Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, Chi nhánh Bắc Hải, TP. Hải Phòng

 

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 4

1.1. Ngân Hàng thương mại và các hoạt động cơ bản của Ngân Hàng thương mại 4

1.1.1. Khái niệm Ngân Hàng thương mại 4

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. 8

1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 8

1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn: 11

1.1.2.3. Hoạt động trung gian 14

1.2. Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại 16

1.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 16

1.2.2. Vai trò của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với DNVVN 18

1.2. 3. Các hình thức cho vay của NHTM đối với DNVVN 21

1.3. Mở rộng hoạt động cho vay của NHTM đối với DNVVN 24

1.3.1. Quan điểm về mở rộng hoạt động cho vay 24

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng hoạt động cho vay 25

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB, CHI NHÁNH BẮC HẢI, TP.HẢI PHÒNG 32

2.1. Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Quân Đội – MB, Chi nhánh Bắc Hải, TP. Hải Phòng. 32

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 32

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 33

2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của chi nhánh. 33

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 35

2.1.2.3. Các hoạt động của Chi nhánh. 37

2.1.2.3.1. Hoạt động huy động vốn: 37

2.1.2.3.2. Hoạt động tín dụng: 38

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Quân Đội – MB, Chi nhánh Bắc Hải, TP.Hải Phòng. 39

2.1.3.1 Nguồn vốn: 39

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn (Hoạt động tín dụng). 42

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – MB, Chi nhánh Bắc Hải, TP.Hải Phòng 47

2.2.1. Thực trạng chung 47

2.2.2. Đánh giá thực trạng cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng TMCP Quân Đội, Chi nhánh Bắc Hải, TP.Hải Phòng 50

2.2.2.1. Những kết quả đạt được 50

2.2.2.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân 52

2.2.2.2.1. Những tồn tại và hạn chế 52

2.2.2.2.2. Nguyên nhân 54

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI, CHI NHÁNH BẮC HẢI, TP.HẢI PHÒNG 58

3.1. Định hướng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới 58

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, Chi nhánh Bắc Hải, TP.Hải Phòng 61

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác kiểm định. 62

3.2.3. Chú trọng phát phát triển và thực hiện tốt hoạt động huy động vốn 62

3.2.4. Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ và các chuyên viên quan hệ khách hàng (Cán bộ, chuyên viên tín dụng) 64

3.2.5. Hoàn thiện và đổi mới chính sách chăm sóc khách hàng. 64

3.3 Một số kiến nghị 65

3.3.1 Kiến nghị đối với NHNN 65

3.3.2. Về phía Ngân hàng TMCP Quân Đội – MB, Chi nhánh Bắc Hải 66

3.3.3. Kiến nghị đối với các DNVVN 67

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, Chi nhánh Bắc Hải, TP. Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn vốn khoa học, kỹ thuật… thúc đẩy sự phát triển các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh và làm tăng quy mô hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng. Các chính sách về tài khoá – tiền tệ của NHNN trong từng giai đoạn khác nhau cũng trực tiếp tác động đến hoạt động cho vay của các NHTM. Trong thời kỳ các chính sách về tài khoá và tiền tệ được lới lỏng mở rộng thì hoạt động cho vay phát triển với quy mô rộng, ngược lại hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế, bó hẹp trong giai đoạn Chính phủ thực thi các chính sách nhằm thắt chặt tài khoá – tiền tệ. Tình hình phát triển và chỉ số về lạm phát của nền kinh tế trong nước và quốc tế: Ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế, với vai trò là trung gian tài chính ngân hàng thực hiện việc phân phối lại tiềm lực tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển và ngược lại khi kinh tế phát triển thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng. Đóng vai trò trọng yếu đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, hoạt động cho vay vận động cùng với tình hình phát triển kinh tế đi cùng với mức tăng của lạm phát của mặt bằng giá cả chung của nền kinh tế trong mỗi thời kỳ. Thực tế cho thấy, trong các thời kỳ kinh tế đạt sự tăng trưởng cao, với tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải nhu cầu về vốn vay thường cao đẩy mạnh hoạt động cho vay, làm tăng qui mô cho vay của các ngân hàng. Tuy nhiên, nếu kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng đi kèm mức lạm phát cao vì những lý do về chính sách tài khoá – tiền tệ, hoạt động cho vay sẽ bị kiềm chế bởi các cơ quan thực thi chính sách. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng các doanh nghiệp phải thắt lưng buộc bụng để chống đỡ kéo theo sự trì trệ trong hoạt động cho vay, quy mô hoạt động cho vay bị bó hẹp, ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức thậm chí có thể bị phá sản. Kế hoạch phát triển kinh doanh, chính sách tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ: Ngoài việc chịu ảnh hưởng của nhân tố vĩ mô như đường lối chính sách của Nhà nước, của cơ quan quản lý hoạt động NHTM, tình hình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, hoạt động cho vay của ngân hàng còn chịu tác động bởi các yếu tố nội tại của các ngân hàng cụ thể là kế hoạch phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ. Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng. Với tầm quan trọng và quy mô lớn, hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm. Với những hạn chế nhất định cũng như các điều kiện khác nhau ở các giai đoạn khác nhau, ngân hàng luôn đề ra những định hướng kế hoạch, những chính sách cụ thể nhằm thích ứng với những điều kiện thực tế, vận dụng tốt mọi tiềm lực để đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng là một nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngân hàng là một tổ chức tài chính, ngay từ những ngày đầu xuất hiện trải qua một thời gian dài hình thành và phát triển cho tới tận ngày nay, ngân hàng vẫn có đặc trưng quan trọng khác biệt với nhiều tổ chức tài chính khác (Các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm…) đó là thực hiện chức năng trung gian tài chính với hai mảng hoạt động chính: hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn. Hoạt động huy động vốn là hoạt động tìm kiếm và tập trung các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư và chuyển tới các khách hàng có nhu cầu vay vốn. Thông qua ngân hàng, nguồn vốn trực tiếp hoặc gián tiếp đến với khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau như: bảo lãnh, cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính… Như vậy, huy động vốn và sử dụng vốn là hai quá trình có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, có tác động qua lại lẫn nhau. Huy động vốn tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động sử dụng vốn, ngược lại hoạt động sử dụng vốn phát triển thúc đẩy quá trình huy động. Cho vay chiếm vị trí trọng yếu trong các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng, qua phân tích trên rõ ràng muốn mở rộng hoạt động cho vay thì hoạt động huy động vốn cần được chú trọng phát triển. Môi trường cạnh tranh và chính sách lãi suất có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng: Càng ngày ngân hàng càng phải hoạt động trong một môi trường kinh doanh có sự cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng khác, giữa ngân hàng với các tổ chức tài chính khác như các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ, các công ty bảo hiểm… Môi trường cạnh tranh đòi hỏi ngân hàng phải luôn đổi mới mình, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp để hấp dẫn khách hàng sử dụng các dịch vụ của mình. Một ngân hàng thực hiện tốt việc đa dạng các dịch vụ, cung cấp các dịch vụ với chất lượng tốt hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn, hoạt động cho vay đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng hơn và ngày càng được mở rộng. Lãi suất đóng vai trò như là giá cả của những đồng vốn vay, chính là giá trị xác định phần tiền mà các ngân hàng phải trả khi thực hiện hoạt động huy động vốn, phần tiền khách hàng phải thanh toán hàng kỳ trả nợ cho mỗi khoản vay của mình. Bởi vậy lãi suất chính là yếu tố nội tại quyết định đến lượng tiền cho vay ở mỗi thời kỳ, thời điểm khác nhau. Ngân hàng thi hành một chính sách lãi suất hiệu quả, có sức lãi suất cạnh tranh hơn so với các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác sẽ thu hút được nhiều khách hàng vay vốn hơn, hoạt động cho vay được mở rộng hơn và ngược lại. Tính chất mùa vụ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng Trong chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhu cầu về vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp ở các thời điểm ,giai đoạn khác nhau là khác nhau. Thực tế cho thấy, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vào cuối năm thường cao hơn các thời điểm khác trong năm, điều này có tác động đáng kể đến hoạt động cho vay của ngân hàng làm cho hoạt động cho vay của các ngân hàng vào dịp cuối năm thường trở lên sôi động nhất. Xác định rõ nhu cầu vốn ở những thời điểm khác nhau trong năm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng quản lý tốt lượng tiền cho vay. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn . Một trong 2 nguyên tắc vay vốn là sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, điều này khẳng định việc sử dụng vốn vay đúng mục đích có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động tín dụng. Rõ ràng hạn chế những rủi ro trong sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc hạn chế rủi ro trong tín dụng cho vay của ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt kết quả tốt, hiệu quả cao tạo được lòng tin và sự lạc quan đối với ngân hàng, thúc đẩy ngân hàng cho vay làm tăng quy mô tín dụng cho vay Hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng phụ thuộc vào thông tin về khách hàng vay vốn và về khoản vay. + Quyết định cho vay phải dựa trên thông tin về khách hàng vay vốn.Thẩm định uy tín khách hàng vay vốn là yêu cầu trước tiên và quan trọng nhất trong quan hệ tín dụng. + Quyết định cho vay phải dựa trên những thông tin về khoản vay. Bên cạnh những thông tin thu thập từ Ngân Hàng Nhà Nước. Thì các Ngân hàng thương mại phải xem xét bảng cân đối tài khoản nhưng không chỉ dừng lại ở các con số mà còn đưa ra nhiều nhận xét. Đánh giá đối chiếu những giữ liệu liên quan tác động lẫn nhau trong quá khứ, hiện tại, tương lai của khách hàng. Một trong những rủi ro lớn nhất mà ngân hàng phải đối mặt trong quá trình hoạt động kinh doanh tiền tệ, đó là rủi ro đạo đức và thông tin bất đối xứng. Khi các thông tin về khách hàng cung cấp cho ngân hàng trở lên đầy đủ và chính xác hơn chất lượng tín dụng sẽ cao hơn, các khoản cho vay của ngân hàng trở lên an toàn hơn, việc các doanh nghiệp tiếp cận với các khoản vay ngân hàng sẽ thuận lợi hơn. Ngân hàng phải được độc lập trong quyết định cho vay và hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định này Phần lớn nguồn vốn cho vay đều xuất phát từ nguồn vốn huy động của các thành phần kinh tế và tầng lớp dân cư, do vậy ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ, đúng hạn chính xác lãi và vốn cho khách hàng gửi tiền. Sự độc lập trong các quyết định cho vay của ngân hàng trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những khoản vay đó phát huy tác dụng tích cực. Mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội thiết thực và khi ấy thực tiễn và đạo lý ngân hàng mới chịu trách nhiệm hoàn toàn về các quyết định của mình. Mở rộng quy mô tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng. Ngân hàng thưong mại hoạt động kinh doanh theo phương châm “ Đi vay để cho vay”. Do đó chúng không thể tồn tại và phát triển nếu định hướng kinh doanh, cho vay của nó theo hình thức mạo hiểm, rủi ro. Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả tín dụng ngày càng được bổ sung để theo kịp những biến đổi của nền kinh tế, đặc biệt là quá trình phát triển của công tác tín dụng. Mặc dù chúng chưa được hoàn hảo, song nếu không được tôn trọng thực hiện nghiêm túc sẽ là một tai hoạ cho hiệu qủa tín dụng và hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB, CHI NHÁNH BẮC HẢI, TP.HẢI PHÒNG 2.1. Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Quân Đội – MB, Chi nhánh Bắc Hải, TP. Hải Phòng. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Quân Đội được thành lập theo Quyết định số 0054/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297 do Sở kế hoạch&Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994, chính thức được thành lập và đi vào hoạt động ngày 04/11/1994. Số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng với định hướng chủ yếu trong giai đọan ban đầu là phục vụ các doanh nghiệp Quân Đội tham gia phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng. Cổ đông sáng lập chủ yếu là các Tổng công ty, công ty và các Nhà máy thuộc bộ quốc phòng. Theo sự phát triển của nền kinh tế, mục tiêu của Ngân Hàng TMCP Quân Đội từng bước được thay đổi phù hợp với mục tiêu trở thành Ngân Hàng bán lẻ, đa năng và là một trong những Ngân Hàng hàng đầu của Việt Nam. Trong nhiều năm liền Ngân Hàng TMCP Quân Đội được xếp vào trong nhóm top 5 Ngân Hàng ngoài quốc doanh lớn nhất Việt Nam và nhận được nhiều giải thưởng cao quý như Sao Vàng Đất Việt, Ngân Hàng thanh toán tốt nhất trong năm, … Trải qua hơn 15 năm hoạt động, từ một trụ sở chính duy nhất tại 29A Điện Biên Phủ - Ba Đình – Hà Nội (hiện nay tại số 3 Liễu Giai – Ba Đình – Hà Nội), đến nay đã nâng tổng số điểm giao dịch lên hơn 100 tại hầu hết các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam vào cuối năm 2009, với vốn điều lệ liên tục tăng từ 20 tỷ đến 4.400 tỷ đồng vào năm 2008 và đạt 5.300 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2009. Các cổ đông chính của Ngân Hàng TMCP Quân Đội bao gồm: Tổng công ty Viễn thông Quân Đội Viettel, công ty vật tư công nghiệp bộ quốc phòng (GAET), tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam, tổng công ty xây dựng Trường Sơn, công ty Tân Cảng, Ngân Hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Do nhu cầu phát triển mạng lưới tới các tỉnh, thành phố, khu đô thị có kinh tế phát triển, đến năm 2004 Ngân Hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Lê Chân – Chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh Ngân Hàng Quân đội Hải Phòng được thành lập theo quyết định số 63/QĐ-NHNN-HĐQT ngày 27/04/2004 của chủ tịch hội đồng quản trị Ngân Hàng TMCP Quân Đội, hoạt động giao dịch ngày 03/07/2004 và chính thức khai trương ngày 09/08/2004, có đăng ký kinh doanh số 0213010132 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hải Phòng cấp ngày 22/06/2004. Lúc đầu thành lập chỉ với 08 người nhưng chi nhánh đã cố gắng và đạt được các chỉ tiêu cấp trên giao, tạo được uy tín trên địa bàn cũng như với các khách hàng giao dịch. Sau gần 4 năm hoạt động, với nhu cầu phát triển và mở rộng quy mô hoạt động hơn, Chi nhánh Lê Chân đã được nâng cấp và đổi tên thành Chi nhánh Bắc Hải – Trực thuộc Hội Sở Ngân Hàng TMCP Quân Đội. Tên đầy đủ: Ngân Hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Bắc Hải (Military Commerical Joint Stock Bank – Bac Hai Branch) có trụ sở tại Số 57 Đường Điện Biên Phủ, Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng, theo quyết định số 167/QĐ/NHQĐ/HĐQT ngày 17/03/2008, đồng thời thành lập mới phòng giao dịch Lê Chân. Chi nhánh Bắc Hải thực hiện hoạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán riêng, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Ngân Hàng TMCP Quân Đội và pháp luật. Sau khi chuyển đổi, chi nhánh Bắc Hải gồm 33 người trong đó Phòng giao dịch Lê Chân gồm 10 người, sau một thời gian hoạt động, hiện nay tổng nhân sự của chi nhánh Bắc Hải gồm có 40 người và duy trì hoạt động có hiệu quả. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của chi nhánh. Với tổng số nhân sự là 40 người chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc, dưới giám đốc là 06 phòng ban thực hiện các chức năng và nhiệm vụ khác nhau (Bao gồm cả phòng giao dịch Lê Chân), cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân Hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Bắc Hải được trình bày như sơ đồ sau: GIÁM ĐỐC (01) BP. HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP (01) BP. QUẢN LÝ TÍN DỤNG (03) PHÒNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (01) PHÒNG QHKH (13) - BỘ PHẬN KHDN - BỘ PHẬN KHCN - BỘ PHẬN HỖ TRỢ PHÒNG KẾ TOÁN VÀ DVKH (11) - KẾ TOÁN - TELLER - QUỸ PHÒNG GIAO DỊCH LÊ CHÂN (10) Sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức Ngân Hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Bắc Hải Chú thích: KHDN: Khách hàng doanh nghiệp KHCN: Khách hàng cá nhân DVKH: Dịch vụ khách hàng Cơ cấu tổ chức bộ máy của chi nhánh còn đơn giản, phù hợp với mô hình Chi nhánh hiện nay. Theo cơ cấu tổ chức chung của Ngân Hàng TMCP Quân Đội – MB với các Chi nhánh có dư nợ <800 tỷ VNĐ, giám đốc sẽ chịu trách nhiệm quản lý phó giám đốc, bộ phận hành chính tổng hợp, bộ phận quản lý tín dụng, phòng quan hệ khách hàng và các phòng giao dịch. Tuy nhiên, hiện nay chi nhánh Bắc Hải chưa có phó giám đốc nên giám đốc trực tiếp quản lý và điều hành các phòng ban và phòng giao dịch như sơ đồ 1.1. Với quy mô nhân sự và khối lượng công việc còn ít nên việc giám đốc trực tiếp quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, tuy nhiên khi quy mô nhân sự cũng như khối lượng công việc tăng lên, nếu chưa có phó giám đốc giúp việc thì khối lượng công việc giám đốc phải quản lý là khá lớn sẽ dẫn đến có những sai sót trong quản lý điều hành chi nhánh. 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban * Giám đốc: Quản lý điều hành các phòng ban và các công việc chung của Chi nhánh. * Bộ phận hành chính tổng hợp: - Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, công tác xây dựng cơ bản cho Chi nhánh. - Xây dựng quy định về lề lối làm việc, đề xuất định mức lao động và tiền lương trong chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. - Thực hiện công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ. - Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Ngân Hàng TMCP Quân Đội trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi được phân cấp uỷ quyền. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. * Phòng Công nghệ thông tin: - Thực hiện công tác thiết lập, cài đặt hệ thống mạng nội bộ và mạng Internet cho chi nhánh và các đơn vị trực thuộc - Phụ trách việc bảo trì, sửa chữa hệ thống máy tính và mạng nội bộ của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. - Thực hiện các yêu cầu về công nghệ thông tin do Hội sở và Phòng pháp chế yêu cầu. - Tư vấn và hướng dẫn cho các phòng ban khác về công nghệ thông tin và cách thức sử dụng hệ thống thông tin của Ngân Hàng. * Bộ phận quản lý tín dụng: - Thực hiện thẩm định độc lập các khoản tín dụng theo quy định trước khi các bộ phận kinh doanh trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Quản lý, đánh giá, đề xuất biện pháp hạn chế rủi ro sẽ phát sinh trong hoạt động tín dụng của Ngân Hàng. - Thực hiện công tác báo cáo (Ngân Hàng Nhà Nước, Hội sở Ngân Hàng TMCP Quân Đội) liên quan đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh Bắc Hải - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc Chi nhánh giao. * Phòng quan hệ khách hàng: - Tổ chức thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo đúng quy định của pháp luật và của Ngân Hàng TMCP Quân Đội. - Xây dựng và thực hiện các kế hoạch huy động nguồn vốn, kế hoạch kinh doanh đồng thời xây dựng chương trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội, phát triển mạng lưới hoạt động, chính sách khách hàng cho chi nhánh và đơn vị trực thuộc. - Tổ chức theo dõi, đôn đốc công tác thu hồi nợ đến hạn, quá hạn. Đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn, tài sản thế chấp, cầm cố thu hồi nợ. - Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng đầy đủ, cẩn thận. Kết hợp với các bộ phận khác để bảo quản tài sản và hồ sơ tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, chiết khấu… - Thức hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc Chi nhánh giao. * Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng: - Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc hoạch toán kế toán của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc chính xác, đầy đủ và kịp thời theo chế độ quy định. - Thực hiện dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chi trả kiều hối và các dịch vụ thanh toán khác. - Theo dõi, phản ánh tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và quản lý tài sản, các loại vốn, chứng từ có giá của chi nhánh. - Lập kế hoạch theo dõi việc thực hiện thu chi tài chính, chấp hành chế độ báo cáo thống kê, quyết toán tài chính với Hội sở, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà Nước. - Phổ biến và hướng dẫn thủ tục giao dịch cho khách hàng đầy đủ, chu đáo, tuyệt đối chấp hành quy chế bảo mật cho khách hàng của Ngân Hàng Nhà Nước và Ngân Hàng TMCP Quân Đội. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc Chi nhánh giao. 2.1.2.3. Các hoạt động của Chi nhánh. 2.1.2.3.1. Hoạt động huy động vốn: Là hình thức huy động đóng vai trò quan trọng, mang lại nguồn vốn lớn cho hoạt động của Chi nhánh, bao gồm: - Huy động vốn tiền gửi: Huy động theo hình thức này chủ yếu là tiền gửi của dân cư và tổ chức dưới hình thức có kỳ hạn (chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi chờ thanh toán của tổ chức) và không kỳ hạn (tiền gửi phục vụ nhu cầu thanh toán của tổ chức, cá nhân). Đây là nguồn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân Hàng. Hiện nay, hoạt động tiền gửi của Chi nhánh diễn ra khá sôi nổi với nhiều chương trình khuyến khích người dân gửi tiền như chương trình: “Gửi tiền tiết kiệm trúng tiền tỷ” hay chương trình “Lì xì đầu năm ” của Ngân Hàng Quân Đội. - Huy động từ phát hành các công cụ nợ: Chủ yếu là phát hành kỳ phiếu và trái phiếu. Kỳ phiếu dùng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn, trái phiếu phát hành để huy động vốn trung-dài hạn cho Chi nhánh. - Huy động từ việc vay Hội Sở: Chi nhánh thực hiện đi vay Hội Sở nhằm điều hoà vốn trong toàn hệ thống, tăng dự trữ đảm bảo tốt khả năng thanh khoản của Chi nhánh. - Huy động từ nợ khác: Bao gồm huy động các khoản uỷ thác, tiền ký quỹ, các khoản nợ thuế chưa nộp, lương chưa trả… đây là hình thức huy động chỉ mang tính thời điểm, thụ động và thường có khối lượng nhỏ không đáng kể. - Ngoài ra, Chi nhánh thực hiện phát hành thẻ góp phần làm tăng nguồn vốn không kỳ hạn. 2.1.2.3.2. Hoạt động tín dụng: Đây là hoạt động cơ bản tiếp theo sau hoạt động huy động vốn của Chi nhánh, là hoạt động mang lại thu nhập chính cho Chi nhánh, gồm những loại tín dụng sau: - Phân loại theo thời hạn: Tín dụng bao gồm; tín dụng ngắn hạn có thời gian đến 12 tháng, tín dụng trung hạn có thời gian trên 1 năm đến 5 năm, tín dụng dài hạn có thời gian trên 5 năm. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn vay vượt qua khó khăn sau những ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đối với các khoản vay ngắn hạn, Chi nhánh Bắc Hải triển khai thực hiện mức lãi suất hỗ trợ là 4%/năm theo quyết định 131/2009/QĐ – TTg và Thông tư số 02/2009/TT – NHNN có thời hạn từ ngày 01/02/2009 đến hết ngày 31/12/2009. - Phân loại theo tài sản bảo đảm: Tín dụng có tín dụng có tài sản đảm bảo và tín dụng không có tài sản đảm bảo. - Phân loại theo hình thức: Tín dụng bao gồm chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và phát hành L/C. Trong đó có 02 hình thức cho vay là cho vay theo hạn mức và cho vay theo món. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Quân Đội – MB, Chi nhánh Bắc Hải, TP.Hải Phòng. Theo số liệu thu thập được qua 03 năm hoạt động gần nhất của Chi nhánh Bắc Hải nhận thấy tình hình hoạt động của Chi nhánh về cơ bản là khá tốt bao gồm 02 mảng hoạt động chính: huy động vốn và sử dụng vốn (hoạt động tín dụng). 2.1.3.1 Nguồn vốn: Tận dụng triệt để các ưu thế về thương hiệu, về đội ngũ nhân viên có kiến thức và nắm chắc nghiệp vụ, Chi nhánh Bắc Hải thực hiện hoạt động huy động vốn chủ yếu trong khu vực dân cư một cách ổn định và chắc chắn. Đồng thời với việc áp dụng hệ thống máy móc thiết bị hịên đại vào giao dịch đã tạo được tâm lý thoải mái và tin tưởng của khách hàng, làm cho lượng khách đến giao dịch ngày càng tăng. Bên cạnh việc huy động vốn trong dân cư, Chi nhánh cũng tăng cường huy động từ các doanh nghiệp, các tổ chức trong nền kinh tế. Bảng 01: Kết quả huy động vốn Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị % Giá trị % Chênh lệch Giá trị % Chênh lệch Không KH 17,839 8.66 15,087 5.54 -2,752 14,672 4.36 -415 Ngắn hạn 110,468 53.64 169,499 62.29 59,031 226,224 67.15 56,725 Trung-dài hạn 77,624 37.69 87,508 32.16 9,884 95,993 28.49 8,425 Tổnghuy động 205,931 100 272,094 100 66,163 336,889 100 64,735 Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh Bắc Hải các năm. Nhìn vào bảng trên nhận thấy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh tương đối đa dạng theo kỳ hạn bao gồm huy động tiền gửi không kỳ hạn, ngắn hạn và trung-dài hạn. - Xét về tổng thể huy động: Tổng vốn huy động của Chi nhánh tăng qua các năm, tổng vốn huy động của Chi nhánh năm 2008 là 272,094 Trđ tăng 66,163 Trđ so với năm 2007, tổng vốn huy động năm 2009 của Chi nhánh là 336,889 Trđ tăng 64,735 Trđ so với năm 2008. Như đã biết, hai năm 2008 và năm 2009 nền kinh tế thế giới có những biến động mạnh do chịu ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính mà xuất phát là nước Mỹ-một cường quốc kinh tế với sự sụp đổ hàng loạt của các Ngân Hàng lớn, đặc biệt là ngành Ngân Hàng – tài chính. Hoạt động của các Ngân Hàng trở lên khó khăn hơn bao giờ hết, tuy nhiên với những nỗ lực của đội ngũ nhân viên cũng như ban lãnh đạo, hoạt động của Chi nhánh đã được đảm bảo ổn định. Hơn nữa với những chính sách hợp lý, đặc biệt là sự tăng lên đáng kể của lãi suất huy động (có lúc đến ngưỡng 18%/ năm), Chi nhánh đã thu hút được nhiều lượng tiền nhàn rỗi của các tổ chức và cá nhân trong dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. - Huy động tiền gửi không kỳ hạn: Tổng huy động tiền gửi không kỳ hạn của Chi nhánh năm 2007 là 17,839 Trđ, năm 2008 là 15,087 Trđ, năm 2009 là 14,672 Trđ. Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm dần qua các năm, nguyên nhân là do có sự dịch chuyển giữa tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn. Hơn nữa do tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu được sử dụng để đảm bảo về nhu cầu thanh toán các khoản phát sinh thường xuyên của tổ chức và cá nhân, thời điểm cuối năm 2008 là thời điểm các tổ chức có nhiều khó khăn về vốn nên lượng vốn dự trữ thanh toán tại các Ngân Hàng không nhiều. Cụ thể, tổng huy động tiền gửi không kỳ hạn của Chi nhánh năm 2008 giảm 2,752 Trđ so với năm 2007, tổng huy động tiền gửi không kỳ hạn của Chi nhánh năm 2009 giảm 415 Trđ so với năm 2008. Tuy vậy lượng vốn huy động từ nguồn tiền gửi không kỳ hạn của Chi nhánh vẫn ở mức cao so với các Ngân Hàng thương mại khác trên cùng địa bàn. - Huy động tiền gửi ngắn hạn: Nguồn tiền gửi ngắn hạn là nguồn huy động chủ yếu phục vụ cho hoạt động tín dụng ngắn hạn, một phần nguồn ngắn hạn được sử dụng cho vay Trung-dài hạn với tỷ trọng nhất định theo quy định chung của Ngân Hàng Nhà Nước, và quy định cụ thể của Ngân Hàng TMCP Quân Đội trong từng thời kỳ khác nhau. Theo bảng báo cáo trên, nhận thấy nguồn huy động ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng nguồn huy động và tương đối ổn định qua các năm. Tuy vậy, giá trị của nguồn huy động ngắn hạn tăng qua các năm, cụ thể giá trị huy động từ nguồn tiền gửi ngắn hạn của Chi nhánh năm 2008 là 169,499 Trđ tăng 59,031 Trđ so với năm 2007, năm 2009 là 226,224 Trđ tăng 56,725 Trđ so với năm 2008. Nguyên nhân chính là Ngân Hàng TMCP Quân Đội đã tạo được uy tín lớn đối với người gửi tiền. - Huy động tiền gửi trung-dài hạn: Tiền gửi trung-dài hạn là nguồn huy động mà Chi nhánh sử dụng để cho vay trung-dài hạn, và là nguồn có tính chủ động cao đối với Ngân Hàng do nguồn này có kỳ hạn dài. Nguồn huy động từ tiền gửi trung-dài hạn của Chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm được báo cáo nhưng tỷ trọng so với tổng nguồn huy động giảm qua các năm, nguyên nhân là do có sự cạnh tranh giữa các Ngân Hàng về nguồn vốn, lãi suất huy động được điều chỉnh để cạnh tranh theo hướng thu hút chủ yếu nguồn vốn ngắn hạn dẫn đến có sự dịch chuyển lớn từ nguồn huy động trung-dài hạn này sang nguồn huy động ngắn hạn của người gửi. Thêm vào đó, việc cân nhắc lợi ích giữa gửi tiết kiệm ngân hàng kỳ hạn dài so với lợi ích từ việc nắm giữ Vàng, hay đầu tư vào Bất động sản… nhất là vào năm 2009 với sự lên giá mạnh mẽ của vàng, người gửi chuyển tiền đầ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31729.doc
Tài liệu liên quan