Chuyên đề Mở rộng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hùng Vương

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay không dùng tài sản bảo đảm 3

1.2. Vai trò của cho vay không dùng tài sản bảo đảm. 3

1.2.1. Khái niệm. 3

1.2.2. Vai trò của cho vay không dùng tài sản bảo đảm. 3

1.2.2.1. Đối với khách hàng vay vốn. 3

1.1.2.2. Đối với NHTM. 4

1.1.2.3. Đối với nền kinh tế. 5

1.1.3. Xu thế cho vay không dùng tài sản bảo đảm. 6

1.2. Điều kiện để cho vay không dùng tài sản bảo đảm. 7

1.2.1. Các điều kiện đối với khách hàng. 7

1.2.1.1. Khách hàng phải là ng ười có uy tín. 7

1.2.1.2. Có năng lực pháp luật dân sự. 7

1.2.1.3. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. 8

1.2.1.4. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết. 8

1.2.1.5. Có dự án đầu tư, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh hay phương án phục vụ đời sống khả thi. 9

1.2.1.6. Cam kết cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với ngân hàng trong công tác kiểm tra, giám sat. 10

1.2.1.7. Khách hàng có nghĩa vụ bổ sung bảo đảm tiền vay theo luật định trong trường hợp không có khả năng trả nợ. 10

1.2.2. Các điều kiện đối với ngân hàng. 10

1.2.2.1. Bảo đảm năng lực và các điều kiện thẩm định cho đội ngũ cán bộ thẩm định: 10

1.2.2.2. Xây dựng quy trình thẩm định tài chính riêng cho nghiệp vụ cho vay không dùng tài sản bảo đảm. 10

1.2.2.3. Bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin trong quá trình thẩm định đánh giá dự án, phương án sản xuất, kinh doanh. 11

1.2.2.4. Xác định mức lãi xuất chiết khấu thích hợp. 12

1.2.2.5. Quy định trách nhiệm của cán bộ thẩm định. 13

1.3. Các hình thức cho vay không dùng tài sản bảo đảm. 14

1.3.1. Cho vay có bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. 14

1.3.1.1. Cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân nghèo. 14

1.3.1.2. Cho vay không dùng tài sản bảo đảm đối với CBCNV. 16

1.3.1.3. Cho vay đối với sinh viên. 18

1.3.2. Cho vay dùng tài sản bảo đảm hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hàng. 19

 1.3.3. Cho vay được đảm bảo bằng bảo lãnh của bên thứ ba. 21

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay không dùng tài sản bảo đảm. 21

1.4.1. Nhân tố từ phía khách hàng. 21

1.4.1.1.Yếu tố tài chính: 22

1.4.1.2.Yếu tố phi tài chính 22

1.4.2. Nhân tố thuộc về phía ngân hàng. 23

1.4.2.1. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng: 23

1.4.2.2.Chính sách tín dụng: 24

1.4.2.3. Quy trình phân tích tín dụng. 25

1.4.2.4. Thông tin tín dụng 25

1.4.2.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ 26

1.4.2.6. Trình độ đội ngũ nhân viên 26

1.4.2.7. Chính sách quản trị nguồn nhân lực 27

1.4.2.8. Hạ tầng trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay. 27

 1.4.3. Các nhân tố khách quan 27

1.4.3.1. Tính chu kỳ của nền kinh tế: 27

1.4.3.2. Lãi suất và lạm phát 28

1.4.3.3. Môi trường pháp lý 28

Chương 2: Thực trạng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương. 30

2.1. Khái quát về NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương. 30

2.1.1. Nhiệm vụ và Bộ máy tổ chức kinh doanh của chi nhánh. 30

2.1.1.1.Bộ máy tổ chức chi nhánh Hùng Vương gồm có: 30

2.1.1.2. Nhiệm vụ các phòng ban: 31

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 35

2.2. Thực trạng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại chi nhánh. 43

2.2.1. Cơ sở pháp lý về cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại chi nhánh. 43

2.2.2. Thực trạng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại chi nhánh. 44

2.2.2.1. Các hình thức cho vay được áp dụng. 44

2.2.2.2. Doanh số và số dư cho vay, thu nợ. 46

2.2.2.3. Tình hình chất lượng cho vay không dùng tài sản bảo đảm. 51

2.2.3. Đánh giá khái quát thực trạng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại chi nhánh. 53

2.2.3.1. Thành tựu 53

2.2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. 54

Chương 3. Giải pháp mở rộng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương. 56

3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh. 56

3.2. Giải pháp mở rộng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại chi nhánh. 56

3.2.1. Tăng cường công tác thu thập thông tin. 56

3.2.1.1. Thông tin từ khách hàng: 57

3.2.1.2. Thông tin lưu trữ tại ngân hàng: 57

3.2.1.3. Thông tin từ thị trường: 58

3.2.2. Hoàn thiện xử lý thông tin. 58

3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định đối vơí phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh khả thi. 59

3.2.3.1. Thẩm định các yếu tố phi tài chính. 59

3.2.3.2. Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính doanh nghiệp. 60

3.2.3.3. Thẩm định hạn mức đề nghị vay và kế hoạch trả nợ của khách hàng. 72

3.3. Một số kiến nghị. 76

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước. 76

3.3.2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam. 77

3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội. 77

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 80

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òng tín dụng; Phó trưởng phòng tín dụng; hai cán bộ tín dụng. - Phòng kế toán- ngân quỹ: Trưởng phòng kế toán; phó phòng kế toán; sáu cán bộ kế toán- ngân quỹ. Sơ đồ các phòng ban: Giám đốc Phó giám đốc Phòng KT - NQ Phòng tín dụng 2.1.1.2. Nhiệm vụ các phòng ban: Nguyên tắc chung: Mọi hoạt động của chi nhánh phải tuân thủ nguyên tắc Dân chủ Tập trung và chế độ Thủ trưởng; Đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong quản lý điều hành; Phân công rõ người , rõ việc, rõ trách nhiệm pháp ký; Phát huy tinh thần năng động, sang tạo và tinh thần tự giác của mọi thành viên trong chi nhánh. Mọi hoạt động điều hành phải tuân thủ theo trình tựi từng cấp quản lý, trừ trường hợp yêu cầu công tác Giám đốc, Phó giám đốc có thể điều hành trực tiếp nhân viên nhưng phải thong báo cho trưởng đơn vị biết. Thực hiện “ Sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp luật”; Tuyệt đối tuân thủ nghiêm túc quy định của nhà nước, qui trình nghiệp vụ của ngành; Nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác cùng nhau xây dựng chi nhánh Hùng Vương là đơn vị kinh doanh có hiệu quả cao trong hệ thống NHNo&PTNT. * Chức năng của Giám đốc: Giám đốc là người trực tiếp điều hành chi nhánh theo đúng quy định của nhà nước, Ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình. Giám đốc có nhiệm vụ: - Tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động chung trong chi nhánh, quyết định những vấn đề về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh của chi nhánh - Phân công nhiệm vụ, đôn đốc thực hiện, tổ chức điều phối công tác với phó giám đốc và trưởng phòng. - Trực tiếp phụ trách một số chuyên đề nghiệp vụ. Trong trường hợp cấp thiết Giám đốc có thể trực tiếp giải quyết một số công việc cụ thể. * Phó giám đốc. Phó giám đốc là người giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành một số chuyên đề nghiệp vụ do Giám đốc phân công, ủy quyền chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật nhà nước về các quyết định của mình. Phó giám đốc có nhiệm vụ: - Chỉ đạo phân tích kinh tế, phân tích nghiệp vụ kinh doanh, tổng kết, sơ kết, hướng dẫn chuyên đề - Phê duyệt, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình công tác tuần, tháng của các chuyên đề nghiệp vụ đã được phân công ủy quyền - Thường xuyên báo cáo kết quả triển khai công việc được phân công ủy quyền với Giám đốc - Thực hiện các công việc khác khi giám đốc giao. * Phòng tín dụng. Điều hành phòng tín dụng là trưởng phòng, giúp việc Trưởng phòng là Phó phòng. Chức năng và nhiệm vụ: - Thu thập, quản lý, cung cấp thong tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. - Thiết lập hồ sơ và hướng dẫn khách hang làm các thủ tục cấn thiết. - Trực tiếp thẩm định các khoản cho vay, bảo lãnh thuộc quyền hạn của chi nhánh cấp hai. - Thiết lập hồ sơ xử lý rủi ro tín dụng, theo dõi, quản lý, đôn đốc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro. - Thực hiện các công việc khác do Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Hùng vương giao. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng: - Trưởng phòng là người trực tiếp quản lý điều hành và tổ chức thực hiện mọi hoạt động trong phòng theo đúng quy định của nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Chi nhánh Tây Hà Nội và của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc Chi nhánh về các quyết định của mình. Trưởng phòng có trách nhiệm cuối cùng về hiệu quả công tác của toàn phòng. Đại diện cho phòng trong tất cả các giao dịch trong và ngoài chi nhánh. - Trưởng phòng được phân công ủy quyền cho phó phòng và các thành viên trong phòng thực hiện một hoặc một số công việc của phòng. - Trưởng phòng có thể trực tiếp phụ trách một số chuyên đề công tác quan trọng có ý nghĩa quyết địng đến hiệu quả công tác của phòng. Trong trường hợp cần thiết có thể trực tiếp thực hiện một công đoạn trong quy trình nghiệp vụ hoặc trực tiếp giải quyết một số công việc đã phân công, ủy quyền cho phó phòng. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó trưởng phòng: - Phó trưởng phòng là người giúp việc Trưởng phòng chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện một số chuyên đề nghiệp vụ do trưởng phòng phân công, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình. - Trong phạm vi đã được phân công, ủy quyền, Phó trưởng phòng có quyền nhân danh Trưởng phòng để thực hiện nhiệm vụ đựơc phân công. - Trường hợp cần thiết Phó trưởng phòng có thể được phân công trực tiếp xử lý một hoặc một số nghiệp vụ cụ thể theo chức năng nhiệm vụ của phòng. - Khi trưởng phòng đi vắng, Phó trưởng phòng được ủy quyền chỉ đạo, điều hành và giải quyết các công việc chung của phòng và chịu trách nhiệm về các công việc đã giải quyết trong thời gian được ủy quyền. - Thường xuyên báo cáo với Trưởng phòng về việc triển khai thực hiện các công việc được phân công, ủy quyền. Cán bộ tín dụng: - Tuân thủ các quy trình nghiệp vụ tín dụng, chịu trách nhiệm lập báo cáo thẩm định, đưa ra ý kiến một cách độc lập về quyết định cho vay hoặc không cho vay, đề xuất biện pháp quản lý tiền vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả đúng chế độ quy định. - Thẩm định các trường hợp khách hang đề nghị gia hạn nợ gốc, lãi, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi đối với các khoản cho vay đã được giao thẩm định trước khi cho vay. - Thực hiện việc kiểm tra chấp hành qui định trong chi nhánh đối với các khoản cho vay do các bộ phận khác tiến hành khi được Giám đốc giao. - Thu thập, quản lý, cung cấp thông tin phục vụ cho việc thẩm định, tái thẩm định và phòng ngừa rủi ro. * Phòng kế toán - ngân quỹ. Chi nhánh Hùng Vương là Chi nhánh cấp hai tuy nhiên Chi nhánh này được phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ trong thanh toán “ kể cả thanh toán quốc tế”, đó là điểm khác biệt so với các chi nhánh cấp hai khác. Điều hành Phòng kế toán- ngân quỹ là trưởng phòng, giúp việc trưởng phòng là phó phòng. Nhiệm vụ và quyền hạn của trưởng phòng: -Trưởng phòng là người trực tiếp quản lý điều hành và tổ chức thực hiện mọi hoạt động trong phòng theo đúng quy định của nhà nước, Ngân hàng nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo& PTNT Tây Hà Nội và Chi nhánh, Chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc chi nhánh về các quyết định của mình. Trưởng phòng có trcáh nhiệm cuối cùng về hiệu quả công tác của phòng. Đại diện cho phòng trong các quan hệ đối nội và đối ngoại. - Trưởng phòng được ủy quyền phân công cho phó phòng và các thành viên trong phòng thực hiện một hoặc một số phần hành công việc của phòng. - Trưởng phòng có thể trực tiếp phụ trách một số chuyên đề công tác quan trọng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả công tác của phòng. Trong trường hợp cần thiết có thể trực tiếp thực hiện một công đoạn trong quy trình nghiệp vụ hoặc trực tiếp giải quyết một số công việc đã phân công , ủy quyền cho phó phòng. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó trưởng phòng: - Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện một số chuyên đề nghiệp vụ do Trưởng phòng phân công, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Giám đốc và Pháp luật nhà nước về các quyết định của mình. - Trong phạm vị đã được phân công , ủy quyền, Phó trưởng phòng có quyền nhân danh Trưởng phòng để thực hiện nhiệm vụ được phân công. - Trường hợp cần thiết Phó trưởng phòng có thể được phân công trực tiếp xử lý một hoặc một số nghiệp vụ cụ thể theo chức năng nhiệm vụ của phòng. - Khi Trưởng phòng đi vắng, Phó trưởng phòng được ủy quyền chỉ đạo, điều hành và giải quyết các công việc chung của phòng và chịu trách nhiệm về các công việc đã giải quyết trong thời gian được ủy quyền. - Thường xuyên báo cáo với Trương phòng về việc triển khai thực hiện các công việc đã được phân công ủy quyền 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Theo số liệu thống kê tại NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương ngày 31/12/2006: - Về số lượng và đối tượng khách hàng hiện có quan hệ tín dụng: + 1 doanh nghiệp nhà nước. + 5 công ty cổ phần + 9 công ty TNHH + 43 khách hàng là cá nhân và hộ gia đình. - Về hoạt động huy động vốn: Bảng 2.1: Nguồn vốn ( 31/12/2006). Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2006 Số tiền % Tổng nguồn vốn huy động 350 I Phân loại tiền 1 Ngoại tệ 20.23 11 2 Nội tệ 329.77 89 II Phân loại theo kỳ hạn 1 Không có kỳ hạn. 97.36 12,5 2 Có kỳ hạn <12 tháng 73.39 79,5 3 Có kỳ hạn >12 tháng đến 24 tháng 179.25 8 III Phân loại theo thành phần kinh tế 1 tiền gửi của dân cư 187 22,95 2 tiền gửi của các tổ chức kinh tế 163 77,05 Nguồn: Phòng kế toán-Ngân quỹ NHNo&PTNT chi nhánh H ùng Vương - Hoạt động sử dụng vốn. Bảng 2.2: Hoạt động cho vay của chi nhánh (31/12/2006). Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu 2006 Số tiền % I Tổng dư nợ cho vay 101 II Theo kỳ hạn 1 Ngắn hạn 98.65 74,51 2 Trung và dài hạn 2.35 25,49 II Theo thành phần kinh tế 1 Doanh nghiệp Nhà nước 49.23 49,08 2 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 48.21 24,84 3 Hộ tư nhân và cá thể 3.56 26,08 Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương *Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006. Stt Chỉ tiêu Kế hoạch được giao năm 2006 Kết quả thực hiện năm 2006 Đạt (%) so với kế hoạch được giao 1 Nguồn vốn 200 tỷ VNĐ 350 tỷ VNĐ 175% Trong đó: TK dân cư 180 187 104% 2 Dư nợ 90 tỷ VNĐ 101 tỷ VNĐ 112% 3 Nợ xấu ( nhóm II) <=1% 0,3% 30% 4 Quỹ thu nhập 2 tỷ VNĐ 4,9 tỷ VNĐ 245% 5 Hệ số lương 1 2,98 298% Nguồn: Phòngkế toán-Ngân quỹ NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương * Những thành tựu đạt được. Năm 2006 là một năm hoạt động thành công đối với NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương. Các chỉ tiêu được giao đều hoàn thành xuất sắc và trước thời hạn. Mặc dù công việc gặp nhiều khó khăn do Chi nhánh mới đi vào hoạt động được hơn một năm, nhưng toàn thể cán bộ, nhân viên Chi nhánh luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thành xuất sắc công tác chuyên môn. Chính vì vậy, hoạt động của Chi nhánh Hùng vương đã được Ban Giám đốc đánh giá cao và được khách hàng tín nhiệm. - Về công tác huy động vốn: + Có thể nói việc huy động nguồn vốn của Chi nhánh đã đạt được những thành công ngoài mong đợi. Chi nhánh đã tìm các giải pháp tối ưu nhằm huy động nguồn vốn đặc biệt là tiết kiệm dân cư, đó là nguồn vốn tiềm năng và mang tính chiến lược. Chi nhánh đã tập trung khai thác những thuận lợi vốn có của mình đó là địa bàn hoạt động chủ yếu là các khu dân cư, khu đô thị mới, nắm bắt đựơc tâm lý khách hàng chủ yếu là cán bộ công nhân viên( làm việc theo giờ hành chính), từ đó Chi nhánh đã chủ động giao dịch cả ngày thứu bảy để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Thời gian giao dịch với khách hàng cũng thay đổi để phù hợp với môi trường hoạt động. Chi nhánh còn chủ động tiếp khách hàng có nhu cầu giao dịch với Ngân hàng kể cả ngoài giờ hành chính. Vì thời gian giao dịch hợp lý nên Chi nhánh đã thu hút được một khối lượng lớn nguồn vốn từ dân cư ( 187 tỷ, đạt 104% so với kế hoạch được giao). + Chi nhánh đã chủ động thay đổi phong cách giao dịch với phương châm “ trung thực, kỷ cương, sang tạo, chất lượng và hiệu quả”. Mỗi cán bộ nhân viên trong Chi nhánh đêu xác định trách nhiệm của mình đối với công việc được giao, luôn coi khách hàng là thượng đế, tận tình chu đáo với khách hàng như người thân trong gia đình, tư vấn cho khách hàng những tiện ích c ủa Ngân hàng nhằm làm cho khách hàng ngày càng tin tưởng với Ngân hàng hơn. Đặc biệt, Chi nhánh luôn quan tâm đến công tác tiếp thị khách hàng thông qua các hình thức như quảng cáo qua các phương tiện phát thanh của các phường trên địa bàn, cử cán bộ nhân viên phát tờ rơi, quảng cáo, phát thẻ giao dịch đối với khách hang. Chính vì vậy khách hang luôn cảm thấy sự quan tâm của Ngân hang đối với bản thân mình, tạo tâm lý muốn đến giao dịch với Ngân hang. + Đối với khách hàng là các tổ chức kinh tế, Chi nhánh đã thực hiện các giao dịch cho khách hàng an toàn chính xác. Chi nhánh còn chủ động tiếp cận, ký hợp đồng thực hiện các dịch vụ thu, chi tiền mặt tại trụ sở doanh nghiệp, chi trả lương cho cán bộ qua tài khoản, qua thẻ ATM… + Trong công tác huy động vốn, Chi nhánh đã đa dạng hóa các hình thức huy động như tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng 3 chữ A, tiết kiệm có quà khuyến mại, kỳ phiếu , trái phiếu,…giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn đối với các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. - Về công tác tín dụng: Chi nhánh luôn coi chất lượng tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh. Công tác tín dụng của chi nhánh đang trong giai đoạn tìm hiểu, đánh giá, phân loại khách hàng. Công tác cho vay bước đầu chủ yếu nhằm vào các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động có hiệu quả đã có uy tín trong quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT Tây Hà Nội, một số hộ sản xuất kinh doanh nhỏ có tài sản đảm bảo và phát triển hình thức cho vay không dùng tài sản bảo đảm đối với CBCNV có thu nhập ổn định. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng của chi nhánh đã chủ động tiếp cận đối với các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Mỗi cán bộ tín dụng là một nhà tư vấn cho khách hàng, nắm bắt nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh, đáp ứng đầy đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên cơ sở chấp hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn của NHNN cũng như NHNo&PTNT Việt Nam. Việc tiếp cận hồ sơ vay vốn được giải quyết nhanh chóng, tận tình và chu đáo nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng theo quy định hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam. Mặc dù lãi suất cho vay của NHNo&PTNT so với mặt bằng chung của các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn tuy có hơi cao hơn chút nhưng với phong cách phục vụ văn minh, lịch sự luôn coi trọng thành công của khách hang là thành công của Ngân hàng, vì vậy đến hết ngày 31/12/2006 Chi nhánh có Dư nợ là 101 tỷ VNĐ, đạt 112% kế hoạch được giao, hang tháng thu gốc, lãi đạt gần 100%. Nợ xấu nhóm II chiếm tỷ lệ 0,3% tổng dư nợ, đó là con số thể hiện hiệu quả tín dụng. Chính vì vậy, số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn của Chi nhánh ngày càng tăng. - Về dịch vụ Ngân hàng. Chi nhánh Hùng Vương đã được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sát sao của Ban Giám Đốc và các Phòng nghiệp vụ NHNo&PTNT Tây Hà Nội, Chi nhánh đã được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng hoạt động của một Ngân hàng thương mại hiện đại. Chi nhánh không ngừng triển khai các loại hình nghiệp vụ đa dạng như chuyển tiền nhanh, chuyển tiền WESTRN UNION, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, phát thẻ ATM… Đặc biệt, Chi nhánh đã thu hút được một số khách hàng thanh toán quốc tế có xuất khẩu, năm 2006 cụ thể: + Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu: 518.159 USD + Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu: 1.718.814 USD + Doanh số chuyển tiền đến: 1.129.939 USD + Doanh số mua ngoại tệ: 4.497.326 USD + Doanh số bán ngoại tệ: 1.840.590 USD + Thu dịch vụ đạt gần : 350.000.000 VNĐ tăng 75% so với năm 2005. 2.2. Thực trạng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại chi nhánh. 2.2.1. Cơ sở pháp lý về cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại chi nhánh. - Theo luật NHNN Việt Nam, các NHTM có quyền tự chủ trong việc áp dụng các hình thức cho vay có tài sản bảo đảm hay cho vay không dùng tài sản bảo đảm. - NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương là chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội, dưới sự quản lý và chịu trách nhiệm trước NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội, NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương được phép cho vay không dùng tài sản bảo đảm đối với khách hàng có đủ điều kiện để vay mà không dùng tài sản bảo đảm. + Về hạn mức cho vay: NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương được phép xét duyệt cho vay không dùng tài sản bảo đảm đối với một khách hàng tối đa 50 triệu đồng. Trong trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng vượt quá 50 triệu đồng thì NHNo&PTNT phải chuyển hồ sơ vay vốn cùng các tài liệu liên quan lên phòng thẩm định của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội để phối hợp với phòng thẩm định thẩm định khách hàng, sau khi phòng thẩm định tiến hành thẩm định khách hàng sẽ đưa ra quyết định khách hàng có được vay hay không. Trường hợp khách hàng đủ điều kiện vay thì NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội uỷ quyền cho NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương sẽ thực hiện công việc cho vay đối với khách hàng. + Về đối tượng cho vay: Cho vay đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hay phương án phục vụ đời sống. + Đối tượng khách hang: Cá nhận, hộ gia đình, doanh nghiệp. + Phương thức cho vay: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trả góp. + Thời hạn cho vay: Cho vay trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì thời hạn cho vay phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khả năng trả nợ của khách hàng ( riêng cho vay theo hạn mức, thời gian nhận nợ tối đa 12 tháng); Cho vay đối với khách hàng có thu nhập ổn định phục vụ đời sồng thì thời hạn cho vay tối đa 5 năm. 2.2.2. Thực trạng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại chi nhánh. 2.2.2.1. Các hình thức cho vay được áp dụng. Trong hoạt động cho vay không dùng tài sản bảo đảm, ngân hàng đã cho vay với hai hình thức đó là: - Cho vay đối với CBCNV có thu nhập ổn định được bảo đảm bởi tín nhiệm của các cơ quan, đoàn thể: + Hạn mức cho vay: Tối đa 50 triệu. + Thời hạn cho vay: Tối đa 5 năm + Lãi suất cho vay: Áp dụng khung lãi suất cho vay do thống đốc ngân hàng nhà nước quy tịnh từng thời kỳ. + Phương thức trả gốc, lãi: Theo phương thức trả góp. Trường hợp CBCNV có nhu cầu vay hơn 50 triệu theo hình thức không dùng TSBĐ thì khoản vay đó phải được tái thẩm định tại NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội - Cho vay được bảo đảm bằng uy tín của doanh nghiệp: Đó là những khách hàng truyền thống của NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội có uy tín cao trong kinh doanh cũng như trong quan hệ đối với ngân hàng. Ngân hàng cho vay không dùng tài sản bảo đảm đối với 3 doanh nghiệp, đó là: + DNNN: Công ty thực phẩm miền bắc, chuyên sản xuất các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ bia rượu, thuốc lá và kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng này. + DNNQD: Công ty cổ phần Kinh doanh thương mại Hoàng Hà, chuyên sản xuất đồ gỗ, các sản phẩm đồ gỗ và làm đại lý mua, bán ký gửi hàng hoá kinh doanh tổng hợp. + DNNQD: Công ty TNHH Thêu Ren Đồng Tâm, sản xuất hàng thêu ren và làm thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu; kinh doanh thương mại, dịch vụ các mặt hang thủ công mỹ nghệ. Sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu hang may mặc, các loại hàng gốm sứ; sản xuất kinh doanh hang công nghiệp và tiêu dùng. Thực tế, các khoản cho vay này đều vượt quá quyền xét duyệt của NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương. Vì vậy sau khi thẩm định khách hàng, ngân hàng phải chuyển hồ sơ khách hàng lên chi nhánh cấp 1 để tái thẩm định. - Về phương thức cho vay: Cả 3 doanh nghiệp này đều vay theo hạn mức tín dụng. - Về thời hạn của hạn mức: 6 tháng - Lãi suất cho vay: Dựa trên lãi suất cơ bản và sự thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng trong hợp đồng tín dụng. - Về hạn mức cho vay: + Đối với Công ty Thực Phẩm Miền Bắc 50 tỷ. + Đối với Công ty cổ phần Hoàng Hà 30 tỷ. + Đối với Công ty TNHH Thêu Ren Đồng Tâm 15 tỷ. - Về phương thức giải ngân: Thực hiện chuyển khoản thanh toán , mở L/C thanh toán xuất nhập khẩu và cho vay tiền mặt. 2.2.2.2. Doanh số và số dư cho vay, thu nợ. - Doanh số cho vay và số dư cho vay, thu nợ CBCNV: + Doanh số cho vay đối với CBCNV: 1,98 tỷ VNĐ. + Doanh số thu nợ: 0,3 tỷ + Dư nợ : 1,68 tỷ Doanh số cho vay và dư nợ với đối tượng khách hàng này chưa cao, giải thích cho điều này bởi vì NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương hoạt động trên địa bàn là khu chung cư Linh Đàm, đó là khu đô thị mới và hầu như là những người có thu nhập cao vì vậy nhu cầu vay trong tiêu dùng là rất ít. Theo em với hạn mức cho vay không dùng tài sản bảo đảm đối với CBCNV là 50 triệu thì chi nhánh Hùng Vương rất khó có khả năng tăng doanh số và dư nợ. Để có thể tăng doanh số và dư nợ, NHNo&PTNT chi nhánh Tây Hà Nội nên cho phép chi nhánh Hùng vương tăng hạn mức tín dụng với đối tượng khách hàng này. - Doanh số cho vay và số dư cho vay, thu nợ đối với doanh nghiệp: + Doanh số: 197,76 tỷ + Thu nợ: 119,38 tỷ + Dư nợ: 78,38 tỷ Bảng 2.3. Dư nợ theo hình thức bảo đảm Chỉ tiêu Năm 2006 Tỷ lệ Tổng dư nợ 101 Dư nợ không có tài sản đảm bảo 78.38 78% Dư nợ có tài sản đảm bảo 22.62 22% Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương Bảng 2.4. Dư nợ không có TSBĐ theo thành phần kinh tế Chỉ tiêu Năm 2006 Tỷ lệ Dư nợ không có tài sản đảm bảo 78.38 *DN quốc doanh 49.23 63% *DN ngoài quốc doanh 27.47 35% *Cá nhân, hộ gia đình 1.68 2% Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương. Bảng 2.5. Dư nợ không có TSBĐ theo kì hạn Chỉ tiêu Năm 2006 Tỷ lệ Dư nợ không có tài sản đảm bảo 78.38 *Ngắn hạn 76.22 97% *Trung và dài hạn 2.16 3% Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương Nhận xét: Doanh số cho vay và số dư cho vay, thu nợ đối với doanh nghiệp tương đối cao bởi vì tuy số lượng khách hàng ít nhưng quy mô của doanh nghiệp và mức đầu tư lớn chủ yếu phục vụ cho sản xuất và kinh doanh phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu , đó là điều kiện để ngân hàng có thể tăng doanh số và số dư. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hầu như vay theo hạn mức tín dụng bởi vì nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là thường xuyên. Sử dụng vay theo hạn mức ưu điểm ở chỗ khi có nguồn tiền đến doanh nghiệp thanh toán cho ngân hàng vì vậy sẽ không phải chịu lãi suất cao cho số dư nợ, khi cần vốn có thể đến vay ngân hàng nhanh chóng. Nếu áp dụng hình thức vay từng lần, mỗi lần có nhu cầu vốn Khách hàng lại phải làm thủ tục xin vay sẽ mất thời gian, khi có nguồn tiền rảnh rỗi trong một thời gian ngắn thì cũng chỉ gửi vào ngân hàng với lãi suất thấp vì biết đâu thời gian tới lại cần nhu cầu vốn, trong khi vẫn có dư nợ trong ngân hàng với lãi suất cao. Cho vay theo hạn mức, trước khi hết hạn của hạn mức 10 ngày thì doanh nghiệp và ngân hàng có thể ký hạn mức mới như vậy nguồn vốn cung cấp cho doanh nghiệp không bị gián đoạn, điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệp có tỷ trọng nợ trong nguồn vốn là lớn. Cho vay từng lần, doanh nghiệp và ngân hàng không thể có quan hệ tín dụng liên tục được, nếu khoản vay hết hạn lại ký hợp đồng tín dụng mới sẽ rơi vào tình trạng đảo nợ, như vậy sai quy chế cho vay. Đó là nguyên nhân tại sao dư nợ cho vay không dùng tài sản bảo đảm đối với doanh nghiệp lại chiếm tỷ trọng lớn. 2.2.2.3. Tình hình chất lượng cho vay không dùng tài sản bảo đảm. Theo báo cáo phận loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đến 25/12/2006, chi nhánh Hùng Vương có 0,3 tỷ thuộc nợ nhóm 2. Đó là các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo hạn đã được cơ cấu lại phân loại vào nhóm 2. Bảng. 2.6. Phân loại nợ, trích lập dự phòng ngày 25/12/2006 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Giá trị các khoản nợ Số tiền trích lập Tổng số Nợ không có BĐTS 1. Dự phòng Chung 102.499 82.384 153,74 2. Dự phòng cụ thể. Nhóm 1: 102.199 82.264 0 Nhóm 2: 300 120 6 Nhóm3: 0 0 0 Nhóm 4: 0 0 0 Nhóm 5: 0 0 0 Báo cáo phân loại nợ, trích lập dự phòng của NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương. Phân loại nợ và trích lập dự phòng ngày 25/03/2007: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Giá trị các khoản nợ Số tiền trích lập Tổng số Nợ không có BĐTS 1. Dự phòng Chung 131.535 109.049 197,3025 2. Dự phòng cụ thể. Nhóm 1: 131.235 108.929 0 Nhóm 2: 300 120 6 Nhóm3: 0 0 0 Nhóm 4: 0 0 0 Nhóm 5: 0 0 0 Báo cáo phân loại nợ, trích lập dự phòng của NHNo&PTNT chi nhánh Hùng Vương. Chi nhánh Hùng Vương mới đi vào hoạt động được hơn một năm, chưa có số liệu cho vay không dùng tài sản bảo đảm qua các năm, vì vậy rất khó có thể đánh giá một cách chính xác . Em chỉ có thể so sánh chất lượng giữa cho vay không dùng tài sản bảo đảm và chất lượng cho vay dùng tài sản bảo đảm thông qua tỷ lệ nợ quá hạn năm 2006 và quý đầu năm 2007 mà thôi. Dựa trên báo cáo 25/12/2006, em sẽ tính các chỉ số đánh giá chất lượng cho vay không dùng TSBĐ. - Tỷ lệ nợ qua hạn = ( 300/ 102.449 )* 100% = 0,2926 % - Tỷ lệ nợ quá hạn đối với cho vay không dùng TSBĐ = ( 120/ 102.499)* 100% = 0,117%. - Tỷ lệ nợ quá hạn đối với nợ không có TSBĐ / Dư nợ không có TSBĐ. = ( 120/82.384) * 100% = 0,1456% - Thu nợ không có TSBĐ/ Doanh số cho vay không dùng TSBĐ + Đối với doanh nghiệp: = (119,38/ 197,76) * 100 % = 60, 366 % + Đối với CBCNV: = ( 0,3/1,98 ) * 100% = 15,151 % - Nợ quá hạn của loại khách hàng vay không dùng TSBĐ/ Doanh số cho vay đối với loại khách hàng đó. + Đối với doanh nghiệp: 0 /197,76 =0 + Đối với CBCNV: ( 0,12/ 1,98) * 100% = 6,06 % Qua điều tra em biết được nguyên nhân của khoản nợ quá hạn này là do nguồn thu dự tính của khách hàng không trở thành hiện thực, trong khi thời hạn trả nợ trong hợp đồng tín dụng dựa trên cơ sở nguồn thu dự tính này, đó là nguyên nhân khách quan mà đôi khi cả khách hàng và ngân hàng không thể lường trước được. Nhận xét: Thông qua các chỉ số đánh giá chất lượng cho vay không dùng TSBĐ em có nhận xét rằng chất lượng cho vay không dùng TSBĐ của chi nhánh Hùng Vương rất tôt thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn trong hình thức cho vay không dùng TSBĐ trên dư nợ cho vay không dùng TSBĐ là 0,145%. 2.2.3. Đánh giá khái quát thực trạng cho vay không dùng tài sản bảo đảm tại chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32175.doc
Tài liệu liên quan