Chuyên đề Marketing nông nghiệp

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG

7.1 NGHIÊN CỨU VỀ MARKETING NÔNG NGHIỆP 5

7.1.1 Khái niệm 5

7.1.1.1 Khái niệm Marketing của các nước trên Thế Giới 5

7.1.1.2 Khái niệm Marketing tại các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường tại Việt Nam 6

7.1.2 Các phương pháp nghiên cứu Marketing 8

7.1.2.1 Phương pháp nghiên cứu dạng hoạt động nghiệp vụ 8

7.1.2.2 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: tiếp cận thị trường thông qua sản phẩm, mặt hàng 9

7.1.2.3 Phương pháp nghiên cứu và thể chế 11

7.1.2.4 Phương pháp nghiên cứu về cấu trúc, hoạt động, kết quả thị trường 15

7.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC – HOẠT ĐỘNG – KẾT QUẢ THỊ TRƯỜNG 17

7.2.1 Cấu trúc thị trường 17

7.2.1.1 Mức độ tập trung của người bán và người mua 17

7.2.1.2 Mức độ khác biệt về các sản phẩm 18

7.2.1.3 Rào cản tham gia thị trường 19

7.2.2 Hoạt động của thị trường 21

7.2.3.1 Hiệu quả giá cả 22

7.2.3.2 Hiệu quả sản xuất 23

7.3 MỘT SỐ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH VỀ CHÍNH SÁCH GIÁ CẢ VÀ MARKETING 24

7.3.1 Sử dụng giá cả quốc tế 24

7.3.1.1 Hệ số bảo hộ danh nghĩa (NPC) 24

7.3.1.2 Hệ số bảo hộ thưc tế (EPC) 25

7.3.1.3 Chi phí nội nguồn (DRC) còn gọi là hệ số chi phí nguồn lực trong nước 29

7.3.2 Tỉ lệ giá thị trường và giá chính thức 30

7.3.3 Tỉ giá thời vụ 31

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4219 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Marketing nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lý, môi giới. Các trung gian phân phối tạo nên sự tiện lợi về địa điểm (tồn trữ sản phẩm gần nơi khách hàng cư trú tạo nên sự sẳn có cho việc mua sẳm), tiện lợi về thời gian (bằng cách mở cửa nhiều giờ hơn để khách hàng mua sắm thuận tiện), tiện lợi về chủng loại (chuyên môn hóa cửa hàng hay sắp xếp, bố trí các quầy bày sản phẩm tiện cho việc lựa chọn của khách hàng), tiện lợi về sở hữu (bằng cách chuyển sản phẩm đến khách hàng theo các hình thức thanh toán dễ dàng như trả bằng thẻ tín dụng và có dịch vụ chuyển hàng đến tận nhà nếu khách hàng mua nhiều). Các cơ sở cần phải hỗ trợ cho hoạt động phân phối, bao gồm hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi và bảo quản, các cơ sở vận chuyển… Các doanh nghiệp tồn trữ và vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Các doanh nghiệp phải quyết định hình thức và phương tiện vận chuyển nào cho hiệu quả nhất trong sự so sánh về chi phí, giao hàng, tốc độ và an toàn. Các cơ sở dịch vụ marketing như các cơ quan nghiên cứu marketing, các công ty quảng cáo, các hãng truyền thông và các hãng tư vấn về marketing hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc hoạch định và phân phối sản phẩm đến đúng ngay thị trường. Các trung gian tài chính: ngân hàng, các cơ sở tín dụng, các công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác có góp phần trong những cuộc giao dịch về tài chính, bảo hiểm cho các rủi ro có liên quan đến công việc mua và bán sản phẩm. Doanh nghiệp cần phân tích đặc điểm và tình hình hoạt động của các trung gian để có chính sách thích hợp nhằm thiết lập và duy trì các quan hệ tích cực và đồng thời doanh nghiệp cũng kịp thời điều chỉnh, thay đổi các chính sách phân phối sản phẩm mới để thích hợp với các thay đổi của các giới trung gian. Cách sắp xếp và tổ chức bộ máy Marketing Khi thiết lập kế chiến lược marketing cần phải chú ý đến lợi ích của các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp, các thành viên đó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa như: phòng kinh doanh, phòng tài chính (tài vụ), phòng kỷ thuật, phòng thiết kế sản phẩm, phòng cung ứng và tiêu thụ… Các phòng này có quan hệ trực tiếp với nhau về lợi ích , do vậy cần quan tâm đúng mức. Chính những bộ phận này tạo ra môi trường vi mô cho doanh nghiệp. Bảng 1: Môi trường vi mô của doanh nghiệp Ban lãnh đạo Thiết kế sản phẩm Marketing Tài vụ Sản xuất Cung ứng vật tư Phân phối Mục tiêu cơ bản của công ty là thu lợi nhuận. Nhiệm vụ cơ bản của hệ thống quản trị marketing là đảm bảo sản xuất ra những mặt hàng hấp dẫn đối với các thị trường mục tiêu. Những thành công của sự chỉ đạo marketing còn phụ thuộc vào cả hoạt động của các đơn vị khác trong công ty. Và vào sự tác động những người môi giới, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp. Các lực lượng tác dụng trong môi trường vi mô của công ty bao gồm: những người cung ứng, các đối thủ cạnh tranh, môi giới marketing, khách hàng và công chúng trực tiếp. Những người quản trị marketing không thể giới hạn mình trong những nhu cầu của thị trường mục tiêu. Họ phải chú ý đến tất cả các yếu tố của môi trường vi mô. Các công ty cần phải có tổ chức dịch vụ marketing để những công ty quản cáo, những tổ chức của các phương tiện quản cáo và các công ty tư vấn marketing giúp cho công ty sản xuất định hướng chính xác hơn và đưa khách hàng của mình đến những thị trường thích hợp đối với họ. Bên cạnh đó các tổ chức tài chính tín dụng bao gồm các ngân hàng, các công ty tín dụng, các công ty bảo hiểm và các tổ chức khác hỗ trợ cho công ty đầu tư và cho các thương vụ hay bảo hiểm chống rủi ro liên quan đến việc mua bán hàng. Phần lớn các công ty và khách hàng không thể bỏ qua dự giúp đỡ của các tài chính tín dụng khi đầu tư cho các thương vụ của mình. Việc tăng giá tín dụng hay thu hẹp khả năng tín dụng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của hoạt động marketing của công ty. Vì thế công ty cấn thiết lập mối liên hệ bền vững với những tổ chức tài chính tín dụng quan trọng nhất đối với mình. Đặc biệt hoạt động marketing cần hợp tác chặt chẻ với các bộ phận trong doanh nghiệp. Bộ phận tài chính tài vụ là cơ sở để thực hiện các chiến lược marketing. Bộ phận kỷ thuật giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm để đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Bộ phận cung ứng vật liệu liên quan đến việc đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm sản xuất và thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm đã đề ra. Hoạt động của bộ phận này dù ở điều kiện nào cũng ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận marketing.[1, tr.33&34] 7.1.2.4 Phương pháp nghiên cứu về cấu trúc, hoạt động, kết quả thị trường Phương pháp này phân tích về tính chất cạnh tranh của thị trường và tìm ra mối liên hệ của kết quả của thị trường với cấu trúc và hoạt động của thị trường trong một ngành nhất định. Phương pháp này chủ yếu nhằm tìm hiểu hoạt động của các nhóm xí nghiệp hành xử như là các đối thủ cạnh tranh, hoặc có tác động hỗ trợ lẫn nhau như các nhà cung ứng hoặc các khách hàng trong một ngành kinh doanh. Trong số 4 phương pháp được đề cập ở trên, phương pháp nghiên cứu về cấu trúc – hoạt động – kết quả thị trường là phương pháp thích hợp nhất để nghiên cứu và phân tích kết quả của các nhóm sản xuất khác nhau và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Marketing tham gia đến việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. - Cấu trúc thị trường nhằm nghiên cứu mối quan hệ, đặc tính của các đối thủ của các đối tượng mua bán trên thị trường để xác định cấu trúc, dạng của thị trường. Cấu trúc thị trường bao gồm: + Mức độ tập trung của người mua , người bán và thị phần chiếm giữ trên thị trường. + Mức độ khác biệt giữa các sản phẩm. + Điều kiện tham gia thị trường + Khả năng nắm bắt thông tin trên thị trường - Sự vận hành thị trường: cách thức mà doanh nghiệp điều chỉnh để thích nghi với điều kiện mới trên thị trường trong quá trình kinh doanh + Chiến lược 4P của doanh nghiệp + Việc tổ chức bộ máy Marketing để nâng cao hiệu quả + Kênh phân phối tối ưu - Khảo sát thị trường: phân tích tác động của môi trường kinh tế xã hội, kĩ thuật, các chính sách kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp + Đo lường hiệu suất của các dịch vụ cung cấp trên thị trường + Đo lường tính hiệu quả của hệ thống Marketing, chi phí Marketing, lợi nhuận cho các thành viên, mức độ thỏa mãn của khách hàng.[2, tr.134] Bảng 2: Các chỉ tiêu chủ yếu trong phân tích SCP Cấu trúc thị trường Sự vận hành của thị trường Kết quả thực hiện *Loại hình thị trường *Các thành viên tổ chức trung gian *Loại kênh phân phối *Tiêu chuẩn chất lượng, phân loại sản phẩm *Điều kiện cơ sở hạ tầng *Điều kiện, các rào cản khi gia nhập và rút khỏi thị trường. * Hoạt động mua vào *Hoạt động bán ra *Vấn đề vận chuyển *Vấn đề tồn trữ *Vấn đề thông tin trên thị trường *Quan hệ tài chính, tín dụng kinh doanh *Rủi ro không chắc chắn trong kinh doanh *Hiệu quả trong khâu cung cấp sản phẩm thích hợp với nhu cầu của khách hàng *Hiệu quả trong dịch vụ cung cấp: - Thời gian: mùa vụ - Không gian: nơi bán - Dạng, chất lượng sản phẩm - Giá cả trong mối liên hệ với chi phí Marketing Trong phân tích SCP thì 3 bộ phận này có liên quan mật thiết với nhau. Trong ngắn hạn, nếu cấu trúc thị trường thích hợp, sự vận hành thị trường tốt thì kết quả thực hiện trên thị trường sẽ mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, trong dài hạn nếu có được kết quả thực hiện trên thị trường tốt thì sẽ thúc đẩy việc điều hành thị trường tốt hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thiện hơn cấu trúc thị trường hiện có. Mối quan hệ này được thể hiện trong sơ đồ: Sơ đồ cấu trúc thị trường Cấu trúc thị trường Sự vận hành của thị trường Kết quả thực hiện 7.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC – HOẠT ĐỘNG – KẾT QUẢ THỊ TRƯỜNG 7.2.1 Cấu trúc thị trường Nghiên cứu đặc tính của các đối tượng mua bán trên thị trường để xác định cấu trúc, dạng của thị trường. Ba đặc điểm của cấu trúc thị trường: mức độ tập trung của người mua và người bán, mức độ khác biệt về giá cả sản phẩm, các điều kiện gia nhập thị trường.[3, tr.63] 7.2.1.1 Mức độ tập trung của người bán và người mua Khái niệm này đề cập đến sự phân bố số lượng và qui mô của các người mua và người bán có khả năng làm chủ hoặc kiểm soát thị trường. Loại hình thị trường có thể được xác định dựa vào mức độ cạnh tranh của nó. Mức độ cạnh tranh nay phụ thuộc vào số lượng người bán và người mua trong thị trường. Số lượng người bán có thể là một, một vài hoặc nhiều tương ứng với các loại hình thị trường độc quyền, thiểu số độc quyền và cạnh tranh. Mức độ tập trung của người bán và người mua có thể đo lường thông qua các số liệu về tổng số người bán hoặc người mua đang kiểm soát một thị phần đáng kể hoặc thông qua các số liệu về doanh số bán hoặc mua của các đơn vị kinh doanh lớn nhất, thông thường khoảng 4 đến 12 người bán hoặc mua lớn nhất. Ví dụ: thị trường cà phê Việt Nam, thông qua các sự kiện văn hoá quảng bá, tiếp thị, cà phê đã trở thành một thứ đồ uống khá phổ biến ở nhiều địa phương, từ thành thị đến nông thôn. Tỉnh Đắk Lắk trước đây chỉ có một vài quán cà phê, nhưng sau khi có các sự kiện quảng bá về cà phê đã hình thành nên phong trào uống cà phê khá rầm rộ. Chỉ riêng tại thành phố Buôn Ma Thuột nay đã hình thành nhiều dãy phố kinh doanh cà phê như đường Ngô Quyền, Ngô Mây, Hai Bà Trưng, Lê Thánh Tông..., với nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng. Các tỉnh vùng trọng điểm cà phê của cả nước như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai... đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến sâu cà phê như cà phê rang xay, cà phê bột, cà phê hoà tan. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có gần 100 doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến các sản phẩm cà phê được tiêu thụ trong nước, xuất khẩu, với nhiều thương hiệu nổi tiếng như cà phê bột, cà phê hoà tan của Công ty Cổ phần cà phê Tây Nguyên, Thắng Lợi, Trung Nguyên, Mêhicô, An Thái, Phước An...Mỗi năm, số lượng cà phê nhân được chế biến bước đầu chiếm 10% trong tổng sản lượng (400.000 tấn) cà phê nhân của cả tỉnh. Tỉnh Đắk Lắk phấn đấu đến năm 2020 tăng sản lượng các loại sản phẩm cà phê chế biến sâu ( cà phê bột, cà phê hoà tan) lên 20% trong tổng sản lượng cà phê của cả tỉnh. Tỉnh Lâm Đồng là địa phương có diện tích cà phê đứng thứ 2 sau tỉnh Đắk Lắk, với diện tích 135.596 ha, sản lượng mỗi năm đạt trên 282.324 tấn cà phê nhân. Thế nhưng, hiện nay cũng chỉ mới có 8 cơ sở chế biến cà phê rang xay, cà phê bột, với sản lượng mỗi năm 1.300 tấn cà phê bột để cung ứng cho thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Hiện nay, giá cà phê nhân”rớt” xuống rất thấp, chạm đáy ngang bằng với giá thành chỉ có 21.500 đến 23.400 đồng/kg. Các doanh nghiệp tạm dừng thu mua xuất khẩu cà phê và bà con nông dân cũng “găm “ hàng chờ giá lên.  7.2.1.2 Mức độ khác biệt về các sản phẩm Một thương hiệu nổi tiếng không chỉ đơn thuần ở tên gọi và logo, mà còn ở quá trình marketing gắn liền với mặt hàng đó. Trong thị trường các loại hàng hóa muốn cạnh tranh và thu hút được nhiều khách hàng đòi hỏi các nhà cung cấp phải biết cách làm cho hàng hóa của họ trở nên đặc trưng hơn các loại hàng hóa cùng loại trên trên thị trường. Sản phẩm và dịch vụ có thể khác biệt bằng nhiều hình thức: dịch vụ khách hàng tốt, thiết kế dễ hiểu dễ sử dụng, hiệu suất tối ưu, thuận tiện, an toàn, thân thiện với môi trường, chất lượng tốt, đa dạng mẫu mã và đáng tin cậy. Hàng hóa là sản phẩm hay dịch vụ có thể thỏa mãn được mong muốn hay nhu cầu cụ thể được cung cấp cho thị trường nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Trong sản xuất, nhà sản xuất phải nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng và sau đó tạo ra những hàng hóa thích hợp để thỏa mãn nhu cầu đó. Ở mỗi sản phẩm mặc dù đặc điểm, dịch vụ và chất lượng có thể như nhau, nhưng nhà cung cấp vẫn có thể tạo nên sự khác biệt trên cơ sở chi phí giá cả, đa dạng hóa các sản phẩm. Ví dụ: như chiến lược xuất khẩu lúa gạo của thái lan một trong những giải pháp để giảm chi phí hậu cần cho lúa gạo xuất khẩu là việc thay thế vận chuyển xe tải bằng tàu thủy. Việc giảm chi phí nói chung giúp các nhà xuất khẩu gạo của Thái Lan dễ dàng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thái Lan luôn đổi mới và gia tăng hiệu quả xuất khẩu vì họ ý thức rằng các nước khác cũng phát triển chiến lược để cạnh tranh với gạo Thái Lan trên thị trường thế giới. Thái Lan tăng cường đa dạng hóa các sản phẩm gạo và mẫu mã bao bì đóng gói. Thái Lan thường xuất khẩu rất đa dạng các mặt hàng gạo sau đây: gạo thơm trắng Thái Lan (Hommali, Jasmine rice), gạo trắng Thái, gạo tấm trắng Thái, gạo nếp trắng Thái, gạo nếp đen Thái, gạo đỏ Thái, gạo đồ Thái (Thai Parboiled Rice), gạo lức Thái, gạo lức thơm Thái. Trong đó, gạo trắng hạt dài Thái Lan thường có các phẩm cấp gạo sau đây: 100% phẩm cấp B, 5%, 10%, 15%, 25%, 35% tấm, 100% tấm A1 cực siêu hạng, và 100% tấm A 1 siêu hạng. Loại gạo hạt dài gồm các sản phẩm như: loại 100% gạo không chọn lựa hạt (không dùng máy để tách hạt khác màu), 5%, 10% và loại 15% tấm không chọn lựa hạt. Sự khác biệt về mẫu mã sản phẩm: sở thích của người tiêu dùng còn được thể hiện qua việc lựa chọn bao bì, mẫu mã thông thường những sản phẩm có mẫu mã đẹp sẽ được khách hàng chú tâm nhiều hơn, góp phần hình thành hành vi mua hàng của khách hàng. Sự khác biệt về sản phẩm dùng để đánh giá mức độ người mua có thể phân biệt và thể hiện sở thích đối với những sản phẩm cùng loại nhưng khác nhau về cơ sở sản xuất, chiến lược marketing nếu người bán có thu hút nhiều khách hàng hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm của họ thì họ sẽ được thị phần rộng hơn. 7.2.1.3 Rào cản tham gia thị trường Những rào cản gia nhập thị trường bao gồm: quy định, thuế, chính sách, nguồn lực tài chính, …hạn chế được đối thủ cạnh tranh mới để nhập và bắt đầu hoạt động trong một ngành nhất định. Ví dụ: Một số quy định kĩ thuật đối với hàng nhập khẩu vào EU Tiêu chuẩn về quản lý chất lượn: Đối với tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển. ISO 9000 là hệ thống quản lý chất lượng gồm các quy trình kỹ thuật và kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất ra sản phẩm chứ không phải là một tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm như một số doanh nghiệp và cá nhân lầm tưởng Tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh và an toàn thực phẩm: theo các quy chế 91/492/EEC và 91/493/EEC, các sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể về vệ sinh gồm độ tươi, độ sạch, mức nhiễm vi sinh tối đa (bao gồm các vi sinh vật gây bệnh và các vi sinh vật chỉ thị), dự lượng hoá chất (kim loại nặng, kháng sinh và thuốc trừ sâu), chất độc, độc tố sinh học biển và ký sinh trùng và quy định về giám sát: Quyết định 94/356/EEC yêu cầu nhà sản xuất có hàng thuỷ sản xuất khẩu sang EU phải tổ chức giám sát hoạt động sản xuất và chế biến của mình phù hợp với HACCP. Tiêu chuẩn HACCP là điều kiện quan trọng của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào EU(Nguồn Vinanet). Tiêu chuẩn môi trường: Thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo qui định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về môi trường tốt. Ngoài ra, các công ty phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức. Tiêu chuẩn The Social Accountability 8000 sẽ càng trở nên quan trọng trong những năm tới. Tiêu chuẩn về nhãn hiệu thương mại: Vấn đề nhãn mác, nhãn hiệu thương mại, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được EU quy định rất chặt chẽ và nghiêm ngặt. Chẳng hạn, đối với sản phẩm thực phẩm, đồ uống, đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phẩm, trọng lượng, thời gian sử dụng sản phẩm cách sử dụng, địa chỉ của nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện đặc biệt để bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số và mã vạch để nhận dạng lô hàng. Luật IUU: IUU là các hoạt động đánh bắt cá không hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định. Theo Hội đồng Liên minh châu Âu (EC), hoạt động này là một trong những hoạt động gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường biển, tính bền vững của các đàn cá và tình hình kinh tế -xã hội của ngư dân. Theo đó, EC ban hành quy định số 1005/2008 vào tháng 9/2008 nhằm thiết lập hệ thống trong cộng đồng phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ các hoạt động khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Chống bán phá giá: được trình bày trong các văn kiện GATT như sau: bán phá giá và việc bán những hàng hóa xuất khẩu ở một giá thấp hơn “giá trị bình thường” (giá trị bình thường nghĩa là giá bán sản phẩm ở nước xuất khẩu). GATT cũng xác định: Mức phá giá = Giá bán hàng tại thị trường trong nước – Giá xuất khẩu. EU áp dụng luật chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ nước thứ ba, kể cả các đối tác thương mại được hưởng ưu đãi, trừ các thành viên của khu vực kinh tế châu Âu (EEA) trong một số lĩnh vực chịu sự chi phối trong khuôn khổ chính sách cạnh tranh của EU. 7.2.2 Hoạt động của thị trường Nghiên cứu hoạt động của thị trường là nghiên cứu cách thức mà doanh nghiệp tự điều chỉnh trước những biến đổi của thị trường. Trong thị trường ở từng thời điểm khác nhau thì lượng cung hàng hóa và giá cũng khác nhau. Để ít bị tác động hay có thể mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ thì chúng ta cần phải hiểu rõ các nguyên tắc hoạt động của thị trường và tìm ra phương pháp khắc phục. Hoạt động của thị trường gồm những đặc điểm sau: Doanh nghiêp sử dụng một số các biện pháp để can thiệp vào giá và sản lượng. Doanh nghiêp tự đưa ra những chính sách về sản phẩm của mình. Sử dụng các hình thức marketting, khuyến mãi thu hút khách hàng. Ứng dụng các sách lược loại trừ đối thủ, hay liên kết với đối thủ. Khi hiểu được cấu trúc và quy luật thị trường của một ngành cụ thể. Thì việc dự đoán các hoạt động sắp diễn ra của các doanh nghiệp là tương dối dễ dàng và có tính chính xác cao. Chẳng hạn nếu một nghành chỉ có một doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó chỉ phản ứng với điều kiện kinh tế chứ không phản ứng với thách thức của các đối thủ trong kinh doanh. Tuy nhiên trong trường hợp thị trường nhiều doanh nghiệp thì có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhà kinh doanh. Do đó bản thân mỗi doanh nghiệp trong thị trường có phản ứng trực tiếp đối với những thay đổi của các doanh nghiệp khác. ==> Từ đó ta có thể dễ dàng vạch ra những chiến lược lâu dài để phát triển công ty vững mạnh hơn 7.2.3 Kết quả thị trường Kết quả thị trường thể hiện thông qua việc đánh giá mức hiệu quả kinh tế của một ngành đạt được trên thực tế so với mức tối ưu mà ngành đó có khả năng đạt được để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Bressler và King (1970) đề xuất 2 chỉ tiêu đo lường hiệu quả: hiệu quả giá cả và hiệu quả sản xuất.[3, tr.64] 7.2.3.1 Hiệu quả giá cả Trong thị trường cạnh tranh hoàn chỉnh, chỉ tiêu hiệu quả giá cả của doanh nghiệp là: Giá cả sản phẩm bằng với chi phí cận biên : P = MC Giá cả yếu tố sản xuất bằng với giá trị sản phẩm cận biên. Trong thị trường sự chênh lệch về giá theo thời gian, không gian và hình thức sản phẩm chỉ là sự khác biệt về chi phí tồn trữ, chi phí vận chuyển và chi phí chế biến. Trong cấu trúc thị trường cạnh tranh, giá cả sẽ dịch chuyển theo cung cầu hoặc là những tác động kinh tế khác. Đối với mỗi mức giá mà doanh nghiệp đưa ra sẽ có một lượng cầu khác nhau. Thông thường giá và nhu cầu có tỷ lệ nghịch, tức là giá càng cao, sức cầu càng thấp và ngược lại. ] Do đó cần xác định độ co giãn của cầu theo giá: Ví dụ: Giả sử người bán tăng giá 5% lượng cầu giảm đi 10% thì độ co giãn của cầu sẽ là 2 khi đó người bán sẽ khó tăng giá. Nếu giá tăng 5% lượng cầu giảm đi 5%, độ co giãn là 1 trong trường hợp này doanh số của người bán vẫn không đổi. Nếu giá tăng lên 2% lượng cầu giảm đi 1% khi độ co giãn là 1/2 sức cầu co giãn ít, người bán dễ tăng giá. Nếu nhu cầu co giãn nhiều, người bán sẽ nghĩ đến việc hạ giá. Mức độ chính xác và tốc độ điều chỉnh giá cả theo các tác nhân có thể dùng như một chỉ dẫn cho mức quan hệ hỗ tương giữa các thị trường trong cơ chế hình thành giá cả. Một hệ thống Maketing trong đó giá cả thể hiện được mối quan hệ hỗ tương theo không gian là hệ thống thực hiện được cơ chế giá cả có hiệu quả. Việc so sánh giá cả một mặt hàng ở nông thôn và thành thị cho thấy mức độ chặt chẽ về liên kết giữa hai thị trường và mức chi phí tương ứng. Giả sử cùng một sản phẩm A Nếu bán ở nông thôn có giá là P Nếu bán ở thành thị có giá là P Khi đó chênh lệch giá sản phẩm A giữa nông thôn và thành thị Trong trương hợp tỷ lệ giá cả này là rất thấp thì một trong những hướng nghiên cứu có thể có để đánh giá thêm vấn đề là liệu nhà nươc có chính sách tac động để nhằm hạn chế lợi nhuận của giới kinh doanh hay không Một phương pháp khác là kiểm tra mức độ liên kết của thị trường là Chỉ số liên kết thị trường IMC là tỷ số của tham số về mức độ hiệu quả của thị trường địa phương và thị trường thành thị. IMC thể hiện độ lớn tương đối hai tác động của giá trị quá khứ của thị trường địa phương và thị trường tham chiếu đến việc hình thành giá cả hện tại. Nếu IMC càng gần 0 mức độ liên kết của thị trường càng lớn và IMC < 1 mức độ liên kết cao trong ngắn hạn. 7.2.3.2 Hiệu quả sản xuất Maketing có hiệu quả khi các khâu chế biến, tồn trữ, vận chuyển ở mức chi phí tối thiểu. Mức hiệu quả của một ngành hàng có thể được đo lường thông qua chỉ tiêu hiệu quả sử dụng qui mô dùng để đo lường khả năng tổ chức của xí nghiệp để tận dụng được lợi thế của hiệu quả theo qui mô. Hồi qui đa biến có thể được sử dụng để đo lường hiệu quả sử dụng qui mô, chẳng hạn như xem xét lượng hàng hóa vận chuyển theo một khoảng cách nhất định và qui mô của xí nghiệp (được thể hiện qua năng lực vận chuyển của các phương tiện vận chuyển) tác động đến chi phí vận chuyển trung bình như thế nào. 7.3 MỘT SỐ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH VỀ CHÍNH SÁCH GIÁ CẢ VÀ MARKETING 7.3.1 Sử dụng giá cả quốc tế Giá cả nội địa được so sánh với giá cả quốc tế của cùng một loại hàng hóa. Các hệ số thường được sử dụng là hệ số bảo hộ danh nghĩa (NPC), hệ số bảo hộ thực tế (EPC) và chi phí nội nguồn (DRC). 7.3.1.1 Hệ số bảo hộ danh nghĩa (NPC) Thông thường mức thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu được xem như sự bảo hộ danh nghĩa cho các sản phẩm sản xuất trong nước. Việc tính toán hệ số bảo hộ hữu hiệu cho sản xuất được hầu hết các quốc gia áp dụng nhằm xem xét và phân tích hiệu quả của việc bảo hộ sản xuất. Theo thông tin tình hình xuất khẩu gạo năm 2010 Khoản mục Gạo 5% Giá FOB, thành phố Hồ Chí Minh 421 (USD/tấn) Tính bằng USD 490 Tính bằng ngàn đồng/tấn1 10290 Chi phí xuất khẩu (đồng/kg)2 518 Giá xuất khẩu tương đương (đông/kg)3 8841 Giá gạo (bán buôn) (đồng/kg) 7300 NPC 0.826 (Số liệu tổng hợp từ Tổng cục Thống kê) 1 Tỷ giá hối đoái: 1 USD = 21000 VNĐ 2 Chi phí xuất khẩu = chi phí có liên quan đến việc xuất khẩu gạo từ thị trường bán buôn đến cảng xuất. 3 Giá xuất khẩu tương đương = giá FOB - Chi phí xuấ khẩu - Trong đó: Pid = giá nội địa của hàng hóa; Pib = giá quốc tế của hàng hóa; i = mặt hàng i. * NPC > 1, chính sách giá của nhà nước bảo vệ người sản xuất trong nước. * NPC < 1, chính sách giá của nhà nước bảo vệ người tiêu dung. Hoặc tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa, NPR được sử dụng: NPR = {( Pid - Pib )/ Pib }*100 = (NPC – 1)*100 ó NPR = {( 7300 - 8841)/ 8841}*100 = (0.826 – 1)*100= - 17.4 * NPR > 0, chính sách giá bảo vệ người sản xuất. * NPR < 0, chinh sach bảo vệ người tiêu dùng. => Theo số liệu về giá gạo năm 2010 cho thấy nhà nước có những chính sách để bảo vệ người tiêu dùng. 7.3.1.2 Hệ số bảo hộ thực tế (EPC) Hệ số bảo hộ hiệu dụng (hệ số bảo hộ thực tế) của một sản phẩm là chênh lệch giữa giá trị gia tăng tính theo giá trong nước của ngành sản phẩm đó và giá trị gia tăng tính theo giá thế giới rồi chia cho giá trị gia tăng tính theo giá thế giới. Chúng ta đều đã biết, thuế nhập khẩu là thuế gián thu đánh vào hàng nhập khẩu. Mục đích đánh thuế có thể là để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất trong nước, hoặc chỉ đơn thuần là thực hiện chính sách phân biệt đối xử với các đối tác thương mại khác nhau. Dù với lý do gì  đi nữa, thì việc đánh thuế nhập khẩu sẽ làm gia tăng giá cả của mặt hàng đó trong nước với một lượng bằng mức thuế. Giá cả tăng là động lực thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước gia tăng sản xuất. Mức thuế suất ghi trong biểu thuế nhập khẩu còn gọi là mức bảo hộ danh nghĩa. Tác động của bảo hộ danh nghĩa lên sản lượng sản xuất trong nước còn tùy thuộc vào thuế nhập khẩu đánh vào đầu vào sản xuất của hàng hóa đó. Nếu thuế đầu vào này cao thì nó sẽ làm giảm bớt tác động gia tăng sản lượng của bảo hộ danh nghĩa, và như vậy, mức bảo hộ thực tế đối với hàng hóa đó là thấp hơn so với mức bảo hộ danh nghĩa cho thấy. Hệ số bảo hộ hiệu dụng là hệ số đo lường mức độ bảo hộ thật của quá trình sản xuất, chứ không chỉ có sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất như hệ số bảo hộ danh nghĩa. Ngành j sử dụng các đầu vào i, kết hợp với các nhân tố sản xuất (vốn, lao động), tạo ra giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctien_hanh_nghien_cuu_trong_mar_nong_nghiep_3213.doc
Tài liệu liên quan