Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty xi măng Hải Phòng

MỤC LỤC

Lời Mở Đầu 1

Chương 1- Giới thiệu chung về công ty Xi măng Hải Phòng. 3

1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty xi măng Hải Phòng. 3

1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Xi Măng Hải Phòng. 6

1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xi măng Hải Phòng. 9

1.2.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất, kĩ thuật. 9

1.2.2 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu và tình hình vốn kinh doanh của Công ty xi măng Hải Phòng. 11

1.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 12

Chương 2- Thực trạng về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty xi măng Hải Phòng . 17

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ xi măng của

Công ty. 17

2.1.1 Các nhân tố khách quan. 17

2.1.1.1 Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. 17

2.1.1.2 Đặc thù riêng của sản phẩm. 18

2.1.1.3 Khách hàng. 18

2.1.1.4. Đối thủ cạnh tranh. 20

2.1.2 Các nhân tố chủ quan. 22

2.1.2.1 Chất lượng sản phẩm. 22

2.1.2.2 Giá cả sản phẩm. 24

2.1.2.3 Nguồn lực của doanh nghiệp. 26

2.1.2.4 Chính sách quảng cáo. 28

2.1.2.5 Chính sách phân phối. 30

2.1.2.6 Tổ chức bán hàng, hoạt động của những người bán và

đại lý. 30

2.2. Thực trạng công tác tiêu thụ của công ty xi măng Hải Phòng. 32

2.2.1. Kết quả tiêu thụ của công ty. 32

2.2.1.1 Mặt hàng tiêu thụ chủ yếu của công ty. 32

2.2.1.2 Kết quả tiêu thụ của công ty xi măng Hải Phòng trong 3 năm 2006, 2007, 2008. 33

2.2.2. Thực trạng công tác tiêu thụ của công ty xi măng Hải Phòng. 39

2.2.2.1 Nghiên cứu và dự báo thị trường doanh nghiệp. 39

2.2.2.2 Lựa chọn sản phẩm thích ứng. 41

2.2.2.3 Chính sách giá cả trong hoạt động tiêu thụ. 42

2.2.2.4. Lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm. 45

2.2.2.5 Cơ cấu thị trường và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. 49

2.3. Đánh giá khái quát về công tác tiêu thụ của công ty xi măng Hải Phòng những năm qua. 52

2.3.1. Những thành thuận lợi và thành tựu đã đạt được của công ty xi măng Hải Phòng. 52

2.3.1.2 Những thuận lợi. 52

2.3.1.2 Thành tựu đã đạt được của công ty xi măng Hải Phòng. 53

2.3.2 Những khó khăn và nguyên nhân dẫn đến khó khăn của công ty xi măng Hải Phòng về việc tiêu thụ xi măng. 54

Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty xi măng Hải Phòng. 56

3.1 Định hướng phát triển chung của công ty xi măng Hải Phòng. 56

3.2 Một số giải pháp chủ yếu và những kiến nghị đối với công ty xi măng Hải Phòng. 59

3.2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, gắn chặt sản xuất với tiêu thụ. 59

3.2.2 Xác định thị trường trọng điểm của công ty xi măng Hải Phòng. 61

3.2.3 Xây dựng các chiến lược Marketing hỗn hợp cho từng thị

trường. 62

3.2.4 Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. 63

3.2.5 Tăng cường các hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng. 65

3.2.6 Hoàn thiện và mở rộng hệ thống kênh phân phối. 66

3.2.7 Hoàn thiện phương pháp tiêu thụ theo từng loại sản phẩm. 68

Kết luận. 72

Danh mục tài liệu tham khảo. 74

 

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2023 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty xi măng Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng qua các talô áp phích. + Quảng cáo thông qua các nhân vật nổi tiếng. + Quảng cáo thông qua các hoạt động văn hoá, thể thao và các hoạt động quần chúng. - Về ngân sách quảng cáo: Cầm căn cứ vào mục tiêu của quảng cáo để xác định ngân sách. - Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách quảng cáo + Thứ nhất, mục tiêu cụ thể phải đạt của kỳ kế hoạch. + Thứ hai, tác dụng của quảng cáo. + Thứ ba, thời gian và không gian. Nội dung chủ yếu của kế hoạch quảng cáo đó là: Xác định các hình thức quảng cáo cụ thể, quy mô mỗi hình thức quảng cáo trong đó xác định rõ thời gian, địa điểm cụ thể và xác định các phương tiện sử dụng cũng như xác định ngân quỹ quảng cáo tối đạt ưu cho kỳ kế hoạch. 2.1.2.5 Chính sách phân phối. Phân phối là một công cụ then chốt trong Marketing-mix nó bao gồm những hoạt động khác nhau mà Công ty tiến nhằm đưa sản phẩm đến những nơi để khách hàng mục tiêu có thể tiếp cận và mua chúng. Hầu hết những người sản xuất đều cung cấp sản phẩm của mình cho thị trường thông qua những người trung gian. Do vậy nhà sản xuất sẽ phải quan hệ, liên kết với một số tổ chức, lực lượng bên ngoài nhằm đạt được mục tiêu phân phối của mình. Những quyết định quan trọng nhất trong chính sách phân phối là các quyết định về kênh phân phối. Kênh phân phối được tạo thành như một dòng chảy có hệ thống được đặt trưng bởi số cấp của kênh, bao gồm người sản xuất, các trung gian cuối cùng là người tiêu dùng. Kênh phân phối thực hiện công việc chuyển hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng, vượt những ngăn cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu xen giữa hàng hoá và dịch vụ với người sử dụng. Các quyết định cơ bản về kênh gồm: - Quyết định về thiết kế kênh. - Quyết định về quản lý kênh. Kênh phân phối là cốt lõi của chính sách phân phối. Các kênh phân phối làm nên sự khác nhau giữa các công ty với nhau, nó trở thành một công cụ cạnh tranh có hiệu qủa. 2.1.2.6 Tổ chức bán hàng, hoạt động của những người bán và đại lý. Công tác tổ chức bán hàng trong mọi doanh nghiệp là một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cao hay thấp. Công tác tổ chức bán hàng gồm nhiều mặt: - Hình thức bán hàng: Nếu doanh nghiệp kết hợp tổng hợp các hình thức: Bán buôn, bán lẻ tại kho, tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm, thông qua các đại lý... sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn những doanh nghiệp chỉ áp dụng một hình thức bán hàng nào đó - Tổ chức thanh toán: Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn và có nhiều phương án lựa chọn hơn nếu doanh nghiệp áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: Thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán ngay, thanh toán chậm... khi đó khách hàng có thể lựa chọn cho mình phương thức thanh toán tiện lợi nhất, hiệu quả nhất. Để thu hút được đông đảo khách hàng thì doanh nghiệp nên áp dụng nhiều hình thức thanh toán đem lại sự thuận tiện cho khách hàng, làm đòn bẩy để kích thích tiêu thụ sản phẩm. - Dịch vụ kèm theo sau khi bán gồm: Dịch vụ vận chuyển, bảo quản, lắp ráp, hiệu chỉnh sản phẩm và có bảo hành, sửa chữa.... Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ làm cho khách hàng cảm thấy thuận lợi, yên tâm, thoả mái hơn khi sử dụng sản phẩm có uy tín của doanh nghiệp. Nhờ vậy mà khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng lên. Hoạt động của những người bán: Là những hoạt động quyết định, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng về mức tiêu thụ của doanh nghiệp. Bao gồm các biện pháp nghiệp vụ điều hành quá trình kinh doanh, các hoạt động quản trị nhằm đạt được hiệu quả tiêu thụ cao nhất. Các hoạt động tổ chức và quản lý tiêu thụ là quan trọng nhất, vì vậy các cán bộ quản trị phải hướng dẫn nhân viên cấp dưới thực hiện các hoạt động đó sao cho hài hoà giữa các mục tiêu với nhau. Người lãnh đạo phải có chế độ khen thưởng phù hợp để khơi dậy sự nhiệt tình của nhân viên, phải thường xuyên đào tạo họ, nâng cao trình độ cho họ theo kịp những thay đổi về hàng hoá, kĩ thuật. Nhân viên cần được quán triệt mục tiêu của doanh nghiệp để khi thực hiện mới ăn khớp được với ý đồ của nhà quản trị. Nhà quản trị sẽ quyết định tới lượng hàng hoá cần tiêu thụ bằng việc xây dựng kế hoạch mua hàng, dự trữ hàng hoá sao cho đảm bảo cho việc tiêu thụ diễn ra được thường xuyên liên tục. Nhà quản trị giỏi là phải biết dự đoán tốt những nhu cầu của thị trường, của người tiêu dùng để từ đó có những quyết định đúng đắn về mặt hàng kinh doanh, về tiêu thụ. 2.2. Thực trạng công tác tiêu thụ của công ty xi măng Hải Phòng. 2.2.1. Kết quả tiêu thụ của công ty. 2.2.1.1 Mặt hàng tiêu thụ chủ yếu của công ty. Về mặt hàng kinh doanh của công ty xi măng Hải Phòng đó là: Sản xuất, kinh doanh các chủng loại Xi măng và Clinker: - Xi măng thông dụng: PC30, PC40,PC50. Xi măng Poóclăng là chất kết dính thủy, được chế tạo bằng cách nghiền mịn clanhke xi măng poóclăng với một lượng thạch cao cần thiết. Trong quá trình nghiền có thể sử dụng phụ gia công nghệ nhưng không quá 1% so với khối lượng clanhke. - Xi măng Portland hỗn hợp: PCB30. Với tính năng, công dụng sản phẩm: Vật liệu kết dính sử dụng trong xây dựng, với những đặc tính ưu việt: .Có đặc tính hóa lý ổn định. .Tăng thêm độ dẻo cho vữa và bê tông. .Có cường độ phát triển nhanh, rút ngắn thời gian thi công. .Tăng cường độ bền vững theo thời gian. .Tăng cường tính chống thấm, chống xâm thực của môi trường. - Xi măng đặc biệt: Xi măng Portland bền Sulfat, Xi măng Portland ít toả nhiệt. 2.2.1.2 Kết quả tiêu thụ của công ty xi măng Hải Phòng trong 3 năm 2006, 2007, 2008. * Phân tích tổng mức tiêu thụ của công ty xi măng Hải Phòng qua các năm. Kết quả SXKD Năm 2006 Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện % so KH % so với năm trước Sản xuất clinker 800.000 tấn 1.001.411 tấn 125,18 225,53 Tiêu thụ sản phẩm 800.000 tấn 1.079.240 tấn 134,91 239,81 Kết quả SXKD Năm 2007 Chỉ tiêu KH Thực hiện % so KH % so với năm trước Sản xuất clinker 850.000 tấn 1.060.000 tấn 124,70 105,89 Tiêu thụ sản phẩm 1.000.000 tấn 1.366.441 tấn 136,64 126,61 Kết quả SXKD Năm 2008 Chỉ tiêu KH Thực hiện % so KH % so với năm trước Sản xuất clinker 1.100.000 tấn 1.121.000 tấn 102,00 105,75 Tiêu thụ sản phẩm 1.570.000 tấn 1.610.000 tấn 102,54 117,68 Phân tích: Có thể nhận thấy rõ sự tăng mạnh tiêu thụ của công ty xi măng Hải Phòng trong năm 2006. Sản xuất Clinker trong năm 2006 đạt 1.001.411 tấn tăng 557.385 tấn đạt 225.53% so với năm 2005 Cũng như trong sản xuất Clinker tiêu thụ sản phẩm năm 2006 là 1.079.240 tấn tăng 629.200 tấn đạt gần gấp 2,4 lần so với năm 2005. Sự tăng mạnh trong năm 2006 có thể dễ giải thích đó là bởi năm 2006 là năm nhà máy xi măng Hải Phòng mới đi vào hoạt động với tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng. Đây là công trình được Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư nhằm giải quyết ô nhiễm môi trường cho Thành phố Hải Phòng do nhà máy xi măng cũ gây ra và giải quyết việc làm cho người lao động. Trong đó thị trường tiêu thụ xi măng năm 2006 như sau:                                                                                               (Đơn vị: Nghìn tấn) Diễn giải TT XM 2005 KH 2006 Ước TT 2006 Tỷ lệ % so KH Tỷ lệ % so 2005 Tiêu thụ XH 28.189 30.850 109,4 1. XM TCTy 12.817 13.560 13.500 99,6 105,3 -Công ty XM Hải Phòng 291 400 500 125,0 171,8 2. XM Ldoanh 8.152 9.930 121,8 3.XM ĐP &  TN 7.220 7.420 102,7 Năm 2006 là năm đánh dấu một dấu mốc lớn trong quá trình phát triển của nhà máy xi măng Hải Phòng dây chuyền sản xuất xi măng hiện đại vào bậc nhất được hoàn thành đưa vào sản xuất đồng bộ tại nhà máy mới vượt công suất thiết kế, sản phẩm xi măng nhãn hiệu Rồng xanh truyền thống được thị trường trong và ngoài thành phố đón nhận. - Mặc dù sản xuất Clinker chỉ tăng nhẹ trong năm 2007 so với năm 2006.Nhưng tiêu thụ sản phẩm trong năm 2007 vẫn tăng mạnh so với năm 2006.Điều đó chứng tỏ sản phẩm mới của doanh nghiệp đã được thị trường tiếp nhận một cách mạnh mẽ. Năm 2007 sản xuất Clinker đạt 1.060.000 tấn tăng 58.589 tấn so với năm 2006 đạt 105,89 % so với năm trước. Tiêu thụ sản phẩm năm 2007 đạt 1.366.441 tấn tăng 287.201 tấn so với năm 2006 tăng 26.61%. Đạt được kết quả đó trong năm 2007 đó là do công ty đã không ngừng mở rộng thị phận, giữ chữ tín về chất lượng, hiệu quả với khách hàng. Đặc biệt trong quý 1/2007, công ty đã tiêu thụ được hơn 210.000 tấn xi măng tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2006. Nếu như trước đây, 1 ngày công ty xi măng Hải Phòng tiêu thụ khoảng 1.000 - 1.500 tấn sản phẩm thì hiện nay, bình quân 1 ngày trong năm 2007 công ty đã tiêu thụ tới 4.000 tấn sản phẩm, cao điểm có ngày tiêu thụ tới gần 6.000 tấn sản phẩm xi măng. Sản xuất đến đâu tiêu thụ ngay đến đó. Theo các chuyên gia ở lĩnh vực xây dựng thì sản phẩm xi măng Hải Phòng hiện có chất lượng tốt nhất trong các nhà máy sản xuất xi măng trong cả nước. Không chỉ sản xuất đủ clinker phục vụ cho công đoạn nghiền xi măng, trong quý 1 này Công ty xi măng Hải Phòng còn cung cấp bán hơn 30.000 tấn clinker cho công ty xi măng Chinpong Hải Phòng. Công ty đã chiếm gần 60% thị phần xi măng ở các thị trường Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh và một số tỉnh biên giới phía Bắc. Để đạt được mức tăng trưởng cao như vậy trong năm 2007, công ty đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, như: quản lý thiết bị và công nghệ, chính sách chất lượng sản phẩm, cơ chế khoán sản phẩm cho các phân xưởng và chiến lược phát triển thị trường. Năm thứ 2 đưa dây chuyền sản xuất xi măng tiên tiến công suất 1,4 triệu tấn năm vào hoạt động, Công ty đã tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân nắm vững qui trình, qui phạm kĩ thuật và công nghệ vận hành an toàn và hiệu quả thiết bị. Nhờ làm chủ công nghệ mới nên Công ty xi măng Hải Phòng đã đưa hệ số khai thác thiết bị sản xuất lên gần 90%. Để tăng sức cạnh tranh, Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm chi phí đầu vào thông qua cơ chế khoán định mức tiêu hao vật tư, điện năng cho các phân xưởng. Theo đó các loại vật tư như than giảm 10%, điện giảm 5%, phụ gia giảm 5%, các loại chi phí dịch vụ và văn phòng giảm 10%. Cùng với các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, Công ty đã kiện toàn lại hệ thống phân phối trong các tỉnh, thành cả nước theo hướng chuyên nghiệp. Hiện Công ty đã có gần 20 nhà phân phối lớn tại các địa bàn trọng điểm và khu vực thường xuyên được giám sát, kiểm tra chặt chẽ về chất lượng sản phẩm và giá cả cùng các cơ chế hậu mãi với khách hàng. Có được kết quả này bên cạnh chất lượng sản phẩm được thị trường công nhận, công ty xi măng Hải Phòng còn chủ động đổi mới thủ tục bán hàng, tiêu thụ sản phẩm bằng việc thành lập trung tâm tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà phân phối, khách hàng đến giao dịch mua bán nhanh gọn. Với phương châm uy tín, chất lượng, hiệu quả thương hiệu chiếm lĩnh thị phần, công ty xi măng Hải Phòng phấn đấu mở rộng hơn thị trường tiêu thụ không chỉ trong các tỉnh miền Bắc mà còn miền Trung, miền > - Năm 2008 lượng sản xuất Clinker của công ty đạt 1.121.000 tấn tăng 61 nghìn tấn so với năm 2007 tăng 5,75%. Lượng tiêu thụ sản phẩm vẫn còn tăng mạnh đạt 1.610.000 tấn tăng 243.559 tấn so với năm 2007 tăng mạnh gần 18%. Theo Tổng Giám đốc Công ty xi măng Hải Phòng cho biết: trong năm 2008, mặc dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động, khó khăn. Nhiều dự án trong nước phải cắt giảm đầu tư, giãn tiến độ nhưng tập thể CBCNV công ty Xi măng Hải Phòng đã chủ động đề ra nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, tận dụng tối đa những thuận lợi nên công tác sản xuất kinh doanh trong năm 2008 của công ty đạt được những thành quả quan trọng. Lượng tiêu thụ tăng mạnh nguyên nhân chính là là do chất lượng xi măng Hải Phòng luôn luôn ổn định và tốt hơn so với các xi măng khác trong ngành điều đó càng được thể hiện bằng giá cả sản phẩm.Trong khi lượng tiêu thụ tăng mạnh thì giá bán sản phẩm của xi măng Hải Phòng vẫn rất cao. Thể hiện rõ là: Từ ngày 15/12/2007 các công ty xi măng thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam đã 2 lần tăng giá bán xi măng với mức tăng bình quân khoảng 60.000đ/tấn (trong đó Hải Phòng tăng cao nhất 100.000đ/tấn). Cụ thể: + Công ty xi măng Hoàng Thạch: tăng 60.000đ/tấn + Công ty xi măng Hải Phòng: tăng 100.000đ/tấn + Công ty xi măng Bỉm Sơn: 55.000đ/tấn + Công ty xi măng Bút Sơn: tăng 55.000đ/tấn + Công ty xi măng Tam Điệp: tăng 55.000đ/tấn + Công ty xi măng Hoàng Mai: tăng 65.000đ/tấn + Công ty xi măng Hà tiên 1: tăng 60.000đ/tấn + Công ty xi măng Hà Tiên 2: tăng 60.000đ/tấn. - Thị trường tiêu thụ xi măng 2 tháng đầu năm 2009 Tiêu thụ xi măng toàn xã hội: Nội dung Tiêu thụ 02 tháng 2008 Tiêu thụ 02 tháng 2009 So sánh (%) Thị phần (%) 1. Vicem 1.904 1.935 101,6 36,6 2. Liên doanh 1.607 1.579 98,3 29,9 3. Thành phần khác 1.780 1.770 99,4 33,5 Toàn XH 5.291 5.284 99,9 Dự báo năm 2009 tiếp tục còn nhiều diễn biến khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với tinh thần năng động, dám nghĩ, dám làm, phát huy kết quả đã đạt được trong những năm qua, quyết tâm tổ chức thực hiện tốt chủ đề hành động sáng tạo, tiết kiệm, chất lượng, hiệu quả đã được thống nhất trong toàn Đảng bộ, Đảng bộ Công ty Xi măng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị năm 2009, trong đó chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ phấn đấu đạt 1,8 triệu tấn. Ngay từ đầu năm, công ty chú trọng bảo đảm vận hành lò nung ổn định, đạt năng suất cao, nâng cao năng suất máy đóng bao, bảo đảm sản lượng 7000- 8000 tấn/ngày cung cấp ra thị trường; đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giữ vững thị phần và phát triển thị trường mới, phấn đấu tăng 8- 10% sản lượng so với năm 2008, dự kiến xuất khẩu 150.000 tấn. 2.2.2. Thực trạng công tác tiêu thụ của công ty xi măng Hải Phòng. 2.2.2.1 Nghiên cứu và dự báo thị trường doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sau khi tham gia vào thị trường đều phải tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường, mục đích của việc nghiên cứu thị trường đó là nghiên cứu và xác định khả năng tiêu thụ mặt hàng của nhóm mặt hàng trên địa bàn xác định. Trên cơ sở việc nghiên cứu đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp để thoả mãn yêu cầu của thị trường và mục đích tối đa hoá lợi nhuận của chính bản thân doanh nghiệp. Sau khi chuyển sang cơ chế thị trường, công ty xi măng Hải Phòng đã chuyển hướng sang kinh doanh theo nhu cầu của thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường trước kia do phòng kinh doanh đảm nhận, đây là khâu yếu nhất của doanh nghiệp. Các thông tin trong nghiên cứu thị trường chủ yếu còn rất thiếu và thậm chí đôi khi còn không chính xác gây khó khăn cho việc dự báo nhu cầu sản phẩm trong những thời điểm cụ thể. Nguồn thông tin chủ yếu là từ niên giám thống kê của tổng cục thống kê và thông tin do Tổng Công Ty công nghiệp xi măng Việt Nam cung cấp, thông tin từ những hợp đồng đã ký kết được. Công ty chưa có công tác tiếp cận trực tiếp thị trường, tìm hiểu các khách hàng tiêu dùng cuối cùng của doanh nghiệp. Do đó, công ty xi măng Hải Phòng chưa thực sự nghiên cứu thị trường mà mới chỉ dừng lại ở khâu phát hiện vấn đề cần nghiên cứu. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm chú ý đến công tác nghiên cứu thị trường dẫn đến lượng hàng tồn kho của Xí nghiệp nhiều. Hiện nay, doanh nghiệp đã thành lập ban Marketing dưới sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh thực hiện công tác nghiên cứu thị trường. Bộ phận này chịu trách nhiệm tổ chức một đội ngũ nhân viên Marketing trực tiếp nghiên cứu thị trường, xây dựng chương trình nghiên cứu thị trường cung cấp thông tin cho bộ phận lãnh đạo để đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường được đặt ra ở doanh nghiệp dưới một số hình thức: - Doanh nghiệp đã cử nhân viên nghiên cứu thị trường đi điều tra tình hình biến động nhu cầu và giá cả của các loại sản phẩm trên thị trường thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp. - Doanh nghiệp đã kết hợp hoạt tiêu thụ sản phẩm ở các chi nhánh, các cửa hàng. Việc điều tra nghiên cứu thị trường được tiến hành nhờ thu thập thông tin ở các chi nhánh, cửa hàng, báo cáo kết quả kinh doanh và tình hình tiêu thụ. Điều này tiết kiệm doanh nghiệp rất nhiều chi phí mà thông tin lại chính xác. - Ban Marketing đã tiến hành nhiều hoạt động đi sâu, đi sát vào các khu vực thị trường mục tiêu, đi thực tế, khảo sát xuống tận các địa bàn tiêu thụ lớn trong cả nước để tìm hiểu thị trường, thu thập các thông tin giúp ban lãnh đạo. Sau đó giai đoạn xử lý thông tin ban lãnh đạo sẽ đánh giá được khả năng biến động của thị trường, do những nhân tố nào tác động như: chính sách xuất nhập khẩu của Chính phủ, mức tăng trưởng kinh tế của xã hội... - Ngoài ra công ty còn liên tục tổ chức các hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ triển lãm hnàg tiêu dùng trong cả nước nhằm thu thập các thông tin từ thị trường. Hơn nữa, công ty cũng đã thu thập được các thông tin quan trọng về thị trường từ mạng lưới đại lý và hệ thống bán buôn, bán lẻ trong cả nước. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp chưa được thực hiện một cách triệt để, đồng bộ mà còn nhiều khiếm khuyết như sau: - Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường trình độ không đồng đều, chưa có sự chuyên môn hoá cao. - Doanh nghiệp chưa tổ chức được các hội nghị khách hàng. Nếu doanh nghiệp thực hiện được công tác này thì càng tăng thêm mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng đồng thời có thể thu thập được thông tin một cách chính xác, đơn giản, tiết kiệm chi phí. - Chưa điều tra, nghiên cứu thị trường ở quy mô lớn. - Chưa có biện pháp hiệu quả tiếp xúc với người tiêu dùng cuối cùng. - Chưa sử dụng phương pháp hiện đại trong nghiên cứu thị trường: nghiên cứu thị trường qua mạng Internet... 2.2.2.2 Lựa chọn sản phẩm thích ứng. Nhận thấy rõ chính sách sản phẩm tối ưu nhất trong thời điểm hiện tại đó là cần nâng cao chất lượng xi măng. Chất lượng là mục tiêu hàng đấu đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần nâng cao chất lượng xi măng mới có thể cạnh tranh tốt trong nền kinh tế hiện nay. Vì vậy công ty xi măng Hải Phòng không ngừng nâng cao chất lượng xi măng của mình để có thể mở rộng được thị phần. Công ty cổ phần xi măng Hải Phòng luôn luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho sự hài lòng của khách hàng và luôn cung cấp các sản phẩm xi măng chất lượng tốt nhất. Công ty xi măng Hải Phòng đã cam kết luôn áp dụng chỉ tiêu chất lượng. - Hệ thống quản lý chất lượng được cấp chứng chỉ ISO 9001:2008 trong tháng 3/2009 và áp dụng duy trì ngày càng hiệu quả. - 100% sản phẩm xuất cho khách hàng đạt tiêu chuẩn TCVN 6260:1997, TCVN 2682:1999 đối với xi măng, đạt TCVN 7024:2002 đối với clanhke. - Biến phân cường độ của xi măng trong tháng ≤ 5% Sản xuất Clinker đạt mác Cpc60, xi măng PCB 30 đạt mác 35± 2 N/mm2, PCB 40 đạt mác 52±2 N/mm2. Để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm công ty đã thực hiện những chính sách: - Liên tục huấn luyện đào tạo tất cả cán bộ công nhân viên để mọi người lao động trong công ty đều tham gia vào các hoạt động nâng cao chất lượng. - Không ngừng cải tiến chất lượng bằng cách giám sát chặt chẽ và cải tiến mọi quy trình sản xuất. - Đều đặn thực hiện công tác bảo trì phòng ngừa. Điều tra rà soát sự hài lòng của khách hàng bằng cách chủ động lắng nghe ý kiến phản ánh của họ. Công ty xi măng Hải Phòng đã chỉ đưa ra thị trường các loại sản phẩm xi măng đảm bảo  chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn Quốc Gia đã đăng ký. Vì vậy sản phẩm của công ty luôn có chất lượng cao và luôn ổn định, nên đã đạt được nhiều giải thưởng cao quí về chất lượng như: Huy chương vàng về chất lượng tại hội chợ triển lãm Quốc tế. Giải thưởng Chất lượng Việt Nam. Giải thưởng Mai Vàng Hội Nhập. Cúp vàng chất lượng sản phẩm. Giải thưởng Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn trong nhiều năm liền. 2.2.2.3 Chính sách giá cả trong hoạt động tiêu thụ. Giá cả bao giờ cũng là công cụ cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Do đó việc định giá sản phẩm công ty xi măng Hải Phòng đã áp dụng chiến lược giá cả như sau: - Chính sách giá cả theo thị trường: Xí nghiệp căn cứ vào giá bán của các doanh nghiệp cùng kinh doanh sản phẩm cùng loại để định giá bán cho sản phẩm của mình. Đồng thời, chính sách giá cả của Xí nghiệp được phân bổ theo ba cấp: - Bán buôn là hình thức các chi nhánh đại lý được hưởng ở mức chiết khấu cao nhất. - Bán sỉ là hình thức giá bán của đại lý, chi nhánh giao cho các cửa hàng trong khu vực cụ thể. Bên cạnh đó chính sách giá bán của Xí nghiệp cũng rất linh hoạt và mềm dẻo trong từng thời điểm nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm trên toàn bộ các thị trường. Ngoài ra để tạo mặt bằng về giá bán tại các khu vực thị trường đều như nhau, Xí nghiệp đã ban hành chính sách trợ giá cho từng khu vực thị trường, đồng thời luôn có sự rà soát kiểm tra việc vận chuyển, gây mất ổn định về giá và để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Những năm gần đây, công nghiệp xi măng nói chung và xi măng vừa và nhỏ nói riêng phát triển rất mạnh mẽ, sự cạnh tranh trên thị trường rất quyết liệt. Để tồn tại và phát triển, ngoài việc phải đưa ra loại sản phẩm có chất lượng tốt, công ty phải tập trung tìm mọi cách để hạ giá bán sản phẩm nên sức cạnh tranh lớn . Để có giá cạnh tranh, công ty đã áp dụng mọi biện pháp để hạ giá thành sản phẩm. Ngoài việc duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO:9001 và hệ thống nội quy, quy chế nhằm kiểm soát chặt chẽ giá cả, số lượng, chất lượng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào, lãnh đạo Công ty còn đặc biệt quan tâm đến việc đề ra các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phù hợp, phát động và khuyến khích phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất máy móc thiết bị, tiết kiệm nhiên liệu và chi phí động lực, có chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý để tạo đòn bẩy kích thích người lao động nhằm nâng cao năng suất lao động. Như trên đây đã đề cập, chi phí đầu vào cho sản xuất xi măng những năm gần đây luôn có xu hướng tăng cao, đã có tác động lớn đến giá thành sản phẩm của các đơn vị thành viên. Tuy thế tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam vẫn cố gắng thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường, không tăng giá bán xi măng để bảo vệ lợi ích chung của xã hội và quyền lợi người tiêu dùng. Tổng công ty quy định giá luân chuyển nội bộ giữa các đơn vị sản xuất xi măng và các công ty kinh doanh thương mại của mình; đồng thời quy định khung giá bán các loại xi măng tại các nhà máy và tại các tỉnh; tổng công ty ủy quyền cho giám đốc các công ty thành viên quy định mức giá cụ thể phù hợp với tình hình thị trường, nhưng mức giá đó phải nằm trong khung giá tổng công ty quy định.Điều này ảnh hưởng khá lớn đến chính sách giá cả của công ty xi măng Hải Phòng. Khoảng 10 năm trở lại đây hầu hết giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất xi măng đều đã tăng từ 40% đến 80% như giá điện, than, xăng dầu các loại... chỉ số giá hàng tiêu dùng hàng năm đều tăng từ 8% đến 14%. Trong khi đó Nhà nước vẫn không cho phép nâng giá xi măng, nghĩa là 10 năm nay giá bán xi măng của công ty vẫn cố định. Thực chất giá bán xi măng của công ty đến nay đã giảm tới 30% so với 10 năm trước đây. Hiện nay, suất đầu tư trung bình cho một tấn xi măng theo phương pháp khô (quy mô nhà máy cỡ 1,5 triệu tấn/năm, có công nghệ và thiết bị hiện đại), sẽ ở mức từ 125-135 USD/tấn; nếu chia suất đầu tư theo các nguồn vốn vay để đầu tư thì chi phí đầu tư ở mức từ 25-28 USD/tấn. Còn chi phí sản xuất hiện ở mức từ 30-32 USD/tấn. Như vậy, giá bán xi măng của Việt Nam phải từ 55-60 USD/tấn mới bảo đảm cho ngành xi măng phát triển bền vững Trong khi giá xi măng của các nước trong khu vực đều ở mức 60 đến 62 USD một tấn xi măng. Như vậy, nếu xét về khả năng cạnh tranh bằng giá cả thì giá bán xi măng của công ty đang có lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế việc kìm hãm giá cả lâu nay của Nhà nước đã ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận, đến khả năng tích lũy tái đầu tư của công ty xi măng Hải Phòng, không khuyến khích đầu tư từ bên ngoài, không có động cơ kích thích người lao động. Trong suốt một thời gian dài, giá xi măng được duy trì ở mức thấp. Cách tính chi phí và khấu hao cũng chưa thật đầy đủ hợp lý, nên giá xi măng của Việt Nam hiện nay chưa được tính đúng và tính đủ; trong khi chi phí sản xuất, chi phí quản lý lại cao hơn các nước trong khu vực. Để ngành xi măng phát triển bền vững, hội nhập tốt với kinh tế khu vực và thế giới, Hiệp hội xi măng cho rằng cần xây dựng một lộ trình xác lập lại giá xi măng cho phù hợp trong tình hình mới, trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ, có tích lũy để tồn tại và phát triển. Để tháo gỡ khó khăn này, Bộ Xây dựng thống nhất sẽ xây dựng lộ trình điều chỉnh giá bán. Theo đó, Tổng công ty công nghiệp xi măng VN xây dựng lộ trình cụ thể về điều chỉnh giá bán xi măng, trong đó phải thể hiện rõ giá bán hiện hành, mức dự kiến điều chỉnh, doanh thu bán hàng, nộp ngân sách và lợi nhuận hoặc lỗ. 2.2.2.4. Lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm. Quan niệm về các kênh phân phối không chỉ giới hạn ở việc phân phối hàng hoá vật chất những người cung ứng dịch vụ và ý tưởng cũng vấp phải vấn đề đảm bảo đưa hàng của mình đến với các khách hàng mục tiêu. Do vậy, công ty sử dụng nhiều loại kênh phân phối khác nhau cho hàng hoá của mình. Như phân phối trực tiếp, phân phối gián

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22216.doc
Tài liệu liên quan