Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mĩ

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I 3

Lý LUậN CHUNG Về XUấT KHẩU 3

và tình hình sản xuất, buôn bán hàng dệt may 3

trên thế giới 3

I . KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU 3

Bàn về vai trò của hoạt động xuất khẩu 4

II . CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU 8

1. Xuất khẩu trực tiếp 8

2. Xuất khẩu gián tiếp 9

3. Xuất khẩu uỷ thác 9

4. Buôn bán đối lưu 10

5. Gia công quốc tế 10

6. Xuất khẩu tại chỗ 11

7. Xuất khẩu theo nghị định thư 11

8. Tái xuất khẩu 11

III. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU. 12

1. Nghiên cứu thị trường 12

2. Lập phương án kinh doanh 14

3. Đàm phán và ký kết hợp đồng. 15

4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán. 17

III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 21

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cho phép các nhà kinh doanh thấy được những gì họ sẽ phải đối mặt và đứng trước tình thế đó thì họ phải xử lý như thế nào? Tuỳ từng phạm vi nghiên cứu sẽ có các yếu tố khác nhau và mức độ ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động xuất khẩu, cụ thể như: 21

1.Các yếu tố thuộc phạm vi doanh nghiệp 21

2. Các yếu tố thuộc phạm vi quốc gia 22

3. ảnh hưởng của xu hướng biến động về mối quan hệ kinh tế -xã hội thế giới 25

V. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG DỆT MAY 26

TRÊN THẾ GIỚI 26

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may trên thị trường thế giới 26

2. Tình hình buôn bán hàng dệt, may thế giới 28

3. Quá trình tự do hoá buôn bán toàn cầu hàng dệt may và những tác động tới buôn bán hàng dệt may thế giới 31

Chương II 35

Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may việt nam 35

vào thị trường Mĩ, giai đoạn 1997-2002 35

I. TÌNH HÌNH SẢN XUẤTVÀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1997-2002 35

1. Thực trạng sản xuất của ngành dệt may, giai đoạn 1997-2002 35

1.1. Năng lực sản xuất của ngành dệt may 35

Biểu đồ 3: Sản lượng vải lụa các loại 42

2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, giai đoạn 1997-2002 44

II. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG HÀNG DỆT MAY TẠI MĨ VÀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT- MĨ 49

1. Khái quát về thị trường Mĩ * 49

1.1. Thị trường lớn nhất thế giới 50

1.3. Cơ cấu nhập khẩu thiên về hàng tiêu dùng và quan hệ với bạn hàng theo chiều sâu 51

2. Khái quát về quan hệ thương mại Mĩ -Việt Nam 53

3. Những quy định pháp lý liên quan tới việc hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mĩ 54

Thuế phi MFN 55

MFN 55

20,6% 55

4. Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu hàng dệt may của Mĩ 64

III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MĨ, GIAI ĐOẠN 1997-2002 69

1. Về kim ngạch xuất khẩu 69

Đơn vị: Triệu USD 70

2.Về cơ cấu sản phẩm 72

IV . ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MĨ, GIAI ĐOẠN 1997-2002 74

1. Những thuận lợi của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mĩ 74

2. Những khó khăn và thách thức đối với hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mĩ 76

Chương III 83

định hướng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu 83

hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mĩ 83

I. QUY HOẠCH TỔNG THỂ VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH PHỦ CHO NGÀNH DỆT MAY 83

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 86

HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MĨ 86

1. Một số giải pháp từ phía doanh nghiệp 86

2. Nhóm giải pháp từ phía Chính phủ 88

Kết luận 98

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mĩ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa thị trường sản xuất các sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, bởi vậy ngành này có tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng thấp, trung bình đạt 11.27% . Nhưng do có sự ảnh hưởng Biểu đồ 3: Sản lượng vải lụa các loại Nguồn: Niên giám thống kê 2001 của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á năm 1997, giá trị tổng sản lượng toàn ngành công nghiệp tăng chậm với tốc độ trung bình đạt 13,97%; nên tổng giá trị sản lượng ngành dệt may đã bắt kịp với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp, nhưng vẫn ở mức thấp hơn, với mức trung bình là 13,35% (xem biểu đồ 4). Nhìn chung, ngành dệt may Việt Nam ít chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á nên tốc độ tăng trưởng giá trị tổng sản lượng toàn ngành vẫn giữ ở mức ổn định và tăng trưởng dương. 1.3. Cơ cấu sản phẩm. Đi cùng với sự thay đổi dần máy móc, trang thiết bị thì các sản phẩm dệt may đã dần được đa dạng hoá. Trong khâu sản xuất sợi, tỷ trọng các mặt hàng Polyeste pha bông với nhiều tỷ lệ khác nhau tăng nhanh. Các loại sợi 100% polyeste, các sản phẩm cotton/visco, cotton/acrylic... đã được sản xuất và đưa ra thị trường cả trong và ngoài nước. Trong khâu dệt vải, nhiều mặt hàng dệt thoi mới, chất lượng cao đã Biểu đồ 4: Tăng trưởng giá trị sản lượng hàng dệt may ( mốc so sánh: năm 1995) Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001. bắt đầu được sản xuất: đối với mặt hàng 100% sợi bông, các mặt hàng sợi đơn chải kỹ chỉ số cao phục vụ cho may xuất khẩu, mặt hàng sợi bông dày được tăng cường công nghệ làm bóng, tăng tính cơ học... Đối với một số mặt hàng sợi pha, các mặt hàng katê đơn màu sợi 76/76 đều thay sợi dọc 76/2, các loại vải dày như gabadin, kaki, simili,... tuy sản lượng chưa cao nhưng cũng bắt đầu được đưa vào sản xuất rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp. Đối với mặt hàng 100% sợi tổng hợp, nhờ được trang bị thêm hệ thống xe săn sợi với độ săn cao, thiết bị comfit, thiết bị giảm trọng lượng đã tạo ra nhiều mặt hàng giả tơ tằm, giả len... thích hợp với khí hậu nhiệt đới, bước đầu giành được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Đối với mặt hàng dệt kim, 75 - 80% sản lượng hàng dệt kim từ sợi Pe/Co được xuất khẩu, tuy nhiên chủ yếu là các mặt hàng thuộc nhóm giá thấp và trung bình, tỷ trọng các mặt hàng chất lượng cao còn rất thấp. Điều này không có nghĩa là cơ cấu sản phẩm may không có sự thay đổi mà nó đã có sự thay đổi đáng kể, từ chỗ chỉ may được quần áo bảo hộ lao động, quần áo thường dùng ở nhà, đồng phục học sinh... đến nay ngành may đã có những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của những nhà nhập khẩu khó tính, quần áo thể thao, quần jean... Sản phẩm phụ liệu may cũng đã có những tiến bộ nhất định cả về chủng loại và chất lượng. Những sản phẩm khác như chỉ khâu Total Phong Phú, khoá kéo Nha Trang, Mex Việt Pháp,... đủ tiêu chuẩn chất lượng cho khâu may xuất khẩu tuy sản lượng còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển. 2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, giai đoạn 1997-2002 2.1. về kim ngạcn xuất khẩu Từ năm 1995 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng tăng. Tuy nhiên trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu nói riêng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á; nên xuất khẩu dệt may có phần tăng chậm hơn so với giai đoạn trước đó, đặc biệt là năm 1997-1998. Năm 1995, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 750 triệu USD gấp 5,01 lần so với năm 1991 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 49,81%. Năm 2001, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may đạt 2000 triệu USD gấp 2,67 lần so với năm 1995 chiếm tỷ trọng 13,25% cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, với mức tăng trưởng hàng năm là 24,8% /năm, riêng năm 1998 so với năm 1997 chỉ tăng 0,15% (xem số liệu bảng 2). Năm 2002 được coi là năm thành công của ngành dệt may Việt Nam, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 2,75 tỷ USD tăng 37,5% so với năm 2001, điều này xuất phát từ thực tế là các nước trong khu vực đã cơ bản khắc phục được tình trạng nền kinh tế trì trệ, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm nhiều đến xuất khẩu hàng dệt may, thêm vào đó là thị trường hàng dệt may Việt Nam được mở rộng đặc biệt là thị trường Mĩ. Có thể nói lợi ích đem lại từ hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã phần nào thể hiện trong năm vừa qua đặc biệt là ngành dệt may bởi chỉ trong 3 tháng đầu năm 2003 giá trị kim ngạch toàn ngành đã tăng lên 500 triệu USD (xem bảng 12), đây mức cao nhất kể từ năm 1997 và ngành dệt may đã vươn lên vị trí dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu (tính từ tháng 7/2002) trước cả ngành xuất khẩu dầu thô. Bảng 2 : Giá trị xuất khẩu hàng dệt may và xuất khẩu Việt Nam Đơn vị : Triệu USD Năm Chỉ tiêu \ 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 KNXKDM 750 1.150 1.349 1.351 1.682 1.892 2.000 2.750 TĐTT (%) - 53,33 17,30 0,15 24,50 12,48 5,71 37,5 TKNXKCN 5.200 7.255 8.759 9.361 11.523 14.455 15.100 16.530 TT/TS (%) 14,4 15,2 15,4 14,4 14,6 13,08 13,25 16,64 KNXKDM- kim ngạch xuất khẩu dệt may TĐTT- tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu dệt may TKNXKCN- tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước TT/TS- tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu dệt may / tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Nguồn: Bộ thương mại và TCTy VINATEX Tuy nhiên, phía trước còn rất nhiều khó khăn đòi hỏi ngành dệt may phải có sự phân tích và điều chỉnh hợp lý để hàng dệt may trụ được trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Mặc dù hàng dệt may của Việt Nam là một mặt hàng xuất khẩu trọng yếu nhưng so với các nước trong khu vực và với tiềm năng của nó thì kim ngạch đạt được khiêm tốn. Năm 1994, riêng Trung Quốc cũng đã xuất khẩu được 15 tỷ USD, hàng dệt may ấn Độ là 5,9 tỷ USD và Thái Lan là 4,2 tỷ USD (số liệu trích lại từ tạp chí Kinh tế và phát triển (TC KT-PT) số 33 năm 2000). 2.2. Về cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu So với ngành may thì công nghiệp dệt của Việt Nam còn rất hạn chế. Đây là ngành yêu cầu lượng máy móc thiết bị hiện đại đồng bộ và rất tốn kém. Do vậy, ngành dệt chưa đủ khả năng phục vụ ngay chính ngành may trong nước. Nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn phải nhập ngoại. Đặc biệt là ở Việt Nam hình thức nhận gia công hàng may mặc là chủ yếu, các hợp đồng gia công thường không ổn định, giá gia công thấp và sự phụ thuộc về nguyên liệu đã khiến không ít doanh nghiệp may mặc Việt Nam lúng túng, bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Những mặt hàng khó xuất khẩu khó làm như veston chiếm tỷ lệ nhỏ vì rất ít doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để có khả năng đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là áo jacket, áo váy, sơ mi đơn giản. Đến nay, những mặt hàng cao cấp đòi hỏi công nhân lành nghề, máy móc hiện đại còn nhiều hạn ngạch nhưng chỉ một số ít doanh nghiệp có khả năng thực hiện. Như vậy, trong thời gian tới, các doanh nghiệp không tự lấp lỗ hổng về mặt công nghệ, tức là sẽ tự mình làm mất đi một thị trường rất có tiềm năng cho ngành dệt may Việt Nam. 2.3. Về thị trường xuất khẩu Thực tế cho thấy thị trường tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Điều này một phần do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản...phá giá tiền tệ làm giá xuất khẩu của hàng Việt Nam đắt tương đối trên thị trường thế giới, đồng thời cơn lốc khủng hoảng làm cho sức mua của dân chúng giảm, từ đó ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Thị trường hàng dệt may Việt Nam có thể chia làm hai nhóm là thị trường có hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch. Các thị trường có hạn ngạch của hàng dệt may Việt Nam như EU, Thổ Nhĩ Kỳ, Canađa,... thị phần của nhóm này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thị phần hàng dệt may Việt Nam, riêng năm 2002 chiếm tới 45% kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam (xem biểu đồ 5) Biểu đồ 5: Thị trường xuất khẩu hạn ngạch và không hạn ngạch của hàng dệt may Việt Nam năm 2002 Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ thương Mại Trong nhóm này, EU là thị trường quan trọng chiếm tới 46,67% thị phần thị trường có hạn ngạch năm 2002 (xem số liệu biểu đồ 5 và bảng 3). Bảng 3: Tỷ trọng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang các thị trường so với tổng kim ngạch dệt may xuất khẩu năm 2002 Thị trường Mỹ EU Nhật Đài Loan TT.Khác % so với tổng kim ngạch dệt may xuất khẩu. 34% 21% 17,6% 7,5% 19,9% Nguồn: Bộ Thương Mại. EU là một thị trường rộng lớn, với dân số khoảng trên 360 triệu, lại có mức tiêu dùng hàng dệt may cao hàng đầu thế giới, cùng với việc Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc và quy chế ưu đãi phổ cập của EU, thì đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam chiếm lĩnh thị phần ở thị trường EU. Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chủ yếu theo phương thức gia công nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng của nước ngoài hoặc xuất khẩu thông qua nước thứ 3, hơn nữa do bị khống chế về hạn ngạch nên kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm gần đây cũng chỉ dao động ở mức 600 triệu USD/năm. Việc EU tiến tới bỏ dần hạn ngạch hàng dệt may của các nước là thành viên của WTO vào cuối năm 2004 là một bất lợi lớn đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam do nước ta vẫn còn chịu chế độ hạn ngạch do chưa ra nhập WTO. Các thị trường phi hạn ngạch chủ yếu của hàng dệt may mà Việt Nam đã thâm nhập được như Nhật Bản, Mĩ, Singapore, châu úc, Nam Mĩ, Đông Âu..., nhóm này chiếm 55% thị phần hàng dệt may Việt Nam năm 2002 (xem biểu đồ 5). Trong nhóm này, thị trường Nhật Bản và thị trường Mĩ là trọng tâm hai thị trường này riêng trong năm 2002 chiếm tới 93.82% thị trường phi hạn ngạch (xem số liệu biểu 5 và bảng 3), bởi Nhật Bản không chỉ có lượng dân cư đông đúc hơn 125 triệu người mà còn là nước có mức tiêu thụ sản phẩm may mặc rất cao (27kg/người/năm). Tuy nhiên, phần lớn nhu cầu tiêu dùng là hàng may mặc chất lượng tốt có hàm lượng chất xám cao trong khi Việt Nam mới chỉ đáp ứng được nhu cầu may mặc bình dân của người Nhật Bản với các mặt hàng chủ yếu là áo gió nam, quần áo lao động, một số lọai áo sơ mi quần âu đơn giản (riêng thị trường Mĩ sẽ được nghiên cứu ở phần sau). Nhìn chung ở các thị trường này hàng dệt may Việt Nam khó cạnh tranh được với hàng Trung Quốc cả về chất lượng, giá cả, và mẫu mã. Tóm lại, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào cả hai thị trường trên đây có tăng nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong thời gian tới, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đặc biệt là VINATEX cần có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm phát huy được hết tiềm năng của ngành đồng thời tận dụng được hết các cơ hội từ phía đối tác. Việc mở rộng thị trường cho ngành dệt may hết sức cần thiết, đặc biệt là các thị trường phi hạn ngạch trong đó thị trường Mĩ là một thị trường đầy tiềm năng. II. Khái quát về thị trường hàng dệt may tại Mĩ và quan hệ thương mại việt- mĩ 1. Khái quát về thị trường Mĩ * Nước Mĩ hay Hoa Kỳ (tên đầy đủ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ) nằm trên tọa độ 47 độ, 30 phút đến 24 độ vĩ tuyến Bắc và 124 độ đến 69 độ kinh tuyến Tây tại Bắc Mĩ. Phía Đông giáp Đại Tây Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Mêxicô và vịnh Mêxicô, phía Bắc giáp Canađa. Mĩ gồm 50 bang với tổng diện tích là 9.373.000 km 2, dân số là 278,05 triệu người (07/2001) và là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp cũng như tổng sản phẩm quốc dân. Giành được độc lập từ chế độ thực dân Anh năm 1776, Cộng hoà liên bang Mĩ lúc đầu đã được thành lập với 13 bang thành viên bên bờ đại Tây Dương một năm sau đó. Hai bang cuối cùng (thứ 49 và 50) được kết nạp vào Liên bang năm 1959 là Alaska (03/01/1959) và Hawai (21/08/1959), không có ranh giới chung với 48 bang trong đất liền. Thủ đô của Liên bang là Washington D.C (quận Columbia). Ngoài ra còn có các trung tâm công nghiệp và tài chính lớn như New York, Chicago, Los Angeles, Philadenphia, Houstan và Detroit. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, kinh tế Mĩ phát triển với tốc độ khá nhanh mặc dù có một giai đoạn suy thoái vào đầu thập niên 30, và trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Tổng sản phẩm quốc dân từ mức 125,822 tỷ USD năm 1942 đã lên tới 213,588 tỷ USD khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Năm 1988 vọt lên 4.886,592 tỷ USD, năm 1991 là 5.567 tỷ USD và năm 2000 là 10.000 tỷ USD. Sự phát triển kỳ diệu này diễn ra là do nền kinh tế Mĩ đã hội tụ và phát huy được cả hai ưu thế cơ bản là đất đai rộng lớn, tài nguyên dồi dào và nguồn nhân lực có trí tuệ, rất năng động, có bản lĩnh kinh doanh đổi mới, sử dụng hiệu quả các thành tựu hiện đại về khoa học công nghệ Là một nước đứng đầu thế giới về phát triển kinh tế, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, trong xu thế chuyển đổi sang nền kinh tế toàn cầu hoá và cách mạng về công nghệ thông tin, rõ ràng Mĩ chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới. *- Số liệu trong mục này trích lại từ tạp chí Châu Mĩ ngày nay các số năm 2001). Vậy thị trường của quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới này có những đặc điểm gì đáng chú ý? 1.1. Thị trường lớn nhất thế giới Là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới, Mĩ là một thị trường lớn với dân số 278,05 triệu người, với mức thu nhập quốc dân đầu người hơn 36.200 USD (năm 2000). Năm 2000, tổng sản phẩm quốc dân đạt 10.000 tỷ USD, chiếm khoảng 20% GDP của thế giới. Có thể nói dung lượng thị trường Mĩ cực kỳ phong phú vì chỉ cần một người dân Mĩ bỏ một đô la mua mặt hàng nào đó thì tổng doanh thu của mặt hàng đó trên toàn nước Mĩ đã gần 300 triệu USD. Mặt khác, xã hội Mĩ là xã hội tiêu dùng, trung bình một người Mĩ dùng 21% tổng thu nhập của mình cho nhập khẩu hàng tiêu dùng hàng năm. Vì sức tiêu thụ của thị trường mạnh như vậy nên mặc dù Mĩ là một trong những nước có nền sản xuất hiệu quả nhất thế giới, sản xuất trong nước hàng năm chỉ đáp ứng được hơn 60% nhu cầu của người dân. Hơn nữa, như bất kỳ một quốc gia nào khác, Mĩ cũng dành nguồn tài nguyên để sản xuất những mặt hàng mà mình có lợi thế. Chính vì thế, mỗi năm nước Mĩ nhập khẩu một lượng hàng hoá trị giá rất lớn (1223 tỷ USD năm 2000). Quả thực, Mĩ là thị trường quy mô lớn nhất thế giới mà nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam mong muốn hàng hoá của mình thâm nhập được vào. 1.2. Thị trường có nhu cầu phong phú Không những là một thị trường rộng lớn, sự đa dạng về sắc tộc còn là một yếu tố làm cho nhu cầu tiêu dùng của Mĩ rất phong phú. Trong số 278,05 triệu người thì khoảng 78% là da trắng; 11% da đen; 6% Mĩ La Tinh và 5% sắc tộc khác. Nếu từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 dòng người nhập cư từ châu Âu đã đổ vào Mĩ, thì thế kỷ 20 lại chứng kiến luồng nhập cư từ Châu á, Trung và Nam Mĩ. Tuy đã có những quy chế mới chặt chẽ, con số người nhập cư hiện nay ước tính là 500 nghìn người mỗi năm. Chính vì vậy, Mĩ là một quốc gia có nhu cầu hàng hoá đa dạng, phong phú mà không một nơi nào khác có. Ngoài ra, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội Mĩ cũng góp phần tạo nên đặc điểm đa dạng nhu cầu của thị trường Mĩ. Nền kinh tế phát triển cao đã làm cho khoảng cách giàu nghèo ở Mĩ ngày càng tăng. Trong khi Mĩ có những tỷ phú hàng đầu như Bill Gates, người có thu nhập bằng GDP của 48 nước nghèo cộng lại thì cũng có không ít những người vô gia cư, sống trong các khu ổ chuột. Sự chênh lệch trong phân phối thu nhập ngày càng có thể được thấy rõ qua so sánh thu nhập của hai nhóm người trong xã hội: nhóm có thu nhập cao nhất và nhóm có thu nhập thấp nhất. Theo thống kê của Internal Revenue Service thì vào năm 1959, chỉ 2,1 triệu người thuộc nhóm có thu nhập cao nhất đã có tổng thu nhập là 31 tỷ USD, bằng 15,3 triệu người thuộc nhóm thu nhập thấp. Đến năm 1990 thì tình hình còn nghiêm trọng hơn khi chỉ 3,8 triệu người thuộc nhóm một đã có tổng thu nhập là 452 tỷ USD, bằng thu nhập của 49,2 triệu người thuộc nhóm hai. Sự đa dạng về sắc tộc và phân hoá giàu nghèo sâu sắc vô hình chung đã tạo nên yêu cầu đa dạng về chất lượng và giá cả sản phẩm ở Mĩ. Đây là nơi mà người ta có thể mua đủ các loại hàng “thượng vàng hạ cám", từ những hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế của Anh, Canađa, Nhật Bản... đến những hàng hoá có tính chất thủ công, công nghệ thấp của các nước Đông Nam á, Châu Phi... Chỉ đơn cử hàng dệt may ở Mĩ cũng có tới 7 cấp độ chất lượng, từ hàng mang tính phổ thông đến hàng cao cấp. Trong những cấp độ này có nhiều cấp độ phù hợp với trình độ sản xuất của các nước đang phát triển như Việt Nam. Đây thực sự là một yếu tố thuận lợi cho nhiều mặt hàng có chất lượng chỉ ở mức trung bình khá của Việt Nam. 1.3. Cơ cấu nhập khẩu thiên về hàng tiêu dùng và quan hệ với bạn hàng theo chiều sâu Xã hội Mĩ là một xã hội hậu công nghiệp với 75% dân số sống ở thành thị. Điều này cũng ảnh hưởng đến nhu cầu nguời dân Mĩ. Hàng xuất khẩu của Mĩ chủ yếu là máy móc công nghiệp, thiết bị công nghệ cao... nhưng hàng nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng, thực phẩm... Là một nước dẫn đầu về khoa học công nghệ, Mĩ chú trọng đến phát triển những ngành hoàn toàn mới và có xu hướng nhập khẩu để thay thế sản xuất những mặt hàng đòi hỏi nhiều nhân công, trình độ công nghệ thấp. Trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Mĩ, các mặt hàng tiêu dùng có vị trí quan trọng, chiếm 20% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đặc biệt là riêng hai mặt hàng dệt may và giày dép thường chiếm một tỉ trọng đáng kể trung bình là 8% (tương đương với 60 tỷ USD hàng may mặc và 15 - 20 tỷ USD hàng giày dép mỗi năm). Thương mại dịch vụ của Mĩ được thực hiện với các bạn hàng trên khắp các châu lục, cụ thể như sau (xem biểu đồ 6) Biểu đồ 6: Cơ cấu nhập khẩu của Mĩ theo lãnh thổ năm 1999 (Đơn vị:%) Nguồn: US Trade policy review (UNSTAD, Comtrade Database) Qua biểu đồ số 6 có thể thấy năm 1999 Châu á là bạn hàng lớn nhất của Mĩ, chiếm đến 43% tổng kim ngạch thương mại của Mĩ, trong đó riêng các nước ASEAN đã chiếm 8,3%. Tiếp theo đó là Châu Mĩ và Châu Âu với tỷ lệ tương ứng là 33% và 21%. Châu Phi vì có nền kinh tế chậm phát triển nên kim ngạch thương mại với Mĩ rất thấp, chỉ có 2%. Cuối cùng là Châu úc với 1%. Tuy nhiên, quan hệ thương mại của Mĩ thiên về chiều rộng hơn là chiều sâu. Chỉ 10 bạn hàng đứng đầu đã chiếm 60% trong tổng kim ngạch thương mại dịch vụ của Mĩ. Tây Âu là khách hàng lớn nhất của Mĩ, mặc dù tỷ trọng xuất nhập khẩu có giảm chút ít. Tiếp đến là Nhật Bản, một nước đơn lẻ nhập khẩu dịch vụ lớn nhất, chiếm 15,5% trong xuất khẩu dịch vụ của Mĩ; vận tải, phí bản quyền và giấy phép chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ này. Xếp sau Nhật Bản là Anh và Canada với tỷ lệ 8,8% và 8,6%. Hàn Quốc là quốc gia nhập khẩu dịch vụ từ Mĩ đứng thứ hai Châu á, sau Nhật Bản, với tỷ lệ 2,5%. Anh là nguồn nhập khẩu dịch vụ lớn nhất của Mĩ, với tỷ trọng 12%, sau đó là Nhật Bản và Canada, 11% và 8,9%. Giữa thị trường Mĩ và các thị trường cung cấp hàng hoá và dịch vụ có mối liên hệ rất chặt chẽ. Đối với dịch vụ, 5 nước nhập khẩu và xuất khẩu lớn nhất là Canada, Đức, Nhật Bản, Mexico và Anh. Đối với hàng hoá, 5 nước xuất khẩu cũng đồng thời là 5 nước nhập khẩu lớn nhất gồm những nước kể trên trừ Anh và thêm Trung Quốc. 2. Khái quát về quan hệ thương mại Mĩ -Việt Nam Ngày 3.2.1994 Mĩ đã huỷ bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam, tiếp đó Mĩ cho phép các công ty Mĩ được xuất khẩu các mặt hàng thiết yếu sang Việt Nam như: lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục... Bộ thương mại Việt Nam và các đại diện thương mại Mĩ, Bộ thương mại Mĩ đã gặp gỡ, thương thảo, giữ mối liên lạc thường xuyên hỗ trợ cho các doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh buôn bán xuất nhập khẩu và đầu tư. Đến ngày 12.7.1995 Chính phủ Mĩ quyết định bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đây là mốc đánh dấu quan trọng trong quan hệ giao thương giữa hai nước, là bước đệm cho việc đàm phán Hịêp định thương mại giữa hai nước. Ngày 25.7.1999 trải qua 8 vòng đàm phán hai Bên đã thoả thuận được về nguyên tắc các điều khoản của Hiệp định song phương. Đến ngày 13.7.2000 tại thủ đô Washington Hiệp định thương mại Việt –Mĩ đã được ký kết, đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ thương mại giữa hai nước. Ngày 7.12.2001 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá 10 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký ban hành Hiệp định này và kể từ ngày 10.12.2001, Hiệp định chính thức có hiệu lực, đã mở ra nhiều cơ hội cho các ngành sản xuất của Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực ngoại thương. Chính nhờ sự hợp tác giữa hai nước nên kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã tăng nhanh và tăng đột biến sau khi Hiệp định thương mại được ký kết, nếu năm 2000 (năm chưa thực hiện hiệp định song phương) tổng kim ngạch buôn bán đạt 1084,2 triệu USD gấp 2,32 lần năm 1995 (năm đầu tiên sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận) thì năm 2001(năm đầu tiên có 2 tháng cuối năm thực hiện hiệp định song phương) con số đó đã là 1131,81 triệu USD gấp 2,42 lần so với năm 1995 và 1,04 lần so với năm 2000, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2002 đã đạt 1044,92 triệu USD xấp xỉ mức thực hiện năm 2001. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng mạnh và dương, trung bình đạt 27,5%; nhập khẩu của Việt Nam từ Mĩ có xu hướng giảm về tốc độ tăng trưởng trừ năm 1996 và 1997, riêng năm 1998 tăng trưởng âm. Đặc biệt đáng chú ý là kể từ năm 1998 cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam so với Mĩ luôn dương, điều này là đáng mừng vì từ đây giúp cho Việt Nam giảm bớt thâm hụt cán cân thanh toán trong nền kinh tế quốc dân (xem bảng 4). Bảng 4: Quan hệ buôn bán Việt Nam-Mĩ Đơn vị tính: triệu USD Năm Xuất khẩu của VN sang Mĩ Tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu Nhập khẩu của VN từ Mĩ Tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu Tổng giá trị buôn bán Cân đối 1995 193,96 - 252,86 - 466,82 (-) 1996 319,07 64,50 % 616,04 143,63 % 935,11 (-) 1997 425,51 33,36 % 817,23 32,66 % 1.242,74 (-) 1998 500,00 17,51 % 250,00 -0,69 % 750 (+) 1999 504,04 0,81 % 334,75 33,9 % 838,79 (+) 2000 732,44 45,31 % 351,76 5,08 % 1084,2 (+) 2001 758,12 3,51 % 373,69 6,23 % 1.131,81 (+) 2002* 814,55 - 230,37 - 1.044,92 (+) Nguồn: VER, tháng 2/1999, Bảng 3 tr.17; Standley Foundation, tr.42 và Tạp chí ngoại thương (TCNT) số 1/2001 tr.10, số 21/2001, số 21/2002 tr.9 *- Số liệu 6 thàng đầu năm 2002 3. Những quy định pháp lý liên quan tới việc hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mĩ 3.1. Các chính sách thuế quan và hạn ngạch *- Thuế quan Để đánh thuế, hàng dệt may nhập khẩu vào Mĩ được phân loại theo hệ thống HS. Việc phân loại được chia thành các chương, nhóm, thường là nhóm 6 số, 8 số, thậm chí 10 số. Bảng thuế xuất nhập khẩu của Mĩ gồm hai cột thuế suất: cột 1 áp dụng đối với các nước đã được nhận chế độ MFN. Cột này lại được chia thành hai cột thuế suất, một cột là mức thuế suất phổ thông áp dụng đối các nước được áp dụng MFN đơn thuần và cột thuế suất ưu đãi hơn được áp dụng đối với các nước áp dụng MFN đồng thời lại được hưởng chế độ GSP. Cột 2 áp dụng đối các nước chưa nhận được chế độ MFN. Thuế suất tại cột này thường cao hơn rất nhiều so với cột 1 vì nó được quy định từ năm 1930 tại đạo luật thuế nhập khẩu Smooth-Hawley nhằm bảo hộ mức cao sản xuất trong nước (xem bảng 5). Bảng 5: Thuế nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường Mĩ Sản phẩm Thuế suất (%) Thuế MFN Thuế phi MFN Sản phẩm may mặc 13,4 68,5 Sản phẩm dệt 10,3 55,1 Nguồn : Bộ thương mại Mĩ, trích lại từ TC PTKT Tháng năm 2002 Cụ thể với một số mặt hàng như áo sơ mi nam và sơ mi nam trẻ em khi có MFN nhập khẩu vào Mĩ phải chịu mức thuế 45% trong khi mức ưu đãi MFN là 20,6%, hơn nữa tuỳ thuộc vào chất liệu sản phẩm sẽ phải chịu mức thuế khác nhau, chẳng hạn quần nữ chất liệu bông chịu mức thuế 90%, với chất liệu len chỉ phải chịu 54,5% khi chưa có ưu đãi MFN và tương xứng là 16% và 4% khi có MFN đặc biệt với chất liệu lụa ở sản phẩm này có mức chênh lệch giữa hưởng và không hưởng MFN là rất lớn tới 15 lần (xem bảng 6 và 7) Bảng số 6: Biểu thuế suất một số mặt hàng Tên sản phẩm Thuế phi MFN MFN áo sơ mi Nam 45% 20,6% Găng tay vải 25% 24,6% áo sơ mi Nam, trẻ em 45% 20,6% Nguồn: Vụ Âu Mĩ - Bộ Thương mại Bảng 7: Thuế nhập khẩu một số mặt hàng theo chất liệu vào Mĩ Chất liệu Thuế suất (%) Có MFN Không có MFN Váy dài Váy ngắn Quần nam Quần nữ Váy dài Váy ngắn Quần nam Quần nữ Bông 11,9 8,6 16,7 16 45 90 43 90 Tổng hợp 16,6 16 29,3 29,3 72 72 72 72 Len 15,6 16,2 18,3 18,3 54,5 54,5 54,5 54,5 Lụa 4 4 4 4 60 45 35 60 Chất liệu khác 5,6 5,8 5,8 5,8 60 45 35 60 áo sơ mi, dệt kim (T-shirt, polo shirt) Sợi bông 20,5 45 Sợi tổng hợp 33,6 72 áo Pull-over, cardigen Bông 19 50 Tổng hợp 33,3 90 Len 16,6 54,5 Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ thương Mại Trong các năm trước đây, Việt Nam chưa nhận được chế độ MFN, hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Mĩ phải chịu thuế suất cao, đây là điều bất lợi trong việc cạnh tranh với các đối thủ tại thị trường này, đặc biệt là Trung Quốc khi nước này vừa mới trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Hiện nay, Hiệp định thương mại có hiệu lực, hàng dệt may đã có lợi thế cạnh tranh cao hơn do được hưởng quy chế MFN hoặc NTR và có khả năng phía Mĩ sẽ dành cho Việt Nam quy chế thuế quan ưu đãi phổ cập –GSP với thuế suất 0%. Về hạn ngạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100727.doc
Tài liệu liên quan