Chuyên đề Lý luận cơ bản về việc lập và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp

Theo thông tư 10/TC/CĐKT ngày 20/3/1997 của Bộ tài chính,số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Người mua trả tiền trước-Mã số 314 " thuộc khoản mục Nợ ngắn hạn trên BCĐ KT gồm số dư có chi tiết TK131"Phải thu của khách hàng" theo từng khách hàng và số dư có TK 3387"Doanh thu nhận trước" trên sổ cái.Trong khi đó doanh thu nhận trước có thể là khoản phải trả dài hạn khi khách hàng phải trả trước cho nhiều niên độ, khi đó sử dụng khoản mục Nợ ngắn hạn để tính khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN sẽ không chính xác.Vì thế, nên ghi cụ thể trong chỉ tiêu "Người mua trả tiền trước = Mã số 314" thì phần doanh thu nhận trước là bao nhiêu và loại phần này ra khỏi Nợ ngắn hạn khi phân tích khẳ năng thanh toán nợ ngắn hạn.

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2246 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Lý luận cơ bản về việc lập và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và xu hướng vận động, nhằm đưa ra các quyết định quản lý, quyết định tài chính phù hợp. 2.2. Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có 3 phần: *Phần Lãi - lỗ: phần này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và kết quả hoạt động bất thường, phản ánh kết quả kỳ trước, số phát sinh trong kỳ và luỹ kế từ đầu năm theo từng chỉ tiêu tương ứng của DN. *Phần Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác. *Phần Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm, hàng bán nội địa. 2.3. Cơ sở số liệu và phương pháp lập BC KQHĐKD * Cơ sở số liệu: Khi lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kế toán căn cứ vào: - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước - Số phát sinh trong kỳ thuộc các tài khoản kế toán từ loại 5 đến loại 9 và các tài khoản 133, 333 và 338. * Phương pháp lập: - Cột kỳ trước kế toán lấy số liệu ở cột kỳ này trong báo cáo kế toán hoạt động kinh doanh kỳ trước để ghi. - Cột luỹ kế từ đầu năm: Kế toán lấy số liệu ở cột luỹ kế từ đầu năm trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước cộng lại với số liệu ở cột kỳ này trong báo cáo thuộc kỳ này để ghi. - Cột kỳ này: + Chỉ tiêu tổng doanh thu: kế toán lấy tổng phát sinh bên có tài khoản 511 và 512 để ghi: + Đối với các DN kinh doanh xuất nhập khẩu phải lấy số liệu chi tiết về doanh thu bán hàng xuất khẩu trên tài khoản 511 để ghi vào mã số 02. + Các khoản giảm trừ doanh thu, kế toán lần lượt lấy số phát sinh bên nợ tài khoản 511 trong quan hệ đối ứng với các tài khoản 532, 531, 3333, 3332 để ghi. + Doanh thu thuần: Kế toán lấy số liệu ở mã số 01 trừ mã số 03. Đây là số phát sinh bên nợ tài khoản 511 quan hệ đối ứng với bên có tài khoản 911. + Giá vốn hàng bán: Lấy số phát sinh bên có tài khoản 632 trong quan hệ đối ứng với bên nợ tài khoản 911 để ghi. + Lợi nhuận gộp mã số 20: Kế toán lấy doanh thu thuần mã số 10 trừ đi giá vốn hàng bán mã số 11. + Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN: Kế toán lấy số phát sinh bên có tài khoản 641, 642 trong quan hệ đối ứng với tài khoản 911 để ghi. + Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh kế toán lấy lợi nhuận gộp mã số 20 trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN mã số 21, 22. + Thu nhập hoạt động tài chính: Kế toán lấy số phát sinh bên nợ tài khoản 711 trong quan hệ đối ứng với bên có tài khoản 911 để ghi. + Chi phí hoạt động tài chính: kế toán lấy số phát sinh có tài khoản 811 trong quan hệ đối ứng với bên nợ tài khoản 911 để ghi. + Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính (40): Kế toán lấy mã số 31 trừ mã số 32 để ghi. + Các khoản thu nhập bất thường mã số 41: Kế toán lấy phát sinh nợ tài khoản 721 trong quan hệ đối ứng với bên có tài khoản 911 để ghi. + Chi phí bất thường mã số 42: kế toán lấy phát sinh có tài khoản 821 trong quan hệ đối ứng với bên nợ tài khoản 911 để ghi. + Lợi nhuận bất thường mã số 50: Kế toán lấy số liệu mã số 41 trừ đi mã số 42. -Những loại thuế như :VAT, thuế tiờu thụ đặc biệt , về bản chất khụng phải là doanh thu và khụng phải là chi phớ của doanh nghiệp nờn khụng được phản ỏnh trờn bỏo cỏo kết quả kinh doanh. 3. Thuyết minh báo cáo tài chính. * Khái niệm: Thuyết minh BCTC là báo cáo nhằm thuyết minh và giải trình bằng lời, bằng số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính chưa được thể hiện trên các BCTC ở trên. Bản thuyết minh này cung cấp thông tin bổ sung cần thiết cho việc đánh giá kết quả kinh doanh của DN trong năm báo cáo được chính xác. * Phương pháp lập một số chỉ tiêu chủ yếu: - Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố: Bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền - Tình hình tăng giảm TSCĐ - Tình hình thu nhập của công nhân viên - Tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu - Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư vào đơn vị - Các khoản phải thu và nợ phải trả - Các chỉ tiêu phân tích: bao gồm chỉ tiêu bố trí cơ cấu vốn, tỉ suất lợi nhuận tỉ lệ nợ phải trả với toàn bộ tài sản, khả năng thanh toán. 4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT). * Khái niệm BCLCTT (hay báo cáo ngân quỹ). Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của DN (Hay các luồng tiền vào, ra, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của DN trong từng thời kỳ tháng hoặc quý khác nhau). Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá được khả năng thanh toán của DN và dự toán được lượng tiền tiếp theo. * ý nghĩa: Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không cần phải tìm hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nhgiệp.Ngân quỹ thường được xác định cho một thời hạn ngắn như từng tuần, từng tháng. BCLCTT chỉ có ý nghĩa khi đầu thời kỳ chủ DN dự báo được các dòng tiền vào và ra của DN để điều chỉnh vay hay cho vay, việc báo cáo càng chính xác bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Càng dự báo được trong ngắn hạn bao nhiêu càng quản lý tốt khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi của DN. Do đó việc dự báo tốt thì việc quản lý khả năng thanh toán và sinh lợi lớn. * Kết cấu Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện tình hình các hoạt động chủ yếu có khả năng biến đổi dòng tiền được thể hiện như sau: - LCTT từ hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động chủ yếu gắn với chức năng, hoạt động của DN, phần này phản ánh các khoản tiền đã thu và đã chi trong quá trình sản xuất-kinh doanh. Nguồn tiền được cung cấp ở đây chủ yếu là tiền thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ. - LCTT từ hoạt động đầu tư: Phần này phản ánh các khoản chi tiền đầu tư vào các đơn vị khác đưới hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh, chi mua tài sản cố định ... và thu tiền đầu tư do bán cổ phiếu trái phiếu đã mua; tiền lãi thu được từ các khoản đầu tư vào cá đơn vị khác, mua bán, thanh lý TSCĐ... - LCTT từ hoạt động tài chính: Phần này phản ánh các khoản tiền thu được từ các chrủ sở hữu hoặc các nhà đấu tư và các khoản tiền chi ra để mua lại cổ phiếu của chủ sở hữu, trả cổ tức cho cổ đông ... Mối liên hệ giữa các BCTC : Các BCTC DN có mối liên hệ mật thiết với nhau, mỗi sự thay đổi một chỉ tiêu trong báo cáo này hoặc trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến báo cáo kia, trình tự đọc hiểu và kiểm tra các BCTC phải được bắt đầu từ báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ kết hợp với BCĐKT kỳ trước để đọc và kiểm tra BCĐKT kỳ này. III .Phân tích BCTC doanh nghiệp 1. Khái niệm, ý nghĩa. 1.1 Khái niệm: Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý DN, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. 1.2.ý nghĩa: Phân tích hoạt động tài chính DN mà trọng tâm là phân tích các BCTC và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính DN, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ đầu tư phù hợp của các đối tượng quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh ( các DN). 1.3.Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp -Phân tích khái quát tình hình vốn và nguồn vốn, tình hình thu chi DN: diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn, luồng tiền vào, ra trong DN, tình hình vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động, kết cấu nguồn vốn và kết cấu tài sản,các chỉ tiêu trung gian tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh . - Phân tích các nhóm chỉ tiêu đặc trưng tài chính DN. 2. Chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. 2.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán . Khả năng thanh toán của DN phản ánh mối quan hệ tài chính giữ các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: * Hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = (TSLĐ + ĐTNH) / Nợ NH Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ và đầu tư ngắn hạn đối với các khoản nợ ngắn hạn. * Hệ số khả năng thanh toán nhanh . Hệ số khả năng Tiền +ĐTNH+ Khoản phải thu thanh toán = nhanh Nợ ngắn hạn * Hệ số khả năng thanh toán tức thời. Hệ số khả năng Tiền và các khoản tương đương tiền thanh toán = tức thời Nợ ngắn hạn Phản ánh tốt nhất khả năng thanh toán của DN. 2.2.Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính . * Hệ số nợ: Được dùng để xác định nghĩa vụ của chủ DN đối với các chủ nợ về các khoản vốn vay và được xác định bằng công thức: Hệ số nợ tổng tài sản = Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản Thông thường các chủ nợ rất ưa thích một tỷ số nợ vừa phải vì tỷ số nợ càng thấp, hệ số an toàn càng cao, món nợ của họ càng được đảm bảo, và họ có cơ sở tin tưởng vào sự đáo hạn đúng hạn của con nợ. Mặt khác, các chủ DN lại ưa thích tỷ số nợ cao vì đây là nhân tố để gia tăng lợi nhuận. Nhưng, nếu tỷ số nợ quá cao thì mức độ an toàn trong kinh doanh càng thấp, và DN rất dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. * Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Phản ánh mức độ lợi nhuận của DN đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào hay số vốn mà DN đi vay được sử dụng như thế nào để đem lại lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi tiền vay hay không? Tỷ lệ thanh toán lãi vay = LN trước thuế + Lãi vay / Lãi vay phải trả * Hệ số cơ cấu tài sản. Hệ số cơ cấu TSCĐ/TSLĐ = TSCĐ( TSLĐ) / Tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số vốn mà DN hiện đang sử dụng có bao nhiêu đầu tư vào TSCĐ, có bao nhiêu đầu tư vào TSLĐ. Bố trí cơ cấu vốn càng hợp lý thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Tuỳ theo từng loại hình sản xuất kinh doanh để đánh giá mức đô hợp lý của cơ cấu vốn. 2.3.Chỉ tiêu đánh giá về năng lực hoạt động. *Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân Hàng tồn kho bình quân được tính bằng cách lấy trung bình cộng của số dư đầu kỳ và cuối kỳ của hàng tồn kho . *Vòng quay vốn lưu động. Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / tài sản lưu động Là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn lưu động mà DN đang sử dụng đem lại mấy đồng doanh thu thuần. * Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (hay vòng quay vốn). Là chỉ tiêu phản ánh số vòng quay của vốn trong năm, cụ thể hơn là nó chỉ ra rằng với một lượng tiền vốn nhất định dùng vào sản xuất kinh doanh đã mang lại tổng số doanh thu là bao nhiêu trong một năm. Vòng quay vốn = Doanh thu thuần / TSCĐ 2.4.Nhóm chỉ tiêu có khả năng sinh lợi. *Hệ số sinh lợi doanh thu (tiêu thụ sản phẩm). Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, nó phản ánh lợi nhuận do doanh thu tiêu thu sản phẩm đem lại. Hệ số sinh lợi doanh thu = LN sau thuế / Doanh thu thuần * Hệ số sinh lợi của tài sản Đây là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tổng số lợi nhuận do kết quả sản xuất đem lại, trước khi phân chia với tổng số tài sản của DN. Hệ số sinh lợi của TS = LN trước thuế / Tổng tài sản * Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư rất quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào DN. Hệ số sinh lợi của VCSH = LN sau thuế/ Vốn CSH 2.5. Nhóm chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận. -Doanh thu cổ phần = Lợi nhuận sau thuế/ Số lượng cổ phiếu thường. - Cổ tức = Lợi nhuận đem chia/ Số lượng cổ phiếu thường. -Tỷ lệ trả cổ tức = Cổ tức/ Thu nhập cổ phiếu =Lãi đem chia/Lãi sau thuế. Nhận xét : Sau khi xác định các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu, ta tiến hành lựa chọn và sắp xếp các chỉ tiêu tuỳ theo góc độ nghiên cứu của nhà phân tích và lập bảng để so sánh, đánh giá. *Đối với cơ quan quản lý cấp trên (nếu có)và chủ DN, cổ đông, nhà quản trị tài chính DN, các chỉ tiêu theo 4 nhóm trên đều được lựa chọn và lập bảng phân tích theo mẫu sau: TT Chỉ tiêu Năm n-1 Năm n/n-1 Số liệu TB của ngành 1. Nhóm chỉ tiêu về thanh toán 2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu t/c 3. Nhóm chỉ tiêu hoạt động 4. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận 5. Nhóm chỉ tiêu về P.P LN ... ............ *Đối với nhà tài trợ cho vay DN các chỉ tiêu chủ yếu được lựa chọn và lập bảng phân tích theo mẫu sau: TT Chỉ tiêu Năm n-1 Năm n Số liệu TB của ngành Cho điểm tín dụng 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Hs thanh toán ngắn hạn HS thanh toán nhanh HS thanh toán tức thời Hệ số nợ tổng tài sản Hệ số nợ vốn cổ phần HS thanh toán lãi vay Vòng quay vốn Hsố sinh lợi của TS Dựa vào bảng trên để tính điểm, nhận xét, đánh giá và ra quyết định tài trợ. Phần II:Thực trạng và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện việc lập và phân tích BCTC trong DN I. Những tồn tại của hệ thống BCTC DN 1. Bảng cân đối kế toán. 1.1. Một số thông tin trên BCĐ KT còn chưa phản ánh trung thực tình hình tài chính của DN: 1.1.1 .Về doanh thu nhận trước : Theo thông tư 10/TC/CĐKT ngày 20/3/1997 của Bộ tài chính,số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Người mua trả tiền trước-Mã số 314 " thuộc khoản mục Nợ ngắn hạn trên BCĐ KT gồm số dư có chi tiết TK131"Phải thu của khách hàng" theo từng khách hàng và số dư có TK 3387"Doanh thu nhận trước" trên sổ cái.Trong khi đó doanh thu nhận trước có thể là khoản phải trả dài hạn khi khách hàng phải trả trước cho nhiều niên độ, khi đó sử dụng khoản mục Nợ ngắn hạn để tính khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN sẽ không chính xác.Vì thế, nên ghi cụ thể trong chỉ tiêu "Người mua trả tiền trước = Mã số 314" thì phần doanh thu nhận trước là bao nhiêu và loại phần này ra khỏi Nợ ngắn hạn khi phân tích khẳ năng thanh toán nợ ngắn hạn. 1.1.2. Về chỉ tiêu nguồn kinh phí sự nghiệp và chi sự nghiệp: Việc trình bày chỉ tiêu sự nghiệp bên phần tài sản là chưa hợp lí vì chi sự nghiệp không thoả mãn tiêu chuẩn của một TSLĐ. Bên cạnh đó, chỉ tiêu nguồn kinh phí sự nghiệp nằm trong khoản mục Nguồn vốn chủ sở hữu lại phản ánh nguyên vẹn số tiền do cấp trên cấp cho đến khi quyết toán được duyệt mới được phép xoá bỏ mặc dù trong thực tế có thể đã sử dụng nguồn này để chi tiêu rồi. Vì thế tình hình tài sản và nguồn vốn của DN sẽ bị tăng lên làm cho các thông tin cung cấp bởi BCTC sẽ khômg chính xác. Do đó có thể coi chỉ tiêu chi sự nghiệp (chưa được quyết toán) như một chỉ tiêu điều chỉnh giảm chỉ tiêu nguồn kinh phí sự nghiệp và ghi đỏ ngay dưới chỉ tiêu này. 1.1.3. Về chỉ tiêu phải thu khách hàng: Chỉ tiêu này được dùng để tính toán hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, khi bán hàng trả chậm hay trả góp với thời hạn tín dụng trên một năm thì khoản phải thu này không được coi là tài sản dùng để thanh toán những khoản nợ ngắn hạn được.Vì thế, chỉ tiêu này nên loại ra khỏi khoản mục Các khoản phải thu khi tính hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và ghi rõ ở phần 3.6 trên Thuyết minh báo cáo tài chính để người sử dụng các thông tin tài chính của DN có thể nắm được. 1.3. Những hạn chế trong công tác phân tích BCĐ KT. 1.3.1. Về tài liệu phân tích: DN sử dụng số liệu trên bảng CĐKT ở cột đầu năm và cột cuối năm để so sánh, đánh giá và nhận xét trên cơ sở đưa ra quyế định như vậy là chưa hợp lý vì qua sự phân tích này mới chỉ thấy được sự biến động qua một năm hoặc một thời kỳ nên chưa có cơ sở để đánh giá chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian dài cũng như xu hướng phát triển của DN. DN đã tiến hành phân tích nhưng chưa có cơ sở để nhận xét về tình hình của mình so với ngành đang hoạt động . Phương hướng và giải pháp hoàn thiện. Công tác phân tích phải được tiến hành thường xuyên ở các DN. Mặt khác, để có thể rút ra kết luận chính xác, việc phân tích phải dựa trên dãy số liệu ít nhất là ở 4 thời điểm với nhau chúng ta được 3 số liệu để so sánh và với 3 số liệu này sẽ cho chúng ta chu kỳ ngắn nhất của một đường hay một đồ thị, từ đó có thể có cơ sở đưa ra kết luận . 1.3.2 . Về phương pháp phân tích. Hầu như các DN chỉ áp dụng phương pháp so sánh, một số ít các DN có áp dụng phương pháp tỷ lệ. Hai phương pháp phân tích này rất tiện lợi để áp dụng trong công tác phân tích tài chính nói chung và bảng CĐKT nói riêng nhưng chưa cho thấy hết biến động về tình tài chính của DN qua đó có thể tìm ra những nhược điểm để khắc phục và phát huy những lợi thế. Phương hướng và giải phát hoàn thiện. Ngoài việc sử dụng hai phương pháp trên, cần bổ sung thêm phương pháp biểu mẫu - sơ đồ và phương pháp Dupont. Khi sử dụng phương pháp biểu mẫu và sơ đồ, ta có thể dễ dàng nhận ra những điểm dị biệt, không theo xu hướng phát triển trong sơ đồ, sử dụng thêm phương pháp Dupont sẽ giúp người phân tích tìm ra nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi, yếu tố tác động tới sự thay đổi đó là bao nhiêu và những yếu tố nào tác động thêm. 1.3.3. Về con người: Có thể khẳng định người phân tích đã làm cho các con số của bảng CĐKT “biết nói” nhưng hiện nay ở các DN hầu hết chưa có bộ phận chuyên trách phân tích tài chính nói chung và bảng CĐKT nói riêng. Việc phân tích này thường do bộ phận kế toán mà chủ yếu là kế toán tổng hợp của DN thực hiện. Giải pháp: việc đầu tiên các DN phải làm là cho các cán bộ thực hiện công tác phân tích tài chính đi đào tạo thêm về chuyên nghành phân tích tài chính để nắm chắc hơn nữa về quy trình phân tích, nội dung phân tích và phương pháp phân tích. Sau đó cần trang bị thêm các công cụ, máy móc dùng để phân tích tài chính. 1.3.4. Về nội dung phân tích: Do có một thời gian dài trong thời kỳ bao cấp nên các DNNN ở nước ta thực chất chỉ là một bộ phận ghi chép của NSNN, hoạt động tài chính DN quá lu mờ, công tác phân tích tài chính nói chung và phân tích bảng CĐKT nói riêng chủ yếu mang tính hình thức, nội dung phân tích sơ sài. Do vậy, kết quả của việc phân tích BCĐ KT chưa có giá trị thực tiễn. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện: - Phân tích tài sản và nguồn vốn phải xem xét quá trình biến động qua nhiều năm, từ đó xác định một cách chính xác nguyên nhân của sự biến động mà đưa ra quyết định đúng đắn. - Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn: cần phải tiến hành phân tích cả hai bên và không được phân tích một cách biệt mà phải xét đến mối quan hệ giữa các bên. - Khả năng thanh toán: phải phân tích kỹ, chính xác, đặc biệt quan tâm đến hệ số khả năng thanh toán tức thời để điều chỉnh vốn đáp ứng nhu cầu vốn của DN và đảm bảo có lợi. - Phân tích tình hình bảo toàn vôn sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của DN. Vì thế, yêu cầu đặt ra là cần phải bảo toàn được vốn kinh doanh. Trên cơ sở chênh lệch giữa số vốn phải bảo toàn và số vốn hiện có (số vốn đã bảo toàn) cần tiềm ra nguyên nhân để đưa ra các quyết định kịp thời. - Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn ở DN - Xây dựng các hệ số tỷ lệ trung bình của ngành nghề kinh doanh. 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 2.1. Tên gọi và cách lập báo cáo không nhất quán: 2.1.1. Thực trạng: Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, theo thông tư 99/1998/TT-BTC ngày 14/7/1998, thu nhập chịu thuế được xác định như sau: Thu nhập chịu thuế trong kỳ = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế - Chi phí hợp lý trong kỳ + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ Theo thông tư số 64/1999 TT-BTC ngày 7/6/1999 về hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong DNNN thì lợi nhuận của DN được chia thành: Lợi nhuận hoạt động king doanh và lợi nhuận hoạt động khác.Trong lợi nhuận hoạt động khác bao gồm lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động bất thường. Còn trên BC KQHĐ KD ở phần I-Lãi, lỗ lại bố trí lợi nhuận của DN thành 3 phần: lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường. Còn trên BCLC TT, hoạt động của DN được chia thành 3 loại: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Trong đó, hoạt động đầu tư là hoạt động đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật cho bản thân DN và đầu tư vào các đơn vị khác. Còn hoạt động tài chính gồm các nghiệp vụ làm tăng hay giảm vốn kinh doanh của DN. Trong khi đó, số liệu phản ánh kết quả của hai hoạt động này lấy số liệu từ tài khoản 711 "Thu nhập tài chính" và tài khoản 811 "Chi phí hoạt động tài chính". Do vậy, tên gọi và cách lập báo cáo không nhất quán. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế 7 (IAS7): “Hoạt động kinh doanh là các hoạt động sản sinh lợi nhuận cơ bản của DN và các hoạt động khác không phải là hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính”. 2.1.2. Giải pháp: Để thống nhất các quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế về hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính thì lợi nhuận của DN chỉ nên nêu lên hai phần là: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác (lợi nhuận tài chính và lơị nhuận bất thường). 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chưa chính xác: Theo nguyên tắc về tiền lương, doanh thu phải hợp với chi phí. Như vậy doanh thu của kỳ hoạt động nào thì chi phí của kỳ đó. Nhưng hiện nay kết quả hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào cách tính giá vốn của hàng xuất kho, chi phí trả trước liên quan tới nhiều kỳ. Do vậy kết quả kinh doanh tính theo phương pháp toàn bộ thường có sai lệch. Giải pháp: Các chỉ tiêu thuộc báo cáo kết quả kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc doanh thu phù hợp với chi phí. - Chọn phương pháp xác định giá vốn của hàng xuất kho phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh và từng mặt hành cụ thể. - Hạch toán chi phí trả trước, chi phí phải trả đúng nguyên tắc phù hợp, tuân theo chế độ tài chính quy định. - Xác nhận doanh thu phải phù hợp với chi phí phát sịnh. 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 3.1. Những khó khăn trong việc lậpBCLCTT và giải pháp khắc phục. 3.1.1. Những khó khăn. Qua nghiên cứu những quy định về về nộ dung và phương pháp lập BCLCTT cũng như tực tế việc thực hiện ở các DN cho thấy có những khó khăn nhất định trong việc lập BCLCT. Những khó khăn chính là: - Sự khác biệt trong việc phân loại hoạt động của DN trên các BCTC và trên các tài khoản kế toán. - Các nghiệp vụ kinh tế có nội dung liên quan đến cùng một loại hoạt động của DN lại được phản ánh ở các hoạt động khác nhau. - Chưa có sự nhận thức đúng và thống nhất về doanh thu, thu nhập cũng như phương pháp kế toán các khoản đó trên các tài khoản kế toán. -Các khoản thu, chi tiền có cùng nội dung, tính chất kinh tế lại được phản ánh ở các chi tiêu thuộc các loại hoạt động khác . 3.1.2. Giải pháp: Những khó khăn trên đã gây trở ngại đến việc thu thập, tổng hợp số liệu và trình bày thông tin BCLCTT. Các phương pháp để khắc phục khó khăn, vướng mắc đó như sau: -Trước hết phải quy định thống nhất về việc phân loại hoạt động sản xuất kinh doanh của một DN phù hợp với cách phân loại theo các chỉ tiêu trình trình bày trên BCLCTT. Như vậy, hoạt động của DN được chia thành: +Hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm cả hoạt động kinh doanh thông thường (sản xuất- tiêu thụ sản phẩm, mua bán vật tư hàng hoá, cung cấp thực hiện lao vụ dịch vụ....) và hoạt động bất thường (các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế có bản chất bất thường như thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt, tiền bồi thường...) + Hoạt động đầu tư. +Hoạt động tài chính. - Hiện tại chúng ta chưa có sự quy định thống nhất về nội dung các chỉ tiểu trên báo cáo liên quan đến các hoạt động của DN, vì vậy mà việc phản ánh vào các chỉ tiêu trên trên báo cáo không phù hợp nội dung kinh tế của nghiệp vụ. Chẳng hạn như khoản lãi tiền và lãi tiền vay phải trả nên hạch toán vào chỉ tiêu thu- chi tiền của hoạt động kinh doanh. - Theo chuẩn mực kế toán quốc tế “ Doanh thu” thì thu nhập của DN bao gồm cả doanh thu và thu nhập khác. Vì vậy thu nhập hoạt động khác trong hệ thống kế toán Việt Nam cần được hiểu và và quy định lại cho phù hợp. Giữa hai phương pháp lập BCLCTT . Trên thực tế , theo quy định hiện nay thì kết quả lưu chuyển thuần từ hoạt động sản xuất lại có sự khác nhau. Điều này là do quy định về khoản lợi nhuận được coi là lợi nhuận thuần trước thuế, số tiền thuế đã nộp lại tính vào chỉ tiêu tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vào DN (p.p gián tiếp ) .Điều đó là không thống nhất với pp trực tiếp nên khoản thuế đã nộp cần được phản ánh thành một chỉ tiêu riêng trong phần LCTT khi lập theo pp gián tiếp. 3.2. Báo cáo LCTT còn chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. 3.2.1. Những điều chưa phù hợp. Theo IAS.7 đã nêu"yêu cầu tất cả các DN phải trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ". Khái niệm "tiền" trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền : -Tiền mặt bao gồm tiền quỹ, ngân phiếu, vàng bạc, đá quí, ngoại tệ…tồn quỹ và các tiền gửi ngân hàng và các đơn vị tín dụng khác, tiền đang chuyển -Khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có khả năng chuyển thành tiền như: kì phiếu, trái phiếu... Theo quy định lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hiện nay "tiền" chỉ bao gồm tiền mặt chứ không bao gồm cả các khoản tương đương tiền, do đó chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế và chưa phản ánh đúng bản chất của tiền là khoản thanh toán nhanh. 3.2.2. Giải pháp. Nhằm bảo đảm sự phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, khái niệm "tiền" nên được mở rộng hơn trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau: "Tiền và các tài sản tương đương tiền": -Tiền bao gồm tiền tại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo TC trong DN.doc
Tài liệu liên quan