Chuyên đề Lập kế hoạch lao động và tiền lương của Tổng công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí – CTCP

Định mức kinh tế kĩ thuật trước là số lượng lao động tối đa không được phép vượt quá để làm ra một đơn vị sản phẩm. Đây là căn cứ để xác định các chỉ tiêu không chính xác. Không những thế, còn làm cho sử dụng lãng phí vật tư, lao động, tiền vốn. Để việc lập kế hoạch sát với thực tế và có hiệu quả thì phải sử dụng những định mức tiên tiến. Do vậy, trước khi lập kế hoạch phải rà soát lại các định mức

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11453 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lập kế hoạch lao động và tiền lương của Tổng công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí – CTCP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lương phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: Phân phối theo lao động kết hợp với đảm bảo nhu cầu cơ bản của các tầng lớp nhân dân. Tiền lương phải phù hợp với hoàn cảnh của mỗi quốc gia. Mức tiền lương phải đảm bảo quan hệ đúng mức của mọi người lao động trong xã hội. Thang bậc lương cơ bản của Nhà nước quy định. Nhà nước khống chế mức lương tối thiểu nhưng không khống chế mức lương tối đa mà điều tiết bằng thuế thu nhập. 2.2 Ý nghĩa của tiền lương. Tiền lương được trả theo nguyên tắc phân phối lao động nên có ý nghĩa lớn đến sản xuất và người lao động. Tiền lương có ý nghĩa sau: Bù đắp hao phí lao động đã bỏ ra trong quá trình lao động. Lao động là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, người lao động sử dụng tiền lương của mình để bù đắp lại các hao phí năng lượng về cả trí lực và cường lực, đồng thời để nuôi sống gia đình. Dự bù đắp làm cho họ tiếp tục lao động lien tục, sáng tạo và lâu dài. Tiền lương trả hợp lý làm cho người lao động quan tâm đến sản xuất, kết quả sản xuất, không ngừng nâng cao trình độ, tăng thu nhập. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế để phân bố và tổ chức lại lao động giữa các ngành và các khu vực sản xuất một cách hợp lý. 2.3 Các hình thức trả lương. 2.3.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm: Trong hình thức này, tiền công của người lao động sẽ phụ thuộc trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra và đơn giá công cho một đơn vị sản phẩm. Công thức tính: Trong đó: +) TC : tiền công +) ĐG : đơn giá +) Qtt : số lượng sản phẩm thực tế. Đơn giá được tính bằng cách chia mức lương của các công việc cho số đơn vị sản phẩm định mức mà người lao động có nghĩa vụ phải sản xuất trong một giờ hoặc nhân mức lương giờ của công việc đối với số giờ định mức để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Các mức lao động này thể hiện khối lượng sản phẩm mà người lao động cần sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (hay lương thời gian được phép hao phí cho một đơn vị sản phẩm) với nhịp độ làm việc bình thường và thường được xác định bằng các phương pháp nghiên cứu thời gian (chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ thời gian làm việc) và nghiên cứu chuyển động. Hình thức trả công theo sản phẩm có thể thực hiện theo nhiều chế độ khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng trả công. Dưới đây là một số chế độ đã và đang được áp dụng trong sản xuất: +) Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: chế độ trả lương này thường áp dụng đối với những công nhân sản xuất chính mà công việc của họ mang tính chất độc lập tương đối, có thể xác định mức và kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể và riêng biệt. tùy vào điều kiện sản xuất và quan điểm khuyến khích lao động của doanh nghiệp, người lao động có thể được trả công theo đơn giá cố định, lũy tuyến hay lũy thoái. Đơn giá cố định được tính theo công thức sau đây: hoặc Trong đó: ĐG: đơn giá sản phẩm L: Mức lương cấp bậc của công việc Q: Mức sản lượng T: mức thời gian tính theo giờ. +) Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể: chế độ trả lương này thường áp dụng với những công việc cần một nhóm công nhân, đòi hỏi sự phối hợp giữa các công nhân và năng suất lao động chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp của cả nhóm như lắp ráp các thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm theo dây chuyền, trông nom máy liên hợp,…Đơn giá này được tính theo công thức: hoặc Trong đó: ĐG: đơn giá sản phẩm tính theo tập thể. ∑Li : tổng lương cấp bậc của cả nhóm. Li : lương cấp bậc của công việc bậc i. n: số công việc trong tổ. L( trung bình) : lương cấp bậc công việc bình quân của cả tổ. T : mức thời gian của sản phẩm +) Chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếp: chế độ trả công này chỉ áp dụng cho những công nhân phụ mà công việc của họ có ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của những công nhân chính hưởng tiền công theo sản phẩm, như công nhân sửa chữa, phục vụ máy sợi, máy dệt trong nhà máy dệt, công nhân điều chỉnh thiết bị trong nhà máy cơ khí,… Đặc điểm của chế độ trả công này là thu nhập về tiên công của công nhân phụ lại tùy thuộc vào kết quả sản xuất của công nhân chính. Do đó, đơn giá tính theo công thức sau: Trong đó: ĐG: đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp. L; Lương cấp bậc của công nhân phụ. Q: mức sản lượng của công nhân chính. M: số máy phục vụ cùng loại. +) Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng: chế độ trả công này, về thực chất là chế độ trả công theo sản phẩm kể trên kết hợp với các hình thức tiền thưởng. Khi áp dụng chế độ trả công này, toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá cố định, còn tiền thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về số lượng của chế độ tiền lương quy định. Tiền công trả theo sản phẩm có thưởng (Lth) tính theo công thức: Lth + Chế độ trả công khoán: Chế độ trả công khoán áp dụng cho những việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một thời gian nhất định. Chế độ trả công này được áp dụng chủ yếu trong xây dựng cơ bản và một số công việc trong nông nghiệp. Trong công nghiệp thường dung cho các công việc sửa chữa, lắp ráp các sản phẩm, máy móc, thiết bị… Đơn giá khoán có thể được tính theo đơn vị công việc như xây 1m2 tường hoặc cũng có thể tính cho cả khối lượng công việc hay công trình như lắp ráp một số sản phẩm, hoặc xây tường hoặc lắp cấu kiện bê tong của một gian nhà. Tiền công sẽ được trả theo khối lượng công việc mà công nhân hoàn thành ghi trong phiếu giao khoán. Chế độ trả công này có thể áp dụng cho cá nhân hoặc tập thể. Nếu đối tượng nhận khoán là tập thể, nhóm thì cách tính đơn giá cách phân phối tiền công cho công nhân trong tổ nhóm giống như chế độ tiền công tính theo sản phẩm tập thể. 2.3.2 Hình thức trả công theo thời gian: Trong hình thức trả công theo thời gian, tiền công của công nhân được tính toán dựa trên cơ sở mức tiền công đã được xác định cho công việc và số đơn vị thời gian ( giờ hoặc này ) thực tế làm việc, với điều kiện họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công việc tối thiểu đã được xây dựng trước nếu muốn tiếp tục được nhận mức tiền công cho công việc đó. Tiền công trả theo thời gian thường được áp dụng cho công việc sản xuất nhưng khó tính được cụ thể; hoặc các công việc đòi hỏi chất lượng cao, các công việc mà năng suất, chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào máy móc, thiết bị hay các hoạt động tạm thời, sản xuất thử. III. Lập kế hoạch lao động và tiền lương của Tổng công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí – CTCP (DMC) năm 2011 1. Căn cứ lập kế hoạch lao động và tiền lương: 1.1 Các quy định của pháp luật và các chế độ chính sách của nhà nước: Bất cứ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Về lao động, tiền lương thì phải tuân theo các quy định về quản lý và sử dụng lao động, các quy định về trả lương nhằm đảm bảo thực hiện các chính sách cho người lao động một cách ổn thỏa. Trong phạm vi nội dung chuyên đề nghiên cứu tác giả đã sử dụng các nghị định và thông tư sau: + Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty Nhà nước. + Nghị định 207 ngày 14-12-2004 quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với các thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc công ty nhà nước. + Thông tư 06/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng định mức lao động trong các Công ty nhà nước. + Thông tư 07/2005/TT-BLĐTBXH quy định quản lý lao động- tiền lương và thu nhập trong các Công ty nhà nước. + Thông tư 09/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tính năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân trong các Công ty nhà nước. + Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/07/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế. + Nghị định số 33/2009 NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu chung. + Nghị định số 97/2009 NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng. + Thông tư: 35/2009/TT-BLĐTBXH và 36/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu 2010 cho tất cả các tổ chức công ty Nhà nước, tư nhân, hợp tác xã, trang trại... + Nghị định 76/2009 NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/11/2009 về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức. + Quy chế trả lương, trả thưởng của Tổng công ty DMC được ban hành kèm theo quyết định số 20/QĐ – DMC ngày 16/11/2009 của hội đồng quản trị Tổng công ty. 1.2 Hệ thống định mức kinh tế - kĩ thuật: Định mức kinh tế kĩ thuật trước là số lượng lao động tối đa không được phép vượt quá để làm ra một đơn vị sản phẩm. Đây là căn cứ để xác định các chỉ tiêu không chính xác. Không những thế, còn làm cho sử dụng lãng phí vật tư, lao động, tiền vốn. Để việc lập kế hoạch sát với thực tế và có hiệu quả thì phải sử dụng những định mức tiên tiến. Do vậy, trước khi lập kế hoạch phải rà soát lại các định mức Bảng định mức lao động của DMC STT Chỉ tiêu ĐVT Định mức 1 Khâu tuyển rửa công/tấn 0,3125 2 Khâu nghiền quặng công/tấn 0,2857 3 Khâu phối trộn phụ gia công/tấn 0,2381 4 Khâu đóng gói sản phẩm công/tấn 0,2242 1.3 Tình hình thực hiện công tác lao động – tiền lương của Công ty năm 2010: Phải xem xét mức độ thực hiện công tác của Tổng công ty trong năm 2010 để thấy được mức độ thực hiện và hoàn thành kế hoạch như thế nào để có hướng điều chỉnh trong năm 2011 cho phù hợp. Mức độ thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Tổng công ty theo kế hoạch năm 2010 là: Bảng tổng hợp thực hiện một số chỉ tiêu của DMC so với kế hoạch 2010: Chỉ tiêu ĐVT 2010 TH 2010/ KH 2010 Kế Hoạch Thực Hiện +_ % Sản lượng sản xuất Tấn 75.000 75.001 0.001 100 Sản lượng tiêu thụ Tấn 150.000 180.000 30.000 120 Tổng doanh thu Tỷ đồng 684,39 1.750 1065,61 255,7 Lao động Người 700 702 2 100,43 Tổng quỹ lương Triệu đồng 56.600 56.600 0 100 Tiền lương bình quân Trđ/ng-tháng 6,74 6,82 0,07 101,19 Qua bảng tổng hợp việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của DMC ta thấy: các chỉ tiêu về lao động và tiền lương của DMC được thực hiện tương đối sát với kế hoạch, không có thay đổi nhiều so với kế hoạch. 1.4 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong năm 2011: Việc mở rộng hay thu hẹp hoạt động sản xuất, áp dụng công nghệ khai thác ảnh hưởng đến việc tổ chức lao động tiền lương trong doanh nghiệp. Do đó để lập được kế hoạch lao động và tiền lương phải dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh. Bảng một số chỉ tiêu kế hoạch của DMC năm 2011 Chỉ tiêu ĐVT KH 2011 Sản lượng sản xuất Tấn 86.250 Sản lượng tiêu thụ Tấn 255.000 Tổng doanh thu Tỷ đồng 2.030 Lao động Người 720 2. Trình tự lập kế hoạch lao động và tiền lương: Trình tự lập kế hoạch lao đông và tiền lương trong chuyên đề được thực hiện theo lưu đồ sau: 2.1 lập kế hoạch lao động: 2.1.1 lập kế hoạch thời gian sử dụng lao động : Nhiệm vụ trong nội dung này là phải xác định tổng số ngày làm việc và số ngày vắng mặt bình quân của một công nhân theo các lý do : ngỉ phép năm , ốm , ngỉ chế độ nữ , ngỉ công tác hội họp . đây là cơ sở để xác định số lao động theo danh sách . + số ngày ngỉ ốm tính bình quân cho 1 lao động trong năm được lấy theo thống kê kinh ngiệm của năm trước là 5 ngày . + số ngày ngỉ hội họp và công tác khác cũng lấy theo kinh ngiệm năm trước là 2 ngày . + số ngày ngỉ chế độ nữ thì căn cứ vào kế hoạch nghỉ sinh mà lao đọng nữ đang ký . theo chế độ nhà nước quy định hiện nay cho nghỉ chế độ nữ là 4 tháng /1 chị. Theo đăng ký trong năm 2010 sẽ có 8 lao động nữ nghỉ sinh con .vậy tính bình quân số ngày nghỉ nữ cho một lao động là : N = ( ngày ) + số ngày ngỉ phép bình quân tính cho mỗi lao động theo quy định là : 12 ngày đối với những lao động làm việc trong điều kiện bình thường . 14 ngày đối với những người làm công việc nặng nhọc , độc hại , nguy hiểm như ; công nhân hóa chất , công nhân phối trộn , công nhân vệ sinh công nghiệp trong kho , công nhân lái xe …. 16 ngày đối với những người làm việc đặc biệt nặng nhọc độc hại , nguy hiểm như : công nhân lái xe trọng tải 20 tấn trở lên …. Số ngày nghỉ hàng năm, được tăng lên theo thâm liên làm việc , cứ 5 năm làm việc được ngỉ thêm một ngày . Đối với tổng công ty DMC ,tính đến ngày 31/12/2010 có 702 CBCNV. Trong đó : 288 người nghỉ phép 12 ngày , 101 người nghỉ phép 13 ngày , 155 người ngỉ phép 14 ngày , 82 người ngỉ phép 15 ngày , 39 người ngỉ phép 16 ngày , 21 người ngỉ phép 17 ngày , 19 người ngỉ phép 18 ngày . vậy ngày ngỉ phép bình quân của cán bộ công nhân viên là : ( ngày ) Bảng kế hoạch số ngày vắng mặt bình quân năm 2011 : Tt Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2010 1 Nghỉ phép năm 13,5 2 Nghỉ ốm 5 3 Nghỉ chế độ nữ 1,5 4 Nghỉ hôi họp , công tác khác 2 Tổng số ngày vắng mặt bình quân 22 Vậy , tổng số ngày vắng mặt bình quân của mỗi lao động là 22 ngày trong năm kế hoạch 2011. 2.1.2 lập kế hoạch số lượng lao động Theo thông tư số 06 /2005 /TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương cho công ty nhà nước theo nghị định số 2006/2004 NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ .căn cứ vào kỹ thuật , quy trình công nghệ ,tổ chức lao động và mặt hàng sản xuất ,kinh doanh ,công ty lựa chọn một trong hai phương pháp xây dựng định mức lao động tổng hợp sau : + phương pháp định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm ( hoặc sản phẩm quy đổi ) + phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên : do DMC không chỉ sản xuất sản phẩm mà còn cả cung ứng dịch vụ .Vì vậy , lựa chọn phương pháp định mức tổng hợp để xác định số lao động của DMC trong năm 2010 . công thức xác định : L= Lchx LPVx LBS x Lql Trong đó : L : tổng số lao động của công ty Lch : lao động chính LPV: lao động phụ trợ , phục vụ LBS : lao động bổ sung định biên để thực hiện chế độ ngày , giờ nghỉ theo quy định Xác định số lao động cho bộ phận sản xuất chính : Đối với bộ phận này do khối lượng công việc được xác định ở từng khâu là rõ ràng và có định mức của tổng công ty quy định cụ thể cho từng bước công việc đó nên tác giả sử dụng phương pháp tính theo mức lao động để xác định số lao động cần thiết trong năm kế hoạch . công thức xác định : N cm=;( người ) ( 3-2) Trong đó : Ncm : số lao động có mặt , người . Q KH : sản lượng kế hoạch , tấn. M : mức năng suất lao động , công / tấn . T : thời gian công tác năm kế hoạch của công nhân sản xuất , ngày . Đây là bộ phận sản xuất chính , nên ngày làm việc theo quy định là 20 ngày . vì vậy : T= 20 X 12 = 240 ngày + đối với khâu tuyển – rửa : định mức số lao động để sản xuất một tấn sản phẩm là : 0,3125 công / tấn ; khối lượng sản xuất theo kế hoạch là : 85.000 tấn + đối với khâu nghiền quặng : định mức số lao động để sản xuất một tấn sản phẩm là : 0,2857 công / tấn ; khối lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch là : 80.000tấn. + Đối với khâu phối trộn phụ gia: Định mức lao động là : 0,2381 công/tấn; khối lượng sản phẩm theo kế hoạch là 77.000 tấn. + Đối với khâu đóng gói sản phẩm : định mức số lao động để sản xuất 1 tấn sản phẩm là : 0,2242 công / tấn ; khối lượng sản xuất theo kế hoạch là : 80.000tấn Thay số liệu vào công thức (3-2 ) , tính ra số lao đọng cần thiết để thực hiện các khâu : + Số công nhân khâu tuyển rửa là : Ncm =(người ) + Số công nhân ngiền quặng là : Ncm = (người ) + Số lao động khâu phối trộn phụ gia là : Ncm = ( người ) + Số lao động khâu đóng gói sản phẩm là : Ncm = ( người ) Vậy tổng số lao động sản xuất chính có mặt là : 359 ( người ) Xác định số lao động, phục vụ phải làm gồm cả những công việc có thể xác định được khối lượng và những công việc không thể xác định được khối lượng công việc.Do vậy, việc xác định số lượng lao động cho bộ phận này không thể áp dụng cách xác định số công nhân sản xuất chính. Tác giả sư sụng phương pháp tỷ lệ (%) so với lao động chính. Bộ phận sản xuất phụ, phụ trợ là bộ phận gián tiếp và số lượng lao động không chiếm tỷ trọng lớn ,Trong năm năm 2011 dự kiến tăng sản lượng lên 86.250 tấn (tăng hơn 15% so với năm 2010 ) . Theo thống kê từ những năm trước số lao động phụ trợ phục vụ bằng 10% số lao động chính tức là 359x10%=36 (người) 2.1.3 Lao động bổ sung: Lao động bổ sung được tính đối với công ty khi xác định lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ chưa tính đến số lao động bổ sung để thực hiện chế độ ngày, giờ nghỉ theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động chính và lao động phụ trợ, phục vụ . Do DMC không làm việc vào ngày lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần nên số lao động bổ sung định biên tính như sau: L =(L+ L)× (3-3) + 1tuần công ty được nghỉ 2 ngày thứ 7 và cn, 1 năm có 9 ngày nghỉ lễ tết theo quy định .vì vậy , 1 năm Tổng công ty có 113 ngày nghỉ lễ theo chế độ : + Số ngày nghỉ chế độ theo quy định của pháp luật bao gồm : -Số ngày nghỉ hàng năm hưởng lương tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ, phục vụ là 14 ngày. -Số ngày nghỉ riêng được hưởng lương tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ , phục vụ theo thống kê kinh nghiệp của năm trước liền kề là 8 ngày.L - Số giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc , độc hại ,nguy hiểm , tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ , phục vụ định biên. (3-3) Hiện nay DMC có 25 lao động phải làm việc trong điều kiện này, mỗi ngày họ được giảm 1 h làm việc , tức là mỗi ngày họ làm 7 tiếng, Mà 1 năm có 252 ngày Làm việc theo chế độ, vậy tổng số ngày nghỉ mỗi năm của 1 lao động làm việc trong điều kiện đặc biệt năng nhọc , độc hại, nguy hiểm là: = =31,5 (ngày) Vậy số ngày nghỉ đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc , độc hại, nguy hiểm tính bình quân cho 1 lao động chính và phụ trợ , phục vụ định biên là : = = 0,2 (ngày) Thời gian nghỉ thai sản : tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ , phục vụ định biên (theo chế độ nhà nước quy định hiện nay cho nghỉ chế độ sinh con của nữ là 4 tháng/chị) theo đăng kí năm 2010 có 8 lao động nữ nghi sinh con . công thức tính : = Vậy số ngày nghỉ thai sản tính bình quân trong năm cho 1 lao động chính và phụ trợ , phục vụ định biên là : = =2.5 (ngày) Tổng số ngày nghỉ chế độ theo quy định của pháp luật lao động là 26,72 ngày. Như vậy, tổng số lao động bổ sung là: = (359+36) × =42 (người) 2.1.4 Lao động quản lý: Do số lao động bộ phận quản lý không có sự thay đổi nhiều qua các năm nên tác giả dựa vào số lao động của từng chức vụ, vị trí trong tổng công ty của năm 2010,và kế hoạch tuyển thếm nhân sự của 1 số phòng ban để tác giả lập kế hoạch lao động quản lý năm 2011 : +Số lao động của từng chức vụ trong năm 2010 là : - Phó Tổng giám đốc , Phó giám đốc ,Kế toán trưởng công ty (không kể Phó Tổng giám đôc .Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đông) và viêc chức chuyên môn , nghiệp vụ thuộc bộ máy điều hành của công ty:221 người - Thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng ban kiểm soát): 3 - Viên chức giúp việc Hội đồng quản trị :5 người - Cán bộ chuyên trách làm công tác Đảng,đoàn thể do công ty trả lương (không kể nhưng người do đoàn thể trả lương):45 người + Kế hoạch tuyển thêm nhân sự của tổng công ty năm 2011 là tuyển thêm 11 chuyên viên logistic,làm việc tại Hà Nội (4 chuyên viên ) và Quảng ngãi (7 chuyên viên). Tổng số lao động quản lý của DMC năm kế hoạch là 283 người Tổng hợp kế hoạch số lượng lao động STT Phân loại Thực hiện 2010 Kế hoạch 2011 So sánh Tuyệt đối (%) 1 Lao động chính 353 359 6 1,70 2 Lao động phụ trợ, phục vụ 36 36 0 0 3 Lao động bổ sung 41 42 1 2,44 4 Lao động quản lý 272 283 11 4,04 Tổng cộng 702 720 18 2,56 Như vậy tồng số lao động trong năm kế hoạch 2011 tăng thêm 18 người , tương ứng tăng 2,56% ,tuy nhiên mức tăng này chủ yếu ở lao động bộ phận sản xuất chính và lao động quản lý, năm 2011 số lao động của bộ phận sản xuất chính cẩn bổ sung thêm 6 lao động, điều này là do sản lượng sản xuất theo kế hoạch năm 2011 tăng lên khá cao so với năm 2010 , chính vì vậy cũng đòi hỏi bộ phận quản lý phải bổ sung thêm 11 người, còn lại các loại lao động khác có mức tăng không đáng kể.Từ số lao động hiện có và kế hoạch lao động năm 2011 tác giả đưa ra bảng cân đối sau : Bảng cân đối lao động STT Phân loại ĐVT TH 2010 KH 2011 Nhu cầu bổ sung 1 Lao động chính Người 353 359 6 2 Lao động phụ trợ, phục vụ Người 36 36 0 3 Lao động quản lý Người 272 283 11 4 Lao động bổ sung Người 41 42 1 Tổng cộng Người 702 720 18 2.1.5 Lập kế hoạch năng suất lao động: Để xác đinh năng xuất lao động trong năm kế hoạch có thể thực hiện theo 2 hướng : + Tính toán và xem xét ảnh hưởng của 1 số nhân tố chủ yếu đến năng suất lao động trong năm kế hoạch như : tăng sản lượng , Đầu tư về công nghệ khai thác, trình độ tổ chức sản xuất và lao động. Mỗi yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động với một mức độ khác nhau và tính tích của các số đó cho ta dự đoán về việc tăng giảm năng suất lao động trng năm kế hoạch. + Trên cơ sở kế hoạch về doanh thu và sản lượng tiêu thụ năm 2010 số lượng lao động kế hoạch đã xác định ở phần trên sẽ xác định được năng suất lao động trong năm kế hoạch. Tác giả chọn cách thứ 2 bởi nếu theo cách thứ nhất thì việc dự đoán là không chính xác vì các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động thì gồm nhiều nhân tố song không phải nhân tố nào cũng thể tính toán đến mức độ ảnh hưởng một cách rõ ràng. Các nhân tố đưa ra chỉ là một nhân tố chủ yếu do vậy nó không phản ánh được chính xác kết quả năng suất lao động trong năm kế hoạch. Với cách thứ 2 thì việc tính toán số lượng lao động để xác định năng suất lao động dựa trên cơ sở hao phí lao động cần thiết trong năm kế hoạch. Do đó phản ánh chính xác hơn giá trị của năng suất lao động. * Năng suất lao động theo kế hoạch hiện vật: W = Trong đó: Q: Sản lượng tiêu thụ theo kế hoạch, (tấn). L : Số lao động danh sách theo kế hoạch, (người). Thay số vào công thức có kết quả: W = =355 (tấn/ng.năm) * Năng suất lao động kế hoạch theo giá trị W = Trong đó: D: Doanh thu kế hoạch, (đồng). L : Số lao động danh sách theo kế hoạch, (người). Thay số cho kết quả: W = = 2.819.444.444 (đồng/ng.năm) Bảng so sánh năng suất lao động 2010 – kế hoạch 2011 Chỉ tiêu Theo hiện vật (tấn/người.năm) Theo giá trị (tr.đ/người.năm) Năng suất lao động năm 2010 270 1.245 Năng suất lao động năm kế hoạch 2011 355 2.819 Có nhiều yếu tố tác động làm tăng năng suất lao động của doanh nghiệp trong năm kế hoạch 2011 cả về hiện vật và giá trị nhưng có 3 nguyên nhân chính đó là: do tăng sản lượng, do đầu tư mua sắm cải tiến máy móc thiết bị và do cải thiện quá trình tổ chức lao động. 2.2 Lập kế hoạch tiền lương 2.2.1 Xây dựng đơn giá tiền lương Xây dựng đơn giá tiền lương là cơ sở để doanh nghiệp xác định tổng quỹ lương kế hoạch theo đơn giá từ đó xác định tổng quỹ lương, làm cơ sở trả lương cho người lao động. Việc cây dựng đơn giá tiền lương được thực hiện theo hướng dẫn của thông tư 07/2005/TT-BLĐTBXH. Đây được coi là căn cứ trả lương cho người lao động phù hợp với giá tiên công và qua hệ cung cầu trên thị trường. Công ty lựa chọn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu. Công thức xác định: V = (3-7) Trong đó: V: Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu ( ĐVT: đồng/1000đ doanh thu). L : Tổng số lao động của Tổng công ty. TL: Mức lương tối thiểu của Công ty lựa chọn. H : Hệ số phụ cấp bình quân. H: Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân. V:Tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương. V: Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm. : Tổng doanh thu kế hoạch. Sau đây tác giả sẽ trình bày các thông số để tính đơn giá tiền lương: Lao động định biên của Công Ty: Số lao động này được xác định trong phần trước là: 720 người. Mức lương tối thiểu Công Ty lựa chọn: TL= TLx (1 + K) (3-8) Trong đó: TL: Mức lương tối thiểu chung. K : Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung do Công Ty lựa chọn. Hiện nay mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định là 730000 đồng/ tháng. Theo Nghị định số 28/2010/ NDD-CP vừa được chính phủ ban hành thì hệ số Kđc tối đa không quá 1,7 lần, bắt đầu từ ngày 1/5/2010, nhưng phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau: + Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của các luật thuế và văn bản hướng dẫn thực hiện. + Mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân. + Phải có lợi nhuận. Lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề ( trừ trường hợp đặc biệt). + Có lợi nhuận kế hoạch cao hơn từ 5% trở lên so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề ( lợi nhuận sau thuế của DMC năm 2010 là 58 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế năm kế hoach 2011 là 62 tỷ đồng). Việc chọn Kđc thì mỗi doanh nghiệp tùy từng điều kiện của đơn vị mình rồi đề suất và được cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt. Tại Tổng công ty DMC thì hệ số này được quy định cho từng công ty con cụ thể, do đó tác giả sẽ lấy bình quân theo phương pháp bình quân gia quyền ( theo số liệu năm 2010). Bảng hệ số điều chỉnh của các công ty Bảng 3-8 TT Đơn vị Số lao động (người) Hệ số điều chỉnh 1 Công ty mẹ DMC 294 1,62 2 Công ty TNHH 1 thành viên DMC- M

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản trị chiến lược- lập kế hoach lao động tiền lương của tổng công ty DMC.doc
Tài liệu liên quan