Chuyên đề Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

CAM ĐOAN

DANH MỤC BẢNG BIẾU

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

CHUƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ 1

I. Vai trò của lực lượng lao động trẻ đối với sự nghiệp phát triển đất nước 1

1. Một số quan niệm về lực lượng lao động trẻ 1

2. Các bộ phận cấu thành (phân loại) 5

3. Vai trò của lực lượng lao động trẻ đối với sự nghiệp phát triển đất nước 5

II. Một số vấn đề về việc làm 7

1. Những đặc điểm chung 7

2. Đặc điểm về việc làm của lực lượng lao động trẻ 12

3. Sự cần thiết tạo việc làm cho lao động trẻ 15

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm 19

1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 19

2. Hệ thống luật pháp và các chính sách tác động đến giải quyết việc làm 21

3. Quy mô và sự phân bố dân số - nguồn nhân lực. 23

4. Vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập 24

4.1. Cơ hội 24

4.2. Thách thức 25

5. Đô thị hóa 26

6. Sự phát triển của khoa học công nghệ 27

 

 

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ 28

I. Phân tích và đánh giá thực trạng lực lượng lao động trẻ 28

1. Quy mô 28

2. Cơ cấu 30

2.1. Cơ cấu theo giới tính 30

2.2. Cơ cấu theo vùng, lãnh thổ 32

3. Chất lượng lực lượng lao động trẻ 33

3.1. Trình độ học vấn 33

3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật 36

II. Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm cho lực lượng lao động trẻ 39

1. Quy mô số việc làm 39

2. Cơ cấu việc làm 40

2.1 Cơ cấu theo nhóm ngành 40

2.2 Cơ cấu theo các thành phần kinh tế 43

2.3. Cơ cấu theo vị thế 44

3. Về tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm 46

3.1 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ khu vực thành thị 46

3.2 Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn 47

III. Đánh giá tác động của các chính sách việc làm trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay 49

1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân thành công. 50

1.1. Kết quả đạt được 50

1.2. Nguyên nhân thành công 64

2. Mặt hạn chế của chính sách và những nguyên nhân tồn tại 65

2.1 Mặt hạn chế 65

2.2 Nguyên nhân hạn chế 68

3. Bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra 69

3.1 Bài học kinh nghiệm 69

3.2 Những vấn đề đặt ra 70

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ 72

I. Định hướng mục tiêu giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ của Nhà nước ta trong những năm tới 72

1. Quan điểm 72

2. Mục tiêu 73

3. Phương hướng 75

II. Các nhóm giải pháp 76

1. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế 76

1.1. Các chính sách tăng trưởng kinh tế tạo việc làm 76

1.2. Chính sách kích cầu và cơ chế huy động các nguồn vốn đầu tưu toàn xã hội cho phát triển sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm 78

1.3 Các chính sách hạn chế tác động rủi ro của cải cách thể chế và các rủi ro xã hội khác đến người lao động nói chung, thanh niên nói riêng 79

1.4. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế vĩ mô nhằm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế. 80

2. Nhóm các giải pháp trực tiếp tạo việc làm 81

2.1 Các giải pháp hỗ trợ trực tiếp thông qua hoạt động cho vay vốn của Quỹ 120 81

2.2 Giải pháp hỗ trợ xuất khẩu lao động và chuyên gia 82

2.3 Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo nghề 83

3. Nhóm các giải pháp hỗ trợ 86

3.1 Nâng cao năng lực các Trung tâm Giới thiệu Việc làm 86

3.2 Xây dựng và phát triển hệ thống sàn giao dịch hiệu quả và có thương hiệu. 87

3.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động 90

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong nông nghiệp, tăng dần lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Năm 2000, cả nước có 69% lao động làm việc trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, 10,9% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và 20,1% lao động làm trong lĩnh vực dịch vụ. Đến năm 2005, cơ cấu này đã có sự thay đổi, giảm xuống còn 60,5% đối với lao động nông – lâm – ngư nghiệp và tăng ở các ngành công nghiệp, xây dựng là 14,4%, và dịch vụ là 25,1%. Đến nay(ăm 2007), tỷ lệ lao động trẻ họat động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp là 53,4%; công nghiệp và xây dựng là 24,2 %; dịch vụ là 22,4%. Dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ tiếp tục tăng, đến năm 2010, dân số lao động trong nông nghiệp chỉ còn khoảng 50%. Bên cạnh đó, theo kết quả thống kê Lao động - Việc làm từ năm 2001 – 2007 cho thấy, lao động trong nhóm tuổi 19 – 24 có tỷ trọng nữ làm công việc dịch vụ cao hơn so với nam và cao hơn so với tỷ lệ chung của toàn bộ lao động của nhóm tuổi này. Nguyên nhân là do có một tỷ lệ lớn lao động trẻ đã tham gia vào công việc buôn bán nhỏ, nhất là buôn bán các sản phẩm nông nghiệp. Đối với nhóm từ 15 – 34 tuổi thì tỷ lệ nam giới làm trong ngành công nghiệp – xây dựng cao hơn nhiều so với nữ do họ có sức khỏe tốt hơn. 2.2 Cơ cấu theo các thành phần kinh tế Từ sau quá trình cải cách và đổi mới kinh tế - xã hội, các loại hình kinh tế phát triển đã có điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Do đó vấn đề việc làm và vai trò, vị trí của lao động trẻ có sự thay đổi đáng kể. Theo kết quả điều tra Lao động – Việc làm toàn quốc chỉ có 9% thanh niên làm việc trong khu vực Nhà nước, 17,7% thanh niên làm việc hưởng lương ngoài khu vực Nhà nước, 55,3% lao động trong hộ gia đình không hưởng lương, 16,5% ; lao động tự do, đặc biệt có 1% là chủ doanh nghiệp tư nhân. Biểu đồ 6: Cơ cấu việc làm phân theo thành phần kinh tế năm 2007 Quan sát trên biểu đồ, đa số (57%) lao động trẻ tham gia lao động dưới hình thức tự làm việc, chủ yếu là nghề nông, chỉ có 13% tham gia lao động trong các doanh nghiệp nhỏ của gia đình, 7% tham gia lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước. Mặc dù cải cách kinh tế đã đề cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, song tỷ lệ lao động trẻ hoạt động kinh tế trong lĩnh vực này vẫn rất khiêm tốn, mới chỉ dừng lại ở 6%. Thấp hơn nữa (5%) là lực lượng lao động trẻ công tác trong các cơ sở liên doanh với nước ngoài hoặc có tòan bộ vốn nước ngoài. Những kết quả trên đã cho thầy rõ lao động trẻ ít có cơ hội làm việc trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và tỷ trọng phân công lao động đã lỗi thời, với tỷ trọng nông nghiệp cao trong nền kinh tế nói chung. Trong hầu hết các trường hợp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngần ngại tuyển dụng lao động trẻ bởi lý do chi phí dado tạo cao. Đây là một nghịch lý vì các khu chế xuất ở miền Nam đều đang cần thêm lao động nhưng lại không tuyển dụng đủ số lao động cần thiết. Tay nghề trình độ thấp, chỉ có khả năng lao động thủ công là những yếu tố đang cản trở thanh niên Việt Nam tìm được việc làm trong những khu vực sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực có công nghệ hiện đại khác. Các xí nghiệp tư nhân và quy mô nhỏ tuy được coi là nguồn tạo công ăn việc làm, nhưng cũng gặp phải nhiều bất cập trong tuyển dụng và đào tạo lao động trẻ nhằm đáp ứng được yêu cầu kỹ năng tay nghề. Khu vực Nhà nước chỉ đáp ứng được 7% việc làm cho lực lượng lao động trẻ. Chế độ bảo hiểm xã hội và các phúc lợi bảo trợ xã hội khác mà việc làm trong khu vực Nhà nước có được hầu như còn “nằm ngoài tầm tay” với phần lớn thanh niên hiện nay, đặc biệt là nhóm thanh niên ở độ tuổi từ 15 – 29. 2.3. Cơ cấu theo vị thế Vị thế công việc ở Việt Nam được hiểu là các loại làm việcquan trọng và hữu ích bao gồm: chủ sử dụng lao động; tự làm việc cho bản thân; làm công; làm việc gia đình không hưởng công và những người không thuộc vị thế công việc nào do không có đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, vì không có điều kiện nghiên cứu sâu theo từng thành phần theo cách phân loại trên và để đơn giản hóa cho việc nghiên cứu, bài viết sẽ nghiên cứu vị thế lao động theo hai khía cạnh chính là làm công ăn lương và không làm công, ăn lương. Năm 2007, số lao động trẻ làm công ăn lương (tham gia thị trường lao động) chiếm 25,6% số lao động trẻ có việc làm, tăng 1,6% so với năm 2006. Trong 8 vùng lãnh thổ, vùng có tỷ lệ làm công ăn lương cao nhất là Đông Nam Bộ (44,2%), tiếp đến là Đồng bằng Sông Cửu Long (28,1%), Duyên hải Nam Trung Bộ (27,5%); Đồng bằng Sông Hồng (26,2%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (9,8%), Đông Bắc (15,3%). Ở các vùng còn lại, tỷ lệ này dao động từ 15 – 16,4%. So với năm 2006, tỷ lệ làm công ăn lương đều tăng ở tất cả các vùng trong cả nước; trong đó có 4 vùng tăng khá nhanh là Đồng bằng Sông Hồng; Duyên hải Nam Trung Bộ; Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long. Biểu đồ 7: Tỷ lệ lao động trẻ làm công ăn lương chia theo vùng năm 2006 và 2007 Đơn vị: % Nguồn : + Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam 2006 + Báo cáo kết quả điều tra Lao động – Việc làm 2007 Tuy tỷ trọng lao động hưởng lương có xu hướng tăng lên, song đến năm 2007, cũng mới chỉ chiếm khoảng ¼ số lực lượng lao động trẻ làm việc trong khu vực kinh tế hộ gia đình, trong khu vực phi kết cấu với đặc trưng cơ bản là năng suất và chất lượng lao động thấp. Điều này cũng nói lên rằng khu vực có quan hệ lao động còn nhỏ bé và thị trường lao động trẻ nói riêng và thị trường lao động cả nước nói chung của nước ta vẫn chưa phát triển. 3. Về tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm 3.1 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ khu vực thành thị Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động khu vực thành thị năm 1996 là rất cao 10,5% (tỷ lệ này ở người lớn tuổi là 4,4%) đến năm 2006 tăng lên 13,4% (mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở người lớn tuổi đã giảm xuống còn 3,7%). Điều này phản ánh một thực tế là mặc dù tăng trưởng kinh tế nhưng tốc độ tạo việc làm không đủ để cung cấp cơ hội việc làm cho lực lượng lao động, đặc biệt là lao động trẻ. Bảng 9: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ và lao động lớn tuổi khu vực thành thị Năm Thanh niên Lớn tuổi 1996 10,5 4,4 1997 11,2 4,6 1998 13,4 5,1 1999 19,4 3,7 2000 16,8 4,3 2001 13,7 3,8 2002 16,1 4,0 2003 14,1 4,1 2004 13,9 4,0 2005 13,4 3,7 2006 14,5 3,6 2007 14,2 3,8 Nguồn : Số liệu Điều tra Lao động – Việc làm các năm Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng thất nghiệp là do hệ thống giáo dục của nước ta đang còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Theo kết quả tổng hợp gần đây của Viện Nghiên cứu thanh niên TP Hồ Chí Minh, có tới 88,6% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng công nhân kỹ thuật, nhưng số người đáp ứng các tiêu chuẩn lại thấp, nơi tuyển được cao nhất cũng chỉ đạt 56,7% nhu cầu. Qua khảo sát 50 doanh nghiệp tại Hà Nội với 33.115 lao động thì7 doanh nghiệp cho biết số lao động trẻ được đào tạo từ các trường nghề về chất lượng kém hơn nhiều so với yêu cầu thực tế, 43 doanh nghiệp cho biết họ phải đào tạo lại từ 3 tháng đến 1 năm. Trong khi cuộc cạnh tranh để kiếm được việc làm có thu nhập ngày một tăng trong thanh niên, thì lại có sự hụt hẫng giữa kiến thức tiếp thu được trong nhà trường với những điều mà thị trường lao động đòi hỏi. Các doanh nghiệp ngần ngại không muốn tuyển dụng lao động trẻ chưa có kinh nghiệm trong công việc. Đối với những doanh nghiệp này, chi phí để đào tạo lại hoặc bổ túc tay nghề quá cao, dẫn đến việc họ không muốn tuyển dụng lao động trẻ. Việc tuyển dụng lao động trưởng thành, với kinh nghiệm công tác và tay nghề nhất định vừa rẻ, vừa dễ dàng. Ở những nơi cần đến tay nghề, khâu tuyển dụng lại càng cạnh tranh gay gắt hơn. Trong khi nhu cầu về số lao động có bằng cấp học thuật rất thấp thì nhu cầu đối với lao động có tay nghề và kinh nghiệm thực tế lại rất cao. Hệ thống giáo dục – đào tạo của nước ta đã làm trầm trọng thêm bất cập này. Nhiều ngành nghề đào tạo hiện nay đã trở lên lỗi thời, không phù hợp với sự thay đổi cơ cấu sản xuất và công nghệ tiên tiến. Việc chạy theo bằng cấp, học vị, kiếm “một chân” trong biên chế Nhà nước đã khiến một số thanh niên coi nhẹ việc đào tạo và lựa chọn những ngành nghề mà thị trường lao động thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, do sự thiếu phối hợp hài hòa giữa một bên là là hệ thống giáo dục – đào tạo và một bên là nguồn cung cấp cơ hội việc làm nên mặc dù thanh niên có nhu cầu tìm việc song vẫn thất nghiệp. Mặt khác, thanh niên chỉ chú trọng vào việc tìm việc làm ở thành phố mà chưa chấp nhận đi đến những nơi xa, có điều kiện khó khăn. 3.2 Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn Trong khi đô thị có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn thì tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn cũng đang là vấn đề khó khăn. Tỷ lệ thiếu việc làm của thanh niên ở khu vực nông thôn trong giai đoạn 1996 – 2007 mặc dù có giảm đi nhưng không đáng kể và có những biến đổi rất mạnh. Biểu đồ 8: Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trẻ ở khu vực nông thôn giai đoạn 1996 – 2007 Nguồn : + Số liệu thồng kê Việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2005 + Số liệu Điều tra Lao động – Việc làm hàng năm Trong những năm gần đây, nếu thất nghiệp chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị thì vấn đề thiếu việc làm tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do quá trình đô thị hóa quá nhanh, mở rộng liên tục nên đất canh tác nông nghiệp ngày càng có xu hướng bị thu hẹp lại, công nghiệp hóa nông nghiệp đã khiến cho thời gian nông nhàn nhiều hơn… Vì thế, lao động trẻ ở nông thôn, đặc biệt là lao động trong độ tuổi từ 15 – 29, bị đẩy vào thị trường lao động khi họ chưa được trang bị đầy đủ những yêu cầu cần thiết đáp ứng với thị trường lao động hiện nay, cộng thêm thói quen sản xuất theo phong tục tập quán càng trở thành một rào cản lớn. Đến hết năm 2006, vẫn còn trên 1 triệu lao động trẻ ở nông thôn (= 89,5% tổng số lao động trẻ) chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học; 94,7 % thanh niên nông thôn không có chuyên môn nghiệp vụ; chỉ có 1,9% thanh niên nông thôn có trình độ đại học và trên đại học… Trường hợp “nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng chưa cao” ở tỉnh Vĩnh Long là một ví dụ. Các công ty xuất khẩu lao động ở đây nêu lên thực trạng “thừa – thiếu” lao động tại địa phương. Do trình độ tay nghề của lao động địa phương hoặc thấp hoặc không có nên không thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp công nghệ cao gây nên tình trạng lao động không có việc làm còn nhiều nhưng nhà tuyển dụng vẫn luôn khan hiếm nguồn lao động để tuyển dụng vào làm việc cho đơn vị mình. Mặt khác, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chậm chuyển đổi, hiệu quả đầu tư tài chính thấp, hệ số sử dụng đất còn thấp nên rất khó khăn tạo mở việc làm tại chỗ. Hơn nữa, sự phát triển của các ngành nghề còn hẹp nên việc chuyển đổi cơ cấu lao động cũng gặp nhiều khó khăn. Các chính sách lớn có khả năng sử dụng nhiều lao động như chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, chính sách đầu tư công nghệ chế biến hàng nông sản theo hướng kinh doanh thị trường… còn chưa thep kịp với yêu cầu thực tế, do vậy hạn chế các cơ hội việc làm cho thanh niên nông thôn. Tóm lại, nguồn lao động Việt Nam tuy dồi dào nhưng chất lượng lao động thấp, không đồng đều ở các vùng, địa phương, các nhóm ngành; tổng cầu lao động trẻ có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ đủ việc làm của lực lượng này còn thấp hơn của cả nước; phần lớn lao động trẻ vẫn hoạt động kinh tế trong ngành nông nghiệp nhưng cũng đang có xu hướng giảm dần và tích cực tăng dần trong ngành công nghiệp và dịch vụ; cơ hội làm việc của lao động trẻ trong khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài còn ít mà chủ yếu (>50%) hoạt động kinh tế dưới hình thức tự làm việc (phần lớn là làm nghề nông); tỷ lệ thanh niên làm công ăn lương không cao chứng tỏ đây là khu vực lao động có quan hệ lao động còn nhỏ bé và thị trường lao động ở Việt Nam vẫn chưa phát triển hoàn thiện. III. Đánh giá tác động của các chính sách việc làm trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay Đảng, Nhà nước ta luôn xác định lao động – việc làm là một trong những lĩnh vực trung tâm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xóa đói giảm nghèo, ổn định và phát triển đất nước, trong đó lao động trẻ là nhân tố quyết định đến sự thành công. Với một thị trường lao động phát triển chưa hoàn thiện và một nguồn nhân lực dồi dào nhưng chưa được khai thác và sử dụng đúng với tiềm năng, sự can thiệp của Nhà nước trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và cho lực lượng lao động trẻ nói riêng là rất cần thiết. Trong những năm qua, giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia , đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Vì thế, nhiều chương trình và chính sách giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ đã được đưa ra áp dụng. Những kết quả bước đầu thu được cho thấy, sự can thiệp này là rất cần thiết nhưng bên cạnh đó, quá trình thực hiện các giải pháp này cũng làm nảy sinh nhiều bất cập. 1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân thành công. 1.1. Kết quả đạt được 1.1.1. Về các chính sách a) Chính sách việc làm cho lao động trẻ. Từ tư tưởng chủ đạo của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010. Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng chiến lược việc làm trong khoảng thời gian tương ứng với mục tiêu "chuyển dịch lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc làm cho phần lớn cho lao động có nhu cầu việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân dân" với các chỉ tiêu cụ thể như: tạo việc làm cho 1,5 triệu lao động/năm, đạt cơ cấu lao động nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ với tỷ trọng tương ứng là 50%, 23%, 27%, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 6% năm 2005, và dưới 5% năm 2010…; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30% vào năm 2005 (trong đó đào tạo nghề là 22%) và 40% vào năm 2010 (trong đó đào tạo nghề là 30%)… Mặc dù không có những số liệu bóc tách hoặc chính sách riêng về việc làm cho lực lượng lao động trẻ, song những vấn đề này đã được đề cập đến trong khung chính sách chung về việc làm ở Việt Nam. Ngay sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, việc làm thanh niên đã trở thành mối quan tâm lớn, được nhắc nhiều trong các Nghị quyết của Đảng, các chiến lược quốc gia và trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội mà thanh niên là đối tượng được trực tiếp thụ hưởng.. Chính sách việc làm cho lao động trẻ là một cấu thành không thể thiếu trong chính sách chung của quốc gia. Các chính sách về lao động và việc làm đã đưa ra những biện pháp khai thác lực lượng lao động hiện có, nâng cao hiệu quả lao động, bố trí công việc cho lao động dư trong mối quan hệ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Trong khuôn khổ những chương trình này, đã có biện pháp chính sách nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập, đẩy mạnh giáo dục đào tạo, phát triển tài năng trẻ và động viên thanh niên nâng cao trình độ văn hóa của mình. Lao động trẻ được khích lệ, động viên hăng hái tham gia các chương trình và dự án liên quan đến việc làm, chung phấn đầu vị sự nghiệp xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Chính ở đây có sự tham gia đông đảo ở mọi tầng lớp thanh niên bao gồm cả những người công tác trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, trong khu vực quốc doanh, trong các doanh nghiêp nông thôn hiện tham gia các dự án và chương trình phát triển kinh tế xã hội. Với việc thực hiện chương trình mục tiêu của chiên lược việc làm trên đây, giai đoạn 2001 – 2005, cả nước đã tạo việc làm cho 5,55 triệu lao động; năm 2006 là 1,22 triệu và năm 2007 là 1,25 triệu lao động. Trong đó, số việc làm cho lao động trẻ chiếm khoảng 80%. Việc làm được tạo ra chủ yếu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (hàng năm có từ 40 – 50.000 doanh nghiệp được thành lập, đến đầu năm 2007 đã có 234.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh). Hiện nay, cả nước có 150 khu công nghiệp, trong đó có 110 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Các thành phần kinh tế tập thể và tư nhân phát triển mạnh. Hiện cả nước có trên 3 triệu hộ kinh doanh cá thể. 17535 hợp tác xã kiểu mới, trên 2000 làng nghề…Đây là những cơ sở góp phần rất quan trọng tạo ra công ăn việc làm (Theo thông tin từ cuộc hội thảo "Chính sách việc làm và bảo hiểm thất nghiệp, diễn ra vào 28 – 29/8/2008 tại Vũng Tàu). b) Chính sách đào tạo nghề. Trong giai đoạn 2001 – 2007, hệ thống các cơ sở dạy nghề đã đào tạo cho 10.650.600 người, trong đó hầu hết là thanh niên, tăng trung bình 7,56%/năm tăng khoảng 25% so với giai đoạn 1996 – 2000. Tăng trưởng việc làm đạt bình quân 2,5%/năm. Biểu đồ 9: Tỷ lệ đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn Nguồn: Số liệu thống kê lao động – việc làm hàng năm Trong đó, dạy nghề dài hạn đạt 1.174.600 người, tăng bình quân 15%/năm. Chất lượng và hiệu quả dạy nghề đã có bước chuyển biến tích cực: khoảng 70% học sinh học nghề đã tìm được việc làm hoặc tự tạo được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp; ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề, tỷ lệ này đạt trên 90%; kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp đã có nhiều tiến bộ; trình độ của học sinh tốt nghiệp bước đầu đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Về cơ bản, lao động trẻ Việt Nam đã đảm nhận được hầu hết các vị trí làm việc trong các doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp với vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt phải kể đến thành tích của đoàn học sinh học nghề trẻ Việt Nam tại cuộc thi tay nghề ASEAN với 2 lần đứng ở vị trí thứ nhất vào năm 2004 và 2006, kết quả này phần nào phản ánh chất lượng dạy nghề ở nước ta đang có vị trí quan trọng trong khu vực ASEAN và đang từng bước tiếp cận với trình độ quốc tế. Đối với việc dạy nghề cho lao động trẻ là người dân tộc thiểu số, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho chính phủ thí điểm và triển khai 2 hình thức dạy nghề ngắn hạn và dài hạn. Dạy nghề ngắn hạn là hình thức có chính sách hỗ trợ kinh phí cho người học nghề, tổ chức dạy nghề miễn phí; giảm học phí, cấp kinh phí thường xuyên cho các cơ sở công lập để dạy nghề ngắn hạn cho thanh niên dân tộc. Dạy nghề dài hạn áp dụng cho đối tượng là những học sinh THCS và THPT dân tộc nội trú đã tốt nghiệp nhưng không có điều kiện vào các trường cao đẳng và đại học được học nghề với sự hỗ trợ kinh phí toàn phần của Nhà nước. Cho đến nay, đã có khoảng 81 nghìn học sinh thuộc diện này đã được học nghề và nội trú ở trình độ trung cấp nghề (QĐ số 267/2005QĐ – TTg ngày 31/10/2005 TTg CP về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú tăng cường đào tạo nghề cho con em dân tộc). Đối với thanh niên nông thôn, Chính phủ cũng có chính sách dạy nghề ngắn hạn. Theo Quyết định số 81/2005/QĐ TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách, cơ chế hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn và thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT – BTC – BLĐTBXH ngày 19/1/2006 của Liên Bộ Tài Chính, Lao động – Thương binh & Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; lao động trẻ nông thôn được hỗ trợ phí học nghề. Mức hỗ trợ dạy nghề tính theo số lượng học viên thực tế tốt nghiệp khoá học, nhưng tối đa không quá 300.000đ/người/tháng và không quá 150.000đ/người/khóa học nghề. Đây là một trong những nỗ lực đổi mới sự quản lý của Nhà nước theo mô hình đầu ra. Sự nỗ lực này đã đem lại những kết quả đáng khích lệ trong năm 008 vừa qua, có đến 360.000 lao động trẻ ở khu vực nông thôn được dạy nghề ngắn hạn và 28000 lao động trẻ thuộc diện chuyển đổi mục đích sử dụng được dạy nghề. 1.1.2. Về các chương trình trọng điểm tạo việc làm. a) Chương trình phát triển kinh tế - xã hội Các chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần tích cực giảm sức ép việc làm trong nước, tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới đặc biệt là các chương trình, dự án phát triển kinh tế trọng điểm như: Chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn; thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển dịch công nghiệp - dịch vụ; Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống; kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, kinh tế hộ gia đình ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động… Việc duy trị tốc độ tăng GDP trong giai đoạn 2001 – 2005 trên 7% đã góp phần thu hút thêm lao động thông qua các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là 5,5 triệu người với phần lớn là lao động trẻ. Từ năm 2001 đến nay, vốn đầu tư phát triển ngày càng tăng (trung bình chiếm từ 35 – 40 %/năm so với GDP) thu hút đầu tư nước ngoài cũng tăng nhanh (tính đến tháng 10/2008) tổng số vốn đăng ký là 58,3 tỷ $. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạnh (trung bình mỗi năm có khoảng 50.000 doanh nghiệp thạnh lập mới). Hiện nay, cả nước có trên 3 triệu hộ kinh doanh các thể, trên 17500 hợp tác xã kiểu mới., trên 2000 làng…các chương trình này, đặc biệt là chương trình phát triển các ngành dịch vụ du lịch, văn hóa, thể thao…đã góp phần thu hút 70% số việc làm được tạo ra hàng năm. Năm 2006, tạo việc làm cho 1,2 triệu lao động, năm 2007 tạo việc làm cho 1,25 triệu lao động và năm 2008 tạo việc làm cho khoảng 1,28 triệu lao động trong đó chủ yếu là lao động trẻ Bên cạnh đó, với đặc thù riêng của lao động trẻ, Chính phủ cũng đã ban hành nhiêu chính sách, pháp luật nhằm phát huy tính xung kích của thanh niên tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định việc làm cho thanh niên. Có thể kể đên hai ví dụ điển hình là việc triển khai QĐ 770/TTg ngày 20/12/1994 và QĐ 354/QĐ – TTg ngày 28/4/2000. Theo quyết định 770/TTg ngày 20/12/1994 về tổ chức và chính sách đối với nhiều thanh niên xung phong…, nhiều chương trình dự án đã được giao cho thanh niên đảm nhận. Đến 2005 cả nước có 25 tỉnh thành và 5 tổng công ty, công ty Nhà nước và lực lượng thanh niên xung phong với 2 vạn lao động ổn định, gần 3 vạn lao động theo thời vụ. Trong đó có 20 khu kinh tế thanh niên đang quản lý gần 12000 ha đất nông, lâm, ngư nghiệp, thu hút 14250 hộ thanh niên lập nghiệp tại khu kinh tế mới, tạo việc làm thường xuyên cho 26000 lao động vùng dự án. Lực lượng thanh niên xung phong đã thực hiện 6 dự án thuộc chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, chăm sóc,bảo vệ và khoanh nuôi 10600ha rừng, xây dựng 3 trạm xá trường học, 1 trung tâm khuyến nông; 10 km đường giao liên xã, giải quyết việc làm cho khoảng 10.000 lượt thanh niên vùng dự án. Thực hiện hai dự án thuộc chương trình 773, với tổng số vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước 12.14o triệu đồng, vốn huy động từ dân cư là 6500 triệu đồng, lực lượng lao động trẻ đã mạnh dạn tham gia đầu tư đầm nuôi tôm, giúp giải quyết việc làm thường xuyên cho 1000 lao động. Theo chương trình Biển hải đảo, thanh niên cũng thực hiện 2 dự án xây dựng "đảo thanh niên" tại đảo thanh niên Bạch Long Vĩ và đảo Cồn Cỏ với tổng vốn đầu tư là 33.030 triệu đồng tạo điều kiện cho 104 hộ thanh niên xung phong ra đảo xây dựng cuộc sống mới. Dự án xây dựng 4 làng thanh niên lập nghiệp ven đường mòn Hồ Chí Minh ở 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam với tổng vốn đầu tư 10.790 triệu đồng cũng đã đưa được 300 hộ thanh niên lập nghiệp và giải quyết việc làm cho 1000 thanh niên vùng dự án, thu hút hàng ngàn lượt thanh niên, sinh viên tình nguyện lên làm việc tại dự án. Chương trình xây dựng cầu nông thôn mới thay thế cầu khỉ ở đồng bằng Sông Cửu Long, góp phần giải quyết việc làm cho trên 2500 thanh niên. Điều đáng chú ý là mô hình thanh niên xung phong hiện nay đã xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp thanh niên xung phong làm ăn có hiệu quả, giải quyết việc làm cho nhiều lao động như: Công ty xây dựng và xuất khẩu giày da Hải Phòng, giải quyết việc làm cho hơn 2000 lao động. Theo Quyết Định 354/QĐ – TTg ngày 28/4/2000 các dự án trí thức trẻ tình nguyện tham gia công tác ở các xã vùng sâu, vùng xa cũng đã được triển khai. Dự án đã thu hút hàng triệu lượt đoàn viên mỗi năm tham gia vào các đội thanh niên tình nguyện (riêng chiến dịch mùa hè tình nguyện năm 2002 đã thu hút 4 triệu thanh niên tham gia, đến năm 2008 con số này đã xấp xỉ lên đến 8 triệu thanh niên). Đến năm 2007 Trung ương đoàn đã huy động 2800 trí thức trẻ tình nguyện về công tác các xã đặc biệt khó khăn, đến nay đã có 937 y, bác sỹ trẻ và gần 1500 trí thức trẻ tình nguyện về công tác ở các vùng sâu vùng xa. Những kết quả thu được ở trên cho thấy các mô hình này đã và đang phát huy hiệu quả trong tạo việc làm cho thanh niên nhất là thanh niên các vùng nghèo, khó khăn ở nông thôn. Đồng thời cũng chứng tỏ sự nhiệt huyết tinh thần xung kích, không sợ khó khổ của lực lượng lao động trẻ. b) Chương trình cho vay vốn tạo việc làm từ quỹ Quốc gia về việc làm. Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm được thành lập từ 11/4/1992 theo Nghị quyết số 120/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về "chủ trương phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới thông qua tín dụng. Với mục tiêu hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng yếu thế với hai suất ưu đãi, Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm (hay còn gọi tắt là quỹ 120) đã có mức vốn cho vay phù hợp với trình độ sản xuất của nhân dân, từng bước tháo gỡ khó khăn về vốn, tăng cầu về việc làm trong cộng đồng dân cư. Trong những năm đầu của giai đoạn mới thành lập (1992 – 1995)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ.DOC
Tài liệu liên quan