Chuyên đề Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Bách Khoa

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU . .4

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng tại NHTM 6

1.1. Tín dụng và vai trò của tín dụng ngân hàng . 6

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng . .6

1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng .7

1.2 . Rủi ro tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM .9

1.2.1 Khái niệm rủi do tín dụng và tác hại của nó .9

1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của NHTM . 12

1.3. Đo lường rủi ro tín dụng của NHTM . . .17

1.3.1 Đo lường rủi ro tín dụng của danh mục tín dụng 17

1.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng của một khách hàng 21

Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa 26

2.1. Tổng quan về chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa .26

2.1.1 Lịch sử hình thành và hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa 26

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa 29

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa .36

2.2.1. các hệ số phản ánh rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa .36

2.2.2. Thực trạng hệ thống phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bách 38

2.3 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa 42

2.3.1 Một số kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 42

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân .43

Chương 3: Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa .48

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa .48

3.1.1. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa .48

3.1.2. Định hướng hoạt động của chi nhánh 50

3.1.3 Kế hoạch kinh doanh cụ thể 51

3.2. Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa 51

3.2.1. Giám sát chặt chẽ và tìm biện pháp để thu hồi các khoản nợ xấu .52

3.2.2. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nữa với tất cả những khoản tín dụng đã cấp cho khách hàng .53

3.2.3. Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng .54

3.2.4. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng .54

3.2.5 Xây dựng một chính sách kinh doanh hiệu quả .55

3.2.6. Cân đối khả năng huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn để tăng trưởng tín dụng một cách phù hợp, an toàn và đạt hiệu quả cao .57

3.2.7 Thực hiện các biện pháp san sẻ rủi ro .57

3.2.8 Mở rộng và phát triển nguồn nhân lực 58

3.2.9. Nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ .59

3.3. Một số kiến nghị .59

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành có liên quan .60

3.3.2 Kiến nghị với NHNN .61

3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam . .62

KẾT LUẬN . .64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .65

 

 

 

doc65 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Bách Khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự động. Thông thường, khách hàng có thể gọi điện thoại đến ngân hàng để liên hệ việc vay thông qua hệ thông máy tính nối mạng, trên cơ sở dữ liệu của khách hàng, trong vòng vài phút ngân hàng có thể thông báo kết quả tín dụng cho khách hàng. Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, số tài khoản cá nhân... Mô hình điểm tín dụng tiêu dùng thường sử dụng từ 7 đến 12 hạng mục thường được sử dụng ở các ngân hàng Mỹ. Rõ ràng, mô hình điểm số đã loại bỏ được sự phán xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số nhược điểm như đã không thể tự điều chỉnh được một cách nhanh chóng để thích ứng được với những thay đổi trong nền kinh tế và những thay đổi trong cuộc sống gia đình. Một mô hình điểm số không linh hoạt có thể đe dọa đến chương trình tín dụng tiêu dùng của ngân hàng, bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng. Chương 2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh nhno & ptnt Bách khoa 2.1 Tổng quan về Chi nhánh NHNo &PTNT Bách khoa 2.1.1. Lịch sử hình thành và hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa Ngân hàng No&PTNT Việt Nam được thành lập ngày 26/03/1988 trên cơ sở tách từ NHNN, hoạt động theo luật các TCTD; là một trong những NHTM hàng đầu Việt Nam, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực chiếm trên 70% thị phần thị trường tài chính nông thôn ở Việt Nam, đầu tư vốn phát triển kinh tế Nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH-HĐH (Công nghiệp hóa - Hiện đại hoá), hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực chủ yếu: - Kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong nước và ngoài nước. - Đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội, uỷ thác tín dụng, đầu tư cho chính phủ, các ngành kinh tế. Trước hết trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam với phương trâm hoạt động: Vì sự thình vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng. Định hướng hoạt động: Giữ vững vị trí NHTM hàng đầu Việt nam, nhanh chóng trở thành NHTM hiện đại, tiên tiến nhất trong khu vực và có uy tín cao trên Thế giới. Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa được chuyển đổi mô hình từ Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ sang mô hình Chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam theo quyết định số 147/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29 tháng 2 năm 2008 của Tổng giám đốc NHNo Việt Nam. Tên gọi: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bách Khoa Địa chỉ: Số 92 đường Võ thị Sáu, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa là đơn vị phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, có con dấu, bảng cân đối tài khoản; được tổ chức và hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam. Là một ngân hàng cấp thành phố, có địa bàn hoạt động rộng. Thủ đô Hà nội là trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước, tập trung nhiều quan hệ kinh tế buôn bán lớn, nhiều doanh nghiệp hoạt động. Do vậy, hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa chịu ảnh hưởng trực tiếp tình hình kinh tế xã hội của Hà Nội đồng thời có đóng góp to lớn vào vào quá trình phát triển của nền kinh tế Thủ đô. Bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa Giám đốc Phó giám đốc Phòng giao dịch Các phòng (tổ nghiệp vụ) P. Nguồn vốn & kế hoạch P. Tín dụng P. Kế toán & Ngân quỹ P.Kinh doanh ngoại tệ P. Điện toán P. hành chính & Nhân sự P.Tổ chức cán bộ đào tạo P. Dịch vụ & Marketting Phũng dịch vụ & Marketting 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa Năm 2008 kinh tế Việt Nam đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn do bị ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và suy thoái kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 6,23% so với năm 2007, chỉ số lạm phát 19,9%, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đạt 62,9 tỷ USD, nhập siêu khoảng 17 tỷ USD. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, ngành ngân hàng nói chung cũng như chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa nói riêng cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể là trong những tháng đầu năm NHNN Việt Nam liên tục tăng lãi suất cơ bản, chính vì vậy các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất huy động nhằm cạnh tranh thu hút vốn. Chính vì vậy các ngân hàng đều phải huy động nguồn với chi phí đầu vào rất cao, bên cạnh đó việc sử dụng nguồn là cho vay lại gặp rất nhiều khó khăn như việc thắt chặt tín dụng theo chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước, các Doanh nghiệp vay vốn kinh doanh cũng không thể chịu được mức lãi suất cao. Song vào những tháng cuối năm lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước lại giảm mạnh xuống còn 8,5%/năm, đi đôi với việc lãi suất cơ bản giảm thì lãi suất tiền vay cũng giảm. Việc giảm lãi suất tiền vay nhằm kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh nhưng tại thời điểm hiện tại các Ngân hàng thương mại lại đứng trước khó khăn do đầu vào huy động với lãi suất cao nay cho vay ra với lãi suất thấp như vậy không có hiệu quả, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. Tuy phải chịu những ảnh hưởng chung của nền kinh tế nhưng Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa là một chi nhánh mới được nâng cấp, dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực đoàn kết của cán bộ công nhân viên đã hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh được giao. * Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là một trong những hình thức kinh doanh tiền tệ nhằm tạo nguồn vốn cho ngân hàng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng thì tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất. Với việc vận dụng đa dạng các loại hình huy động vốn và đưa ra các mức lãi suất phù hợp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thủ đô, NHNo&PTNT Bách Khoa huy động được nguồn vốn tương đối lớn trong dân cư và các tổ chức kinh tế khác. Nguồn vốn đến ngày 31/12/2008 của chi nhánh đạt 1.610 tỷ đồng so kế hoạch (553 tỷ đồng) đạt 291%, tăng so với số liệu theo cân đối 31/12/2007 là 1.057 tỷ đồng. * Phân theo thời gian huy động - Tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng là 105 tỷ đồng giảm 17 tỷ và bằng 86% so với năm 2007 (122 tỷ đồng) - Tiền gửi > 12 tháng đến < 24 tháng là 410 tỷ đồng tăng 239 tỷ và bằng 239% so với năm 2007 (171 tỷ đồng) - Tiền gửi > 24 tháng là 655 tỷ đồng tăng 492 tỷ đồng và bằng 402% so với năm 2007 (163 tỷ đồng) * Phân theo tính chất nguồn vốn - Tiền gửi dân cư: 282 tỷ đồng chiếm 17% tổng nguồn vốn, trong đó ngoại tệ quy đổi là 94 tỷ đồng. - Tiền gửi tổ chức tín dụng: 410 tỷ đồng chiếm 25% tổng nguồn vốn. - Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: 918 tỷ đồng chiếm 57% tổng nguồn vốn. - Tổng nguồn vốn nội tệ là 1.516 tỷ đồng chiếm 94%, nguồn ngoại tệ là 94 tỷ đồng chiếm 6%. So với kế hoạch giao (553 tỷ đồng) đạt 291%. * Hoạt động cho vay Dư nợ đến ngày 31/12/2008 thực hiện 695 tỷ đồng so kế hoạch (362 tỷ đồng) đạt 192% kế hoạch năm. So với năm 2007 (223 tỷ đồng) tăng 472 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 211%. - Doanh số cho vay trong năm đạt: 1.028 tỷ đồng - Doanh số thu nợ trong năm đạt: 598 tỷ đồng - Dư nợ nội tệ là 601 tỷ đồng chiếm 86%/ tổng dư nợ. Tăng so năm 2007(191 tỷ đồng) là 410 tỷ đồng. - Dư nợ ngoại tệ quy đổi: ( 5,204,399.89USD) 89 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 14%/ tổng dư nợ. Tăng so với năm 2007 là 2.819 nghìn USD (47 tỷ đồng). Việc cho vay ngoại tệ chi nhánh chỉ tập trung cho doanh nghiệp có hàng xuất khẩu và bán ngoại tệ cho chi nhánh. * Dư nợ phân theo thời gian - Ngắn hạn: 541 tỷ đồng chiếm 78% tổng dư nợ, so năm 2007 (224 tỷ đồng) tăng 141%. - Trung hạn: 77 tỷ đồng chiếm 11% tổng dư nợ, so năm 2007 ( 33 tỷ đồng) tăng 133%. - Dài hạn: 70 tỷ đồng chiếm 11% tổng dư nợ. Việc đầu tư cho vay trung hạn, dài hạn chủ yếu cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để trang bị máy móc thiết bị thi công phục vụ hoạt động kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản, các hộ gia đình mua sắm phương tiện vận tải. * Dư nợ phân theo thành phần kinh tế - Doanh nghiệp nhà nước ( 6 doanh nghiệp): 219 tỷ đồng chiếm 31% tổng dư nợ - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh - Công ty cổ phần: 179,3 tỷ đồng (24 doanh nghiệp) chiếm 27% tổng dư nợ - Công tyTNHH: 192 tỷ đồng (26 doanh nghiệp) chiếm 27% tổng dư nợ - Hộ sản xuất (15KH), cá nhân (153 KH) Trong đó: - Hộ sản xuất: 65 tỷ đồng - Cho vay cá nhân: 3,8 tỷ đồng Về cơ chế đảm bảo tiền vay Tổng dư nợ có TSĐB là 457 tỷ đồng tương đương 65%/ tổng dư nợ, dư nợ không đảm bảo bằng tài sản 238 tỷ đồng Dư nợ không có tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp nhà nước: 159 tỷ đồng của 6 doanh nghiệp nhà nước trong đó có 5 doanh nghiệp cho vay không tài sản đảm bảo là tổng công ty Chè: 75,5 tỷ đồng, công ty SONA: 48,2 tỷ đồng, tổng công ty Hàng không: 14 tỷ đồng, công ty Hồng trà: 21,2 tỷ đồng và 1 doanh nghiệp có tài sản đảm bảo là công ty cổ phần LILAMA Hà Nội: 55 tỷ đồng. * Công tác bảo lãnh Đến ngày 31/12/2008 doanh số thực hiện bảo lãnh trong và ngoài nước của chi nhánh như sau: Tổng số món: 120 món, số tiền 187.302 triệu đồng Trong đó: - Bảo lãnh thanh toán, 16 món, số tiền: 8.275 triệu đồng - Bảo lãnh thực hiện HĐ, 30 món, số tiền: 85.928 triệu đồng - Bảo lãnh dự thầu, 34 món, số tiền: 11.089 triệu đồng - Bảo lãnh khác, 28 món, số tiền: 69.647 triệu đồng - Bảo lãnh mở L/C, 4 món, số tiền: 1,182,728 USD (20.363 triệu đồng) * Công tác thanh toán quốc tế - Kinh doanh ngoại tệ - Doanh số mua vào: 10,824,619.32 USD. Trong đó tự khai thác của các tổ chức 4,721,722.32 USD đảm bảo cân đối thanh toán ngoại tệ của chi nhánh - Doanh số bán ra: 11,143,768.61 USD Trong đó bán cho ngân hàng Bách Khoa, Ngân hàng Láng Hạ & trụ sở chính: 2,900,418,96 USD - Thanh toán chuyển tiền - Doanh số chuyển tiền: 5,488,844.06 USD số món: 142 món tăng so năm trước. - Phí chuyển tiền thu được: 7,025.85 USD - Chuyển tiền biên giới: 14 món, doanh số: 1,724,113 CNY ( tương đương: 263,668.17 USD ). Phí thu được: 416,54 USD - Doanh số mở L/C: 26 món, Doanh số: 4,880,551.04 USD. Phí thu được: 8,932.65 USD - L/C xuất: 03 món, doanh số: 483,141.48 USD, thu phí: 304.3 USD - Thanh toán nhờ thu xuất: 02 món, doanh số: 10,220 USD, phí thu được: 250 USD - Nhờ thu nhập: 44 món, doanh số: 6,164,954.63 USD, phí thu được: 7,481.03 USD - Thanh toán WU: 106 món, doanh số: 4,946,502.39 USD, phí WU: 3,351.28 USD - Tổng phí thanh toán quốc tế cả năm: 27,716.65 USD * Công tác kế toán - Tổng doanh số thanh toán năm 2008: 6.948 tỷ đồng Trong đó: - Tiền mặt chiếm tỷ trọng: 43,46%/ tổng doanh số thanh toán - Doanh số chuyển tiền điện tử: 92,93% - Doanh số thanh toán bù trừ: 7,07% - Dịch vụ thẻ ATM: - Tiền mặt: 3.020 tỷ đồng - Bù trừ: 492 tỷ đồng - Chuyển tiền điện tử: 6.457 tỷ đồng - Dịch vụ thẻ ATM phát triển mạnh, chi nhánh đã và đang thực hiện trả lương qua tài khoản cho 48 đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước. - Tổng số thẻ phát hành:3330/2447 thẻ tăng 850 thẻ - Tổng số giao dịch của 4 máy ATM trực thuộc chi nhánh là: 69,100 giao dịch với số tiền 100,4 tỷ đồng, tổng phí phát hành thẻ: 33.000.000 VNĐ - Tổng số dư tiền gửi phát hành thẻ ATM: 13,4 tỷ VNĐ - Về công tác kho quỹ - Doanh số thu tiền mặt: 3.030 tỷ đồng - Doanh số chi tiền mặt: 3.013 tỷ đồng - Lượng thu – chi tiền mặt bình quân 1 ngày: 10 tỷ/ ngày * Về kết quả tài chính - Về tổng thu là 134 tỷ trong đó thu lãi cho vay là 52 tỷ, thu lãi từ điều vốn là 69 tỷ tăng 25 tỷ. Thu lãi cho vay chiếm 38,83% và thu lãi điều vốn chiếm 51% tổng thu chiếm 5,50% tổng thu nhập ròng. - Về tổng chi là 120,6 tỷ trong đó chi trả lãi là 76,6 tỷ, trả lãi điều vốn 21,8 tỷ. chi trả lãi tiền gửi chiếm 45,19% và chi trả lãi điều vốn chiếm 18,11% trên tổng chi. Chi khác là 2,49 tỷ chiếm 3,18% trên tổng chi. Chênh lệch Thu nhập – Chi phí là 17 tỷ. So với kế hoạch giao đạt 147,8% - Hệ số tiền lương đạt được là 1,47 lần. Lãi suất bình quân đầu vào đầu ra chênh lệch là: 3,87% Bảng 1: báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh Đv: tỷ đồng, ngàn USD Nội dung 31/12/2007 KH năm 2008 31/12/2008 So 31/12/2007 So KH năm 2008 (+-) % (+-) % Nội tệ Tổng nguồn vốn 431 553 1.520 1.089 253 967 175 Trong đó: Tiền gửi dân cư 140 83 193 53 38 110 133 Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 223 362 601 378 170 239 66 Trong đó: Dư nợ ngắn hạn 191 300 454 263 138 154 51 Dư nợ trung hạn 32 62 77 45 141 15 24 Dư nợ dài hạn 0 0 70 70 70 Ngoại tệ Tổng nguồn vốn 4.737 4.806 5.485 748 16 679 14 Trong đó: Tiền gửi dân cư 3.919 4.277 4.763 844 22 486 11 Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 2.385 9.000 5.204 2.819 118 -3.796 -42 Trong đó: Dư nợ ngắn hạn 2.385 9.000 5.204 2.819 118 -3.796 -42 Dư nợ trung hạn Dư nợ dài hạn 2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa 2.2.1 Các hệ số phản ánh rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa Năm 2006 thì chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa vẫn là chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2006 của cả chi nhánh Láng Hạ đạt 5,905 tỷ đồng trong đó nguồn vốn của chi nhánh Bách Khoa chỉ chiếm 350 tỷ đồng (dư nợ 128 tỷ). Như vậy, tổng nguồn vốn năm 2006 của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ tăng 1,882 tỷ đồng so với 31/12/2005 tương đương 147%, đạt 121% kế hoạch năm 2006 (KH: 4,900 tỷ đồng). Trong đó: * Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ. - Nguồn vốn nội tệ đạt 4,854 tỷ đồng trong đó huy động tráI phiếu Agribank 2006 là 584 tỷ đồng, tăng 1,718 tỷ đồng so với năm 2005, đạt 121% so với kế hoạch năm 2006 (KH:4,000 tỷ đồng) - Nguồn vốn ngoại tệ đạt 1,052 tỷ đồng, tăng 164 tỷ đồng so với năm 2005, đạt 117% so với kế hoạch năm 2006 (KH: 900 tỷ đồng). Chi nhánh lấy tỷ giá quy đổi là 16,091 VND/USD. * Công tác tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ. Tổng dư nợ đến 31/12/2006 đạt 2,057 tỷ đồng, tăng 181 tỷ đồng (tức 10%) so với năm 2005, đạt 89% kế hoạch năm 2006 (KH: 2,300 tỷ đồng) - Dư nợ về nội tệ đạt 978 tỷ đồng, giảm 123 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 48% tổng dư nợ . Dư nợ ngoại tệ đạt 1,079 tỷ đồng, tăng 304 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 52% tổng dư nợ. - Dư nợ ngắn hạn: 1,269 tỷ đồng, tăng 281 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 62% tổng dư nợ. Dư nợ trung và dàI hạn: 788 tỷ đồng, giảm 100 tỷ đồng so với năm 2005, chiếm 38% tổng dư nợ. Tổng nợ xấu năm 2006 là 9,785 triệu đồng chiếm 0.48% tổng dư nợ tăng 3 tỷ đồng so với năm 2005 trong đó nợ nhóm 4 là 3,610 triệu đồng và nợ nhóm 5 là 2,865 triệu đồng. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tiếp tục ở mức cao (8,5%). Hoạt động ngân hàng trong năm có nhiều khởi sắc, góp phần không nhỏ vào tỷ lệ tăng trưởng GDP. Trong năm 2007 hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa như sau: * Cơ cấu nguồn vốn Nguồn vốn đến 31/12/2007 của chi nhánh đạt 508 tỷ so kế hoạch đạt 101,6% tăng so với số liệu theo cân đối 31/12/2006 là 169 tỷ, tốc độ tăng trưởng 149,8%. - Tiền gửi dân cư: 214 tỷ chiếm 42 % tổng nguồn tương đối đủ để đảm bảo nguồn vốn ổn định trong thanh toán. Trong đó ngoại tệ quy đổi là 72 tỷ - Tiền gửi tổ chức kinh tế xã hội: 294 tỷ chiếm 58% tổng nguồn. Trong đó nguồn ngoại tệ quy đổi là 6 tỷ - Tổng nguồn vốn nội tệ là 430 tỷ chiếm 84,6%, nguồn ngoại tệ là 78 tỷ chiếm 15,4%. So với kế hoạch giao (500 tỷ) đạt 101,6% KH * Công tác tín dụng Dư nợ đến 31/12/2007: thực hiện 261,2 tỷ/223 tỷ đạt 117% KH năm. so với năm 2006 tăng 133,5 tỷ, tốc độ tăng trưởng là 105%. - Dư nợ ngắn hạn: 228,390 triệu đồng chiếm 87,4% tổng dư nợ, so năm 2006 tăng 116% - Dư nợ trung hạn: 32,854 chiếm 12,6% tổng dư nợ, so năm 2006 tăng 48,6% nợ xấu của chi nhánh đến ngày 31/12/2007 là 6683 triệu đồng chiếm 2,5%/ tổng dư nợ. Năm 2008 kinh tế Việt Nam đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn do bị ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tàI chính, tiển tệ. trong bối cảnh chung của nền kinh tế, ngành ngân hàng nói chung cũng như chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa nói riêng cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể là: - Nguồn vốn đến ngày 31/12/2008 của chi nhánh đạt 1.610 tỷ đồng so kế hoạch (553 tỷ đồng) đạt 291%, tăng so với số liệu theo cân đối 31/12/2007 là 1.057 tỷ đồng. - Dư nợ đến ngày 31/12/2008 thực hiện 695 tỷ đồng so kế hoạch (362 tỷ đồng) đạt 192% kế hoạch năm. So với năm 2007 (223 tỷ đồng) tăng 472 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 211%. - Nợ xấu của chi nhánh đến ngày 31/12/2008 là 15,5 tỷ đồng chiếm 2,22%/ tổng dư nợ. Trong đó: - Nợ nhóm 3: 9.575 triệu đồng - Nợ nhóm 4: 3.393 triệu đồng - Nợ nhóm 5: 2.500 triệu đồng Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm 2007 và 2008 thì nguồn vốn chi nhánh huy động được trong hai năm tăng nhanh và luôn vượt chỉ tiêu ban lãnh đạo chi nhánh đưa ra. Nhưng nhìn vào tình hình nợ xấu trong hai năm thì nợ xấu có xu hướng gia tăng, trong năm 2008 nợ các nhóm 3,4 và 5 là các khoản nợ khó đòi, có khả năng mất vốn. Tuy tổng số tiền nợ của 3 nhóm trên không phải là lớn đối với một chi nhánh ngân hàng cấp 1 nhưng nợ xấu là 15,5 tỷ đồng chiếm 2,22%/ tổng dư nợ, vẫn là một tỷ nợ xấu khá cao mà một chi nhánh ngân hàng mới đi vào hoạt động không lâu mắc phải. Vì vậy trong thời gian tới ban lãnh đạo cũng như cán bộ tín dụng trong chi nhánh cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hồi nợ xấu. 2.2.2. Thực trạng hệ thống phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa Tuy mức nợ xấu của chi nhánh ở mức chấp nhận được nhưng không tập trung vào xử lý thì trong thời gian tới số nợ này càng ngày càng ra tăng, chính vì vậy mà thời gian gần đây Chi nhánh đã đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa các họat động tín dụng để giảm bớt nợ xấu. * Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng: Để hạn chế nợ xấu, NQH cán bộ tín dụng của chi nhánh luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng, xem xét, thẩm định các phương án, dự án vay vốn một cách cẩn thận rồi mới quyết định cho vay. Sau khi đã giải ngân cho khách hàng lại giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng để tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích gây rủi ro cho ngân hàng. Gần đến kỳ thu lãi, thu nợ các cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng biết trước để chuẩn bị tiền trả nợ cho ngân hàng. Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn thì xuống tận nơi đôn đốc khách hàng. * Tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi cho vay: Khách hàng là đối tượng chính gây ra rủi ro cho ngân hàng vì thế để tránh rủi ro tín dụng thì trước tiên quyết định cho vay Chi nhánh phải xem xét đánh giá khách hàng một cách đúng đắn, cân nhắc kỹ càng trên nhiều phương diện cụ thể: Khách hàng là ai? Khách hàng thuộc thành phần kinh tế nào? Khách hàng là mới hay là khách hàng truyền thống của ngân hàng? Tình hình tài chính của khách hàng, khả năng quản lý, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của khách hàng như thế nào?... Để từ đó xác định được mức độ rủi ro thực tế và tiềm ẩn của khách hàng. Khi thiết lập quan hệ với khách hàng để tránh rủi ro có thể xảy ra Chi nhánh đã xem xét khách hàng có đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý hay không để tránh tình trạng bị lừa đảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng mà ngân hàng lại không thể khiếu kiện được. Chẳng hạn, đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh thì Chi nhánh luôn xem xét người đại diện vay vốn có đủ tư cách đại diện trước pháp luật hay không? Đối với các cá nhân vay vốn ngân hàng luôn xem xét cá nhân đó có đủ năng lực hành vi hay không rồi mới quyết định cho vay. * Thực hiện bảo đảm tín dụng: Để đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh thì Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa đã sử dụng công cụ là hình thức thế chấp tài sản. Việc yêu cầu khách hàng vay vốn phải gửi đến ngân hàng các giấy tờ về tài sản thế chấp khi vay vốn làm giảm bớt phần nào rủi ro cho chi nhánh. Chi nhánh ngân hàng đã nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc và điều kiện đảm bảo tín dụng đã ban hành. Ngoài ra khai thác và mở rộng thêm các điều kiện đảm bảo tín dụng khác như: bảo lãnh bằng bên thứ ba, bảo đảm bằng chính tài sản mà khách hàng vay tiền của ngân hàng để mua... Khi khách hàng thế chấp tài sản tại ngân hàng thì tài sản thế chấp được chi nhánh đăng ký giao dịch bảo đảm. Thường xuyên có những thông tin giữa các tổ chức tín dụng về tài sản của khách hang, có cán bộ thường xuyên theo dõi, kiểm tra tài sản để tránh tình trạng bị mất mát tài sản. Tuy nhiên Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa cũng không quá coi trọng về tài sản thế chấp, vì trong những năn qua tài sản thế chấp đã chứng tỏ nó không phải là vật đảm bảo cho khoản tín dụng chắc chắn nhất mà sự đảm bảo chắc chắn nhất cho khoản tín dụng của ngân hành chính là sự tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng. Hiện nay ở Việt Nam, các tài sản thế chấp cho ngân hàng chủ yếu là đất, nhà... Nhưng bản thân doanh nghiệp đem tài sản đi thế chấp lại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp, hợp lệ. Tình hình này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh, đặc biệt khi tài sản thế chấp bị phát mại. Vì không nắm trong tay quyền sở hữu hợp pháp nên ngân hàng rất bị động trong việc quyết định xử lý tài sản thế chấp để hoàn lại vốn vay. Việc định giá tài sản thế chấp cũng là một vấn đề còn nhiều khúc mắc cần giải quyết. Việc định giá chính xác chỉ có thể thực hiên được khi có sự hỗ trợ bởi một hệ thống thông tin về thị trường và giá cả bất động sản đầy đủ. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghề kinh doanh bất động sản hiện nay chưa hình thành một cách hợp pháp, vấn đề định giá tài sản thế chấp còn mang tính áp đặt dưới sự chỉ đạo của ban vật giá chính phủ, UBND tỉnh, thành phố và kinh nghiệm đánh giá của từng NHTM. Trong khi đó việc mua bán tài sản thế chấp bằng phát mại, đấu giá lại là hình thức mua bán theo giá thị trường. Do vậy, việc định giá tài sản thế chấp mang nặng tính hình thức. Để định giá giá trị tài sản trong những điều kiện không thuận lợi như trên, Chi nhánh phải cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định về giá trị của tài sản thế chấp của khách hàng để từ đó xác định được mức cho vay phù hợp. * Lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro: Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro là nguồn tài chính quan trọng để bù đắp cho các khoản nợ khó đòi. Việc đánh giá tài sản có để trích lập rủi ro luôn được thực hiện kịp thời, nghiêm túc tại Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa. Bảng 2: Trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng Quý IV năm 2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Dư nợ Dư nợ phải trích dự phòng Số phải trích lập dự phòng theo tỷ lệ Nhóm 1 213,363 0 0 Nhóm 2 3,399 773 39 Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày 3,399 773 39 Nhóm 3 2,5 0 0 Nhóm 4 0 0 0 Nhóm 5 4,231 10 10 Tổng cộng 223,493 783 49 Bảng 3: Trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng Quý IV năm 2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Dư nợ Dư nợ phải trích dự phòng Số phải trích lập dự phòng theo tỷ lệ Nhóm 1 491,223 0 0 Nhóm 2 58,947 9,368 468.4 Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày 81 4.05 Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 QĐ tại khoản 3 điều 6 9,287 464.35 Nhóm 3 12,814 1,839.17 367.83 Nhóm 4 188 0 0 Nhóm 5 2,5 0 0 Tổng cộng 565,672 11,207.17 836.23 * Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ: Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ kiểm tra xem việc chấp hành các quy trình, quy phạm nghiệp vụ kinh doanh của phòng tín dụng có tuân theo hành lang pháp lý hay không. Việc kiểm tra, kiểm soát được tiến hành thường xuyên theo định kỳ, do đó đã hạn chế tối đa việc không tuân thủ các quy trình, quy định của cán bộ tín dụng. 2.3. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa 2.3.1 Một số kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Mới được nâng cấp từ Chi nhánh cấp 2 trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ sang mô hình Chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam. Với nỗ lực của mình Chi nhánh NHNo&PTNT Bách Khoa đã đạt được một số thành công nhất định trong việc giải quyết nợ. Mặc dù mới đi vào hoạt động chính thức được một năm trên cương vị mới là Chi nhánh cấp 1 nhưng ban lãnh đạo Chi nhánh đã đề ra những biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh thu hồi nợ xấu cho từng phòng trên cơ sở đó giao cho từng cán bộ tín dụng nên đã thu được 1 số khoản nợ được đánh giá là khó thu. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng luôn tích cực tăng cường công tác đào tạo và nâng cao trình độ, khả năng xử lý công việc độc lập cho các cán bộ tín dụng. Để thuận tiện trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng Chi nhánh đã tiến hành phân loại khách hàng vay vốn theo hình thức sở hữu, theo loại hình doanh nghiệp... để có những biện pháp quản lý khoản vay hiệu quả và hợp lý. Thêm vào đó là là sự chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam trong công tác tín dụng, việc nâng cao chất lựợng tăng trưởng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ vốn vay.Chi nhánh đã đưa ra định hướng cụ thể nhằm minh bạch khoản vay, nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý của chi nhánh. 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 2.3.2.1. Những tồn tại ở Chi nhánh - Về nguồn vốn: Năm 2008 nguồn vốn của Chi nhánh tăng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7602.doc
Tài liệu liên quan