Chuyên đề Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và với các chỉ số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Mục lục

Giới thiệu

Phần 1

Tổng quan về thâm hụt ngân sách và mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với một số biến số kinh tế vĩ mô . 12

1. Một số vấn đề về thâm hụt ngân sách . 12

1.1. Khái niệm thâm hụt ngân sách . 12

1.2. Những yếu tố tác động đến thâm hụt ngân sách . 14

1.3. Một số định nghĩa và cách tính thâm hụt ngân sách . 16

1.4. Các phương thức xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước. 20

2. Thâm hụt ngân sách và mối quan hệ với các biến số kinh tế vĩ mô . 22

2.1. Tổng quan . 22

2.2. Mối quan hệ vĩ mô và các biến số kinh tế vĩ mô: Một số vấn đề về lý thuyết và kiểm định thực tiễn. 23

Phần 2

Thâm hụt ngân sách nhà nước và mối quan hệ với các biến số kinh tế vĩ

mô ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010. 38

1. Thâm hụt ngân sách của Việt Nam 2001-2010 . 38

1.1. Quan niệm về thâm hụt ngân sách ở Việt Nam . 38

1.2. Thực trạng thâm hụt ngân sách ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010 . 40

2. Thâm hụt ngân sách và những vấn đề đặt ra đối với sự bền vững của

ngân sách nhà nước ở Việt Nam. 52

3. Thâm hụt ngân sách và sự biến động của các biến số kinh tế vĩ mô ở Việt

Nam . 59

3.1. Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với tăng trưởng kinh tế . 62

3.2. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với lạm phát. 66

3.3. Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại ở Việt Nam72

3.4. Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với lãi suất . 75

3.5. Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và nợ công ở Việt Nam . 76

4. Sử dụng mô hình kinh tế lượng để kiểm định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô . 80

4.1. Thiết kế kịch bản . 80

4.2. Tác động của thâm hụt ngân sách đối với các biến số kinh tế vĩ mô. 81

Phần 3

Một số khuyến nghị và đề xuất. 87

1. Kinh nghiệm xử lý thâm hụt ngân sách nhà nước . 87

1.1. Thâm hụt tài khóa thời kỳ hậu khủng hoảng. 88

1.2. Giải pháp xử lý thâm hụt ngân sách ở các nước. 90

2. Một số khuyến nghị và đề xuất . 96

Kết luận. 106

Phụ lục

MÔ HÌNH DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH TỚI CÁC CHỈ

TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ . 109

Tài liệu tham khảo. 116

 

doc119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13010 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và với các chỉ số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ và công trái giáo dục. Tuy nhiên, những khoản đi vay này vẫn được hạch toán riêng, chưa được tính trong cân đối NSNN chung. Khoản vay về cho vay lại hiện cũng không được tính trong cân đối ngân sách. Phân tích nói trên đã cho thấy mức thâm hụt ngân sách thực tế của Việt Nam nếu bao gồm cả những khoản này sẽ lớn hơn. Nếu tính thêm cả số vay từ nguồn trái phiếu chính phủ, vay về cho vay lại thì mức thâm hụt NSNN của Việt Nam trong 5 năm trở lại đây đã có sự gia tăng đột biến18. Đây là những khoản chi có làm phát sinh nghĩa vụ nợ của Chính phủ nhưng lại chưa được đưa vào cân đối nên phần nào phản ánh chưa sát con số thâm hụt ngân sách thực tế. Điều này có thể dẫn đến những nhận định không thực sự sát thực trong điều hành kinh tế vĩ mô. Ví dụ, theo cách tính và công bố của Bộ Tài chính về số liệu quyết toán ngân sách nhà nước thì tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2009 là 6,9% GDP và nếu loại trả nợ gốc thì thâm hụt là 3,69% GDP. Tuy nhiên, nếu tính cả nguồn trái phiếu chính phủ và vay về cho vay lại thì tỷ lệ thâm hụt tương ứng là 11,69% GDP là 8,48% GDP (Bảng 1). Theo thông lệ chung, những khoản vay phát sinh khi được xem là nghĩa vụ nợ của chính phủ phải thì được tính vào cân đối ngân sách. Trong khi đó, ở Việt Nam trong vấn đề này đã có sự không thống nhất, đó là tuy nguồn trái phiếu của chính phủ và vay về cho vay lại đã được tính vào trong số dư nợ công, song lại chưa đưa vào cân đối ngân sách hàng năm khi xác định mức thâm hụt. 18 Số thâm hụt này tính theo cách tính quy định trong Luật Ngân sách nhà nước, có bao gồm cả phần chi trả nợ gốc. Bảng 1. Thâm hụt NSNN năm 2009 theo cách tính của Việt Nam và theo cách tính của thông lệ quốc tế (Tỷ đồng, trừ khi có chú thích khác) Chỉ tiêu 2009 A Tổng thu và viện trợ 466.286 1 Thu từ thuế và phí 418.790 2 Thu về vốn 39.588 3 Thu viện trợ không hoàn lại 7.908 B Thu kết chuyển 162.901 C Tổng chi ngân sách (không bao gồm chi trả nợ gốc) 661.972 1 Chi đầu tư phát triển 181.363 2 Chi thường xuyên 326.666 3 Chi chuyển nguồn 153.943 4 Dự phòng D Chi trả nợ gốc 53.244 E Chênh lệch thu chi ngân sách địa phương 28.413 F Trái phiếu chính phủ 55.691 H Vay về cho vay lại 23.675 1 Thâm hụt Ngân sách theo cách tính của Việt Nam Không bao gồm trái phiếu, vay về cho vay lại -114.442 So với GDP (%) -6,90% Gồm cả trái phiếu, vay về cho vay lại So với GDP (%) 11,69 2 Thâm hụt Ngân sách theo cách tính GFS - 140.564 So với GDP (%) -8,48% a. Nguồn: Tính toán từ số liệu công khai ngân sách năm 200921 Bên cạnh đó, về thu ngân sách, có một số khoản thu vẫn còn để ngoài cân đối ngân sách chung dưới hình thức là các khoản thu-chi quản lý qua ngân sách như thu từ nguồn học phí, viện phí, thu từ 21Nguồn: Số liệu công khai ngân sách năm nguồn xổ xố kiến thiết. Thực tế quy mô của các khoản thu này không phải là thấp. Ví dụ, theo số liệu Quyết toán ngân sách năm 2009 được Quốc hội phê chuẩn, các khoản phí, lệ phí và các khoản đóng góp quản lý qua NSNN năm 2009 tương đương khoảng 1,96% GDP, cao hơn khá nhiều so với một số khoản thuế như thuế môn bài, thuế nhà, đất hay thuế TNCN. Việc để các khoản này ngoài cân đối ngân sách tuy không ảnh hưởng đến con số thâm hụt ngân sách, song có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra các nhận diện đầy đủ và chính xác bức tranh thực tế của NSNN, ví dụ như cơ cấu chi ngân sách cho từng ngành, lĩnh vực. Bảng 2. Một số chỉ số thống kê miêu tả về tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 (% GDP danh nghĩa) Theo Thông lệ quốc tế Theo cách tính Việt Nam Không bao gồm TPCP, vay về cho vay lại)22 Bao gồm TPCP và vay về cho vay lại Thấp nhất (Min) 2,78% (2006) 4,56% (2008) 5,65% (2002) Cao nhất (Max) 8,48% (2009) 6,90% (2009) 11,68% (2009) Trung bình (Mean) 5,01% 5,20% 8,14% Độ lệch chuẩn (Std. Dev) 2,03% 0,69% 1,88% Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính (2011). Thứ tư, theo cách tính thâm hụt ngân sách quy định trong Luật Ngân sách nhà nước, miền biến động của mức độ thâm hụt ngân sách trong 10 năm qua tính theo cách tính của Việt Nam thấp hơn so với miền biến động 22 Đây là phương pháp tính bội chi đang được sử dụng trong điều hành chính sách tài chính ngân sách hiện nay. nếu tính theo thông lệ quốc tế23. Nguyên nhân chủ yếu là do sự xuất hiện của một số khoản chi chưa được đưa vào cân đối như phân tích ở trên và mức độ của những khoản chi này có sự biến động mạnh qua các năm. Hình 5. Thâm hụt NSNN theo các cách tính khác nhau 2001-2010 (% GDP danh nghĩa) 14% 12% 10% 08% 06% 04% 02% 00%  2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Theo cách tính của Việt Nam Theo cách tính của Việt Nam (gồm TPCP, vay về cho vay lại) Theo thông lệ quốc tế Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính (2011) Theo cách tính của Việt Nam, tỷ lệ thâm hụt ngân sách trong 10 năm qua ở trong khoảng từ 4,56% GDP đến 6,9% GDP (năm có thâm hụt ngân sách thấp nhất là năm 2008 và năm thâm hụt ngân sách cao nhất là năm 2009). Trong khi đó theo thông lệ quốc tế thì miền biến động của thâm hụt ngân sách là từ 2,78% GDP đến 8,48% GDP (mức thâm hụt thấp nhất là năm 2006 và cao nhất là năm 2009). Điều này cho thấy theo các tiêu thức khác nhau con số thâm hụt ngân sách là rất khác nhau và việc sử dụng các kết quả sai lệch có thể dẫn đến việc đưa ra các chính sách không phù hợp. 23 Theo cách tính theo thông lệ quốc tế, thâm hụt không bao gồm chi trả nợ gốc nhưng bao gồm trái phiếu chính phủ và vay về cho vay lại. Tuy nhiên, độ chênh lệch giữa hai cách tính có xu hướng thu hẹp dần trong những năm gần đây và điều đáng lưu ý hơn là từ năm 2009 đến nay thâm hụt NSNN tính theo cách tính quy định của Luật Ngân sách nhà nước đều thấp hơn so với con số thâm hụt theo thông lệ quốc tế. Cụ thể, tỷ lệ thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2009 khi tính theo thông lệ quốc tế đã lên đến 8,48% GDP, trong khi đó theo cách tính của Việt Nam là 6,9% GDP24. Nguyên nhân là do tổng nguồn vốn vốn trái phiếu chính phủ giải ngân tăng mạnh25. 2. Thâm hụt ngân sách và những vấn đề đặt ra đối với sự bền vững của ngân sách nhà nước của Việt Nam Phân tích về diễn biến tình hình, mức độ và phạm vi thâm hụt ngân sách nhà nước ở Việt Nam thời gian qua đã cho thấy một số vấn đề đáng lưu ý trong điều hành quản lý NSNN ở Việt Nam thời gian tới, nhất là xét trên giác độ đảm bảo tính bền vững về tài khóa. Những vấn đề nổi lên là: Thứ nhất, đó là tình trạng thâm hụt ngân sách cao và kéo dài trong nhiều năm. Mặc dù, trong những năm gần đây, Việt Nam vẫn đảm bảo bố trí trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, không làm phát sinh tình trạng nợ xấu, đảm bảo được an ninh tài chính quốc gia đồng thời có nguồn lực để đầu từ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Việt Nam có thể tiếp tục kéo dài mức độ thâm hụt như những năm vừa qua, nhất là khi xem xét mức thâm hụt ngân sách trên cơ sở các thước đo của thông lệ quốc tế. 24 Nếu bao gồm cả nguồn trái phiếu chính phủ và vay về cho vay lại thì thâm hụt ngân sách năm 2009 theo cách tính của Việt Nam lên đến 11,69% GDP. 25 Nguồn: Số liệu Quyết toán ngân sách nhà nước 2009 từ trang web: www.mof.gov.vn. Thực tế, nếu mức thâm hụt ngân sách nằm trong phạm vi kiểm soát được và chi tiêu công có hiệu quả thì thâm hụt sẽ có hiệu ứng tích cực kích thích tăng trưởng kinh tế. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (2002), nguồn thâm hụt ngân sách thực tế là để chi cho đầu tư phát triển theo đó nếu đầu tư hiệu quả thì việc dịch chuyển dòng vốn từ khu vực tư nhân sang khu vực công sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó sẽ dẫn đến những hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế, có thể làm tăng thu NSNN. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam những năm vừa qua đã chỉ ra một số bằng chứng đi ngược lại với lợi ích này. Đó là hiệu quả đầu tư công ngày càng giảm và một trong những biểu hiện đó là hệ số ICOR ngày càng tăng. Hệ số ICOR của Việt Nam hiện nay là khá cao khi so với các quốc gia trong khu vực ở giai đoạn có mức độ phát triển tương đương. Tình trạng đầu tư dàn trải nguồn lực NSNN đã trở thành một hiện tượng trong nhiều năm qua. Đầu tư của NSNN còn được thực hiện ở những dự án, những lĩnh vực mà khu vực tư nhân sẵn sàng tham gia. Thứ hai, cơ cấu thu NSNN còn dựa vào các khoản thu một lần, các khoản thu không thường xuyên và các khoản thu không “tái tạo”. Quy mô thu NSNN của Việt Nam liên tục tăng nhanh trong 10 năm qua, bình quân giai đoạn 2001-2010 tương đương 26,5% GDP. Việc gia tăng nhanh chóng của nguồn thu ngân sách đã tạo điều kiện cho việc thực hiện tăng chi NSNN cho các mục tiêu về phát triển kinh tế xã hội, đồng thời hạn chế được sự gia tăng quá mức của thâm hụt NSNN. Tổng chi NSNN so với GDP tăng từ 26,5% GDP năm 2001 lên khoảng 33,8% năm 2010. Theo đó, câu hỏi đặt ra là làm thế nào Việt Nam có thể tiếp tục huy động đầy đủ nguồn thu cho NSNN, đảm bảo duy trì được mức chi NSNN như thời gian qua. Thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy việc giảm chi NSNN là một vấn đề hết sức nhạy cảm, phức tạp và có thể gây ra các tác động bất lợi đối với sự ổn định về kinh tế - xã hội. Một điều đáng lưu ý khác đó là cơ cấu thu ngân sách Việt Nam thời gian qua vẫn còn đang còn phụ thuộc đáng kể vào các khoản thu “không thường xuyên” như từ dầu thô, từ giao quyền sử dụng đất và từ việc bán các tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Thu từ các nguồn này bình quân giai đoạn 2001-2010 chiếm hơn 29% tổng thu NSNN28. Những nguồn thu này là những nguồn thu thường không ổn định, có thể là rất cao trong giai đoạn hiện tại nhưng lại có xu hướng giảm trong dài hạn. Thu từ giao quyền sử dụng đất sau một số năm tăng mạnh đã bắt đầu giảm trong những năm gần đây. Thu từ dầu thô cũng xuất hiện xu hướng giảm tương tự. Cụ thể, thu từ dầu thô đã giảm từ mức 8,6% GDP năm 2006 xuống còn khoảng 3,5% GDP năm 2010, thu tiền sử dụng đất và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước sau một số năm tăng thì từ năm 2007 đến nay đã giảm từ mức 2,7% GDP xuống còn 2,2% GDP29. Trong những năm qua, sự giảm sút từ các nguồn thu nói trên đã được bù đắp thông qua việc tăng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và thuế giá trị gia tăng (GTGT). Đến nay mức độ động viên từ thuế TNDN và thuế GTGT của Việt Nam cũng đã là khá cao so với nhiều nước (Hình 7), theo đó dự báo khả năng để có thể tiếp tục tăng tăng được nguồn thu từ thuế TNDN và thuế GTGT trong những năm tới cũng là hạn chế. Bên cạnh đó, thu từ thuế nhập khẩu cũng sẽ giảm xuống khi Việt Nam hoàn thành những cam kết cắt giảm thuế quan theo các cam kết quốc tế. Năm 2001, thu từ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chiếm 15,5% tổng thu NSNN, song đến năm 2010, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 11,2%30. Theo đó, yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam là phải có định hướng rõ ràng trong việc thực hiện cơ cấu lại hệ thống chính sách thu ngân sách, tăng 28 Nguồn: Vũ Nhữ Thăng (2011). “Cải cách hệ thống chính sách thuế ở Việt Nam: Kết quả và một số vấn đề đặt ra”. Tham luận tại Hội thảo: “Cải cách tài khóa ở những nền kinh tế chuyển đổi”, Hội An, tháng 9, 2011). 29 Nguồn: Tính toán từ số liệu công khai ngân sách của Bộ Tài chính. 30 Nguồn: Nguyễn Ngọc Hưng (2011). “Dự báo thuế xuất nhập khẩu”. Tham luận tại Hội thảo Phân tích và dự báo thu Ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2011, cường vai trò của các nguồn thu khác, thực hiện điều chỉnh chính sách thu NSNN nên dựa trên nền tảng vững chắc từ khu vực kinh tế nội địa, từ đó đảm bảo duy trì được tính bền vững của mức động viên NSNN. Đây được xem là một trong những điều kiện cần có để từng bước hạ thấp mức thâm hụt NSNN trong thời gian tới cùng với việc thực hiện các giải pháp về cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả của việc phân bổ và sử dụng nguồn lực NSNN (chính sách chi ngân sách). Hình 6. Thu NSNN từ thuế TNDN và thuế GTGT của Việt Nam so với một số nước (% GDP danh nghĩa) Việt Nam Trung Quốc Nga Ấn Độ Mỹ Nhật Bản Hàn Quốc Đan Mạch Đức Canada Anh 0 2 4 6 8 10 12 14 16 TNDN GTGT Nguồn: IMF (2010). Ghi chú: Số liệu các nước là số năm 2007 và 2008. Số của Việt Nam là số ước thực hiện năm 2010. Số thu từ thuế TNDN của Việt Nam không bao gồm thu từ thuế TNDN dầu thô. Thứ ba, áp lực tăng chi ngân sách ngày càng gia tăng, nhất là chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chi cho đảm bảo an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo, trong khi đó hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn lực NSNN vẫn còn một số hạn chế. Riêng trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng nhu cầu đầu tư trong những năm tới cũng là rất lớn. Ngoài việc cần phải có các giải pháp để đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, có cơ chế thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân trong phát triển hạ tầng, song dự báo nhu cầu đầu tư từ NSNN vẫn sẽ là khá lớn vì thức tế không phải tất cả các lĩnh vực về phát triển hạ tầng khu vực tư nhân đều có thể tham gia. Việt Nam vẫn đang là quốc gia có chất lượng cơ sở hạ tầng kém nhất so với các nước trong khu vực. Bảng 3. Xếp hạng cạnh tranh và cơ sở hạ tầng 2010-2011 Quốc gia Xếp hạng cạnh tranh Xếp hạng cơ sở hạ tầng Nhật Bản 6 11 Hàn Quốc 22 18 Malaysia 26 30 Trung Quốc 27 50 Thái Lan 38 35 Inđônêsia 60 82 Phi-líp-pin 99 104 Việt Nam 59 83 Nguồn: WEF (2010). Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2010-2011, cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện đang được xếp hạng rất thấp (thứ 83 trên 139 nước)33. Một chỉ số khác thể hiện sự kém phát triển về cơ sở hạ tầng Việt Nam là chỉ số hoạt động hậu cần (Logistics Performance Index) được Ngân hàng thế giới công bố hàng năm. Theo thống kê của Ngân hàng thế giới,34 về chất lượng cơ sở hạ tầng (như cảng biển, đường sắt, đường bộ, công nghệ thông tin) Việt Nam xếp thứ 66, thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực như Phi-líp-pin (64), Ấn Độ (47), Thái Lan (36), Ma-lai-xia (28) và Trung Quốc (27). Thực trạng nói trên cho thấy đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam tiếp tục là một yêu cầu cấp bách. 33 Nguồn: WEF (2010). “The Global Competitiveness Report 2010-2011”. 34 Nguồn: Chỉ số hoạt động hậu cần (Logistics Performance Index), tháng 9/2011. Bên cạnh đó, các khoản chi thường xuyên thường là những khoản chi mà xu hướng tăng dần theo thời gian. Dự báo trong giai đoạn tới, nhu cầu tăng chi ngân sách để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực hiện cải cách tiền lương, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói - giảm nghèo sẽ ngày càng cao. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra một số khó khăn nhất định trong việc thực hiện giảm dần mức độ thâm hụt ngân sách đã được đặt ra cho giai đoạn 5 năm tới. Hình 7. So sánh về chỉ số công khai ngân sách của Việt Nam so một số quốc gia (tối đa 100 điểm)36 Anh Pháp Inđônêxia Thái Lan Malaysia Cămpuchia Việt Nam Trung Quốc 0 20 40 60 80 100 Nguồn: Open Budget Survey 2010. Ngoài những vẫn đề phân tích trên, những yếu kém trong cơ chế quản lý cũng đang gây ra một số rào cản đối với việc cơ cấu lại chi NSNN, qua đó từng bước giảm dần thâm hụt. Cơ chế quản lý tài chính công hiện nay còn nhiều bất cập. Hiệu quả quản lý thu chi ngân sách còn hạn chế và chậm được cải thiện. Vấn đề công khai sử dụng và quản lý ngân sách tuy đã được đặt ra song thiếu các chế tài để đảm bảo việc tuân thủ thực hiện nên hiệu quả trên thực tế chưa cao. Theo điều tra của Dự án Đối tác ngân sách Quốc tế - IBP (International Budget Parnership), chỉ số công khai ngân sách (Open budget Index) của Việt Nam năm 2010 xếp thứ 77 trên 94 quốc gia được điều tra (thuộc vào 36 Nguồn: nhóm có mức độ công khai thấp nhất), thấp hơn đáng kể so với các nước trong khu vực như Malaysia, Inđônêxia và Thái Lan37. Thứ tư, tiêu chí xác định các khoản thu, chi ngân sách nhà nước còn một số bất cập, chưa thực hiện theo chuẩn mực quốc tế được thừa nhận chung. Hiện nay một số chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tài khóa ngân sách ở Việt Nam vẫn chưa được thực hiện theo các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận chung, ví dụ, Cẩm nang về Thống kê tài chính chính phủ. Một số khoản thu, chi ngân sách vẫn chưa được phản ánh vào cân đối mà còn đề ngoài ngân sách nên trong một số trường hợp không phản ánh chính xác được thực trạng của quy mô thu, chi NSNN, ví dụ như một số khoản phí, lệ phí, thu từ nguồn xổ số kiến thiết, đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ... Trong xác định nguồn thu, không có sự phân biệt giữa nguồn thu mang tính chất thuế (không hoàn trả trực tiếp...) với các nguồn thu ngoài thuế (từ tài sản...) để hình thành các phương thức sử dụng phù hợp. Ví dụ, nguồn thu từ dầu thô vẫn đang được gộp chung vào nhóm các khoản thu từ thuế, phí và lệ phí dưới giác độ là các khoản thu “thường xuyên”. Trong cân đối ngân sách hàng năm có khoản thu kết chuyển và chi chuyển nguồn từ năm ngân sách này sang năm ngân sách sau. Hay nói cách khác, NSNN hàng năm vẫn có thâm hụt trong khi lại vẫn có nguồn chưa chi hết được chuyển sang năm sau. Phân tích trong phần trên cũng đã chỉ ra điểm khác biệt cơ bản trong cách tính thâm hụt NSNN của Việt Nam hiện nay so với thông lệ quốc tế. 37 Nguồn: Vũ Nhữ Thăng (2011). “Cải cách cơ chế quản lý tài chính với sư tham gia của nhân dân trong việc đảm bảo tính công khai, minh bạch tài khóa”. Tham luận tại Hội thảo: “Tăng cường trách nhiệm giải trình, tính công khai, minh bạch tài khóa với sự tham gia rộng rãi của người dân”. Đà Nẵng, tháng 9/2011). Thứ năm, chi phí huy động vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách có đang xu hướng tăng những năm gần đây Đối với vay bù đắp thâm hụt từ nguồn nước ngoài của Viêt Nam chủ yếu hiện này là thuộc diện vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn vay. Nhưng trong giai đoạn tới, khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thì xu hướng của những khoản vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài có thể giảm xuống mà thay vào đó là các khoản vay thương mại có xu hướng tăng lên. Vay từ ngước ngoài có thể đi kèm với những ưu thế về công nghệ kỹ thuật và quản lý tiên tiến, hiện đại. Nhưng những thách thức, rủi ro cũng không nhỏ khi phải đáp ứng các điều kiện ràng buộc của bên đi vay, rủi ro về tỷ giá. Trong những năm gần đây, mặc dù Việt Nam đang rất nỗ lực để phát triển thị trường vốn trong nước, qua đó tạo ra kênh huy động vốn quan trọng cho Chính phủ cũng như cho khu vực sản xuất kinh doanh. Phân tích ở trên đã cho thấy trong vay bù đắp thâm hụt NSNN, Việt Nam đã thành công trong việc giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Tuy nhiên, một thực tế đáng lưu ý hiện nay là chi phí vay vốn trong nước trong những năm qua ở Việt Nam do tác động của lạm phát đã liên tục ở mức khá cao. Chi phí trả lãi các khoản vay của Chính phủ trong những năm qua liên tục tăng. Năm 2006 chi phí trả lãi tiền vay chỉ chiếm khoảng 2,6% tổng chi NSNN thì đến năm 2010 ước lên khoảng 3,8% tổng chi NSNN38. 3. Thâm hụt ngân sách và sự biến động của các biến số kinh tế vĩ mô ở Việt Nam Mối quan hệ giữ thâm hụt ngân sách và các biến số kinh tế vĩ mô khác đã trở thành một trong những vấn đề được bàn luận khả nhiều trong thời gian gần đây. Đặc biệt, có một số ý kiến cho rằng thâm hụt ngân sách cao, kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng lạm phát liên tục 38 Tính toán từ số liệu công khai ngân sách của Bộ Tài chính (www.mof.gov.vn). tăng cao và thâm hụt thương mại (nhập siêu) ở mức cao trong những năm gần đây ở Việt Nam. Thực tế là trong những năm gần đây thâm hụt ngân sách ở Việt Nam liên tục ở mức cao. Tuy nhiên, liệu thâm hụt ngân sách có phải là những nguyên nhân chính cho các bất ổn kinh tế vĩ mô gần đây hay không cần phải được nhìn nhận và phân tích trên nhiều phương diện và thực tế để chỉ ra được chính xác vấn đề này cũng không phải là điều đơn giản. Hình 8. Thâm hụt ngân sách, tăng trưởng GDP, thâm hụt thương mại và lạm phát 2001-2010 35,0 30,0 25,0 20,0 15,0 10,0 5,0 0,0  2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Thâm hụt ngân sách (% GDP, theo cách tính của Việt Nam) Tăng trưởng GDP (%) Chỉ số giá CPI (%, tăng so với năm trước) Cán cân thương mại (% xuất khẩu) Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính. Hình 8 và Bảng 4 cho thấy sự biến động của các biến số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thâm hụt thương mại với thâm hụt NSNN là rất khác nhau (thể hiện thông qua hệ số biến thiên). Hệ số biến thiên (Coefficient Variance) của thâm hụt ngân sách và của tăng trưởng kinh tế thấp hơn đáng kể so với hệ số biến thiên của lạm phát, thâm hụt thương mại. Những thông số này cho thấy xu hướng biến động của các chỉ số kinh tế vĩ mô như thâm hụt ngân sách, tăng trưởng kinh tế, lạm phát trong những năm vừa qua cũng không theo một quy luật cụ thể và rõ ràng nào như lý thuyết kinh tế vĩ mô chỉ ra. Bảng 4. Một số chỉ tiêu thống kê miêu tả của chuỗi số liệu về thâm hụt ngân sách, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thâm hụt thương mại 1991- 2010 BCVN1 BCVN2 BCQT LP GDP TM Trung bình (Mean) 4,62 6,45 3,65 10,85 7,42 22,26 Trung vị (Median) 4,81 6,37 3,55 7,50 7,56 21,60 Cao nhất (Maximum) 6,9 11,68 8,47 67,6 9,54 53,58 Thấp nhất (Minimum) 2,37 2,37 1,09 -0,60 4,77 -0,15 Độ lệch chuẩn (Std) 1,117 2,26 1,91 14,5 1,34 14,59 Hệ số biến thiên (CV) 0,24 0,35 0,52 1,34 0,18 0,66 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính. Ghi chú: BCVN1: Thâm hụt theo cách tính Việt Nam (số liệu công bố của Bộ Tài chính) BCVN2: Thâm hụt theo cách tính Việt Nam (bao gồm TPCP và vay về cho vay lại) BCQT: Thâm hụt tính theo theo thông lệ quốc tế LP: Tốc độ lạm phát (CPI) TM: Thâm hụt thương mại Bên cạnh đó, phân tích về mối quan hệ tương quan giữa thâm hụt ngân sách với các biến số kinh tế vĩ mô nói trên cho thấy hệ số tương quan (correlation efficient) giữa thâm hụt ngân sách và các biến số này có giá trị âm (Bảng 5). Điều này cho thấy giữa thâm hụt và các biến số như lạm phát, tăng trưởng kinh tế và thâm hụt thương mại thay đổi ngược chiều nhau, biến này tăng thì biến kia giảm và ngược lại. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là sự tồn tại về mối quan hệ tương quan (chiều thuận hay chiều nghịch) không đồng nghĩa với việc là giữa hai biến số đó có mối quan hệ nhân quả (sự biến động của biến số này này gây ra sự biến động của biến kia). Bảng 5. Hệ số tương quan giữa thâm hụt ngân sách, tăng trưởng, lạm phát và thâm hụt thương mại 1991-2010 BCVN1 BCVN2 BCQT GDP LP TM BCVN1 1,00 BCVN2 0,82 1,00 BCQT 0,74 0,94 1,00 GDP -0,16 -0,28 -0,45 1,00 LP -0,50 -0,44 -0,30 -0,12 1,00 THTM -0,02 -0,08 -0,22 0,54 -0,06 1,00 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ Tài chính. Số năm 2010 là số ước Ghi chú: Các biến số được ký hiệu tương tự như trong Bảng 4. Phần dưới đây sẽ trình bày cụ thể về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với một số biến số kinh tế vĩ mô thời gian qua. 3.1. Quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với tăng trưởng kinh tế Trong 10 năm qua, mặc dù tình hình kinh tế trong nước và quốc tế diễn biến phức tạp, song Việt Nam vẫn đạt được một số thành tựu về tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2010 là 7,26%, trong đó giai đoạn 2001-2005 bình quân đạt 7,49%, giai đoạn 2006- 2010 đạt 7,02% (Tổng cục Thống kê, 2011). Tăng trưởng kinh tế nhanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam gia tăng mức sống của người dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo. Tính bình quân cả nước, tỷ lệ hộ nghèo trong giai đoạn 2006-2010 đã giảm từ mức 16% xuống 9,45%39, đạt được mục tiêu đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006-2010. Bảng 6. Tốc độ tăng trưởng GDP và thâm hụt ngân sách Giai đoạn Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (%) Tỷ lệ thâm hụt NSNN bình quân (% GDP) 1991-1995 8,21 4,1 1996-2000 7,00 4,0 2001-2005 7,49 4,9 2006-2010 6,90 5,5 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính. Số năm 2010 là số ước thực hiện. Hình 9. Tốc độ tăng trưởng GDP và thâm hụt NSNN 2001-2010 (% GDP danh nghĩa) 14,0 12,0 10,0 8,0 6,0 4,0 2,0 0,0  2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng GDP Bội chi (theo cách tính của Việt Nam) Bội chi (theo cách tính của Việt Nam, có bao gồm TPCP, vay về cho vay lại) Bội chi theo thông lệ quốc tế Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính. Số năm 2010 là số ước thực hiện 39 Tính theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010. Nếu tính theo chuẩn nghèo 2011 thì tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam năm 2010 ước cao hơn đáng kể. Phân tích về diễn biến thâm hụt ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cho thấy trong giai đoạn 2001-2007 có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt ở mức khá cao so với tốc độ tăng trưởng kinh tế ba năm trở lại đây. Đây cũng là giai đoạn mà trong khi thâm hụt ngân sách tính theo cách tính của Việt Nam tương đối ổn định, chỉ xoay quanh mức xấp xỉ 5% GDP (ngoại trừ năm 2007). Bên cạnh đó, khi bao gồm cả nguồn trái phiếu chính phủ và vay về cho vay lại thì mức độ thâm hụt ngân sách có xu hướng biến động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế, nghĩa là trong giai đoạn này có những năm thâm hụt ngân sách cao cũng đồng thời có tăng trưởng kinh tế cao. Kể từ năm 2009 đến nay, diễn biến về mức độ thâm hụt NSNN và tăng trưởng kinh tế là khá trái ngược. Năm 2009, thâm hụt NSNN đặc biệt cao (theo tất cả các tiêu thức tính) song tăng trưởng kinh tế lại ở mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1300_Vien_CLCSTC__Chuyen_de_boi_chi_NSNN.doc
Tài liệu liên quan