Chuyên đề Một số Giải pháp cơ bản nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH bao bì Bình Xuyên

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN MỘT :NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY 3

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 3

1. Sự hình thành công ty 3

2. Các giai đoạn phát triển của công ty 4

II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY 5

1. Về khách hàng của công ty 5

2. Về sản phẩm của Công ty 7

3. Về bộ máy quản trị của công ty 10

4. Về nguyên vật liệu mà Công ty đã và đang sử dụng 12

5. Về đội ngũ lao động của Công ty 13

6. Về thiết bị và công nghệ mà Công ty đang sử dụng 15

PHẦN HAI : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 18

I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TRONG 4 NĂM ( 2002-2005 ) . 18

1. Thực trạng chung về sản xuất của Công ty 18

2 . Thực trạng về cơ cấu sản xuất của công ty 19

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG 4 NĂM (2001-2005) TRONG VIỆC BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 21

1. Tài sản của Công ty 21

III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TRONG 4 NĂM( 2002-2005). 25

1. Thị trường và thị phần của công ty. 25

2. Thực trạng về giá bán, hình thức thanh toán, chủng loại sản phẩm 28

IV. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG 4 NĂM ( 2002-2005 ). 29

1. Tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm. 29

2. Tình hình tiêu thụ theo khách hàng 34

V. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 4 NĂM ( 2002-2005 ) 35

1. Đánh giá tổng hợp kết quả sản xuất-kinh doanh của Công ty 35

2. Đánh giá những ưu, nhược điểm chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ của Công ty 39

PHẦN BA : MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI 42

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT - KINH DOANH VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY 42

1. Định hướng 1 : sản xuất - kinh doanh 42

2. Định hướng 2 : về thị trường tiêu thụ 42

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI 43

1. Giải pháp 1: Xây dựng bộ phận chuyên trách về lĩnh vực Markerting 43

2. Giải pháp 2 : Quảng bá hình ảnh doanh nghiệp thông qua các công cụ truyền thông 47

3. Giải pháp 3 : Đa dạng hoá sản phẩm của Công ty 53

4. Một số kiến nghị với công ty 57

KẾT LUẬN 59

 

 

doc61 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số Giải pháp cơ bản nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH bao bì Bình Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n mặt và các khoản phải thu tăng. Lượng hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng không lớn (khoảng trên dưới 10% so với tổng TSLĐ) chứng tỏ rằng hoạt động cung ứng nguyên vật liệu đầu vào và hoạt động tiêu thụ của công ty được tổ chức khá tốt. Tổng Tài sản cố định và đầu tư dài hạn trong công ty năm 2002 là 4.886,260 triệu đồng ; năm 2003: 9.012,777triệu đồng ; năm 2004: 14.124,249 triệu đồng ; năm 2005: 29.226,629 triệu đồng. Kết hợp với Biểu 3 ta có thể thấy rằng Tài sản lưu động và Tài sản cố định của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ phải trả mà trong đó phần lớn là các khoản nợ ngắn hạn. Dùng nợ ngắn hạn để đầu tư cho Tài sản cố định là một điều không phù hợp với nguyên tắc tài trợ ( Nguồn ngắn hạn tài trợ cho TSLĐ, nguồn dài hạn tài trợ cho TSCĐ ) , điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của công ty . b. Nguồn vốn của Công ty Nguồn vốn của Công ty được huy động bằng vốn góp của các thành viên và vốn vay nhân hàng. - Năm 2002, Tổng nguồn vốn của công ty mới chỉ đạt 6.895,116 triệu đồng , trong đó nợ phải trả là 4.700,206 triệu đồng ( chiếm 68,1 % của tổng vốn ), Nguồn vốn chủ sở hữu là 2.194,910 triệu đồng ( chiếm 31,9% của tổng vốn. - Năm 2003, Tổng nguồn vốn của công ty là 15.606,045 triệu đồng, tăng 8.710,929 triệu đồng ( tương ứng tăng 126 % ) so với năm 2002. Trong đó Nợ phải trả là 11.790,692 triệu đồng ( chiếm 75,6% của Tổng vốn ), Nguồn vốn chủ sở hữu đạt 3.815,353 triệu đồng ( chiếm 24,4 % của Tổng vốn ) . Việc huy động vốn đầu tư của công ty chủ yếu là từ các khoản vay ngắn hạn và dài hạn. - Năm 2004 Tổng nguồn vốn của công ty là 23.438,879 triệu đồng , trong đó Nợ phải trả là 19.560,380 triệu đồng (chiếm 83,4 % của Tổng vốn), Nguồn vốn chủ sở hữu là 3.878,499 triệu đồng (chiếm 16,6 % của tổng vốn). Năm 2005 Tổng nguồn vốn của công ty đạt 29.226,629 triệu đồng , trong đó Nợ phải trả là 24.252,364 triệu đồng ( chiếm 82,9 % tổng vốn ), nguồn vốn chủ sở hữu là 4.974,265 triệu đồng ( chiếm 17,1 % tổng vốn ). Có thể nhận xét rằng, năm 2004 và năm 2005 nguồn vốn của công ty tăng lên rõ rệt, năm 2004 tổng vốn tăng 50% so với năm 2003, năm 2005 tổng vốn tăng 24,6% so với năm 2004. Tổng vốn tăng chủ yếu là do nguồn vốn được huy động từ các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn . BIỂU 2 : PHÂN BỔ NGUỒN VỐN Đơn vị tính : Nghìn đồng STT Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 1 Nợ phải trả 4.700.206 11.790.692 19.560.380 24.252.364 2 Nợ ngắn hạn 1.876.067 6.548.661 15.531.114 17.704.027 3 Nợ dài hạn 2.824.139 5.242.031 4.029.266 6.548.337 4 Nguồn vốn chủ sở hữu 2.194.910 3.815.353 3.878.499 4.974.265 5 Tổng nguồn vốn 6.895.116 15.606.045 23.438.879 29.226.629 ( Nguồn thông tin :Trích BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ) Trong 4 năm ( từ năm 2002 đến năm 2005 ), Nguồn vốn của công ty liên tục tăng lên vì công ty đang trong giai đoạn phát triển, công ty cần huy động vốn để đầu tư cho những dự án mới. Nhưng nguồn vốn huy động chủ yếu lại là các khoản nợ, đặc biệt là Nợ ngắn hạn ( Năm 2005 : 17.704,027 triệu đồng, chiếm 60,5 % ), điều này ảnh hưởng đến sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty, Công ty sẽ chịu những khoản lãi vay lớn. Công ty cần phải có kế hoạch trả lãi vay và trả nợ phù hợp để không làm ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính . * Thuyết minh về tài chính của Công ty : - Niên độ kế toán : bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm. - Hình thức kế toán áp dụng : chứng từ ghi sổ. - Nguyên tắc xác định nguyên giá Tài sản cố định hữu hình, Tài sản cố định vô hình : Theo hoá đơn gốc . - Phương pháp khấu hao : Khấu hao đường thẳng. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho : + Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho : Bình quân . + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : Bình quân gia quyền. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : theo phương pháp kê khai thường xuyên. * Các loại trích quỹ trong Công ty : + Quỹ dự trữ bắt buộc được tính bằng 1% lợi nhuận ròng hàng năm + Quỹ khen thưởng được trích 0,5% lợi nhuận ròng hàng năm + Quỹ phúc lợi được trính bằng 0,2 % lợi nhuận ròng hàng năm + Quỹ phát triển sản xuất được trích bằng 1% lợi nhuận ròng hàng năm). + Phần lợi nhuận còn lại được Công ty sử dụng để đầu tư mới máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng. ( Nguồn thông tin : Điều lệ Công ty) III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TRONG 4 NĂM( 2002-2005). 1. Thị trường và thị phần của công ty. - Xét trên khía cạnh địa lý thì hiện nay Công ty đang nắm giữ một thị trường khá eo hẹp và gần như tập trung hoàn toàn trong tỉnh Vĩnh Phúc, thị trường Vĩnh Phúc mang lại cho công ty trên 95% tổng doanh thu hàng năm. Các khách hàng quan trọng của Công ty cũng tập trung trong tỉnh Vĩnh Phúc. Theo thông tin từ Sở thương mại tỉnh Vĩnh Phúc, thì trong tỉnh Vĩnh Phúc hiện đang có 4 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì, nhưng chỉ có duy nhất Công ty TNHH Bình Xuyên là sản xuất mặt hàng bao bì Carton, các doanh nghiệp khác sản xuất kinh doanh bao bì PP, PE, bao bì sợi vải, bao bì xi măng, vải địa kỹ thuật. BẢNG 6 : DANH SÁCH DOANH NGHIỆP BAO BÌ TẠI TỈNH VĨNH PHÚC STT TÊN DOANH NGHIỆP LOẠI BAO BÌ 1 Công ty TNHH Bình Xuyên Bao bì Carton 2 Công ty TNHH Công nghiệp TS-ARI Bao bì PP, PE, bao xi măng, các loại vải nhựa; các loại vải địa kỹ thuật; các loại bao container 3 Công ty TNHH ARIPACK Bao container và bao PP cao cấp 4 Công ty Nông sản thực phẩm và Bao bì Vĩnh Phúc Bao bì PP (Nguồn thông tin : website Sở Thương mại - Du lịch Vĩnh Phúc ) - Công ty TNHH Bình Xuyên đang có thuận lợi lớn, khi không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường tỉnh Vĩnh Phúc, nhưng, ở các địa phương khác cũng có nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bao bì Carton và giấy Kraft. Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều khu công nghiệp phát triển, do vậy, có rất nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tại Vĩnh Phúc có các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành bánh kẹo, lương thực thực phẩm chế biến, da giầy, dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng v.v.. Tiềm năng thị trường nơi đây là rất lớn, nhưng hiện nay, Công ty TNHH Bình Xuyên mới chỉ chiếm lĩnh chủ yếu mảng bao bì cho các doanh nghiệp sản xuất gạch men. Do Công ty đi sâu vào sản xuất bao bì đáp ứng cho các doanh nghiệp sản xuất gạch men, nên khi phải sản xuất các loại bao bì cho các loại sản phẩm khác thì, Công ty thường gặp nhiều khó khăn, khả năng thích ứng của bộ phận sản xuất không cao. - Lượng bao bì mà Công ty tiêu thụ phụ thuộc rất lớn vào lượng gạch men mà Tập đoàn Vĩnh Phúc tiêu thụ được trên thị trường, có thể thấy rằng doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro lớn trong trường hợp lượng gạch men tiêu thụ chậm, mà lượng gạch men tiêu thụ được nhiều hay ít lại phụ thuộc vào sự sôi động của thị trường xây dựng. Thực tế thị trường cho thấy, lượng gạch men của Tập đoàn Vĩnh Phúc đang tiêu thụ chậm dần và xu hướng trong tương lai cũng sẽ không khả quan hơn do sự cạnh tranh trên thị trường gạch men hiện rất khốc liệt, nguyên nhân vì có nhiều doanh nghiệp mới ra nhập thị trường cộng với việc nhu cầu xây dựng cũng đang lắng xuống. - Về mặt hàng giấy Kraft thì ngoài Công ty TNHH Bình Xuyên còn có một doanh nghiệp cũng sản xuất mặt hàng này là Công ty TNHH Khải Hoa, đây là công ty 100% vốn nước ngoài. Thị trường tiêu thụ sản phẩm giấy Kraft của công ty gần như chưa có gì bởi vì Công ty hiện mới chỉ cung cấp giấy Kraft cho 2 doanh nghiệp khác với số lượng không đáng kể. Công ty đang có kế hoạch đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ giấy Kraft trong thời gian tới. - Công ty hiện chưa đánh giá được thị phần của mình trên thị trường bởi vì việc đánh giá đòi hỏi phải tổ chức điều tra thu thập số liệu và đánh giá rất phức tạp, với nguồn lực của mình Công ty không thể làm được việc này, và hiện nay cũng chưa có một số liệu nào liên quan đến thị phần của các doanh nghiệp sản xuất bao bì Carton được công bố. Theo quan sát và đánh giá của Công ty TNHH Bình Xuyên thì thị trường của mặt hàng bao bì Carton là rất rộng lớn, vấn đề đặt ra là làm thế nào để Công ty có thể khai thác thị trường này. BIỂU 3 : TỔNG SẢN LƯỢNG GIẤY, BÌA CỦA CẢ NƯỚC Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng sản lượng Nghìn tấn 408,5 445,3 489,6 687,4 780,8 - Nhà nước " 249,6 258,2 266,5 282,0 304,2 - Ngoài nhà nước " 148,9 173,9 207,9 383,3 464,9 - Đầu Tư Nước Ngoài " 10,0 13,2 15,2 22,1 11,7 ( Nguồn thông tin : Tổng Cục Thống Kê ) - Như vậy là trong 4 năm (từ năm 2005 đến năm 2005) thị trường của Công ty không có sự mở rộng ra các tỉnh thành khác mà chỉ tập trung tại Vĩnh Phúc. Thị phần của công ty có thể được tăng lên nếu như tốc độ tăng sản lượng hàng hoá tiêu thụ của Công ty nhanh hơn tốc độ tăng của tổng sản lượng hàng hoá được tiêu thụ trên thị trường. 2. Thực trạng về giá bán, hình thức thanh toán, chủng loại sản phẩm * Về giá bán sản phẩm của Công ty : Hiện nay đang rất cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường đặc biệt là mặt hàng bao bì Carton thì giá bán có thấp hơn một chút do Công ty tự sản xuất được giấy Kraft và phạm vi thị trường hẹp nên tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Giá của sản phẩm bao bì Carton nằm trong khoảng từ 1.000đ/sản phẩm đến 1.500đ/sản phẩm (bao gồm thuế và cước vận chuyển) tuỳ thuộc vào kích cỡ, kiểu dáng mẫu mã của sản phẩm. Giá giấy Kraft dao động trong khoảng 4200đ/kg (bao gồm cả thuế và cước vận chuyển). Công ty xác định giá bán sản phẩm của mình dựa trên giá thành sản phẩm và lãi định mức, tất nhiên giá bán sản phẩm cũng phải dựa trên giá bán của các công ty khác trên thị trường. * Về hình thức thanh toán : Khách hàng thường thanh toán cho công ty bằng chuyển khoản thông qua ngân hàng hoặc thanh toán tiền mặt. Hình thức thanh toán chủ yếu là trả chậm, hoặc hàng đổi hàng. Khách hàng quen khi đặt hàng không cần đặt cọc, còn khách hàng lạ thì cần phải đặt cọc. Với Hình thức thanh toán chủ yếu là trả chậm, nhiều khi khách hàng mắc nợ kéo dài làm cho Công ty luôn gặp khó khăn về lượng tiền mặt, điều này làm cho thấy Công ty đã chịu lép vế phần nào, nhưng để hoạt động tiêu thụ diễn ra tốt hơn thì Công ty đã chấp nhận hình thức thanh toán này. * Về chủng loại sản phẩm trên thị trường: Ở trên thị trường đang có rất nhiều chủng loại bao bì Carton khác nhau, xét về chất lượng sản phẩm có thể phân thành 2 nhóm: + Nhóm sản phẩm bao bì chất lượng cao (đòi hỏi : độ bền cao, kiểu dáng mẫu mã phức tạp, in sắc nét ) : là các loại bao bì Carton dùng để đóng gói các sản phẩm có giá trị lớn, thường là các sản phẩm của các công ty đã có thương hiệu. Loại bao bì này có vai trò rất quan trọng tới hình ảnh và thương hiệu của các công ty nên nó được các công ty lớn chú trọng. Các loại sản phẩm yêu cầu chủng loại bao bì này thường là các sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, v.v… Để sản xuất được sản phẩm thuộc nhóm này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại. Số doanh nghiệp sản xuất chủng loại sản phẩm này không nhiều trong đó có thể kể đến Công ty TNHH HOA VIỆT, hiện công ty này đang sản xuất bao bì Carton cho các hãng lớn là Sony, LG, Unilever, Honda, Kinh Đô, Cocacola. + Nhóm sản phẩm bao bì có chất lượng trung bình : nhóm sản phẩm bao bì này không đòi hỏi cao về độ bền, đẹp, kiểu dáng thiết kế cũng đơn giản hơn. Loại bao bì này được sủ dụng rất phổ biến vì giá rẻ, nó phù hợp với những sản phẩm được đóng gói bên trong là sản phẩm tiêu dùng bình dân. Hình ảnh của nhóm bao bì này thường không tác động nhiều lắm tới khách hàng. Để sản xuất loại bao bì này không cần đòi hỏi công nghệ, thiết bị hiện đại, chủ yếu các doanh nghiệp sản xuất nhóm bao bì này và trong đó có Công ty TNHH Bình Xuyên. Giấy Kraft thì chỉ có một chủng loại duy nhất, sự khác biệt có thể nằm ở mầu giấy, định lượng giấy, còn chất lượng giấy giấy Kraft trên thị trường thì không có sự khác biệt lớn. IV. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG 4 NĂM ( 2002-2005 ). 1. Tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm. Công ty TNHH Bình Xuyên là doanh nghiệp hoạt động chuyên môn hoá trong lĩnh vực sản xuất bao bì Carton cho nên số chủng loại sản phẩm của Công ty sản xuất ra không nhiều, nhưng bù lại sản lượng của từng loại sản phẩm là rất lớn. Trước năm 2003 Công ty chỉ sản xuất một loại sản phẩm duy nhất là bao bì Carton và chỉ tiêu thụ mặt hàng này, từ năm 2003 Công ty bắt đầu sản xuất giấy Kraft với mục đích chính là đáp ứng nhu cầu sản xuất của bản thân Công ty, ngoài ra cũng cung cấp ra thị trường nhưng lượng giấy Kraft tiêu thụ ngoài Công ty còn rất hạn chế . a. Bao bì Carton Tình hình tiêu thụ sản phẩm bao bì Carton được tổng hợp trong bảng số liệu sau : BIỂU 4 : CHI TIẾT TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM BAO BÌ CARTON ĐVT : Sản phẩm STT Tên sản phẩm Kích cỡ Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Bao bì Carton 3 lớp 20x20cm 1550.000 2.100.000 2.320.000 2.425.000 30x30cm 2.850.000 5.450.000 7.520.000 7.616.000 40x40cm 6.500.000 8.780.000 12.260.000 14.800.000 Khác 295.000 308.000 265.000 307.000 2 Bao bì Carton 5 lớp Tất cả kích cỡ 285.000 150.000 174.000 366.500 3 Tổng số ________ 11.480.000 16.788.000 22.539.000 25.514.500 ( Nguồn thông tin : Phòng tài chính kế toán ) - Nhìn vào biểu trên có thể thấy rằng tổng sản lượng bao bì Carton của doanh nghiệp đã tăng lên theo từng năm nhưng ở từng mặt hàng thì có sự tăng giảm khác nhau. Tất cả bao bì Carton 3 lớp kích cỡ 20x20cm, 30x30cm, 40x40cm đều là sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp sản xuất gạch men ốp lát trong Tập đoàn Vĩnh Phúc, những chủng loại bao bì còn lại được tiêu thụ cho các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn Vĩnh Phúc. - Năm 2002 tổng số sản phẩm bao bì Carton là 11.480.000 sản phẩm, trong đó số lượng bao bì Carton 3 lớp kích cỡ 40x40cm là 6.500.000 sản phẩm (chiếm 56,6 % tổng số bao bì), tiếp đến là loại bao bì 3 lớp các kích cỡ 30x30cm (2.850.000 SP; chiếm 24,8%), kích cỡ 20x20cm (1550.000 SP chiếm 13,5%), các kích cỡ khác ( 295.000 SP, chiếm 2,56%). Bao bì Carton 5 lớp chỉ tiêu thụ được 285.000 SP ; chiếm tương đương 2.48% tổng sản lượng. - Sang đến năm 2003 tổng sản lượng bao bì Carton là 16.788.000 sản phẩm, so với năm 2002 tăng 5.308.000 sản phẩm ( tương ứng tăng 46,2%), trong đó chủ yếu là do sản lượng bao bì kích cỡ 30x30cm và 40x40cm tăng, các sản phẩm còn lại sản lượng thay đổi không đáng kể . - Tình hình của năm 2004 và 2005 có xu hướng diễn ra tương tự như năm 2003 tức là tổng sản lượng sản phẩm của Công ty tăng nhưng chủ yếu tập trung tăng vào các loại bao bì Carton kích cỡ 30x30cm và 40x40cm. Năm 2004 tổng sản số sản phẩm bao bì Carton là 22.539.000, tăng 5.751.000 sản phẩm (tương tứng tăng 34,25%) so với năm 2003. Năm 2005 tổng sản lượng là 25.514.000 sản phẩm, tăng 2.975.000 sản phẩm (tương ứng tăng 13,2%). - Do loại bao bì Carton kích cỡ 20x20cm, 30x30cm và 40x 40cm được sản xuất theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp sản xuất gạch men cao cấp thuộc Tập đoàn Vĩnh Phúc cho nên sản lượng bao bì Carton các kích cỡ này hoàn toàn phụ thuộc vào sản lượng gạch men sản xuất ra. Các chủng loại gạch men kích cỡ 30x30cm và 40x40cm đã được tiêu thụ mạnh trong các năm 2003, 2004, 2005 nên nhu cầu vỏ bao bì Carton cho các loại gạch này cũng tăng lên. Điều này phản ánh mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ giữa ngành sản xuất chính và ngành sản xuất phù trợ, mà trong trường hợp này thì ngành sản xuất gạch men là ngành sản xuất chính, còn ngành sản xuất bao bì Carton là ngành phù trợ. - Ngoài số lượng bao bì Carton tiêu thụ cho các doanh nghiệp sản xuất gạch men, thì số lượng bao bì Carton 3 lớp ở các chủng loại khác được tiêu thụ rất ít, trung bình hàng năm chỉ tiêu thụ được trên dưới 300.000 sản phẩm (tương ứng chiếm khoảng 2% tổng lượng tiêu thụ). Các loại bao bì Carton 5 lớp cũng chỉ tiêu thụ được trung bình khoảng 250.000 sản phẩm /1 năm ( tương ứng chiếm 1,7% tổng lượng tiêu thụ). Các loại sản phẩm này được đặt hàng bởi một số các doanh nghiệp nhỏ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và một số địa phương lân cận ( Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Tây ), các loại bao bì này thường được dùng để đóng gói các sản phẩm như đồ thủ công mỹ nghệ, bánh kẹo, thực phẩm. BIỂU ĐỒ 1 : TỔNG SẢN LƯỢNG BAO BÌ CARTON Nhìn chung tình hình tiêu thụ sản phẩm bao bì Carton của Công ty trong những năm gần đây là tương đối khả quan với sự tăng trưởng liên tục về số lượng bao bì Carton được tiêu thụ. Nhưng sự tăng trưởng này chưa đều, nó chỉ là sự tăng trưởng cục bộ ở một số loại sản phẩm nhất định, do vậy, đây không phải là sự tăng trưởng lành mạnh đối với công ty. b. Giấy Kraft Đối với mặt hàng giấy Kraft, kể từ khi đi vào hoạt động năm 2003 thì mục đích chính là nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho dây chuyền sản xuất bao bì Carton, lượng giấy Kraft được tiêu thụ cho bên ngoài rất ít . Tình hình tiêu thụ giấy Kraft được thể hiện trong bảng số liệu sau : BIỂU 5 : CHI TIẾT TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GIẤY KRAFT ĐVT : Tấn STT Tên sản phẩm Nơi tiêu thụ Năm 2002 2003 2004 2005 1 Giấy Kraft Nội bộ 0 3.680 5.830 6.810 Bán ngoài 0 0 420 660 Tổng số 0 3.680 6.250 7.470 ( Nguồn thông tin: Phòng Kinh Doanh ) - Năm 2003 Công ty tiêu thụ được là 3.680 tấn giấy Kraft, toàn bộ số lượng giấy Kraft này được tiêu thụ nội bộ, phục vụ cho việc sản xuất bao bì Carton. - Tổng sản lượng tiêu thụ năm 2004 là 6.250 tấn giấy Kraft, trong đó tiêu thụ nội bộ 5.830 tấn (tương ứng 93,28% tổng sản lượng tiêu thụ), do số lượng bao bì Carton của doanh nghiệp tăng kéo theo sản lượng giấy Kraft tăng, và trong năm này Công ty bán ra ngoài 420 tấn (tương ứng 6,72% tổng sản lượng tiêu thụ) . - Năm 2005, tổng sản lượng giấy Kraft được tiêu thụ đạt 7.470 tấn, trong đó tiêu thụ nội bộ là 6.810 tấn (tương ứng 91,16% tổng sản lượng tiêu thụ), tiêu thụ ra bên ngoài đạt 660 tấn (tương ứng 8,84% tổng sản lượng tiêu thụ). Như vậy trong năm 2005 lượng giấy Kraft bán ra ngoài tăng 240 tấn ( tương ứng tăng 57,14% ) - Nhìn chung, lượng giấy Kraft của Công ty tiêu thụ trên thị trường vẫn còn quá ít, lý do của tình trạng này là vì công dụng của giấy Kraft rất hạn chế, và giấy Kraft hiện chỉ được sử dụng để sản xuất bao bì Carton. Để nâng công dụng của sản phẩm giấy Kraft, đòi hỏi phải cải tiến công nghệ và máy móc, khi đó giấy Kraft sẽ có chất lượng cao hơn và công dụng cũng sẽ nhiều hơn, lúc này giấy Kraft có thể được sử dụng để làm túi đựng hàng, giấy bọc quà, v.v. 2. Tình hình tiêu thụ theo khách hàng Khách hàng tiêu thụ sản phẩm bao bì Carton của Công ty được chia ra làm 2 nhóm : + Nhóm các công ty thuộc Tập đoàn Vĩnh Phúc + Nhóm khách hàng không thuộc Tập đoàn Vĩnh Phúc. - Sản phẩm bao bì Carton được chủ yếu được tiêu thụ cho các Công ty thuộc Tập đoàn Vĩnh Phúc, trong số các khách hàng của Công ty thì Công ty TNHH Hoa Cương là Công ty đặt mua nhiều sản phẩm nhất, trung bình hàng năm Công ty TNHH Hoa Cương đặt mua trên 5 triệu bao bì, các công ty còn lại cũng có lượng đặt hàng tương đối lớn, hàng năm các công ty này đặt mua của công ty từ 2 triệu cho đến 4 triệu sản phẩm. Các Công ty sản xuất gạch men thuộc Tập đoàn Vĩnh Phúc đều là khách hàng quen của Công ty TNHH Bình Xuyên, khi Công ty TNHH Bình Xuyên xây dựng nhà máy sản xuất bao bì Carton đã nhận được sự hậu thuẫn rất lớn của Tập đoàn Vĩnh Phúc. Hàng năm Tập đoàn Vĩnh Phúc tiêu thụ 97% đến 98% lượng bao bì Carton của Công ty Công ty TNHH Bình Xuyên. - Các doanh nghiệp không thuộc Tập đoàn Vĩnh Phúc thường đặt hàng với số lượng ít, mỗi dơn hàng thường dưới 10.000 sản phẩm, các doanh nghiệp này thường đặt hàng không đều nên gây trở ngại cho Công ty trong việc chuẩn bị khuôn mẫu thiết kế, pha chế mực in, điều chỉnh máy móc thiết bị cho phù hơp. Từ trước đến nay doanh nghiệp mới nhận đơn đặt hàng của khoảng 10 doanh nghiệp thuộc nhóm khách hàng này. Cho đến nay, mới chỉ có 2 khách hàng mua sản phẩm giấy Kraft cuả công ty là Công ty TNHH Việt Hưng và Công ty công nghiệp Tân Á. Cả 2 công ty này đều sản xuất bao bì Carton,giấy Kraft được mua để phục vụ cho việc sản xuất bao bì Carton của hai Công ty này. Tuy nhiên, lượng giấy Kraft được tiêu thụ còn rất ít vì Công ty TNHH Bình Xuyên chưa trở thành nhà cung ứng giấy Kraft chính thức cho hai công ty trên mà các Công ty đó mới chỉ mua hàng một cách rất dè chừng để thăm dò chất lượng và giá cả . Nếu có thể trở thành nhà cung ứng giấy Kraft chính thức cho 2 Công ty trên thì chắc chắn sản lượng tiêu thụ được sẽ rất lớn. - Những con số trên đây thể hiện rõ sự yếu kém của Công ty trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Công ty dường như đã quá phụ thuộc vào những đơn hàng lớn từ những khách hàng thân quen mà quên mất sự quan trọng của việc phải luôn luôn tìm kiếm những khách hàng mới. Do thiếu nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh và Marketing là một nguyên nhân của tình trạng trên. Trong thời gian tới, Công ty phải tích cực hơn trong khâu marketing, và chủ động tiếp cận với các khách hàng , vì điều này mới có thể đảm bảo cho sự phát triển công ty sau này. V. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 4 NĂM ( 2002-2005 ) 1. Đánh giá tổng hợp kết quả sản xuất-kinh doanh của Công ty Phân tích chung tình hình doanh thu và lợi nhuận Chỉ tiêu doanh thu trong được dùng để phân tích là chỉ tiêu doanh thu thuần . Chỉ tiêu doanh thu thuần = chỉ tiêu doanh thu bởi vì các khoản giảm trừ doanh thu là không đáng kể. - Năm 2002, doanh thu thuần của công ty đạt 7.351,844 triệu đồng , lợi nhuận đạt 23,910 triệu đồng. Đây là thời điểm công ty mới đi vào hoạt động sản xuất được gần 2 năm, máy móc thiết bị hoạt động vẫn chưa ổn, đơn đặt hàng chưa nhiều nên doanh thu thuần và lợi nhuận đều thấp. - Năm 2003, doanh thu thuần của công ty đạt 17.520,244 triệu đồng, lợi nhuận đạt 92,589 triệu đồng. So với năm 2002, năm 2003 doanh thu thuần tăng 10.168,380 triệu đồng ( tương ứng tăng 138% ) , lợi nhuận tăng 68,679 triệu đồng ( tương ứng tăng 287,3% ). Sở dĩ trong năm 2003 công ty đạt tỉ lệ tăng cao như vậy là do nhiều doanh nghiệp trong vùng đã bắt dầu biết đến và đặt hàng của công ty . - Năm 2004 , công ty đạt mức doanh thu thuần là 32.939,086 triệu đồng , lợi nhuận đạt 118,098 triệu đồng . Mức tăng doanh thu thuần so với năm 2003 là 15.418,842 triệu đồng ( tương ứng tăng 88 % ), lợi nhuận tăng 25,509 triệu đồng ( tương ứng tăng 27,5 % ). Tỉ lệ tăng lợi nhuận kém nhiều so với tỉ lệ tăng doanh thu thuần vì năm 2004 doanh nghiệp mới đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất giấy Kraft , lợi nhuận do dây chuyền này mang lại rất ít trong năm 2004. - Năm 2005, doanh thu thuần của công ty đạt 42.542,471 triệu đồng , tăng 9.603,385 triệu đồng ( tương ứng tăng 29,1 % ) ; Lợi nhuận đạt 176,443 triệu đồng ( tương ứng tăng 49,4 % ) so với năm 2004 . Đây là thời điểm công ty đang dần đi vào hoạt động ổn định, mức doanh thu đạt được đã bằng với mức doanh thu dự kiến đạt được hàng năm khi công ty bắt đầu lập dự án đầu tư. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 4 năm qua được tổng hợp trong biểu sau : BIỂU 7 : KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Đơn vị tính : Nghìn đồng STT Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 1 Doanh thu thuần 7.351.844 17.520.244 32.939.086 42.542.471 2 Giá vốn hàng bán 6.844.624 16.837.857 31.756.590 41.026.753 3 Lợi nhuận trước thuế 23.910 92.589 118.098 196.048 4 Thuế TNDN 0 0 0 19.604,8 5 Lợi nhuận sau thuế 23.910 92.589 118.098 176.443,2 ( Nguồn thông tin : Trích BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH ) BIỂU ĐỒ 2 : DOANH THU THUẦN CỦA CÔNG TY Từ biểu đồ ta thấy, doanh thu thuần và lợi nhuận của công ty tăng lên tương đối ổn định qua từng năm, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty nhìn chung đang tiến triển tốt . Do được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư cho nên từ năm 2002 đến năm 2004 công ty không phải nộp thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (TNDN), đến năm 2005 công ty bắt đầu phải nộp thuế TNDN cho nhà nước với thuế suất ưu đãi là 10% / năm . b. Một số chỉ tiêu tài chính căn bản * Một số chỉ tiêu tài chính căn bản được dùng để phân tích được thể hiện trong biểu sau: BIỂU 8 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ CĂN BẢN STT Năm Chỉ tiêu Đvt 2002 2003 2004 2005 1 Hệ số thanh toán hiện hành lần 1,07 1,06 0,6 0.69 2 Hệ số thanh toán nhanh lần 0,38 0,13 0,21 0,22 3 Tỷ suất lợi nhuận so với Doanh thu % 0,3 0,52 0,35 0,41 4 ROA % 0,33 0,5895 0,5 0,6 5 ROE % 1 2,4 3 3,5 ( Nguồn thông tin : Trích BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH ) Bảng chỉ tiêu tài chính cho thấy : - Hệ số thanh toán hiện hành các năm 2002 và 2003 là lớn hơn 1, như vậy là đạt yêu cầu .Nhưng sang đến năm 2004 và 2005 hê số này lần lượt là : 0,6 và 0,69 (< 1 ), không đảm bảo khả năng thanh toán của công ty . - Hệ số thanh toán nhanh của công ty trong các năm đều nhỏ hơn 0,5 , vì vậy việc thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty không đảm bảo. - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty đạt mức rất thấp , trung bình chỉ khoảng 0,4 % và không ổn định. - Chỉ tiêu ROA của công ty cũng ở mức thấp, cho thấy hiệu quả của việc sử dụng Tài sản của công ty không cao. - Duy chỉ có chỉ tiêu ROE của công ty là được cải thiện qua các năm , năm 2002 đạt 1% cho đến năm 2005 đạt 3,5% , Sự tăng lên của chỉ tiêu này là tốc độ tăng của lợi nhuận của các nă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số Giải pháp cơ bản nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH bao bì Bình Xuyên.DOC
Tài liệu liên quan