Chuyên đề Một số giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghiệp E.Nhất

MỤC LỤC

 Trang

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP E.NHẤT

I. Quá trình ra đời và phát triển doanh nghiệp 4

1. Thông tin chung về doanh nghiệp 4 2. Quá trình ra đời và phát triển doanh nghiệp 6

3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp 6

3.1. Sản phẩm chính của E.NHAT J.S.C 6

3.2. Thị trường, khách hàng 7

3.3. Cơ sở vật chất 9

3.4. Lao động 15

3.5. Vốn kinh doanh 16

II. Đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp 17

1.Báo cáo kết quả kinh doanh 17

2.Đánh giá tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh 17

III. Đánh giá các hoạt động quản trị doanh nghiệp 19

1. Cơ cấu sản xuất 19

1.1. Sơ đồ quy trình sản xuất 20

1.2. Quá trình sản xuất tác nghiệp 21

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp 22

3. Các mặt quản trị khác của doanh nghiệp 25

3.1. Quản lý tồn kho 25

3.2. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu 25

3.3. Quản trị chiến lược kinh doanh 27

3.4. Hoạt động Marketing, tiêu thụ 27

PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP E.NHẤT 28

1. Quy chế của Công ty về khoán chi phí 28

2. Phân tích chung về kết quả chi phí kinh doanh trong Công ty 29

3. Phân tích cơ cấu chi phí kinh doanh trong Công ty

3.1. Cơ cấu chi phí chung

3.2. Cơ cấu chi phí sản phẩm cụ thể

4. Sự hình thành chi phí sản xuất thực tế của Công ty 30

5. Sự ảnh hưởng của chi phí đến hiệu quả hoạt động của Công ty 42

6. Đánh giá về thực trạng chi phí kinh doanh trong Công ty 43

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM GIẢM CHI PHÍ

KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG

NGHIỆP E.NHẤT 45

1. Những thuận lợi, khó khăn của Công ty 45

1.1. Thuận lợi 45

1.2. Khó khăn của Công ty 45

2. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 46

3. Một số giải pháp làm giảm chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần

 Công nghiệp E.Nhất 46

3.1. Tận dụng nguồn nhân lực 47

3.2. Đảm bảo tiết kiệm sử dụng nguyên vật liệu 48

3.3. Thay đổi cường độ sản xuất cho phù hợp 49

3.4. Định mức hóa, tiêu chuẩn hóa, đa dạng hóa, chuyên môn hóa và lựa chọn cấu trúc

3.5. Giảm chi phí kinh doanh sửa chữa 52

3.6. Hợp lý hóa các h oạt động quản trị ở mọi lĩnh vực chức năng 53

3.7. Cố gắng nâng cao độ an toàn đối với công việc 54

3.8. Cố gắng giảm thiểu ô nhiễm môi trường 55

4. Kiến nghị với Công ty 55

5. Kiến nghị với Nhà nước 66

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp giảm chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghiệp E.Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5038 86,47 86,85 0,38 2 Chi phí nhân công 4085871682 3475841951 -610029731 8,79 7,39 -1,4 3 Chi phí KHTSCĐ 541394494 639468072 98073578 1,16 1,36 0,2 4 Chi phí DVMN 1026039168 1326039168 300000000 2,21 2,82 0,61 5 Chi phí khác 632845548 740827241 107981693 1,37 1,58 0,21 Tổng 46458873403 47036843981 577970578 100 100 Qua bảng trên ta thấy năm 2007 so với năm 2006, tỷ trọng các yếu tố chi phí của Công ty đều có xu hướng tăng lên, cụ thể: - Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu của Công ty vẫn chiếm phần lớn nhất, năm 2007 chiếm 86,85%, đã tăng thêm 0,38% so với năm 2006 (chiếm 86,47%). Nguyên nhân là do giá xăng dầu, giá điện tăng nhanh, không ổn định làm cho giá tư liệu sản xuất đầu vào của Công ty tăng lên. - Tỷ trọng chi phí nhân công năm 2007 là 7,39%, giảm 1,4% so với năm 2006 (là 8,79%). Nguyên nhân là do từ tháng 4 năm 2007, Xưởng cơ khí Cầu Tiên tách khỏi Công ty thành lập chi nhánh hoạt động kinh doanh hạch toán độc lập, với tổng số nhân viên là 56 người, trong đó có 3 cán bộ quản lý và 52 công nhân. Trong năm 2007, Công ty đã cho một số công nhân có mức lương cơ bản cao nghỉ việc và thay vào một số công nhân mới có mức lương cơ bản thấp. Năm 2006, Công ty hạch toán toàn bộ các khoản thu nhập có tính chất lương như: công tác phí, tiền cước phí điện thoại trả sau và tiền xăng dầu đi công tác vào tổng thu nhập. Năm 2007, các khoản trên được hạch toán vào chi phí quản lý Công ty. Những lý do trên đã làm tổng quỹ lương giảm 15,4% so với năm 2006. - Tỷ trọng chi phí khấu hao tài sản cố định năm 2007 là 1,36%, tăng 0,2% so với năm 2006 (là 1,16%). Nguyên nhân là do trong năm 2007, để hoàn thiện công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, Công ty đã mua 16 máy công cụ: 01 máy khoan, 02 máy đột, 03 máy cắt, 01 thiết bị phun sơn, 03 máy hàn, 01 máy chấn tôn, 01 máy ép thủy lực, 02 máy tiện, 01 máy mài và 01 máy nén cơ khí. Để nâng cao hiệu quả làm việc cho bộ máy quản lý, trong năm 2007 Công ty đã mua 01 xe máy, 02 điều hòa nhiệt độ và 01 máy tính xách tay. - Tỷ trọng chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2007 là 2,82%, tăng 0,61% so với năm 2006 (là 2,21%). - Tỷ trọng chi phí khác năm 2007 là 1,58%, tăng 0,21% so với năm 2006 (là 1,37%). Nhận xét chung: Qua việc phân tích cơ cấu chi phí của Công ty ở Bảng 8 và Bảng 9, ta thấy: - Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu luôn có xu hướng tăng lên qua các năm 2005 (chiếm 81,58%) , 2006 (chiếm 86,47%) và 2007 (chiếm 86,85%). Trong khi đó chi phí nguyên vật liệu lại là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá thành. Nguyên nhân có thể là do giá đầu vào tăng cao nhưng cũng cho thấy công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu còn hạn chế. Cách khắc phục tốt nhất là thực hành tiết kiệm nguyên vật liệu. - Công ty đã kiểm soát được chi phí nhân công, tỷ trọng chi phí này đã giảm xuống qua các năm: 2005 chiếm 9,19%, 2006 chiếm 8,79%, 2007 chiếm 7,39%. Đây là một dấu hiệu tốt cần phát huy hơn nữa, tuy nhiên cần lưu ý rằng việc giảm chi phí nhân công cũng cần phải phù hợp với giá cả thị trường, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà lạm phát đang ở mức 2 con số. Nếu giảm chi phí nhân công quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người lao động trong Công ty. - Tỷ trọng chi phí khấu hao tài sản cố định qua các năm là không đều nhau. Năm 2005 là 1,38%, năm 2006 giảm xuống còn 1,16%, năm 2007 lại tăng lên là 1,36%. Việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động là việc làm cần thiết tuy nhiên cần phải tính toán kỹ càng để tránh gây lãng phí. - Tỷ trọng chi phí dịch vụ mua ngoài chưa được kiểm soát tốt. Năm 2005 là 2,59%, năm 2006 giảm xuống còn 2,21%, đến năm 2007 lại tăng lên là 2,82%. Công ty cần tiến hành kiểm soát chặt chẽ hơn nữa để tránh xảy ra hiện tượng lãng phí, thất thoát. - Tỷ trọng chi phí khác qua các năm cũng không đều nhau.Năm 2005 là 5,26%, năm 2006 Công ty đã quản lý rất tốt chi phí này và giảm xuống còn 1,37%, tuy nhiên sang năm 2007 tỷ trọng lại tăng lên là 1,58%. 3.2. Cơ cấu chi phí sản phẩm cụ thể Đặc điểm của Công ty là sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng, sản phẩm đa dạng, nhiều kích cỡ khác nhau, do đó việc so sánh cơ cấu chi phí giữa các năm khó tiến hành. Sau đây em xin phân tích cơ cấu chi phí của sản phẩm tủ hồ sơ 2 cánh năm 2006 và năm 2007 do có kích cỡ và mẫu mã giống nhau. Bảng 10: Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế tủ hồ sơ 2 cánh – năm 2006 TT Tên chi tiết Đơn vị Số lượng Khối lượng Đơn giá Thành tiền Tỷ lệ (%) I Nguyên vật liệu chính 1 Thân tủ Tấm 1 39,52 2 Cánh tủ và gân tăng cứng Tấm 2 26,26 3 Nóc tủ Tấm 1 4,87 4 Hồi tủ Tấm 1 4,87 5 Chân tủ Tấm 4 1,90 6 Các đợt trong tủ Tấm 3 14,62 Tổng khối lượng NVL chính 92,04 12.800 1.178.112 61,92 II Nguyên vật liệu phụ 1 Sơn m2 20,52 15.000 307.800 16,18 2 Núm tủ Cái 2 6.500 13.000 0,68 3 Khóa tủ Cái 3 30.000 90.000 4,73 4 Móc áo Inox Cái 1 16.000 16.000 0,84 5 Bản lề Cái 6 4.200 25.200 1,32 6 Bao bì 1 35.000 35.000 1,84 Tổng chi phí nguyên vật liệu 1.665.112 87,51 III Chi phí nhân công 1 Nhân công cơ khí 103.448 5,44 2 Nhân công sơn 28.000 1,47 IV Chi phí sản xuất chung 106.206 5,58 Giá thực tế cho 1 sản phẩm 1.902.766 Bảng 11: Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế tủ hồ sơ 2 cánh – năm 2007 TT Tên chi tiết Đơn vị Số lượng Khối lượng Đơn giá Thành tiền Tỷ lệ (%) I Nguyên vật liệu chính 1 Thân tủ Tấm 1 39,52 2 Cánh tủ và gân tăng cứng Tấm 2 26,26 3 Nóc tủ Tấm 1 4,87 4 Hồi tủ Tấm 1 4,87 5 Chân tủ Tấm 4 1,90 6 Các đợt trong tủ Tấm 3 14,62 Tổng khối lượng NVL chính 92,04 13.200 1.214.928 61,64 II Nguyên vật liệu phụ 1 Sơn m2 20,52 15.600 320.112 16,24 2 Núm tủ Cái 2 7.000 14.000 0,71 3 Khóa tủ Cái 3 31.000 93.000 4,72 4 Móc áo Inox Cái 1 18.000 18.000 0,91 5 Bản lề Cái 6 4.900 29.400 1,49 6 Bao bì 1 33.400 33.400 1,69 Tổng chi phí nguyên vật liệu 1.722.840 87,4 III Chi phí nhân công 1 Nhân công cơ khí 102.334 5,19 2 Nhân công sơn 27.600 1,42 IV Chi phí sản xuất chung 118.252 5,99 Giá thực tế cho 1 sản phẩm 1.971.026 Bảng 12: So sánh chi phí sản xuất thực tế của Công ty TT Tên chi tiết Giá thành (đồng) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2006 2007 2006 2007 I NVL chính 1.178.112 1.214.928 36.816 61,92 61,64 - 0,28 II NVL phụ 487.000 507.912 20.912 25,59 25,76 0,17 1 Sơn 307.800 320.112 12.312 16,18 16,24 0,06 2 Núm tủ 13.000 14.000 1.000 0,68 0,71 0,03 3 Khóa tủ 90.000 93.000 3.000 4,73 4,72 - 0,01 4 Móc áo Inox 16.000 18.000 2.000 0,84 0,91 0,07 5 Bản lề 25.200 29.400 4.200 1,32 1,49 0,17 6 Bao bì 35.000 33.400 - 1.600 1,84 1,69 - 0,15 Tổng chi phí NVL 1.665.112 1.722.840 57.728 87,51 87,4 - 0,11 III Chi phí nhân công 131.448 129.934 - 1.514 6,91 6,61 - 0,3 1 Nhân công cơ khí 103.448 102.334 - 1.114 5,44 5,19 - 0,25 2 Nhân công sơn 28.000 27.600 - 400 1,47 1,42 - 0,05 IV Chi phí sản xuất chung 106.206 118.252 12.046 5,58 5,99 0,41 Giá thực tế cho 1 sản phẩm 1.902.766 1.971.026 68.260 Qua các bảng 10, 11 và 12 ta thấy: 1. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2007 là 87,4%, giảm 0,11% so với năm 2006 (là 87,51%). Điều này là cơ sở để giảm giá thành, cần phát huy. Cụ thể: - Chi phí nguyên liệu chính năm 2007 là 61,64%, giảm 0,28% so với năm 2006 (là 61,92%). - Chi phí nguyên liệu phụ năm 2007 là 25,76%, tăng 0,17% so với năm 2006 (là 25,59%). Nguyên nhân là do giá cả tăng cao khiến tỷ trọng cơ cấu chi phí có sự thay đổi: sơn tăng 0,06%, núm tủ tăng 0,03%, móc áo Inox tăng 0,07%, bản lề tăng 0,17%. Tuy nhiên tỷ trọng chi phí khóa tủ giảm 0,01%, đặc biệt là trong năm 2007, Công ty đã tiến hành tự sản xuất lấy bao bì nên tỷ trọng chi phí bao bì đã giảm 0,15% so với năm 2006, đây là yếu tố tích cực để giảm chi phí sản xuất, cần cố gắng phát huy hơn nữa. 2. Chi phí nhân công năm 2007 là 6,61%, giảm 0,3% so với năm 2006 (là 6,91%). Cụ thể: - Chi phí nhân công cơ khí năm 2007 là 5,19%, giảm 0,25% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007, Công ty đã tăng cường 15 máy công cụ cho bộ phận cơ khí: 01 máy khoan, 02 máy đột, 03 máy cắt, 03 máy hàn, 01 máy chấn tôn, 01 máy ép thủy lực, 02 máy tiện, 01 máy mài và 01 máy nén cơ khí. Sự đầu tư này của Công ty đã giúp nâng cao năng suất lao động và giảm được chi phí nhân công. - Chi phí nhân công sơn năm 2007 giảm 400 đồng, tương ứng giảm 0,05% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007, Công ty đã trang bị thêm cho bộ phận sơn 01 thiết bị phun sơn để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và giảm giá thành. 3. Chi phí sản xuất chung năm 2007 tăng 12.046 đồng, tương ứng tăng 0,41% so với năm 2006. Điều này cho thấy công tác quản lý chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài … dùng cho phân xưởng chưa được tốt. 4. Sự hình thành chi phí sản xuất thực tế của Công ty Do đặc thù sản xuất của Công ty là sản xuất theo đơn hàng nên sản phẩm đa chủng loại, số lượng của một chủng loại sản phẩm lớn, tùy theo nhu cầu của khách hàng.Ví dụ: thang máng cáp điện của công trình nhà cao tầng khác nhau thì kết cấu khác nhau; hộp kỹ thuật phụ thuộc vào điện áp các khu nhà chung cư, các nhà xưởng sản xuất thì sẽ có kết cấu khác nhau. Vì vậy công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải tùy theo định mức, phát sinh theo thị trường, phương pháp tính là phương pháp xuất nguyên vật liệu giá thành bình quân, lựa chọn phương pháp hạch toán theo đơn hàng, giá đầu ra thỏa thuận với khách hàng tại từng thời điểm. Đa số sản phẩm của Công ty là đầu vào của các doanh nghiệp khác, khách hàng ở đây là khách hàng trực tiếp, vì vậy phải hạch toán theo đơn hàng chứ không phải hạch toán theo giá thành công xưởng. Phương pháp phân bổ chi phí trực tiếp được ấn định theo từng đơn hàng, theo từng loại sản phẩm, theo thiết kế kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật. Phương pháp phân bổ chi phí chung là phương pháp phân bổ theo nguyên vật liệu chính mà không theo các tiêu thức khác vì nguyên vật liệu chính cấu thành sản phẩm theo thời kỳ tương đối ổn định (loại trừ yếu tố giá cả). Cơ cấu theo tỷ trọng nhóm sản phẩm của Công ty: Nhóm I: - Tủ điện dân dụng, công nghiệp, tủ hồ sơ, tủ cáp truyền hình. - Hộp cáp điện thoại thẻ, Cabin điện thoại thẻ. Nhóm II: - Máng đèn thường, máng đèn ốp mica, máng đèn phản quang. - Thang và máng cáp điện. - Hệ thống dẫn khí, miệng thổi, miệng hút khí. Nhóm III: - Giá, kệ trưng bày, lưu trữ. - Nhà thép tiền chế. - Hệ thống an toàn giao thông. - Thiết kế, chế tạo các loại khuôn dập định hình. - Cột đèn chiếu sáng các loại. - Các loại cửa bảo vệ, cửa dân dụng, cửa chống cháy, chậm cháy Bảng 13: Cơ cấu tỷ trọng nhóm sản phẩm Nhóm sản phẩm Tỷ trọng (%) Chênh lệch Năm 2006 Năm 2007 Nhóm I 14,9 15,2 0,3 Nhóm II 59,2 59,1 - 0,1 Nhóm III 25,9 25,7 - 0,2 Nhìn vào bảng 13, ta thấy cơ cấu tỷ trọng nhóm sản phẩm của Công ty trong năm 2006 và năm 2007 có thay đổi nhưng không đáng kể. Nếu Công ty có thể áp dụng phương pháp hệ số tương đương để tính giá thành sản phẩm thì việc quản lý chi phí và so sánh tình hình giảm chi phí giữa các năm sẽ dễ dàng hơn. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo nhóm. Nội dung cơ bản là phân nhóm sản phẩm và xác định sản phẩm điển hình căn cứ vào tính chất, đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm cần chế tạo; xây dựng hệ số tương đương cho các sản phẩm khác của nhóm. Trên cơ sở phân nhóm sản phẩm và thiết kế sản phẩm điển hình, doanh nghiệp qui đổi mọi loại sản phẩm khác thành sản phẩm điển hình theo phương pháp thích hợp. Sau đó qui đổi thành giá thành cho từng sản phẩm cụ thể trên cơ sở hệ số tương đương đã xác định. 5. Sự ảnh hưởng của chi phí đến hiệu quả hoạt động của Công ty Chi phí và lợi nhuận có mối quan hệ chặt chẽ và ngược chiều nhau. Khi chi phí tăng (hoặc giảm) sẽ kéo theo lợi nhuận giảm (hoặc tăng) một khoản tương ứng. Để thấy rõ mối quan hệ này chúng ta sẽ phân tích các chỉ tiêu doanh lợi doanh thu bán hàng và doanh lợi vốn kinh doanh. Bảng 14: Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch I. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 1. Tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu 6,72 7,07 0,35 2. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/ doanh thu 0,81 0,69 - 0,12 3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu 0,59 0,49 - 0,10 II. Tỷ suất lợi nhuận/tổng vốn 1. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng vốn 3,87 3,33 - 0,54 2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng vốn 2,79 2,4 - 0,39 Qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ở bảng trên ta thấy năm 2006 và năm 2007, mức doanh lợi của Công ty vẫn còn thấp, chỉ có tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu là còn tương đối cao. Năm 2006, tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu là 6,72%, trong khi đó tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu của năm 2007 tăng lên 7,07%, tăng tương ứng 0,35% so với năm 2006, điều này là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh thì chúng ta cần xem xét đến các chỉ tiêu kết quả tiếp theo là tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu. Qua bảng phân tích trên ta thấy ở cả 2 năm 2006 và 2007 thì các chỉ tiêu này đều rất thấp (dưới 1%, trong khi đó mức trung bình của ngành là 3,2% ). Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu năm 2006 là 0,59%, còn năm 2007 là 0,49%, có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu, năm 2006 có 0,59 đồng lợi nhuận và năm 2007 giảm xuống chỉ còn 0,49 đồng lợi nhuận. Có thể kết luận rằng do các chi phí kinh doanh hàng năm tăng cao đã làm ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận của Công ty. Bên cạnh các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/doanh thu, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/tổng vốn hay tỷ suất sinh lời của 1 đồng vốn cũng rất thấp. Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng vốn là 2,79%, năm 2007 giảm xuống chỉ còn 2,4% (trong khi đó mức trung bình của ngành là 7,1%), có nghĩa là trong 100 đồng vốn bỏ ra, năm 2006 thu được 2,79 đồng lợi nhuận còn năm 2007 chỉ thu được 2,4 đồng lợi nhuận, một mức sinh lời rất thấp. Những phân tích này cho chúng ta thấy hoạt động quản trị chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghiệp E.Nhất chưa được hiệu quả. 6. Đánh giá về thực trạng chi phí kinh doanh trong Công ty Qua việc phân tích chi phí kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghiệp E.Nhất trong những năm gần đây, ta thấy bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Công ty cần có các biện pháp khắc phục kịp thời để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn trong những năm tới. Về ưu điểm: Tốc độ tăng trưởng của Công ty đã tăng rõ rệt ở năm 2006 so với năm 2005: Lợi nhuận ròng năm 2005 là 98.751.614 đồng, trong đó năm 2006 là 275.845.995 đồng, tăng tương ứng 177.094.381 đồng (hay 179,33%). Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty đã cố gắng hết sức để tăng doanh thu đồng thời hạn chế việc tăng các khoản chi phí. Năm 2006 so với năm 2005, Công ty đã kiểm soát tốt được các khoản chi phí nhân công (giảm tương ứng 0,4%), chi phí khấu hao tài sản cố định (giảm tương ứng 0,22%), chi phí dịch vụ mua ngoài (giảm tương ứng 0,38%) và chi phí khác (giảm tương ứng 3,89%). Năm 2007 so với năm 2006, Công ty đã kiểm soát được chi phí nhân công (giảm tương ứng 1,4%). Hạn chế: Năm 2007 so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng có biểu hiện suy giảm: Lợi nhuận ròng năm 2007 là 237.600.000 đồng, trong khi đó năm 2006 là 275.845.995 đồng, giảm tương ứng 38.245.995 đồng (hay 13,86 %) mặc dù doanh thu thuần năm 2007 tăng so với năm 2006 là 524.255.415 đồng (hay 1,12 %). Công tác quản lý chi phí sản xuất của Công ty còn thể hiện nhiều yếu kém. Trong năm 2006 so với năm 2005, Công ty đã không kiểm soát được chi phí nguyên vật liệu (tăng tương ứng 4,89%). Năm 2007 so với năm 2006, Công ty vẫn tiếp tục không kiểm soát được quá trình tăng của chi phí nguyên vật liệu (tăng tương ứng 0,38%), đây là hạn chế lớn nhất vì tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm phần lớn nhất trong cơ cấu giá thành sản phẩm của Công ty. Việc không kiểm soát được chi phí nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất bị đội lên cao dẫn tới giá thành sản phẩm không có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Năm 2007 so với năm 2006, tỷ trọng chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 0,2%, tỷ trọng chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 0,61%, tỷ trọng chi phí khác tăng 0,21%. Trong cả hai năm 2006 và 2007 thì các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (chỉ xấp xỉ 1%) và các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/tổng vốn (chỉ xấp xỉ 3%) của Công ty đều rất thấp, dưới mức trung bình của ngành. Điều này đã gây ra ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP LÀM GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP E.NHẤT 1. Những thuận lợi, khó khăn của Công ty 1.1. Thuận lợi Công ty có hệ thống máy móc thiết bị hiện đại nhập từ các nước có nền công nghiệp phát triển cao trên thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Nga…đồng thời có một đội ngũ cán bộ quản lý có bề dày kinh nghiệm, có đội ngũ công nhân lao động tay nghề cao, năng lực tài chính dồi dào. Sản phẩm của Công ty được rất nhiều khách hàng tin dùng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống của công ty như: Bộ Quốc phòng, Licogi, Coma, Vinaconex, Sông Đà … Năm 2006, theo nghị định 61/NĐCP Nhà nước đã có chính sách quy định về chế độ báo cáo tài chính và mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. 1.2. Khó khăn Giá xăng dầu, giá điện tăng nhanh, không ổn định đã làm cho giá tư liệu sản xuất là vật tư chủ yếu của Công ty tăng theo như: tôn, inox, sắt thép các loại… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các hợp đồng kinh tế thuộc ngân sách Nhà nước không điều chỉnh được giá. Chính sách tiền lương của Nhà nước thay đổi đối với khối hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước (từ tháng 10 năm 2006, lương tối thiểu tăng từ 490.000đ lên 540.000đ) đã làm ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống của người lao động trong Công ty. Năm 2007, Nhà nước điều chỉnh tiền lương tối thiểu đối với các doanh nghiệp, nếu hạch toán đúng mức lương Nhà nước quy định thì thị trường không chấp nhận giá bán, do đó phải cân đối chi phí tiền lương trong kết cấu giá hợp lý vì vậy thu nhập, đời sống của người lao động trong Công ty gặp không ít khó khăn. Trong tình hình giá cả các loại vật tư kỹ thuật, nhiên liệu tăng giá nhanh, không ổn định, các công trình có vốn đầu tư của Nhà nước mà Công ty trúng thầu không được điều chỉnh tổng mức đầu tư đã được phê duyệt nên dẫn đến tình trạng lãi suất đạt thấp, thậm chí có công trình chỉ đủ bù đắp chi phí. Tiến độ thanh toán của các đối tác không đúng với thời gian đã thỏa thuận, do ngân hàng giải ngân cho các dự án chậm vì vậy Công ty phải chịu một khối lượng lãi suất tiền vay lớn so với năm 2005. Nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng kinh doanh nên đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất những chủng loại sản phẩm có công nghệ, mẫu mã như của Công ty do đó đòi hỏi Công ty phải có biện pháp kĩ thuật, chính sách cơ chế tài chính để không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. 2. Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới Với bề dày kinh nghiệm trong quản lý và năng lực về con người, năng lực về máy móc thiết bị hiện đại, năng lực tài chính dồi dào, E.NHAT J.S.C đã và đang tham gia rất nhiều các công trình lớn, trọng điểm ở Việt Nam. Trong thời gian tới để mở rộng thêm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, E.NHAT J.S.C sẽ tăng cường thêm năng lực về mọi mặt để bảo đảm chất lượng các sản phẩm đã sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu hiện nay. E.NHAT J.S.C sẽ tiếp tục tăng cường liên doanh, liên kết với các công ty trong và ngoài nước để sản xuất những hàng mạ cao cấp phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 3. Một số giải pháp làm giảm chi phí kinh doanh tại Công ty Cổ phần Công nghiệp E.Nhất Đối với bất kỳ một công ty nào, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận luôn luôn là nhiệm vụ hàng đầu. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Để có thể tăng được lợi nhuận thì có các cách sau: hoặc là tăng doanh thu hoặc là giảm chi phí hoặc là tốc độ tăng doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí…. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hóa được hình thành chủ yếu dựa vào mối quan hệ cung – cầu và tình hình cạnh tranh trên thị trường. Do đó, việc tăng giá bán để tăng doanh thu là điều mà các doanh nghiệp khó có thể làm được. Tuy nhiên, việc giảm chi phí để tăng lợi nhuận lại là điều mà các doanh nghiệp có thể làm được vì chi phí là một phạm trù mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát. Qua thời gian tìm hiểu về cơ cấu chi phí kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghiệp E.Nhất, em xin đưa ra một số giải pháp để làm giảm chi phí kinh doanh tại Công ty như sau: 3.1. Tận dụng nguồn nhân lực Đây là giải pháp có ý nghĩa lớn đối với việc giảm chi phí kinh doanh. Động cơ để người lao động tham gia tích cực là vấn đề khen thưởng phù hợp. Mọi đề nghị tăng cường tận dụng nhân lực đều phải được kiểm tra xem tính hiệu quả thông qua chỉ tiêu chi phí kinh doanh sử dụng lao động trên một đơn vị sản phẩm. Công ty cần có chiến lược về phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện mục tiêu: đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực hiện có và chuẩn bị nguồn nhân lực cho các thời kỳ tiếp theo, đảm bảo các vấn đề về nhân lực cần thiết cho việc hoàn thành các mục tiêu tổng quát trong doanh nghiệp. Công ty cần phải đảm bảo năng suất lao động bao gồm: nâng cao năng suất của từng loại lao động và đảm bảo thù lao lao động cho phù hợp với trình độ lao động, mang tính cạnh tranh cao: * Tăng năng suất lao động: Iw = W1/W0 W: năng suất lao động W1: năng suất kì thực hiện W0: năng suất kì kế hoạch Iw: chỉ số về năng suất lao động Những cách thức để Iw >1: - Đầu tư máy móc công nghệ - Đầu tư con người - Bố trí sắp xếp lại quy trình sản xuất - Bố trí sắp xếp lại quy trình làm việc, lao động và bố trí ca kíp làm việc * Thù lao lao động: Iv = V1/V0 Iv: chỉ số về thù lao lao động V1: thù lao kì thực hiện V0: thù lao kì kế hoạch Nhằm đảm bảo thù lao lao động có tính chất cạnh tranh ở các thời kì chiến lược thì nguyên tắc là phải tăng thù lao lao động nhưng phải đảm bảo điều kiện là tốc độ tăng năng suất lao động luôn lớn hơn tốc độ tăng tiền lương. 3.2. Đảm bảo tiết kiệm sử dụng nguyên vật liệu Trong doanh nghiệp, nguyên vật liệu luôn được dự trữ ở một mức nhất định, hợp lý nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Do vậy, Công ty cần phải xây dựng định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm nguyên vật liệu, tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loại nguyên vật liệu nào đó. Định mức tồn kho của nguyên vật liệu còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và kế hoạch tài chính của Công ty. Để bảo quản tốt nguyên vật liệu dự trữ, giảm thiểu hư hao, mất mát, Công ty cần phải xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, bố trí nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản lý nguyên vật liệu tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho, tránh việc bố trí kiêm nhiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán vật tư. Để thúc đẩy nghiên cứu và kiểm tra chi phí kinh doanh sử dụng nguyên vật liệu thì việc hình thành các tiêu thức đo lường tiêu hao về kĩ thuật như kwh, lít, tấn, kg, cái… là rất quan trọng vì nó giúp cho việc kiểm tra nội bộ và bên ngoài đều có thể so sánh được. Trong tính toán kế hoạch có thể kiểm tra nhờ so sánh số thực tế và số phải đạt. Công ty cần đầu tư công nghệ, hệ thống thiết bị gia công CNC cho hệ thống khuôn dập chi tiết để thay cho gò bằng tay. Bằng hệ thống máy móc CNC lập trình cho các chi tiết gia công sao cho ít những DC (nguyên vật liệu thừa) nhất. Bên cạnh đó cần áp dụng lý thuyết phương pháp sản xuất tối ưu trong bài toán pha cắt vật liệu để sao cho phần vật liệu dư thừa sau khi cắt là ít nhất. Ngoài ra, Công ty cần gia công các bộ khuôn dập, các bộ khuôn mẫu chầy cối để trang bị cho các máy dập. 3.3. Thay đổi cường độ sản xuất cho phù hợp Phải sử dụng hệ thống chỉ tiêu đo lường như tấn, kg, chiếc, mét,… cũng như các đơn vị hao phí như giờ máy, giờ lao động thủ công. Trong trường hợp sử dụng không hết năng lực sản xuất, sự thích ứng bằng cách làm giảm tốc độ làm việc hầu như là không đem lại hiệu quả. Giới hạn của năng lực dự trữ phải dừng ở mức cần thiết. Kiểm tra thời gian ngừng trệ thông qua tập hợp cấu trúc và các nhân tố ảnh hưởng từ các điểm chi phí dự trữ trước, các điểm chi phí riêng, các điểm chi phí dự trữ sau theo các nhân tố thiếu hụt về nguyên vật liệu, chi tiết thay thế, sửa chữa không kịp thời, thiếu công cụ, ốm đau, thiếu nhiệm vụ… Tại Công ty Cổ phần Công nghiệp E.Nhất, cường độ sản xuất ở đây thuộc mức trung bì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28466.doc
Tài liệu liên quan