Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ ở Công ty Thực Phẩm Hà Nội

Là một doanh nghiệp nhà nước nên vốn sản xuất kinh doanh của Công ty được hình thành từ 4 nguồn vốn chính: vốn do nhà nước cấp, vốn tự bổ sung, vốn đi vay và vốn tín dụng thương mại từ nhà cung cấp.

Đối với vốn do nhà nước cấp thì hiện nay do nhà nước chỉ đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nhà nước được nhà nước xác định duy trì để đóng vai trò công cụ điều tiết kinh tế nên mặc dù Công ty thực phẩm Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước nhưng nó chưa phải đủ lớn để điều tiết nền kinh tế. Vì vậy, nguồn vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là rất ít và đầu tư mỗi năm khoảng 100 triệu đồng bổ sung cho vốn lưu động để tiến hành các hoạt động kinh doanh.

Đối với vốn tự bổ sung: được lấy từ lợi nhuận kinh doanh của Công ty. Do mấy năm trở lại đây Công ty luôn có lợi nhuận (năm 1998, 1999, 2000, 2001 lần lượt là, 266, 408, 455, 462,4 triệu đồng) nên Công ty cũng đã có tích luỹ tái đầu tư. Mặc dù nguồn vốn này còn ít nhưng qua số liệu này cho thấy doanh nghiệp có thể hoàn toàn chủ động về vốn, giảm sự phụ thuộc vào nhà cung ứng và đồng thời giúp doanh nghiệp tăng tiềm lực tài chính nhờ giảm được tỉ lệ nợ/vốn.

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ ở Công ty Thực Phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh những lãng phí, thất thoát thì Chính phủ cũng như UBND thành phố Hà nội quyết định thành lập Công ty thực phẩm Hà nội. Công ty thực phẩm Hà nội thành lập ngày 10 tháng 7 năm 1957 và đến nay đã được gần 50 .năm. Từ năm 1957 đến năm 1986 thì Công ty hoạt động không có hiểu quả, chủ yếu cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân theo chế độ tem phiếu, sở dĩ Công ty thực phẩm hoạt động được là nhờ sự trợ cấp vốn từ ngân sách nhà nước. Sau năm 1986, nền kinh tế đất nước chuyển sang một giai đoạn mới, đó là việc chuyển cơ chế kinh tế từ tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để tồn tại được trong cơ chế kinh tế mới thì Công ty đã có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là trong phương thức hoạt động. Công ty đã xoá bỏ chế độ tem phiếu và tiến hành sản xuất kinh doanh theo hình thức hạch toán kinh tế độc lập (lấy thu bù chi đảm bảo có lãi). Tổ chức bộ máy, xác định chức năng nhiệm vụ của Công ty cũng đã có sự thay đổi lớn. Gần đây nhất là theo quyết định số 490 QĐ/UB ngày 26/01/1993 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội về việc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Công ty. Về chế độ hoạt động của Công ty: Công ty thực phẩm Hà nội hoạt động theo luật doanh nghiệp, theo các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, các quy định của thành phố, của Sỏ thương mại Hà nội và thực hiện dân chủ trong hoạt động của Công ty theo Nghị định số 71/1998/NĐ ngày 8/9/1998 của chính phủ, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ. Khi quyết định những vấn để quan trọng phải tổ chức lấy ý kiến của cấp uỷ, công đoàn và đại diện CBCNV trong Công ty theo nguyên tắc dân chủ và quyết định theo đa số. Nhờ có những thay đổi kịp thời nên Công ty bắt đầu làm ăn có lãi, doanh thu luôn đạt từ 60 đến 100 tỷ đồng qua các năm và đồng thời góp phần vào việc tăng ngân sách cho nhà nước, cụ thể: Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 1 Tổng nguồn vốn kinh doanh 22 936 29 859 33 081 36 209 2 Tổng doanh thu 84 876 63 983 80 848 70.501 3 Lợi nhuận 483 600 670 686 4 Nộp ngân sách 1 820 1 750 1 945 2 042 5 Tỷ suất lợi nhuận trên VKD 0,019 0,016 0,018 0,0185 6 Thu nhập BQ của người lao động 0,450 0,450 0,500 0,550 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm 1998,1999,2000,2001) Hiện nay, Công ty thực phẩm Hà nội do Sở thương mại trực tiếp quản lý. Tên giao dịch của Công ty đó là Công ty thực phẩm Hà nội, viết tắt là “TP”. Trụ sở được đóng ở 24 – 26 Trần Nhật Duật – Hà nội; Điện thoại: 04.8253825 Fax: 8448282601 Mã số tài khoản của Công ty thực phẩm Hà nội: * Tại ngân hàng công thương Việt Nam: 710A00810 * Tại kho bạc nhà nước Hà nội: + Tiền gửi: 944 – 01 - 041 + Tạm giữ: 662 – 90 - 1626 + Dự án: 361 80010100 04 1626001 371 80010100 04 1626001 * Tại ngân hàng nông nghiệp Hà nội: + Tiền gửi: 431 101 1000 10 + Tiền vay: 211 101 1000 10 II. Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật chủ yếu của Công ty ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ 1. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty - Tổ chức hoạt động Công ty theo hình thức hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng Viêt nam (kể cả ngân hàng ngoại thương), có con dấu riêng. - Thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng luật doanh nghiệp của nhà nước. Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động trong doanh nghiệp. - Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: + Kinh doanh thực phẩm nông sản, thuỷ hải sản và chế biến thực phẩm công nghệ, kinh doanh hàng hoá công nghệ phẩm và tư liệu tiêu dùng khác. + Tổ chức sản xuất, gia công chế biến hàng thực phẩm và làm đại lý các sản phẩm hàng hoá. + Kinh doanh khách sạn và các dịch vụ khách sạn, tổ chức các dịch vụ ăn nghỉ. Cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước thuê nhà làm văn phòng đại diện, kinh doanh cho thuê kho bảo quản hàng hoá. - Nhiệm vụ chủ yếu: + Tổ chức sản xuất kinh doanh, chế biến dịch vụ của ngành thương mại và đáp ứng nhu cầu thị trường. + Được phép xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác xuất khẩu số hàng do liên doanh liên kết, sản xuất thu mua khai thác được và được nhập khẩu các hàng hoá tiêu dùng cần thiết đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất, đời sống theo quy định của nhà nước và thành phố. + Được cấp vốn kinh doanh theo quy định và tự tạo nguồn vốn, vay vốn (kể cả ngoại tệ) tại ngân hàng việt nam, được huy động vốn của CBCNV trong Công ty theo lãi suất thoả thuận. + Được quyền định giá bán các loại hàng hoá vật tư thu mua, khai thác được hoặc thoả thuận giá kinh doanh với khách hàng (theo phân cấp giá hiện hành của nhà nước và thành phố). + Có quyền sắp xếp điều chính, sự dụng các mạng lưới kinh doanh sản xuất của Công ty phù hợp với thị trường và yêu cầu sản xuất, đảm bảo có hiểu quả. 2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty 2.1. Sơ đồ chung Hiện nay, Công ty có 5 phòng ban chức năng và 16 đơn vị trực thuộc. Tổng diện tích đất, nhà sử dụng và kinh doanh của Công ty là: 58.877m2. Năm phòng ban chức năng bao gồm: - Phòng kế hoạch kinh doanh - Phòng kế toán - Phòng tổ chức hành chính - Phòng kinh tế đối ngoại - Phòng thanh tra bảo vệ Mười sáu đơn vị trực thuộc bao gồm: Cửa hàng thực phẩm (CHTP) Bưởi, Chtp Lê Quý Đôn, Trung tâm thương mại ngã tư sở; chtp Hàng Da; chtp Châu Long; chtp Kim Liên; chtp Cửa Nam; chtp Thành Công; XNKT cung ứng; phòng KHNV; xưởng sản xuất chế biến thực phẩm; chtp Khâm Thiên; XNTP Tựu Liệt; chtp Chợ Hôm; khách sạn Vạn Xuân; văn phòng Công ty. Giám đốc Phó GĐ phụ trách TCHC và TTBV Phó GĐ phụ trách kế toán và kế hoạch kinh doanh Phó GĐ phụ trách kinh tế đối ngoại Phòng TCHC Phòng thanh tra bảo vệ Phòng kế toán Phòng KHKD Phòng kinh tế đối ngoại Các cửa hàng, xí nghiệp, nhà khách, xưởng, kho lạnh, TTTM Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị theo kiểu trực tuyến – chức năng 2.2. Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng 2.2.1. Ban giám đốc Công ty Từ sơ đồ trên ta nhận thấy Công ty thực phẩm Hà nội có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm trước sở thương mại Hà nội và UBND thành phố Hà nội về toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong việc thực hiện những nhiệm vụ quy định. Ban giám đốc Công ty làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo, có sự phân công trách nhiệm cá nhân đối với từng lĩnh vực được giao. Ban giám đốc Công ty quyết định những vấn đề tập thể sau: + Chỉ tiêu kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty. + Các chủ trương biện pháp liên doanh liên kết trong và ngoài nước. + Tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý đối với các đơn vị trực thuộc Công ty. + Xây dựng quy hoạch cán bộ. + Báo cáo sơ kết và tổng kết năm + Chương trình công tác 6 tháng, cả năm và phân công thực hiện. + Bổ nhiệm, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, kết luận những vụ việc khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ theo phân cấp quản lý của sở thương mại Hà nội. + Kiểm điểm, đánh giá các chương trình kế hoạch đã đề ra và bàn chương trình công tác năm sau, đồng thời kiểm điểm trách nhiệm chỉ đạo điều hành các công tác của ban giám đốc và từng cá nhân trong ban giám đốc. 2.2.1.1. Giám đốc Công ty * Giám đốc Công ty lãnh đạo và điều hành toàn diện mọi hoạt động của Công ty theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được cấp trên giao. Chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi hoạt động công tác của Công ty. Giám đốc quán triệt nguyên tắc làm việc sau: + Xây dựng quy trình giải quyết công việc. + Quy trình về điều hoà phối hợp trong quá trình giải quyết công việc giữa các bộ phận. + Khi ký những quyết định quan trọng phải qua thẩm định. + Những việc quan trọng, tổ chức lấy ý kiến của CBCNV trong Công ty hoặc các Công ty có liên quan. * Giám đốc Công ty có quyền hạn và trách nhiệm: - Điều hành phối hợp mọi hoạt động của Công ty, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của sở thương mại Hà nội, chấp hành đường lối chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước và các quy định của thành phố, sở thương mại Hà nội. - Triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường xuyên hoặc đột xuất theo phạm vi quản lý của Công ty. Tham dự đầy đủ các cuộc họp, hội nghị, hội thảo do cấp trên triệu tập. - Những vấn đề thuộc về chủ trương phương hướng lớn như: các đề án về quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hà nội và của ngành về xây dựng tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành. Các dự thảo văn bản vi phạm pháp luật quản lý ngành, báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, công tác tổ chức cán bộ v.v... - Lập kế hoạch, chương trình thời gian tuần, tháng làm việc và kiểm tra các đơn vị cơ sở. Bố trí lịch tiếp dân để nghe và giải quyết các công việc có liên quan với dân. - Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của Công ty. 2.2.1.2. Đối với các phó giám đốc - Các phó giám đốc được giám đốc uỷ quyền phụ trách từng lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về lĩnh vực công tác được giao. - Các phó giám đốc có quyền hạn và trách nhiệm: + Giúp giám đốc Công ty phụ trách các lĩnh vực công tác theo sự phân công của giám đốc. Thay mặt giám đốc giải quyết cụ thể công việc được phân công, đảm bảo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước và các quy định của thành phố và sở Thương mại Hà nội. + Tại hội nghị giao ban của Công ty, các phó GĐ báo cáo kết quả công tác của mình. Khi có những vấn đề phát sinh cần giải quyết thì đưa ra hội nghị bàn bạc, giám đốc Công ty quyết định. + Khi tiếp xúc và trả lời các cơ quan ngôn luận về những vấn đề thuộc lĩnh vực mình phụ trách phải báo cáo giám đốc Công ty và phải được giám đốc Công ty nhất trí. + Phó giám đốc được phân công phụ trách điều hành công việc văn phòng của Công ty, thường xuyên giúp giám đốc quản lý công việc hàng ngày của văn phòng, giúp giám đốc Công ty thực hiện chương trình làm việc của lãnh đạo Công ty và phối hợp với các phó giám đốc khác thực hiện các công tác trọng tâm, những việc có liên quan đến nhiều lĩnh vực khi vắng mặt giám đốc, đồng thời trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo chức năng, nhiệm vụ được giám đốc Công ty phân công. 2.2.2. Phòng kế toan – chức năng và nhiệm vụ - Hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh thống kê, kế toán, các quy định của nhà nước trong công tác hạch toán kế toán và luật thuế VAT - Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị về thủ tục quản lý hồ sơ, sổ sách, chứng từ, hoá đơn ban đầu. - Kiểm tra và quản lý chặt chẽ tài sản, tiền vốn, quản lý tài chính và phải có kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm trình giám đốc. - Tổng hợp quyết toán tài chính và phân tích tình hình tài chính hàng quý, năm. - Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của nhà nước. - Theo dõi tình hình sự dụng và đề xuất các biện pháp quản lý mạng lưới kinh doanh dịch vụ của các đơn vị Công ty. 2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh tế đối ngoại - Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác liên doanh với nước ngoài. - Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và triển khai thực hiện kế hoạch đã được quyết. - Tổ chức các hoạt động tư vấn, môi giới, hội chợ, quảng cáo giới thiệu sản phẩm hàng hoá và các hoạt động bán hàng của Công ty thực phẩm Hà nội với Công ty nước ngoài và ngược lại. - Nghiên cứu và áp dụng các đề tài khoa học về phát triển xuất nhập khẩu: tham gia các cuộc họp tập, trao đổi, giới thiệu các thông tin về kinh tế đối ngoại. - Kiểm soát thị trường, khai thác nguồn hàng trong, ngoài nước và tổ chức tiêu thụ. 2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính - Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của các đơn vị, các phòng ban Công ty về phân công và phân cấp quản lý. - Lâp quy hoạch cán bộ và thực hiện các thủ tục điều động, bổ nhiệm cán bộ theo chủ trương. - Thực hiện cách chính sách cán bộ, chính sách chế độ về lao động tiền lương, nâng bậc lương, nghỉ hưu, kỷ luật của Công ty và các đơn vị trực thuộc. - Tổ chức bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ để nâng cao trình độ CBCNV trong Công ty. - Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan cấp trên và làm các báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động của Công ty. - Giải quyết các chính sách, quyền lợi CBCNV trong Công ty. - Kiểm tra hướng dẫn các đơn vị thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động, chấp hành nội quy, quy chế của Công ty. - Rà soát, bổ sung, sửa đổi hoặc dự thảo nội quy, quy chế mới phù hợp với tình hình thực tế của Công ty trình giám đốc quyết định. - Tổ chức và tổng kết các phong trào thi đua, phong trào người tốt việc tốt và các phong trào khác của ngành. Đề xuất việc khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác và trong sản xuất kinh doanh. - Bố trí lịch công tác, địa điểm hội họp, đánh máy, in ấn công văn tài liệu của Công ty, thực hiện công tác văn thư lưu trữ theo chế độ quy định và các công tác tạp vụ, vệ sinh cơ quan. 2.2.5. Chức năng, nhiệm vụ phòng thanh tra bảo vệ - Tiếp nhận và giải quyết thuộc thẩm quyền các khiếu nại tố cáo của công dân có liên quan đến hoạt động của Công ty. Đề xuất kiến nghị giám đốc Công ty giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giám đốc Công ty theo luật khiếu nại tố cáo. - Tổ chức kiểm tra hướng dẫn các đơn vị thực hiện các quy định về công tác bảo vệ, đảm bảo an toàn tài sản hàng hoá, giữ gìn trật tự an toàn đơn vị và công tác phòng cháy, phòng chống thiên tai lụt bão... - Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan. - Bố trí cán bộ thường trực tiếp dân theo quy định của giám đốc Công ty. 2.3. Ưu, nhược điểm của cơ cấu tổ chức bộ máy trên Ưu điểm: - Ban giám đốc làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo nên giảm được các quyết định sai lầm. - Có sự kết hợp giữa giám đốc, các phó giám đốc và các phòng ban chức năng. - Thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá lao động quản trị. - Gắn trách nhiệm của cá nhân với công việc được giao. - Có tính dân chủ cao trong hoạt động quản trị. - Vẫn giữ được tính thống nhất ở một mức độ nhất định. Nhược điểm: - Có thể gây chồng chéo trong việc ra quyết định. - Chi phí cho hoạt động ra quyết định lớn. 3. Đặc điểm về lao động và tiền lương Tổng số lao động hiện có tại Công ty thực phẩm Hà nội là 639 nhân viên (tính đến cuối năm 2001), trong đó số lao động có trình độ đại học là 96 người. Mức thu nhập bình quân là 550.000đ/tháng. Đội ngũ nhân viên của Công ty ở 11 cửa hàng như sau: - Cửa hàng chợ Hôm : 69 nhân viên - Cửa hàng Bưởi : 35 nhân viên - Cửa hàng Thành Công : 42 nhân viên - Cửa hàng Hàng Bè : 37 nhân viên - Cửa hàng Châu Long : 22 nhân viên - Cửa hàng Cửa Nam : 29 nhân viên - Cửa hàng Hàng Da : 50 nhân viên - Cửa hàng Lê Quý Đôn : 24 nhân viên - Cửa hàng Kim Liên : 24 nhân viên - Cửa hàng Khâm Thiên : 24 nhân viên Đội ngũ nhân viên của Công ty tại các xí nghiệp chế biến và các bộ phận sản xuất kinh doanh khác như sau: - Khách sạn Vạn Xuân: 54 nhân viên - XN khai thác cung ứng: 66 nhân viên - Phòng kế hoạch – kinh doanh: 37 nhân viên - Xưởng chế biến thực phẩm : 34 nhân viên Ngoài ra, Công ty còn có đội ngũ công nhân viên làm việc tại trụ sở chính của Công ty và các trung tâm thương mại dịch vụ trực thuộc như trung tâm thương mại ngã tư sở, Xí nghiệp Lương Yên, siêu thị SeiYu... Công ty có chức năng chủ yếu là kinh doanh nên đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty phần lớn là các nhân viên trực tiếp bán hàng. Những người này đa phần là lao động đã qua đào tạo, có trình độ chủ yếu từ trung cấp trở lên. Do tính chất và đặc điểm của Công ty nên phần lớn là lao động nữ, chiếm một tỷ lệ tương đối lớn chiếm khoảng 80% so với tổng số lao động của Công ty. Đa số lao động đều nằm trong biên chế của nhà nước, số lượng lao động hợp đồng và công nhật chiếm rất ít, với tỷ lệ không đáng kể. Trong tổng số lao động của Công ty thì số lao động quản lý chiếm khoảng 15% trong tổng số lao động. Do làm việc theo biên chế nhà nước và hưởng lương cố định theo từng tháng nên khả năng kích thích người lao động là chưa có, chưa gắn trách nhiệm và lợi ích với kết quả kinh doanh, chưa thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động và nguyên tắc thù lao lao động mang tính cạnh tranh. Đối với các nhân viên bán hàng, việc tiêu thụ sản phẩm chỉ mang tính chất trách nhiệm là phải bán hàng chứ không quan tâm đến việc bán được nhiều hàng hoá hay không, ít có khả năng giao tiếp để thu phục khách hàng. Hầu hết những người bán hàng thì họ đã qua đào tạo nhưng việc đào tạo nghiệp vụ cho họ ở trong thời bao cấp nên đã lỗi thời, khả năng tiếp cận thị trường còn kém nhất là trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, ở họ chỉ có kinh nghiệm là chủ yếu. Công tác tiêu thụ hiện nay đòi hỏi phải có những người năng động, có khả năng sáng tạo trong kinh doanh, vì vậy doanh nghiệp phải có chính sách đào tạo lại hoặc tuyển mộ những nhân viên có khả năng trong giao tiếp bán hàng. Công tác đãi ngộ nhân sự được Công ty rất quan tâm, Công ty đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho CBCNV trong toàn Công ty, đạt tỷ lệ 95% và tổ chức khám sức khoẻ chuyên đề cho 350 mậu dịch viên và công nhân sản xuất và 120 nữ công nhân viên được chăm sóc sức khoẻ đã phát hiện ra 44 người bị bệnh để đi điều trị kịp thời, tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan nghỉ mát. 4. Đặc điểm về nguyên vật liệu và máy móc thiết bị 4.1. Đặc điểm về nguyên vật liệu Công ty thực phẩm Hà nội là một doanh nghiệp thương mại nên hoạt động sản xuất chế biến là rất ít. Do vậy, Công ty đã có chiến lược mua sắm và dự trữ thực phẩm đảm bảo cung cấp thường xuyên liên tục sản phẩm cho tiêu thụ, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh đoanh có hiểu quả. Tỷ lệ chi phí kinh doanh cho hoạt động hậu cần kinh doanh là tương đối lớn vì các hoạt động của Công ty chủ yếu là hoạt động mua và bán. Nguyên vật liệu ở đây chủ yếu là sản phẩm hàng hoá. Có thể phân sản phẩm hàng hoá thành 2 loại là thực phẩm tươi sống và thực phẩm công nghệ. Đối với các loại thực phẩm tươi sống như rau, quả, thịt các loại, v. v…thì Công ty đã tiến hành liên hệ với các tỉnh bạn như Nghệ an, Thanh Hoá, Nam Định, Thái Bình, …. Ngoài ra, Công ty còn thu mua trực tiếp từ các hộ nông dân thông qua các cơ sở và đại lý của Công ty. Đối với loại thực phẩm này thì nguồn cung cấp chưa ổn định và không thường xuyên do một số nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới người dân như sự tác động xấu của thời tiết, các loại bệnh dịch, sâu hại mùa màng, v.v.. nên có ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ mặt hàng này. Hơn nữa do khi mua thì không có hoá đơn chứng từ nên Công ty phải chịu một khoản thuế khống từ nhà nước làm cho giá bán tăng lên so với thị trường, làm giảm sản lượng tiêu thụ. Đối với các loại thực phẩm công nghệ như rượu, bia, đồ hộp, dầu ăn, … thì nguồn cung cấp chủ yếu cho Công ty là các cơ sở sản xuất trong nước như nhà máy rượu Hà nội, Công ty đồ hộp Hạ long, Công ty bánh kẹo Hải hà, Công ty dầu ăn Tường an, dầu ăn Cái lân, …và các Công ty xuất nhập khẩu uỷ thác nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm từ nước ngoài như: sữa, bơ, xúc xích, pho mát, …Đối với loại thực phẩm này thì Công ty có một lợi thế trong tiêu thụ là tuỳ thuộc từng loại mặt hàng có bán được hay không mà Công ty nhập về chứ không phải trực tiếp sản xuất. Quyền chủ động là thuộc về Công ty nên Công ty rất linh hoạt trong việc thay đổi mặt hàng mỗi khi nhu cầu tăng cao hoặc giảm đi, rất tiện lợi trong việc đa dạng hoá các mặt hàng. 4.2. Đặc điểm về máy móc thiết bị và cơ sở vật chất Máy móc thiết bị của Công ty chủ yếu ở trong các xưởng sản xuất chế biến thực phẩm, tại các kho lạnh, các trung tâm thương mại, các siêu thị và khách sạn. ở các xưởng sản xuất chế biến và các kho lạnh thì máy móc thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu, chủ yếu là có từ thời bao cấp để lại. Khả năng tạo kiểu dáng, mẫu mã, số lượng và chất lượng không phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của thị trường như hiện nay. Tại trung tâm thương mại, khách sạn, siêu thị thì Công ty đã mua mới một số máy móc thiết bị phục vụ cho công việc bán hàng và dịch vụ như máy tính tiền, máy phát hiện tiền giả, gian lận khi mua hàng; máy tính trong quản lý, lắp đặt các hệ thống báo động khi có sự cố xảy ra tại khách sạn, v.v.. Hiện nay, Công ty đang tập trung vốn để nâng cấp, mua mới các trang thiết bị cho các xưởng sản xuất và chế biến, các kho lạnh. Biểu hiện là việc Công ty đang tập trung vốn để hoàn thiện dây chuyền giết mổ thịt lợn hiện đại tại xí nghiệp Lương yên và sở Thương mại Hà nội để đưa vào sử dụng có hiểu quả. Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Ngoài trụ sở chính thì Công ty có 16 đơn vị trực thuộc nằm rải rác trên địa bàn Hà nội. Bên cạnh một số văn phòng, cửa hàng, khách sạn và các trung tâm trương mại đã sửa sang và xây mới thì hầu hết các cửa hàng, cửa hiệu đã cũ kỹ từ thời bao cấp để lại. Ngay cả trụ sở chính của Công ty nằm tại 24 – 26 Trần Nhật Duật Hà nội cũng đã quá cũ kỹ, lạc hậu, thiếu trang thiết bị hiện đại cho công tác quản lý (đã có bổ sung và mua mới một số loại như máy photo copy, máy in, máy vi tính, …), mặt bằng quá chật hẹp. 5. Đặc điểm về thị trường Hiện nay trên thị trường, sản phẩm của Công ty đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức và cá nhân bán cùng một hàng với Công ty. Tuy nhiên, do có lợi thế về quy mô và được hưởng các ưu đãi từ các nhà sản xuất như vốn, giá, các khoản giảm trừ, … nên Công ty cũng đã chiếm lĩnh được một số thị trường quan trọng. Trong các thị trường thì Công ty coi thị trường Hà nội là thị trường quan trọng nhất, nó quyết định tới sự thành bại của Công ty. Ngoài ra, Công ty có chú trọng tới các thị trường tại các vùng lân cận (Gia Lâm, Ninh Bình, Hà Đông, …) và coi nó như là thị trường tiềm năng. Trong tương lai không xa cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì thị trường của Công ty không những không chỉ bó hẹp ở thành phố Hà nội mà còn vươn ra các tỉnh thành trong cả nước. Hiện nay, ngoài thị trường trong nước thì Công ty đang tìm kiếm thị trường nước ngoài với việc sử dụng các thế mạnh của mình như các sản phẩm truyền thống, các đặc sản của việt nam mà người nước ngoài yêu thích như nem chua, các loại thị hộp, … 6. Đặc điểm về vốn và tài sản 6.1. Đặc điểm về vốn Là một doanh nghiệp nhà nước nên vốn sản xuất kinh doanh của Công ty được hình thành từ 4 nguồn vốn chính: vốn do nhà nước cấp, vốn tự bổ sung, vốn đi vay và vốn tín dụng thương mại từ nhà cung cấp. Đối với vốn do nhà nước cấp thì hiện nay do nhà nước chỉ đầu tư vốn cho các doanh nghiệp nhà nước được nhà nước xác định duy trì để đóng vai trò công cụ điều tiết kinh tế nên mặc dù Công ty thực phẩm Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước nhưng nó chưa phải đủ lớn để điều tiết nền kinh tế. Vì vậy, nguồn vốn của nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là rất ít và đầu tư mỗi năm khoảng 100 triệu đồng bổ sung cho vốn lưu động để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Đối với vốn tự bổ sung: được lấy từ lợi nhuận kinh doanh của Công ty. Do mấy năm trở lại đây Công ty luôn có lợi nhuận (năm 1998, 1999, 2000, 2001 lần lượt là, 266, 408, 455, 462,4 triệu đồng) nên Công ty cũng đã có tích luỹ tái đầu tư. Mặc dù nguồn vốn này còn ít nhưng qua số liệu này cho thấy doanh nghiệp có thể hoàn toàn chủ động về vốn, giảm sự phụ thuộc vào nhà cung ứng và đồng thời giúp doanh nghiệp tăng tiềm lực tài chính nhờ giảm được tỉ lệ nợ/vốn. Đối với vốn đi vay: do tỉ lệ nợ/tổng tài sản là khá cao (bảng 4) nên khả năng vay vốn từ các ngân hàng thương mại là tương đối dễ. Công ty có thể vay nguồn vốn này từ ngân hàng công thương việt nam, ngân hàng nông nghiệp Hà nội. Đối với tín dụng thương mại từ nhà cung cấp thì có thể nói đây là hình thức mà Công ty có thể chiếm dụng vốn rất dễ từ các nhà sản xuất mà không phải mất một khoản lãi suất nào. Công ty tiến hành nhập hàng và có thể trả chậm trong tháng sau hoặc quỹ sau sẽ thanh toán. Để đánh giá tình hình tài chính và tài sản của Công ty thì chúng ta có thể xem xét thông qua bảng sau: Bảng 2: Tổng nguồn vốn của Công ty qua các năm Đơn vị tính: trđ Chỉ tiêu/năm 1997 1998 1999 2000 2001 - Nợ phải trả 7.200 0,32 7.788 0,34 7.099` 0,23 9.258 0,28 12.400 0,34 + Nợ ngắn hạn 7.200 6.788 7.099 8.058 8.626 + Nợ dài hạn 0 0 0 1.200 3.774 + Nợ khác 0 1.000 0 0 0 - Nguồn vốn chủ sở hữu 15.451 0,68 16.148 0,70 22.759 0,76 23.822 0,72 23.809 0,66 + Nguồn vốn – quỹ 15.451 16.148 22.759 23.822 23.809 + Nguồn kinh phí 0 0 0 0 0 Tổng cộng nguồn vốn 22.651 22.936 29.859 33.081 36.209 (Nguồn: Bảng tổng kết cuối năm của Công ty các năm 1997,19981999, 2000,2001) Bảng 3: Tổng tài sản của Công ty qua các năm Đơn vị tính: trđ Tài sản/năm 1997 1998 1999 2000 2001 A. TSLĐ và ĐTNH 11.068 12.203 9.788 12.240 7.805 1. Tiền 2.640 1.025 688 550 878 2. Khoản phải thu 2.622 5.099 6.845 7.169 2.043 3. Hàng tồn 3.293 3.895 206 2.957 3.119 4. Tài sản lưu động khác 2.513 2.184 2.047 1.563 1.764 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 11.582 10.820 20.070 20.840 28.403 1. Tài sản cố định 4.475 6.537 9.737 9.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100546.doc
Tài liệu liên quan