Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn

MỤC LỤC

CHƯƠNG I 6

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 6

XUẤT NHẬP KHẨU 6

I. XUẤT NHẬP KHẨU VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 6

1. Khái niệm kinh doanh xuất nhập khẩu 6

2. Các hình thức xuất nhập khẩu chủ yếu 6

2.1 Các hình thức xuất khẩu chính 6

2.1.1 Hình thức xuất khẩu trực tiếp(Direct Exporting) 6

2.1.2 Hình thức xuất khẩu gián tiếp( Indirect Exporting) 7

2.1.3 Các hình thức xuất khẩu khác 8

2.2 Các hình thức nhập khẩu 9

2.2.1 Nhập khẩu uỷ thác 9

2.2.2. Nhập khẩu trực tiếp 9

2.2.3 Nhập khẩu theo hình thức tái xuất 10

2.2.4 Nhập khẩu thông qua đấu thầu quốc tế 10

3. Nội dung kinh doanh xuất nhập khẩu 11

3.1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất nhập khẩu 11

3.1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước 11

3.1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài 12

3.2 Lựa chọn phương án giao dịch 13

3.3 Tiến hành giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng 14

3.3.1 Hình thức giao dịch 14

3.3.2 Các bước giao dịch và đàm phán 14

3.4 Thực hiện ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hoá 15

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 18

1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 18

1.1 Yếu tố vĩ mô 18

1.1.1 Thuế quan 18

1.1.2 Hạn ngạch 19

1.1.4 Tỷ giá hối đoái 20

1.1.5 Các chính sách và quy định của Nhà nước 21

1.2 Yếu tố vi mô 22

1.2.1 Yếu tố kinh tế xã hội trong nước 22

1.2.2 Yếu tố địa lý – tài nguyên thiên nhiên 23

1.2.3 Tiềm lực tài chính 23

2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 24

2.1 Bộ máy quản lý doanh nghiệp 24

2.2 Tiềm năng về nguồn nhân lực 25

2.3 Mạng lưới kinh doanh 26

2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật doanh nghiệp 26

III. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 27

1. Khái niệm về hiệu quả 27

1.1 Hiệu quả kinh doanh 27

1.2 Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu 29

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu 29

2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 29

2.1.1 Chỉ tiêu phản ánh về mặt định lượng 30

2.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh về mặt định tính 31

2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp 31

3. Phương pháp đánh giá hiệu quả 33

CHƯƠNG II 34

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN 34

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN 34

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 34

2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty 35

2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu 35

2.2 Hoạt động kinh doanh nội địa 35

2.3 Các dịch vụ khác 36

3. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 36

3.1 Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của các phòng ban 36

3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 38

4. Các nguồn lực của Công ty 39

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN 40

1. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty 40

2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty 42

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty 45

3.1 Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp 45

3.2 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo kim ngạch xuất nhập khẩu 46

3.3 Chỉ tiêu tốc độ gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu(Vdt) 47

III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN 47

1. Cơ hội 47

2. Thách thức 49

3. Nguyên nhân 51

CHƯƠNG III 53

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN 53

I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN 53

1. Mục tiêu 53

2. Phương hướng 53

2.1 Phương hướng về doanh thu của doanh nghiệp 54

2.2 Phương hướng về vốn của doanh nghiệp 54

2.3 Phương hướng về tổ chức sản xuất 54

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN 55

1. Đẩy mạnh tìm hiểu và nghiên cứu thị trường 55

2. Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 56

3. Nâng cao thương hiệu sản phẩm và mở rộng thị trường kinh doanh của công ty 57

4. Tiến hành giảm chi phí lưu thông, phân bổ hợp lý chi phí quản lý 58

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 60

1. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước 60

2. Nâng cao vai trò quản lý và điều tiết của Nhà nước đối với xuất nhập khẩu 62

3. Thực hiện chính sách đầu tư, tiếp thu khoa học công nghệ trên thế giới 62

4. Phát triển hệ thống ngân hàng 63

KẾT LUẬN CHUNG 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

 

docx65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3934 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
U 1. Khái niệm về hiệu quả Hiệu quả chính là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Hiệu quả được xác định bởi công thức: +) Hiệu quả tuyệt đối: E = K – C +) Hiệu quả tương đối: E = K/C Trong đó: K: Kết quả nhận được theo hướng mục tiêu đo bằng các đơn vị khác nhau C: Chi phí bỏ ra được đo bằng các đơn vị khác nhau E: Hiệu quả Có thể thấy, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp tuỳ thuộc vào trình độ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Đặc biệt biểu hiện của lợi ích và chi phí kinh tế phụ thuộc vào doanh nghiệp và mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp đó. Đối với mỗi doanh nghiệp thì mục tiêu đó chính là doanh thu bán hàng và chi phí gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp để có thể có doanh thu bán hàng đó. 1.1 Hiệu quả kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong một phạm vi của doanh nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được lợi ích kinh tế đó. Vấn đề hiệu quả được hình thành theo nhiều khái niệm khác nhau. Cụ thể: *Xét trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân và phạm vi toàn xã hội thì phạm vi hiệu quả sẽ là hiệu quả kinh tế quốc dân(hay là hiệu quả kinh tế xã hội) và hiệu quả chính trị xã hội. + Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Chủ thể hưởng hiệu quả hiệu quả kinh tế quốc dân là toàn bộ xã hội mà đại diện chính là Nhà nước. +Hiệu quả chính trị xã hội: Là hiệu quả mà chủ thể nhận được trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. *Xét trên phạm vi từng yếu tố, từng doanh nghiệp sẽ có 2 phạm trù: Phạm trù hiệu quả kinh tế và phạm trù hiệu quả kinh doanh. + Phạm trù hiệu quả kinh tế: Là lợi ích kinh tế đạt được sau khi bù đắp các khoản chi phí lao động xã hội. Hiệu quả này được xác định thông qua việc so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh với chi phí bỏ ra. + Phạm trù hiệu quả kinh doanh: Là phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh là hiệu quả lao động xã hội. Nó được xác định bằng việc so sánh giữa lương lao động hữu ích cuối cung thu được với hao phí lao động xã hội. *Căn cứ vào lợi ích nhận được trong những khoảng thời gian dài hay ngắn đã hình thành nên khái niệm hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. + Hiệu quả trước mắt: Là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian ngắn, lợi ích chỉ là mang tính tạm thời. + Hiệu quả lâu dài: Là hiệu quả được xem xét trong khoảng thời gian dài, lợi ích mang tính lâu dài. Như vậy, ở nhiều góc độ khác nhau sẽ có nhiều quan điểm về hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề hiệu quả chúng ta cần phải biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, để từ đó có thể giải quyết vấn đề một cách ổn định và có lợi nhất trong hoạt động kinh doanh. 1.2 Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu Với vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu đã trở thành lĩnh vực không thể thiếu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu đem lại lợi nhuận rất lớn cho quá trình phát triển kinh tế. Do đó, nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu là nhân tố quyết định để Việt Nam tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Kinh doanh xuất nhập khẩu phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia nên hiệu quả hoạt động này được đánh giá ở những mức độ cũng rất khác nhau. Nó sẽ chịu ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô, vi mô, qua đó sẽ phát triển phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới và mỗi quốc gia nói riêng. 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu 2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu hiệu quả là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời nó cũng là phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá, phản ánh trình độ của nền sản xuất hàng hoá. Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh cả về mặt định lượng và mặt định tính. Xét về mặt định lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Về mặt định tính, đó lại là sự phản ánh ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc giải quyết các yêu cầu, mục tiêu kinh tế và yêu cầu kinh tế xã hội. 2.1.1 Chỉ tiêu phản ánh về mặt định lượng Hệ thống chỉ tiêu này phản ánh quy mô phần thu nhập lần đầu của doanh nghiệp. Bao gồm: a) Lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, pahnr ánh kết quả cuối cùng của hợp đồng xuất nhập khẩu. Tiêu chuẩn cơ bản của hiệu quả của hiệu quả kinh doanh đó là lợi nhuận doanh nghiệp đạt được phải cao nhất và ổn định. Lợi nhuận đó được tính là phần chênh lệch dương giữa tổng doanh thu và tổng chi của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy luật của sản xuất hàng hoá và của nền kinh tế thị trường. Công thức tính lợi nhuận: P = TR – TC Trong đó: P: Lợi nhuận TR: Tổng doanh thu TC: Tổng chi phí Nếu P>0 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả Nếu P<0 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khôngcó hiệu quả Nếu P=0 doanh nghiệp hoà vốn b) Tỷ suất lợi nhuận: là chỉ tiêu cho biết hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu quả hay không, đồng thời phản ánh mức độ hiệu quả hợp đồng. Công thức được xác định như sau: I = P/TC Trong đ ó: I là tỷ suất lợi nhuận Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá tỷ lệ phần trăm lãi so với tổng chi phí doanh nghiệp sau khi thực hiện hợp đồng. Thực tế thì lợi nhuận của doanh nghiệp được gắn liền với rủi ro tối đa và sự mạo hiểm. Vấn đề chiếm lĩnh thị trường và thu được lợi nhuận có liên quan chặt chẽ với nhau gần như tỷ lệ thuận. Do đó, lợi nhuận ổn định là tiêu chuẩn cơ bản nhất để phân tích hiệu qủa sản xuất kinh doanh. c) Chỉ tiêu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu: Là tỷ lệ giữa tổng chi phí bằng đồng bản tệ trên doanh thu tính bằng đồng ngoại tệ. Chỉ tiêu này thường được tính trước khi thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu để đánh giá hiệu quả hoạt động. Chỉ tiêu này được dùng để lựa chọn hợp đồng tối ưu khi có nhiều hợp đồng tham gia. 2.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh về mặt định tính Các chỉ tiêu phản ánh về mặt định tính được thể hiện như sau: +) Chỉ tiêu mức thu nhập thuần tuý của doanh nghiệp phải tăng cường và đạt được ổn định. +) Doanh nghiệp hoạt động phải biết kết hợp hài hoà giữa ba lợi ích kinh tế: cá nhân, tập thể, Nhà nước. +) Năng lực cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp biểu hiện ở thương hiệu, cũng như uy tín trong hoạt động kinh doanh. +) Khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường sẽ khẳng định thị trường của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. +) Tiêu chuẩn không thể thiếu đó phải kể đến sự quản lý của Nhà nước. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều phải tuân thủ theo pháp luật và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. 2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm: Chỉ tiêu Công thức xác định * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp - Doanh lợi theo chi phí Lợi nhuận trong kỳ Tổng chi phí tiêu thụ và sản xuất trong kỳ - Doanh lợi theo vốn sản xuất Lợi nhuận trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ - Doanh lợi doanh lợi xuất nhập khẩu thuần Lợi nhuận trong kỳ Kim ngạch xuất nhập khẩu thuần - Kim ngạch xuất nhập khẩu trên tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ - Kim ngạch xuất nhập khẩu trên một đồng vốn sản xuất * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ Tổng lao động bình quân trong kỳ - Năng suất lao động Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ Tổng lao động bình quân trong kỳ - Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ Tổng lao động bình quân trong kỳ - Lợi nhuận binh quân tính cho một lao động Lợi nhuận trong kỳ Tổng lao động bình quân trong kỳ * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định - Hiệu suất sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị Thời gian làm việc thực tế của MMTB Thời gian làm việc theo thiết kế - Sức sản xuất của vốn cố định Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ Số dư bình quân vốn cố định trong kỳ - Sức sinh lợi của vốn cố định Lợi nhuận trong kỳ Vốn cố định bình quân trong kỳ * Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Hệ số đảm nhiệm của vón lưu động Vốn lưu động bình quân trong kỳ Doanh thu tiêu thụ(Trừ thuế) - Số ngày luân chuyển bình quân 1 vòng quay 365 ngày Số vòng quay vốn lưu động - Sức sản xuất của vốn lưu động Kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ 3. Phương pháp đánh giá hiệu quả Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được kết qủa đó trong những điều kiện nhất định. Do vậy để đánh giá hiệu quả chính xác cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau: +) Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả. Theo nguyên tắc này, tiêu chuẩn hiệu quả sẽ được định ra trên cơ sở mục tiêu khác nhau nên hiệu quả cũng sẽ khác nhau. Do vậy, mục tiêu thay đổi dẫn đến tiêu chuẩn hiệu quả cũng thay đổi. +) Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định khi có sự kết hợp các loại lợi ích. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội, lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội, lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn luôn phải đảm bảo sự thống nhất lợi ích một cách thích hợp. +) Nguyên tắc bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh doanh phải được xuất phát từ nâng cao hiệu quả sản xuất của địa phương, cơ sở. Tính chất đồng đều, hệ thống sẽ thể hiện từ cấp dưới lên cấp trên, khi đó hiệu quả kinh doanh được xác định một cách chính xác và toàn diện. +) Nguyên tắc về tính đơn giản và thực tế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Theo nguyên tắc này, phương pháp tính hiệu quả được dựa trên số liệu thực tế đơn giản. Không nên có những phương pháp quá phức tạp khi chưa đầy đủ thông tin cần thiết hoặc những thông tin không đảm bảo tính chính xác cao. CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn là công ty mới thành lập song hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt được những doanh thu nhất định trên thị truờng xuất nhập khẩu và hoạt động kinh doanh nội địa. Điểm mạnh và nổi bật nhất của công ty đó chính là ngành nghề kinh doanh rất đa dạng và phong phú, phù hợp với thị trường phát triển của đất nước. Bên cạnh đó công ty còn có hệ thống làm việc khoa học với đội ngũ kỹ sư nhiều kinh nghiệm được đào tạo tốt và tương đối chuyên nghiệp. Chính điều đó đã góp phần nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu của công ty, khẳng định lại vị trí của doanh nghiệp trên thị truờng hiện nay. Ngày 21/06/2004 Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn đã chính thức được thành lập với giấy phép đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu số 010300469 hợp lệ do Sớ kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn Ngày thành lập: 21/06/2004 MST: 0101509837 Tên giao dịch: Viet Tuan Trading Import – Export Joint Stock Company - Tên viết tắt: Vitradimex., jsc - Trụ sở chính công ty: Số 51/228 Lê Trọng Tấn, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Điện thoại : 04.6416213 – 0983.2361996 – 0983.351838 Fax: 04.6416219 - Webside: http: //www.vitradimex.com - Email: vitradimex@.fpt.com - Vốn điều lệ: 5.000.000.000 VNĐ (5 tỷ đồng Việt Nam) Ngành nghề kinh doanh Máy móc trang thiết bị y tế Thiết bị đo lường kiểm nghiệm Các loại hoá chất dùng trong y tế và trong các lĩnh vực công nghiệp Dịch vụ lắp đặt bảo trì, bảo dưỡng máy y tế Tư vấn thiết kế phòng xét nghiệm Tư vấn lắp đặt thiết bị phòng thí nghiệm, xét nghiệm - Tốc độ tăng trưởng hàng năm: 30% 2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty Hoạt động kinh doanh của công ty được thể hiện ở các hình thức xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa. 2.1. Hoạt động xuất nhập khẩu + Gia công, sản xuất, buôn bán hàng dệt, may mặc, da giầy, đồ nội thất, hang thủ công mỹ nghệ (mây, tre đan, thêu ren, lụa, tơ tằm, đồ mỹ nghệ…) + Mua bán nông lâm sản nguyên liệu + Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá 2.2 Hoạt động kinh doanh nội địa + Kinh doanh thiết bị viễn thông, máy móc thiết bị y tế, thiết bị công nghiệp + Kinh doanh thiết bị lọc bụi công nghiệp, xử lý nước, nước thải công nghiệp và gia đình + Kinh doanh các loại hoá chất dùng trong y tế và trong các lĩnh vực công nghiệp( trừ hoá chất Nhà nước cấm) + Kinh doanh hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng + Kinh doanh vận tải hàng hoá, kho bãi + Kinh doanh bất động sản 2.3 Các dịch vụ khác +Tư vấn, đầu tư và chuyển giao công nghệ + Tư vấn, đào tạo trong lĩnh vực thương mại điện tử, thiết kế Webside (Không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình) + Dịch vụ du lịch và các sản phẩm du lịch Công ty đã có quan hệ kinh doanh với rất nhiều nước trên thế giới, là đại diện độc quyền, nhà phân phối của các nước Anh, Pháp, Nhật, ý… và đã tiến hành đa dạng hoá các mặt hàng trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước. Công tác Marketing, bán hàng cũng được thực hiện đa phương thức: bán buôn, bán lẻ, gửi hàng đi bán… 3. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 3.1 Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của các phòng ban Bộ máy quản lý của công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Việt Tuấn được tổ chức theo mô hình chức năng trực tuyến. Bao gồm: Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và Phó Giám đốc + Giám đốc: Là người quản lý, điều hành công việc của công ty. Đồng thời cũng là người có thẩm quyền cao nhất, có nhiệm vụ quản lý toàn diện hoạt động trên cơ sở chấp hành đúng chủ trương, pháp luật của Nhà nước. Giám đốc có thể giao quyền cho cấp dưới giải quyết công việc là Phó Giám đốc. + Phó Giám đốc: Là người trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh, các phòng ban, chịu trách nhiệm trước cấp trên của mình là Giám đốc. Đồng thời cũng giúp Giám đốc nắm vững tình hình hoạt động của công ty, để từ đó có những kế hoạch và quyết định cuối cùng. Phó Giám đốc sẽ nhận lệnh trực tiếp và điều chỉnh từ Giám đốc và người có vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. + Các trợ lý: giúp đỡ Giám đốc – Phó Giám đốc trong các công tác ký kết, ghi chép sổ sách khi giao dịch, công tác… Hệ thống các phòng ban + Phòng kinh doanh tổng hợp Nhiệm vụ: Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, phát hiện các nhu cầu để từ đó có các chiến lược kinh doanh trước mắt và lâu dài cho Ban Giám đốc trong việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ, ký kết hợp đồng với bạn hàng trong và ngoài nước. Phòng kinh doanh sẽ trực tiếp tiến hành các thương vụ kinh doanh cho công ty. Đồng thời cũng là đại diện cho công ty trong việc đàm phán với các đối tác trong nước. Phòng kinh doanh tổng hợp cũng chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban Giám đốc. + Phòng tổ chức hành chính Nhiệm vụ: - Đối nội, đối ngoại, lưu trữ hồ sơ giấy tờ… - Quản lý, tổ chức sắp xếp nhân sự. tiến hành các công tác tuyển nhân viên mới theo yêu cầu của các phòng ban - Trực tiếp giao dịch với cơ quan hành chính của Nhà nước + Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu Chức năng: Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường trong nước và ngoai nước, tiến hành ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu dựa trên các kế hoạch đã đề ra. Đồng thời phân phối hàng nhập khẩu, thu mua hoặc nhận ký gửi hàng hoá đối với hàng xuất khẩu, giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu. + Phòng tài chính Nhiệm vụ: - Tổ chức hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu - Lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty qua các thời kỳ - Giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính: thanh toán, quyết toán bán hàng, tiền lương, tiền thưởng… Đóng góp trong việc xây dựng kế hoạch tài chính công ty 3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH TỔNG HỢP PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU PHÒNG TÀI CHÍNH Bộ máy quản lý công ty khá gọn nhẹ và hiệu quả. - Sự quản lý trực tiếp do sự lãnh đạo, điều hành từ các phòng ban của Giám đốc. - Hoạt động kinh doanh công ty thực hiện thông qua phòng kinh doanh, các phòng này sẽ chịu trách nhiệm về từng lĩnh vực kinh doanh. Với mô hình quản lý chức năng trực tuyến, các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu điều hành trực tiếp của Giám đốc - Phó Giám đốc. Chính điều đó đã góp phần vào sự phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 4. Các nguồn lực của Công ty Các nguồn lực của Công ty hiện nay được phân bổ tương đối hợp lý và được tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với các nguồn lực này, nếu như Công ty có thể sử dụng một cách hiệu quả cao sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho quá trình kinh doanh. Cụ thể đó là: + Nguồn lực về hiệu quả kinh doanh các sản phẩm nội địa là thế mạnh trong công tác hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Thực tế, hoạt động kinh doanh này đã mang lại hiệu quả cao cho Công ty. + Nguồn lực hiện tại đó chính là thế mạnh về nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Thực tế, Công ty có đội ngũ cán bộ trẻ năng động và sáng tạo nên tạo rất nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Nguồn lực không thể không nhắc đến trong công ty còn là nguồn lực về thị trường cung cấp sản phẩm cho các đối tác. Tiềm năng nguồn lực này sẽ còn tiếp tục phát triển và mở rộng hơn nữa trong tương lai. + Nguồn lực về tài chính của Công ty đã tăng lên đáng kể qua các năm hoạt động. Nguồn lực này sẽ tiếp tục được phát huy hơn nữa trong các năm tiếp theo. Từ đó, cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN 1. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Trong 3 năm vừa qua, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn đã đạt được doanh thu nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay tổng số vốn kinh doanh của công ty là 5 tỷ VNĐ - số vốn này quá nhỏ so với quy mô kinh doanh của công ty. Do vậy mà hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đó là: Kinh doanh các loại máy móc thiết bị y tế, kinh doanh các loại hoá chất dùng trong y tế, cung cấp cho các bệnh viện, cơ sở y tế trong nội địa. Các hoạt động kinh doanh của công ty khá ổn định và đều đạt được mục tiêu đặt ra. Hiện nay, công ty vẫn không ngừng mở rộng thị trường nhằm mục đích phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động sản xuất, xuất khẩu buôn bán hàng dệt, may mặc, da giầy, đồ nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ cũng khá thuận lợi và đạt được doanh thu lớn trong những năm vừa qua. Theo số liệu báo cáo về danh mục các hợp đồng đã ký kết và thực hiện trong 3 năm gần đây, công ty đã cung cấp rất nhiều các máy móc, thiết bị có công nghệ cao và hiện đại cho các bệnh viện, cơ sở y tế trong nước với giá trị tương đối cao. Tiêu biểu có thể kể đến các máy móc như: Máy huyết học 18 thông số, máy siêu âm xách tay với trị giá 368.000.000 VNĐ, kính hiển vi phẫu thuật mắt (120.000.000VNĐ), tủ sấy nóng tiệt trùng ( 329.729.000VNĐ )… Các máy móc này chủ yếu cung cấp cho các bệnh viện lớn trong nước, đó là Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Bình,Yên Bái… Bên cạnh đó, hoạt động nhập khẩu đã mang lại lợi nhuận chính cho công ty. Hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty đó là các loại máy móc thiết bị bị y tế, các hoá chất dùng trong y tế ( trừ các hoá chất Nhà nước cấm ). Đó là những mặt hàng nhập khẩu về nhằm phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng trong nước mà chủ yếu là các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh của các tỉnh trên địa bàn cả nước. Thị trường chủ yếu mà công ty nhập khẩu hàng hoá, linh kiện chính là các nước có công nghệ khoa học tiên tiến như Đức, Mỹ, Italy, Nhật, Hàn Quốc. Việc nhập khẩu hàng hoá có thể theo đơn đặt hàng, do nhu cầu cung ứng trên thị trường mà công ty đang kinh doanh. Các sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước, phục vụ nhu cầu của các đối tác. Việt Tuấn cũng đã dần dần được biết đến với uy tín trong quan hệ làm ăn, kinh doanh với phương châm cả hai bên cùng có lợi. Doanh thu đã tăng dần qua các năm và có tiến triển tốt theo hướng có lợi cho công ty. Bên cạnh đó, là đại diện độc quyền, nhà phân phối cho các hãng nước ngoài tại Việt Nam đã tạo cơ hội cho công ty có thể giới thiệu những sản phẩm có công nghệ cao tới khàch hàng, phù hợp với nhu cầu thực tế. Theo báo cáo về kinh nghiệm và năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất ngày 15/8/2006 cho biết: Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là các loại thiết bị máy móc y tế và các hoá chất dùng trong y tế. Trong ba năm hoạt động, doanh nghiệp đã cung cấp được số lượng lớn các sản phẩm cho các bệnh viện và trung tâm trong cả nước. Đồng thời doanh nghiệp đã ký kết được rất nhiều hợp đồng và mở rộng dần thị trường tiêu thụ trong nước, tiến tới xâm nhập thị trường nước ngoài. Thực tế các sản phẩm bán ra có chất lượng tương đối phù hợp với giá tiền, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu hàng hoá. Doanh nghiệp không có khả năng nhập khẩu các thiết bị y tế hiện đại trên thị trường thế giới do giá thành quá cao, công ty không có khả năng chi trả. Mặt khác, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vẫn chưa được phân phối đồng đều. Doanh nghiệp chỉ chú trọng phát triển những mặt hàng có lợi trước mắt mà không phát triển những sản phẩm được coi là tiềm năng của công ty. Điển hình như: sản phẩm dệt len, thủ công mỹ nghê… vốn là những mặt hàng thế mạnh trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu hợp lý và khoa học sẽ là lời giải cho bài toán về tình hình khó khăn của công ty hiện nay. Có thể thấy rằng, thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn là tương đối ổn định. Song để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình hơn nữa trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình đồng thời phải biết phát huy thế mạnh nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất có thể. 2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty thông qua bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty. Chỉ tiêu Mã số 2004 2005 2006 1. Kim ngạch xuất nhập khẩu thuần(Doanh thu thuần) 11 964.743.587 1.222.402.072 1.986.532.521 2. Giá vốn hàng bán 12 663.582.562 895.598.456 1.568.658.902 3. Chi phí quản lý kinh doanh 13 198.521.354 175.256.350 176.360.500 4. Chi phí bán hàng 14 46.510.374 56.458.586 87.582.586 5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (20= 11-12-13-14) 20 56.129.297 95.088.680 153.930.533 6. Lãi khác 21 25.233.061 28.569.458 15.658.256 7. Lỗ khác 22 0 0 0 8. Tổng lợi nhuận kế toán(30=20+21-22) 30 81.362.358 123.658.138 169.588.789 9. Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận để xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN 40 0 0 0 10. Tổng lợi nhuận chịu thuế(50=30+(-)40) 50 81.362.358 123.658.138 169.588.789 11. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 60 6.000.000 17.000.000 14.000.000 12. Lợi nhuận sau thuế(70=30-60) 70 75.362.358 106.658.138 155.588.789 Nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây, chúng ta có thể nhận thấy công ty đã kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận hàng năm. Lợi nhuận năm 2006 đã tăng so với năm 2005, đó là dấu hiệu đáng mừng trong kinh doanh. Như vậy tình hình kinh doanh của công ty khá ổn định và có chiều hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể: - Trong năm 2005, doanh thu thuần là 1.222.402.072 VNĐ, đến năm 2006 là 1.986.532.521VNĐ, tăng 764.130.449 VNĐ tương ứng với 62,5% so với năm trước. - Lợi nhuận sau thuế năm 2004 chỉ bằng 70,65% so với năm 2005, lợi nhuận sau thuế năm 2005 bằng 68,55% so với năm 2006. Rõ ràng doanh thu tăng, dẫn đến lợi nhuận của công ty cũng tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận tăng nhanh hơn so tốc độ tăng của doanh thu. Điều đó đã đem lại hiệu quả kinh doanh nói chung của công ty. - Chi phí quản lý kinh doanh, chi phí bán hàng năm 2004 tương đối cao, nhưng đến các năm 2005, 2006 đã giảm, tuy nhiên chi phí năm 2006 vẫn cao hơn so với năm 2005. Do đó công ty cần có biện pháp giảm chi phí để tăng lợi nhuận cho công ty. Như đã phân tích ở trên, công ty kinh doan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn.docx
Tài liệu liên quan