Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bà Triệu

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CHOVAY ĐỐI VỚI DNNQD CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Khái quát về DNNQD 3

1.1.1. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp 3

1.1.2. Vai trò của DNNQD 5

1.1.2.1. Tác động mạnh mẽ đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: 5

1.1.2.2. Thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động 6

1.1.2.3. Góp phần tăng thu nhập quốc dân 7

1.1.2.4.Tăng thu Ngân sách Nhà nước 8

1.1.2.5.Thu hút nhiều vốn đầu tư của xã hội, đổi mới kỹ thuật - công nghệ làm động lực cho tăng trưởng. 8

1.1.3. Đặc điểm của DNNQD 9

1.2. Hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNQD 12

1.2.1. Khái quát về cho vay của NHTM 12

1.2.2. Nguyên tắc cho vay của NHTM 13

1.2.2.1. Khách hàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích 13

1.2.2.2. Khách hàng phải cam kết hoàn trả cả vốn và lãi đúng thời hạn 13

1.2.3. Phân loại cho vay đối với DNNQD 14

1.2.3.1. Theo thời hạn cho vay 14

1.2.3.2. Theo mức độ tín nhiệm với khách hàng 14

1.2.3.3. Theo phương thức cho vay 15

1.2.3.4. Theo phương thức hoàn trả 17

1.2.3.5. Theo đối tượng thực hiện hợp đồng cho vay 17

1.2.4. Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng No&PTNT 18

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của NHTM đối với các DNNQD 21

1.3.1. Nhân tố chủ quan (phía NHTM) 21

1.3.1.1. Chính sách của Ngân hàng 21

1.3.1.2. Khả năng huy động vốn của Ngân hàng 22

1.3.1.3. Nguồn nhân lực của ngân hàng 23

1.3.1.4. Sự phát triển của công nghệ thông tin ngân hàng 23

1.3.1.5. Các nhân tố chủ quan khác 23

1.3.2. Nhân tố khách quan 24

1.3.2.1. Các nhân tố từ phía doanh nghiệp 24

1.3.2.2. Các nhân tố khách quan khác 25

Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD Ở CHI NHÁNH NH NO&PTNT BÀ TRIỆU 27

2.1. Tổng quan về NH No&PTNT Bà Triệu 27

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 27

2.1.2. Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Bà Triệu 29

2.1.3. Nhiệm vụ của chi nhánh Bà Triệu 30

2.1.4. Tình hình hoạt động của chi nhánh thời gian qua 32

2.1.4.1. Tổng nguồn vốn huy động 32

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng 35

2.1.4.3. Các hoạt động khác 36

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNQD ở chi nhánh Bà Triệu 39

2.2.1. Hoạt động cho vay theo thành phần kinh tế 39

2.2.1.1. Doanh số cho vay 39

2.2.1.2. Doanh số thu nợ 41

2.2.1.3. Tổng dư nợ 43

2.2.1.4. Dư nợ xấu (trong tổng dư nợ) 45

2.2.2. Một số khách hàng DNNQD tiêu biểu 46

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay đối với DNNQD của chi nhánh Bà Triệu 48

2.3.1. Kết quả đạt được 48

2.3.2. Hạn chế 49

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên 50

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan 50

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan 51

Chương 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD Ở CHI NHÁNH BÀ TRIỆU 54

3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh trong thời gian tới 54

3.1.1. Định hướng chung 54

3.1.1.1. Mục tiêu kinh doanh trong năm 2006 54

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển của chi nhánh trong năm 2006 54

3.1.2. Định hướng đối với hoạt động cho vay DNNQD 55

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với DNNQD 56

3.2.1. Mở rộng hoạt động huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. 56

3.2.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên 56

3.2.3. Nâng cao công nghệ ngân hàng, sử dụng rộng rãi máy tính đạt bình quân 1 máy/1 người, kết nối Internet. 56

3.2.4. Thay đổi hệ thống chính sách ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát triển của chi nhánh cũng như yêu cầu mở rộng hoạt động tín dụng đối với khách hàng, bao gồm: 57

3.2.4.1. Mở rộng hoạt động Marketing 57

3.2.4.2. Mở rộng cơ chế cho vay 58

3.2.4.3. Mở rộng quan hệ với khách hàng 58

3.3. Một số kiến nghị 58

3.3.1. Đối với NH No&PTNT Đông Hà Nội 58

3.3.2. Đối với NH No&PTNT Việt Nam 59

3.3.3. Đối với các DNNQD 60

3.3.4. Đối với NH Nhà nước 61

3.3.5. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 61

KẾT LUẬN 63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bà Triệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm bảo. Các tài sản thuộc sở hữu công, kém hoặc mất phẩm chất hoặc phi pháp đều bị loại khỏi đảm bảo. Mặt khác tại các ngân hàng, các DNNQD chỉ được vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo, điều này quá khắt khe với các DNNQD – đối tượng đang rất cần vốn để phát triển. 1.3.2.2. Các nhân tố khách quan khác - Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động tới tất cả mọi thành phần kinh tế, từ các DNNQD cho tới bản thân các NHTM. Nền kinh tế đang trên đà phát triển sẽ giúp các DNNQD tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ tốt hơn, có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, tăng quy mô vốn và nguồn nhân lực, làm cho hoạt động cho vay của NHTM cũng sôi động hơn. Mặt khác, khi nền kinh tế suy thoái, lạm phát, tỷ giá hối đoái thay đổi theo chiều hướng bất lợi gây ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHTM. Đồng thời, hoạt động kinh doanh không hiệu quả tại các DNNQD có thể làm cho các doanh nghiệp này không trả nợ Ngân hàng như đúng hẹn, gây ra tình trạng nợ xấu trong Ngân hàng, ảnh hưởng rất lớn tới sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của NHTM. - Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật ban hành, tính đầy đủ thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành luật và trình độ dân trí. Môi trường pháp lý có thể là hệ thống Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân hàng với rất nhiều quy định đảm bảo hoạt động của các doanh nghiệp hay hệ thống NHTM diễn ra ổn định và hiệu quả. Luật pháp có nhiệm vụ tạo môi trường pháp lý lành mạnh và công bằng cho tất cả mọi thành phần kinh tế cùng hoạt động. Môi trường pháp lý có thể khuyến khích hay hạn chế sự phát triển của các DNNQD, từ đó làm phát sinh hay hạn chế nhu cầu vay vốn của các DNNQD đối với hệ thống các NHTM - Môi trường xã hội: Cho vay là hoạt động dựa trên cơ sở niềm tin của Ngân hàng đối với khách hàng. Dù thực hiện một quy trình cho vay rất khắt khe đối với DNNQD để hạn chế và đề phòng mọi rủi ro có thể xảy ra, nhưng các NHTM luôn luôn phải đối mặt với một loại rủi ro mang yếu tố xã hội, thuộc về bản thân con người, đó là rủi ro đạo đức. Tìm hiểu môi trường xã hội để xem xét phong cách kinh doanh của khách hàng mình, xem xét các yếu tố xã hội như yếu tố về nguồn nhân lực, quản lý để đưa ra một kết luận cho vay hiệu quả. - Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của những DNNQD hoạt động trong ngành: nông nghiệp, ngư nghiệp, cà phê… từ đó ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNQD . Chương 2: THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNNQD Ở CHI NHÁNH NH NO&PTNT BÀ TRIỆU 2.1. Tổng quan về NH No&PTNT Bà Triệu 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK), với tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Bank Agriculture and Rural Development là một trong những Ngân hàng ra đời sớm nhất, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. AGRIBANK có tổ chức tiền thân là Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập 26/3/1988 theo quyết định số 53/HĐBT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng đã qua 2 lần đổi tên, lần thứ nhất đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo quyết định 400/CT ngày 14/11/1990 của Thủ tướng chính phủ. Sau đó theo quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được Thủ tướng chính phủ ủy quyền, Ngân hàng chính thức đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như hiện nay. Ngày 05/06/2002, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Agribank tại quyết định số 571/2002/QĐ-NHNN. Theo điều lệ, Agribank là doanh nghiệp Nhà nước loại đặc biệt được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, có tư cách pháp nhân, thời hạn hoạt động 99 năm, trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, có con dấu riêng, có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. Ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ vì mục tiêu lợi nhuận đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Hội sở chính của Ngân hàng ở số 2 Láng Hạ, Hà Nội. AGRIBANK là một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2005, tổng nguồn vốn của AGRIBANK đạt 190657 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 6411 tỷ đồng, tổng tài sản có là 206763 tỷ đồng, trên 1800 chi nhánh được phân bố rộng khắp trên toàn quốc với 29429 cán bộ công nhân viên (chiếm 40% tổng số cán bộ nhân viên toàn hệ thống ngân hàng) phục vụ cho hơn 10 triệu khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Tổng số dự án nước ngoài mà AGRIBANK tiếp nhận và triển khai là 82 dự án với tổng số vốn 2,805 tỷ USD trong đó giải ngân qua AGRIBANK là 2,018 tỷ USD. Hiện nay AGRIBANK có quan hệ đại lý với trên 932 ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế ở 114 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. AGRIBANK cũng là thành viên của nhiều hiệp hội lớn có uy tín: hiệp hội tín dụng nông nghiệp nông thôn châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp quốc tế (CICA) và hiệp hội Ngân hàng châu Á (ABA); đồng thời đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn: Hội nghị FAO (năm 1991), Hội nghị APRACA (năm 1996 và 2004), Hội nghị tín dụng nông nghiệp quốc tế CICA (năm 2001), Hội nghị APRACA về thủy sản (năm 2002)…. Với vị thế là Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, AGRIBANK đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu to lớn đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. NH No&PTNT Bà Triệu (gọi tắt là chi nhánh Bà Triệu) là một trong rất nhiều chi nhánh, nằm trong hệ thống chi nhánh của Agribank. Chi nhánh Bà Triệu ra đời 16/4/2002, trực thuộc NH No&PTNT Láng Hạ, khi đó cơ sở vật chất của ngân hàng rất sơ sài và chỉ có 13 cán bộ. Đến 1/7/2003, theo quyết định của Chủ tịch HĐQT NH No&PTNT Việt Nam, chi nhánh Bà Triệu tách khỏi NH No&PTNT Láng Hạ chuyển sang chịu sự quản lý của NH No&PTNT Đông Hà Nội. Chi nhánh Bà Triệu là chi nhánh cấp II, loại IV, là một đại diện pháp nhân của NH No&PTNT Việt Nam, có con dấu riêng, trực tiếp giao dịch kinh doanh, hạch toán nội bộ, tiến hành hoạt động kinh doanh tiền tệ và quản lý ngân hàng, tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và những cam kết của mình. Chi nhánh thực hiện giao dịch mọi hoạt động dưới sự quản lý của Tổng Giám Đốc NH No&PTNT Việt Nam và sự điều hành của giám đốc chi nhánh. Trong gần 4 năm qua, chi nhánh Bà Triệu luôn không ngừng phát triển, mở rộng thị trường đầu tư, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh khác và tăng lợi nhuận. Chi nhánh đã chiếm lĩnh thị trường khẳng định vị chí của mình là NHTM hoạt động có hiệu quả, luôn hoàn thành kế hoạch, thu hút ngày càng đông số lượng khách hàng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Đầu năm 2003, chi nhánh đã kết nối mạng SWIFT, các máy tính đều được nối mạng nội bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý. Đây là kết quả của sự đổi mới, nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ nhân viên chi nhánh Bà Triệu trong quá trình triển khai đề án tái cơ cấu hoạt động ngân hàng, lành mạnh hóa tình hình tài chính, đổi mới mô hình tổ chức gắn liền với chuẩn mực quốc tế, đa dạng hóa, hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế và từng bước áp dụng các chuẩn mực ngân hàng hiện đại vào các lĩnh vực hoạt động của chi nhánh. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Bà Triệu Chi nhánh Bà Triệu là một chi nhánh nhỏ, với số lượng cán bộ là 22 người trong đó: Trình độ thạc sỹ: 3 người Trình độ đại học: 16 người Trình độ cao đẳng: 3 người Cơ cấu của chi nhánh được tổ chức khá đơn giản và gọn nhẹ, thể hiện dưới sơ đồ: Giám đốc Phó giám đốc (1 phó giám đốc phụ trách và 1 phó giám đốc kinh doanh) Phòng kế hoạch - kinh doanh Phòng kế toán - ngân quỹ Phòng tổ chức - hành chính Do đặc điểm của chi nhánh là Ngân hàng cấp II loại IV nên cơ cấu tổ chức và hoạt động của chi nhánh có những đặc điểm riêng. Các phòng được xắp xếp khoa học về nhân lực cũng như công việc tạo cho các nhân viên được làm việc trong môi trường chuyên môn hoá cao, có quan hệ hữu cơ với nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình kinh doanh. 2.1.3. Nhiệm vụ của chi nhánh Bà Triệu Chi nhánh Bà Triệu là một ngân hàng thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có bảng tổng kết tài sản và con dấu riêng. Trong sự phát triển chung của nền kinh tế, chi nhánh Bà Triệu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau: 1) Huy động vốn: - Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với mức lãi suất linh hoạt. - Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của NH No&PTNT Việt Nam. - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NH No&PTNT. - Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của NH No&PTNT Việt Nam. 2) Cho vay: - Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền. - Cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân và hộ sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp ủy quyền. 3) Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: - Cung ứng các phương tiện thanh toán - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ. - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NH No&PTNT Việt Nam. 4) Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác: - Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm: thu, phát tiền mặt; mua bán vàng bạc; máy rút tiền tự động dịch vụ thẻ; cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại tờ có giá khác; thẻ thanh toán; nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước và NH No&PTNT Việt Nam cho phép. 5) Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng giám đốc NH No&PTNT Việt Nam cho phép. 6) Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định dự án tín dụng vượt quyền phán quyết; trình chi nhánh cấp trên quyết định. 7) Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NH No&PTNT Việt Nam. 8) Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định. 9) Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của chi nhánh cấp trên và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 10) Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của chi nhánh cấp trên. 11) Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị phục vụ trực tiếp cho việc kinh doanh của chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệu của NH No&PTNT Việt Nam. 12) Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh cấp trên giao. 2.1.4. Tình hình hoạt động của chi nhánh thời gian qua 2.1.4.1. Tổng nguồn vốn huy động a) Nguồn vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ Bảng 1: Tổng nguồn vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 tr.đ tỷ trọng tr.đ tỷ trọng tr.đ tỷ trọng tr.đ tỷ trọng Tổng nguồn 136.752 100% 239.600 100% 364.520 100% 327.949 100% Nội tệ 109.569 80% 206.746 86% 273.725 75% 268.849 82% Ngoại tệ 26.82 20% 32.854 14% 90.795 25% 59.100 18% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của chi nhánh Bà Triệu) Tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm, năm 2003 tăng 175% so với năm 2002, năm 2004 tăng 152% so với năm 2003, năm 2005 giảm 63429 tr.đ, chỉ bằng 90% so với năm 2004. Qua 4 năm hoạt động, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh hiện nay tăng gấp 2,5 lần so với năm đầu hoạt động (năm 2002). Trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động ta nhận thấy, nguồn nội tệ tăng rất nhanh qua các năm 2003 (tăng 1,9 lần so với 2002), năm 2004 (tăng 1,3 lần so với 2003) và giảm một chút vào năm 2005, nhưng nguồn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn, thấp nhất vào năm 2004, chiếm 75% tổng nguồn vốn, cao nhất vào năm 2003, chiếm 86% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy, chi nhánh có thế mạnh trong việc thu hút nguồn tiền gửi nội tệ. Nguồn ngoại tệ có tăng và tăng mạnh nhất vào năm 2004, tăng 276% so với năm 2003, và sau đó giảm vào năm 2005, giảm 31695 tr.đ bằng 65% so với năm 2004. Nguồn ngoại tệ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Thực tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có rất nhiều các NHTM có kinh nghiệm và uy tín trong việc thu hút nguồn vốn nói chung và nguồn ngoại tệ nói riêng, việc huy động vốn từ ngoại tệ thực tế vẫn chưa được chi nhánh quan tâm. Như vậy trong năm 2005, nguồn vốn huy động có sự thay đổi lớn so với các năm trước, tổng nguồn vốn giảm dẫn tới nội tệ và ngoại tệ cũng giảm so với năm 2004. Thực tế, năm 2005 là năm có nhiều biến động lớn nhất về lãi suất huy động vốn trên thị trường các ngân hàng, dẫn đến tình trạng các ngân hàng nỗ lực đưa ra các chiêu thức huy động vốn hấp dẫn nhằm đánh vào tâm lý của người dân là muốn gửi tiền vào nơi có lãi suất cao. Lãi suất tăng vọt là cơ hội song cũng là thách thức đối với các NHTM. Khó khăn lúc này là chi nhánh không được phép điều chỉnh lãi suất sao cho phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình hoạt động của chi nhánh. Chỉ khi có quyết định của ngân hàng cấp trên, chi nhánh mới được phép thay đổi lãi suất. Lãi suất cho vay tăng đột biến, chi nhánh muốn mở rộng tín dụng phải xem xét cân đối giữa thu và chi, giữa thu lãi suất từ hoạt động cho vay và chi lãi suất cho hoạt động đi vay. Lãi suất tăng gây khó khăn cho chi nhánh trong việc thu hút số lượng khách hàng cũng như tăng trưởng tín dụng. b) Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn Bảng 2: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 tr.đ (%) tr.đ (%) tr.đ (%) tr.đ (%) Tổng nguồn 136.752 100% 239.600 100% 364.520 100% 327.949 100% TG không kỳ hạn 20.127 15% 37.739 16% 77.090 21% 37.748 12% TG có kỳ hạn < 12 tháng 29.922 22% 122.498 51% 203.115 56% 148.309 45% TG có kỳ hạn >= 12 tháng 86.703 63% 79.363 33% 84.315 23% 141.892 43% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của chi nhánh Bà Triệu) Tiền gửi không kỳ hạn hay còn gọi là tiền gửi thanh toán chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn, có tăng dần qua các năm (năm 2003, tăng 17612 tr.đ, năm 2004 tăng 39351 tr.đ) và giảm mạnh vào năm 2005, giảm 39342 tr.đ so với năm 2004. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do trong năm 2004, chi nhánh nhận dịch vụ chi bảo hiểm xã hội cho 2 quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Do vậy, vào thời điểm cuối hàng tháng, chi nhánh nhận được một lượng lớn tiền gửi không kỳ hạn (ước tính 45000 tr.đ) chuyển về chuẩn bị cho công tác chi trả. Sang năm 2005, sau khi phân tích kỹ hiệu quả của dịch vụ này thấy không mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng, chi nhánh đã tạm ngừng phục vụ cơ quan Bảo hiểm xã hội, dẫn tới việc giảm sút ở nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, tăng mạnh vào năm 2003, tăng 92576 tr.đ tức tăng 409% so với năm 2002, năm 2004 tăng 80617 tr.đ tức tăng 166% so với năm 2003. Sự tăng này phần lớn do chi nhánh đã khai thác nguồn tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm vào năm 2005, giảm 54806 tr.đ chỉ bằng 73% so với năm 2004. Nguyên nhân là từ năm 2005 trở đi, chi nhánh không được nhận nguồn tiền gửi từ các tổ chức tín dụng. Nguồn vốn của chi nhánh chỉ bao gồm tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng trưởng không đều. Năm 2003, nguồn này giảm 7304 tr.đ tức giảm 8% so với năm 2002. Năm 2004, nguồn này tăng 4952 tr.đ tức tăng 106% so với năm 2003, và tăng vọt vào năm 2005, tăng 57577 tr.đ bằng 168% so với năm 2004. Nguyên nhân là do có sự dịch chuyển nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng sang kỳ hạn trên 12 tháng, chủ yếu là 13 tháng trong năm 2005. Mặt khác, nguồn tiền gửi có kỳ hạn hoàn toàn là tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế nên chi nhánh hoàn toàn có thể chủ động trong việc tăng trưởng dư nợ. Hiện tại chi nhánh mới chỉ thu hút chủ yếu nguồn tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và tổ chức kinh tế, tiền gửi thanh toán chiếm tỷ lệ nhỏ nên lãi suất đầu vào còn tương đối cao. Do vậy, chi nhánh cần tìm kiếm và khai thác thêm nguồn vốn nhàn rỗi ở tất cả các kỳ hạn, đặc biệt là tiền gửi thanh toán nhằm hạ lãi suất đầu vào. Đồng thời huy động nguồn vốn ở các kỳ hạn dài (trên 24 tháng) phục vụ cho nhu cầu tín dụng (ngắn, trung, dài hạn) và tăng lợi nhuận cho chi nhánh. 2.1.4.2. Hoạt động tín dụng Tín dụng không chỉ là chức năng cơ bản của các Ngân hàng thương mại, mà còn là chức năng cơ bản của hầu hết các định chế tài chính. Tín dụng là khoản mục sử dụng vốn lớn nhất của các Ngân hàng, vì vậy, sự thành công hay thất bại của Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tín dụng. Nhận thức được vấn đề này trong những năm qua hoạt động tín dụng của chi nhánh Bà Triệu đã không ngừng phát triển. a) Dư nợ tín dụng theo nội tệ, ngoại tệ Bảng 3: Dư nợ tín dụng theo nội tệ, ngoại tệ Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 65797 100% 211649 100 299729 100% 243726 100% Nội tệ 65797 100% 166.875 79% 224.868 75% 166.06 68% Ngoại tệ - - 44.774 21% 74.861 25% 77.666 32% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm) Tổng dư nợ của chi nhánh tăng trưởng ổn định qua các năm. Năm 2003, tổng dư nợ tăng 145852 tr.đ, đạt 322% so với năm 2002. Năm 2004, tăng 88080 tr.đ, đạt 142% so với năm 2003. Năm 2005, tổng dư nợ giảm 56003 tr.đ, chỉ đạt 81% so với năm 2004. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh giảm so với năm 2004 do nguyên nhân chủ yếu sau: Trong năm 2005, một số khách hàng có dư nợ lớn tại chi nhánh đã chuyển toàn bộ giao dịch về Ngân hàng No&PTNT Đông Hà Nội. Tổng dư nợ của các khách hàng đã chuyển đi ước đạt 100 tỷ đồng với doanh số cho vay xấp xỉ 250 tỷ đồng/năm. Trong tổng dư nợ, dư nợ nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu, có tính chất ổn định với phần lớn là khách hàng truyền thống. Dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng qua các năm và ngày chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong tổng nguồn vốn (tăng từ 21% lên 15% và 32% qua 3 năm). Dư nợ ngoại tệ từ mức con số 0, đến nay chi nhánh đã đạt mức dư nợ 77666 tr.đ, chiếm 32% tổng dư nợ. Điều đó cho thấy nhu cầu vay vốn ngoại tệ của khách hàng tại chi nhánh ngày càng tăng. Dư nợ ngoại tệ tại chi nhánh chủ yếu đầu tư cho các đối tượng thanh toán hàng nhập khẩu, xuất khẩu hoặc các hoạt động sản xuất kinh doanh có nguồn thu từ ngoại tệ. b) Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn Bảng 4: Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 65797 100% 211649 100% 299729 100% 243726 100% Ngắn hạn 40346 61% 164800 78% 242693 81% 172890 71% Trung hạn 19451 39% 32711 15% 38306 13% 54843 23% Dài hạn - - 14138 7% 18730 6% 15993 7% (Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm) Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ, tăng mạnh vào năm 2003, tăng 124454 tr.đ, tăng 408% so với năm 2002; tiếp tục tăng vào năm 2004, tăng 77893 tr.đ, đạt 147% so với năm 2003. Đến năm 2005, dư nợ ngắn hạn giảm 69803 tr.đ chỉ đạt 71% so với năm 2004. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ trung hạn trong cơ cấu tổng dư nợ giảm, từ 39% (năm 2002) xuống còn 23% (năm 2005), nhưng tăng đều qua các năm, năm 2003 tăng 13260 tr.đ so với năm 2002, năm 2004 tăng 6595 tr.đ so với năm 2003, năm 2005 tăng 16537 tr.đ so với năm 2004. Dư nợ dài hạn có tămg trưởng song chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ. 2.1.4.3. Các hoạt động khác Ngoài huy động vốn và cho vay, chi nhánh còn duy trì và phát triển 1 số hoạt động kinh doanh khác như thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ bảo lãnh… nhằm cung cấp ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng và tăng lợi nhuận cho chi nhánh. a) Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Cùng với sự phát triển các mặt nghiệp vụ khác, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ cũng có nhiều chuyển biến tích cực, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho chi nhánh. Bảng 5: Thanh toán quốc tề và kinh doanh ngoại tệ Đơn vị: 1000 USD Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Thanh toán chuyển tiền - Số món 75 86 147 190 - Số tiền 2316 1500 1643.49 5312.33 Thanh toán L/C + nhờ thu - Số món 23 100 451 400 - Số tiền 3791.64 21300 54031 22000 Thanh toán biên mậu (tr.đ) 0 425 2717 Kinh doanh ngoại tệ Doanh số mua ngoại tệ 7476 10518 31093 Doanh số bán ngoại tệ 7436 9501 31867 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm) Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ ngày càng phát triển qua các năm trên tất cả các mặt hoạt động, trong đó nổi bật nhất là thanh toán mở L/C và nhờ thu với số lượng món mở liên tục tăng hơn 4 lần qua các năm 2003 và 2004. Số tiền thu được từ hoạt động này cũng tăng đáng kể, năm 2003, số tiền thu được tăng 17508.36 nghìn USD đạt 562% so với cùng kỳ năm 2002, và tiếp tục tăng trong năm 2004, tăng 32731 nghìn USD tức tăng 164% so với năm 2003. Đến năm 2005, thanh toán L/C giảm cả về số lượng thanh toán và doanh số chỉ đạt 41% so với năm 2004. Hoạt động thanh toán biên mậu là hoạt động thanh toán qua biên giới mới được đưa vào hoạt động năm 2003, nhưng sau 3 năm hoạt động đã đem lại kết quả ban đầu rất đáng khích lệ với mức độ tăng trưởng gấp hơn 5 lần của năm 2004 so với năm 2003. Cùng với đó, sự tăng trưởng của kinh doanh ngoại tệ, cả doanh số mua vào và doanh số bán ra đều tăng mạnh làm tăng nguồn thu lãi từ kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế cho chi nhánh. Có được những kết quả trên là do chi nhánh đã tích cực mở rộng quan hệ, thu hút được khách hàng hoạt động xuất nhập khẩu lớn với nguồn thu ngoại tệ lớn về giao dịch tại chi nhánh, đồng thời cũng là sự phấn đấu lao động hết mình của bộ phận thanh toán quốc tế phòng kinh doanh chi nhánh Bà Triệu, mặc dù với quân số ít ỏi chỉ có 3 người những đã làm việc hết sức mình để tạo ra khoản thu nhập hết sức quý báu đóng góp vào thu nhập chung của toàn chi nhánh. Để phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi nhánh cần tập trung khai thác các đối tượng khách hàng có hàng xuất khẩu và có nguồn thu lớn về ngoại tệ, đồng thời mở rộng dịch vụ chi trả kiều hối nhằm khai thác tối đa nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu khách hàng, đem lại thu nhập cho chi nhánh. b) Nghiệp vụ bảo lãnh Với chi nhánh Bà Triệu là ngân hàng cấp II, loại IV với quy mô hoạt động nhỏ, do đó nghiệp vụ bảo lãnh cũng phát triển với quy mô nhỏ nhưng chất lượng của các nghiệp vụ bảo lãnh khá tốt. Bảng 6: Nghiệp vụ bảo lãnh Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số món bảo lãnh đã phát hành 106 116 130 Số dư bảo lãnh 2232 5308 55590 Phí bảo lãnh 31 93 110 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh qua các năm) Hoạt động bảo lãnh phát triển qua các năm cả về số món bảo lãnh, số dư bảo lãnh và phí thu được từ hoạt động bảo lãnh. Và một điều đáng mừng là chi nhánh chưa từng phải thực hiện một nghĩa vụ bảo lãnh nào, tất cả các khoản bảo lãnh đều đảm bảo khả năng thực hiện hoặc thời hạn trả nợ. Điều này chứng tỏ uy tín của chi nhánh là một ngân hàng hoạt động khá tốt và hiệu quả. Nó cũng thể hiện cố gắng rất lớn của chi nhánh trong việc khai thác tối đa các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng nguồn thu từ phí của dịch vụ này. c) Hoạt động tài chính, kế toán, thanh toán ngân quỹ Để thực sự là cơ sở hỗ trợ đắc lực cho công tác huy động vốn và công tác cho vay, công tác tài chính, kế toán, thanh toán ngân quỹ luôn được quan tâm đúng mức. Chi nhánh luôn tập trung nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán như: thanh toán bù trừ, thanh toán chuyển tiền điện tử, thanh toán chuyển tiền thường…. Cán bộ kế toán ngân quỹ được trang bị kiến thức vi tính cơ bản, sử dụng máy móc trong thao tác nghiệp vụ chuyên môn, tạo điều kiện cho việc thanh toán được nhanh chóng, an toàn, đặc biệt là trong thanh toán chuyển tiền điện tử. Hoạt động kế toán, thanh toán ngân quỹ luôn bám sát hoạt động kinh doanh đáp ứng kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng, đảm bảo hạch toán chính xác chế độ thu chi tài chính, quản lý tài sản cơ quan, tiền mặt, chứng từ có giá an toàn tuyệt đối luôn tạo được lòng tin đối với khách hàng. 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNQD ở chi nhánh Bà Triệu Cho vay đối với DNNQD từ trước đến nay luôn là một trong những hoạt động chính trong nghiệp vụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36293.doc
Tài liệu liên quan