Chuyên đề Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ

MỤC LỤC

 Trang

Lời mở đầu 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

 1- Tổng quan về ngân hàng thương mại 6

 1.1 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại 6

 1.2. Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại 10

 1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNVVN 18

 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ. 31

 I. Tổng quan về Chi nhánh 31

 1. Lịch sử hình thành 31

 2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh 34

 II- Thực trạng hoạt động Cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ 49

 1. Tình hình hoạt động tín dụng tại Chi nhánh(đến 31/12/2006) 49

 1.1. Kết quả cho vay, thu nợ, dư nợ 49

 1.2. Chất lượng tín dụng: 50

 1.3. Tín dụng theo loại hình doanh nghiệp: 51

 2. Thực trạng hoạt động cho vay các DNVVN tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ. 52

 3. Đánh giá khái quát thực trạng cho vay các DNVVN tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ.

 3.1. Thành tựu đạt được. 55

 3.2. Hạn chế và nguyên nhân 55

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ. 57

A. Định hướng phát triển hoạt động cho vay của Chi nhánh 57

 I. Mục tiêu định hướng hoạt động tín dụng năm 2007. 57

 1. Công tác chỉ đạo điều hành: 57

 2. Định hướng kinh doanh trong năm 2007: 57

B.Các biệ pháp để mở rộng hoạt động cho vay đối với các DNVVN 58

 1. Thực hiện chiến lược khách hàng toàn diện, cụ thể. 58

 2. Đẩy mạnh cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 63

 3. Thực hiện chính sách sản phẩm cho vay thu hút khách hàng. 67

 4. Thường xuyên tuyên truyền quảng cáo nâng cao uy tín vị thế của chi nhánh. 71

 5. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng tại chi nhánh. 72

C. Kiến nghị 72

 1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông Việt Nam 73

 2. Kiến nghị Đối với Ngân hàng Nhà nước 73

 3. Kiến nghị đối với nhà nước 74

Kết luận 75

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h không phù hợp sẽ khiến cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nếu hệ thống pháp luật ban hành không đầy đủ, không đồng bộ, các văn bản dưới luật còn nhiều mâu thuẫn trong khi thực hiện và chưa thật phù hợp với các ban ngành, các đơn vị có liên quan đến hoạt động tín dụng thì có ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Pháp luật sẽ tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh cho mọi hoạt động SXKD của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tiến hành thuận tiện và đạt kết quả cao. Nó còn là cơ sở pháp lý để giải quyết mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế. Các DN cũng như ngân hàng phải tuân thủ những quy định nghiêm chỉnh của pháp luật thì hiệu quả và lợi ích sẽ được đảm bảo. Môi trường pháp luật này luôn được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hơn để nó ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển chung của nền kinh tế, trong đó có hệ thống ngân hàng. * Các nhân tố khác Ngoài những nhân tố nêu trên, hiệu quả của công tác cho vay của ngân hàng còn chịu ảnh hưởng nhiều nhân tố chủ quan, khách quan khác như: thái độ phục vụ khách hàng, đạo đức xã hội, trang thiết bị phục vụ hoạt động hay những yếu tố môi trường như thời tiết, dịch bệnh… và các biện pháp trong bảo vệ môi trường sinh thái. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ. I.Tổng quan về Chi nhánh 1 Lịch sử hình thành Năm 1996 hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mới, cùng với các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh khác, hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp đã góp phần không nhỏ đáp ứng yêu cầu cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế trên mọi miền đất nước mà đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Quyết định số 280/QĐ- NHNN ngày 15/11/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam hoạt hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam được xác định thêm nhiệm vụ: Đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Đứng trước tình hình nhiệm vụ, xây dựng ngân hàng trong giai đoạn mới đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đất nước sau 10 năm đổi mới, đòi hỏi các tổ chức tín dụng cần phải đa năng hơn trong hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi thế cạnh tranh, góp phần thúc đẩy nhanh quà trình phát triển bền vững đổi mới kinh tế đươi ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII- Đại hội Đảng lần thứ hai trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế đất nước. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng quyết tâm xây dựng và củng cố tiếp tục đưa toàn hệ thống không ngừng lớn mạnh, không những đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước tại các khu vực đô thị, mà còn chủ động được nguồn vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam đã thể hiện định hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong những tháng cuối năm 1996 là: Củng cố và giữ vững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh và từmg bước chiếm lĩnh thị phần tại thị trường thành thị, phát triển kinh doanh đa năng, hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Từ thực tiễn trên, cùng với việc ra đời của một số Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tại các thành phố lớn, khu đô thị và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước trong giai đoạn 1996-1997. Ngày 1/8/1996 tại quyết định số 334/QĐ- NHNo-02 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát Nông thôn Láng Hạ được thành lập và chính đi vào hoạt động từ 17/3/1997. Đồng chí Kiều Trọng Tuyến, nguyên phó giám đốc sở giao dịch I ( nay là chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thăng Long) được cử giữ chức Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ. Các đồng chí Lê Hồng Phong- nguyên trưởng phòng Thanh toán Quốc tế chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội; Nguyễn Mạnh Tiến- nguyên phó trưởng phòng thư ký pháp chế Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, trợ lý Tổng giám đốc được cử giữ chức phó giám đốc chi nhánh. Đồng chí Ngô Quốc Ninh- Trưởng phòng kinh tế kế hoạch Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La được cử giữ chức phó trưởng phòng, phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh. Đồng chí Trần xuân Đạo chuyên viên ban tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam được cử giữ chức phó trưởng phòng kế hoạch kinh doanh. Đồng chí Cao Thị Hạnh- chuyên viên Ban Hạch toán kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là phó phòng, phụ trách phòng kế toán ngân quỹ. Đồng chí Đậu Thị Quý- nguyên trưởng quỹ tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam được cử giữ chức vụ phó trưởng phòng kế toán ngân quỹ- phụ trách bộ phận ngân quỹ. Tổng số cán bộ viên chức Chi nhánh Láng Hạ ban đầu chỉ có 13 người( từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội, Sở giao dịch I về nhận nhiệm vụ. Biên chế tổ chức của chi nhánh ban đầu gồm Ban giám đốc( 3 đồng chí) có 2 phòng chức năng là kế hoạch kinh doanh và kế toán ngân quỹ. - Phòng kế hoạch kinh doanh có 7 người vừa thực hiện nhiệm vụ tín dụng, kế hoạch vừa làm các công việc của Hành chính- Tổ chức cán bộ( chưa có bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ) - Phòng kế toán ngân quỹ gồm 3 người: Về tổ chức Đảng, chi nhánh thành lập một chi bộ gồm 5 Đảng viên do đồng chí Kiều Trọng Tuyến- Giám đốc là Bí thư chi bộ, đồng chí Lê Hồng Phong- phó giám đốc là phó bí thư chi bộ( các Đảng viên là: Nguyễn Mạnh Tiến, Cao Thị Hạnh, Đậu Thị Quý). - Ngày 18/3/1997 lễ công bố quyết định thành lập Chi nhánh Láng Hạ được tổ chức tại trụ sở 44 Láng Hạ( nay là 24 Láng Hạ- Quận Đống Đa- Hà Nội). Sự ra đời của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ là bước mở đầu cho sự phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam tại các địa bàn đô thị, khu công nghiệp và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước, thể hiện hướng đi đúng trong bước phát triển tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Sự ra đời của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ( gọi tắt là Chi nhánh Láng Hạ) trong giai đoạn này đã góp phần không nhỏ làm cho quy mô và phạm vi hoạt động cũng như năng lực vị thế của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn thủ đô được mở rộng và nâng cao thêm, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong giai đoạn mới, giai đoạn khắc phục khó khăn khách quan và chủ quan, ổn định phát triển mạnh mẽ theo hướng Ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên thế giới Ngày 17/3/1997 ngày thành lập Chi nhánh Láng Hạ đã trở thành ngày truyền thống khơi nguồn lịch sử cho lớp lớp cán bộ kế tiếp nhau trưởng thành. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, Ban tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, tập thể cán bộ viên chức Chi nhánh đã chung sức đồng lòng cùng các Chi nhánh khác trong toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp góp sức xây dựng Ngân hàng không ngừng lớn mạnh, đủ sức đảm đương nhiệm vụ trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn theo định hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. 2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh 2.1. Cơ cấu tổ chức SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠGIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN NQ PHÒNG TIN HỌC PHÒNG H.CHÍNH Q. TRỊ PHÒNG TCCB&ĐT PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG NG.VỐN & KH-TH PHÒNG THẨM ĐỊNH TỔ KTKT NB PHÒNG KDNT& TTQT TỔ NG. VỤ THẺ TỔ TIẾP THỊ CN. BÁCH KHOA PHÒNG KTNQ PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG GD. SỐ 4 PHÒNG GD. SỐ 9 CN. MỸ ĐÌNH PHÒNG KTNQ PHÒNG TÍN DỤNG PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG GD. SỐ 2 PHÒNG GD. SỐ 3 PHÒNG GD. SỐ 5 PHÒNG GD. SỐ 6 PHÒNG GD. SỐ 7 PHÒNG GD. SỐ 8 PHÒNG GD. SỐ 10 PHÒNG GD. SỐ 11 2.2 Chức năng các phòng, tổ thuộc chi nhánh 2.2.1) Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp có các chức năng nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương - Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo& PTNT Việt Nam. - Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. - Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh. - Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. - Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. - Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao 2.2.2) Phòng tín dụng Phòng tín dụng có các nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm, mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. - Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. - Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền. - Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. - Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. - Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao 2.2.3) Phòng thẩm định Phòng thẩm định có những nhiệm vụ sau đây: - Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. - Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh quy định. - Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. - Thực hiện công viêc khác do giám đốc chi nhánh giao 2.2.4) Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế có những nhiệm vụ sau đây: - Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ( mua- bán, chuyển đổi ) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. - Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo&PTNT Việt Nam. - Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. - Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 2.2.5) Phòng kế toán- Ngân quỹ Phòng kế toán- Ngân quỹ có những nhiệm vụ sau đây: - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương trình Ngân hàng cấp trên phê duyệt. - Quản lý sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT trên địa bàn. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. - Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. - Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm khác do giám đốc chi nhánh giao. 2.2.6) Phòng tin học Phòng tin học có nhiệm sau đây - Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. - Sử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ và tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. - Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo quy định. - Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học - Làm dịch vụ tin học - Thực hiện các nhiệm vụ được giám đốc chi nhánh giao. 2.2.7) Phòng Hành chính- Quản trị Phòng Hành chính- Quản trị có nhiệm vụ sau đây. - Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc chi nhánh phê duyệt. - Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh. Trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám đốc NHNo&PTNT. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. - Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy, nổ tại cơ quan. - Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam. - Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. - Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. - Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ lao động; quản lý nhà tập thể, nhà khách của cơ quan - Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá- tinh thần và thăm hỏi ốm, đau, hiếu , hỷ cán bộ, nhân viên. - Thực nhiệm vụ khác được Giám độc chi nhánh giao. 2.2.8) Phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo Phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo có những nhiệm vụ sau đây: - Xây dựng quy định lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chi nhánh trực thuộc - Đề xuất mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn. - Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lươg theo quy chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam. - Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. - Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nước, Đảng, Ngân hàng nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. - Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ và hoàn tất hồ sơ cán bộ nghỉ hưu, nghỉ chế độ theo quy định của nhà nước, của ngân hàng. - Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của chi nhánh. - Chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề. - Thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc giao. 2.2.9) Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ có những nhiệm vụ sau đây: - Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. - Tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương, chương trình công tác kiểm tra, kiểm toán của NHo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị, kiểm toán nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh - Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm. Tổng hợp và bào cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của chi nhánh, đơn vị mình theo định kỳ gửi tổ kiểm tra, kiểm toán văn phòng đại diện và ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Hàng tháng có báo cáo nhanh về công tác chỉ đạo điều hành hoạt động kiểm tra, kiểm toán của mình gửi về Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ. - Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho giám đốc giải quyết đơn thư thuộc thẩm quyền. Làm nhiệm vụ thường trực ban chống tham nhũng, tham mưu cho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí và thực hành tiết kiệm tại đơn vị mình. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám độc giao 2.2.10) Tổ tiếp thị Tổ tiếp thị có những nhiệm vụ sau đây: - Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường; - Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam và giám đốc chi nhánh; - Xây dựng kế hoạch quản bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanh nghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông , quảng bá hoạt động của chi nhánh và của NHNo&PTNT Việt Nam - Đầu mối trình giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền đối với các đơn vị phụ thuộc; - Trực tiếp tổ chức tiếp thị thông tin tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như các ấn phẩm catalog, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, apphích…theo quy định; - Thực hiện lưu trữ, khai thác, sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vật phẩm như phim tư liệu, hình ảnh, băng đĩa, ghi âm, ghi hình… phản ánh các sự kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị; - Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam; - Phục vụ các hoạt động có liên quan đến công tác tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của của tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể quần chúng của đơn vị; - Soạn thảo báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin, tuyên truyền của đôn vị - Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 2.2.11) Tổ nghiệp vụ thẻ Tổ nghiệp vụ thẻ có các nhiệm vụ sau - Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định cảu NHNo& PTNT Việt Nam - Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam - Tham mưu cho giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ - Quản lý, giám sát hệ thống thiết bị đầu cuối - Giải đáp thắc mắc của khách hàng; xử lý các tranh chấp, khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ thuộc địa bàn phạm vi quản lý. - Thực hiện nhiệm vụ khác do giám đốc giao. 3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian gần đây Năm 2006, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8.17% cao hơn mức bình quân qua 20 năm đổi mới. Kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 40 triệu USD, tăng 22% so với năm 2005, tổng số vốn đầu tư nước ngoài đạt con số kỷ lục 10.2 tỷ USD. Năm 2006 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện kinh tế chính trị quan trọng như Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tổ chức thành công hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) đồng thời đạt được những cam kết tài trợ vốn với mức kỷ lục 4.4 tỷ USD từ các tổ chức nước ngoài, hứa hẹn một lượng vốn phục vụ phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng gặp phải rất nhiều khó khăn thách thức do thiên tai lụt lội tại các tỉnh Miền Trung, Tây Nam bộ, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng và sự biến động giá cả trong nước đặc biệt là giá vàng, đô la, xăng dầu, phân bón, giá than… đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân, áp lực của hội nhập kinh tế quốc tế khiến cho môi trường kinh doanh có nhiều sự cạnh tranh gay gắt. Hoạt động Ngân hàng trong năm 2006 cũng có những chuyển biến tích cực, hoạt động tiền tệ, tín dụng tiếp tục phát triển tốt góp phần kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, luật các TCTD đã và đang dần hoàn thiện, tiến trình cổ phần hoá các NHTM quốc doanh tạo động lực mạnh mẽ, đòi hỏi từng TCTD phải từng bước đổi mới để tăng tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi là khó khăn do diễn biến kinh tế trong nước, diễn biến tình hình tài chính, biến động tăng lãi suất của cục dự trữ liên bang Mỹ. Trong công tác huy động vốn của các TCTD, các kênh huy động vốn ngày càng phát triển cũng làm thu hẹp thị phần của các Ngân hang, một khối lượng vốn không nhỏ chuyển sang đầu tư vàng và chứng khoán khi giá vàng biến động mạnh và thị trường chứng khoán bùng nổ, đầu tư vào trái phiếu với lãi suất cao nhiều ưu đãi của một số tập đoàn kinh tế, một số Ngân hàng có quy mô lớn. Trong hoạt động cho vay, tiến trình cổ phần hoá còn chậm khiến việc lựa chọn các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả gặp khó khăn. Việc mở rộng quy chế về hoạt động của các TCTD nước ngoài tại Việt Nam đồng thời nhiều tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính với thế mạnh về vốn và dịch vụ chất lượng cao thành lập mới và mở rộng thêm mạnh lưới hoạt động là thách thức không nhỏ đối với cac NHTM quốc doanh. Việc Việt Nam gia nhập WTO mặc dù tạo nhiều cơ hội song cũng gây không ít thách thức đối với hệ thống Ngân hàng mà đặc biệt là hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam khi bề dày hoạt động trên địa bàn đô thị lớn còn nhỏ. Từ những thuận lợi và khó khăn trên Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Láng Hạ đã nỗ lực phấn đấu thực hiện kế hoạch và đã đạt đựoc những kết quả trong hoạt động kinh doanh cụ thể như sau: 3.1. Công tác nguồn vốn: Tổng nguồn vốn đến 31/12/2006 đạt 5,905 tỷ đồng trong đó huy động trái phiếu AGRIBANK 2006 là 584 tỷ đồng. Như vậy, tổng nguồn vốn năm 2006 tăng 1882 tỷ đồng so với 31/12/2005 tương đương 147% đạt 121% kế hoạch năm 2006 trong đó: * Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền - Nguồn vốn nội bộ đạt 4854 tỷ đồng trong đó huy động trái phiếu AGRIBANK 2006 là 584 tỷ đồng tăng 1718 tỷ đồng so với năm 2005, đạt 121% so với kế hoạch năm 2006 - Nguồn ngoại tệ ( quy VNĐ) đạt 1,052 tỷ đồng, tăng 164 tỷ đồng so với năm 2005, đạt 117% so với kế hoạch năm 2006. Chi nhánh lấy tỷ giá quy đổi là 16091 VND/ USD. * Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: - Nguồn vốn không kỳ hạn: 1278 tỷ đồng, tăng 294 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 22% tổng nguồn vốn. Trong đó ngoại tệ là 285 tỷ chiếm 4.8% tổng nguồn vốn. - Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng: 859 tỷ đồng, tăng 39 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 15% tổng nguồn vốn. Trong đó ngoại tệ 200 tỷ đồng chiếm 3.4% tổng nguồn vốn - Nguồn có kỳ hạn từ 12- 24 tháng: 1197 tỷ đồng, tăng 114 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 20% tổng nguồn vốn. * Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế: - Nguồn vốn từ dân cư: 1,771 tỷ đồng bao gồm tiền gửi tiết kiệm và huy động giấy tờ có giá, tăng 280 tỷ so với năm 2005, chiếm 33% trong tổng nguồn vốn đã trừ huy động trái phiếu AGRIBANK. Chỉ tiêu này so với kế hoạch TW đề ra là còn thấp ( theo kế hoạch, tiền gửi dân cư phải chiếm 42% tổng nguồn vốn huy động). - Nguồn vốn từ các tổ chức:3,550 tỷ đồng bao gồm tiền gửi tiết kiệm và huy động giấy tờ có giá, tăng 1018 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 66% tổng nguồn vốn đã trừ huy động trái phiếu AGRIBANK. - Nguồn vốn huy động trái phiếu AGRIBANK 2006 là 585 tỷ đồng. 3.2 Công tác tín dụng Tổng dư nợ đến 31/12/2006 đạt 2057 tỷ đồng, tăng 181 tỷ đồng so với năm 2005, đạt 89% kế hoạch năm 2006 Trong đó: * Dư nợ theo loại tiền: Dư nợ nội tệ đạt 978 tỷ đồng, giảm 123 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 48% tổng dư nợ. Dư nợ ngoại tệ đạt 1079 tỷ đồng, tăng 304 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 52% tổng dư nợ. * Dư nợ theo thành phần kinh tế: Doanh nghiệp nhà nước: 1,245 tỷ đồng, tăng 84 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 61% tổng dư nợ. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 757 tỷ đồng, tăng 96 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 36% tổng dư nợ. Cho vay tiêu dùng, đời sống, cầm cố chứng chỉ có giá: 56 tỷ đồng, tăng 1 tỷ so với năm 2005, chiếm 3% tổng dư nợ. * Dư nợ theo thời gian: Dư nợ ngắn hạn: 1,269 tỷ đồng, tăng 281 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 62% tổng dư nợ. Dư nợ trung,dài hạn: 788 tỷ đồng, giảm 100 tỷ so với năm 2005, chiếm 38% tổng dư nợ. * Nghiệp vụ bảo lãnh: Tổng số món bảo lãnh năm 2006: 373 món với tổng giá trị 2,404 tỷ đồng. Số phí thu được là 11 tỷ đồng chiếm 68.9% tổng thu từ hoạt động dịch vụ. + Bảo lãnh thực hiên hợp đồng: 45 món với giá trị là 794 tỷ + Bảo lãnh dự thầu: 74 món với giá trị 39 tỷ đồng. + Bảo lãnh thanh toán: 51 món với giá trị 7 tỷ đồng +Bảo lãnh khác: 7 món với giá trị 586 tỷ đồng. + Tổng số tiền phải cho vay bắt buộc: không có Năm 2006 không có trường hợp nào Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh hoặc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. * Nợ xấu: Tổng nợ xấu năm 2006 là 9,785 triệu đồng chiếm 0.48% tổng dư nợ tăng 3 tỷ đồng so với năm 2005 trong đó nợ nhóm 4 là 3,610 triệu đồng và nhóm 5 là 2,865 triệu đồng chủ yếu của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho tiêu dùng, đời sống. 3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và Thanh toán quốc tế. - Về kinh doanh ngoại tệ: Năm 2006, doanh số mua ngoại tệ đạt 369 triệu USD, doanh số bán ngoại tệ đạt 372 triệu USD, tăng trên 20% so với thực hiện năm 2005, đạt xấp xỉ 110% kế hoạch n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32122.doc
Tài liệu liên quan