân tạo hình daâ gian đã sử dụng một số biện pháp khác nhau như sau: Một là, sử dụng phối hợp nhiều biện pháp kỹ thuật tạo hoa văn gây cảm giác mạnh (cả ghép vải, in sáp ong và thêu chỉ màu). Hai là, bố cục tập trung thành dải dày nhằm tạo ra các dải dọc và dải ngang lớn chồng chất hoa văn. Ba là, màu đỏ được sử dụng làm màu chủ đạo, vừa làm màu nền trung gian vừa tạo các hoạ tiết chính. Bốn là, sử dụng phối hợp màu đỏ với màu vàng và màu trắng nhằm đối chọi với nền chàm tạo nên sắc rực rỡ của hoa văn trang phục. Nhờ các biện pháp trên mà bộ trang phục của người phụ nữ Mông ở Cát Cát không điệp vào thiên nhiên mà trái lại nổi bật khỏi sắc màu thiên nhiên. Trên tấm áo nền chàm sẫm, hoa văn rực rỡ ở cổ áo, nẹp ngực và ống tay cùng với độ sáng lấp lánh của vòng cổ tay, vòng cổ, hoa tai càng làm tôn sắc hồng sáng bừng lên những khuôn mặt thiếu nữ, làm điểm tô cho những cổ tay tròn lẳn, làm uyển chuyển cho những bước chân nhịp nhàng. 3. NGHỆ THUÂT TẠO HÌNH VÀ TRANG TRÍ DÂN GIAN TRÊN TRANG PHỤC TRONG CHU KỲ ĐỜI NGƯỜI PHỤ NỮ MÔNG Ở CÁT CÁT Trang phục của người phụ nữ Mông không khoe vẻ đẹp cơ thể qua kỹ thuật cắt may làm nổi rõ đường nét thân hình mà chủ yếu thể hiện vẻ đẹp ở các mô típ trang trí và màu sắc hoa văn. Người phụ nữ là tác giả của nghệ thuật tạo hình trên trang phục. Cả cuộc đời gắn bó với công việc thêu, dệt vải và in hoa văn. Những em gái mới 9 – 10 tuổi đã được các bà, các mẹ, các chị dạy cho cách thêu thùa. Điều này được phản ánh qua dân ca Mông với đoạn: Lớn lên anh theo cha đi cày nương Theo anh vào rừng săn thú Lớn lên em theo mẹ tập thêu Theo chị nhuộm chàm, in hoa văn trên váy mới (Luz sêi tix thaz nav txir muôngl leix têz Thaz tix muôngl cu jiông tuô nangl nôngr Luz sêi cưr thaz nav shauv xơưk lauk Thaz muôv trâuk gangx ran

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKỹ thuật tạo hình và trang trí dân gian trên trang phục của người Mông ở thôn Cát Cát, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.doc