Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Cơ sở lý luận về tiền lương 3

1.1 Khái niệm, bản chất và vai trò của tiền lương, tiền công 3

1.1.1 Khái niệm tiền lương 3

1.1.2 Bản chất của tiền lương 4

1.1.3 Vai trò của tiền lương 5

1.2 Các nguyên tắc và yêu cầu của tiền lương 6

1.2.1 Yêu cầu của tổ chức tiền lương 6

1.2.2 Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 7

1.3 Các yếu tố tác động đến tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp 9

1.3.1 Các qui định của nhà nước 9

1.3.2 Các yếu tố thuộc về thị trường 10

1.3.3 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp 11

1.4 Các hình thức trả lương 11

1.4.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm 11

1.4.2 Hình thức trả lương theo thời gian 16

1.5. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tiền lương trong doanh nghiệp 18

Chương II: Phân tích thực trạng áp dụng các hình thức trả lương tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 20

2.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 20

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20

2.1.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 23

2.1.3 Một số đặc điểm và kết quả sản xuất kinh doanh đạt được 24

2.2 Qui chế trả lương tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 29

2.2.1 Cơ sở 29

2.2.2 Nội dung 29

2.3 Sự hình thành quĩ lương và các hình thức trả lương tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 30

2.3.1 Sự hình thành quĩ lương 30

2.3.2 Các hình thức trả lương tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 31

2.3.3 Các điều kiện trả lương theo sản phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 40

2.3.3.1 Công tác định mức lao động của công ty 40

2.3.3.2 Công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc 41

2.3.3.3 Công tác thống kê, nghiệm thu sản phẩm 42

2.3.3.4 Ý thức trách nhiệm của người lao động 42

2.3.4 Đánh giá một số kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong việc áp dụng các hình thức trả lương trên 42

2.3.5 Phương hướng phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong thời gian tới 44

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả các hình thức trả lương tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 46

3.1 Hoàn thiện các điều kiện trả lương 46

3.1.1 Hoàn thiện công tác định mức lao động 46

3.1.2 Hoàn thiện công tác phân tích công việc 47

3.1.3 Hoàn thiện tổ chức và phục vụ nơi làm việc 47

3.1.4 Bố trí lao động và nghiệm thu sản phẩm 48

3.1.5. Hoàn thiện công tác giáo dục ý thức trách nhiệm cho lao động 49

3.2. Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian 49

3.2.1 Tinh giản bộ máy quản lý và sắp xếp lại cho hợp lý 49

3.2.2 Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian 50

3.3. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm 52

3.3.1 Áp dụng hình thức trả lương sản phẩm có thưởng 52

3.3.2 Áp dụng hình thức trả lương theo đơn giá lũy tiến 53

3.3.3 Áp dụng phương pháp chia lương theo hệ số điều chỉnh đối với chế độ trả lương sản phẩm thể 55

3.4 Các kiến nghị có liên quan nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 56

3.4.1. Đào tạo nâng cao chất lượng lao động 56

3.4.2.Tăng cường kỷ luật lao động 56

3.4.3.Tổ chức tốt công tác chỉ đạo sản xuất 57

3.4.4 Xây dựng môi trường văn hóa công ty hướng vào con người 58

3.4.5.Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường và tăng xuất khẩu 58

KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác trả lương tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc biệt là các nước Trung Đông Để đứng vững trên thị trường và phát triển như hiện nay, công ty đã trải qua các giai đoạn sau: Từ năm 1959 đến năm 1965 Năm 1959: Xưởng thực nghiệm ra đời với qui định của tổng công ty nông thổ sản Miền Bắc (trực thuộc Bộ ngoại thương) để ngiên cứu hạt Trân châu (Tapioca) Từ giữa năm 1959 đến tháng 6/1960 nghiên cứu thử nghiệm và sản xuất mặt hàng miến từ nguyên liệu đậu xanh Ngày 25/12/1960 Xưởng sản xuất Hoàng Mai ra đời (đây là bước hình thành đầu tiên của công ty) Ngoài sản phẩm chính là miến xí nghiệp còn sản xuất nước giấm, tinh bột ngô Từ năm 1966 đến năm 1970 Trong thời kì này, nhiệm vụ của nhà máy dã có sự chuyển hướng để phù hợp với tình hình chiến tranh Từ năm 1966: Viện thực phẩm đã lấy đây là cơ sở sản xuất vùa thực nghiệm các đề tài nghiên cứu thực phẩm để phổ biến cho các địa phương, giải pháp hậu cần tại chổ. Từ đây nhà máy mang tên thực nghiệm Hải Hà Tháng 6/1970: Doanh nghiệp tiếp nhận một phân xưỡng của xí nghiệp bánh kẹo Hải Châu với công suất 900 tấn/năm với nhiệm vụ sản xuất kẹo, nha và được đổi tên là nhà máy thực phẩm Hải Hà với 500 cán bộ công nhân viên Từ năm 1970 đến năm 1985 Gặp không ít khó khăn nhưng vẫn hoàn thành kế hoạch với tổng sản lượng là 9495000 đồng, trong đó có 1283000 lít dấm và 2064,94 tấn kẹo các loại trên năm Tháng 12/1976 được sự phê chuẩn phương án mở rộng diện tích mặt bằng khoảng 3ha với công suất thiết kế 6000 tấn/năm Đồng thời để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhà máy đã từng bước cải thiện, đầu tư mới các máy móc thiết bị của Balan, Trung quốc, CHDC Đức Từ năm 1985 đến năm 1990 1987: Một lần nữa nhà máy được đổi tên thành “Nhà máy bánh kẹo Hải Hà” trực thuộc Bộ Công nghiệp và Nông nghiệp thực phẩm Từ năm 1990 đến cuối năm 2003 + Tháng 7/1992 nhà máy chính thức đổi tên thành “Công ty bánh kẹo Hải Hà” trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ Hiện nay công ty đã có 5 đơn vị thành viên là: - Xí nghiệp bánh - Xí nghiệp kẹo - Xí nghiệp phụ trợ - Nhà máy thực phẩm Việt Trì - Nhà máy bột ngọt dinh dưỡng trẻ em Nam Định Hai nhà máy ở Việt Trì và Nam Định sát nhập vào công ty theo quyết định số 376 CN – TCLĐ ngày 15/4/1994 và số 488/QĐ/TCLĐ ngày 19/6/1994 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp nhẹ Ngoài ra công ty còn tham gia đầu tư cấp vốn để thành lập công ty liên doanh TNHH “Hải Hà Kôtbuki” với công ty KÔTBUKI Nhật Bản nhằm tiếp cận công nghệ mới, huy động tối đa các yếu tố sản xuất đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường Năm 1995 liên doanh với Miwon để sản xuất bột ngọt tại Phú Thọ-Việt Trì Năm 1996 thành lập công ty liên doanh TNHH “Hải Hà Kameda” ở Nam Định Từ cuối năm 2003 đến nay Căn cứ nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của chính phủ qui định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ công nghiệp Căn cứ nghi định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Xét đề nghị của Công ty Bánh Kẹo Hải Hà (Công văn số 159 ngày 25 tháng 8 năm 2003), Phương án cổ phần hoá Công ty Bánh Kẹo Hải Hà và Biên bản thẩm định Phương án của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Bộ ngày 26 tháng 9 năm 2003 Theo đề nghị của Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Quyết định: Chuyển Công ty Bánh Kẹo Hải Hà thành Công ty cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà, Vốn điều lệ của Công ty cổ phần là 36.500.000.000 đồng (Ba sáu tỷ năm trăm triệu đồng chẵn) - Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước : 51,00 %; - Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong Công ty : 49,00 %- Tên giao dịch quốc tế : HAIHA CONFECTIONNERY JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt : HAIHACO Trong thời gian đó đến nay Hải Hà luôn bám sát được thi hiếu của người tiêu dùng. Sản phẩm của Hải Hà được đánh giá cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là về mẩu mã và chủng loại đa dạng. Vì vậy trong nhưng năm gần đây công ty cổ phân bánh kẹo Hải Hà liên tục đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ. 2.1.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 2.1.3 Một số đặc điểm và kết quả sản xuất kinh doanh đạt được Kết quả hoạt động trong sản xuất kinh doanh Trong những năm gần đây sản phẩm bánh kẹo của công ty được mở rộng tăng cả về số lượng, chủng loại mẩu mã bao bì và tiêu thụ được nhiều trên thị trường, đặc biệt là dòng kẹo chew mới ra đời chiếm phần lớn số lượng tiêu thụ của công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2006 có sự giảm sút về doanh thu so với năm 2005, nhưng có sự tăng trưởng cả về tổng tài sản lẫn lợi nhuận. Tính đến 30/6/2007, doanh thu thuần của Công ty đạt 147,8 tỷ đồng, đạt 43% kế hoạch đề ra và lợi nhuận sau thuế là 5,2 tỷ đồng, đạt 40% kế hoạch cả năm . Doanh thu và lợi nhuận Bảng 2.1: Bảng chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm gần nhất Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 2005 2006 6 tháng đầu năm 2007 1 Tổng giá trị tài sản 157,2 166,9 141,6 2 Doanh thu thuần 330.0 325,8 147,8 3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 13,5 16,5 5,6 4 Lợi nhuận khác 1,2 1,0 0,5 5 Lợi nhuận trước thuế 14,8 17,5 6,01 6 Lợi nhuận sau thuế 14,8 15,0 5,2 7 Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức 29,7% 36,4% - Nguồn: Phòng kế toán-tài chính Doanh thu Doanh thu của HAIHACO chủ yếu từ dòng sản phẩm kẹo chew (chiếm 32% tổng doanh thu), kẹo mềm (24,7%), bánh qui & crakers (12%), bánh kem xốp (10,9%), kẹo cứng (10,5%), kẹo jelly (8,6%)…trong khi đó doanh thu từ các sản phẩm khác chỉ chiếm 1,1% Doanh thu thuần cả năm 2006 của Công ty đạt 329,8 tỷ đồng, giảm khoảng 1% so với năm 2005, trong khi đó doanh thu thuần lũy kế 6 tháng đầu năm 2007 của công ty đạt 149.6 tỷ đồng, giảm khoảng 2% so với luỹ kế 6 tháng đầu năm 2006 và đạt 44% kế hoạch. Lợi nhuận Giá vốn được tính trên giá vật tư, tiền lương & bảo hiểm, khấu hao và các chi phí khác. Trong năm 2006, Công ty đã rất chú trọng đến việc kiểm soát chi phí nhằm giảm giá vốn hàng bán (-3,5%) và giảm chi phí tài chính (-2,8%) so với năm 2005 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2006 tăng mạnh 21,9% kéo theo lợi nhuận trước thuế tăng 18,2%. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 2% do năm 2006 Công ty không còn được hưởng ưu đãi miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp đang áp dụng là 14%, thực hiện trong 3 năm: 2006 - 2007 - 2008. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2007 sẽ không cao bằng lợi nhuận 6 tháng cuối năm. Điều này do tính chất mùa vụ của ngành sản xuất bánh kẹo, đặc biệt thời điểm Tết Trung Thu và cuối năm là thời điểm sản phẩm của công ty được tiêu thụ nhiều nhất Đặc điểm lao động Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một công ty cổ phần có qui mô tương đối lớn. Từ khi thành lập năm 1959 công ty có chưa đầy 100 lao động cho đến nay công ty đã có khoảng 1500 lao động làm việc và phục vụ ở các phòng ban. Hàng năm công ty tuyển dụng và thu nhận cán bộ kĩ thuật và cán bo quản lý từ các trường Đại học và cao đẳng trong và ngoài nước. Ngoài ra công ty còn sữ dụng một lượng lớn lao động theo mùa vụ. Bảng 2.2: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ lao động năm 2007 Trình độ Loại lao động Đại học và trên Đai học Cao Đẳng Trung cấp Công nhân kĩ thuật Chưa qua đào tạo Tổng Cán bộ KT 50 10 10 0 0 75 Cán bộ QL 122 25 7 0 0 187 CN bâc 6-7 0 0 0 352 0 402 CN bậc 3-4 0 0 0 600 0 700 LĐ phổ thông 0 0 0 0 363 492 Tổng số 172 35 17 952 363 1539 (Nguồn: Văn phòng công ty) Qua bảng trên ta thấy lực lượng công nhân kĩ thuật chiếm một tỷ kệ lớn trong cơ cấu của công ty (61,8%) bắt nguồn từ đặc thù sản xuất và yêu cầu công nghệ. Đây là đội ngủ lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cho công ty. Bên cạnh đó công ty còn có một đội ngủ đông đảo cán bộ quản lý và cán bộ kĩ thuật (chiếm 17,02%). Ngoài ra còn có một lượng lớn lao động phổ thông do yêu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (chiếm 31,97%) Bảng 2.3: Bảng cơ cấu lao động theo thời hạn lao động năm 2007 Loại LĐ Hành chính XN Kẹo XN Bánh XN Phụ trợ XN Việt Trì XN Nam Định Tổng Lao động DH 102 215 53 39 298 51 758 Lđ HĐ 1-3 năm 34 121 57 5 143 10 370 Lao động thời vụ 3 20 188 3 191 6 411 Tổng số 139 356 298 47 632 67 1539 (Nguồn:Văn phòng công ty) Trong cơ cấu lao động của công ty, lực lượng lao động dài hạn phục vụ các mục tiêu lâu dài chiếm tỷ trộng lớn nhất. Điều này giúp công ty có được sự ổn định trong quản lý và tạo nên sự ổn định trong sản xuất kinh doanh. Đặc điểm của máy móc, công nghệ Để sản xuất ra các loại sản phẩm cung cấp cho thị trường với chủng loại chất lượng cao hơn, công ty đã không ngừng mua sắm trang thiết bị máy móc để dùng cho sản xuất, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất thay thế dần lao động thủ công như: Dây chuyền sản xuất bánh Cracker nhập từ Italia, công suất 2,5 tấn/ca Dây chuyền sản xuất bánh Biscuist nhập từ Đan Mạch công suất 2 tấn/ca Dây chuyền sản xuất bánh Kem xốp nhập từ Malaisia công suất 0,7 tấn/ca Dây chuyền sản xuất Kẹo mềm nhập từ Đức công suất 6 tấn/ca Dây chuyền sản xuất Kẹo cứng nhập từ Balan công suất 2 tấn/ca Dây chuyền sản xuất Kẹo chew nhập từ Đức công suất 3 tấn/ ca Dây chuyền sản xuất Gluco phục vụ sản xuất kẹo cứng công suất 1500 tấn/ca Một số đặc điểm khác Do công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo mà các sản phẩm này phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường và tiêu thụ mang tính chất thời vụ Ngoài ra công ty đã hoạt động theo hình thức cổ phần hóa từ năm 2004 và có một số hoạt động kinh doanh khác ngoài sản xuất bánh kẹo như: - Kinh doanh xuất nhập khẩu: các loại vật tư sản xuất, máy móc thiết bị, sản phẩm chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá khác - Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại - Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật 2.2 Qui chế trả lương tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 2.2.1 Cơ sở Dựa vào các nghị định, các qui định của nhà nước về trả lương, quản lý quĩ lương của các doanh nghiệp Nghị định 28/CP ngày 28/3/1997 của chính phủ về đổi mới quản lý quĩ lương trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân Nghi định số 03/2001/NĐ-CP ngày 11/01/2001 về sữa đổi bổ sung một số điều của NĐ số 28/CP ngày 23/7/1997 của chính phủ về quản lý tiền lương của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân NghÞ ®Þnh sè: 114/2002/N§-CP cña ChÝnh phñ, ban hµnh ngµy 31 th¸ng 12 n¨m 2002, qui ®Þnh chi tiÕt vµ h­íng dÉn thi hµnh mét sè ®iÒu cña Bé luËt Lao ®éng vµ LuËt s÷a ®æi, bæ sung mét sè ®iÒu cña Bé LuËt lao ®éng vÒ tiÒn l­¬ng ®èi víi doanh nghiÖp Nghị định 166/2007/NĐ-CP của chính phủ ngày 16/11/2007 qui định về mức lương tối thiểu chung. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2008 2.2.2 Nội dung Qui chế trả lương của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà bao gồm các nội dung cụ thể sau: Thu nhập hàng tháng của công nhân viên thay đổi theo năng suất lao động và kết quả hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty Đối với công nhân sản xuất trực tiếp thì áp dụng hình thức nghiệm thu sản phẩm và trả lương theo đơn giá tiền lương sản phẩm Những lao động gián tiếp, nhân viên văn phòng, lãnh đạo làm việc theo thời gian được trả lương 100% theo cấp bậc và chức vụ theo nghị định số 26/CP 2.3 Sự hình thành quĩ lương và các hình thức trả lương tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 2.3.1 Sự hình thành quĩ lương Qũi lương bao gồm các thành phần sau: Vc = Vkh + Vbs + Vk Trong đó: Vc : Tổng quĩ lương Vkh: Qũi tiền lương kế hoạch tính theo đơn giá Vbs: Qũi tiền lương bổ sung Vk : Qũi lương khác Qũi tiền lương kế hoạch được xây dựng theo đơn giá tiền lương khoán cho các đơn vị thành viên. Cơ sở để xây dựng quĩ tiền lương kế hoạch dựa vào nhiệm vụ sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến lương + Xác định quĩ lương theo đơn giá: Vkh = Qkhi x Đgkhi + Mức lương tối thiểu của công ty Lminđc = Lmin x (1 + Kđc) Trong đó : Kđc = K1 + K2 Lmin = 540 000đ/tháng K1: Hệ số điều chỉnh vùng (0.3) K2: Hệ số điều chỉnh ngành (1.0) Tuy nhiên theo tính toán của công ty thì không thể áp dụng hệ số điều chỉnh theo nhà nước qui định (2.3) mà phải áp dụng hệ số điều chỉnh là 1.56, hệ số này có thể thay đổi hàng năm. Có sự thay đổi này là do dự cạnh tranh về sản phẩm và giá bán trên thị trường cao, mặt khác dựa vào sự cân đối giữa giá thành và giá bán nên công ty thường xuyên thay đổi hệ điều chỉnh sao cho tính toán quĩ lương hợp lý. Do vậy tiền lương tối thiểu của trong công ty là: 540 000 x 1.56 = 842 000đ/tháng + Quĩ lương bổ sung: Nghỉ lể: 8(ngày) * 1539 (người) = 12312 (ngày) Nghỉ phép hàng năm: 15 (ngày) * 1539 (người) = 23085 (ngày) Chế độ phụ nữ: mỗi tháng được 50 phút/người (số nữ năm 2007 là 1009 người). Vậy số ngày được hưởng là: (50/60 * 12 *1009) = 1261.25ngày Thai sản: 120 ngày * 40 người = 4800 ngày Hội họp, học tập: 3 * 1539 = 4617 ngày Vậy tổng số ngày là: 46075.25 ngày Hệ số tiền lương cấp bậc bình quân công ty là 2.5, một tháng tính 26 ngày công, ta có: Đơn giá tiền lương 1 ngày = 540 000 * 2.5/26 = 51 923đ/ngày công Vậy quĩ lương bổ sung là: 46 075.25 *51 923 = 2 392 365 206 đồng 2.3.2 Các hình thức trả lương tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Hình thức trả lương theo thời gian + Đối tượng áp dụng: Công nhân viên văn phòng, ban quản đốc, đội xe, nhân viên phục vụ, công nhân phụ. Công việc ở những vị trí này không thể đo đếm sản phẩm, không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và kết quả công việc không đo lường được một cách cụ thể. + Công thức tính: Ltt = Lcb + PCtn Trong đó: Ltt : Tiền lương thực tế mà mỗi công nhân nhận được trong tháng Lcb: Tiền lương cơ bản của người lao động trong tháng được tính dựa trên tiền lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng PCtn: Tiền lương phụ cấp trách nhiệm (nếu trong tháng đó không nghỉ việc quá 10 ngày) PCtn = HSLbq x Lmin x Hệ số phụ cấp Trong đó: HSLbq: Hệ số lương bình quân Lmin: tiền lương tối thiểu do nhà nước qui định (540 000đ) Lcb = Lcbn x Ntt x Hcty Lcbn = Trong đó: Lcbn : tiền lương cấp bậc ngày Ntt : Số ngày làm việc thực tế trong tháng Hcty: Hệ số của công ty (thay đổi theo từng tháng tùy Lcbt : Tiền lương cấp bậc tháng n : chế độ thời gian làm việc trong tháng (26 ngày) thuộc vào kết quả kinh doanh của tháng đó, thường dao động từ 1.5- 2) Lcbt = HS1 x Lmin HS1 : Hệ số lương theo qui định Nếu làm việc trọn tháng thì hệ số phụ cấp giữ nguyên Nếu nghỉ việc dưới 10 ngày thì hệ số phụ cấp tính theo số ngày làm việc Khi đó Hệ số phụ cấp = (Hệ số phụ cấp/26) x Công thực tế Hệ số phụ cấp còn phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc: Loại A: Những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao_ tính 100% hệ số phụ cấp Loại B: hoàn thành nhưng còn sai sót nhất định_tính 80% hệ số phụ cấp Loại C: Vi phạm nhỏ nhưng chưa đến mức bị khiển trách_tính 60% hệ số phụ cấp Ví dụ: Trương Cẩm Tú nhân viên phòng kinh doanh Hệ số điều chỉnh tại công ty 1.56 Hệ số lương qui định 2.76 Ngày công thực tế làm việc 26 ngày Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phụ cấp được hưởng là loại A Vậy tiền lương thực tế mà chị Tú nhận được trong tháng 9-2007 Ltt =((540 000*2.76)/26)*1.56*26 + 554 000 = 2 879 024 đồng/tháng Bảng 2.4: Bảng thanh toán lương tháng 9 năm 2007 Phòng kế hoạch Đơn vị: 1000đ TT Họ tên Hệ số lương Lương Cơ bản Phụ cấp trách nhiệm Phụ cấp H2 (Phân phối thêm thu nhập) Tổng lương 1 Trần Huyền 3.24 2729.379 300 450 3479.379 2 Ngô thùy An 2.76 2325.024 300 2625.024 3 Hồ Anh Minh 2.30 1937.52 200 2137.52 4 Lê Thị Sơn 2.10 1769.04 100 1869.04 5 Lê Thanh Ân 3.67 3091.608 350 600 4041.608 6 Trương CẩmTú 2.76 2325.024 554 2879.024 (Nguồn: Văn phòng công ty) Phụ cấp trách nhiệm được công ty áp dụng nhằm khuyến khích người lao động nâng cao trách nhiệm trong quản lý, nâng cao hiệu quả lao động. Chế độ này được áp dụng với các cán bộ quản lý, cán bộ giữ vai trò chủ chốt trong lao động, công nhân có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao Ưu điểm: Hình thức trả lương theo thời gian này được áp dụng phổ biến do tính toán đơn giản, dễ hiểu, giúp người lao động dễ dàng tính được tiền lương của mình Ở đây tiền lương của người lao động gắn với hệ số của công ty (1.56) do đó mà trách nhiệm của người lao động gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nó có tác dụng khuyến khích người lao động có ý thức trong công việc của mình. Tiền lương mà người lao động nhận được, được tính dựa vào số ngày công thực tế nên nó có tác dụng khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ hơn. Việc tính lương gắn với phụ cấp trách nhiệm và phụ cấp phân phối thu nhập đã tạo động lực cho người lao động làm việc không những số lượng tăng mà còn hoàn thành nó với chất lượng cao. Nhược điểm: Bộ máy quản lý của công ty cũng tương đối cồng kềnh do đó quĩ lương thời gian cũng khá lớn. Sự phân công công việc chưa đúng trình độ chuyên môn đã làm cho việc chi trả lương chưa thật sự công bằng Cách chia lương chưa căn cứ vào cấp bậc công việc nên đã dẫn đến những người tuy có thâm niên cao nhưng có năng lực trình độ yếu kém lại được trả lương cao hơn người tre tuổi có năng lực trình độ cao hơn. Với những nhược điểm nêu trên công ty cần có giải pháp khắc phục để hạn chế những yếu điểm trên, để công tác sản xuất kinh doanh được phát triển hơn Hình thức trả lương theo sản phẩm Hiện nay công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đang áp dụng 3 hình thức trả lương theo sản phẩm: Trả lương theo sản phẩm tập thể, trả lương sản phẩm cá nhân và trả sản phẩm khoán Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể Đối tượng áp dụng: áp dụng đối với công nhân làm việc theo dây chuyền, theo tổ, nhóm. Do đặc trưng sản xuất của công ty đa số các máy móc sản xuất theo dây chuyền nên công ty có một số lượng lớn công nhân làm việc trên dây chuyền. Các công nhân được lập thành một tổ sản xuất và chịu trách nhiệm trên một dây chuyền hoặc một công đoạn sản xuất nhất định. Mỗi một khâu của công đoạn sản xuất thì có đơn giá tiền lương khác nhau. Tiền lương được tính theo từng công đoạn cho cả tổ và sau đó chia cho từng công nhân Công thức tính: TL = ĐGt * SLtt * HScty Trong đó: TL: Tiền lương trong tháng mà cả tổ nhận đựợc ĐGt: Đơn giá tổng giao cho sản phẩm đó HScty: Hệ số công ty SLtt: Sản lượng thực tế Ví dụ: Sản lượng thực tế mà tổ nấu kẹo hoàn thành trong tháng 9- 2007 hoàn thành là: 31 tấn Đơn giá tổng: 715 000 đ/tấn Hệ số công ty nhận đựợc là: 1.56 Tiền lương mà cả tổ nhạna được = 31 * 715 000 * 1.56 = 34 577 400 đ Sau đó tiền lương được chia như sau: Trong việc nấu kẹo gồm nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi một công đoạn là một nhóm thực hiện khác nhau, khi cả tổ nhận đựợc tiền lương thì số tiền đó lại đựuoc chia ra cho từng nhóm. Và tiền lương nhóm đựoc tính như sau: TLnhóm = SLtt * ĐGcđ * HScty (*) Trong đó: TLnhóm: Tiền lương mà cả nhóm nhận được ĐGcđ: Đơn giá tính cho từng công đoạn (xem bảng 2.5) HScty: Hệ số công ty (1.56) TL1công/nhóm: Tiền lương bình quân 1 công của từng nhóm TL1công/nhóm = Tổng số lương của cả nhóm/ Tổng số công cả nhóm Bảng 2.5: Bảng đơn giá của một số công đoạn nấu kẹo Công đoạn Số công nhân (người) Số công tt 1 lđ trong tháng (công) Sản lượng (tấn) Đơn giá (đồng/tấn) Tổng lương nhóm (đồng) Tiền lương tính cho 1 công (đồng/công) CN trộn 5 26 31 150 000 7 254 000 55 800 CN nấu kẹo 4 26 31 130 000 6 286 800 60 450 CN nấu nhân 4 26 31 130 000 6 286 800 60 450 CN làm nguội A 3 24 31 120 000 5 803 200 80 600 CN làm nguội B 3 25 31 120 000 5 803 200 80 600 CN vận hành máy tạo hình 4 26 31 100 000 4 836 000 46 500 CN đổ sàng 3 25 31 95 000 4 594 200 61 256 TỔNG 26 715 000 34 577 400 (Nguồn: Văn phòng công ty) Số tiền lương của cả tổ nhận đựợc = 31 * 715 000 * 1.56 = 34 577 400đ Tiền lương của nhóm nhận đụợc tính tuơng tự như công thức (*) trên Số tiền mà mỗi thành viên trong nhám nhận được TLcn = Nttcn * TL1công/nhóm Ví dụ: Tính lương cho công nhân trộn TL1công/nhóm = 7 254 000/ (5*26) = 55 800 đồng/công Giả sử ngày công thực tế của mỗi công nhân đều là 26 ngày ta có: TLcn = 26 * 55 800 = 1 450 800 đồng Ưu điểm: Với hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà thì có các ưu điểm sau: Hình thức trả lương này khuyến khích người lao động chăm chỉ làm việc, có ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác, phối hợp nhịp nhàng trên dây chuyền mang lại kết quả cao. Đơn giá tiền lương góp phần phản ánh được sức lao động bỏ ra để sản xuất được một đơn vị sản phẩm Nhược điểm: Tuy nhiên hình thức trả lương này cũng có những nhược điểm sau: Làm cho người lao động có thói quen ỷ lại vào người khác, ảnh hưởng đến năng suất lao đọng chung Tiền lương của người lao động chỉ phụ thuộc vào đơn giá tiền lương, sản lượng, hệ số công ty mà không phản ánh mức độ thực hiện công việc của các cá nhân khác trong tổ. Vì vậy cách trả lương này chưa đánh giá được kết quả thực hiện công việc của mỗi cá nhân. Chế độ tiền lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân Ở công ty bánh kẹo Hải Hà thì áp dụng với bộ phận gói kẹo, công nhân bốc xếp. Vì hai công việc này có thể xác định rõ khối lượng công việc của từng người. Tiền lương của từng người ở hình thưc này được tính theo công thưc sau: TLcn = ĐGcv * SLcn * HScty Trong đó: TLcn: Tiền lương mỗi công nhân nhận được SLcn: Sản lượng mà mỗi cá nhân nhận được HScty: Hệ số công ty ĐGcv: Đơn giá của công việc đó Để xem xét cụ thể hình thức trả lương đó được thực hiện như thế nào ta xét ví dụ sau Ví dụ: Cách tính lương của một công nhân gói kẹo Chị Ngọc Trâm công nhân bậc 3/6 cấp bậc công việc 3/6. Tháng một chị gói được 800kg kẹo Trong đó: Kẹo gói xoắn to nhân dừa: 420 kg ; đơn giá 641758 đ/tấn Kẹo nhân cam 300 kg ; đơn giá 692548 đ/tấn Kẹo nhân sữa chua 86 kg ; đơn giá 641758 đ/tấn Vậy cuối tháng chị Ngọc Trâm nhận được số tiền là: {(641 758 x 0.42) + (692 548 x 0.3) + (641 758 x 0.086)} * 1,56 = 830 690,6 đ Đơn giá tiền lương của mỗi loại kẹo được tính dựa vào định mức của từng loại kẹo. Định mức này phụ thuộc vào trọng lượng viên kẹo là chủ yếu. Tính tương tự cho công nhân bốc vác. Tiền lương của công nhân này phụ thuộc vào khối lượng bốc vác, đơn giá cho 1 tấn bốc vác, hệ số công ty (1.56) Ngoài tiền lương theo sản phẩm này, cuối tháng công nhân còn được nhận các khoản tiền phụ cấp khác như tiền xà phòng, tiền BHXH, tiền bồi dưỡng đọc hại nếu người đó lao động trong khu vực độc hại Ưu điểm: Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân có ưu điểm là dễ tính toán trực tiếp cho mỗi cá nhân, công nhân có thể tự tính lương cho mình thông qua đơn giá của một khối lượng công việc nhất định (tấn, kg). Từ đó khuyến khích người công nhân tích cực làm việc tăng năng suất dẫn đến tăng tiền lương Nhược điểm: Ở hình thức trả lương này người công nhân dễ bỏ qua chất lượng sản phẩm làm ra mà chỉ chạy theo số lượng để tăng thu nhập của mình Chế độ trả lương khoán Chế độ lương khoán được áp dụng cho các trung tâm kinh doanh dịch vụ sản phẩm và thương mại và lái xe Cách tính: Đối với trung tâm kinh doanh sản phẩm và dịch vụ được tính trên cở sở doanh thu bán hàng Đối với lái xe được tính theo khối lượng vận chuyển và đơn giá mỗi đơn vị vận chuyển (tấn) Ví dụ: Một lái xe vận chuyển nguyên vật liệu đến phân xưởng sản xuất. Đơn giá cho mỗi tấn chở được từ nơi cung cấp về phân xưởng là 50 000 đ/tấn. Tháng 9-2007 anh ta chở được 19 tấn. Tiền lương mà anh ta nhận được là: TLtt = 50 000*19*1.56 = 1 482 000 đ Ưu điểm: - Trả lương khoán đã đựuoc áp dụng một cách dễ hiểu, làm cho nguời lao động phát huy sang kiến, tiết kiệm thời gian. Công thức tính có gắn hệ số công ty nên đã làm tăng trách nhiệm của nguời lao động Nhược điểm: Tuy nhiên sự khuyến khích của hình thức trả lương này chưa cao Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã áp dụng 3 chế độ trả lương sản phẩm nêu trên và đã đạt được một số kết quả nhất định, bên cạnh đó cũng biểu hiện một số thiếu sót nhất định trong công tác trả lương. Vì vậy công ty cần có biên pháp kkhắc phục và mở rộng các hình thức trả lương đồng thoiừ có cách chia lương hợp lý hơn. 2.3.3 Các điều kiện trả lương theo sản phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 2.3.3.1 Công tác định mức lao động của công ty Từ trước đến nay công tác định mức lao động của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà được tiến hành theo phương pháp thống kê kinh nghiệm là chủ yếu. Các điều kiện sản xuất chủ yếu ít thay đổi, các sản phẩm chủ yếu được sản xuất là sản phẩm truyền thống. Vì vậy chỉ khi nào lắp thiết bị mới, dây chuyền mới hoặc điều kiện lao động mới thì công ty mới tiến hành định mức lại. Mặt khác hiện nay công tác định mức chưa được quan tâm đúng mức, các mức đưa ra chưa có căn cứ khoa học chỉ là bằng ước lượng cảm tính. Vì vậy đã không phát huy được tác dụng của định mức lao động trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cũng như công tác trả công trả lương. Tuy nhiên công tác định mức tiêu hao nguyên vật liệu thì đựơc quan tâm hơn nhiều. Hàng tuần nhân viên của phòng kỹ thuật kết hợp với phòng hành chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33007.doc
Tài liệu liên quan