Chuyên đề Mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Chợ Mơ

MỤC LỤC

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

LỜI MỞ ĐẦU 6

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8

1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 8

1.1.1 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 8

1.1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 8

1.1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 8

1.2 Cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 11

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân 11

1.2.2 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân 15

1.2.3 Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 21

1.2.4 Mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân 25

1.2.4.1 Khái niệm mở rộng cho vay khách hàng cá nhân 25

1.2.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động mở rộng cho vay khách hàng cá nhân 26

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 27

1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng 28

1.3.2 Các nhân tố khách quan 32

1.3.2.1 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 32

1.3.2.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng 34

Chương 2 - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHNo&PTNT – CHI NHÁNH CHỢ MƠ 37

2.1 Tổng quan về NHNo&PTNT – chi nhánh Chợ Mơ 37

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT - chi nhánh Chợ Mơ 37

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh 38

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT – chi nhánh Chợ Mơ 40

2.2 Thực trạng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT – chi nhánh Chợ Mơ 53

2.2.1 Đối tượng cho vay của Chi nhánh 53

2.2.2 Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Chợ Mơ 54

2.2.3 Lãi suất cho vay khách hàng cá nhân 56

2.2.4 Quy mô khoản vay 58

2.2.5 Nguồn trả nợ và phương thức trả nợ 58

2.2.6 Tài sản đảm bảo 59

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với KHCN tại NHNo&PTNT – chi nhánh Chợ Mơ 59

2.3.1 Kết quả đạt được 59

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 60

2.3.2.1 Hạn chế 60

2.3.2.2 Nguyên nhân 62

Chương 3 - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN TẠI NHNo&PTNT – CHI NHÁNH CHỢ MƠ 67

3.1 Kế hoạch hoạt động cho vay đối với KHCN trong thời gian tới 67

3.1.1 Kế hoạch kinh doanh năm 2007 67

3.1.2 Kế hoạch cho vay đối với KHCN của chi nhánh 67

3.2 Một số giải pháp mở rộng cho vay KHCN tại chi nhánh Chợ Mơ 69

3.2.1 Chính sách cho vay khách hàng cá nhân cần được chú trọng hơn 70

3.2.2 Đa dạng hoá và nâng cao tính cạnh tranh của các hình thức cho vay KHCN 71

3.2.3 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng 73

3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động marketing của chi nhánh 75

3.2.5 Nâng cấp cơ sở vật chất và mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh 76

3.3 Những kiến nghị 78

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 78

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 79

3.3.3 Kiến nghị với các cơ quan nhà nước và Chính phủ 79

3.3.4 Kiến nghị với khách hàng 80

KẾT LUẬN 81

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – chi nhánh Chợ Mơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tố về tài chính, thu nhập, đạo đức, tài sản đảm bảo của khách hàng thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng để đảm bảo an toàn cho khoản cho vay. Việc phát hiện ra nhu cầu được tài trợ thôi chưa đủ mà cái quan trọng hơn là ngân hàng phải phát hiện ra các nhu cầu có khả năng thanh toán, bởi chỉ có đáp ứng những nhu cầu có khả năng thanh toán mới đem lại thu nhập cho ngân hàng. Nhu cầu có khả năng thanh toán được hiểu là các nhu cầu cần tài trợ của khách hàng mà việc trả nợ trong tương lai được đảm bảo. Khách hàng có trình độ văn hoá, sự hiểu biết về cho vay thì họ sẽ có trách nhiệm với các khoản nợ và có ý thức trả nợ đối với ngân hàng. Nếu khách hàng là người có đạo đức tốt, có ý thức với khoản nợ đối với ngân hàng, trả nợ đúng hạn và đầy đủ thì rủi ro của món vay là thấp, khách hàng sẽ tạo được niềm tin với ngân hàng, do vậy ngân hàng sẽ có điều kiện để mở rộng cho vay KHCN. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: quy mô gia đình, đặc điểm, tính cách của khách hàng, khả năng đáp ứng các điều kiện vay của khách hàng như tài sản bảo đảm, các giấy tờ về quyền sở hữu cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng. 1.3.2.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng Có thể hiểu đây là nhóm các nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng. Môi trường hoạt động của ngân hàng cũng gây ra các tác động lớn đến mở rộng cho vay đối với khách hàng nói chung và đối với khách hàng cá nhân nói riêng. Bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường văn hoá – xã hội, sự phát triển của Khoa học – công nghệ và đối thủ cạnh tranh. Môi trường kinh tế Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất đối với nền kinh tế. Vì vậy, bất kỳ sự biến động của nền kinh tế đều ảnh hưởng đến các hoạt động cho vay của ngân hàng trong đó có cho vay KHCN. Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao, hoạt động cho vay KHCN có xu hướng tăng lên bởi vì thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện, hơn nữa sẽ có nhiều cá nhân vay vốn ngân hàng nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của họ. Từ đó, sẽ tạo điều kiện mở rộng cho vay KHCN một cách có hiệu quả. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định, khiến thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng trở nên bấp bênh, người dân sẽ lựa chọn tiết kiệm hơn là vay tiêu dùng hay vay vốn để sản xuất kinh doanh, từ đó sẽ hạn chế việc mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng. Ngoài ra, nếu ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế có trình độ phát triển cao và tiên tiến thì hoạt động cho vay KHCN cũng đa dạng và phát triển hơn ở các nước đang phát triển. Môi trường luật pháp Ngân hàng là trung gian tài chính nắm giữ một khối lượng vốn và tài sản rất lớn trong nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của luật pháp cũng như các cơ quan chức năng. Điều này không chỉ làm đảm bảo an toàn cho ngân hàng, mà còn cho các khách hàng thực hiện giao dịch cũng như sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. Mỗi một quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về tổ chức hoạt động của ngân hàng cũng như hoạt động cho vay KHCN. Nếu các quy định đó đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý, không rườm rà và chồng chéo lên nhau thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động mở rộng cho vay KHCN nói riêng. Hệ thống các văn bản, các quyết định, quy định,… ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung, cho vay KHCN nói riêng. Hệ thống luật pháp ổn định, hoàn thiện sẽ thúc đẩy cho vay KHCN đồng thời là cơ sở nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, đảm bảo mối quan hệ hợp tác giữa ngân hàng với khách hàng. Môi trường văn hoá – xã hội Những yếu tố của môi trường văn hoá xã hội như: lối sống, thói quen, tập quán xã hội, thị hiếu… ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra các hình thức cho vay đối với KHCN của ngân hàng. Ở những nơi mà có thói quen chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm thì họ thường có xu hướng vay tiêu dùng và vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh nhiều hơn các nơi khác. Chẳng hạn, ở nước ta người dân ở miền Bắc thường tích luỹ, tiết kiệm nhiều hơn so với người dân ở miền Nam, do vậy việc mở rộng cho vay KHCN sẽ khó khăn hơn so với miền Nam. Sự phát triển của Khoa học – Công nghệ Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ đã tạo điều kiện cho nhiều nghành, lĩnh vực khác phát triển với quy mô toàn cầu, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Với sự phát triển của khoa học, công nghệ việc xử lý giao dịch của các ngân hàng trở lên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụ cũng được xử lý theo một quy trình chặt chẽ do máy móc thực hiện thay cho lao động thủ công. Từ đó, giảm bớt thời gian giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng, tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định tín dụng, do đó hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Nhờ đó, các ngân hàng có thể mở rộng cho vay và đưa ra các sản phẩm mới đối với cho vay KHCN. Đối thủ cạnh tranh Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài chính dẫn đến thị phần cho vay KHCN bị chia nhỏ và khiến cho ngân hàng cần phải tìm ra các chiến lược, các chính sách đặc trưng của ngân hàng nhằm thu hút được khách hàng đến với ngân hàng, không chỉ giữ chân khách hàng cũ mà còn thu hút thêm khách hàng mới. Như vậy, với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽ khiến thị phần cho vay KHCN của ngân hàng bị giảm sút, điều này sẽ gây ra sự khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng qui mô cho vay KHCN, nhưng sẽ khuyến khích ngân hàng trong việc tăng chất lượng cho vay đối với KHCN. Chương 2 - THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHNo&PTNT – CHI NHÁNH CHỢ MƠ 2.1 Tổng quan về NHNo&PTNT – chi nhánh Chợ Mơ 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT - chi nhánh Chợ Mơ Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh như hiện nay, nhu cầu gửi tiền vay vốn và sử dụng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp là khá lớn, đặc biệt là tại Hà Nội - Vừa là thủ đô, vừa là trung tâm buôn bán và giao dịch lớn của cả nước thì việc ra đời các chi nhánh ngân hàng thương mại ở mọi đường phố, ngóc nghách là tất yếu. Trong điều kiện đó, NHNo&PTNT đã quyết định thành lập NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Mơ nhằm khai thác thị trường ở khu vực này, với vị trí đặt tại 486 Bạch Mai – Hà Nội. Ngày 12/3/2001 NHNo&PTNT chi nhánh Chợ Mơ được thành lập và chính thức khai trương hoạt động từ ngày 08/02/2002. Chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT Chợ Mơ là một trong 9 chi nhánh của Ngân hàng NNo&PTNT Thăng Long. Và đây là chi nhánh lớn nhất của Ngân hàng NNo&PTNT Thăng Long. Căn cứ vào tờ trình số 346/CNTL-TT, ngày 5/5/2003 của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT Thăng Long về việc thay đổi đơn vị phụ thuộc và nâng cấp các chi nhánh phụ thuộc, quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị NHNNo&PTNT Việt Nam số 116/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 19/5/2003 chyển Chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT Chợ Mơ phụ thuộc sở giao dịch Ngân hàng NNo&PTNT I thành chi nhánh cấp 2 loại 4 phụ thuộc Ngân hàng NNo&PTNT Thăng Long. Tên gọi đầy đủ là Chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT Chợ Mơ, Đặt trụ sở chính tại số 486 phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Vì lý do chyển địa điểm, hiện nay chi nhánh chuyển sang số 449 Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT Chợ Mơ là đơn vị phụ thuộc Ngân hàng NNo&PTNT Thăng Long, có con dấu riêng; có bảng cân đối tài khoản; có cơ cấu tổ chức theo quy định tại khoản 3 điều 11 Chương III và thực hiện các nhiệm vụ theo điều 10 chương II tại quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam ban hành kèm quyết định số 169/QĐ/HĐQT-02 ngày 7/9/2000 của Hội đồng quản trị Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam. Thời gian đầu, bên cạnh những thuận lợi như trên, Chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, cụ thể là: Chi nhánh ra đời trong điều kiện cơ sở vật chất lúc ban đầu, khách hàng còn chưa biết nhiều về địa điểm cũng như hoạt động kinh doanh của Chi nhánh; Chi nhánh chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ về lãi suất tiền gửi và tiền vay của các ngân hàng trên cùng địa bàn; về nhân sự thì hầu hết là cán bộ được điều động từ trung tâm điều hành ra chưa va chạm với thương trường, một số chưa qua thực tế nghiệp vụ kinh doanh cụ thể, số được điều động từ các ngân hàng tỉnh, huyện lên thì bỡ ngỡ với môi trường kinh doanh mới; ngoài ra thì việc phải chuyển địa điểm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy vậy, trong 3 năm trở lại đây, hoạt động của Chi nhánh đã dần dần từng bước đi vào ổn định. Không những vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh còn đạt mức tăng trưởng khả quan qua các năm: về cả hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn lẫn hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Tổ chức cán bộ Tổng số cán bộ công nhân viên đến 31/12/2006 là: 20 người, trong đó: Trình độ đại học: 15 người. Trình độ trung cấp: 02 người. Trình độ sơ cấp: 02 người. Lái xe: 01 người Được bố trí sắp xếp như sau: Ban Giám đốc: 03 người. Trưởng phòng nghiệp vụ: 02 người. Trưởng phòng giao dịch: 01 người. Cán bộ các phòng: 15 người Phòng TD & TTQT: 05 người. Phòng KT & NQ: 07 người. Phòng Giao dịch Kim Đồng: 02 người. Phòng Giao dịch Trương Định: 03 người. Với số lượng cán bộ như trên đối với một chi nhánh cấp II có Phòng giao dịch trực thuộc là chưa đủ, một số Phòng còn thiếu cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mơ được mô tả theo sơ đồ sau: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH CHỢ MƠ Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán - hành chính - ngân quỹ Các phòng giao dịch Phòng tín dụng – thanh toán quốc tế Phòng giao dịch Kim Đồng Phòng giao dịch Trương Định Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức trên, ta có thể thấy rằng: Giám đốc trực tiếp quản lý phòng tín dụng và thanh toán quốc tế; một phó giám đốc trực tiếp quản lý phòng kế toán – hành chính – ngân quỹ; Phó giám đốc còn lại quản lý 2 phòng giao dịch Kim Đồng và Trương Định. 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT – chi nhánh Chợ Mơ Hoạt động huy động vốn Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn ở NHNo – chi nhánh Chợ Mơ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Tăng (giảm) Số tiền % Tăng (giảm) Số tiền % Tăng (giảm) Nguồn vốn nội tệ Không kỳ hạn 100447 32499 -67.646 102716 216.059 Kỳ hạn dưới 12T 85328 106797 25.1606 33000 -69.1 Kỳ hạn trên 12T 18912 31298 65.4928 180960 478.184 Tổng cộng 204687 48 170594 -16.656 316676 85.6314 Nguồn vốn ngoại tệ USD 4360480 360 5942718 36.2859 2051944 -65.471 EUR 21770 46.71 48543 122.981 26687 -45.024 Tổng cộng 273843 78 266600 -2.6449 350259 31.38 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006 của chi nhánh NHNo Chợ Mơ) Đánh giá bảng kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT Chợ Mơ trong 3 năm vừa qua, ta có thể đưa ra một số nhận định như sau: - Năm 2004, công tác huy động tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn như chuyển trụ sở để đảm bảo tiến độ thi công nhà làm việc đã ảnh hưởng lớn đến số lượng khách hàng giao dịch và doanh số hoạt động trong năm; mặt khác chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh với lãi suất huy động vốn hấp dẫn hơn. Do vậy, về cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế thì nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trưởng chậm và chiếm tỷ trọng còn thấp (21%); nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng cao (>70%) nhưng thường biến động lớn phần nào ảnh hưởng đến công tác cân đối nguồn vốn hàng ngày. Tuy vậy, hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã đạt được những thành công như: về cơ cấu nguồn tiền thì nguồn vốn huy động ngoại tệ có tốc độ tăng rất nhanh (360%), còn nguồn vốn huy động nội tệ cũng có tốc độ tăng khá cao (48%) so với năm 2004; Mức tăng trưởng nguồn vốn còn đáp ứng khả năng thanh toán ngoại tệ đặc biệt vào dịp cuối năm và là tiền đề để mở rộng nghiệp vụ thanh toán quốc tế trên lĩnh vực kinh doanh ngoại hối. - Năm 2005, tổng nguồn vốn giảm so với năm trước (2.645%) là do trong năm một số khách hàng truyền thống của Chi nhánh có nguồn tiền gửi lớn, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản do ảnh hưởng bởi cơ chế chính sách, do đó mức tiêu thu sản phẩm chững lại như Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị… Tuy nhiên tổng nguồn vốn giảm mà chủ yếu giảm ở nguồn vốn nội tệ (16.656%) còn nguồn vốn ngoại tệ lại tăng, điều đó cho thấy sự cố gắng nỗ lực của chi nhánh trong việc tăng cường tiếp thị các khách hàng xuất nhập khẩu, từ đó thay đổi cơ cấu nguồn vốn. Mặt khác, trong tổng nguồn vốn năm 2005 thì nguồn vốn không kỳ hạn và nguồn vốn huy động từ dân cư còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, xét về cơ cấu và tính chất nguồn vốn thì chưa phản ánh được tính ổn định bền vững mà còn lệ thuộc qúa nhiều vào một số doanh nghiệp có nguồn thu lớn, còn nguồn vốn ổn định từ dân cư còn rất thấp chỉ chiếm 28% trên tổng nguồn. - Năm 2006, công tác huy động vốn tại chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn như do tác động từ một số khách hàng lớn; mặt khác chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các ngân hàng khác. Tuy nhiên để đạt được kết qủa nêu trên ngoài sự quan tâm của Ban giám đốc cùng các phòng nghiệp vụ của chi nhánh Thăng Long là sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh. Tiếp cận linh hoạt và duy trì tốt mối quan hệ với những khách hàng có nguồn vốn lớn như Công ty SONA, Tổng HUD… Mặt khác, trong tổng nguồn vốn năm 2006 thì nguồn vốn không kỳ hạn và nguồn vốn huy động từ dân cư còn chiếm một tỷ lệ chưa cao, xét về cơ cấu và tính chất nguồn vốn thì chưa phản ánh được tính ổn định bền vững mà còn lệ thuộc qúa nhiều vào một số doanh nghiệp có nguồn thu lớn, còn nguồn vốn ổn định từ dân cư còn rất thấp chỉ chiếm 28% trên tổng nguồn. Hoạt động sử dụng vốn Bảng 2.2: Hoạt động sử dụng vốn ở NHNo – chi nhánh Chợ Mơ Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Số tiền %Tăng (giảm) Số tiền %Tăng (giảm) Số tiền %Tăng (giảm) Doanh số cho vay 357898 -25 381852 6.693 566376 48.323 Doanh số thu nợ 358081 5.7 338375 -5.503 467081 38.036 Dư nợ phân theo thời hạn Ngắn hạn 132824 122230 -7.976 226405 85.229 Trung hạn 14886 62687 321.11 53802 -14.17 Dài hạn 7245 14015 93.444 18205 29.897 Tổng cộng 154955 0.3 198931 28.38 298414 50.009 Dư nợ theo thành phần kinh tế DNNN 122361 181350 48.209 277380 52.953 DN ngoài quốc doanh 11439 6325 -44.71 13274 109.87 Dư nợ tư nhân 21155 11256 -46.79 7760 -31.06 Dư nợ bình quân 1 cán bộ CNV 8609 9473 10.036 15706 65.798 Nợ quá hạn 541 7611 1306.8 2387 -68.64 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004, 2005, 2006 của chi nhánh NHNo Chợ Mơ) Đánh giá kết quả sử dụng vốn của NHNo&PTNT Chợ Mơ, ta có thể đưa ra một số nhận định như sau: - Năm 2004, doanh số cho vay giảm 119162 triệu đồng và chỉ bằng 75% so với năm 2003, doanh số thu nợ tăng 19434 triệu và bằng 105.7% so với năm trước, tổng dư nợ tăng 221 triệu và bằng 100.3% so với năm 2003 và so với kế hoạch năm 2004 thì đạt 76.4%. Một điểm khác có thể nhận thấy là công tác tín dụng chưa chú trọng đúng mức vào khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể và cho vay tiêu dùng: Tính đến 31/12/2004, dư nợ ngoài quốc doanh tăng hơn so với năm trước nhưng chỉ chiếm tỷ trọng bằng 7.4%, cho vay hộ kinh doanh, cho vay tiêu dùng chiếm 13.7% trên tổng dư nợ là quá thấp. Nguyên nhân chính là do một bộ phận cán bộ chưa nhận thức đúng tầm quan trọng và xu thế phát triển các khu vực trên trong cơ chế mở - hội nhập, thêm vào đó là tính ngần ngại và lo lắng do thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư hộ ở địa bàn thành phố. - Năm 2005, doanh số cho vay năm 2005 tăng so với năm 2004 là 6,69%, tổng dư nợ đến 31/12/2005 tăng so với năm 2004 là 28,37%; và đạt 77% kế hoạch giao. Hoạt động tín dụng đã góp phần đáng kể cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ sản xuất kinh doanh và hoàn thành kế hoạch năm 2005. Đặc biệt đã hỗ trợ cho gần 350 hộ kinh doanh, cá thể vay vốn và cho vay tiêu dùng để mua nhà ở, sửa chữa và mua sắm các phương tiện sinh hoạt gia đình nhằm từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho một bộ phận dân cư trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên hoạt động tín dụng chưa chú trọng đúng mức vào khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh, cá thể và cho vay tiêu dùng. Tính đến 31/12/2005, dư nợ ngoài quốc doanh chỉ chiếm 3,18%; cho vay hộ KD và tiêu dùng chiếm 5,66% trên tổng dư nợ là quá thấp; cho vay theo dự án triển khai còn ít. Nguyên nhân chính do một bộ phận cán bộ chưa nhận thức đúng tầm quan trọng và xu thế phát triển các khu vực trên trong cơ chế mở - hội nhập cộng vào đó là tính ngần ngại và lo lắng do thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này; Mặt khác tính năng động sáng tạo tìm kiếm khách hàng, dư án khả thi còn thiếu và ít được chú trọng. Ngoài ra, còn có thể thấy số nợ xấu của chi nhánh đã tăng đột biến trong năm 2005: từ 541 triệu đồng năm 2004 lên tới 7611 triệu đồng năm 2005 (hơn 13 lần). Đây là một mức tăng nợ xấu rất lớn và chi nhánh cần có sự thận trọng hơn đối với các khoản cho vay. - Năm 2006, doanh số cho vay và dư nợ tín dụng tăng so với năm 2005 (lần lượt là 48.32% và 50%). Hoạt động tín dụng đã góp phần đáng kể cho các doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ sản xuất kinh doanh và hoàn thành kế hoạch năm 2006. Đặc biệt đã hỗ trợ cho gần 250 hộ kinh doanh, cá thể vay vốn và cho vay tiêu dùng để mua nhà ở, sửa chữa và mua sắm các phương tiện sinh hoạt gia đình nhằm từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho một bộ phận dân cư trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên việc đầu tư tín dụng của chi nhánh chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn truyền thống sẵn có mà chưa coi trọng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ sản xuất cá thể, tỷ trọng dư nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất trong tổng dư nợ còn thấp. Tổng nợ xấu đến 31/12/2005 là 2.387 triệu đồng chiếm 0,8% trên tổng dư nợ, cụ thể như sau: + Nợ nhóm 3: 0 + Nợ nhóm 4: 141 triệu đồng. + Nợ nhóm 5: 2.117 triệu đồng. Nợ xấu năm 2006 giảm so với năm 2005 là 4.883 triệu đồng, có được kết qủa trên là do: Có sự chỉ đạo kịp thời của Ban Giám đốc và sự cố gắng nỗ lực của từng cán bộ cùng với sự phối kết hợp của chính quyền các cấp do đó một số món nợ qúa hạn khó đòi đã được xử lý như Mai Ngọc Anh. Nguyên nhân của nợ xấu là do biến động của thị trường bất động sản tại Hà Nội cho nên chưa thể phát mại được tài sản thế chấp, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn trong tầm kiểm soát của chi nhánh. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ - Năm 2004, hoạt động này còn là một loại hình mới đưa vào thực hiện tại một chi nhánh cấp 2 trực thuộc đơn vị thành viên. Tuy số liệu hoạt động còn ít nhưng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như nguồn vốn huy động, dư nợ, nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ và dịch vụ luôn luôn tăng trưởng. Cụ thể như sau: + Nguồn vốn huy động đến 31/12/2004 đạt 4360480 USD (bảng 2.1) tăng so với năm 2003 là 3413039 USD (360%), so với kế hoạch giao đạt 128.1% trong đó: nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm 31.2%, nguồn vốn các tổ chức kinh tế chiếm 68.8%. Ngoài ra, chi nhánh còn mở rộng huy động các nguồn ngoại tệ khác như EUR nhằm đa dạng các loại nguồn vốn huy động. Đến 31/12/2004, chi nhánh đã huy động được 21770 EUR (bảng 2.1). + Dư nợ đạt 2494103 USD tăng 100% so với năm trước và đạt 108.2% so với kế hoạch giao. Dư nợ tập trung chủ yếu ở hoạt động mở và thanh toán L/C nhập khẩu như: sắt, thép, phân bón, máy móc công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, hoá chất chế biến thức ăn gia súc,... + Kinh doanh mua bán ngoại tệ: theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam, năm 2004, chi nhánh NHNo Chợ Mơ đã triển khai mua và bán 3 loại ngoại tệ, không những tự cân đối nguồn vốn ngoại tệ để thanh toán mà còn bán cho Sở giao dịch, không để tồn quỹ ngoại tệ, cụ thể như sau: Bảng 2.3: Doanh số kinh doanh ngoại tệ của NHNo Chợ Mơ năm 2004 USD EUR JPY Doanh số mua 4852350 97281 3527200 Doanh số bán 4886334 93321 3527200 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2004 của chi nhánh NHNo Chợ Mơ.) + Thu về dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế đạt 318 triệu VNĐ, tăng so với năm 2003 là 185 triệu. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ vẫn còn nhiều khó khăn và khiếm khuyết như: uy tín của chi nhánh trên thị trường chưa cao do mới đi vào hoạt động, kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế chưa nhiều, tiếp cận và thu hút khách hàng còn nhiều hạn chế dẫn tới số lượng khách hàng quan hệ chưa nhiều. - Năm 2005, Sau hơn ba năm hoạt động đã mang lại những kết quả, như sau: + Nguồn vốn huy động đến 31/12/2005 đạt 5.942.718 USD tăng so với năm 2004 là 1.582.238 USD tốc độ tăng 36%; So kế hoạch giao đạt 100,5%. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm 32,7%, nguồn vốn các tổ chức kinh tế chiếm 67,3% thể hiện chi nhánh đang hướng dần và tập trung nguồn vốn có tính chất ổn định hơn từ dân cư. Ngoài ra chi nhánh mở rộng huy động các nguồn ngoại tệ khác như EUR Nhằm đa dạng các loại nguồn vốn huy động. Đến 31/12/2005 chi nhánh đã huy động 48,543 EUR. + Dư nợ đạt 2.054.949 USD giảm 17,6% so năm trước. Dư nợ tập trung chủ yếu mở và thanh toán L/C nhập khẩu như: Sắt, thép, phân bón, máy móc công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, hoá chất chế biến thức ăn gia súc, v.v… + Nghiệp vụ thanh toán quốc tế đã thực hiện mở 23 L/C và 01 món thông báo nhờ thu với tổng giá trị 4,580,000 USD cho các nhu cầu nhập khẩu như đã nêu trên; 06 món thông báo L/C và 01 món gửi nhờ thu xuất khẩu các loại hàng hoá như cao su, cà phê, một số mặt hàng nông sản,v.v…với tổng trị giá 213,086 USD; và đã thanh toán hàng nhập cho 45 món với tổng trị giá là 6,979,732 USD trong đó: thanh toán L/C 6,538,880 USD, thanh toán nhờ thu 440,852 USD và TTR 901,029 USD. + Kinh doanh mua - bán ngoại tệ: Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam chi nhánh NHNo Chợ Mơ đã triển khai mua - bán 03 loại ngoại tệ, cụ thể như sau: Ngoại tệ USD: + Doanh số mua: 6,251,156 USD. + Doanh số bán : 6,245,832 USD. Ngoại tệ EUR: + Doanh số mua: 157,771 EUR. + Doanh số bán : 158,676 EUR. Ngoại tệ JPY: + Doanh số mua: 730,360 JPY. + Doanh số bán : 730,360 JPY. (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo Chợ Mơ năm 2005) Đây là một loại hình nghiệp vụ mới đưa vào thực hiện tại một chi nhánh cấp 2 loại 4 trực thuộc đơn vị thành viên. Qua hoạt động kinh doanh đã đạt nhiều kết quả tốt đáng khích lệ như nguồn vốn huy động, dư nợ, nghiệp vụ thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ luôn luôn tăng trưởng Tuy nhiên trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại đó là uy tín của chi nhánh trên thị trường chưa cao do đang trong thời kỳ tiếp cận; kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế chưa nhiều; CBCNV vừa học, vừa làm, vừa tìm hiểu thực tiễn để rút ra những kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ và quản lý; Tiếp cận và thu hút khách hàng còn nhiều hạn chế dẫn tới số lượng khách hàng quan hệ chưa nhiều. - Năm 2006, hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở NHNo Chợ Mơ thu được những kết quả sau đây: + Nguồn vốn huy động đến 31/12/2006 đạt 2.051.944 USD giảm so với năm 2005 là 3.890.774 USD. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm 60%, nguồn vốn các tổ chức kinh tế chiếm 40% thể hiện chi nhánh đang hướng dần và tập trung nguồn vốn có tính chất ổn định từ dân cư. Ngoài ra chi nhánh mở rộng huy động các nguồn ngoại tệ khác như EUR Nhằm đa dạng các loại nguồn vốn huy động. Đến 31/12/2006 chi nhánh đã huy động 26.687 EUR. + Dư nợ đạt 2.981.100 USD tăng 45% so năm trước. Dư nợ tập trung chủ yếu mở và thanh toán L/C nhập khẩu như: Sắt, thép, phân bón, máy móc công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, hoá chất chế biến thức ăn gia súc, v.v… + Nghiệp vụ thanh toán quốc tế: Trong năm 2006 có sự tăng trưởng về khách hàng đó là Công ty Dệt May Hà Nội, đây là khách hàng tiềm năng về thanh toán quốc tế tuy nhiên do mới đặt quan hệ cho nên doanh số hoạt động còn khiêm tốn; Trong năm đã thực hiện mở 28 L/C và 05 món thông báo nhờ thu với tổng giá trị 7,798,303 USD cho các nhu cầu nhập khẩu như đã nêu trên; 09 món thông báo L/C xuất khẩu các loại hàng hoá như cao su, cà phê, một số mặt hàng nông sản,v.v…với tổng trị giá 213,188 USD; và đã thanh toán hàng nhập qua chuyển tiền tổng trị giá là 582,595 USD và TTR 2,663,458 USD. +Kinh doanh mua - bán ngoại tệ: Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam chi nhánh NHNo Chợ Mơ đã triển khai mua - bán 02 loại ngoại tệ, cụ thể như sau: Ngoại tệ USD: + Doanh số mua: 4,726,673 USD. + Doanh số bán : 4,743,427 USD. Ngoại tệ EUR: + Doanh số mua: 545,788 EUR. + Doanh số bán : 549,054 EUR. (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo Chợ Mơ năm 2006) Đây là một loại hình nghiệp vụ mới đưa vào thực hiện tại một chi nhánh cấp 2 loại 4 trực thuộc đơn vị thành viên. Qua hoạt động kinh doanh đã đạt nhiều kết quả tốt đáng khích lệ như nguồn vốn huy động, dư nợ, nghiệp vụ thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ luôn luôn tăng trưởng. Mặ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31912.doc
Tài liệu liên quan