Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương 1 3

CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG 3

1.1. Các vấn đề cơ bản trong hoạt động cho vay tiêu dùng

ở Ngân hàng thương mại 3

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng 3

1.1.2 Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 4

1.1.3. Các loại hình cho vay tiêu dùng 6

1.1.4. Lợi ích của hoạt động cho vay tiêu dùng đối với kinh tế - xã hội 9

1.2. Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng ở Ngân hàng thương mại 11

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay tiêu dùng 15

1.3.1. Các nhân tố khách quan 15

1.3.2. Các nhân tố chủ quan 18

1.4. Quy trình cho vay tín dụng tiêu dùng: 20

Chương 2 26

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 26

2.1. Lịch sử hình thành 26

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư

và phát triển Vĩnh Phúc 27

2.3. Bộ máy tổ chức hoạt động 28

2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh phúc

trong năm 2006 và 2007 31

2.5. Hoạt động cho vay tiêu dùng ở BIDV Vĩnh Phúc

trong những năm gần đây 35

2.5.1. Chính sách cho vay tiêu dùng của BIDV 35

2.5.1.1. Sản phẩm tín dụng tiêu dùng 36

2.5.1.2. Một số vấn đề liên quan đến tín dụng tiêu dùng 36

2.5.2. Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Vĩnh Phúc 38

2.5.3. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Vĩnh Phúc 43

2.5.3.1. Những mặt đạt được của hoạt động cho vay tiêu dùng

của BIDV Vĩnh Phúc 43

2.5.3.2. Những mặt hạn chế của BIDV Vĩnh Phúc trong cho vay

tiêu dùng 44

2.5.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay

tiêu dùng của BIDV Vĩnh Phúc 45

Chương 3 47

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV – VĨNH PHÚC 47

3.1. Xu hướng phát triển cho vay tiêu dùng trong những năm tới 47

3.2. Định hướng mở rộng tín dụng Tiêu dùng. 49

3.3. Biện pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV –

Vĩnh phúc 49

3.3.1. Tăng vốn điều lệ 49

3.3.2. Mở rộng hoạt động Marketing 50

3.3.3. Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng 53

3.3.4. Xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm cho vay tiêu dùng 53

3.3.5. Mở rộng kênh phân phối 55

3.3.6. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 55

3.3.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 56

KẾT LUẬN 58

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2761 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích và thẩm định khách hàng vay vốn Cán bộ tín dụng tìm hiểu tư cách khách hàng, năng lực pháp lý và các thông tin chi tiết về khách hàng Thẩm định đánh giá khả năng tài chính của khách hàng kiểm tra độ chính xác của các khoản thu nhập, số dư các tài khoản tiền gửi hiện có, nhà cửa... mà khách hàng đã khai báo Bước 3: Dự kiến lợi ích mà ngân hàng thu được khi phê duyệt cho vay Tính toán lãi và phí có thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt. Kết hợp với những tổng thể các lợi ích khi thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng. Bước 4: Các biện pháp bảo đảm tiền vay Bảo đam tiền vay là việc khách hàng vay vốn dùng các loại tài sản của mình hoặc các bên thứu 3 để cầm cố thế chấp, bảo lãnh nhằm thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. TSĐB là cơ sở xác nhận trách nhiệm của người vay, giảm rủi ro tín dụng. CBTD khi thẩm đinh tài sản đảm bảo cần phải đạt được các nội dung sau: Kiểm tra tình trạng thực tế của TSĐB tiền vay Phân tích thẩm đinhTSĐB tiền vay CBTD lập báo cáo thẩm định cho vay sau khi đã có sự bàn bạc xem xét kỹ lưỡng đối với hồ sơ vay và có sự thảo luận với cán bộ thẩm định Bước 6: Phê duyệt khoản vay và ký hợp đồng tín dụng Căn cứ bộ hồ sơ vay vốn, căn cứ đề xuất của CBTD/ tái thẩm định và trưởng phòng tín dụng khoản vay sẽ được ban lãnh đạo có thẩm quyền cho vay phê duyệt CBTD sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSĐB. Bước 7: Giải ngân CBTD quản lý giải ngân kiểm tra xem xét lại và xác nhận là có đầy đủ chứng từ CBTD quản lý giải ngân cho kế toán thực hiện giải ngân món vay cho khách hàng, và việc giải ngân được hạch toán đầy đủ trong sổ kế toán của ngân hàng Bước 8: Kiểm tra giám sát khoản vay Kiểm tra giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn đôn đốc khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích như đã ký trong hợp đồng, hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ đúng hạn cam kết Bước 9: Tất toán khoản vay Khi đến hạn cán bộ tín dụng cần phải thu nợ gốc và lãi, phí khoản vay tất toán các hợp đồng tài sản đảm bảo tiền vay, hoàn trả lại tài sản đảm bảo cho khách hàng. Một số yếu tố được sử dụng trong hệ thống tính điểm Hiện nay một số ngân hàng sử dụng hệ thống tính điểm để đánh giá đơn xin vay của khách hàng. Hệ thống tính điểm có ưu điểm là giải quyết một cách nhanh chóng khối lượng lớn yêu cầu mà không cần nhiều sức người điều đó giảm chi phí hoạt động và đó có thể là cách đánh giá có hiệu quả thay thế cho những cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm, nó cũng giảm bớt những khoản nợ khó đòi. Sau đây là một vài yếu tố thường được sử dụng trong hệ thống tính điểm Thứ nhất: nghề nghiệp hay loại công việc của khách hàng + Khách hàng có công việc chuyên nghiệp trình độ cao thì được chấm điểm cao nhất sau đó đến những công việc và trình độ thấp hơn như công nhân kỹ thuật, nhân viên văn phòng, sau đó là sinh viên + Nghệ nghiệp của khách hàng là yếu tố gián tiệp quan trọng nhất quyết đinh đến khả năng trả nợ của khách hàng Thứ 2: Mức thu nhập và sự ổn định trong thu nhập là những thông tin quan trọng đối với các cán bộ tín dụng trong khi xem xét đơn xin vay. Những khách hàng có mức lương cơ bản ổn đinh và cao sẽ được đánh giá cao Đây là yếu tố quan trọng trong hệ thống tính điểm vì nó quyết định trực tiếp đến nguồn trả nợ của khách hàng Thứ 3: Tài khoản tiền gửi và số dư các tài khoản tiền gửi Đây là một chỉ tiêu gián tiếp về tổng thu nhập và sự ổn đinh thu nhập của khách hàng Khi nắm được số dư các tài khoản này ngân hàng có quyền tịch thu trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đúng hạn, một khách hàng có nhiều tài khoản có số dư tiền gửi lớn thường được đánh giá cao Thứ 4: Xếp loại chất lượng tín dụng Đối với những khách hàng trước đây có những khoản tín dụng tốt, trả được nợ gốc và lãi đúng hạn sẽ được đánh giá cao hơn những người có khoản tín dụng xấu trước đây vì ngân hàng cho rằng có thể căn cử vào số lượng các khoản tín dụng tốt trước đó để xác suất chp khoản tín dụng là tốt rất cao và ngược lại với những người có những khoản tín dụng xấu thì cần phải có người đứng ra bảo lãnh. Thứ 5: Sự ổn định về việc làm và nơi cư trú Trong hệ thống tính điểm sẽ đưa ra yếu tố là khoảng thời gian mà khách hàng làm việc tại nơi làm việc hiện nay, nếu khoảng thời gian đó dài chứng tỏ khách hàng có sự ổn đinh trong công việc và được cho điểm số cao hơn những người có thời gian làm việc ngắn. Hầu hết các ngân hàng không muốn cho vay đối với những khách hàng mới làm việc ở nơi làm việc trong một thời gian ngắn Thứ 6: Tình trạng hôn nhân gia đình Điều này sẽ quyết định đến việc chi tiêu của khách hàng những người có gia đình rồi sẽ chi tiêu nhiều hơn so với những người độc thận, và số lượng người ăn theo cũng sẽ lớn hơn. Yếu tố này không được đánh giá với thang điểm 10 mà thường đánh giá với thang điểm dao động khoảng 5 điểm Một ngân hàng có chính sách tín dụng thắt chặt sẽ không thể mở rộng hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng do khi thực hiện chính sách tín dụng đó ngân hàng sẽ có mức giới hạn tín dụng cho từng đối tượng một cách chặt chẽ và sẽ chú trọng cho vay đối với các món có rủi ro thấp và dư nợ tín dụng sẽ không được cao. Khi ngân hàng thực thi chính sách tín dụng linh hoạt nhằm mục tiêu lợi nhuận cao thì hạn mức tín dụng giành cho cho vay tiêu dùng sẽ được tăng lên. Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC 2.1. Lịch sử hình thành Năm 1997 cùng với sự tái lập tỉnh, Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Vĩnh Phúc ra đời bằng việc sát nhập hai chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Vĩnh Yên và Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Mê Linh, trở thành chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Với tổng tài sản ban đầu là 50 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay chiếm trên 30 tỷ. Lúc này các hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay chỉ định theo kế hoạch của Nhà nước với khách hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp. Hoạt động huy động vốn còn thấp, các nghiệp vụ còn đơn giản như cho vay, nhận tiền gửi, thanh toán trong nước. Khách hàng đa số là doanh nghiệp Nhà nước. Sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Vĩnh phúc đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường thực hiện tích cực đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, không ngừng phân đấu vươn lên khẳng định vị thế của mình là một trong những ngân hàng thương mại đứng đầu của tỉnh với nhũng bước tăng trưởng và phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tự to lớn trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Tính đến cuối năm 2007 tổng tài sản của chi nhánh đạt 1.265 tỷ VNĐ với tổng số cán bộ nhân viên là 139 người Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc được thành lập theo quyết định số 262/QĐ/TCCB ngày 20/112/1996 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Theo quyết định này: Giải thể Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phú để thành lập Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Phú Thọ và chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc. Hệ thống mạng lưới họat động của NHĐT & PT Vĩnh Phúc được mở rộng gồm: 1 hội sở chính, 1 phòng giao dịch, 1 quỹ tiết kiệm Huyện Bình xuyên: 1 phòng giao dịch Huyện Yên Lạc: 1 phòng giao dịch Đặc biệt trong hoạt động là phát triển đa dạng hóa sản phẩm như: giảm cho vay chỉ định theo kế hoạch Nhà nước và cho vay xây lắp, mở rộng cho vay theo lãi xuất thị trường ở các ngành nghề lĩnh vực khác như công nghiệp, thương mại, đầu tư kinh doanh, cho vay các tổ chức và cá nhân..... Góp phần nâng cao tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh lên tới trên 88%. 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc Cũng như các ngân hàng khác, Ngân hàng ĐT&PT Vĩnh phúc có chức năng và nhiệm vụ chính là một trung gian tài chính, làm nhiệm vụ huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức để đầu tư cho vay nhằm thu lợi nhuận cho mình và tạo nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Ngân hàng phục vụ tất cả mọi khách hàng là các thành phần kinh tế trong xã hội có nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như: - Nhận tiền gửi tiết kiệm kỳ phiếu, trái phiếu dưới mọi hình thức và kỳ hạn khác nhau - Đầu tư cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn - Dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế....vv. Đặc biệt các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế như: Thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền kiều hối của ngân hàng có thị phần đáng kể trên địa bàn...vv - Ngoài ra các sản phẩm dịch vụ khác như: Bảo lãnh, rút tiền tự động bằng thẻ ATM, trả lương, gửi hộ tài sản....vv - Tư vấn dự án đầu tư và các dịch vụ Ngân hàng khác - Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh mở L/C và các hình thức bảo lãnh khác. 2.3. Bộ máy tổ chức hoạt động Ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc là chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Việt Nam, thực hiện theo mô hình hiện đại hóa ngân hàng. Đứng đầu là ban lãnh đạo gồm 1 giám độc và 2 phó giám độc, trực thuộc quản lý điều hành của ban giám đốc có 3 phòng giao dịch và 7 phòng tại hội sở Cơ cấu tổ chức: Giám đốc Phòng giao dịch Vĩnh Yên Tổ chức hành chính Nguồn vốn kinh doanh Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Phòng giao dịch Phúc yên Thanh toán quốc tế Giao dịch yên lạc Tài chính kế toán Dịch vụ khách hàng Tín dụng dịch vụ Tiền tệ kho quỹ Chức năng và nhiệm vụ chính của các phòng nghiệp vụ như sau - Phòng tổ chức hành chính Tổ chức hoạt động của phòng do một Trưởng phòng và một hoặc một số phó trưởng phòng giúp việc Nhiệm vụ của phòng tôt chức hành chính là theo dõi, quản lý và đánh giá toàn diện cán bộ trong cơ quan, tiếp thu chính sách của ngành của nhà nước , về công tác tổ chức cán bộ để tham mưu cho giám đốc chi nhánh. - Phòng nguồn vốn kinh doanh Điều hành phòng quản lý kinh doanh có một trưởng phòng, một phó trưởng phòng giúp việc Phòng quản lý kinh doanh có nhiệm vụ tính toán cân đối toàn diện quá trình hoạt động nguồn vốn và sử dụng vốn trong hoạt động của chi nhánh về các mặt cơ cấu, tỷ trọng, lãi suất, kỳ hạn.... để đạt hiệu quả trong kinh doanh. Tổng hợp và tổ chức xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, kế hoạch trung dài hạn của chi nhánh. - Phòng tín dụng dịch vụ Điều hành phòng Tín Dụng có Trưởng phòng và một phó Trưởng phòng. Phòng tín dụng có nhiệm vụ tổ chức triển khai hoạt động đầu tư tín dụng ngắn trung và dài hạn, các nghiệp vụ bảo lãnh của chi nhánh. Thực hiện đánh giá, phân tích thị trường, khách hàng trong đầu tư tín dụng và bảo lãnh. Định hướng các chính sách và giải pháp tín dụng từng giai đoạn, từng khu vực. Triển khai cơ chế nghiệp vụ, chế độ chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng, bảo lãnh đối với cán bộ phòng. - Phòng tài chính kế toán Tổ chức chỉ đạo phòng Kế Toán có Trưởng phòng và một Phó Trưởng phòng Nhiệm vụ của phòng kế toán là tổ chức triển khai hạch toán kế toán trong toàn chi nhánh. Tổ chức triển khai các hoạt động thanh toán trong nước các giao dịch với khách hàng, các chế độ chứng từ luân chuyển chứng từ...., thực hiện quản lý và tổ chức hoạt động đối với các bàn tiết kiệm.... - Phòng tiền tệ kho quỹ Tổ chức chỉ đạo các hoạt động của phòng do một trưởng phòng và phó phòng giúp việc Nhiệm vụ của phòng kho quỹ là tổ chức giao dịch thu phát tiền với khách hàng tại quầy giao dịch và các bàn tiết kiệm, tổ chức triển khai quản lý kho quỹ, vận chuyển tiền... - Phòng thanh toán quốc tế Tổ chức hoạt động của phòng do một Trưởng phòng và một phó phòng giúp việc Nhiệm vụ của phòng là thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngọai tế theo đúng các quy định đảm bảo an toàn cho khách hàng, cân đối các nguồn ngoại tệ để phục vụ xuất khẩu mở rộng kinh doanh. - Phòng dịch vụ khách hàng Tổ chức hoạt động của phòng do một Trưởng phòng và một phó Trưởng phòng giúp việc Nhiệm vụ của phòng là thực hiện mở tài khoản tiền gửi khách hàng, xử lý các yêu cầu của khách hàng liên quan đến tài khoản, thực hiện các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng, thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt, thực hiện thu nợ, thu lãi tiền vay, thực hiện các công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.... 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh phúc trong năm 2006 và 2007 - Công tác huy động vốn Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng nó tạo nguồn vốn cho ngân hàng tiến hành các hoạt động khác. Ngân hàng huy động vốn từ nguồn tiền gửi của khách hàng, nguồn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền gửi của khách hàng. Ngân hàng đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc luôn coi trọng công tác huy động vốn và coi nguồn vốn là yếu tố đầu tiên trong kinh doanh, quyết định sự tồn tại của ngân hàng. Với một cơ cấu vốn hợp lý sẽ là cơ sở để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tổng nguồn vốn của BIDV Vĩnh Phúc tăng trưởng đều qua các năm, năm 2005 tăng 5.5% so với năm 2006 và năm 2007 tăng 6% so với năm 2006. Qua số liệu trên ta thấy trong mấy năm gần đây ngân hàng BIDV luôn có tốc độ tăng trưởng cao. Nguồn tiền huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế tăng 12% so với năm 2006 và năm 2005. Đặc thù ngân hàng BIDV Vĩnh Phúc chủ yếu là cho vay đối với các dự án lớn, các tổ chức kinh tế nên nguồn tiền huy động được từ các tổ chức kinh tế là cao hơn hẳn so với các nguồn huy động khác Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng ĐT và PT Vĩnh Phúc Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tổng nguồn vôn 989.365 1.012.364 1.136.652 Nguồn vốn huy động 753.356 780.368 830.328 Từ dân cư 386.634 391.325 417972 Từ các tổ chức kinh tế 366.722 389.043 412.356 ( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh năm 2005, 2006, 2007) Năm 2005 lượng tiền huy động từ các tổ chức kinh tế là 366.722 triệu đồng, chiếm 48.67% số nguồn vốn huy động năm 2005 và chiếm 37.06% tổng nguồn động vốn huy động năm 2005, sang năm 2006 con số đó là 38.42% so với tổng nguồn vốn và năm 2007 là 36.28%. Ta thấy nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đang chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng ĐT và PT Vĩnh Phúc. Nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2005 chiếm 39% trên tổng nguồn vốn. Năm 2006 chiếm 38.65% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2007 chiếm 36.77 % tổng nguồn vốn. Việc huy động vốn không tránh khỏi sự mất cân đối về kỳ hạn nhưng ngân hàng ĐT và PT Vĩnh Phúc cũng đã có những biện pháp để làm giảm sự mất cân đối này Tỷ trọng vốn huy động tiền gửi từ các TCKT chiếm Tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn chiếm Nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm Ngân hàng ĐT và PT Vĩnh Phúc luôn thực hiện đúng các quy định về công tác nguồn vốn, điều hành lãi suất linh hoạt, mềm dẻo. Chính vì vậy mà luôn giữ được nền vốn ổn định và tăng trưởng ở mức cao, đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn. - Tình hình sử dụng vốn Ngân hàng đầu tư và phát triển sử dụng nhiều loại hình cho vay Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ vàng Cho vay trả góp mua xe cơ giới, mua nhà ở Cho vay tài trợ dự án, cho vay tài trợ uỷ thác dự án (ODA) Tổng dư nợ tăng trưởng đều qua các năm cho thấy thế mạnh của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay, các khoản lãi thu về cho vay tạo một nguồn thu lớn cho ngân hàng. Bảng 2.2. Tình hình cho vay theo thời hạn của Ngân Hàng ĐT và PT Vĩnh Phúc Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền So với 2005 Số tiền So với 2006 1. Cho vay ngắn hạn VNĐ 458.320 540.120 81.800 621.500 81.380 2. Cho vay trung dài hạn VNĐ 245.364 274.740 29.376 408.500 133.760 ( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh năm 2005, 2006, 2007) Hoạt động tín dụng của ngân hàng đã bám sát mục tiêu chủ động tăng trưởng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ, chấp hành nghiêm túc giới hạn tín dụng cũng như các quy định, kỷ luật điều hành. Trong cơ cấu cho vay của ngân hàng ta thấy rằng ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Năm 2006 vay ngắn hạn tăng 17.84%. Sang năm 2007 dư nợ tín dụng tăng 15.14%. Tốc độ tăng đã giảm so với năm 2006, ngược lại với cho vay trung và dài hạn năm 2006 tăng so với năm 2005 là 11.97%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 48%. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch dần theo hướng tích cực phù hợp với định hướng của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Bảng 2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền So với 2005 Số tiền So với 2006 1. Nợ quá hạn ngắn hạn 8.234 7.662 - 572 1.53 - 7.509 Nợ quá hạn trung và dài hạn 2.356 1.612 - 744 2.130 510 ( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh năm 2005, 2006, 2007) Qua bảng trên ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn qua các năm đều giảm nhưng nợ quá hạn trung và dài hạn thì năm 2007 lại tăng lên. Cũng là do ngân hàng đã có những chính sách tín dụng hợp lý để giảm bớt tình trạng không trả được nợ và trong năm 2007 dư nợ tín dụng tăng cao nên nợ quá hạn trung và dài hạn tăng là một điều bình thường. 2.5. Hoạt động cho vay tiêu dùng ở BIDV Vĩnh Phúc trong những năm gần đây 2.5.1. Chính sách cho vay tiêu dùng của BIDV Thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng tập trung vào nhiều đối tượng hơn không chỉ chú trọng đến các cán bộ nhân viên làm trong thành phần kinh tế Nhà nước mà còn mở rộng cho vay đối với các khách hàng phi nhà nước. Khách hàng luôn được theo dõi, quản lý và đánh giá một cách tổng thể trên tất cả các phương diện: tình hình tài chính, công nợ quá khứ và hiện tại, tình hình công việc, nơi cư trú…. và được thế hiện dưới các văn bả lưu trữ hồ sơ khách hàng. Trên cơ sở đó ngân hàng thực hiện phân loại khách hàng từ đó có chính sách thích hợp, mở rộng tín dụng để đáp ứng yêu cầu về sản phẩm và dịch vụ đa dạng, hợp lý của khách hàng. Một số tiêu thức chính để phân loại khách hàng: - Các chỉ tiêu về tài chính: mức thu nhập, khả năng thanh toán của khách hàng - Các chỉ tiêu phi tài chính: Nghề nghiệp, tình hình bảo đảm tiền vay, các vấn đề nhân khẩu học liên quan đến khách hàng… - Các khách hàng có những đặc điểm tương đồng nhau sẽ được xếp vào một nhóm để tránh những rủi ro xảy ra, cũng như có thể đánh giá và quản lý khách hàng được tốt hơn Định kỳ cán bộ tín dụng tự chấm điểm để xếp loại khách hàng tín dụng. Phân loại khách hàng là một trong những cơ sở để định giá cho vay, dự phòng rủi ro cho từng loại khách hàng, từng khoản vay. Đồng thời cũng là cơ sở để nhận biết rủi ro tiềm ẩn của từng khoản vay. 2.5.1.1. Sản phẩm tín dụng tiêu dùng Các sản phẩm tín dụng hiện nay BIDV Vĩnh Phúc đang thực hiện - Cho vay mua ô tô phục vụ tiêu dùng cá nhân - Cho vay đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài - Cho vay hỗ trợ nhu cầu về nhà ở đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình - Cho vay đi du học - Cho vay đối với CBNV - Cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân 2.5.1.2. Một số vấn đề liên quan đến tín dụng tiêu dùng * Lãi suất áp dụng đối với cho vay tiêu dùng Lãi suất tuân thủ theo cơ chế lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, hướng dẫn của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam từng thời kỳ Ngân hàng ĐT và PT Vĩnh Phúc áp dụng cho vay với lãi suất thả nổi đối với trường hợp vay với thời hạn dài ( trên 1 năm) và tối thiểu bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng của BIDV cộng 0.2% tháng. Lãi suất được điều chỉnh vào ngày 01/01 và 01/07 hàng năm. Đối với trường hợp vay trên 1 năm áp dụng lãi suất cố đinh bằng lãi suất 12 tháng tiết kiệm cộng với phí ngân hàng. Ngân hàng cũng áp dụng những mức lãi suất ưu đãi cho các đối tượng khác nhau khi sử dụng loại hình CVTD Nguyên tắc vay vốn Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc như sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng - Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng - Việc đảm bảo tiền vay phải đúng quy đinh Điều kiện vay vốn - Có thế chấp tài sản: khách hàng là cá nhân + Có mục đích vay vốn được sử dụng cho các nhu cầu tiêu dùng hợp pháp + Có nguồn thu nhập ổn đinh, đảm bảo khả năng trả góp hàng tháng + Có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc được người thứ 3 có tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh như: số tiết kiệm… - Không thế chấp tài sản: Khách hàng là CBNV đang công tác tại các đơn vị có trụ sở trên cùng địa bàn hoạt động của ngân hàng, có thời gian công tác tính đến ngày vay trên 12 tháng, có bảo lãnh của đơn vị Thời hạn cho vay tiêu dùng - Ngắn hạn tối đa không quá 12 tháng - Trung hạn: từ 12 tháng đến 36 tháng - Không cho vay tiêu dùng trên 7 năm - Các món vay mua nhà thường chỉ giành cho đối tượng đã có khoảng 70% giá trị ngôi nhà nên ngân hàng chỉ cho vay 30% còn lại nhưng 30% đó phải nhỏ hơn 60% giá trị tài sản đảm bảo. Mức cho vay - Có tài sản thế chấp: căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ, giá trị tài sản thế chấp cầm cố, ví dụ cho vay mua ô tô tổng số tiền vay không quá 90% giá trị chiếc xe. - Không có tài sản thế chấp: mức cho vay tối đa không quá 10.000.000 đồng. - Hạn mức thấu chi được quy định trong hạn mức cho vay ngắn hạn. Phòng tín dụng sẽ thẩm định, đánh giá khả năng chi trả tiền lương, tiền công lao động và thu nhập khác cho khách hàng vay của đơn vị công tác, các điều kiện khác đảm bảo khả năng thanh toán nợ và trong phạm vi hạn mức tín dụng chung của ngân hàng để quyết định hạn mức thấu chi cho từng khách hàng. 2.5.2. Tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV Vĩnh Phúc Các khoản cho vay chính của BIDV Vĩnh Phúc là cho vay các dự án, cho vay xây lắp, cho vay kinh doanh, các món cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ cho vay tiêu dùng là rất ít chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng và khi báo cáo tổng hợp không tách tỷ lệ đó ra mà gộp vào trong cho vay ngắn hạn hoặc trung và dài hạn. Những năm trở lại đây ngân hàng có cho vay tiêu dùng nhưng tỷ trọng cho vay rất ít chỉ chiếm khoảng 3 đến 4 % trong tổng dư nợ. Hiện nay tỷ lệ này đã được nâng lên một cách đáng kể nhưng hình thức cho vay cũng như đối tượng cho vay còn nghèo nàn chưa tương xứng với nguồn lực của ngân hàng và các hình thức cho vay chủ yếu cho cán bộ công nhân viên trong ngân hàng vay phục vụ nhu cầu trang trải chi phí phát sinh trong cuộc sống nhưng dưới hình thức chủ yếu là cho vay cầm cố giấy tờ có giá hoặc cho vay tín chấp Các khách hàng không phải là cán bộ nhân viên thì phải có tài khoản hoặc đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì mới được xem xét các món vay tiêu dùng. Đối tượng khách hàng rất hạn chế nên số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng là không nhiều và thường hay bị trùng lặp với các khách hàng đã vay ở ngân hàng thường là vay dự án hoặc cho các doanh nghiệp vay. Bảng 2.4. Cơ cấu cho vay tiêu dùng của BIDV Vĩnh Phúc Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % sv 2005 Số tiền % sv 2006 Dư nợ cho vay tiêu dùng 73.526 86.732 17.96 99.896 15.177 Cho vay mua nhà ở 46.364 54.351 17.22 65.325 20.191 Cho vay mua ô tô 5.639 7.965 4.12 9.345 17.32 Cho vay tiêu dùng khác 21.523 24.416 13.44 25226 3.32 ( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh doanh năm 2005, 2006, 2007) Cơ cấu cho vay tiêu dùng của BIDV Vĩnh Phúc chủ yếu là cho vay mua nhà ở chiếm khoảng 54 % trên tổng dư nợ năm 2005 và tăng dần qua các năm, sở dĩ như vậy là do cho vay mua nhà ở ngân hàng sẽ được thế chấp đúng bằng giá trị của ngôi nhà mà hợp đồng cho vay thường chỉ vay khoảng 60% giá trị mua nên tạo sự an toàn tương đối lớn cho ngân hàng hơn so với các loại hình khác do vậy nó chiếm tỷ trọng tương đối cao đồng thời do nhu cầu nhà ở của người dân ngày càng tăng nên nhu cầu vay tiền mua nhà cũng tăng Tỷ trọng cho vay mua ô tô chiếm tỷ trọng thấp nhất do trong mấy năm gần đây nhu cầu mua ô tô mới tăng, đồng thời do cơ sở vật chất, và giá xe ô tô cũng khá cao nên nhu cầu mua ô tô chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu tín dụng cho vay tiêu dùng. Song hàng năm thì tỷ lệ này vẫn tăng lên cùng với tốc độ tăng của dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng Các hình thức cho vay tiêu dùng khác ví dụ như cho vay cầm cố giấy tờ có giá và cho vay qua thẻ tín dụng chiếm khoảng 40% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, mục đích tiêu dùng đối với loại hình này ngân hàng thường không kiểm soát chặt chẽ do tính an toàn của nó là khá cao, khách hàng vay thường có tài khoản cầm cố sổ tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu và ngân hàng thường không cho toàn bộ giá trị của giấy tờ có giá nên hoàn toàn đảm bảo ngân hàng sẽ thu đủ cả gốc và lãi vào ngày đáo hạn. Hiện nay thẻ của BIDV rất phát triển có nhiều loại thẻ rất được người tiêu dùng ưa chuộng, chi phí phát hành thẻ tương đối hợp lý và phù hợp với nhiều đối tượng do vậy việc cho vay qua thẻ rất tiềm năng và sẽ thu hút được số lượng lớn cho ngân hàng Loại hình cho vay tiêu dùng trung và dài hạn chỉ có loại hình cho vay qua thẻ và cho vay cầm cố giấy tờ có giá là loại hình ngắn hạn, hiện nay nguồn huy động vốn của BIDV chủ yếu là ngắn hạn do vậy ngân hàng đang đối mặt với rủi ro thanh khoản rất lớn, nên việc phát triển loại hình tín dụng ngắn hạn trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2858.doc
Tài liệu liên quan