Chuyên đề Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xã Tân Liên

mục lục

Trang

Lời nói đầu 1

Phần 1: khoa học công nghệ và vai trò của khoa học công nghệ đối với sản xuất nông nghiệp. 4

I. Khái niệm và đặc điểm vai trò của khoa học công nghệ: 4

1. Khái niệm: 4

2. Đặc điểm của khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp: 7

3. Vai trò của khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp: 9

II/ Các nhât tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta. 11

1.Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên 11

2. Nhóm nhân tố xã hội: 12

III/ Kinh nghiệm mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở trong và ngoài nước: 13

1. Tại Hải Phòng: 13

2. Tại Trung Quốc: 14

phần 2: thực trạng và mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp 15

ở xã Tân Liên huyện Vĩnh Bảo: 15

I/ Đặc điểm tự nhiện kinh tế xã hội: 15

1. Đặc điểm tự nhiên 15

2. Đặc điểm kinh tế xã hội: 17

II. Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của xã Tân Liên. 20

1.Tình hình ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên. 20

2- Tình ứng dụng tiến bộ khoa học về cơ học. 22

3.Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thuỷ lợi: 25

4. Điện khí hoá: 26

5. Tình hình ứng dụng tiến bộ công nghệ hoá học vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên: 27

III. Hiệu qủa của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên 28

1. Kết quả đạt được của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt 28

2. Kết quả đạt được của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi 29

IV: Một số mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên: 29

1. Mô hình Thuốc lào + Dưa hấu hè + Lúa mùa trung + Rau, Khoai tây đông. 29

2. Mô hình: 34

3. Mô hình: 35

4. Mô hình: 38

5. Mô hình:. 38

6. Mô hình 40

V – Một số tồn tại trong quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên trong những năm gần đây: 43

1. Tồn tại: 43

2. Nguyên nhân của tồn tại: 43

phần 3: giải pháp phát triển các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xã Tân Liên huyện Vĩnh Bảo. 44

I . Giải pháp về giống cho sản xuất trồng trọt: 44

II. Giải pháp cho ứng dụng khoa học công nghệ. 45

III. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp nông thôn. 46

IV. Giải pháp về thị trường: 48

V. Giải pháp về tổ chức thực hiện: 49

Kết luận 50

Danh mục tài liệu tham khảo 52

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xã Tân Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng V đến giữa tháng X. Tháng IV và tháng X là 2 tháng chuyển tiếp giữa 2 mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230c. Lượng mưa trung bình 1659mm, độ ẩm không khí 78 – 91%. Mùa đông lạnh giá là đặc điểm chung của khí hậu Miền Bắc, là điều kiện thuận lợi mở rộng cây vụ đông thành 1 vụ sản xuất nông nghiệp chính. Sông Thái Bình đoạn giáp xã Tân Liên nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ triều biển, nhiễm mặn vào mùa đông, hệ thống cung cấp nước ngọt chủ động qua hệ thống sông Chang Dương của huyện. c. Đất đai: Đất đai xã Tân Liên chủ yếu là đất phù sa Glây và đất chua mặn chiếm 76,46% nhóm đất không ảnh hưởng của chua mặn (Đất phù sa Feralít) chiếm 15,57%, thành phần cơ giới đất chủ yếu là đất thịt trung bình và đất nhẹ thích hợp cho lúa và rau màu chiếm 83,37%, đất thịt nặng chiếm 16,47%. Địa hình địa mạo mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng ven biển tương đối bằng phẳng. Địa hình chia thành 5 cấp, trong đó: - Địa hình cao, vàn cao chiếm 30,28%. - Địa hình vàn – vàn thấp chiếm 54,87%. - Địa hình trũng chiếm 14,85%. Tính chất hoá học: Các loại đất xã Tân Liên chủ yếu là đất chua PHkq= 3,62 - 4,68. Riêng đất phú sa bồi có PHkcl = 8. Tổng diện tích đất tự nhiên: 516,3 ha trong đó: - Diện tích đất nông nghiệp: 336,3 ha. - Diện tích đất chuyên dùng: 28,1 ha. - Diện tích đất thổ cư: 25 ha. - Diện tích đất chưa sử dụng: 14,29 ha. Bảng 1: Diện tích các loại đất ở xã Tân Liên: Chỉ tiêu loại đất Tính chất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ Phù sa bồi Pb 16,46 5,69 Phù sa Feralít Pf 45,02 15,58 Phù sa Glây Pg 134,58 46,55 Đất chua mặn SMi 86,46 29,91 Đất phù sa chua Phch 6,58 2,28 Thành phần cơ giới Thịt nhẹ c 68,91 23,84 Thịt trung bình d 172,09 59,53 Thịt nặng e 48,10 16,64 Địa hình Cao Đ1 4,18 1,45 Vàn cao Đ2 83,35 28,83 Vàn Đ3 81,30 28,12 Vàn thấp Đ4 77,33 26,75 Trũng Đ5 42,94 14,85 Nguồn: Phòng thống kê huyện Vĩnh Bảo 2. Đặc điểm kinh tế xã hội: a. Dân số lao động - Tổng số nhân khẩu: 5235 nhân khẩu, trong đó: + Nhân khẩu nông nghiệp: 4907 nhân khẩu. + Nhân khẩu phi nông nghiệp: 318 nhân khẩu. - Tổng số lao động 2870 lao động, trong đó: + Lao động trong độ tuổi 2600 lao động. + Lao động ngoài độ tuổi 270 lao động. - Phân bổ lao động trong độ tuổi lao động. + Lao động nông nghiệp: 1950 lao động. + Lao động thuỷ sản: 200 lao động. + Lao động công nghiệp – công thương nghiệp – xây dựng cơ bản 450 lao động. - Tổng số hộ: Toàn xã có 1280 hộ, trong đó: + Hộ nông nghiệp 1198 hộ. + Hộ phi nông nghiệp: 82 hộ - Một số chỉ tiêu khác: Tỉ lệ tăng dân số bình quân 0,56%. Diện tích đất nông nghiệp trên hộ nông nghiệp là 2807,1 m2. Diện tích đất canh tác trên người là 642,4 m2. Diện tích đất canh tác trên lao động nông nghiệp là 1724,6 m2. b. Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Tân Liên - Hệ thống thuỷ lợi: Phía bắc xã Tân Liên giáp sông Thái Bình, tuy nhiên từ đầu thế kỷ thứ XX đoạn sông Thái Bình bị bồi lấp, nguồn nước chảy về đoạn sông Thái Bình qua đoạn Vĩnh Bảo từ hệ thống sông Hồng qua sông Luộc về Sông Thái Bình. Lưu lượng nước, chất lượng nước, phù sa phù hợp với yêu cầu sản xuất đất nông nghiệp và . Hệ thống thuỷ lợi toàn huyện bao gồm hệ thống các công trình đầu tư mới và hệ thống thuỷ lợi nội đồng tương đối hoàn chỉnh. Đầu tư cho thuỷ lợi, xã Tân Liên đã xây dựng được 08 trạm bơm điện, cứng hoá kênh mương sau trạm bơm được 4,195 km = 90% kênh mương tưới. Hiện nay xã Tân Liên đã có cơ bản chủ động tưới cho 250,7 ha diện tích đất chanh tác, bằng 86,7% diện tích, chất lượng nước, phù sa, phù hợp với yêu cầu sản xuất. - Hệ thống giao thông: Xã Tân Liên nằm trên quốc lộ 10 và tuyến giao thông quan trọng, nối liền các huyện thành phố và các tỉnh ngoài để phục vụ đời sống và phát triển kinh tế của huyện xã. Đường giao thông trong xã, thôn xóm, giao thông nội đồng cơ bản được rải nhựa, bê tông, thuận tiện cho việc vận chuyển phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp hàng hoá. - Năng lượng điện: 100% số hộ nông dân được sử dụng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, toàn xã có 05 trạm biến thế, tổng công suất 690 KVA, đường dây tải điện đảm bảo chất lượng phục vụ, năng lượng điện tiêu thụ năm 2002 là 900000 KW/h. - Công cụ và các điều kiện sản xuất: Theo kết quả điều tra năm 2004 toàn xã có 01 máy kéo lớn, 11 máy kéo nhỏ, 12 máy bơm và 12 máy tuốt lúa, 13 máy sát gạo, 10 máy sấy hạt, 1 kho lạnh bảo quản giống khoai tây, 800m2 nhà lưới nhân giống khoai tây và rau màu. Từ năm 2003 thực hiện nghị quyết 8 của ban Thường vụ huyện uỷ Vĩnh Bảo về dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, xã Tân Liên đã thực hiện song trong năm 2003, hiện nay bình quân xã còn 3,8 thửa/hộ. Như vậy hà tầng cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Tân Liên được quan tâm đầu tư cải thiện phục vụ đồng bộ nhiều mặt trong sản xuất nông nghiệp để tiến tới chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sản xuất hàng hoá, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. II. Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của xã Tân Liên. 1.Tình hình ứng dụng tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên. - Ngày nay công nghệ sinh học là một mũi nhọn của tiến bộ khoa học thế giới. Lịch sử phát triển công nghệ sinh học đã trải qua 3 giai đoạn phát triển với những đặ trưng riêng. Hai giai đoạn đầu là công nghệ sinh học truyền thống ( lên men thực phẩm để sản xuất bia, dấm, sữa chua…) và công nghệ sinh học cận đại, (công nghệ sản xuất thuốc kháng sinh, vitamim, axít hữu cơ......) Hiện nay công nghệ sinh học đang phát triển ở giai đoạn hiện đại. Công nghệ sinh học hiện đại, bao gồm một số lĩnh vực quan trọng như: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ en zin/ prôtêin, công nghệ sinh học vi sinh vật, công nghệ sinh học môi trường. Dựa trên thành tựu của công nghệ sinh học di truyền, người ta biết rõ từng loại gen và giải mã chúng, từ đó chế tạo các giống cây trồng vật nuôi chuyển gen cho năng xuất và chất lượng cao. Dựa trên thành tựu của công nghệ tế bào, người ta đã tạo giống cây trồng bằng nuôi cấy mô, tạo giống vật nuôi bằng phương pháp cấy phôi. Trong trồng trọt, nghiên cứu đặc điển quang hợp của cây lúa, quang hợp và dinh dưỡng ruộng lúa năng suất cao làm cơ sở cho các biện pháp thâm canh. - Trong chăn nuôi đã thành công trong việc tạo ra các giống như: Lợn, gia cầm. Sinh học hoá nông nghiệp là một quá trình bao gồm nghiều nội dung rộng lớn và nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp có hiệu quả ở xã Tân Liên trong những năm qua đã tiến hành đầu tư trong quá trình sinh học hoá nông nghiệp của huyện nhất là lĩnh vực giống. Bảng 2: Các chương trình khoa học kỹ thuật đã được chuyển giao tại xã Tân Liên Thời vụ Đơn vị chuyển giao Chương trình chuyển giao Diện tích ( ha) Chiêm 2000 Công ty DV KTNNHP SX hạt lai F1 Bắc ưu 903 15 Chiêm 2001 Công ty DV KTNNHP SX hạt lai F1 Bắc ưu 903 20 Chiêm 2002 Công ty DV KTNNHP SX hạt lai F1 Bắc ưu 903,253 30 Mùa 2002 Công ty DV KTNNHP SX hạt lai F1 HYT 83 3 Đông 2002 Nhà máy cb cà chua Cùa chua thương phẩm TN52 5 Chiêm 2003 Viện rau quả Hà Nội ớt xuất khẩu Hàn Quốc 3 Nguồn: Phòng thống kê huyện Vĩnh Bảo. - Nội dung chuyển giao: Đơn vị chuyển giao đầu tư vật chất bao gồm khung, màn phủ nilông che mạ, giống phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, HTX tổ chức quy vùng sản xuất, tổ chức các hộ nông dân tham gia đầu tư công làm đất. Hiệu quả kinh tế của các mô hình chuyển giao thông qua các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật. + Tăng thu nhập cho nông dân qua diện tích gieo trồng từ 2,5 đến 4,5 lần so với cấy lúa thương phẩm. + Trang bị cho nông dân về thiết bị kỹ thuật trong sản xuất các loại cây trồng, giống cây trồng tiến bộ, duy trì và mở rộng diện tích sản xuất ở các vụ, các năm tiếp theo. + Giúp lãnh đạo địa phương có cơ sở sản xuất các loại cây trồng, giống cây trồng theo hướng sản xuất tâp trung, sản xuất hàng hóa, tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ. 2- Tình ứng dụng tiến bộ khoa học về cơ học. Cơ giới hoá nông nghiệp là quá trình thay thế công cụ thủ công thô sơ bằng công cụ lao động cơ giới thay thế lao động sức người và gia súc bằng động lực của máy móc, thay thế phương pháp sản xuất thủ công lạc hậu, bằng phương pháp sản xuất với kỹ nghệ cao. Cơ giới hoá nông nghiệp dựa trên cơ sở nền công nghiệp, cơ khí phát triển có khả năng nghiên cứu, chế tạo ra các máy động lực, và máy công tác để thực hiện các khâu công việc canh tác, phù hợp với yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây trồng vật nuôi và phù hợp với hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua nhờ có sự phát triển chung về mặt bằng kinh tế, thu nhập của người nông dân đã tăng lên đáng kể , lên bước đầu đã có tích luỹ để đầu tư, mở rộng sản xuất, mua thêm máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Vì thế số lượng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp đã tăng lên đáng kể. Bảng 3: Biểu tổng hợp tình hình trang bị máy móc cơ khí nông nghiệp ở xã Tân Liên Loại máy móc Năm 2004 Năm 2006 Đơn vị chiếc 1. máy kéo lớn 1 2 2. Máy keó nhỏ 11 28 3. Máy tuốt lúa 12 15 4. Máy bơm nước 8 10 5. Maý xát gạo 13 14 6. Maý sấy hạt 10 16 Nguồn:phòng thống kê huyện vĩnh bảo Đến năm 2006. Số lượng máy kéo nhỏ phù hợp với quy mô hộ gia đình tăng rất nhanh. Từ 11 cái năm 2004 tăng lên 28 cái năm 2006 với tốc độ tăng sau 2 năm là 5. Số lượng máy kéo lớn cũng tăng lên. Điều đó chứng tỏ quy mô sản xuất ở xã đã tập trung hơn đặc biệt từ khi có chính sách dồn điền đổi thửa, nhiều thửa ruộng có diện tích lớn có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất tập trung có diện tích lớn. Mặc dù số lượng máy nông nghiệp tăng lên đáng kể, bước đầu đáp ứng sđược nhu cầu sản xuất song những năm tới chúng ta cần phải đầu tư để nâng cấp hệ thống máy móc, công trình thuỷ lợi. Để có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Cơ giới hóa vận chuyển trong nông nghiệp còn hạn chế, người dân chủ yếu dùng các phương tiện như: Xe thồ, dùng gánh để vận chuyển. Lên việc vận chuyển còn chậm và nguyên nhân là do người dân có mức thu nhập thấp, chưa có đủ khả năng mua sắm máy móc. Mặt khác do sản xuất nông nghiệp còn mang tính thời vụ vì vậy việc mua sắm máy móc về sau thời vụ sản xuất sẽ là khoảng thời gian nhàn rỗi, dẫn đến máy móc không được sử dụng lâu ngày bị hư hỏng. Quy mô ruộng đất còn nhỏ bé manh mún, nên việc sử dụng máy kéo lớn, các xe vận tải… khó phát huy hết hiệu quả, chi phí cao hiệu quả lại thấp. Trong khi đó lao động nông thôn, sức kéo trâu bò dư thừa nhiều nên nhu cầu sử dụng các phương tiện cơ giới là chưa cao. Lao động nông nghiệp nông thôn có mức sống thấp, lao động lại mang tính thời vụ do vậy nhiều hộ nông dân vẫn không muốn sử dụng máy móc vào sản xuất mà muốn tận dụng tối đa nguồn lực hiện có. Có thể nói vấn đề cơ giới hoá trong nông nghiệp nông thôn nói chung vẫn đang trong tình trạng mâu thuẫn giữa yêu cầu của hiện đại hoá với lực lượng lao động dư thừa ở nông thôn. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải có biện pháp khắc phục hợp lý tình trạng trên để có thể dung hoà mâu thuẫn trên: Đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp sao cho có hiệu quả nhất đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hoá. Một nguyên nhân nữa cần nhắc tới là: Muốn cơ giới hoá nông nghiệp một cách toàn diện thì chúng ta phải có một nền tảng vững chắc, nền tảng đó ch ính là nền công nghiệp phát triển để có thể sản xuất ra các loại máy móc tiên tiến nhất, ngày nay khi hội nhập kinh tế đang diễn ra chúng ta đang có rất nhiều lợi thế song cũng gặp vô vàn khó khăn. Các hàng hoá từ nước bạn tràn ngập vào thị trường Việt Nam, đòi hỏi hàng hoá trong nước phải cạnh tranh cả về mẫu mã chủng loại, chất lượng hàng hoá. Chúng ta phải xây dựng được thương hiệu riêng để tạo được uy tín trên thị trường, sản xuất ra nhiều loại hàng hoá máy nông nghiệp có giá cả phù hợp với sức mua của người dân lao động nông thôn. 3.Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thuỷ lợi: - Thuỷ lợi hoá là quá trình thực hiện tổng thể các biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước trên mặt đất, dưới lòng đất cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn, đồng thời hạn chế tác hại của nước gây ra cho sản xuất và đời sống. Thuỷ lợi hoá là tiến bộ khoa học công nghệ nhằm cải tạo và chinh phục tự nhiên, trên cơ sở nhận thức các quy luật của tự nhiên, trước hết là các quy luật về nước, thời tiết khí hậu, dòng chảy của sông… luôn có diễn biến phức tạp, vì vậy thuỷ lợi hoá là quá trình lâu dài. - Thuỷ lợi hoá là quá trình tiến bộ khoa học công nghệ – công nghệ liên quan nước của sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn. Yếu tố nước thường gắn liền với đất đai, sông biển, thời tiết khí hậu… vì vậy thuỷ lợi hoá có nội dung rộng lớn với những phạm vi khác nhau trên một vùng, một quốc gia thậm chí có vấn đề mang tính khu vực và quốc tế. - Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác thuỷ lợi đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nông thôn, trong những năm qua, xã Tân Liên đã đầu tư cho việc xây dựng mới, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống các công trình thuỷ lợi. Xã Tân Liên đã xây dựng được 08 trạm bơm điện. Đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu nước cho nông nghiệp. Nhiều kênh mương được cứng hoá 4195 km = 90% kênh mương. Hiện nay xã Tân Liên đã cơ bản chủ động tưới tiêu cho 250,7 ha diện tích đất canh tác = 86,7% đất diện tích, chất lượng nước, phù sa hợp với yêu cầu sản xuất từ nguồn nước Sông Hồng qua Sông Luộc về cửa Sông Thái Bình. Từ kết quả trên, hệ thống thuỷ lợi đã hỗ trợ trực tiếp cho ngành nông nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2004 đạt mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Đời sống của người nông dân được tăng lên rõ rệt. 4. Điện khí hoá: - Trong quá trình phát triển, nông nghiệp sử dụng ngày càng nhiều các nguồn năng lượng khác nhau. Điện khí hoá là một tiến bộ khoa học công nghệ trong việc sử dụng nguồn điện năng vào các hoạt động sản xuất và phục vụ đời sống nông thôn. Điều kiện để thực hiện điện khí hoá nông nghiệp nông thôn là hình thành được mạng lưới điện quốc gia thông suốt từ nơi phát điện đến tận các cơ sở sử dụng điện là các hộ gia đình, các trang trại trồng trọt, chăn nuôi… ở mọi vùng nông thôn. Như vậy thực hiện điện khí hoá nông nghiệp điện nông thôn là một quá trình rất lâu dài. - Trong nông nghiệp nông thôn việc sử dụng nguồn nắng lượng điện chủ yếu theo các hướng sau đây: Năng lượng điện là cơ sở của việc cơ khí hoá lao động ở một số khâu sản xuất nông nghiệp như thuỷ lợi, chế biến, chăn nuôi…điện năng là nguồn đông lực chủ yếu của các xưởng cơ khí, xưởng chế biến nông lâm hải sản, các trạm bơm tưới tiêu. Sử dụng điện dưới dạng khác như nhiệt năng hay quang năng để chiếu sáng, sấy khô… Sử dụng điện phục vụ sinh hoạt nông thôn: Trong những năm qua xã Tân Liên đã đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống điện và đã đạt được: 100% số hộ nông dân được sử dụng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Toàn xã có 05 trạm biến thế với tổng cộng công suất 690 KVA. Đường dây tải địên đảm bảo chất lượng, năng lượng điện tiêu thụ năm 2004 là 900000 kW/h. 5. Tình hình ứng dụng tiến bộ công nghệ hoá học vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên: - Hoá học hoá là quá trình áp dụng những thành tựu của ngành công nghiệp hoá chất phục vụ nông nghiệp, bao gồm việc sử đụng các phương tiện hoá học vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống ở nông thôn. - Hoá học ở nông nghiệp là quá trình liện tục của những tiến bộ khoa học công nghệ liên quan đến các phương tiện hoá học của lao động nông nghiệp và của các phương tiện phục vụ đời sống nông thôn. Nội dung của hoá học trong nông nghiệp bao gồm: + Bổ sung và tăng cường cung cấp thức ăn cho cây trồng, vật nuôi bằng việc sử dụng các loại phân bón hoá học, thức ăn gia súc có bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng. + Bảo vệ cây trồng, vật nuôi thông qua việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuôc trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm. + Sử dụng các vật liệu hoá học trong xây dựng công trình phục vụ nông nghiệp như công trình thuỷ lợi, cải tạo đất, xây dựng chuồng trại… + Sử dụng các vật liệu hoá học trong sản xuất các đồ dùng phục vụ sinh hoạt nông thôn. Trong sản xuất nông nghiệp xã Tân Liên đã đưa vào sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ…các loại thuốc này đã được kiểm định và mức gây hại đến sức khoẻ cuả con người được hạn chế. Nhiều loại thuốc độc hại đã bị cấm triệt để. Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức tuyên truyền phát động các đợt phun thuốc trừ sâu bệnh. Nên việc phòng trừ đạt hiệu quả cao đúng lúc đúng thuốc. Tuy vậy do nhận thức và trình độ cua rngười dân còn hạn chế trong việc sử dụng thuôc ssao cho đúng liều lượng, nồng độ để đạt được hiệu quả cao nhất. III. Hiệu qủa của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên 1. Kết quả đạt được của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt Trong những năm qua nhờ việc ứng dụngtiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần quan trong vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Việc ứng dụng thiết bị khoa học công nghệ trong ngành trồng trọt góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Bảng 4: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ngành trồng trọt 2002 – 2004 xã Tân Liên: Số TT Loại cây trồng Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 GTSX (tr.đ) %GTSX GTSX (tr.đ) %GTSX GTSX (tr.đ) %GTSX 1 Lúa 7993 85,1 8061 80,07 8045 76,6 2 Ngô 155,04 1,65 192 1,91 240 2,29 3 Cà chua 233,47 2,47 345,46 3,43 259 2,47 4 Khoai tây 217,8 2,32 126 1,25 84 0,8 5 Thuốc lào 225 2,4 225 2,23 255,84 2,44 6 ớt 0 0 223,2 2,21 219,6 2,0 7 Đậu đỗ 140 0 121,44 0,9 61,2 0,58 8 Dưa hấu 60 0,64 420 4,17 975 9,28 9 Rau màu các loại 120 1,28 100 0,99 103 0,98 10 Cây ăn quả 250 2,66 255 2,53 260 2,48 Tổng 9390 100 10068 100 10503 100 Nguồn: Phòng thống kê Qua bảng số liệu trên ta thấy: Sản xuất lúa vẫn chiếm tỷ trọng lớn (76,6 – 85,1%) Câytrồng có giá trị kinh tế cao chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong tổng diện tích và giá trị sản xuất trồng trọt : Cà chua, khoai tây, ớt, Thuốc lào, Dưa hấu, Đậu đỗ chiếm 9,32 – 17,66% giá trị sản xuất. Cây ăn quả có diện tích khá chiếm 2,48 – 2,66% giá trị sản xuất trồng trọt, giá trị sản lượng đạt 5,44 triệu đồng/ha. 2. Kết quả đạt được của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực chăn nuôi - Những năm gần đây chăn nuôi đã trở thành những ngành quan trọng góp phần tăng thu nhập của các hộ nông dân. Nhiều trang trại chăn nuôi được thành lập với quy mô tương đối lớn và phương pháp chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp. Trong các trại đều sử dụng các giống lợn lai có tầm vóc lớn, thời gian nuôi ngắn, tỷ lệ nạc cao. IV: Một số mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Liên: Mô hình Thuốc lào + Dưa hấu hè + Lúa mùa trung + Rau, Khoai tây đông. - Vị trí quy hoạch: 1053 ha, được sản xuất trên đất phù sa chua, hệ thống tưới tiêu chủ động thuận tiện. - Quy trình kỹ thuật canh tác: + Thuốc lào: * ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống Thuốc lào ré trắng có năng suất, chất lượng tốt đã được chọn lọc và quy trình bón phân cân đối được tổng kết qua sản xuất nhiều năm của nhân dân địa phương. * Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: Ngày gieo hạt: Từ 5 – 10 tháng 1. Ngày trồng: Từ 10 – 20 tháng 2. Mật độ trồng: 23600 – 25000 cây/ ha. Lượng phân bón cho 01 ha, theo 03 mức phân bón : Mức cao: 16,6 tấn phân chuồng + 357,7 ki lô gam N2O + 104,9ki lô gam P2O5 + 330 ki lô gam K2SO4. Mức trung bình: 16,6 tấn phân chuồng + 255,5 ki lô gam N2O + 78,2 ki lô gam P2O5 + 280 ki lô gam K2SO4. Mức thấp: 14,3 tấn phân chuồng + 201,9 ki lô gam N2O + 17,1 ki lô gam P2O5 + 210 ki lô gam K2SO4. Chăn nuôi và phòng trừ sâu bệnh: Sau khi trồng thường xuyên kiểm tra bổ sung kịp thời những cây xấu, cây bị chết đảm bảo mật độ trồng. Thuốc lào rất cần ẩm, nhất là thời kỳ cây con, do vậy thời kỳ cây con phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm trong 10 ngày đầu chăm sóc vun sới, làm cỏ và tỉa bỏ lá già úa xung quanh gốc tạo thông thoáng cho cây. Tiến hành cấm ngọn khi cây Thuốc lào đã được số lá theo yêu cầu, sao cho mỗi cây trung bình 18 – 22 lá. Phòng trừ sâu bệnh: Do luân canh 2 cây trồng cạn liên tiếp nên có nhiều các đối tượng sâu hại như: Sâu xám, Sâu khoang Sâu tràm , Nhờn thuốc; Các đối tượng sâu bệnh hại trên đã được điều tra, theo dõi phát hiện và phòng trừ kịp thời bằng thuốc hoá học đặc hiệu. Ngày thu hoạch: 10 – 20 tháng 5. + Dưa hấu hè: - ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giống dưa hấu Hắc mĩ nhân mới có năng suất, chất lượng cao, che phủ bạt trên mặt luống, chăm sóc đúng kỹ thuật khuyến cáo của trung tâm khuyến nông Hải Phòng, Bón phân cân đối NPK và thụ phận bổ khuyết. - Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: + Ngày tra hạt vào bầu: Ngày 10 – 20 tháng 5. + Ngày trồng: 15 – 25 tháng 5. + Mật độ trồng: 9700 – 9800 cây/ ha. + Lượng phân bón cho 1 ha, theo 3 mức bón phân trung bình: Mức cao: 10,4 tấn phân chuồng + 178,9 ki lô gam N2O + 17,99 ki lô gam P2O5 + 143,3 ki lô gam K2O. Mức trung bình: 9,4 tấn phân chuồng + 158,4 ki lô gam N2O + 78,2 ki lô gam P2O5 + 116,6 ki lô gam K2O Mức thấp: 8,7 tấn phân chuồng + 116,3 ki lô gam N2O + 65,5 ki lô gam P2O5 + 95 ki lô gam K2O. - Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Dưa hấu cần ẩm, nhưng không chịu được úng do vậy thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho cây, khi dưa hấu dài 50 – 60cm dùng rơm, rạ phủ quanh gốc để tua cuốn giữ cho cây không bị lay. Phân bổ đều ngọn cây trên mặt luống để cây quang hợp tốt, tỉa bớt lá già, không để bộ lá quá dầy. Thụ phấn bổ khuyết . Phòng trừ sâu bệnh: Do luân canh 2 cây trồng cạn liên tiếp nên có nhiều các đối tượng sâu bệnh hại như: Sâu xám phá hại ở kỳ cây non dùng que đào bắt quanh gốc dưa vào sáng sớm; sâu vẽ bùa, rệp phát triển ở giai đoạn cây sinh trưởng tốt. Ngày thu hoạch: 20 – 25 tháng 7. + Lúa mùa: - ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống lúa lai CV1, gieo cấy mạ nan, bón phân cân đối. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng. Ngày gieo mạ: 17 – 20 tháng 7. Hình thức làm mạ: Mạ sân. Ngày cấy 26 – 30 tháng 7. Mật độ cấy: 38 – 40 khóm /m2, cấy 2 rảng trên khóm. Lượng phân bón cho 1 ha, theo 3 mức bón phân trung bình: Mức cao: 7 tấn phân chuồng + 132,9 ki lô gam N2O + 72 ki lô gam P2O5 + 100 ki lô gam K2O. Mức trung bình: 7 tấn phân chuồng + 102,2 ki lô gam N2O + 64 ki lô gam P2O5 + 83,3 ki lô gam K2O Mức thấp: 5,5 tấn phân chuồng + 89,5 ki lô gam N2O + 57,8 ki lô gam P2O5 + 21,6 ki lô gam K2O. Ngày thu hoạch: 1 – 5 tháng 11. Khoai tây đông: ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống khoai Hà Lan bảo quản lạnh, bón phân cân đối NPK. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng Ngày trồng 5 – 10 tháng 11. Mật độ cấy: 37000 – 38800 khóm/ ha. Lượng phân bón cho 1 ha, theo 3 mức bón phân Mức cao: 13,9 tấn phân chuồng + 140,5 ki lô gam N2O + 94,6 ki lô gam P2O5 + 108,3 ki lô gam K2O. Mức trung bình: 12,8 tấn phân chuồng + 115 ki lô gam N2O + 79 ki lô gam P2O5 + 83,3 ki lô gam K2O Mức thấp: 7,2 tấn phân chuồng + 68,3 ki lô gam N2O + 65,3 ki lô gam P2O5 + 33,3 ki lô gam K2O. - Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh thường xuyên giữ ẩm cho khoai tây, nhất là ở giai đoạn củ phình to, làm cỏ sạch sẽ, cắt bớt lá già sát gốc. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, phát hiện và hướng dẫn nông dân phòng trừ rệp, bọ trĩ, bệnh sương mai bằng các loại hoá học đặc trị đạt hiệu quả cao. Ngày thu hoạch: 25 – 31 tháng 1. Bảng 5: Kết quả kiểm tra 1 ha/ năm: Chỉ tiêu Đơn vị Thuốc lào Dưa hấu Lúa mùa Khoai tây đông Cả năm I. Mức đầu tư cao 1. CFVC Triệu đồng 12,0 12,2 5,3 10,5 40 2. Năng suất Tạ/ha 17,1 222,2 66 175 480,3 3. GTSX Triệu đồng 51,3 55,55 16,5 21 144,4 4. Thu nhập thuần Triệu đồng 39,3 43,4 11,2 10,5 104,4 II. Mức đầu tư TB 1. CFVC Triệu đồng 10,3 11,6 4,6 8,2 34,7 2. NS Tạ/ha 15,7 197,6 63,3 161,1 437,7 3. GTSX Triệu đồng 47,1 49,4 15,8 19,3 131,7 4. Thu nhập thuần Triệu đồng 36,8 37,8 11,2 11,1 97 III. Mức đầu tư thấp 1. CFVC Triệu đồng 9,7 10,4 3,9 6,6 30,6 2. NS Tạ/ha 13,9 180,6 60,4 137 391,9 3. GTSX Triệu đồng 41,7 45,15 15,1 16,4 118,4 4. Thu nhập thuần Triệu đồng 32 34,75 11,2 9,8 87,7 Nguồn: Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học Nhận xét: Mô hình được bố trí công thức luân canh 4 vụ/ năm. Công thức luân canh truyền thống là: Thuốc lào + Lúa mùa. Bổ sung thêm vụ dưa hấu hè và vụ khoai tây đông cho tăng giá trị sản lượng từ 51,6 – 76,6 triệu đồng/ ha. Tổng giá trị sản lượng mô hình tăng theo tỷ lệ với tổng mức chi phí. 2. Mô hình: Dưa hấu xuân + đậu tương hè thu + Cà chua vụ sớm. - Dưa hấu xuân: + ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống dưa hấu Hắc mĩ nhân có năng suất chất lượng cao, che phủ bạt trên mặt luống, chăm sóc đúng kỹ thuật, bón phân cân đối và thụ phấn bổ khuyết. + Các biện pháp kỹ thuật áp dụng: Ngày tra hạt vào bầu: 5 – 8 tháng 2. Ngày trồng: 5 – 10 tháng 2. Mật độ : 9800 – 10000 cây/ ha. Lượng phân bón cho 1 ha, theo 3 mức bón phân : Ngày thu hoạch: 15 tháng 5. - Đậu tương hè thu: + ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống đâụ tương gắn ngày DV5 có năng suất chất lượng cao của viện nghiên cứu ngô, bón phân cân đối NPK, canh tác theo phương pháp làm đất tối thiểu. + Các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32085.doc
Tài liệu liên quan