Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VIỆT LÀO.

I. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty. 3

1. Quá trình hình thành và phát triển. 3

2. Các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh. 4

2.1 Các lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh chính. 4

2.2 Quyền và nghĩa vụ của công ty. 4

3. Các công trình mà Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào đã và đang thi công. 5

II. Những đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng công trình. 7

1. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 8

1.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức sản xuất. 8

1.2 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 13

1.3 Đặc điểm về sản phẩm xây dựng và ngành xây dựng

 công trình giao thông 16

1.4 Đặc điểm về đội ngũ lao động của công ty. 17

1.5 Đặc điểm về máy móc thiết bị công nghệ 19

1.6 Đặc điểm về nguyên vật liệu 21

2. Quá trình triển khai xây dựng một công trình giao thông tại công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào. 22

PHẦN II: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG.

I. Thực trạng tình hình quản lý chất lượng

 các công trình giao thông. 24

1. Các hệ thống chỉ tiêu để đánh giá chất lượng. 26

1.1 Chỉ tiêu đối với cấp đá dăm 26

1.2 Chỉ tiêu đánh gía chất lượng vật liệu của cấp phối đá dăm. 27

1.3 Chỉ tiêu nghiệm thu kiểm tra đánh giá chất lượng. 28

2. Cách thức quản lý chất lượng 29

2.1 Cách thức quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng các công trình giao thông của công ty xây dựng (bên B) nói chung và công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào nói riêng. 30

2.2 Cách thức quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng các công trình giao thông của chủ đầu tư (bên A). 30

3. Quá trình quản lý chất lượng 32

3.1 Quá trình khảo sát xây dựng 33

3.2 Quá trình thiết kế xây dựng 34

3.3 Quá trình đấu thầu 35

3.4 Quá trình thi công 35

3.5 Quá trình đánh giá nghiệm thu 37

3.6 Quá trình quản lý về vốn 38

3.7 Quá trình quản lý nhân sự 38

II. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình và hoạt động quản lý chất lượng. 39

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình. 39

1.1 Giá dự thầu. 39

1.2 Tiến độ thi công. 42

1.3 Địa hình, địa chất của công trình. 43

1.4 Khí tượng thuỷ văn. 43

2. Đánh giá chung về chất lượng công trình giao thông. 44

2.1. Kết quả đạt được 44

2.2. Những vấn đề còn tồn tại. 46

3. Những khó khăn và thuận lợi chủ yếu 47

3.1 Khó khăn. 47

3.2 Thuận lợi. 48

3.3 Nguyên nhân của khó khăn. 49

PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.

I. Biện pháp thi công tổng thể 53

1. Yêu cầu chung. 53

2. Bố trí thi công. 53

3. Nguồn nguyên vật liệu. 53

4. Bố trí thiết bị thi công và nhân lực 54

5. Bố trí công trường. 54

II. Biện pháp tổ chức thi công chi tiết các hạng mục. 54

1. Công tác chuẩn bị hiện trường. 54

2. Biện pháp đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công các công trình đường bộ. 55

2.1 Biện pháp đảm bảo chất lượng trong thi công cống. 55

2.2 Biện pháp thi công nền đường. 59

2.3 Biện pháp đảm bảo chất lượng trong thi công móng đường đá dăm tiêu chuẩn. 63

2.4 Biện pháp đảm bảo chất lượng trong thi công mặt đường bê tông nhựa.64

III. Biện pháp đảm bảo giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường. 67

1. Biện pháp đảm bảo giao thông. 67

2. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động 68

3. Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường. 68

IV. Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ. 69

1. Xác định hợp lý giá dự thầu. 69

2. Đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng công trình 72

3. Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. 75

4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước. 78

5. Một số kiến nghị với công ty Xây dựng công trình giao thông Việt Lào.79

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

doc87 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hoạt động quản lý chất lượng trong các công trình giao thông đường bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đảm bảo, Ban quản lý dự án khước từ nghiệm thu hoặc nhà thầu phải phải phá đi làm lại và nhà thầu phải chịu các chi phí đó. Hồ sơ hoàn công toàn bộ công trình phải được lập xong khi chủ đầu tư nghiệm thu hoặc công trình hoàn thành và phải nộp đầy đủ 06 bộ hồ sơ hoàn công trước khi chủ đầu tư và nhà thầu ký biên bản bàn giao công trình hoàn thành. 3.6 Quá trình quản lý về vốn. Để quản lý dự án thì chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án quản lý vốn và quản lý kỹ thuật dự án. Chủ đầu tư thanh toán cho đơn vị thi công bằng hình thức chuyển khoản.Đơn vị thi công được thanh toán qua các đợt thanh toán. Giá trị thanh toán của mỗi đợt trên cơ sở khối lượng công việc mà đơn vị thi công thực hiện được. Khối lượng công việc được thể hiện trên hồ sơ nghiệm thu chi tiết các hạng mục thi công của dự án. Hồ sơ nghiệm thu là văn bản xác nhận khối lượng công việc mà đơn vị thi công thực hiện hoàn thành về mặt khối lương, chất lượng, tiến độ của một hạng mục công việc nào đó. Sau khi kết thúc hợp đồng đưa dự án vào khai thác, chủ đầu tư giữ lại từ 20-40% giá trị của dự án (tuỳ theo từng dự án) để bảo hành công trình trong suất thời gian bảo hành công trình của nhà thầu. Ngoài nguồn vốn chính cho thi công dự án, chủ đầu tư dành ra một quỹ 5% giá trị dự án cho dự phòng các công việc phát sinh trong quá trình thi công 3.7 Quá trình quản lý nhân sự Sau khi khởi công xây dựng đơn vị thi công triển khai máy móc thiết bị nhân lực theo đúng như tinh thần hồ sơ dự thầu đã trúng thầu. Trong quá trình thực hiện dự án nếu như đơn vị thi công bố trí nhân lực không đáp ứng được các yêu cầu của dự án, không đúng như trong cam kết như trong hồ sơ dự thầu đã trúng thầu. Chủ đầu tư có quyền lập biên bản yêu cầu đơn vị thi công thực hiện đúng yêu cầu như trong hợp đồng đã nêu. Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải áp dụng triệt để các quy định về an toàn lao động. Tránh tình trạng tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra gây thiệt hại về người và của. Nếu phát hiện thấy sai sót về an toàn lao động, chủ đầu tư có quyền đình chỉ thi công hạng mục đó, yêu cầu đơn vị thi công có biện pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo an toàn trước khi thi công phần việc còn lại. II. Các yếu tố ảnh hưởng dến chất lượng công trình và hoạt động quản lý chất lượng. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình Giá dự thầu. Trong những năm qua, Công ty đã tính được giá dự thầu dựa trên cơ sở sau: Gdt=ồQi * DGj Trong đó j: Công việc thứ j của hạng mục công trình Qj: Khối lượng công việc xây lắp hạng mục công trình. DGj: Đơn giá tính cho một đơn vị công tác xây lắp hạng mục j Gdt: Giá dự thầu, được tính bằng công thức Gdt=ồ(VL, NC, M, C, LT) Với: chi phí nguyên vật liệuchính, phụ (VL), chi phí nhân công trực tiếp (NC), chi phí máy thi công (M).Ba khoản chi phí này là chi phí trực tiếp xây dựng công trình: T=ồVL+ồNC+ồM Chi phí chung: C Thuế và lãi: LT Mặc dù Công ty sử dụng giá dự thầu như một công cụ cạnh tranh nhưng Công ty đã vận dụng một cách khoa học trong việc giám sát giá dự thầu. Công ty đã tìm cách bóc giá phù hợp với từng hạng mục công trình. Sử dụng Giá dự thầu như một công cụ cạnh tranh, tăng tỷ lệ thắng thầu của Công ty. Giá dự thầu của công ty thường sát với giá trúng thầu, do vậy đã đã tiết kiệm được một khoản kinh phí lớn. Công ty đã tìm cách giải phần lãi trong chi tiêu thuế và lãi, điều chỉnh, xây dựng lại định mức tiền lương cho công nhân trực tiếp. Đồng thời Công ty quản lý và nâng cao năng suất sử dụng máy thi công, tránh tình trạng máy không làm việc. Điều đó làm cho Công ty giảm giá dự thầu, tăng tỷ lệ thắng thầu và năng lực cạnh tranh của mình. Trên thực tế, nhiều công ty đã tìm mọi cách giảm giá dự thầu nhưng không đảm bảo chất lượng công trình như: giảm bớt, thay thế bằng các nguyên vật liệu rẻ tiền, sử dụng lao động kém chất lượng, huy động không đủ máy móc thiết bị về số lượng và chất lượng Đấu thầu giá thấp - một nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng công trình Như chúng ta đã biết trong xây dựng cơ bản hiện nay do những bức xúc về việc làm dẫn tới sự sống còn của các doanh nghiệp. Chính vì vậy để tồn tại, một số doanh nghiệp đã bất chấp những nguyên tắc cơ bản trong việc định giá bỏ thầu, miễn sao là phải trúng thầu. Họ xác định thà trúng thầu với gía thấp để doanh nghiệp tồn tại một cách thoi thóp còn hơn nếu không có việc làm thì lập tức doanh nghiệp sẽ không tồn tại (chết từ từ còn hơn chết lập tức) Xuất phát từ suy nghĩ trên mà tại nhiều công trình xây dựng cơ bản, để trúng thầu các nhà thầu đã đua nhau giảm giá, miễn sao là vào được công trình, chính vì thế mà có nhiều gói thầu bỏ thầu chỉ đạt từ 45-60% giá trần, ví dụ như gói thầu R5 & R6 tuyến tránh Hải Phòng, dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 10, giá bỏ thầu chỉ đạt 46% giá trần. Điều này làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong thực tế. Một điều khó hiểu là vì sao mà các cơ quan xét thầu vẫn chấm để cho các nhà thầu bỏ giá thấp như vậy trúng thầu vào thi công các công trình. Đành rằng việc chấm thầu là dựa trên các tiêu chuẩn của nhà thầu về năng lực, thiết bị và giá thành hạ để chọn điều này sẽ tiết kiệm cho nhà nước nhiều tiền của. Song nếu đấu thầu với giá quá thấp như trên thì việc các nhà thầu hoàn thành các hợp đồng theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng là hết sức khó khăn. Doanh nghiệp muấn tồn tại và phát triển phải quan tâm đến lợi nhuận và đặc biệt là phải quan tâm đến chất lượng công trình. Song với giá bỏ thầu thấp như vậy thì không những không có lãi, chất lượng công trình không được đảm bảo chất lượng mà còn dẫn nhà thầu đến bờ vực của sự phá sản. Để cấu thành giá thành sản phẩm thấp, nhà thầu chỉ có thể giảm chi phí nhân công, máy móc cũng như chi phí quản lý tới mức tối thiểu, chứ họ không thể giảm được giá vật tư, nguyên liệu như xi măng, sắt thép, cát, đá, đất đắp, nhựa đường Thông thường ở các công trình cầu đương thì gía nguyên vật liệu chiếm khoảng 60 - 70% giá thành sản phẩm, vậy với giá bỏ thầu thấp như trên, nhà thầu không thể đủ chi phí cho viêc mua nguyên vật liệu chứ không nói đến các chi phí khác như nhân công, máy móc và quản lý. Việc đấu thầu thường do các nhà thầu chính (các Tổng công ty) đảm nhiệm. Khi trúng thầu họ giữ lại môt tỉ lệ phần trăm quản lý ,còn lại giao cho các nhà thầu phụ trực tiếp thi công.Các nhà thầu phụ được thuê với giá thấp nên năng lực cũng như kinh nghiệm rất hạn chế. Do giá thầu quá thấp nên trong quá trình thi công nhà thầu phụ đã gặp không ít khó khăn, nhất là khó khăn về tài chính. Thời gian đầu khi triển khai thi công nhà thầu có vẻ tiến hành đồng bộ. Sau một thời gian thi công do tình hình tài chính khó khăn họ không có khả năng thanh toán cho các cơ sở cung cấp nguyên vật liệu, do đó các cơ sở này đã từ chối không cung cấp nguyên vật liệu, vật tư cho công trình. Hậu quả là công tác thi công của nhà thầu bị đình trệ, họ phải tìm cách kéo dài việc thi công manh mún nhỏ lẻ. Tình trạng này được diễn biến trong một thời gian rất dài mặc cho chủ đầu tư và tư vấn có nhiều văn bản nhắc nhở nhà thầu cần phải huy động thêm nhân lực và máy móc để đẩy nhanh tiến độ thi công theo đúng yêu cầu tiến độ của dự án đề ra. Song do năng lực kém và khả năng tài chính hạn hẹp nên nhà thầu tìm cách đưa ra rất nhiều lý do trong đó có lý do muôn thủa về công tác giải phóng mặt bằng chậm trễ. Đến khi thời gian phải hoàn thành dư án còn quá ít, lúc này do sức ép từ nhiều phía trong đó có cả chủ công trình, nhà thầu buộc phải thi công tiếp. Do không đủ thời gian nên có một số hạng mục nhà thầu thi công không tuân thủ theo chỉ dẫn kĩ thuật của dự án cũng như chỉ dẫn của tư vấn giám sát. Mặc dù nhà thầu luôn phải chịu sức ép từ nhiều phía nhưng không nên do sức ép mà xem nhẹ những chỉ dẫn kĩ thuật của dự án cũng như những yêu cầu chất lượng của công trình. Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến một số công trình mới hoàn thành đưa vào sử dụng đã bị sự cố như sự cố ở một số đoạn tên quốc lộ 1A và quốc lộ 5 mới đưa vào sử dụng một thời gian mặt đường đã phải bóc lên làm lại. Những sự cố này đã làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành XDCB. Nếu cứ giữ nguyên tình trạng đấu thầu và thi công như hiện nay thì vấn đề đảm bảo chất lượng lâu dài cho công trình là hết sức khó khăn và việc xảy ra sư cố là không tránh khỏi. Điều này sẽ gây nên tốn kém tiền của Nhà nước, làm mất lòng tin trong dân chúng. Đất nước ta còn nghèo, để có được những khoản tiền lớn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chính phủ đã phải hết sức cố gắng đi vay từng đồng vốn từ các nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Nhưng nếu sử dụng các nguồn vốn tên mà không đảm bảo hiệu quả kinh tế kĩ thuật lâu dài thì ai sẽ phải gánh chịu hậu quả này, phải chăng là thế hệ con cháu chúng ta? Tiến độ thi công Tiến độ thi công là một công cụ trong cạnh tranh của công ty và đã được Công ty sử dụng có hiệu quả. Các công trình hoàn thành vượt và kịp tiến độ đã nhanh chóng đưa vào sử dụng và khai thác đã làm hài lòng các chủ đầu tư, tăng uy tín của công ty trên thị trường công trình giao thông. Nhận tức rõ tầm quan trọng của tiến độ thi công, Công ty đã sử dụng hàng loạt các biện pháp nhằm rút ngắn tiến độ thi công công trình như : áp dụng các biện pháp thi công mới, đổi mới trang thiết bị máy móc và phương tiện thi công, nâng cao trình độ lành nghề của người lao động, vì vậy đã góp phần vào việc nâng cao uy tín, tăng năng lực cạnh tranh cho Công ty . Theo thống kê sơ bộ của phòng kế hoạch kĩ thuật thì tỉ lệ số công trình thi công kịp tiến độ là 98%. So sánh với mặt bằng chung về tiến độ thi công công trình xây dựng các Công ty khác thì tỷ lệ này là tương đối cao, đặc biệt là trong diều kiện thi công ngày càng phức tạp như hiện nay. Bởi thực tế khi đến hạn phải bàn giao công trình, nhiều công ty vẫn không đảm bảo tiến độ, thậm chí kéo dài tơí hơn một năm hoặc năm sau mới hoàn thành. Và đây thực sự là thành tích đáng khen ngợi đối với tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty xây dựng công trình giao thông Việt-Lào. Các công trình giao thông của Công ty được bàn giao đúng thời hạn, được chủ đầu tư đánh gía cao. Địa hình, địa chất của công trình Địa hình, địa chất có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình, các công trình giao thông thường nằm trong địa hình núi cao, hiểm trở, bình diện thấp, giao thông đi lại khó khăn, do đó công tác vận chuyển máy móc, nguyên nhiên vật liệu gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đứng trước mọi khó khăn đó tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty luôn đoàn kết một lòng phấn đấu hoàn thành công việc đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình cao nhất vì sự tồn tại và phát triển lớn mạnh của Công ty. Cấu tạo địa tầng chủ yếu gồm 2 lớp như sau: Lớp 1: Đất sét màu vàng nâu chứa các mảnh dăm tảng, nguồn gốc tàn tích chiều dày phân bố không đều từ 1,5 đến 5n Lớp 2: Tầng đá lục nguyên bị biến chất ở mức độ mạnh gồm các loại đá chủ yếu như sau: + Đá cát kết biến chất màu xám + Đá vôi phân lớp biến chất màu xám + Đá sét kết biến chất tạo thành các loại đá phiến và đá Paragonai 1.4 Khí tượng thuỷ văn Đặc điểm khí tượng: mang đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông thời tiết lạnh, ít mưa, có sương mù thường bắt đầu từ tháng 11 kéo dài đến tháng 4 năm sau. Mùa hè nóng, mưa nhiều thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1350mm-1650mm thường tập trung vào tháng 7 và tháng 8 để tạo thành đỉnh lũ. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 22.2, trong đó nhiệt độ cao nhất trung bình là 24.9, nhiệt độ thấp nhất trung bình là 10, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 32, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là -2. Những đặc điểm về khí tượng thuỷ văn như trên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình, gây nhiều khó khăn cho các kỹ sư cũng như công nhân trực tiếp làm việc. Đánh giá chung về chất lượng công trình giao thông. 2.1. Những kết quả đạt được Những kết quả sản xuất kinh doanh: Bảng 6: Những kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Giá trị (tr.đ) Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ % so với năm trước(%) Giá trị (tr.đ) Tỷ lệ % So với năm trước 1 Giá trị tổngsản lượng 75756 77880 102.8 80185 103 2 Tổng doanh thu 83043 69840 84.1 92040 131.8 3 Lợi nhuận sau thuế 685 617 90.1 690 111.8 4 Nộp ngân sách 778 441 56.7 582 132 5 Lao động bình quân 596 476 79.8 497 104.4 6 Lợi nhuận gộp 1060 865 81.6 1024 118.4 7 Vốn kinh doanh 2559 3422 133.7 3510 102.6 8 TSCĐ & ĐTDH 15984 23928 149.7 25381 106.1 9 Quỹ lương 9761 75578 77.4 8972 118.7 Các chỉ tiêu trên cho thấy giá trị sản lượng của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2002 giảm mạnh so với năm 2001 tuy nhiên đến năm 2003 lại có chiều hướng tăng mạnh. Số tiền nộp vào ngân sách năm 2002 giảm đáng kể so với năm 2001 nhưng đến năm 2003 lại có chiều hướng tăng lêm. Vốn kinh doanh, TSCĐ&ĐTDH của công ty tăng mạnh vào năm 2002 đến năm 2003 tuy tăng không đáng kể nhưng có được những chỉ tiêu tăng trên là một sự cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đã chứng tỏ một bản lĩnh vững vàng trong sự cạnh tranh đầy khắc nghiệt của cơ chế mới. Công ty đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh do đó đã có thêm vốn để đầu tư mua sắm tài sản cố định, góp phần nâng cao chất lượng công trình. Căn cứ vào báo cáo kết qủa 3 năm gần đây từ 2000-2003 ta có : Bảng 7: Giá trị tổng sản lượng: STT Năm đơn vị tính Giá trị Tỷ lệ phần trăm so với Năm trước (%) 1 2000 Tr.đ 75756 104.5 2 2001 Tr.đ 77880 102.8 3 2002 Tr.đ 80185 103 Năm 2003 Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào đã đạt gía trị sản lượng 80,185 tỷ /79,5 tỷ đồng đạt 100,8 % kế hoạch , với nhiều công trình đã hòan thành bàn giao đưa vào sử dụng được chủ đầu tư trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng , kỹ mỹ thuật , tạo dựng thêm uy tín đối với các chủ đầu tư . Đồng thời trong năm 2002 công ty đã ký kết được thêm nhiều hợp đồng xây lắp công trình tạo đủ công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong năm 2002 đồng thời có việc gối đầu cho năm 2003 . 2.1.2. Các phần thưởng đã đạt được: Bằng các nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty trong những năm qua, Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào đã liên tiếp nhận được nhiều bằng khen và các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà Nước: Huân chương lao động hạng nhì và hạng ba năm 1996. Bằng khen của bộ GTVT năm 1997 Bằng khen của bộ GTVT và chính phủ năm 1998. Bằng khen của bộ GTVT năm 1999. Doanh nghiệp “điểm sáng thủ đô” tháng 04 năm 2000. Bằng khen Công trình đạt chất lượng cao tháng 07 năm 2000. Bằng khen của uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và của hai nước Việt Nam và Lào trao tặng. 2.2. Những vấn đề còn tồn tại Việc tổ chức máy móc thiết bị còn bất hợp lý sau: Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác cải cách công tác quản lý máy móc, thiết bị song vẫn còn những hạn chế. Hiện nay, việc điều chuyển máy móc, thiết bị của Công ty giữa các công trường thông qua một phòng là phòng điều độ. Thực tế vai trò của phòng này không xứng đáng với tên gọi của nó, trên thực tế khi các công trường có nhu cầu về máy móc, thiết bị sẽ thông báo về phòng điều độ, phòng điều độ sẽ thông báo lại cho các đội quản lý máy, thiết bị. Thực tế vai trò của phòng điều độ chỉ có chức năng thông tin, liên lạc giữa nhu cầu của công trường với đội quản lý máy móc, thiết bị. Về kế hoạch điều chuyển, bố trí máy móc thiết bị vẫn hoàn toàn do các đội quản lý máy, thiết bị đảm trách. Trong sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hiện nay của Công ty cũng không có phòng này, đây là nơi bố trí một số vị trí của những cán bộ sắp nghỉ hưu. Do vậy đã làm phức tạp thêm cho việc quản lý, điều động máy móc thiết bị. Bên cạnh đó việc thực hiện mối quan hệ giữa các công trường, các đội công trình với các đội quản lý máy, thiết bị là chưa cao. Điều này thể hiện qua việc các kế hoạch công việc, kế hoạch sử dụng máy móc, thiết bị giữa các đơn vị còn nhiều điểm chưa ăn khớp, chưa hợp lý thể hiện sự không gắn kết chặt chẽ. Việc tập trung quản lý máy móc, thiết bị về hai đội thi công cơ giới và đội nền móng mặc dù có nhiều thuận lợi song cũng gây ra một số khó khăn trong việc thuê, mượn máy móc, thiết bị giữa các đội công trình và các đội quản lý máy, thiết bị. - Hiệu quả sử dụng máy móc về thời gian và công suất chưa cao, chưa tận dụng, khai thác tối đa so với khả năng của máy móc thiết bị - Công tác sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị cũng còn những khó khăn, hạn chế, chưa chủ động phục vụ tốt nhất việc vận hành và phát huy công suất máy móc thiết bị: - Tỉ trọng đổi mới máy móc thiết bị còn chưa cao - Chế độ cho thuê máy móc thiết bị còn rất kém, thời gian máy chết còn nhiều. - Cán bộ quản lý máy móc thiết bị còn chưa có kinh nghiệm cao do đó nhiều nơi thì máy móc thiết bị thiếu phải đi thuê ngoài trong khi nhiều công trình lại dư thừa máy móc điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình. - Đôi khi các kỹ sư giám sát, kiểm tra chất lượng công trình còn lơ là không kiểm tra kỹ các hạng mục công việc làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Những khó khăn và thuận lợi chủ yếu. 3.1 Những thuận lợi Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 công ty đã có những thuận lợi cơ bản như sau : - Là một doanh nghiệp thành của Tông công ty xây dựng công trình giao thông 8 có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập. Trong những năm qua được sự quan tâm của lãnh đạo Tổng công ty và các phòng ban nghiệp vụ đã tạo điều kiện giúp đỡ công ty về nhiều mặt, giúp quản lý kinh doanh ngày càng tốt hơn, đi vào nề nếp và bắt đầu phát triển. - Tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đoàn kết một lòng cùng phấn đấu vì sự nghiệp chung của công ty . - Tập trung thi công các công trình trọng điểm có giá trị lớn (không dàn trải) như : Đường 18B, QL14B, QL17B, QL1B ,QL57, Đường tránh thành Phố Huế... - Trong năm 2002 công ty đã ký kết được thêm nhiều hợp đồng xây lắp công trình như: Cải tạo nâng cấp quốc lộ 14B - Quảng Nam , cải tạo nâng cấp quốc lộ 37- Sơn La , BT05 Tân Thiềng - Bến Tre, các nút giao thông Dung Quất - Quảng Ngãi v.v.đảm baỏ đủ công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên đồng thời có việc gối đầu cho năm 2003 . - áp dụng triệt để quy chế khoán đội do Tổng công ty ban hành nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của công ty với từng Đội , từng dự án , đồng thời phát huy quyền chủ động sáng tạo của các Đội trưởng , ban chỉ huy đội góp phần thúc đẩy sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế khá cao . - Thường xuyên giáo dục cán bộ công nhân viênt trong công tác đảm bảo an toàn lao động , an toàn nổ , phòng cháy chữa cháy . Đồng thời Công ty rất chú trọng trong việc trang cấp đầy đủ thiết bị phòng hộ lao động , phòng cháy chữa cháy ... Vì vậy trong năm qua không xảy ra các vụ tai nạn lao động đáng tiếc liên quan đến con người. - Trong năm 2002 công ty đã được tổng công ty hỗ trợ đầu tư được một dàn xe máy thiết bị mới , hiện đại trị gía :14 tỷ phục vụ rất hiệu quả dự án của công ty. - Đặc biệt công ty thường xuyên nhận được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo tổng công ty mà đặc biệt là dự án đường 18B - Nam Lào . 3.2. Những khó khăn Bên cạnh những thuận lợi kể trên , công ty cũng đã gặp không ít những khó khăn kể cả khách quan lẫn chủ quan như: - Kết thúc dự án ADB8 toàn bộ xe máy thiết bị mất bình quân gần 3 tháng không khai thác sử dụng được do phải di chuyển phục vụ thi công đường 18B (đặc biệt là các thiết bị phục vụ cho dây chuyền thi công Base và asphalt) - Các dự án thi công tại Việt Nam nhất là miền trung và miền Nam chịu ảnh hưởng của mưa lũ kéo dài , mất gần 04 tháng cuối năm không thể thi công được như : Quốc lộ 30 Đồng Tháp , QL57 Bến Tre , Dự án BT 05-Bến Tre, QL 57 Ninh Thuận ,đường 14 B Quảng Nam , đường Tránh Huế ... - Khó khăn đặc biệt nhất là về vốn của các dự án tại Lào chưa được thanh toán như : dự án đường thành phố Vientiane , đã hết hạn bảo hành mà chủ công trình còn nợ 369.246 USD . dự án ADB8 đã bàn giao từ 25 tháng 01 năm 2002 mà chủ công trình còn nợ công ty : 1.664.270,28 USD . Tổng các dự án tại Lào chủ công trình còn nợ công ty : 2.033.516,28 USD. Trong khi đó tiền lương của CBCNV và vốn sản xuất của công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng với lãi suất ngày càng tăng . - Đội ngũ cán bộ kỹ thuật , cán bộ kinh tế của công ty còn trẻ có trình độ, rất nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm . - Thiết bị , xe máy của công ty có nhiều nhưng hầu hết sản xuất từ những năm 1990 - 1991 đã qua thi công nhiều dự nên đã bắt đầu già cỗi, lạc hậu, thiếu đồng bộ. Hiện nay công ty chưa có trạm trộn Asphalt. 3.3 Nguyên nhân của khó khăn 3.3.1. Nhuyên nhân khách quan * Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất thi công của Công ty . Do đặc điểm sản phẩm đường bộ của Công ty mang tính chất đơn chiếc, không lặp lại, địa điểm thi công thường xuyên thay đổi đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý, sử dụng máy móc thiết bị đặc biệt là việc sử dụng máy móc thiết bị. Sản phẩm đơn chiếc, trong khi điều kiện thi công của từng công trình cũng rất khác nhau. Sự đơn chiếc, phân bố rải rác trên khắp cả nước cũng là một nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến máy móc thiết bị của Công ty. Việc điều chuyển máy móc thiết bị giữa các công trường rất khó khăn, chi phí cao. Do vậy không tận dụng hết được năng lực máy móc, thiết bị, sự thừa thiếu về nhu cầu máy móc thiết bị của các công trường khác nhau không đựơc cân đối. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng rất lớn của đặc điểm quy trình công nghệ, quy trình thi công các công trình cầu có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công tác quản lý máy móc thiết bị của công ty . Việc thi công công trình lại chủ yếu thực hiện ngoài trời với điạ hình sông nước hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Đặc biệt đối với từng công trình, sự ảnh hưởng này cũng lại khác nhau, do mỗi công trình có điều kiện kết cấu địa chất, đặc điểm tự nhiên khác nha, do vậy đòi hỏi các phương án thi công khác nhau, phương án quản lý, sử dụng máy móc thiết bị khác nhau * Nguyên nhân xuất phát từ yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường: Do yêu cầu của chủ đầu tư, bên giám sát thi công đòi hỏi bên thi công phải luôn đảm bảo có đủ máy móc, thiết bị tham gia thi công, trực tiếp thi công nhằm đảm bảo yêu cầu, tiến độ, chất lượng công trình, đã ảnh hưởng tới công tác quản lý và hiệu quả của việc sử dụng máy móc thiết bị của công ty. Chính điều này đã gây nên một sự lãng phí máy móc, thiết bị không nhỏ không thể đưa vào tham gia thi công trong khi có công trường khác thì lại không đủ máy móc, thiết bị thi công. Yêu cầu ngày càng cao của thị trường, cả về tiến độ thi công, yêu cầu về chất lượng trong khi đó vẫn phải đảm bảo với giá thành thấp. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các đơn vị cùng ngành dẫn đến sự tất yếu của đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị. * Cơ chế chính sách của Nhà nước Các chính sách về tài chính, về vốn của Nhà nước có những điểm chưa khuyến khích được các các doanh nghiệp. Các chính sách này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn của công ty. Trong quá trình thi công công ty phải tự bỏ vốn trang trải các khoản chi phí, trong khi cùng một lúc phải thi công nhiều công trình, như vậy đòi hỏi công ty phải đáp ứng một lượng vốn lưu động rất lớn. Việc xây dựng đường bộ đa phần là theo các dự án của nhà nước, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, do vậy việc thanh quyết toán công trình thường chậm đã ảnh hưởng rất lớn tới quỹ vốn lưu động của công ty trong việc thi công công trình. Mặt khác cơ chế chính sách không thông thoáng, không mở cửa thị trường máy móc, thiết bị với các nước có kỹ thuật máy móc, thiết bị phát triển gây khó khăn cho công ty trong việc đổi mới máy móc thiết bị. Việc mua sắm máy móc thiết bị của công ty chủ yếu thông qua các trung gian, đôi khi các điều kiện không cho phép Công ty có thể tiếp cận được với các loại máy móc, thiết bị hiện đại rất cần thiết cho thi công các công trình phức tạp. 3.3.2 Nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân nội tại của Công ty , do tự bản thân công ty đề ra. * Nguồn vốn của công ty cho đầu tư, đổi mới máy móc, thiết bị còn thấp: Về công tác tạo lập và sử dụng các nguồn vốn khác nhau cho đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị vẫn còn nhiêù hạn chế. Do yêu cầu của thi công xây dựng các công trình đường bộ đòi hỏi nhiều máy móc, thiết bị đặc chủng có giá trị lớn nên yêu cầu phải có một lượng vốn dành cho đầu tư, đổi mới rất lớn. Ngoài việc huy động vốn từ quỹ khấu hao máy móc, thiết bị công ty cũng có thể huy động được nhiều nguồn vốn khác. * Nhân tố quản lý: Việc tổ chức quản lý máy móc thiết bị vẫn còn nhiều bất hợp lý. Sự kết hợp thông tin giữa các đội và các công trường và các phòng quản lý máy, thiết bị với các đội còn nhiều sự không ăn khớp, không chặt chẽ mặc dù vậy, công ty đã có quy chế, quy định khá đầy đủ về vấn đề này, song việc thực hiện quản lý máy móc thiết bị vẫn còn nhiều bất cập, trách nhiệm giữa các đơn vị không được thực hiện triệt để, dẫn đến sự phối hợp không đồng bộ. Bên cạnh đó việc giao phần lớn máy móc thiết bị cho hai đội thi công cơ giới và đội quản lý nền móng quản lý có nhiều ưu điểm song trước tình trạng mà sự phối hợp không đồng bộ cũng lại là một v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2362.doc
Tài liệu liên quan