Chuyên đề Một số giải pháp giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : SỰ CẦN THIẾT GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Ở ĐIỆN LỰC NGHỆ AN 3

1 – Tổn thất điện năng 3

1.1 – Khái niệm và phân loại 3

1.2 – Cách tính tổn thất điện năng 5

1.3 – Nguyên nhân gây ra tổn thất điện năng 5

2 – Một số nét chính về Điện lực Nghệ An: 7

2.1 – Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Nghệ An 7

2.2 – Chức năng, nhiệm vụ Điện lực Nghệ An 9

2.3 – Lĩnh vực kinh doanh 9

2.4 – Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy 10

2.4.1 – Bộ phận quản lý Ban lãnh đạo công ty gồm : 10

2.4.2 – Bộ phận sản xuất 13

2.5 – Tình hình về vốn, tài sản và nhân sự của Điện lực Nghệ An 14

3 – Sự cần thiết của giảm tổn thất điện năng 16

3.1 – Đối với ngành Điện 16

3.2 – Đối với nền kinh tế và xã hội 17

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Ở ĐIỆN LỰC NGHỆ AN 19

1 – Tình hình kinh doanh điện năng của Điện Lực Nghệ An trong những năm vừa qua 19

1.1 – Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh điện năng 19

1.2.1 – Sản lượng điện thương phẩm và phân phối điện năng: 20

1.2.2 – Tỷ lệ tổn thất điện năng: 22

1.2.3 – Giá bán điện bình quân và doanh thu: 24

1.2.4 – Hợp đồng mua bán điện: 25

2 – Tình hình tổn thất điện năng của Điện lực Nghệ An 26

2.1 – Thực trạng lưới điện của Điên lực Nghệ An năm 2008 26

2.1.1 – Công tác quản lý vận hành mạng lưới đường dây tải điện 26

2.1.2 – Công tác quản lý vận hành các trạm biến áp trung gian và phân phối: 28

2.1.3 – Quản lý đường dây hạ thế và công tơ đo điện : 30

2.2 – Phân tích tình hình tổn thất điện năng 30

3 – Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An 37

3.1 – Nguồn nhân lực: 37

3.2 – Kỹ thuật 39

3.3 – Khách hàng 41

3.4 – Điều kiện tự nhiên và các nhân tố môi trường 43

4 – Đánh giá 44

4.1 – Thành tựu 44

4.1.1 – Thành tựu chung: 44

4.1.2 – Thành tựu đạt được trong công tác giảm tổn thất điện năng: 45

4.2 – Hạn chế và nguyên nhân 47

4.2.1 – Hạn chế: 47

4.2.2 – Nguyên nhân : 48

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Ở ĐIỆN LỰC NGHỆ AN 50

1 – Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển của Điện lực Nghệ An 50

1.1 – Cơ hội: 50

1.2 – Thách thức 51

1.3 – Định hướng phát triển của Điện lực Nghệ An 52

2 – Phương hướng giảm tổn thất điện năng của Điện lực Nghệ An 53

2.1 – Mục tiêu của chương trình giảm tổn thất điện năng 53

2.2 – Các giải pháp thực hiện của điện lực Nghệ An 54

2.2.1 – Giải pháp về tổ chức 54

2.2.2 – Giải pháp về kinh doanh 57

2.3.3 – Giải pháp về kỹ thuật 61

2.3.4 – Giải pháp về vận hành lưới điện 62

3 – Kiến nghị với cấp trên nhằm giảm tổn thất điện năng 63

3.1 – Kiến nghị với ngành điện 63

3.2 – Kiến nghị với Điện lực Nghệ An 66

3.2.1 – Giải pháp 1: xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh điện và nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho lao động 66

3.2.2 – Giải pháp 2: nâng cao ý thức sử dụng điện của khách hàng 68

KẾT LUẬN 69

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2974 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điện quản lý. Việc chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh điện đến tận hộ đang từng bước được thay đổi. Trước đây đã tồn tại một mô hình tổ điện của địa phương nhận khoán thao hình thức cai thầu dẫn đến giá điện của nhân dân phải chịu giá cao. Nay đã chuyển đổi sang hợp tác xã là đại diện bên mua điện cho tập thể nhân dân trong xã, tuy nhiên đối với một số xã làm tốt công tác này còn lại một số xã vẫn thực hiện theo hình thức khoán như cũ. Ngành điện đang nỗ lực đầu tư lưới điện và công tơ để bán điện đến tận hộ gia đình sử dụng điện. Các dự án đầu tư lưới điện trung áp nông thôn và xoá công tơ tổng bán lẻ đã được triển khai nhờ vay vốn của ngân hàng thế giới WB. Các dự án này nhằm mục đích các hộ dân nông thôn miền núi được hưởng giá điện trong khung giá do chính phủ Việt Nam qui định 2.2 – Phân tích tình hình tổn thất điện năng Do đặc điểm kinh doanh của Công ty là giá mua và giá điện Công ty đều không thể quyết định được nên muốn kinh doanh có lãi và nâng cao đời sống CBCNV thì phải tăng được sản lượng điện năng thương phẩm hay nói cách khác là phải tăng nhu cầu dùng điện và tìm cách giảm tổn thất điện năng. Có thể nói tổn thất điện năng là nhân tố chủ quan tác động đến công ty vì nếu thực hiện tốt các biện pháp giảm tỷ lệ tổn thất thì sản lượng điện năng thương phẩm sẽ tăng. Vì vậy mục đích của chuyên đề là đi vào phân tích tình hình tổn thất điện năng ở Điện Lực Nghệ An trong những năm vừa qua để có thể đề ra những biện pháp giảm tổn thất điện năng hiệu quả nhất nhằm giúp Điện Lực Nghệ An nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như đạt được chỉ tiêu Công ty đề ra. Đi vào phân tích điện năng sẽ bao gồm: Phân tích tình hình tổn thất điện năng theo hướng nghiên cứu xem xét biến động của chỉ số tổn thất trong giai đoạn 2003 – 2008. Mục đích của phần này là để thấy rõ được hiệu quả của công tác giảm tổn thất điện năng. Đánh giá kết quả tổn thất điện năng trong từng tháng của một năm để đề ra được những biện pháp giảm tỷ lệ tổn thất cụ thể và hiệu quả sát với tình hình thực tế của Điện lực Nghệ An. Tổn thất điện năng giai đoạn 2003 – 2008: Để giảm tổn thất điện năng từ năm 2003 Điện lực Nghệ An đã thành lập Tổ giảm tổn thất điện năng (đến năm 2005 thì chuyển thành Ban giảm tổn thất điện năng) do Giám đốc Điện lực trực tiếp chỉ đạo, nhằm xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình, biện pháp giảm tổn thất điện năng trong toàn Điện lực. Với những cố gắng, nỗ lực của lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Điện lực Nghệ An, việc thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng đã thu được các kết quả bước đầu hết sức khả quan và đáng khích lệ. Bảng 11: tỷ lệ tổn thất trong các năm 2003 - 2008 Năm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Kế hoạch 8,36% 7,98% 7,94% 7,49% 7,35% 5,9% Thực hiện 8,32% 8,17% 7,89% 7,41% 7,09% 6,23% Nguồn: phòng kinh doanh – Điện lực Nghệ An Bảng 12: Biểu đồ minh kết quả tổn thất từ năm 2003 - 2008 Nhận thấy tỷ lệ tổn thất giảm dần qua các năm, có thể nói đây là nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo Điện lực Nghệ An cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên trên mặt trận chống tổn thất. Nếu như năm 2003, tỷ lệ tổn thất điện năng của Điện lực Nghệ An là 8,32% thì đến năm 2008, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn là 6,23%. Các số liệu về hệ số tổn thất điện năng của Điện lực Nghệ An trong các năm từ 2003 đến 2008, cho thấy, tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện năm 2008 đã giảm đi 2,09% so với năm 2003 – một con số không lớn về mặt giá trị số học nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt to lớn về mặt hiệu quả kinh tế – xã hội. Năm 2004, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 8,17% giảm 0,15% so với năm 2003 Năm 2005, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 7,89% giảm 0,28% so với năm 2004 Năm 2006, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 7,41% giảm 0,48% so với năm 2005. Sỡ dĩ có được thành công trên là nhờ Điện lực đã thực hiện rất nhiều công trình cải tạo lưới trung và hạ thế ở những trạm có tỷ lệ tổn thất cao, lưới cung cấp cũ nát không đảm bảo cho việc kinh doanh bán điện cũng như an toàn cho quá trình cung ứng và sử dụng điện. Ngoài việc tiến hành cải tạo lưới điện hạ thế, Điện lực đã tiến hành củng cố hòm công tơ cũ, kiểm tra và đã phát hiện thay thế những công tơ sai sót không đủ điều kiện kinh doanh. Trước đây, điện năng được coi như là một sản phẩm dùng chung của toàn xã hội, thêm vào đó hệ thống lưới điện phân phối không được đổi mới và công tác quản lý lỏng lẻo đã tạo điều kiện cho hành vi ăn cắp điện gây tổn thất điện thương mại. Điện lực Nghệ An đã phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An lập nhiều đoàn kiểm tra thường xuyên kiểm tra việc sử dụng điện của khách hàng, nhờ đó kịp thời phát hiện ra các hành vi ăn cắp điện, xử lý nghiêm một số trường hợp để làm gương và kết quả là đã thu được hàng chục tỷ đồng (tiền điện truy thu và tiền phạt vi phạm). Năm 2007, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 7,09% giảm 0,32% so với năm 2006. Tuy tỷ lệ tổn thất có giảm nhưng không nhiều lắm. Nguyên nhân là do trong năm 2007, công tác kỹ thuật vẫn còn nhiều tồn tại. Tình hình sự cố lưới điện trung thế như sau: Xảy ra 451 lần sự cố thoáng qua ,giảm 188 vụ so với cùng kỳ năm 2006, 226 lần sự cố vĩnh cửu giảm ,giảm 60 vụ so với cùng kỳ năm 2006. Suất sự cố vĩnh cửu trung bình là 0,408 giảm 0,124 so với cùng kỳ 2006 Toàn đơn vị cháy 24 máy biến áp phân phối, tăng 2 máy biến áp so với cùng kỳ năm 2006. Đóng điện thêm 186 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng đạt 44.817KVA và 140,3km đường dây trung thế. Sản lượng điện mất do sự cố và chủ động cắt gần 7 triệu KWh tăng 0,58 triệu KWh so với cùng kỳ năm 2006. Việc phát quang hành lang lưới điện chưa được thực hiện thường xuyên và có 723 trường hợp vi phạm nhiều, vì vậy suất sự cố điện còn cao. Hiện tượng lấy cắp điện đã trở nên tinh vi hơn, khó phát hiện hơn. Qua kiểm tra đã phát hiện một số các thủ đoạn tinh vi như: gắn chip, đấu tắt cuộn dòng, sử dụng thiết bị quay ngược công tơ,…đặc biệt là trường hợp các hộ sản xuất thép có biểu hiện thất thoát nhưng chưa xác định được cách thức tác động lên công tơ. Đặc biệt, năm 2007 là năm nắng nóng gay gắt kéo dài, phụ tải biến động lớn, đặc biệt công suất đỉnh trong các giờ cao điểm và thấp điểm chênh lệch rất lớn. Năm 2008, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 6,23% giảm 0,86% so với năm 2007. Đến năm 2008, tỷ lệ tổn thất giảm mạnh là một thành công của Điện lực Nghệ An. Năm 2008 đã đầu tư xây dựng 124 công trình với tổng giá trị 47,789 tỷ đồng. Giá trị thực hiện 53,726 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch, giải ngân được 46,09 tỷ đồng đạt 96% kế hoạch. Thực hiện hoàn thành 28 công trình với giá trị 39,8 tỷ đồng. Trong đó, 14 công trình điện, 6 công trình kiến trúc và công trình khác, 8 công trình viễn thông và 28 trạm BTS (đã phát sóng 24 trạm. Ngoài ra, trong quá trình cung ứng và sử dụng điện, hiện tượng đồng hồ đo đếm điện năng bị hỏng, mất mát là điều không thể tránh khỏi vì hiện nay các đồng hồ đo điện chủ yếu để thành từng cụm, trong hòm chống tổn thất và đặt ngoài trời. Để đảm bảo quá trình cung ứng điện được liên tục, tránh hiện tượng mất mát điện năng do dùng thẳng của khách hàng, Điện lực có dự trù một quỹ công tơ để thay thế kịp thời các đồng hồ bị trục trặc đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một các liên tục. Tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện năm 2008 là 6,23% đã ở mức khá thấp. Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ tổn thất điện năng năm 2008 của Điện lực Nghệ An với một số điện lực khác trong Công ty Điện lực 1 thì còn nhiều điện lực khác có tỷ lệ tổn thất điện năng thấp hơn so với tỷ lệ tổn thất điện năng của Điện lực Nghệ An. Chẳng hạn như: Điện lực Phú Thọ 5,10%; Điện lực Vĩnh Phúc 4,55%; Điện lực Sơn La 5,60%. Đối với Điện lực Nghệ An, trong tổng sản lượng điện để tính tổn thất, phần bán cho khách hàng ở cấp điện áp trung thế 6, 10, 22, 35 kV chiếm tỷ trọng lớn, mà đây lại là thành phần có tỷ lệ tổn thất điện năng thấp, dễ quản lý. Do vậy, Điện lực Nghệ An có thể giảm hơn nữa tỷ lệ tổn thất điện năng của mình. Vấn đề đặt ra đối với Điện lực Nghệ An hiện nay là, cần tìm ra và thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổn thất từng tháng năm 2008 Bảng 13: Kết quả thực hiện tổn thất từng tháng năm 2008 Tháng Tỷ lệ TT (%) Gía bán(đồng) Tháng 1 11,28 677,55 Tháng 2 3,55 643,75 Tháng 3 7,83 669,8 Quý I 7,6 663,8 Tháng 4 10,18 673,16 Tháng 5 13,85 674,66 Tháng 6 8,09 678,64 Quý II 10,65 675,65 Tháng 7 10,68 702,73 Tháng 8 4,91 682,63 Tháng 9 (0,88) 676,58 67 Quý III 5,15 676,28 Tháng 10 2,44 670,23 Tháng 11 1,25 663,87 Tháng 12 (0,26) 676,66 Quý IV 1,49 668,34 Năm 2008 6,23 674,53 (Nguồn: phòng kinh doanh – Điện lực Nghệ An) Nhìn vào bảng kết quả tỷ lệ tổn thất giữa các tháng và biểu đồ ta thấy tỷ lệ tổn thất có sự biến động mạnh theo thời gian. Có những tháng rất cao như tháng 1 (11,28%), 4 (10,18%), 5 (13,85%), 7 (10,68%), đây là những tháng mà tỷ lệ tổn thất lên đến 2 con số. Lại có những tháng mà tỷ lệ tổn thất ở mức âm, đó là tháng 9 ( - 0,88%), tháng 12 (-0,26%). Nguyên nhân cho những kết quả bất thường này bên cạnh việc sử dụng điện nhiều thì còn phải xét đến chu kỳ ghi chỉ số công tơ đầu nguồn (công tơ đo điện nhận) và chu kỳ ghi chỉ số công tơ cho các khách hàng (điện thương phẩm) chênh lệch nhau về thời gian. Lịch ghi chỉ số công tơ đầu nguồn được bắt đầu vào 0h00 ngày mùng 1 hàng tháng, trong khi lịch ghi chỉ số công tơ bán điện cho khách hàng được ghi vào ngày 11 và 25 đối với khách hàng mua điện từ trạm biến áp công cộng và vào ngày 7, 17, 29 đối với khách hàng mua điện từ trạm biến áp chuyên dùng. Kết quả ghi lại được tính cho tháng đó để kịp với kế hoạch in hóa đơn tiền điện. Qua bảng kết quả điện năng 12 tháng của năm 2008 ta thấy rõ được sự ảnh hưởng của môi trường, thời tiết, khí hậu lên chỉ tiêu tổn thất làm cho nhu cầu phụ tải biến động, tỷ lệ tổn thất dao đông. Vào mùa hè nhu cầu sử dụng điện cao hơn mùa đông, sản lượng thương phẩm tăng nhanh nên giá bình quân cao hơn các mùa còn lại trong năm. Tuy nhiên, do tỷ lệ tổn thất cao dẫn đến chi phí mua điện đầu nguồn cũng bị đẩy lên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh điện năng. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm ảnh hưởng đến việc kết quả tổn thất cao hay thấp. 3 – Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An 3.1 – Nguồn nhân lực: Bảng 14: Tình hình phân bổ lao động tại ĐLNA năm 2003 - 2007 (Đơn vị: Người) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng lao động 1.148 100 1.221 100 1.270 100 1.171 100 1.340 100 Phân theo trình độ Đại học và trên đại học 204 18% 230 19% 254 20% 249 21% 334 25% Cao đẳng và trung học 324 28% 352 28% 384 30% 351 30% 395 29% Công nhân kỹ thuật 564 49% 569 47% 557 44% 510 44% 532 40% Lao động phổ thông 56 5% 70 6% 75 6% 61 5% 79 6% Phân theo giới tính Nam 866 75% 931 76% 969 76% 859 73% 978 73% Nữ 282 25% 290 24% 301 24% 312 27% 362 27% Nguồn: Phòng tổ chức lao động và tiền lương - Điện lực Nghệ An Lực lượng lao động mạnh về số lượng và có chất lượng là nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Về cơ cấu lao động: Lực lượng lao động là đại học, trên đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật đã được đào tạo, tự đào tạo chuyên ngành chiếm tỷ trọng cao trên tổng số lao động. Xu hướng tăng tỷ lệ lao động đại học và trên đại học, lao động là công nhân kỹ thuật có trình độ cao chuyển biến tốt tạo khả năng tăng năng suất lao động, đạt hiệu quả SXKD cao, phù hợp với tiến trình phát triển. Về giới tính: Do Điện lực Nghệ An là doanh nghiệp kinh doanh điện năng - một ngành kinh doanh đặc thù nên vấn đề giới tính trong tuyển dụng cũng như trong biên chế rất quan trọng. Số CBCNV nữ chủ yếu đảm nhận những công việc nhẹ và không phải trèo cao nên chỉ chiếm tỷ lệ ít hơn trong tổng số CBCNV của đơn vị từ 24 - 27%. Tuy nhiên số lao động nam vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn trên 73%. Vì ngành điện là ngành quan trọng của quốc gia, có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội lại đang đứng trước ngưỡng chuyển thị trường điện sang thị trường cạnh tranh nên Điện lực Nghệ An cần phải tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên hơn nữa để phục vụ ngày càng tốt hơn cho sự phát triển của đất nước. Mặt khác, chất lượng của các cán bộ công nhân viên được nâng cao sẽ giúp cho công tác giảm tổn thất điện năng cũng như hoạt động kinh doanh của Điện lực được hiệu quả hơn nữa. 3.2 – Kỹ thuật Quá trình truyền tải và phân phối điện năng đã gây ra tổn thất điện năng kỹ thuật làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Điện lực Nghệ An. Tổn thất kỹ thuật chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố sau: Yếu tố thứ nhất là các yếu tố kỹ thuật công nghệ. Trình độ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và tính hợp lý, đồng bộ của hệ thống truyền tải và phân phối điện năng càng cao thì càng giảm thiểu được các sự cố xảy ra với lưới điện như: cháy máy biến áp, cháy các thiết bị điện, đổ cột, ngắn mạch, chạm đất, vỡ sứ…; tránh được việc máy biến áp và các thiết bị điện vận hành ở chế độ quá tải hoặc non tải, nhờ đó mà giảm tổn thất điện năng. Hiện nay, đối với ngành Điện nước ta nói chung và Điện lực Nghệ An nói riêng, do hạn chế về vốn đầu tư nên việc trang bị những thiết bị hiện đại và đồng bộ cho toàn hệ thống điện là rất khó khăn. Trong năm 2008, Điện lực Nghệ An đã dành một số vốn đáng kể đầu tư nâng cấp các thiết bị điện, đặc biệt là hệ thống các thiết bị đo đếm điện năng như: thay các công tơ cơ khí thành các công tơ điện tử ba thời điểm, thay các máy biến dòng hết hạn kiểm định, hạ ngầm một số đường dây trên không… Việc đầu tư này sẽ có tác dụng giảm bớt tỷ lệ tổn thất điện năng cho Điện lực trong thời gian tới. Yếu tố thứ hai là chiều dài, tiết điện đường dây, vật liệu chế tạo dây dẫn và điện áp truyền tải. Đường dây càng dài, tiết diện đường dây càng lớn thì tổn thất điện năng càng cao. Với một bán kính cấp điện rộng như hiện nay của Điện lực Nghệ An, Điện lực cần phải tính toán, bố trí, xây dựng hợp lý nguồn điện và các trạm biến áp sao cho chiều dài đường dây tải tải điện đến các đối tượng sử dụng là ngắn nhất để giảm thiểu tổn thất đến mức nhỏ nhất. Về điện áp truyền tải, khi điện áp truyền tải càng cao thì tổn thất điện năng càng nhỏ. Hiện nay Điện lực Nghệ An đang trong quá trình chuyển các cấp điện áp 6, 10, 15 Kv thành cấp điện áp 22 Kv đối với lưới điện phân phối nhằm giảm tối đa tổn thất điện năng. Quá trình chuyển đổi này cần thời gian và lượng vốn đầu tư lớn do dây truyền tải ở cấp điện áp càng cao thì xây dựng càng tốn kém. Yếu tố thứ ba là tính ổn định trong việc sử dụng điện của các phụ tải. Vào giờ cao điểm lượng điện năng tiêu thụ tăng gấp 3 lần so với giờ bình thường. Do đó, cần phải điều hòa các đồ thị phụ tải để đảm bảo cho việc sử dụng điện tương đối ổn định giữa các khoảng thời gian khác nhau trong ngày, giữa các ngày trong tháng, giữa các tháng trong năm. Điều này không chỉ giúp giảm tổn thất điện năng đáng kể mà còn đảm bảo cho việc cung cấp điện liên tục và ổn định. Trong thực tế, khách hàng sử dụng điện không giống nhau, tùy vào các khoảng thời gian trong ngày mà có lúc sử dụng điện nhiều, khi sử dụng ít, do đó các thiết bị đo đếm này không phải lúc nào cũng làm việc chính xác dẫn đến không xác định đúng lượng điện năng tiêu thụ của người tiêu dùng; đồng thời gây khó khăn cho Điện lực trong việc xác định công suất cấp điện. 3.3 – Khách hàng Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt, quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời do đó hoạt động kinh doanh điện năng đòi hỏi bên mua điện và bên bán điện phải tuân thủ những quy định, ràng buộc chặt chẽ để đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ điện được an toàn, hiệu quả. Điện lực Nghệ An hoạt động theo phương châm: đảm bảo thỏa mãn mọi yêu cầu cung cấp điện cho khách hàng với chất lượng cung cấp cao, dịch vụ cung cấp tốt. Nghệ An là một tỉnh đất rộng người đông, nhưng số khách hàng tiêu thụ điện, mua điện còn hạn chế do sự đầu tư của ngành chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Bảng 15: Diễn biến khách hàng của Điện lực Nghệ An thời kỳ 2004- 2008 Năm Diễn giải 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số hợp đồng 64.441 98.472 110.457 118.809 123.543 HĐ công nghiệp XD 1.300 1.400 1.564 1.685 1.832 HĐ thương nghiệp DV 600 623 636 685 752 HĐ thành phần khác 1.248 1.265 1.291 1.347 1.388 HĐ N-L-Ngư nghiệp 188 189 194 205 214 HĐ ánh sáng tiêu dùng 61.105 94.995 106.772 114.887 119.357 Tổng số công tơ 70.367 104.701 116.730 120.220 125.100 Nguồn: Phòng kinh doanh điện năng - Điện lực Nghệ An Nhìn tổng thể thì lượng khách hàng tăng từ 2004 đến năm 2008 là 59.102 hộ và số lượng công tơ đếm điện cũng tăng 54.733. Khi phân chia đối tượng phục vụ theo định hướng 5 thành phần kinh tế cho thấy: - Khách hàng ngành công nghiệp - xây dựng, tuy tăng về sản lượng điện song số khách hàng số lượng khách hàng này tăng chưa nhiều lắm. Đó là kết quả do cơ chế SXKD thị trường, một số doanh nghiệp giải thể, sáp nhập, một số lớn hoạt động không hiệu quả, doanh nghiệp gia nhập mới ít vì thiếu đầu tư - Khách hàng ngành thương nghiệp - dịch vụ có gia tăng nhưng vẫn còn ít, chủ yếu tập trung vào khối dịch vụ bưu điện, công trường xây dựng. - Khách hàng ngành nông - lâm - ngư nghiệp năm 2004 - 2008 tăng chậm về số lượng nhưng cơ bản vẫn có xu thế tăng lên. - Khách hàng các thành phần khác có lượng tăng trưởng không đáng kể. Tính đến cuối năm 2008 số khách hàng này có 1.388 hợp đồng, mức gia tăng còn thấp. - Khách hàng ánh sáng tiêu dùng trong 5 năm qua có sự biến động lớn, từ 61.105 hộ năm 2004 đến cuối 2008 đã có 119.357 hộ. Trong đó lượng gia tăng khách hàng mới tập trung vào hộ tiêu thụ tư gia. Cốt lõi của gia tăng khách hàng tư gia chủ yếu do tách từ các nhóm mua buôn ra mua lẻ là chính, còn lượng tư gia hình thành mới chỉ chiếm số ít. Điện lực Nghệ An cần chú ý khai thác mạnh hơn thành phần khách hàng thương nghiệp dịch vụ và công nghiệp xây dựng để tăng lượng điện thương phẩm, tăng doanh thu kinh doanh điện. Đồng thời phát triển đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn… với sản lượng tiêu thụ điện lớn này sẽ giúp việc tính toán tổn thất điện năng dễ dàng hơn. 3.4 – Điều kiện tự nhiên và các nhân tố môi trường Ngành Điện là một trong những ngành chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên môi trường. Tổn thất điện năng trong ngành Điện cũng chịu sự tác động của những yếu tố này. Ở nước ta, để đảm bảo tính kỹ thuật và tính kinh tế nên các nhà máy điện thường được xây dựng gần các nguồn năng lượng sơ cấp như: than, nguồn nước, khí đốt… Vì vậy, muốn đưa điện năng từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ cần thông qua một hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp trải dài trên toàn bộ đất nước. Mặt khác, toàn bộ hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp này đều đặt ngoài trời và chịu sự tác động rất lớn của các yếu tố môi trường, khí hậu, địa lý. Việt Nam nằm ở vị trí có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa, giông sét nhiều, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tổn thất điện năng. Cụ thể như sau: - Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối là do điện trở của dây dẫn điện gây ra và nó thay đổi tỷ lệ thuận với giá trị điện trở đó. Do đó, khi nhiệt độ tăng lên thì tổn thất điện năng cũng tăng lên và ngược lại. - Độ ẩm cao, mưa nhiều, hơi nước biển… làm tăng nhanh quá trình ô xi hóa các dây dẫn bằng kim loại và làm tăng điện trở tiếp xúc các mối nối, từ đó làm giảm tính dẫn điện, tăng điện trở của đường dây dẫn đến làm tổn thất điện năng tăng lên. - Mưa bão, lũ lụt, gió lốc… gây ra các sự cố ở nhiều mức độ đối với lưới điện như: đổ cột, vỡ sứ, ngắn mạch, đứt dây… Các sự cố này không những làm gián đoạn quá trình cung cấp điện mà còn làm tăng tổn thất điện năng do một phần điện năng đã bị truyền xuống đất hoặc đốt cháy dây dẫn một cách vô ích. - Do ở nước ta có sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng miền nên dẫn đến nhu cầu dùng điện khác nhau giữa các tháng, các mùa trong năm. Điều này làm cho các máy biến áp, công tơ, các thiết bị đo lường điện năng hoạt động không đúng công suất và dòng điện định mức theo thiết kế và lắp đặt. 4 – Đánh giá 4.1 – Thành tựu 4.1.1 – Thành tựu chung: Sỡ dĩ trong những năm qua Điện lực Nghệ An không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh tăng doanh thu liên tục, nâng cao mức sống của người lao động và đóng góp cho ngân sách Nhà nước là vì Điện lực Nghệ An đã có những cố gắng qua những thành tựu sau: + Chuyển đổi hợp thời cơ cấu tổ chức quản lý cho phù hợp với tình hình mới, khi nhiệm vụ của Điện lực Nghệ An thay đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. + Thực hiện cơ chế quản lý phân cấp có hiệu quả, từng bước mở rộng quyền tự chủ cho các chi nhánh điện khu vực trong kinh doanh. Đồng thời tăng cường trách nhiệm của các chi nhánh trong quản lý kinh doanh. + Hoàn thiện phương thức quản lý từ ký hợp đồng đến theo dõi thanh toán thu tiền điện. Các biện pháp thực hiện khá đồng bộ góp phần làm tốt công tác thu tiền điện phát sinh, giảm nợ đọng. + Chú trọng các giải pháp kỹ thuật tăng cường đầu tư cải tạo hệ thống trạm biến áp, lưới điện. Không ngừng mở rộng mạng lưới tới các địa bàn tiêu thụ. Nhờ đó thị trường tiêu thụ được mở rộng. Giảm dần tổn thất điện năng do nguyên nhân lạc hậu kỹ thuật gây ra. Cùng với quá trình đầu tư, nâng cấp đổi mới mở rộng, mạng lưới điện là quá trình tăng cường bồi huấn quản lý kỹ thuật, giảm các sự cố kỹ thuật, và nhanh chóng khắc phục khi có sự cố xảy ra + Xây dựng các mô hình quản lý, tiến hành vào các chức năng thích hợp như các tổ quản lý tổng hợp, điều độ lưới điện đi đôi đại tu sửa chữa, tổ kiểm tra điện cùng với việc hoàn thiện các phòng ban chức năng đã góp phần quan trọng trong thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh bán điện của Điện lực Nghệ An đề ra. 4.1.2 – Thành tựu đạt được trong công tác giảm tổn thất điện năng: Nhận thức rõ vai trò của công tác giảm tổn thất điện năng trong tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như những ảnh hưởng của nó đối với tình hình kinh doanh điện năng, từ năm 2003, cùng với các đơn vị khác trong toàn công ty, Điện lực Nghệ An đã thành lập Ban chỉ đạo chống tổn thất điện năng. Việc đi vào hoạt động của Ban chỉ đạo đã tạo ra được những thành công đáng kể. Tỷ lệ tổn thất đã giảm đáng kể. Thành công này đã tạo nên động lực lớn cho toàn Điện lực, thúc đẩy ban lãnh đạo, các Đảng viên và toàn thể các cán bộ công nhân viên trong Điện lực cố gắng phấn đấu để đạt được kết quả cao hơn. Đối với công việc tính tỷ lệ tổn thất truyền thống, công việc bao gồm: nhận số liệu Điện nhận đầu nguồn, ghi chỉ số, tổng hợp điện thương phẩm… Tuy nhiên khi áp dụng công nghệ thông tin và phần mềm quản lý khách hàng thì công việc tính tỷ lệ tổn thất gồm: cập nhật thông tin Điện đầu nguồn, điện thương phẩm từ các trạm biến áp công cộng, nhấn phím thực hiện chương trình… Nói tóm lại là một loạt các thao tác tính tỷ lệ tổn thất thủ công thông thường bị thay đổi và do đó nâng cao trình độ cho cán bộ tính tổn thất cũng như giúp họ thích nghi với điều kiện làm việc mới được coi như một yêu cầu cần thiết nhằm ứng dụng một cách linh hoạt và có hiệu quả phần mềm máy tính. Cho đến nay, sau 5 năm thực hiện, hệ thống này tuy có bộc lộ một số nhược điểm nhưng đã mang lại hiệu quả rõ rệt đối với công tác quản lý của Điện lực. Các số liệu về điện nhận đầu nguồn, điện thương phẩm, tỷ lệ tổn thất điện năng… được sắp xếp theo trật tự giúp cho các nhà quản lý có thể có ngay lập tức khi cần. Một lợi thế nổi bật của Điện lực Nghệ An trong công tác giảm tỷ lệ tổn thất là có đội ngũ cán bộ có năng lực và trách nhiệm trong công tác chỉ đạo và thực hiện tính tổn thất điện năng, đề ra các kế hoạch, chỉ tiêu của từng tháng, từng quí cho Điện lực nhằm giúp Điện lực đạt và vượt kế hoạch đề ra của công ty 4.2 – Hạn chế và nguyên nhân 4.2.1 – Hạn chế: Hiện nay vấn đề tổn thất điện năng là một vấn đề bức xúc, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh điện năng gây nên tình trạng tổn thất gồm các nguyên nhân sau: + Do sự cũ kỹ của lưới điện, bán kính cấp điện quá lớn, không đảm bảo an toàn kỹ thuật gây nên thất thoát điện trong quá trình truyền tải ở các ranh giới, đầu mối của đường dây. + Do một số thiết bị chuyên dùng chưa đạt được chất lượng tin cậy nên tình trạng, chết, cháy, hỏng hóc ở các trạm biến áp, đường dây và các thiết bị đo đếm thường xuyên xẩy ra. + Việc kiểm tra và thay thế công tơ chưa kịp thời mà đặc biệt là những nơi mới tiếp nhận bán điện đến tận hộ dẫn đến tổn thất cao. + Trong công tác quản lý của Điện lực Nghệ An còn chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng lấy cắp điện vẫn còn mặc dù Điện lực đã tiến hành kiểm tra xử lý nghiêm nhưng mức độ vi phạm vẫn không giảm. + Việc thực hiện quy trình kinh doanh bán điện như lập hoá đơn, truy thu, thoái hoàn, quản lý hóa đơn... còn chưa đúng. Nghiệp vụ kinh doanh và tinh thần trách nhiệm của các nhân viên làm việc trực tiếp chưa cao nên việc áp giá điện còn thiếu chính xác, gây thất thoát cho Điện lực. Việc thực hiện các chế độ báo cáo hàng kỳ chưa nghiêm túc. + Thủ tục ký kết hợp đồng còn gây nhiều phiền hà cho khách hàng, vẫn còn xẩy ra tình trạng n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31770.doc
Tài liệu liên quan