Chuyên đề Một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐỂ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM 3

I. Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế của Việt Nam 3

1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3

1.1. Khái niệm 3

1.2. Các đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 4

1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 5

2. Tác động của FDI đối với phát triển kinh tế của các nước đang phát triển nói chung và của Việt Nam 8

2.1. Tác động tích cực của FDI 8

2.2. Những tác động tiêu cực 13

3. Sự cần thiết khách quan phải thu hút FDI vào Việt Nam 14

3.1. Việt Nam mở cửa thu hút FDI là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập 14

3.2. Nhu cầu về vốn cho sự nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam rất lớn trong khi đó khả năng tích luỹ trong nước hạn hẹp 15

3.3. FDI có ưu thế lớn so với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác 15

4. Kinh nghiệm về việc thu hút và FDI của một số nước trong khu vực và thế giới 16

4.1. Trung Quốc 16

4.2. Malaysia 17

4.3. Thái Lan 17

4.4. Indonesia 18

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút FDI của Việt Nam 19

1. Nhân tố khách quan 19

1.1. Xu hướng vận động của dòng FDI hiện nay 19

1.2. Động cơ, chính sách của các nhà đầu tư 23

2. Môi trường đầu tư 24

2.1. Khái niệm 24

2.2. Môi trường đầu tư bao gồm 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THỜI KỲ 1995 - 2003 27

I. Tình hình thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 1995 - 2003 27

1. Qui mô FDI đầu tư vào Việt Nam qua các năm 27

2. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 30

2.1. FDI theo đối tác đầu tư 30

2.2. FDI theo vùng kinh tế 32

2.3. FDI theo ngành kinh tế 36

2.4. FDI theo hình thức đầu tư 39

3. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1995 - 2003 44

3.1. Những tác động tích cực 44

3.2. Những tác động tích cực và vấn đề còn tồn tại của FDI đối với phát triển kinh tế của Việt Nam 51

 

II. Thực trạng môi trường đầu tư của Việt Nam từ 1987 đến nay 57

1. Công tác xây dựng luật pháp, chính sách 57

1.1. Hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài 57

1.2. Khung pháp lý song phương và đa phương về đầu tư nước ngoài 60

2. Về cơ sở hạ tầng 61

3. Thái độ lao động của cán bộ, nhân viên đối với các nhà đầu tư nươc ngoài 62

4. Đánh giá chung 62

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2010 67

I. Mục tiêu và phương hướng thu hút FDI trong kế hoạch 5 năm 2005 - 2010 67

1. Các mục tiêu chủ yếu về tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 - 2010 67

2. Dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu của giai đoạn 2006 - 2010 67

3. Phương hướng thu hút FDI trong giai đoạn 2005 - 2010 71

3.1. Bối cảnh quốc tế 71

3.2. Tình hình trong nướcq 72

II. Một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI vào phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 76

1. Xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật 76

2. Đảm bảo môi trường kinh tế chính trị - xã hội 78

3. Xây dựng quy hoạch chính sách thu hút FDI 79

3.1. Nguồn vốn FDI phải được bố trí trên bàn cờ chiến lược chung của các nguồn vốn 79

3.2. Hướng nguồn vốn FDI phục vụ thiết thực quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 80

4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 81

5. Đổi mới cơ chế chính sách 83

5.1. Chính sách thuế và ưu đãi tài chính, tín dụng, ngoại hối 84

5.2. Chính sách lao động và thương mại 84

5.3. Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm 85

6. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành bộ máy quản lý Nhà nước 85

7. Đổi mới, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác vận động, xúc tiến đầu tư 87

8. Cần chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của cách mạng khoa học - công nghệ và của các doanh nghiệp FDI 87

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

 

 

 

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng rất ít ngành thu hút được các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới đến tham gia đầu tư. Đến nay ngoài xí nghiệp liên doanh Vietsopetro chúng ta đã cấp 27 giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 1891,58 triệu USD cho các nhà đầu tư tương đối có tiềm lực về mọi mặt thuộc Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu úc, Châu á. Hình thức hoạt động chủ yếu của các nhà đầu tư này là hợp đồng chia sản phẩm. Hiện nay, mỏ Đại Hùng và mỏ dầu tại vùng chống lấn với Malaixia, mỏ Rạng Đông, mỏ Hồng Ngọc đang được khai thác, mở khí Lan Đỏ, Lan Tây được khai thác từ đàu năm 2001. Lĩnh vực công nghiệp điện tử: là lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài có mặt tương đối sớm, vốn thực hiện chiếm tỷ lệ cao so với vốn đăng ký, có tiến độ thực hiện đúng với cam kết được ghi trong giấy phép đầu tư và đây là lĩnh vực sớm phát huy hiệu quả. Đến nay đã có 22 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 615 triệu USD, trong đó có hơn 60% số vốn đã được thực hiện (379 triệu USD). Số vốn thực hiện trên tập trung chủ yếu vào thời kỳ 1991 - 1995, chiếm 92,4% tổng vốn đầu tư thực hiện từ trước tới nay. Một trong những yếu tố làm cho lĩnh vực này hơn hẳn các lĩnh vực khác là các nhà đầu tư vào lĩnh vực này phần lớn thuộc các công ty xuyên quốc gia và các hãng điện tử mạng trên thế giới như: SONY, FUJITSU, SAMSUNG, LG, PHILLIPS, DAEWOO... Lĩnh vực ô tô và xe máy: đây là một trong những lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư thuộc các hãng lớn mà sản phẩm của họ đã nổi tiếng trên thế giới như TOYOTA, FORD, HONDA, SUZUKI... đến nay, chúng ta đã cấp giấy phép hoạt động cho 14 dự án đầu tư sản xuất ô tô và 4 dự án đầu tư sản xuất xe máy. Số vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư sản xuất ô tô đến nay là 376 triệu USD (bằng 43,12% vốn đăng ký), với số sản phẩm sản xuất trung bình là 140.000 xe ô tô/ năm. Trong số 14 dự án đầu tư sản xuất ô tô có 3 dự án không triển khai (CHRYSLER, NISAN và VIETSIN) , một dự án tuy đã triển khai (đã đầu tư 16 triệu USD) nhưng tạm dừng không đầu tư tiếp (dự án MERCEDES - BENS) và liên doanh MEKONG đã dừng sản xuất. Một đặc điểm tương đối nổi bật của các dự án sản xuất ô tô, xe máy là bên cạnh các hoạt động của chính bản thân thì các dự án này còn tác động đến việc hình thành các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng tương ứng. Tức là, thường đi cùng với các dự án đầu tư loại này là một loạt các dự án đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng, sản phẩm bổ trợ cùng triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu đồng bộ về sản phẩm ô tô xe máy. Các dự án đầu tư dạng vệ tinh này thường là những bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư hoặc các doanh nghiệp cơ khí của Việt Nam, trong đó có cả các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, thậm chí có nguy cơ phá sản. Lĩnh vực viễn thông: đến nay có 14 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 1.544 triệu USD, trong đó số vốn đã thực hiện là 388 triệu USD ( bằng 25% số vốn đăng ký) trong số các dự án đầu tư ở lĩnh vực này, có đến 94% số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh về dịch vụ viễn thông, 6% số dự án đầu tư theo hình thức liên doanh để sản xuất các thiết bị vật tư bưu điện. Đặc biệt đây là lĩnh vực không có dự án theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch: đây là lĩnh vực mà ngay từ đầu có biểu hiện có nhiều tiềm năng chưa được khai thác nên kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư vào lĩnh vực này. Và đây cũng là ngành ngay từ đầu đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù số dự án và vốn đầu tư của ngành này có tỷ trọng chưa cao trong tổng số dự án cũng như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, nhưng cho đến hết năm 2002 cũng đã có 312 dự án với số vốn là 9467 triệu USD đầu tư vào xây dựng khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, phát triển đô thị, trong đó đã có 33,66% số vốn đầu tư đã được thực hiện. Đây cũng là lĩnh vực xuất hiện tình trạng cung vượt quá cầu ở một số thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng. Lĩnh vực dệt may, giày dép: đây là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, suất đầu tư cho mỗi lao động thấp, triển khai sản xuất kinh doanh nhanh, đặc điểm này rất thích hợp với điều kiện kinh tế và thời kỳ đầu tiến hành CNH - HĐH ở nước ta. Đến nay chúng ta đã phê duyệt 250 dự án với tổng số vốn là 2396 triệu USD (dệt gồm 87 dự án với 1649 triệu USD vốn đăng ký, may gồm 118 dự án với 281 triệu USD vốn đăng ký, giày dép gồm 45 dứ án với 466 triệu USD vốn đăng ký). Trong đó, số vốn đã thực hiện là 1079 triệu USD (bằng 45% tổng số vốn đăng ký) dây là một trong những lĩnh vực có tỷ lệ vốn thực hiện đạt loại cao. 3. Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1995 - 2003 3.1. Những tác động tích cực 3.1.1 FDI là nguồn vốn quan trọng, bổ sung cho vốn đầu tư phát triển Là một dấu hiệu tiên quyết để thực hiện chiến lược CNH, HĐH cũng như các quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam cũng gặp bài toán nan giải đó là thiếu vốn cho đầu tư phát triển. Trong điều kiện nguồn vốn viện trợ của các nước XHCN không còn, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn eo hẹp, các doanh nghiệp Nhà nước gặp nhiều khó khăn, vốn tiềm ẩn trong dân chưa được huy động nhiều, vốn ODA còn hạn hẹp thì nguồn vốn FDI đã bổ sung lượng vốn quan trọng cho nền kinh tế. Trong thời gian qua bình quân mỗi năm chúng ta thu hút được 2928,7 triệu USD vốn FDI, chiếm khoảng 26,5% tổng vốn đầu tư xây dựng toàn xã hội. 3.1.2 Nguồn vốn FDI có đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định nền kinh tế Khu vực FDI với những ưu thế về công nghệ, trình độ quản lý ... đã luôn là khu vực năng động nhất của nền kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm cao (khoảng 20% năm) đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp, chẳng hạn năm 2000 tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực trong nước là 16% thì của khu vực FDI là 23%. Nói chung hoạt động của khu vực FDI đạt hiệu quả cao, do đó doanh thu hàng năm của khu vực này đạt cao, nhờ đó đóng góp vào GDP ngày càng tăng. Năm 1996 tỷ trọng trong GDP là 6,78%,năm 1997 là 7,39% năm 1998: 9,07%, năm 1999: 10,03%; năm 2000: 12,2%; năm 2001: 13,285; năm 2002: 13,5% và năm 2003 là 13,35 Bảng 10: Doanh thu và đóng góp của khu vực FDI vào GDP thời kỳ 1997 - 2003. Năm Doanh thu Tỷ trọng trong GDP (%) Tổng số (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 1997 2743 7,93 1998 3815 39,08 9,07 1999 3910 2,49 10,03 2000 4600 17,65 12,24 2001 6167 34,07 13,25 2002 7400 20 13,5 2003 9000 10 13,35 Nguồn: - Thời báo kinh tế Việt Nam - Kinh tế Việt Nam và thế giới 2001 - 2003 Như vậy, qua các năm tỷ trọng của khu vực FDI vào GDP luôn tăng và tính đến hết năm 2003 chiếm 13,35% GDP của cả nước. Doanh thu luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao, trừ năm 1998 (chỉ đạt 2,49%) các năm còn lại có tốc độ tăng cao hơn nhiều so với khu vực khác, bình quân giai đoạn 1997 - 2003 doanh thu tăng 11,51%. 3.1.3 FDI làm tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng nguồn thu ngân sách Cùng với hoạt động có hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, khu vực FDI thông qua việc sản xuất các loại hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao đã làm cho quy mô xuất khẩu của khu vực này tăng nhanh qua các năm. Nếu thời kỳ 1991- 1995 các doanh nghiệp FDI mới chỉ xuất khẩu được 1230 triệu USD; năm 1996 đã đạt 786 triệu USD; năm 2001 đạt 3673 triệu USD; năm 2002 đạt 4602 triệu USD, và năm 2003 là 6340 triệu USD. Các doanh nghiệp FDI với uy tín của mình đã giúp hàng hoá của Việt Nam được xâm nhập vào thị trường rộng lớn của thế giới, đến nay hàng hoá của nước ta đã có mặt trên 140 nước, và ngày càng khẳng định chỗ đứng trên các thị trường mới như EU, Châu Mỹ, Trung Đông. Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có FDI (trang bên) Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng qua các năm: nhập khẩu thòi kỳ 1991-1995 đạt 2382 triệu USD, năm 1996 đạt 2042 triệu USD, năm 2002 đạt 6704 triệu USD và năm 2003 là 8713 triệu USD. Như vậy kim ngạch xuất khẩu qua các năm luôn lớn hơn kim ngạch xuất khẩu, nhưng việc nhập khẩu như vậy cũng tích cực vì nó tạo ra tài sản cố định và tiềm lực phát triển công nghệ cho phát triển bền vững, khác với nhập khẩu hàng tiêu dùng. Mặt khác, khi nguồn FDI được định hướng tốt hơn, hoạt động FDI đi vào thế ổn định thì chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu của khu vực này sẽ thu hẹp lại và về lâu dài, xuất khẩu sẽ lớn hơn nhập khẩu giúp ổn định của cán cân thương mại. Nguồn thu ngân sách từ các doanh nghiệp FDI cũng tăng dần trong những năm từ 1994 – 1997 năm 1994 là 128 triệu USD, năm 1995: 195 triệu USD, năm 1996: 263 triệu USD, đến năm 2001 lại tăng 373 triệu USD và năm 2002 đạt 459 triệu USD, và năm 2003 là 500 USD. Nhờ việc gia tăng này, đã tạo ra khả năng chủ động hơn trong cân đối ngân sách, giảm mức bội chi ngân sách. Nguồn vốn GDI vào Việt Nam là do nước ngoài tự cân đối ngoại tệ, do đó Chính phủ cũng không phải lo trả nợ. 3.1.4 FDI góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng CNH, HĐH Phần lớn vốn FDI hiện nay là đầu tư vào khu công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với năng suất lao động cao của các doanh nghiệp FDI công nghiệp và dịch vụ đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng tăng lên của công nghiệp, dịch vụ. Khu vực FDI trong các năm qua luôn có tốc độ tăng trưởng cao trong ngành công nghiệp, qua đó ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành công nghiệp. Bảng 12: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam giai đoạn 1997- 2003 Đơn vị tính % Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 1. Toàn ngành công nghiệp 14,2 13,8 12,5 11,6 18,4 14,2 16,2 2. Khu vực FDI công nghiệp 21,7 23,2 24,4 21,0 23,0 12,1 15,4 3. Tỷ trọng FDI/ cả ngành % 26,7 28,9 32,0 34,7 36,0 35,4 37 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam Trong giai đoạn 1997 - 2003 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực FDI luôn cao hơn nhiều so với toàn ngành. Và cho đến nay khu vực này đã chiếm hơn 1/3 tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp, có tác động lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp, làm cho ngành có tốc độ tăng cao hơn so với các ngành khác, đồng thời làm tỷ trọng công nghiệp trong GDP tăng dần qua các năm: năm 1996 chiếm 28, 76%, năm 1998 chiếm 33,49% và năm 2003 là 37,75%. Trong nội bộ ngành công nghiệp, xuất hiện một số ngành mà nếu như không có FDI thì chúng ta không có điều kiện phát triển. Hiện nay có 8 ngành hàng công nghiệp nắm xấp xỉ 100% sản phẩm (dầu khí, ô tô, đèn hình, tổng đầu điện thoại, tủ lạnh...), ngoài ra còn có một số ngành hiện đại mà khu vực FDI chiếm trên 50% sản phẩm như thép, kính, xây dựng... sự phát triển các lĩnh vực này làm cho nền kinh tế được chuyển dịch theo xu hướng tích cực. Đối với ngành nông nghiệp, FDI với trên 250 dự án còn hiệu lực đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho ngành nông nghiệp, chuyển giao cho lĩnh vực này nhiều giống cây, giống con, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, góp phần thúc đẩy quá trình đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, sản. 3.1.5 FDI đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực, nâng cao sức mua trong nước Tính đến cuối năm 2003, các doanh nghiệp có vốn FDI đã thu hút khoảng 665000 lao động trực tiếp là người Việt Nam. Bên cạnh đó còn có hàng chục vạn lao động gián tiếp thông qua các hợp đồng xây dựng, cung ứng dịch vụ có liên quan đến các dự án FDI, hơn thế nữa, số lao động làm trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh lại tính vào cán bộ công nhân viên của khu vực kinh tế Nhà nước. Do đó, tổng số lao động làm việc liên quan đến các dự án FDI có thể lên đến hon 765000 người. Bảng 13: Số lao động làm việc trong khu vực FDI qua các năm Đơn vị : 1000 người Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Số lao động trực tiếp 220 250 270 296 327 399 487 546 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư. Môi trường lao động mới đã tạo điều kiện cho người lao động thích nghi với điều kiện lao động mới. Góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, tạo nên một thị trường lao động với đầy đủ yếu tố cung cấp và cạnh tranh. Qua đó thúc đẩy sự quan tâm của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, làm chuyển đổi cơ cấu lao động và hình thành đội ngũ lao động lành nghề. Môi trường lao động mới tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, rèn luyện tác phong và kỷ luật, kỹ năng lao động công nghiệp thích ứng với cơ chế thị trường. Thu nhập của lao động trong các doanh nghiệp FDI cao hơn đáng kể so với các khu vực khác khoảng 30% đến 50% tuỳ thuộc từng ngành nghề trong khu vực FDI, mức lương bình quân chung là 70 USD/ tháng, trong đó mức lương bình quân trong lĩnh vực dịch vụ từ 100 - 150 USD/ tháng; trong ngành công nghiệp nặng từ 70 - 80 USD/ tháng. Như vậy tổng thu nhập của người lao động làm việc trong khu vực có vốn FDI hàng năm lên tới 300 triệu USD - 340 triệu USD. Về đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động của doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiến hành việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cho phù hợp điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, thông qua đội ngũ chuyên gia nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp FDI, cán bộ Việt Nam cũng tự học tập được các vấn đề về quản lý, tổ chức điều khiển có hiệu quả. 3.1.6 FDI làm nâng cao trình độ công nghệ, tạo lập phương thức kinh doanh mới, góp phần làm cho nền kinh tế nước ta chuyển biến tích cực Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đặt vấn đề lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả họ sẽ đưa vào các dự án những công nghệ, thiết bị. Thực tế, các công nghệ thiết bị này tuy không phải hiện đại nhất nhưng đa phần là đồng bộ, có trình độ cơ khí hoá trung bình hoặc cao hơn các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước trong khu vực. Nhất là các công nghệ trong các ngành dầu khí viễn thông, hoá chất, điện tử, ô tô... chính nhờ các công nghệ có trình độ kỹ thuật tiên tiến nên chất lượng sản phẩm đã được tạo ra chất lượng, hình thức tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, nhất là trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, dệt may, giày dép... Một vấn đề quan trọng khác là nếu như trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết sản xuất, kinh doanh thụ động theo kế hoạch của cấp trên, không cần đầu tư, không cần tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị... thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI đã thực sự làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng tích cực và ngày càng thích nghi với nền kinh tế thị trường, đây là môi trường bắt buộc của các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu trong cuộc cạnh tranh để tồn tại và trưởng thành. 3.2.Những tác động tiêu cực và vấn đề còn tồn tại của FDI đối với phát triển kinh tế của Việt nam Có thể nói FDI có những tác động rất tích cực, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam, nhưng để nhìn nhận và đánh giá chính xác toàn diện vai trò của FDI chúng ta phải xem xét một cách khách quan những mặt hạn chế của FDI. Đó là những yếu tố gây trở ngại cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. 3.2.1 Nguồn vốn FDI vào Việt Nam khá lớn, nhưng hình thức thu hút vốn chưa phong phú, tỷ lệ thực hiện vốn chưa cao, khả năng góp vốn của Việt Nam còn nhiều hạn chế Những năm qua, hình thức thu hút vốn FDI được thực hiện dưới 3 hình thức: thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh: trong đó các doanh nghiệp FDI thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Việt Nam chưa chú trọng đến các hình thức thu hút vốn khác như thành lập công ty cổ phần, bán hoặc sát nhập doanh nghiệp trong nước với công ty nước ngoài như thông lệ quốc tế; chưa huy động được các nguồn đầu tư gián tiếp khác như đầu tư chứng khoán, thành lập các công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài, tham gia vào thị trường trái phiếu quốc tế. Tỷ lệ vốn FDI thực hiện mới chỉ đạt mức 52,39% tổng vốn đăng ký. Điều đó đòi hỏi, một mặt phải giải toả những vướng mắc, phiền hà trong thủ tục triển khai dự án để đẩy nhanh tiến độ góp vốn pháp định, mặt khác phải tạo những thuận lợi để giải ngân các nguồn vốn vay đang thực hiện với tỷ lệ còn rất thấp. Nguồn vốn góp của phía đối tác Việt Nam hiện nay chủ yếu là góp bằng giá trị quyền sử dụng đất về phía Việt Nam nhận nợ với Nhà nước. Một mặt do chính sách giảm giá tiền thuê đất làm cho giá trị góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp Việt Nam giảm đi, mặt khác đối với những dự án lớn, vài trăm triệu USD (như các dự án sản xuất xi măng, sắt thép, xây dựng khách sạn...), nếu chỉ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất thì tỷ trọng góp vốn của bên Việt Nam rất nhỏ. Ngoài ra việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất tạo ra tiền tệ là cơ quan nào sở hữu đất là trở thành đối tác liên doanh với nước ngoài, bất kể có phù hợp về lĩnh vực, ngành nghề hay không, dẫn đến tình trạng cán bộ cử vào liên doanh không có nghiệp vụ chuyên môn, bị phía nước ngoài điều khiển. Trong khi đó ta chưa có cơ chế huy động các nguồn tài chính, vốn liếng khác nhau để nâng cao tỷ lệ góp vốn của bên Việt Nam trong các dự án cần thiết. Trong phạm vi cả nước cũng như từng ngành, từng địa phương chưa xử lý tốt mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và vốn nước ngoài, vốn FDI và vốn ODA. Việc huy động các nguồn vốn đối ứng trong nước để phát huy có hiệu quả nguồn vốn nước ngoài còn hạn chế. 3.2.2 Hiệu quả đã xuất hiện những bất hợp lý về cơ cấu đầu tư từ nguồn vốn FDI, chủ yếu bắt nguồn từ sự yếu kém trong công tác quy hoạch Tuy nhiên ta đã có những chính sách ưu đãi nhất định, nhưng vốn trong lĩnh vực lâm nghiệp, thuỷ sản còn quá bé nhỏ so với nhu cầu đầu tư và tiềm năng phát triển. Việc đầu tư còn gặp nhiều rủi ro do thiên tai, do không lo quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu cung ứng không ổn định, do nông dân không tôn trọng hợp đồng. Điều đáng chú ý là tỷ trọng vốn đầu tư trong lâm ngư nghiệp so với tổng vốn đăng ký liên tục giảm: từ 21,64% thời kỳ 1988 - 1990 xuống còn 14,3% thời kỳ 1991 - 1995 và đến nay là 6,36%. Chiều hướng gia tăng tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ nhìn chung là tốt, nhưng chủ yếu vẫn là các dự án đầu tư vào lĩnh kinh doanh bất động sản, trong khi đó các thị trường về dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, tư vấn pháp lý... còn chưa thực sự mở đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp còn khó khăn, việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng tào các khu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội gắn với khu công nghiệp như nhà ở, trường học, cơ sở khám chữa bệnh, giao thông đi lại còn rất hạn chế và đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Trong khi đó nhiều địa phương vẫn tiếp tục xin thành lập các khu công nghiệp mới. Điều đó đòi hỏi phải đánh giá về quy hoạch và cơ cấu các khu công nghiệp nói chung, cơ cấu ngành nghề thu hút vốn vào từng khu công nghiệp nói riêng cho phù hợp với quy hoạch ptkt - xã hội của cả nước, của các địa phương và vùng lãnh thổ. Vốn đầu tư nước ngoài còn phân phối mất cân đối giữa các vùng và địa phướng. Một mặt vốn FDI tập trung chủ yếu vào ba vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực lôi kéo các vùng khác phát triển, nhưng mặt khác cũng làm cho chênh lệch về kinh tế - xã hội với các vùng khác ngày càng lớn. Đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ, một số tỉnh miền Trung số dự án đầu tư còn rất ít, quy mô nhỏ bé và ảnh hưởng không đáng kể đến kinh tế - xã hội địa phương. Tuy nhiên nay đã có 64 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, thể hiện chính sách đa phương hoá trong thu hút vốn đầu tư FDI. Tuy nhiên, khoảng 60,74% vốn đầu tư nước ngoài là từ các nước trong khu vực như các NICs Đông á, ASEAN, Nhật Bản. Riêng Sigapore chiếm 12,14%. Nguồn vốn đầu tư từ các nước có tiềm lực mạnh, nắm giữ công nghệ thượng nguồn như Mỹ, Tây Âu còn rất hạn chế. Chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế hợp tác đầu tư với nước ngoài chưa được cụ thể hoá nên các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có rất ít dự án đầu tư với nước ngoài. 3.2.3 Việc tiếp thu và sử dụng công nghệ, thiết bị máy móc nước ngoài còn nhiều hạn chế, chưa góp phần vào hiện đại hoá nền kinh tế Phần lớn các thiết bị trong các dự án FDI thuộc loại trung bình hay trung bình tiên tiến trong khu vực, nhưng ít thiết bị hiện đại. Nhiều thiết bị trong các dây chuyền sản xuất đã qua sử dụng tuy được tân trang lại, nhưng vẫn có những máy sử dụng trên hai thập kỷ nên chi phí bảo dưỡng, sửa chữa quá lớn như các dây chuyền tôn lợp, sơn mạ, sợi dệt, sản xuất thuốc lá. Một số dây chuyền là các thiết bị thanh lý để giải phóng mặt bừng cho trang thiết bị mới nhà máy nước ngoài. Công nghệ nhập vào Việt Nam chủ yếu là công nghệ sử dụng nhiều lao động thủ công; công nghệ gia công, lắp ráp đơn giản, nhất là trong lĩnh vực sản xuất cơ khí; không có khâu tạo phôi và gia công chính xác (như sản xuất ô tô xe máy, chế tạo phụ tùng, linh kiện điện tử...). 3.2.4 Khu vực có vốn FDI chưa phát huy được tiềm năng và thế mạnh về xuất khẩu, tỷ lệ đóng góp vào ngân sách còn hạn chế Tuy khối lượng xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh qua các năm nhưng cơ cấu, chủng loại chưa đa dạng, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp như may mặc, giày dép hoặc chế biến nông sản thực phẩm. Tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu có tăng dần qua các năm nhưng vẫn nhỏ hơn nhiều so với tỷ trọng nhập khẩu của khu vực này so với tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, dẫn đến thâm hụt Thương mại kéo dài. Cánh kéo xuất nhập khẩu của khu vực có vốn FDI tuy đã có thu hẹp dần nhưng vẫn còn chênh lệch lớn, đóng góp của khu vực FDI vào cải thiện cán cân Thương mại còn yếu so với các nước khác. Mức đóng góp vào ngân sách của khu vực FDI còn thấp, nguyên nhân là do phần lớn các xí nghiệp đã thực sự có lãi vẫn đang trong thời gian miễn giảm thuế lợi tức hoặc chưa thực sự có lãi. Phần lớn vật tư, máy móc nhập khẩu để tạo tài sản cố định hoặc mở rộng quy mô sản xuất, vật tư nguyên liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu đều được miễn thuế nhập khẩu. Ngoài ra do khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực làm nhiều doanh nghiệp phải dừng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất hoặc bị thua lỗ do xuất khẩu giảm, chi phí đầu vào tăng... cũng làm giảm nguồn thu ngân sách. Hiệu quả kinh doanh của khu vực FDI đến nay tuy đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn thấp. Trong số các doanh nghiệp FDI đã hoạt động kinh doanh, ước tính chỉ có một phần ba làm ăn có lãi. Những lĩnh vực kinh doanh như công nghiệp thực phẩm, may mặc, giày dép, bưu chính viễn thông,xây dựng, kinh doanh văn phòng căn hộ cho thuê có số doanh nghiệp làm ăn có lãi nhiều hơn đạt khoảng 40% , trong khi các lĩnh vực lâm nghiệp thuỷ sản, kinh doanh khách sạn, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp… số doanh nghiệp làm ăn có lãi đạt tỷ lệ thấp. Ngoài việc phần lớn các doanh nghiệp thua lỗ thực sự do môi trường kinh doanh khó khăn và nhiều rủi ro, cũng như nhiều doanh nghiệp đang trong thời kỳ “lỗ kế hoạch”, vì một mặt phải kinh doanh sau một số năm mới đạt điểm hoà vốn và sau đó có lãi, mặt khác cũng do một số tập đoàn lớn có tiềm năng kinh tế mạnh chấp nhận lỗ để chiếm lĩnh thị trường lâu dài, cạnh tranh với các đối thủ khác. Không loại trừ những doanh nghiệp FDI có chủ trương khấu hao nhanh để thu hồi vốn, khai tăng giá trị các yếu tố đầu vào và khai thấp giá trị các yếu tố đầu ra, chi phí quảng cáo và lương của bộ phận chuyên gia quá lớn... đã tạo nên tình trạng lỗ giả lãi thật mà trình độ và năng lực quản lý của phía Việt Nam chưa giám sát được một số liên doanh, cán bộ phía Việt Nam “khoán trắng” cho phía nước ngoài tự hạch toán các yếu tố đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp FDI, tạo khe hở cho phía nước ngoài lợi dụng làm thiệt hại cho quyền lợi của phía Việt Nam. 3.2.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề lao động, việc làm Tuy khu vực có vốn FDI giải quyết một lượng đáng kể chỗ làm việc cho người lao động, nhưng chất lượng của đội ngũ lao động còn hạn chế, quan hệ lao động - tiền lương trong khu vực FDI còn nẩy sinh một số hiện tượng phức tạp cần sớm xử lý. Lượng lao động làm việc trong khu vực FDI còn khiêm tốn so với tiền năng lao động Việt Nam. Số lao động trong khu vực có vốn FDI đến năm 2003 có khoảng 546000 người, chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. trong các doanh nghiệp sản xuất giày dép, may mặc, do phụ thuộc vào các đơn đặt hàng nước ngoài nên việc làm không đầy đủ và thường xuyên. Chất lượng lao động của Việt Nam bị hạn chế, không theo kịp nhu cầu của các nhà đầu tư. Trong khi lượng lao động giản đơn hay sinh viên tốt nghiệp đại học của Việt Nam dư thừa thì việc tuyển lao động kỹ thuật, có tay nghề cao lại rất khó khăn. phần lớn các doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động Việt Nam vào làm việc phải đào tạo lại hoặc đào tạo mới. Chi phí đào tạo lớn đã làm giảm lợi thế về lao động của Việt Nam. II. Thực trạng môi trường đầu tư của Việt Nam từ 1987 đến nay 1.Công tác xây dựng luật pháp, chính sách 1.1 Hệ thống pháp luật, c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010.doc
Tài liệu liên quan