Chuyên đề Mở rộng cho vay sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

MỤC LỤC 2

CHƯƠNG I: CHO VAY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

I.Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 4

1.Khái niệm về Ngân hàng thương mại 4

2.Hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 6

2.1.Huy động vốn 6

2.2.Sử dụng vốn 7

2.3.Hoạt động trung gian 7

II.Cho vay sản xuất kinh doanh của Ngân hàng thương mại 8

1.Khái niệm 8

2.Vai trò của hoạt động cho vay 9

2.1. Vai trò của hoạt động cho vay đối với ngân hàng 9

2.2. Vai trò của hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp 10

2.3. Vai trò của hoạt động cho vay đối với nền kinh tế 11

3.Các hình thức cho vay sản xuất kinh doanh của ngân hàng thương mại 14

III.Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay sản xuất kinh doanh của

ngân hàng thương mại 19

1.Nhân tố khách quan 19

2.Nhân tố chủ quan 20

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHO VAY SẢN XUẤT, KINH DOANH TẠI

CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠ 23

I.Tổng quan về chi nhánh Láng Hạ 23

1.Lịch sử ra đơì, xây dựng và phát triển 23

2.Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Láng Hạ 26

3.Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ với ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam 27

3.1.Cơ cấu tổ chức 27

3.2.Mối quan hệ với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam 28

4.Kết quả hoạt động trong thời gian gần đây của chi nhánh Láng Hạ 29

4.1. Hoạt động huy động vốn 29

4.2. Hoạt động sử dụng vốn 31

4.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế 32

4.4. Hoạt động Kế toán và Ngân quỹ 34

4.5. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán, kiểm soát 35

II.Thực trạng cho vay sản xuất kinh doanh của chi nhánh Láng Hạ 36

1.Quy mô và cơ cấu cho vay sản xuất kinh doanh của chi nhánh 36

2.Hiệu quả cho vay sản xuất kinh doanh của chi nhánh 39

3.Đánh giá khái quát thực trạng cho vay sản xuất kinh doanh

của chi nhánh 39

3.1.Những thành tựu 39

3.2.Hạn chế và nguyên nhân 40

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY

SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH LÁNG HẠ 43

I.Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Láng Hạ 43

1.Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng 43

2.Định hướng kinh doanh trong năm 2005 43

II.Giải pháp mở rộng cho vay sản xuất kinh doanh tại chi nhánh 44

1.Đẩy mạnh hoạt động Marketing trong cho vay, đồng thời có

chính sách khách hàng phù hợp 45

2. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 46

3. Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát 47

4. Tăng cường đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

công nhân viên của ngân hàng 48

5. Nâng cao chất lượng thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án 49

6. Hoàn thịên cơ chế, chính sách cho vay sản xuất kinh doanh 50

7. Kiểm soát rủi ro và giải quyết nợ xấu 50

III.Một số kiến nghị 51

1.Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam 51

2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 52

3. Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan liên quan 53

KẾT LUẬN 54

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1687 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay. Điều quan trọng là ngân hàng phải nắm vững pháp luật, chính sách để hoạt động có hiệu quả theo các quy định của pháp luật và ngăn ngừa các hành vi trục lợi, lừa đảo từ phía khách hàng. *Khách hàng Đây cũng có thể coi là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Để tiếp cận được các khoản vay, khách hàng phải có đủ năng lực tài chính, có phương án sử dụng hiệu quả vốn vay, có ý chí trả đầy đủ nợ và lãi... Tuỳ vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, khách hàng có thể quyết định vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc thu hẹp quy mô hoạt động lại. Nếu khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn sẽ tăng cao và ngân hàng sẽ có cơ hội tăng doanh số cho vay; ngược lại khi khách hàng thu hẹp quy mô hoạt động, nhu cầu vốn sẽ giảm, hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế. Do đó việc mở rộng cho vay của ngân hàng có thể nói là phụ thuộc nhiều vào hiệu quả hoạt động của khách hàng. 2. Nhân tố chủ quan *Chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng Con người là nhân tố trung tâm, liên kết tất cả các nhân tố khác với nhau, ở đây không phải là con người nói chung mà chính là các nhân viên ngân hàng, đặc biệt là những nhân viên có nhiệm vụ trực tiếp xem xét, hướng dẫn, kiểm soát các hợp đồng tín dụng. Bởi chính họ sẽ là người xem xét, phân tích các yếu tố của đối tượng vay vốn. Cho dù công nghệ ngân hàng có hiện đại bao nhiêu, tiềm lực có mạnh đến đâu... nhưng đội ngũ nhân lực lại hạn chế về chuyên môn thì thật khó có thể mở rộng quy mô cho vay mà vẫn đảm bảo chất lượng các khoản vay. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là khả năng giải quyết công việc, trình độ chuyên môn, sự hiểu biết... mà quan trọng hơn còn là đạo đức nghề nghiệp của họ. Vì vậy để có thể mở rộng quy mô mà vẫn đảm bảo chất lượng các khoản cho vay, hay nói cách khác, muốn ngân hàng có thể tồn tại và phát triển thì đòi hỏi cấp thiết là không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. *Quy mô, kỳ hạn của nguồn vốn Một điều rõ ràng là, mở rộng quy mô cho vay phải dựa trên cơ sở mở rộng quy mô nguồn vốn. Nếu quy mô nguồn vốn không được mở rộng, hoặc có thể huy động được nhưng chi phí cao thì cũng không thể mở rộng quy mô cho vay được; ngược lại nếu quy mô nguồn vốn được mở rộng, ngân hàng có khả năng mở rộng quy mô cho vay cả về doanh số lẫn dư nợ. Ngoài ra sự hợp lý về kỳ hạn cũng là yếu tố cần thiết, nếu nhu cầu vay vốn trung dài hạn đang ở mức cao mà ngân hàng chỉ có nguồn vốn ngắn hạn thì cũng không thể mở rộng quy mô cho vay được. Vì thế muốn mở rộng quy mô cho vay thì phải xem xét sự phù hợp với quy mô, cấu trúc nguồn vốn. *Tiềm lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng Tiềm lực tài chính có thể tạm hiểu là khả năng sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng, nó thể hiện là ngân hàng đang hoạt động trong trạng thái tốt. Một ngân hàng có quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh thường quan tâm đến những khách hàng lớn, quy mô cho vay lớn; ngược lại những ngân hàng quy mô nhỏ do tiềm lực có hạn thường quan tâm đến các doanh nghiệp nhỏ và các cá nhân, hộ gia đình với quy mô cho vay nhỏ. Như vậy một ngân hàng với tiềm lực tài chính mạnh thì quy mô cho vay sẽ lớn và một ngân hàng với tiềm lực hạn chế thì quy mô cho vay sẽ nhỏ. Một yếu tố cũng khá quan trọng là cơ sở vật chất kỹ thuật của ngân hàng, nó giúp ngân hàng nắm bắt, phân tích thông tin nhanh, chính xác và phục vụ khách hàng tốt hơn. Với một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đầy đủ, ngân hàng có thể tận dụng tốt mọi cơ hội kinh doanh và có cơ hội mở rộng hoạt động cho vay. *Mô hình tổ chức và các chính sách của bản thân ngân hàng Mô hình tổ chức là cách sắp xếp bố trí, quy định trình tự trách nhiệm quyền hạn của các nhân viên, các bộ phận và mối quan hệ giữa các nhân viên, bộ phận ấy. Việc tổ chức điều hành hoạt động tại mỗi ngân hàng phải đảm bảo xây dựng được một hệ thống mạnh (chứ không phải đơn thuần là tập hợp của những cá nhân mạnh, bộ phận mạnh): Hệ thống đó phải tận dụng, phát huy tối đa năng lực sức sáng tạo của từng cá nhân cũng như hạn chế được các nhược điểm của họ. Hệ thống đó phải hoạt động một cách nhịp nhàng, nhanh chóng nhưng an toàn. Các chính sách của ngân hàng có thể là các quy định về quy mô, giới hạn tín dụng và chính sách khách hàng. Ngân hàng có thể tài trợ tối đa bằng nhu cầu của khách hàng, ngoài yêu cầu phải phù hợp với luật định thì còn dựa trên cơ sở các tính toán của ngân hàng về rủi ro, sinh lời. Ngân hàng ít muốn tài trợ trong trường hợp các khoản nợ lớn hơn vốn chủ và có quy định chặt chẽ về quy mô cho vay tối đa của các giám đốc chi nhánh. Việc thực hiện chính sách khách hàng, chính sách marketing đóng một vai trò quan trọng đối với tất cả mọi ngành trong giai đoạn hiện nay trong đó không loại trừ ngành ngân hàng. Để tạo được hình ảnh đẹp trong con mắt khách hàng thì ngân hàng thương mại cần phải thực hiện đồng bộ nhiều yếu tố. Trong đó không chỉ chú trọng đến các hình thức quảng cáo như: quảng cáo trên tạp chí, pano, áp phích, internet mà còn cần phải có sự kết hợp với các chính sách như: chính sách khách hàng, chính sách sản phẩm... Với một mô hình tổ chức và hệ thống chính sách phù hợp, ngân hàng sẽ hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn và đó là cơ sở để mở rộng hoạt động cho vay. Chương II Thực trạng cho vay sản xuất, kinh doanh tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ I.Tổng quan về chi nhánh Láng Hạ 1.Lịch sử ra đơì, xây dựng và phát triển Năm 1988, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ra đời theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng ( nay là Thủ tướng Chính Phủ). Hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mới, cùng với các Ngân hàng khác, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của đất nước, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam theo quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 và hoạt động theo mô hình tổng công ty 90. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là Ngân hàng thương mạI lớn nhất Việt Nam và là ngân hàng duy nhất có hệ thống mạng lưới tại tất cả các tỉnh thành, từ đô thị đến vùng nông thôn. Ngân hàng có hơn 25.000 cán bộ công nhân viên làm việc tại hơn 1.300 sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh 24 Láng Hạ có trụ sở tại số 24 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội được thành lập ngày 18/03/1997 theo quyết định số 334/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh 24 Láng Hạ là chi nhánh cấp I, trực thuộc trung tâm điều hành NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động theo luật các Tổ chức tín dụng và điều lệ hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh là một đơn vị hạch toán độc lập nhưng tương đối phụ thuộc vào NHNo&PTNT Việt Nam, có quyền tự chủ kinh doanh, có con dấu riêng và được mở tài khoản giao dịch tại NHNN cũng như tại các tổ chức Tín dụng khác trong cả nước. Với chủ trương của ban giám đốc triển khai các hình thức huy động đa dạng, phong phú trên cơ sở kế thừa các hình thức huy động vốn truyền thống.Bằng việc phát huy tối đa quan hệ với các đối tác, Chi nhánh đã từng bước đặt quan hệ với cấc đơn vị có khối lượng vốn nhàn rỗi như: Tổng công ty Bảo Hiểm xã hội Việt Nam, Bảo Hiểm Y tế Việt Nam, Quỹ hỗ trợ, Tổng cục đầu tư phát triển, Kho bạc Ba Đình... Do xác đinh được thị trường trọng tâm đúng đắn, nên Chi nhánh Láng Hạ đã mạnh dạn trong công tác đầu tư đối với các doanh nghiệp nằm trong những ngành mũi nhọn, hoặc tham gia vào những công trình đầu tư trọng điểm của nhà nước. Nhưng hoạt động của chi nhánh mới chỉ dừng lại ở một số nghiệp vụ tín dụng truyền thống, các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại chưa triển khai được, phương tiện làm việc, số lượng cán bộ còn thiếu. Đây thực sự là bức xúc đòi hỏi tập thể cán bộ toàn Chi nhánh nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện dần trong những năm tới. Năm 1998 đã đánh dấu sự trưởng thành trong kinh doanh của Chi nhánh Láng Hạ, mức huy động đạt 685 tỷ đồng tăng hơn ba lần so với năm 1997, bình quân huy động đạt 18648 triệu/người tăng 11780/người so với năm 1997. về dư nợ, đạt 81 tỷ tăng 1,5 lần, bình quân dư nợ trên cán bộ viên chức đạt 2.782 triệu/người tăng 1721 triệu người. Công tác thanh toán quốc tế và Quỹ thu nhập tăng vượt bậc, đặc biệt trong chính sách tín dụng đã hình thành chính sách khách hàng là phục vụ các doanh nghiệp Nhà nước lớn (các tổng công ty mạnh), tạo tiền đề khẳng định vai trò của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp trong nền kinh tế. Năm 1999 được coi là bước phát triển vượt bậc của chi nhánh Láng Hạ, hoạt động kinh doanh đã có những thuận nhất định. Dựa vào kết quả kinh doanh năm 1998 đã giúp Chi nhánh có cơ hội đánh giá một cách chính xác hơn năng lực hoạt động của các khách hàng đang có quan hệ tín dụng và thanh toán tại Chi nhánh. Số cán bộ của chi nhánh đã được nâng lên 38 người. Trong năm 1999 Chi nhánh đă hoàn thiện công tác thanh toán cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Việt nam và phát triển các dịch vụ thánh toán cho công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, vận động các đơn vị thành viên trong Tổng công ty xăng dầu Việt nam mở tài khoản giao dịch tại các Chi nhánh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Ninh, Lai Châu, Sơn La, Phú Yên...Chi nhánh đã kịp thời nắm bắt những cơ hội đầu tư mới. Trong công tác thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Chi nhánh đã đảm bảo được khối lượng ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu của các doanh nghiệp nhất là với Tổng công ty xăng dầu Việt nam với khối lượng cung cấp trong năm đạt gần 100 triệu USD. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999 đạt Quỹ thu nhập 23,1 tỷ đồng tăng 43% so với năm 1998. Đến 31/12/2000 Chi nhánh đã có quan hệ tín dụng với 27 đợn vị doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước 21 đơn vị, doanh gnhiệp ngoài quốc doanh 6 đơn vị. Tổng dư nợ đạt 661 tỷ đồng so với năm 1999 tăng 140 tỷ, bình quân dư nợ trên cán bộ viên chức 11,4 tỷ đồng. Trong năm 2000 Chi nhánh đã hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu đinh hướng của Hội đồng quản trị NHNo &PTNT Việt Nam. Nợ qua hạn ở mức thấp kể cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối chiếm 0,24% tổng dư nợ. Tổng dư nợ tăng 100% so với năm 1999 đạt 47,4 tỷ đồng. đây cũng là năm chi nhánh tiếp tục được Hội đồng quản trị NHNo &PTNT Việt nam khen thưởng lá cờ đầu xuất sắc nhất khu vực đô thị toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp. Thời kỳ 2001 – 2003 là thời kỳ Chi nhánh Láng Hạ từng bước chuyển mình đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX : Thực hiện đúng nội dung và lộ trình của đề án tái cơ cấu lại NHNo&PTNT Việt Nam 2001- 2010 đã được Chính phủ phê duyệt, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo an toàn vốn và khả năng sinh lời nhằm tăng năng lực cạnh tranh đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, tiếp tục đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với hệ thống ngân hàng và theo kịp tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế trong tương lai gần. Đặc biệt trong năm 2003 Chi nhánh đã được Chủ Tịch nước CHXHXN Việt Nam tặng thưởng huân chương Lao động hạng ba , ghi nhận những thành tích của Chi nhánh trong hoạt động kinh doanh góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh Láng Hạ * Huy động vốn - Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. - Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định cuả NHNo&PTNT Việt Nam. - Được phép vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức Tài chính trong nước theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. * Cho vay - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ với các tổ chức kinh tế. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế. * Kinh doanh ngoại hối Huy động vốn, cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, Ngân hàng nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam. * Kinh doanh dịch vụ Thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ Tín dụng, két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức Tài chính, Tín dụng, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, các dịch vụ Ngân hàng khác được Nhà nước, NHNo&PTNT cho phép. * Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các Chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc. * Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. * Thực hiện đầu tư dưới các hình thức như: Hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được NHNo&PTNT cho phép. * Quản lý nhà khách, nhà nghỉ trực thuộc. * Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua, khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. * Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của NHNo&PTNT. * Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngành ngân hàng và của NHNo&PTNT liên quan đến hoạt động của các chi nhánh NHNo&PTNT. * Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, Tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của NHNo&PTNT và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương. * Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc NHNo&PTNT. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc NHNo&PTNT giao. 3. Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ với ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam 3.1. Cơ cấu tổ chức Chi nhánh có 8 phòng ban chịu sự quản lý, điều hành của ban giám đốc gồm ba người. 8 phòng ban đó là: Phòng Tín Dụng(25 người), Phòng Kế Hoạch( 5 người), Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ (50 người), Phòng Thanh Toán Quốc Tế ( 15 người), Phòng Kiểm Tra – Kiểm Soát Nội Bộ ( 4 người), Phòng Tổ Chức Cán Bộ Và Đào Tạo (5 người), Phòng Hành Chính Nhân Sự ( 13 người), Phòng Thẩm Định ( 3 người ) và 5 phòng Giao Dịch là Phòng giao dịch số 02 ở 29 Ngõ Trạm – Hàng Giang (9 người ), Phòng giao dịch số 03 ở 36 Doãn Thiện Kế (6 người ), Phòng giao dịch số 05 ở Trung Kính ( 6 người), Phòng giao dịch số 06 ở 91 Hàng Mã ( 6 người ) và Phòng giao dịch số 07 ở Đào Tấn ( 6 người). Ngoài ra Chi nhánh có 1 chi nhánh cấp 2 trực thuộc là Chi nhánh Bách Khoa ( 21 người) ( Chi nhánh Bách Khoa có một phòng giao dịch trực thuộc là phòng giao dịch số 04 ở Lò Đúc ( 6 người)). Như vậy, tổng số cán bộ công nhân viên của chi nhánh là 183 người, hầu hết đều có trình độ đại học, cao đẳng. Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ Ban giám đốc Giám đốc P.Giám đốc phụ trách Kinh doanh P.Giám đốc phụ trách Kế toán – Ngân quỹ Kế hoạch Tín dụng Kế toán Ngân quỹ Tổ chức Cán bộ Thanh toán quốc tế Hành chính Nhân sự Thẩm định Kiểm soát nội bộ 3.2. Mối quan hệ với Ngân hàng No&PTNT Việt Nam - Chấp hành và thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định và hướng dẫn của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc NHNo&PTNT. - Thực hiện kế hoạch, định hướng phát triển kinh doanh của NHNo&PTNT. - Chấp hành các quy định về tổ chức, cán bộ, tài chính và chế độ kế toán thống kê và các quy định khác. - Chịu sự kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước, các quy chế hoạt động và chế độ nghiệp vụ của ngành. - Có nghĩa vụ trích nộp và sử dụng các quỹ tập trung theo quy chế tài chính của NHNo&PTNT. - Được NHNo&PTNT uỷ quyền thực hiện các giao dịch, hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước nhân danh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 4.Kết quả hoạt động trong thời gian gần đây của chi nhánh Láng Hạ 4.1. Hoạt động huy động vốn Tổng nguồn vốn huy động toàn chi nhánh đến 31/12/2004 đạt 4.470 tỷ đồng, tăng 440 tỷ đồng (11%) so với 31/12/2003, đạt 81% kế hoạch năm 2004 (kế hoạch : 5.536,3 tỷ đồng). Trong đó: -Nguồn vốn nội tệ đạt 3.197 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 72% tổng nguồn vốn, đạt 87% so với kế hoạch năm 2004 (kế hoạch: 3.666,1 tỷ đồng). _Nguồn ngoại tệ (quy VNĐ) đạt 1.273 tỷ đồng, tăng 319 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 28% tổng nguồn vốn, đạt 68% so với kế hoạch năm 2004 (kế hoạch: 1.870,2 tỷ đồng). Chi nhánh lấy tỷ giá quy đổi là 15.781VNĐ/USD. *Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: - Nguồn vốn không kỳ hạn: 918 tỷ đồng, giảm 114 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 21% tổng nguồn vốn. Trong đó ngoại tệ là 268 tỷ chiếm 6% tổng nguồn. - Nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng: 1.376 tỷ đồng, tăng 256 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 31% tổng nguồn vốn. Trong đó ngoạI tệ 464 tỷ chiếm 10% tổng nguồn vốn. - Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: 2.176 tỷ đồng, tăng 299 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 49% tổng nguồn. Trong đó ngoại tệ 541 tỷ đồng chiếm 12 tổng nguồn vốn. *Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế: - Tiền gửi dân cư và giấy tờ có giá: 1.153 tỷ đồng, tăng 121 tỷ so với năm 2003, chiếm 25% trong tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này so với kế hoạch TW đề ra là còn thấp (theo kế hoạch, tiền gửi dân cư phảI chiếm 45 % tổng nguồn vốn huy động). - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: 1.551 tỷ đồng, tăng 83 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 35% trong tổng nguồn vốn. - Tiền gửi các Tổ chức tín dụng: 766 tỷ đồng, tăng 136 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 17% trong tổng nguồn vốn. - Tiền gửi Uỷ thác đầu tư (BHXH): 1.000 tỷ đồng, chiếm 22% trong tổng nguồn vốn. Bảng1: Quy mô nguồn vốn. Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 A Tổng nguồn vốn kinh doanh 2.630 3.811 4.037 4.470 1 Nguồn vốn nội tệ 2.276 3.299 3.091 3.197 2 Nguồn vốn ngoại tệ quy đổi VNĐ 354 512 946 1273 B Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn 2.630 3.811 4.037 4.470 1 Nguồn vốn không kỳ hạn 468,7 961 1.046 918 2 Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng 1.586,8 864 1.053 1.376 3 Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng 574,4 1.986 1.938 2.176 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết 4 năm 2001-2004) *Đánh giá công tác huy động vốn năm 2004: Năm 2004, nguồn vốn huy động tại chi nhánh đạt mức tăng trưởng 11% song so với kế hoạch TW giao thì còn ở mức thấp. Chi nhánh đánh giá một số nguyên nhân chủ yếu khiến nguồn vốn không đạt kế hoạch như sau: - Nhu cầu thanh toán cuối năm lớn khiến cho giảm nguồn tiền gửi không kỳ hạn của một số dơn vị tổ chức kinh tế có nguồn vốn lớn. - Lãi suất huy động của một số Ngân hàng khác hệ thống cao hơn nhất là các TCTD ngoài quốc doanh. - Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh 3/4 là nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế - xã hội và TCTD nên không ổn định. 4.2. Hoạt động sử dụng vốn Tổng dư nợ đến ngày 31/12/2004 đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 695 tỷ đồng (tăng 45% ) so với năm 2003. So với mục tiêu đề ra năm 2004 là 2.032,3 tỷ đồng thì đạt 108%. Trong đó: -Dư nợ về nội tệ đạt 1.066 tỷ đồng, tăng 62 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 48% tổng dư nợ. -Dư nợ ngoại tệ đạt 1.134 tỷ đồng, tăng 633 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 52% tổng dư nợ. *Dư nợ theo thành phần kinh tế: -Doanh nghiệp nhà nước: 1.752 tỷ đồng, tăng 514 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 79% tổng dư nợ. -Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 400 tỷ đồng, tăng 172 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 19% tổng dư nợ. -Cho vay tiêu dùng, đời sống, cầm cố chứng chỉ có giá: 48 tỷ đồng, tăng 9 tỷ so với năm 2003, chiếm 2% tổng dư nợ. *Dư nợ theo thời gian: -Dư nợ ngắn hạn: 1.200 tỷ đồng, tăng 619 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 54% tổng dư nợ. -Dư nợ trung, dài hạn: 1.000 tỷ đồng, tăng 76 tỷ đồng so với năm 2003, chiếm 46% tổng dư nợ. *Nợ quá hạn: Tổng nợ quá hạn năm 2004 là 2.789 tỷ đồng chủ yếu của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong đó 1.704 tỷ là do quá hạn gốc và lãi chưa thu nên gốc chuyển Nợ quá hạn còn lại 1.085 tỷ đồng chưa đến hạn nhưng do có cùng số hợp đồng nên bị chuyển nợ quá hạn. Bảng 2: Quy mô dư nợ cho vay TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 A Tổng dư nợ cho vay 1.030 1.466 1.515 2.200 1 Dư nợ nội tệ 601 1.090 1.005 1.066 2 Dư nợ ngoại tệ quy đổi VNĐ 429 376 510 1.134 B Cơ cấu dư nợ theo thời gian 1.030 1.466 1.515 2.200 1 Dư nợ cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng) 197 501 642 1.200 2 Dư nợ cho vay trung và dài hạn ( trên 12 tháng) 833 965 873 1.000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết 4 năm 2001-2004) *Đánh giá công tác sử dụng vốn năm 2004: - Năm 2004, có sự tăng trưởng lớn về dư nợ ngoại tệ do Chi nhánh giải ngân một số dự án lớn. - Chi nhánh đã quan tâm đến việc mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty tư nhân, công ty cổ phần và hộ sản xuất giúp chuyển dịch dần cơ cấu đầu tư. - Dư nợ trung, dài hạn năm 2004 nằm trong giới hạn cho phép của TW. - Chất lượng tín dụng năm 2004 nói chung cơ bản là tốt song cũng đã phát sinh nợ quá hạn ở mức độ thấp chiếm 0,13% tổng dư nợ. 4.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Thực hiện chủ trương hiện đại hoá ngân hàng trong tiến trình hội nhập, Chi nhánh NHNo&PTNT 24 Láng Hạ đã triển khai Dự án hiện đại hoá ngân hàng và đã thu được những thành công nhất định. Chi nhánh đã thực hiện thành công các nghiệp vụ hạch toán kế toán ngoại tệ, hạch toán chuyển tiền thanh toán biên giới, nghiệp vụ kiều hối, quản lý tài sản điều vốn. Bảng 3: Quy mô kinh doanh ngoại tệ Năm Kinh doanh ngoại tệ Mua (USD) Bán (USD) Thu Phí (Pb – Pm) (VNĐ) 2001 183.863.522,65 182.480.182,3 194.000.000 2002 285.865.233,2 295.316.444,72 320.631.374,52 2003 361.81.132,92 377.571.262 535.000.000 2004 565.000.000 569.000.000 875.000.000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết 4 năm 2001-2004) Như vậy, quy mô kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh ngày càng tăng nhanh cả về doanh số bán, doanh số mua và doanh thu. Bảng 4: Quy mô hoạt động thanh toán quốc tế Đơn vị: 1000 USD Năm Thanh toán quốc tế L/C TTr NT Doanh số Phí mở Phí Thanh toán Doanh số Phí Doanh số Phí 2001 72.555 17,439 22,211 79.617 27,412 406 0,862 2002 175.447 40,511 28,777 89.041 26,297 600,437 1,242 2003 322.562 39,395 18,810 204.149 34,671 648,359 0,876 (Nguồn : Báo cáo tổng kết 4 năm 2001 - 2004) *Đánh giá hoạt động Thanh toán quốc tế và Kinh doanh ngoại tệ năm 2004: - Mức tăng trưởng về doanh số của hoạt động Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ năm 2004 góp phần nâng cao vị thế Ngân hàng No&PTNT Việt Nam không những trong nước và trên trường quốc tế. - Chi nhánh đã phối hợp với khách hàng tìm kiếm khai thác được nguồn ngoại tệ từ thị trường tự do, thực hiện giao dịch kỳ hạn với mục tiêu giữ khách hàng để mang lạI lợi nhuận từ tiền gửi ký quỹ bằng VNĐ. -Các nghiệp vụ hạch toán kế toán ngoại tệ, hạch toán chuyển tiền thanh toán biên giới, quản lý tài khoản điều vốn, nghiệp vụ kiều hối... được chi nhánh hoàn thành tốt và không để xảy ra sai sót. 4.4. Hoạt động Kế toán và Ngân quỹ Bộ phận Kế toán – Ngân quỹ có số lượng nhân viên đông nhất trong Ngân hàng và đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn vốn an toàn, hiệu quả góp phần quan trọng vào sự phát triển của Ngân hàng. Với gần 600 khách hàng là các doanh nghiệp và khoảng 3.500 tài khoản cá nhân mà Chi nhánh đã và đang phục vụ, đồng thời lại là đầu mối thanh toán cho 29 tỉnh thành trong cả nước thì công tác kế toán phải đảm đương một khối lượng công việc khá lớn. Vì vậy, Chi nhánh đã bổ xung một lượng lớn thiết bị tin học, mở rộng, nâng cấp mạng nội bộ ( mạng LAN), nâng cấp chương trình thanh toán liên ngân hàng từ phần mềm CITAD lên phần mềm ORACLE, phục vụ cho việc thanh toán hiện đại, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, giảm thời gian và chi phí. Ngoài ra, chi nhánh đã triển khai thành công một số dịch vụ mới như dịch vụ chuyển tiền nhanh WESTERN UNION, dịch vụ trả lời tự động PHONE BANKING, nghiệp vụ thẻ... Riêng dịch vụ thẻ ATM là 43.902 giao dịch với tổng giá trị giao dịch là 38.768 triệu đồng, tổng số dư tiền gửi phát hành thẻ là 24 tỷ VNĐ. Doanh số thanh toán năm 2001 đạt 64.009 tỷ đồng, năm 2002 đạt 80.926 tỷ đồng, năm 2003 đạt 132.804 tỷ đồng và năm 2004 đạt 160.149 tỷ đồng. Doanh số thu, chi tiền mặt tăng đều hàng năm. Doanh số thu tiền mặt năm 2001 là 1.692 tỷ đồng, năm 2002 là 3.315 tỷ đồng, năm 2003 là 5.711 tỷ đồng và năm 2004 là 5.571 tỷ đồng. Doanh số chi tiền mặt năm 2001 là 1.683 tỷ đồng, năm 2002 là 3.311 tỷ đồng, năm 2003 là 5.735 tỷ đồng và năm 2004 là 5.587 tỷ đồng. Bảng 5: Quy mô tài chính, thanh toán, kế toán, ngân quỹ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 1.Tổng doanh số thanh toán 64.009 80.926 132.804 160.149 -Tiền mặt 2.752,39 3.479,82 5.710,6 5.605 -Chuyển khoản 61.256,61 77.445,18 127.093,4 154.544 2. Doanh số thanh toán điện tử - Chuyển tiền điện tử đi 11.851 7.127,3 10.192 - Chuyển tiền điện tử đến 4.061 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1263.Doc
Tài liệu liên quan