Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA)

MỤC LỤC

 

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: Cơ sở Lý luận về kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá

trong nền kinh tế thị trường 3

I. Tổng quan về hoạt động XNK 3

1. Tính tất yếu khách quan của TMQT 3

2. Khái niệm và các hình thức xuất nhập khẩu chủ yếu 6

3. Nội dung công tác kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá ở

các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. 7

4. Vai trò của xuất nhập khẩu. 12

II. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu 13

A. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài. 13

1. Nhân tố kinh tế xã hội trong nước 13

2. Nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý 17

3. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội thế giới 17

B. Nhóm nhân tố thuộc bản thân doanh nghiệp 17

1. Nhân tố bộ máy quản lý 17

2. Nhân tố con người 18

3. Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp 18

4. Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp 18

III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu 19

1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sản xuất kinh doanh. 19

2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh XNK 21

CHƯƠNG II: Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động

kinh doanh xuất nhập khẩu ở Công ty SONA 23

I. Khái quát về Công ty 23

1. Sự hình thành và phát triển 23

2. Chức năng và nhiệm vụ 24

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy 26

II. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty SONA 27

1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty SONA. 27

2. Phân tích đánh giá các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh. 30

3. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty SONA trong những năm qua 34

III. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

hàng hoá của Công ty SONA 37

1. Tình hình hoạt động XNK hàng hoá 37

2. Các hình thức kinh doanh XNK của Công ty SONA 40

CHƯƠNG III: Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA) 43

I. Định hướng phát triển về hoạt động kinh doanh của Công ty SONA 43

1. Định hướng phát triển chung của Công ty trong thời gian tới 43

2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới về hoạt động thương mại 44

II. Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh XNK hàng hoá của Công ty SONA 46

1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trường 46

2. Mở rộng mặt hàng kinh doanh 49

3. Củng cố quan hệ với bạn hàng cũ, mở rộng phát triển với các bạn hàng mới 50

4. Phải chặt chẽ hơn trong việc xác định điều khoản của Hợp đồng 51

5. Sử dụng chi phí kinh doanh có hiệu quả. 53

6. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sản xuất kinh doanh. 54

III. Một số kiến nghị đối với nhà nước về những vấn đề liên quan

đến quản lý vĩ mô 56

1. Chính sách thuế XNK 56

2. Về chính sách hạn ngạch XNK 57

3. Về chính sách quản lý ngoại tệ 57

4. Về quản lý Hải quan 58

KẾT LUẬN 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá của Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại (SONA), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế nhằm tạo nguồn cung ứng hàng hoá cho hoạt động xuất khẩu, đồng thời cung cấp các dịch vụ về xuất nhập khẩu cho các đơn vị này trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, hai bên cùng có lợi. Được đàm phán, kí kết và thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu với người nước ngoài trong phạm vi kinh doanh cuả Công ty theo các quy định của nhà nước và luật pháp quốc tế. Được mời các bên nước ngoài hoặc cử cán bộ ra nước ngoài để đàm phán kí kết hợp đồng, khảo sát thị trường, trao đổi nghiệp vụ... - Được đặt các văn phòng đại diện của Công ty ở nước ngoài theo quy định của nhà nước Việt nam và nước sở tại. Được thu thập và cung cấp thông tin về kinh tế và thị trường thế giới. Hợp tác với các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng luật pháp và tập quán của mỗi nước nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường cung ứng và dịch vụ lao động. Cung cấp thông tin, hướng dẫn các thủ tục, luật lệ quy định có liên quan đến người Việt nam đi làm việc ở nước ngoài. cung ứng lao động Việt nam cho các Tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài. Chuyển tiếp và trả hàng cho người Việt nam đi lao động, học tập, công tác ở nước ngoài gửi về cho gia đình. Tổ chức dịch vụ phục vụ nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động Việt nam ở nước ngoài. Làm dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về theo yêu cầu của người lao động. Liên doanh, liên kết làm dịch vụ sản xuất, kinh doanh hoặc gia công tại chỗ tạo nguồn giải quyết việc làm cho người lao động thuộc Công ty và những người lao động đã về nước. Tổ chức dịch vụ đưa đón người lao động đi, về phép và hướng dẫn thủ tục cho người thân nhân của họ muốn đi thăm con em ở nước ngoài theo quy định. Ngoài ra Công ty có quyền tự do lựa chọn, quyết định các phương thức kinh doanh cũng như chủ động trong việc tìm kiếm bạn hàng trong và ngoài nước. Công ty có đầy đủ quyền hạn trong việc tổ chức, sắp xếp bộ máy tổ chức nhân sự trong công ty nhằm bảo đảm hiệu suất kinh doanh cao nhất. Bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định về hạch toán, quản lý tài sản ..., Công ty cũng có quyền chủ động áp dụng các chính sách lương thưởng phù hợp đối với cán bộ công nhân viên trong Công ty theo chế độ chính sách do nhà nước ban hành. Công ty Cung ứng nhân lực Quốc tế và Thương mại hoạt động theo nguyên tắc sau đây: Thực hiện hạch toán kinh tế và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng nhằm bảo toàn và phát triển vốn được giao, đồng thời giải quyết thoả đáng, hài hoà lợi ích của cá nhân người lao động của đơn vị và Nhà nước theo kết quả đạt được trong khuôn khổ của luật pháp quy định. - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng trong quản lý, điều hành kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể công nhân viên chức trong đơn vị, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh theo hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy a/ Về tổ chức bộ máy Trên cơ sở Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty ban hành kèm theo Quyết định số: 193/LĐTBXH - QĐ ngày 26 tháng 03 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội; Công ty đã chủ động xin ý kiến chỉ đạo của Bộ, Cục thực sự sắp xếp lại nhân sự và tổ chức bộ máy hoạt động theo mục tiêu giữ ổn định để phát triển. Tiến hành thể chế hoá công tác tổ chức lao động của Công ty bằng các quy chế, quy định, nội quy phù hợp với quy định pháp luật của Nhà nước, của Bộ và của Cục. Tổ chức bộ máy Công ty phù phợp với chức năng nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh của Công ty. + Từ các nhiệm vụ, chức năng, ngành nghề và các lĩnh vực kinh doanh của công ty, tổ chức bộ máy của công ty bao gồm: b/ Cơ cấu tổ chức Giám đốc Phó giám đốc Văn phòng Đại diện tại nước ngoài Chi nhánh tại TP HCM Phòng tổ chức hành chính Phòng tư vấn du học Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh dịch vụ Phòng ĐTGD & hướng nghiệp lao động Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá Phòng XKLĐI + XKLĐII ii- phân tích thực trạng hoạt độngkinh doanh của công ty sona Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Là một doanh nghiệp nhà nước về cung ứng lao động quốc tế và xuất nhập khẩu hàng hoá nên Công ty rất có lợi thế trong việc tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước, tìm kiếm nguồn cung ứng và thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá cung ứng lao động quốc tế. Trong lĩnh vực cung ứng lao động quốc tế, với danh tiếng của một doanh nghiệp nhà nước đã nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này, SONA có lợi thế hơn so với nhiều Công ty khác trong nước trong việc huy động nguồn lao động có trình độ, tay nghề, sức khoẻ đáp ứng được yêu cầu của chủ sử dụng lao động ở nước ngoài, đồng thời Công ty cũng rất quen thuộc và giữ được uy tín với nhiều thị trường sử dụng lao động là người Việt nam về chất lượng dịch vụ lao động cung ứng. Nếu biết tận dụng thế mạnh này, kết hợp với đội ngũ cán bộ có trình độ, am hiểu về thị trường nước ngoài của Công ty thì tiềm năng mở rộng khai thác thị trường sử dụng lao động ở nước ngoài của SONA là rất lớn. Ngoài ra với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, Công ty có thể thu hút nhiều khách hàng trong và ngoài nước cùng hợp tác làm ăn với Công ty dựa trên một số ưu thế về nguồn vốn, các ưu đãi về tín dụng của Ngân hàng dành cho Công ty và đội ngũ cán bộ có trình độ của Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu. Kết hợp các thế mạnh trên đây, Công ty có thể chủ động trong việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, tiếp cận các thị trường nước ngoài và thu hút khách hàng nội địa. 1.1. Đối với lĩnh vực cung ứng lao động Quốc tế Công ty SONA cung ứng lao động cho rất nhiều nước như: Nhật, Libia, U.E.A, khu vực Trung Đông, Cộng hoà Sip, Hàn quốc, Đài loan, Malaysia.... Nguồn lao động trong nước của Công ty chủ yếu tại một số tỉnh ngoại thành như: Hà nam, Hà tây, Nghệ an, Hà tĩnh, Thanh hoá, Hải dương, Bắc ninh, Hưng yên.... 1.2. Đối với lĩnh vực thương mại * Về kinh doanh dịch vụ trong nước Chủ yếu là hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động, ngoài ra còn phát triển thêm dịch vụ đại lý bán vé máy bay để phục vụ cho đối tượng lao động của Công ty và các đối tượng khác có nhu cầu. Năm 2001 Công ty còn mở thêm dịch vụ tư vấn du học nhằm tăng thêm doanh thu cho công ty. * Về kinh doanh xuất nhập khẩu: Các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và các mặt hàng chủ yếu của Công ty bao gồm: - Hoạt động nhập khẩu: chủ yếu là nhận uỷ thác nhập khẩu cho các Công ty trong nước, do vậy mặt hàng nhập khẩu khá đa dạng bao gồm: + Về thiết bị vật tư: Máy móc xây dựng, máy móc nông nghiệp, các thiết bị khác và sắt thép. + Về hàng tiêu dùng: Các loại hoa quả, bột ngọt, và mọt số vật dụng gia dụng khác. - Hoạt động xuất khẩu: Từ trước đến nay, hoạt động xuất khẩu của Công ty SONA là nhận uỷ thác xuất khẩu cho các Công ty trong nước, chủ yếu là một số mặt hàng nông sản, đồ mỹ nghệ và một số mặt hàng khác. 2 - Phân tích , đánh giá các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh. 2.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua các bảng số liệu sau: Bảng 1 - Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh 1998 - 2000 Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ tiêu Mã số 1998 1999 2000 1 2 3 4 5 Tổng doanh thu 1 13.597.477 6.561.325 5.146.820 Trong đó doanh thu hàng XK 2 + Hàng bán bị trả lại 6 53.902 + Thuế DT, TNĐB và thuế NK phải nộp 7 225.550 Doanh thu thuần 10 13.318.026 6.561.325 5.146.820 Giá vốn hàng bán 11 10.823.041 4.180.204 2.693.251 Lợi nhuận gộp 20 2.494.985 2.381.121 2.453.570 Chi phí bán hàng 21 65.091 36.323 59.766 Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 2.079.953 2.087.118 2.235.930 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 349.941 257.680 157.874 Thu nhập từ hoạt động tài chính 31 893.999 1.102.279 1.085.170 Chi phí hoạt động tài chính 32 Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 40 893.999 1.102.279 1.085.170 Các khoản thu nhập bất thường 41 72.099 390.473 158.000 Chi phí bất thường 42 5.049 Lợi nhuận bất thường 50 72.099 385.424 158.000 Tổng lợi nhuận trước thuế 60 1.316.039 1.745.383 1.401.045 Thuế thu nhập doanh nghiệp 70 666.640 697.728 448.334 Lợi nhuận sau thuế 80 649.399 1.047.655 952.710 Bảng 2 - Báo cáo một số chỉ tiêu đánh giá tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu Đơn vị tính 1998 1999 2000 1 2 3 4 5 Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn - Bố trí cơ cấu tài sản + Tài sản cố định / Tổng tài sản % 9,06 8,89 7,30 + Tài sản lưu động/ Tổng tài sản % 90,94 91,11 92,70 - Bố trí cơ cấu nguồn vốn + Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn Trong đó: Đặt cọc và lương LĐ/Tổng nguồn vốn % % 83,38 75,01 79,37 72,16 80,06 72,82 + Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn % 16,62 20,63 19,94 Tỷ suất sinh lời - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu % 9,88 26,60 27,22 + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu % 4,88 15,97 18,51 - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản % 4,69 6,71 4,87 Trong đó: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế (Tổng tài sản - Đặt cọc LĐ - Lương lao động) % 18,77 24,11 17,93 + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản % 2,31 4,03 3,31 Trong đó: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế (Tổng tài sản - Đặt cọc LĐ - Lương lao động) % 9,26 14,47 12,19 - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ nguồn vốn chủ sở hữu % 28,22 32,54 24,44 + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ nguồn vốn chủ sở hữu % 13,92 19,53 16,62 Thuế và các khoản phải nộp NS trên vốn CSH % 25,93 37,51 16,89 2.2. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Từ các số liệu trên, cho thấy tình hình hoạt động của Công ty qua một số chỉ tiêu dưới đây a/ Về bố trí cơ cấu tài sản: - Tỷ lệ Tài sản cố định của các năm 1998 là: 9,06%, năm 1999 là: 8,89% và năm 2000 là: 7,30% trên tổng số tài sản cho ta thấy: Tài sản cố định của Công ty chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng tài sản; chủ yếu là Tài sản lưu động: năm 1998 là: 90,94%, năm 1999 là 91,11% và năm 2000 là: 92,70%. Đây là cơ cấu bất hợp lý, do Công ty không được đầu tư tài sản cố định; điều này làm hạn chế khả năng mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và do đó hạn chế quy mô lợi nhuận. b/ Về bố trí cơ cấu nguồn vốn: - Nợ phải trả chiếm 83,38% năm 1998, chiếm 79,3% năm 1999 và chiếm 80,06% năm 2000 trên tổng nguồn vốn của Công ty.Trong đó Nợ phải trả chủ yếu là tiền đặt cọc và tiền lương tháng chưa lĩnh của lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài: Năm 1998 là: 75,01%, năm 1999 là: 72,16% và năm 2000 là: 72,82 trong tổng nguồn vốn. - Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty năm 1998 là: 16,62%, năm 1999 là: 20,63% và năm 2000 là: 19,94% trên Tổng nguồn vốn cho thấy vốn để Công ty kinh doanh trong các năm vừa qua là rất thấp. Để công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong tình hình mới thì việc bổ sung vốn cho Công ty là rất cần thiết. c/ Tỷ suất sinh lời: - Tỷ suất lợi nhuận trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp trên Doanh thu cho ta thấy cứ làm ra 1.000 đồng Doanh thu thì: Lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt: Năm 1998 là 98,8 đồng, năm 1999 là: 266 đồng và năm 2000 là: 272,2 đồng; Lợi nhuận sau thuế đạt : Năm 1998 là: 48,8 đồng, năm 1999 là: 159,7 đồmg và năm 2000 là: 185,1 đồng. - Tỷ suất Lợi nhuận trước và sau Thuế thu nhập doanh nghiệp trên Tổng tài sản cho ta biết cứ 1.000 đồng tài sản đưa vào kinh doanh sau 1 năm, Lợi nhuận trước Thuế đạt: Năm 1998 là: 46,9 đồng, năm 1999 là: 61,7 đồng và năm 2000 là: 48, 7 đồng; Lợi nhuận sau Thuế: Năm 1998 là: 23,1 đồng, năm 1999 là: 40,3 đồng và năm 2000 là: 33,1 đồng. - Tổng tài sản của Công ty bao gồm cả Nợ phải trả là tiền đặt cọc và tiền lương hàng tháng của lao động chưa lĩnh. Theo chế độ tài chính hiện hành đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động, hai khoản này không được phép sử dụng vào mục đích kinh doanh mà gửi vào kho bạc Nhà nước. Loại bỏ hai khoản nợ này ra khỏi Tổng tài sản, ta có: Cứ 1.000 đồng tài sản đưa vào kinh doanh sau 1 năm: Lợi nhuận trước Thuế đạt 187,7 đồng năm 1998, đạt 241,1 đồng năm 1999 và 179,3 đồng năm 2000; Lợi nhuận sau Thuế đạt 92,6 đồng năm 1998, đạt 144,7 đồng năm 1999 và đạt 121,9 đồng năm 2000. - Nhìn vào tỷ suất Lợi nhuận trước và sau Thuế thu nhập doanh nghiệp trên Vốn chủ sở hữu ta thấy rằng: Cứ 1.000 đồng Vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh sau 1 năm thu được: Lợi nhuận trước Thuế năm 1998: 282,2 đồng , năm 1999:325,4 đồng và năm 2000: 244,4 đồng; Lợi nhuận sau Thuế năm 1998: 139,2 đồng, năm 1999: 195,3 đồng và năm 2000: 166,2 đồng. Như vậy: Các chỉ tiêu tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty các năm 1998, 1999 và 2000 cho ta thấy rằng: Công ty kinh doanh luôn đạt hiệu quả cao. Bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh của mình. Nền tài chính của Công ty vững mạnh. d/ Nộp Ngân sách: Tình hình nộp Ngân sách của Công ty như sau: Năm 1998: nộp Ngân sách 1.209.467.000 đồng, tức là 1 đồng vốn cấp nộp Ngân sách 1,37 đồng; Năm 1999: nộp ngân sách 2.011.901.000 đồng, tức là 1 đồng vốn cấp nộp ngân sách 2,28 đồng; Năm 2000: nộp ngân sách 968.075.000 đồng, tức là 1 đồng vốn cấp nộp ngân sách 1,10 đồng. 3/ Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty SONA trong những năm qua 3.1 Đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch năm 2001 và năm 2002 Bảng 3 - Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2001 và năm 2002 Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 2001 Thực hiện 2002 Tỷ lệ phát triển Xuất khẩu lao động Người 759 2600 3,42 Du học Người 0 55 Đào tạo Người 679 3100 4,56 Xuất nhập khẩu hàng hoá * Xuất khẩu : - Cao su - Trị giá Tấn Tr.đ 1623 1.330 2798 28.257 1,72 21,2 * Nhập khẩu: - Sắt thép Máy móc, ô tô, vận tải Tổng trị giá Tấn Chiếc Tr.đ 9.645 159 5.739 10.828 124 50.076 1,12 0,77 8,73 Tổng doanh thu Tr. đ 85.094 129.166 1,52 * Doanh thu XKLĐ Tr. đ 6.712 8.650 1,21 * Doanh thu XNK HH và các dịch vụ khác (vé máy bay, du học) Tr. đ 78.382 120.516 1,54 Lợi nhuận Tr. đ 550 600 1,09 Nộp ngân sách nhà nước Tr. đ 7.560 11.050 1,46 Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ngày một khởi sắc. Với quan điểm luôn coi trọng và xác định xuất khẩu lao động là trọng tâm, là then chốt trong hoạt động của mình, do vậy trong năm 2001, đặc biệt là năm 2002 Công ty đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên đầu tư mạnh cho hoạt động này, củng cố giữ vững và phát triển thị trường truyền thống tại Libia, củng cố và phát triển mở rộng thêm một bước tại thị trường Đài loan, Malaysia, từng bước khôi phục lấy lại thế cân bằng và ưu thế vốn có của Công ty tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Do vậy mà trong năm nay Công ty đã đưa được một số lao động sang làm việc tại Nhật Bản, tuy không phải là con số lớn, nhưng bước đầu đã thể hiện được sự cố gắng của Công ty trong việc lấy lại uy tín đối với phía bạn hàng Nhật Bản. Chính nhờ sự nỗ lực này mà trong năm 2001 về chỉ tiêu lao động đưa đi làm việc tại nước ngoài đạt 115% so với kế hoạch, năm 2002 số lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài tăng 3,42 lần so với năm 2001. Doanh thu từ hoạt động XKLĐ cũng tăng lên đáng kể, nếu như năm 1999 là 3.942.390.000 VNĐ, năm 2000 là 4.552.800.000 VNĐ thì năm 2001 doanh thu đã tăng lên là : 6.712.000.000 VNĐ, đặc biệt là năm 2002 do phát triển được thị trường Malaysia nên doanh thu trong năm nay là: 8.650.000.000 VNĐ đã tăng lên đáng kể, so với năm 2001 tăng 1,21 lần. Với định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trên hai lĩnh vực chính là: Xuất khẩu lao động và kinh doanh thương mại, trong đó lấy xuất khẩu lao động làm trọng tâm. Do đặc điểm hoạt động thương mại phát triển sau, các năm trước đây hoạt động cầm chừng, hạn chế, doanh thu thấp, mang lại hiệu quả chung cho Công ty chưa đáng kể, thì năm 2001 là năm khởi đầu cho phát triển thương mại, và năm 2002 là năm xuất phát điểm của một hoạt động bài bản, mạnh mẽ theo hướng qui mô lớn và có hiệu quả trên các mặt: Tổng doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận, thị trường và cơ cấu ngành hàng, kết hợp hài hoà giữa nhập khẩu và xuất khẩu ... Cụ thể là: doanh thu XNK HH và các dịch vụ khác năm 2001 là: 78.382.000.000 VNĐ tăng 14 lần, nộp ngân sách là: 7.560.000.000 VNĐ tăng 8 lần, lợi nhuận là: 143.800.000 tăng 5 lần so với năm 2000 và các năm trước đây. Doanh thu XNK HH và các dịch vụ khác năm 2002 là: 120.516.000.000 tăng 1,54 lần so với năm 2001. Bên cạnh doanh thu từ hai lĩnh vực là XKLĐ và kinh doanh XNK HH, công ty còn phát triển và mở rộng thêm các lĩnh vực khác như doanh thu từ đại lý bán vé máy bay, hoạt động đào tạo, tư vấn du học nhằm tăng thêm lợi nhuận cho công ty và tạo việc làm cho cán bộ CNV. Trong năm 2001, đặc biệt là năm 2002 mặc dù trong điều kiện thị trường xuất nhập khẩu của Công ty còn chưa được mở rộng, giá cả và tình hình kinh tế Thế giới trong năm qua có nhiều biến động, cạnh tranh ngày càng khó khăn, đội ngũ CBNV còn thiếu và còn hạn chế về kinh nghiêm, về khả năng khai thác thị trường, nhưng Công ty đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh và đạt được những kết quả tốt đẹp. 3.2. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của Công ty Là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung ứng lao động Quốc tế, trong nhiều năm qua cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, SONA đã từng bước trưởng thành và đạt được những kết đáng ghi nhận. Để có được những kết quả này, phải kể đến những thành tích mà công ty đã đạt được trong hoạt động dịch vụ cung ứng lao động Quốc tế, đồng thời cũng có sự đóng góp không nhỏ của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên nếu đánh giá về Công ty, xét trong môi trường cạnh tranh, thì có thể thấy rằng bên cạnh những thuận lợi của Công ty , còn có cả những khó khăn mà Công ty cần khắc phục. a/ Thuận lợi Trong hoạt động xuất khẩu lao động, mặc dù có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước nhưng Công ty SONA vẫn giành được một thị phần rộng lớn. Với bề dày kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên và các mối quan hệ rộng rãi với các bạn hàng, Công ty đã được rất nhiều các tổ chức và cá nhân tín nhiệm. Trong những năm gần đây, mặc dù có thêm rất nhiều các Công ty khác được quyền xuất khẩu lao động nhưng Công ty vẫn giành được các đơn đặt hàng từ phía các đối tác nước ngoài bởi vì chất lượng và uy tín của Công ty cao. Chính vì vậy mà số người được Công ty đưa ra lao động và làm chuyên gia tại nước ngoài cũng tăng rất nhanh, bởi vì chất lượng dịch vụ lao động cung ứng của Công ty, công nhân được đào tạo cơ bản về ngành nghề trước khi tiến hành thủ tục giao nhận. Với thế mạnh đó SONA đã có nhiều đơn đặt hàng từ các thị trường lao động lớn như: Thị trường Đài loan, Libia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Malaysia ... Ngoài các đối thủ cạnh tranh trong nước, Công ty cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài, tuy nhiên với chi phí thấp của nguồn nhân công đã vô hình chung tạo ra lợi thế riêng cho công ty, giúp Công ty có được mức tăng trưởng lợi nhuận khá ổn định. Đây là chỗ dựa vững chắc để Công ty tiếp tục xây dựng và triển khai các kế hoạch mở rộng thị trường cho cung ứng nguồn nhân lực, là điều kiện tốt để Công ty đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Các mặt hàng đăng ký kinh doanh của Công ty khá đa dạng, nguồn vốn luôn được bảo toàn và phát triển qua các năm, đồng thời lại có mối quan hệ tốt với ngân hàng, điều này không những giúp công ty thu hút thêm được nhiều khách hàng trong nước sử dụng, khai thác dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu mà còn làm cho Công ty có thể chủ động trong việc khai thác thị trường trong và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, có bề dày kinh nghiệm, gắn bó, trăn trở tâm huyết với Công ty, với hoạt động xuất khẩu lao động và kinh doạnh thương mại . Cán bộ lâu năm với kinh nghiệm vốn có và thận trọng kết hợp với tính nhanh nhạy năng động của cán bộ trẻ hình thành và tạo nên một thế mạnh tổng hợp và hài hoà trong Công ty. b/ Khó khăn Trong những năm qua với những nỗ lực, những cố gắng, trong cạnh tranh gay gắt và nhiều khó khăn, Công ty vẫn luôn phấn đấu hoàn thành tốt kế hoạch. Song nhìn chung Công ty vẫn còn những mặt hạn chế, những tồn tại mà đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh đó là: Công ty chưa chủ động thích ứng và bắt kịp với biến động của thị trường, chưa có các giải pháp nhanh nhậy đệ đối sách kịp thời trong cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường lao động Đài loan, một thị trường luôn sôi động và biến động. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá, công ty hoạt động không mang tính chuyên doanh, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá chủ yếu là nhận uỷ thác xuất nhập khẩu từ các đơn vị trong nước, do vậy Công ty bị phụ thuộc khá nhiều vào các đơn vị này. Hoạt động marketing chưa được triển khai một cách đầy đủ, tạo ra những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận với các khách hàng và thị trường trong và ngoài nước. Đội ngũ CBNV giỏi và tình thông cho hoạt động kinh doanh còn thiếu và yếu ở nhiều khâu trong hoạt động chung của Công ty và nhất là trong hoạt động xuất khẩu lao động, thương mại và đào tạo. Nhận biết được những tồn tại và hạn chế này, Công ty cần tìm ra nguyên nhân, và giải pháp, kết hợp với những bài học kinh nghiệm, và phải quyết tâm củng cố tăng cường bộ máy hoàn thiện hơn, đảm bảo cho cạnh tranh và cạnh tranh thắng lợi, đưa hoạt động kinh doanh của Công ty phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa. III- Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh XNK hàng hoá của công ty SONA 1. Tình hình hoạt động XNK hàng hoá * Mặt hàng kinh doanh : Hàng hoá Công ty đang cung ứng trên thị trường chủ yếu là hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu: - Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là: máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng. + Máy móc thiết bị: Chủ yếu là máy công trình, ôtô vận tải phục vụ sản xuất và xây dựng. Hàng hoá của SONA đang tiếp tục được khẳng định bằng chất lượng và dịch vụ sau bán hàng. Chính vì cậy hàng tồn kho chậm luân chuyển là không đáng kể. Thị trường nhập khẩu chủ yếu là: Hàn quốc, Nhật Bản, Đức, Mỹ ... . Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các tỉnh phía Bắc và miền Trung. + Nguyên vật liệu: Chủ yếu là sắt thép, mặt hàng sắt thép nhập khẩu của SONA đang rất được ưa chuộng trên thị trường nội địa. + Hàng tiêu dùng: SONA chủ yuế nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống mà trong nước chưa sản xuất được hoạc chưa đáp ứng được nhu cầu. Hàng tiêu dùng nhập khẩu của SONA luôn được khách hàng ưa chuộng và hầu như không có hàng tồn kho chậm luân chuyển . Thị trường nhập khẩu chủ yếu là: Mỹ, Đài loan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản... - Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty : chủ yếu là hàng nông sản và thủ công mỹ nghệ. + Hàng nông sản: Công ty chủ yếu xuất khẩu cao su và nước tương. Tuy mới vào thị trường hàng nông sản nhưng hàng hoá của SONA được đánh giá cao, chất lượng tốt, thời gian giao hàng đúng hạn, giá cả hợp lý. Khách hàng đang tiếp tục đặt mua hàng của SONA và mong muốn tăng số lượng và kim ngạch hàng nông sản. Thị trường chủ yếu các nước ASEAN, Trung quốc, Hàn quốc, EU, Nhật Bản, các nước Đông âu cũ... + Hàng thủ công mỹ nghệ: SONA cũng chỉ mới bắt đầu vào thị trường, tuy mới chỉ với số lượng nhỏ, kim ngạch còn hạn chế nhưng cũng đã khẳng định được uy tín của SONA rất được khách hàng nước ngoài ưa chuộng về mẫu mã, chất lượng và thời gian giao hàng, chắc chắn trong thời gian tới sẽ có bước nhảy vọt cả về số lượng đối với mặt hàng này. Thị trường chủ yếu là Đài loan, Nhật bản, Hồng kông, Trung quốc , Hàn quốc, EU, SNG... * Thị trường: Các khách hàng nội địa chủ yếu của Công ty SONA bao gồm: + Công ty TNHH Phú Thái + Công ty TNHH Tự Cường + Công ty TNHH Đại Minh + Công ty TNHH Toàn Thắng + Công ty Văn phòng phẩm Hà nội + Công ty Nam Tuấn + Công ty Tân Sao Việt + Xí nghiệp Xây lắp 7 ... Thị trường nước ngoài của Công ty như: Trung quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Singapore, Malaysia, Indonexia, Philipin, Thái lan, Taiwan... * Kim ngạch XNK - Tổng kim ngạch XNK của Công ty năm 2002 đạt 7,9 triệu USD. Trong đó xuất khẩu đạt 2,2 triệu USD, nhập khẩu đạt 5,7 triệu USD * Hiệu quả hoạt động kinh doanh XNK hàng hoá: - Hiệu quả hoạt động kinh doanh XNK hàng hoá được thể hiện qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh XNK hàng hoá dưới đây: Đơn vị tính: 1.000 đồng Stt Chỉ tiêu Năm Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 1 Doanh thu 9.493.572 2.472.780 1.213.461 78.382.000 120.516.000 2 Nộp ngân sách 379.742 611.598 121.346 7.949.000 10.880.000 3 Lãi gộp 381.051 141.371 189.343 Mặc dù hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mới chính thức từ năm 1997, song cho đến nay hoạt động này của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và đã đem lại được nguồn thu đáng kể cho công ty. Từ đầu năm 1997 khi phòng kinh doanh xuất nhập khẩu bắt đầu hoạt động của mình bằng hoạt động nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu thì đến đầu năm 2001, hoạt động bán hàng xuất khẩu đã được triển khai. Sự gia tăng các khách hàng nội địa, kèm theo đó là sự gia tăng về số lượng hợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11123.DOC
Tài liệu liên quan