Chuyên đề Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Cổ phần Tam Kim

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU Trang 2-3

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TAM KIM

1.1 Qúa trình hình thành và phát triển Trang 4-5

1.2 Mô hình tổ chức của công ty Trang 6-7

1.3 Ngành nghề kinh doanh Trang 8

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN TAM KIM

2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Tam Kim Trang 9-14

2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm

2.1.2 Đặc điểm thị trường

2.1.3 Đặc điểm về khách hàng

2.1.4 Đặc điểm về lao động

2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Trang 15

2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh Trang 16-29

2.3.1 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

2.3.2 Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh

2.3.2.1. Kết quả đạt được:

2.3.2.2 Chưa đạt và nguyên nhân

2.3.2.2.1 Chưa đạt

2.3.2.2.1. 2. Nguyên nhân gây ra hạn chế

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP

3.1 Định hướng phát triển Trang 30-33

3.1.1Những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh

3.2 Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty Cổ phần Tam Kim Trang 34-49

3.2.1. Mục tiêu và phương hướng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

3.2.2 Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

3.3 Một số kiến nghị với Nhà nước Trang 50

KẾT LUẬN Trang 51-52

TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 53-54

 

doc54 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Cổ phần Tam Kim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sản xuất vốn lưu động của doanh nghiệp Sức sản xuất vốn lưu động của doanh nghiệp = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ của doanh nghiệp Vốn lưu động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp = Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của doanh nghiệp Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của doanh nghiệp = Vốn lưu động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp Doanh thu thuần của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết cần bao nhiêu đồng vốn lao động đảm nhiệm để tạo ra một đồng doanh thu. - Số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp Số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp = Doanh thu thuần của doanh nghiệp Vốn lưu động bình quân trong kỳ của doanh nghiệp Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả và ngược lại. - Thời gian một vòng quay của doanh nghiệp Thời gian một vòng quay của doanh nghiệp = Thời gian kỳ phân tích của doanh nghiệp Số vòng quay vốn lưu động của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết số ngày để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian này càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. b. Các chỉ tiêu cơ bản về tài chính của Công ty Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán Đơn vị: Đồng Việt Nam STT CHỈ TIÊU Số năm 2007 Số năm 2008 Số năm 2009 TÀI SẢN A A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 47,555,352,721 59,713,147,749 95,676,966,188 I I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1,058,694,645 662,068,676 17,820,583,707 1 1. Tiền 1,058,694,645 662,068,676 17,820,583,707 2 2. Các khoản tương đương tiền 0 0 0 II II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 7,100,000,000 1 1. Đầu tư ngắn hạn 0 0 7,100,000,000 2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 0 0 0 III III. Các khoản phải thu ngắn hạn 8,054,431,316 6,783,495,421 30,799,796,146 1 1. Phải thu khách hàng 7,480,338,920 6,069,835,239 29,106,105,581 2 2. Trả trước cho người bán 204,647,948 502,775,921 1,678,323,645 3 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 0 0 0 4 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 0 5 5. Các khoản phải thu khác 369,444,448 210,884,261 15,366,920 6 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 0 0 0 IV IV. Hàng tồn kho 36,950,656,896 51,945,028,050 39,955,392,715 1 1. Hàng tồn kho 37,145,656,896 52,096,606,956 40,267,844,477 2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) (195,000,000) (151,578,906) (312,451,762) V V. Tài sản ngắn hạn khác 1,491,569,864 322,555,602 1,193,620 1 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 347,493,552 300,400,414 1,193,620 2 2. Thuế GTGT được khấu trừ 1,114,411,289 22,155,188 0 3 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 29,665,023 0 0 5 5. Tài sản ngắn hạn khác 0 0 0 B B - TÀI SẢN DÀI HẠN 58,332,717,307 75,977,563,251 79,568,670,287 I I- Các khoản phải thu dài hạn 3,000,000,000 3,000,000,000 9,000,000,000 1 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 0 0 0 2 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 3,000,000,000 3,000,000,000 9,000,000,000 3 3. Phải thu dài hạn nội bộ 0 0 0 4 4. Phải thu dài hạn khác 0 0 0 5 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 0 0 0 II II. Tài sản cố định 22,990,871,982 26,246,126,570 36,510,035,144 1 1. Tài sản cố định hữu hình 22,074,506,349 23,220,789,822 31,758,544,242 - - Nguyên giá 31,704,862,342 39,072,199,162 52,777,245,649 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (9,630,355,993) (15,851,409,340) (21,018,701,407) 2 2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0 - - Nguyên giá 0 0 0 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 0 3 3. Tài sản cố định vô hình 797,997,137 797,997,137 4,390,193,165 - - Nguyên giá 867,577,386 867,577,386 4,486,777,386 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (69,580,249) (69,580,249) (96,584,221) 4 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 118,368,496 2,227,339,611 361,297,737 III III. Bất động sản đầu tư 0 0 0 - - Nguyên giá 0 0 0 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 0 IV IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 32,199,980,000 46,616,764,000 33,893,465,931 1 1. Đầu tư vào công ty con 27,999,980,000 34,999,980,000 22,623,465,931 2 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 4,200,000,000 8,830,000,000 1,270,000,000 3 3. Đầu tư dài hạn khác 0 2,786,784,000 10,000,000,000 4 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 0 0 0 V V. Tài sản dài hạn khác 141,865,325 114,672,681 165,169,212 1 1. Chi phí trả trước dài hạn 141,865,325 114,672,681 165,169,212 2 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 0 0 0 3 3. Tài sản dài hạn khác 0 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 105,888,070,028 135,690,711,000 175,245,636,475 NGUỒN VỐN A A - NỢ PHẢI TRẢ 29,753,216,585 51,962,207,188 71,158,154,451 I I. Nợ ngắn hạn 27,994,816,581 50,984,432,177 58,695,223,892 1 1. Vay và nợ ngắn hạn 23,035,979,080 34,237,929,030 49,194,771,208 2 2. Phải trả người bán 4,040,007,472 4,180,962,358 2,986,470,295 3 3. Người mua trả tiền trước 314,833,215 10,113,372,790 1,536,122,915 4 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 0 111,441,586 1,353,988,159 5 5. Phải trả người lao động 539,102,570 983,308,415 1,214,248,381 6 6. Chi phí phải trả 62,198,000 1,357,417,998 71,820,000 7 7. Phải trả nội bộ 0 0 0 8 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 0 9 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 2,696,244 0 2,337,802,934 10 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 0 0 0 II II. Nợ dài hạn 1,758,400,004 977,775,011 12,462,930,559 1 1. Phải trả dài hạn người bán 0 0 0 2 2. Phải trả dài hạn nội bộ 0 0 0 3 3. Phải trả dài hạn khác 0 0 0 4 4. Vay và nợ dài hạn 1,758,400,004 977,775,011 12,462,930,559 5 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 0 0 0 6 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0 0 0 7 7.Dự phòng phải trả dài hạn 0 0 0 B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 76,134,853,443 83,728,503,812 104,087,482,024 I I. Vốn chủ sở hữu 76,134,853,443 83,728,503,812 104,087,482,024 1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 66,000,000,000 77,000,000,000 87,000,000,000 2 2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0 0 3 3. Vốn khác của chủ sở hữu 0 0 0 4 4. Cổ phiếu quỹ (*) 0 0 0 5 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 0 6 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0 0 0 7 7. Quỹ đầu tư phát triển 0 0 0 8 8. Quỹ dự phòng tài chính 0 0 0 9 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 0 10 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 10,134,853,443 6,728,503,812 17,087,482,024 11 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 0 0 0 II II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 1 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0 0 0 2 2. Nguồn kinh phí 0 0 0 3 3. Nguồn kinh phí đó hình thành TSCĐ 0 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 105,888,070,028 135,690,711,000 175,245,636,475 2.3.2 Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh 2.3.2.1. Kết quả đạt được: - Nguồn vốn của doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trước, hàng tồn kho đã giảm xuống chứng tỏ doanh nghiệp đã chú ý đến xử lý hàng tồn kho hợp lý. Qua các chỉ tiêu ta thấy doanh thu trên một đồng chi phí tương đối cao. 2.3.2.2 Chưa đạt và nguyên nhân 2.3.2.2.1 Chưa đạt Hàng tồn kho của năm 2009 mặc dù đã giảm hơn so với năm 2008, nhưng giá trị hàng tồn kho vẫn rất lớn 39,955,392,715 đồng. Như thế gây ra ứ đọng vốn, làm giảm lượng vốn lưu động, khả năng quay vòng vốn chậm. 2.3.2.2.1. 2. Nguyên nhân gây ra hạn chế a. Nguyên nhân khách quan Về môi trường kinh doanh: sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của cơ chế thị trường, những mặt trái và khuyết tật của cơ chế thị trường luôn tạo ra những cái bẫy vô hình để đưa bất kỳ một doanh nghiệp nào rơi vào vực thẳm của sự phá sản. Hơn nữa công ty còn phải đối phó trước sự ra đời của hàng loạt các công ty, doanh nghiệp khác có cùng loại hình sản xuất. Đây không chỉ là vấn đề hạn chế bởi môi trường mà nó còn là sự thách thức của công ty trong thời gian tới. Sự đoàn kết của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, không những không tăng cường liên kết với nhau mà còn có xu hướng cạnh tranh, thủ tiêu lẫn nhau. Nguyên nhân này dẫn tới sự thiếu tin tưởng lẫn nhau của các doanh nghiệp trong nước, đồng thời vô hình hoá tạo ra lợi thế cho các công ty nước ngoài trong cạnh tranh, trong khi mọi tiềm năng hoạt động của họ đều mạnh hơn các doanh nghiệp trong nước. Không những vậy, nhiều cơ sở sản xuất tư nhân núp bóng các doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh để lũng đoạn thị trường về giá cả, cũng như nhiều yếu tố khác vượt khỏi sự kiểm soát của nhà nước dẫn đến chất lượng sản phẩm không được đảm bảo, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất chân chính, trong đó có công ty Cổ phần Tam Kim. Về chính sách, pháp luật của nhà nước: nhà nước chưa thực sự có những chính sách hợp lý đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, không khuyến khích được doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị công nghệ, chủ động trong việc sản xuất kinh doanh. Mặt khác hệ thống pháp luật nước ta chưa đầy đủ và thiếu sự đồng bộ, đặc biệt là sự thay đổi đột ngột, thường xuyên các văn bản mới ra đời, phủ định, không thống nhất với văn bản cũ là vấn đề gây rất nhiều khó khăn, phiền toái trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, việc cải cách thủ tục hành chính ở nước ta vẫn cồng kềnh các thủ tục nhập khẩu hàng hoá cũng như thủ tục vay vốn để sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra thái độ của cán bộ ngành có liên quan luôn gây ra những phiền hà, nhiễu sự đối với các doanh nghiệp trong ngành nói chung và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng. b. Nguyên nhân chủ quan Bộ máy quản lý công ty chưa được hoàn thiện là do bản thân lãnh đạo của công ty chưa nhận thấy rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ, bộ phận và lợi ích đem lại từ việc thực hiện các nhiệm vụ đó. Ngoài việc quan tâm đến lợi ích của người lao động thì việc sắp xếp bố trí phù hợp với khả năng của họ cho phép công ty tận dụng được năng lực của người lao động, khuyến khích họ phát huy hết khả năng của mình. Trong công ty có sự sắp xếp từ ban lãnh đạo đến các phòng ban đều phải gánh vác nhiều nhiệm vụ khác nhau, không tạo được điều kiện thuận lợi cho cán bộ tham gia các chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. Đặc biệt là dù công ty có nhu cầu rất lớn về việc tìm hiểu , nghiên cứu thị trường để mở rộng thị trường và tăng tốc độ tiêu thụ của sản phẩm nhưng hiện nay công ty vẫn chưa có một chính sách cụ thể cho lĩnh vực này. Công nghệ chưa được đổi mới là do đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, là không có sự ứng dụng khoa học, công nghệ một cách thời sự, có thói quen, dẫn tới sự thụt lùi, xa lạ với sự tiếp cận thị trường bằng những phương tiện hiện đại. Do chưa cạnh tranh mạnh dạn về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực của công ty. Trình độ ngoại ngữ, tin học trong hệ thống cán bộ, nhân viên quá kém nên gây khó khăn cho vấn đề hiện đại hoá của công ty. Mặt khác khoa học kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm công nghệ do áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật đó, thì với trình độ khoa học hạn chế, sự hiểu biết về ngoại ngữ vi tính kém, việc cập nhật các thông tin về khoa học công nghệ hầu như không có thì việc lập kế hoạch, đầu tư mua sắm trang thiết bị của công ty gặp nhiều khó khăn và việc sử dụng các loại công nghệ này có thể kém hiệu quả. Công ty sẽ phải mất một khoản chi phí tương đối lớn cho các nhà tư vấn trong vấn đề này. CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP 3.1 Định hướng phát triển 3.1.1Những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh Từ khi được thành lập và trải qua nhiều khó khăn, công ty Cổ phần Tam Kim đã đạt được những thành công nhất định, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế non trẻ nước ta nói chung và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty nói riêng. Trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty Cổ phần Tam Kim luôn luôn đặt ra cho chính mình một mục tiêu phát triển và luôn nỗ lực trong việc thực hiện các mục tiêu đặt ra. Trong điều kiện hiện nay, mọi nỗ lực của công ty đều nhằm mở rộng quy mô hoạt động của mình trên cơ sở mở rộng thị trường, đồng thời công ty cũng đặt ra vấn đề hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu. Thực tế trong công ty thời gian vừa qua chỉ thực hiện được mục tiêu mở rộng kinh doanh, mà mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh vẫn còn là một bài toán khó đang được lãnh đạo của công ty quan tâm và sẽ tìm ra giải pháp phù hợp nhất. Mặc dù trong những năm hoạt động kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng về hiệu quả kinh doanh ở công ty, ta thấy rằng thời gian qua công ty luôn đạt được kết quả cao về tổng doanh thu, tổng lợi nhuận thu nhập bình quân và khoản nộp ngân sách nhà nước của công ty, nhưng công ty vẫn chưa thực hiện được việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Nguyên nhân của việc chưa thực hiện được việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là do ngoài những thuận lợi và nỗ lực bản thân thì công ty còn có nhiều khó khăn hạn chế từ môi trường bên trong cũng như bên ngoài của công ty, đã tác động không nhỏ đến mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua quá trình thực tế nghiên cứu tại công ty Cổ phần Tam Kim, tôi rút ra được những nhận xét chung như sau: - Công ty luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận, giá trị tổng sản lượng. - Đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện do thu nhập tăng từ 1.700.000đ/ người/ tháng năm 2006 lên đến 2.650.000đ/ người/ tháng trong năm 2008 và đến năm 2009 là 3.450.000đ/ người/ tháng. - Công ty hàng năm đã đóng góp một phần nhỏ cho ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước cũng như tạo công ăn việc làm cho người lao động cùng với sự phát triển của công nghệ mới trong quá trình tạo nên một bước mới trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. 1.1. Những điểm mạnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Tam Kim là một công ty tư nhân có dây chuyền công nghệ mới được đưa vào sản xuất cùng với một loạt các dây chuyền sản xuất phục vụ cho sự hoạt động của công ty luôn được đảm bảo một cách thông suốt từ trên xuống dưới. Những công nghệ mới được đưa vào sản xuất đã góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ưu điểm của dây chuyền công nghệ này là do nhập từ nước ngoài cùng với công nhân kỹ thuật cao được đào tạo cơ bản do các chuyên gia hướng dẫn nên đáp ứng được các nhu cầu đặt ra để nâng cao năng suất lao động, tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có và tạo thế chủ động cho công ty. Với sản phẩm là các loại mặt hàng về công tắc, ổ cắm, ống nước, đồ điện dân dụng chất lượng cao và uy tín của công ty về chất lượng sản phẩm, phương thức sản xuất kinh doanh là một điều kiện hết sức thuận lợi cho công ty tiếp tục đa dạng hoá về sản phẩm của mình, mở rộng thị trường tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Về quan hệ giao dịch của công ty, công ty có mối quan hệ mật thiết với các cơ sở cung cấp nguyên vật liệu trong nước và các nguồn hàng từ nước ngoài. Công ty đã đạt được chữ tín để kinh doanh lâu dài trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Công ty đã có nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ và có chất lượng cao. Thị trường hiện có các sản phẩm do công ty sản xuất chiếm tới 30% thị trường miền Trung. Đó là thị trường hiện có của công ty đồng thời cũng là một thị trường tiềm năng lớn đối với một số sản phẩm nếu như công ty đa dạng hoá được các sản phẩm của mình có trình độ công nghệ kỹ thuật cao để có được các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường. Công ty có một thị phần tương đối lớn so với nhiều những doanh nghiệp có cùng loại hình sản xuất kinh doanh như công ty kể cả với các doanh nghiệp nhà nước, chiếm tới 10% thị phần và các doanh nghiệp còn lại chiếm 90% thị phần. Như vậy là trong môi trường cạnh tranh gay gắt này, công ty vẫn chiếm lĩnh được thị trường bằng uy tín, chất lượng sản phẩm mặc dù công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu về thị trường trong nước, sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và các chính sách của nhà nước và các ngành. - Hiện nay bậc thợ trung bình của công ty là 4,1 / 7. Chỉ tiêu này là tương đối cao so với các doanh nghiệp khác, chứng tỏ trình độ tay nghề của công nhân là khá cao, nên vấn đề về chất lượng lao động của công ty là một lợi thế trong việc sử dụng nguồn lao động. Doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao, lành nghề, có kinh nghiệm tốt,...nên có khả năng cao hơn trong chủ động đàm phán cũng như việc nhận gia công các mặt hàng có chất lượng cao cho một số doanh nghiệp khác. Chất lượng của người công nhân ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. - Công ty nằm ở Hà Nam, tuy rằng với vị trí này chưa thực sự thuận lợi đối với một doanh nghiệp sản xuất mới ra đời, nhưng công ty đã nhạy bén trong việc nắm bắt những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội rất kịp thời, sự thay đổi trên thị trường, sự thay đổi trong môi trường kinh doanh và các chính sách của nhà nước và các ngành nghề kinh doanh của mình. 1.2. Những điểm yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh Mặc dù có một số ưu điểm trên, nhưng nhìn chung công ty vẫn còn nhiều khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Vấn đề về kỹ thuật công nghệ: Ngoài những dây chuyền máy móc được nhập từ nước ngoài, còn lại một loạt những máy móc đã quá lạc hậu so với sự phát triển một cách nhanh chóng của công nghệ hiện nay. - Về thị trường: do nhu cầu về số lượng, chất lượng của những doanh nghiệp có sử dụng sản phẩm của công ty đòi hỏi sự thích ứng một cách nhanh nhạy trong cơ chế thị trường mà thực sự thì trong lĩnh vực này công ty thực sự chưa chú trọng nhiều, vì vậy gặp rất nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu thị trường cũng như việc phát triển thị trường. Công việc này nhiều khi còn rất chồng chéo, không hiệu quả cho nên không tạo nên sự khác biệt nhiều về chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã sản phẩm. - Vấn đề về vốn: việc sản xuất đòi hỏi phải có một số vốn lưu động tương đối lớn, năm 2009 vừa qua vốn lưu động của công ty tăng lên chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngắn hạn, điều này ảnh hưởng đến tài chính cũng như khả năng thanh toán của công ty. Nợ nhiều, công ty phải trả lãi nhiều làm cho lợi nhuận của công ty giảm đi, phải đối mặt với áp lực thanh toán nợ đến hạn. - Vấn đề bộ máy quản lý: có được một bộ máy quản lý gọn nhẹ sẽ làm giảm được chi phí quản lý, dễ điều hành, phát huy được tinh giảm đến quá mức, vượt quá giới hạn cho phép sẽ làm cho công ty thiếu mất một số bộ phận chức năng, người cán bộ quản lý phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc tạo cho họ sự mệt mỏi, không chuyên tâm được vào công việc. Công ty Cổ phần Tam Kim là một trong những công ty rơi vào tình trạng này và đang gặp phải rất nhiều khó khăn, khi nhu cầu về các bộ phận quản lý chức năng tăng lên và đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao để giải quyết các công việc cụ thể. - Vấn đề lao động: tuy rằng công ty có số lượng công nhân có trình độ tay nghề cao (công nhân bậc 5 trở lên) có kinh nghiệm tốt, tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng những công nhân có trình độ kỹ thuật cao này cũng đồng nghĩa với độ tuổi trung bình của họ cao tạo ra những khó khăn cho công ty. Đó là thời gian lao động của họ còn ít, sức khoẻ giảm sút về cả thể lực lẫn tinh thần làm ảnh hưởng đến năng suất lao động. Mặt khác đội ngũ lao động này không được tiếp cận với kiến thức và trình độ khoa học kỹ thuật đương đại, nên việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật gặp nhiều khó khăn. Vấn đề xây dựng cơ cấu lao động sao cho hợp lý để đảm bảo việc làm ổn định, nâng cao được hiệu quả sử dụng lao động vẫn là một bài toán khó cho doanh nghiệp. - Vấn đề về chính sách: hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc chặt chẽ vào các chính sách của nhà nước, đặc biệt là các chính sách xuất nhập khẩu, các điều kiện để được khai thác và chế biến, các chính sách về thuế suất ưu đãi cho các doanh nghiệp có tỷ lệ nội địa hoá theo quy định. Do vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn phải chịu sự chi phối của các chính sách nhà nước và có những thay đổi theo sự thay đổi của chính sách. 3.2 Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Tam Kim 3.2.1. Mục tiêu và phương hướng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở cả trong nước và nước ngoài như hiện hay, để đứng vững và phát triển mỗi doanh nghiệp phải tự tìm cho mình một hướng đi phù hợp trong từng giai đoạn, trên cơ sở thực tế của từng đơn vị của đất nước, của điều kiện và môi trường quốc tế. Với chiến lược đúng đắn bản thân các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những mục tiêu, kế hoạch và biện pháp cụ thể mang tính khả thi đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh cao và đạt được những thắng lợi trong cạnh tranh. 1. Mục tiêu và kế hoạch của Công ty trong thời gian tới Công ty Cổ phần Tam Kim là một đơn vị sản xuất kinh doanh do đó Công ty hoạt động luôn hướng tới lợi nhuận. Muốn vậy Công ty phải quan tâm đến điều hòa vốn và thời gian hoàn vốn, từ đó xác định được doanh số bán hàng, thời gian cho lãi và các nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng tới lợi nhuận. Để mục tiêu của Công ty đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, tiền vốn, vật tư lao động của mình cần phải xác định phương hướng và biện pháp đầu tư, biện pháp sử dụng điều kiện sẵn có làm sao có hiệu quả tối ưu nhất. 1.1. Mục tiêu a. Mục tiêu chung: trong quá trình hoạt động Công ty đã xây dựng cho mình những mục tiêu chiến lược cụ thể: - Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, tăng lợi nhuận, tăng thu cho ngân sách nhà nước. ổn định và nâng cao mức sống cho người lao động. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, bảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Nâng cao chất lượng sản phẩm thoả mãn khách hàng nhằm tiêu thụ mạnh sản phẩm, chú trọng hơn về khâu marketing nâng cao chất lượng sản phẩm. - Nâng cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường để từng bước tiến tới hội nhập kinh tế thế giới. b. Mục tiêu cụ thể: Năm 2010 và những năm tiếp theo Công ty tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch mà công ty đề ra cụ thể mục tiêu năm 2010 của Công ty đề ra là: - Giá trị sản xuất công nghiệp và doanh thu tăng trưởng 30% so với năm 2009. - Nộp ngân sách tăng 10 - 15% so với cùng kỳ. - Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động. - Cố gắng nâng mức thu nhập bình quân trên 3.750.000 đ/ người/ tháng. 1.2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 của doanh nghiệp được thể hiện ở bảng 3.1 Bảng 3.1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 của doanh nghiệp Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Tổng doanh thu Đồng 148.262.826.478 Lợi nhuận Đồng 14.745.217.271 2. Phương hướng phát triển của Công ty 2.1. Phương hướng phát triển thị trường tiêu thụ Trên cơ sở mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước mà Đảng và chính phủ đề ra trong 5 năm 2010 – 2015. - Căn cứ vào định hướng phát triển của ngành và thực tiễn phát triển 20 năm của Công ty. Công ty có kế hoạch củng cố và mở rộng thị trường như sau: + Tập trung chỉ đạo và đầu tư cho công tác thị trường miền Bắc là khu vực có sức tiêu thụ cao và Công ty rất có khả năng phát triển trước mắt và lâu dài. Mục tiêu những năm tới thị trường miền Bắc chiếm tỷ lệ % lớn khoảng 60% tổng doanh thu của Công ty. + Đầu tư mở rông thị trường miền trung, Công ty dự định đến năm 2010 khu vực thị trường này sẽ chiếm 17% tổng doanh thu của Công ty. + Thị trường miền Nam dự định đến năm 2010 chiếm khoảng 23% doanh thu của Công ty. 2.2. Phương hướng phát triển sản phẩm Sản phẩm luôn là nhân tố có ảnh hưởng lớn dẫn tới chiến thắng trong cuộc cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong những năm gần đây với sản phẩm công tắc, ổ cắm, đồ điện dân dụng nói chung tiêu dùng luân đòi hỏi phải có những sản phẩm không chỉ có chất lượng cao mà còn phải có mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Nắm được điều đó Công ty đã xác định các mục tiêu về chính sách sản phẩm của mình như sau: - Mặt hàng công tắc, ổ cắm là mặt hàng chiến lược nó sẽ đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Công ty. - Cải tiến mẫu mã, tăng cường chất lượng là một giải pháp mang tính sống còn để tồn tại và phát triển. - Trên các thị trường khác nhau, Công ty sẽ tập trung tiêu thụ các mặt hàng khác nhau, có lượng tiêu thụ ổn định và các mặt hàng có nhu cầu lớn nhằm khai thác triệt để tiềm năng của thị trường... 3.2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY Trên cơ sở phân tích n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112016.doc
Tài liệu liên quan