Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty xăng dầu khu vực III

MỤC LỤC

 

 

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 6

I .Khái quát về tiêu thụ sản phẩm. 6

1.Khái niệm. 6

2. Hình thức. 7

II. Quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay. 8

1. Khái niệm. 8

2.Vai trò. 8

3. Nguyên tắc. 9

4. Nhân tố ảnh hưởng. 11

III. Nội dung công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 12

1. Quản lý hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường. 12

1.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường. 12

1.2.Quản lý hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường. 15

2. Quản lý việc tổ chức hoạt động hỗ trợ, xúc tiến bán sản phẩm 17

2.1. Quản lý hoạt động quảng cáo 17

a) Hoạt động quảng cáo 17

b) Quản lý hoạt động quảng cáo. 18

2.2. Quản lý hoạt động xúc tiến bán. 20

a) Hoạt động xúc tiến bán. 20

b) Quản lý hoạt động xúc tiến bán 22

3. Quản lý hệ thống kênh phân phối 23

3.1 Hệ thống kênh phân phối. 23

3.2 Quản lý hệ thống kênh phân phối. 26

4. Quản lý hoạt động bán hàng. 27

4.1 Hoạt động bán hàng. 27

4.2 Quản lý hoạt động bán hàng. 29

5. Quản lý việc thực hiện các dịch vụ hậu mãi. 30

5.1 Việc thực hiện các dịch vụ hậu mãi. 30

5.2 Quản lý việc thực hiện các dịch vụ hậu mãi. 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III 33

I. Tổng quan về công ty. 33

1. Quá trình hình thành và phát triển công ty. 33

2.Chức năng nhiệm vụ của công ty. 35

3. Cơ cấu tổ chức. 38

4. Một số đặc điểm công ty. 43

4.1 Đặc điểm hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hiện có. 43

4.2 Đặc điểm lao động của công ty. 47

4.3 Đặc điểm tài chính công ty 49

 

II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty. 51

1. Thực trạng tiêu thụ. 51

2. Thị trường tiêu thụ của công ty. 55

3. Đối thủ cạnh tranh của công ty. 59

III.Thực trạng công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty. 61

1. Hoạt động nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường. 61

2. Quản lý quá trình lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 63

3. Quản lý các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến bán sản phẩm. 64

3.1 Hoạt động quảng cáo . 64

3.2 Hoạt động xúc tiến bán 65

4. Quản lý hệ thống kênh tiêu thụ. 69

5. Quản lý hoạt động bán hàng. 71

6. Quản lý thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ hậu mãi cho khách hàng. 75

IV. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty. 76

1. Kết quả đạt được. 76

2. Tồn tại. 78

3. Nguyên nhân của tồn tại. 80

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III. 81

I. Phương hướng chung về phát triển kinh doanh của công xăng dầu khu vực III đến năm 2010. 81

1. Phương hướng chung của toàn nghành đến năm 2010. 81

2. Định hướng cụ thể của công ty xăng dầu khu vực III 82

II. Các giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. 83

1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo và nhân viên làm công tác tiêu thụ sản phẩm. 83

1.1 Cơ sở: 83

1.2 Nội dung 84

1.3 Điều kiện thực hiện 84

2.Quản lý chặt chẽ công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường và mở rộng thị trường. 85

2.1 Cơ sở. 85

2.2 Nội dung. 86

2.3 Điều kiện thực hiện. 87

3. Quản lý chặt chẽ công tác lập kế hoạch tiêu thụ. 87

3.1 Cơ sở. 87

3.2 Nội dung. 88

3.3 Điều kiện thực hiện 88

4.Quản lý chặt chẽ công tác tuyển chọn, khuyến khích, đánh giá hệ thống kênh phân phối. 88

4.1 Cơ sở 88

4.2 Nội dung. 89

4.3 Điều kiện thực hiện. 90

5. Quan tâm đổi mới hoạt động quảng cáo, xúc tiên bán. 90

5.1 Cơ sở. 90

5.2 Nội dung. 90

5.3 Điều kiện thực hiện. 93

6. Quản lý chặt chẽ hoạt động bán hàng. 94

6.1 Cơ sở. 94

6.2 Nội dung. 94

6.3 Điều kiện thực hiện. 95

7.Quan tâm, đổi mới tổ chức tốt hơn hoạt động dịch vụ hậu mãi. 95

7.1 Cơ sở. 95

7.2 Nội dung. 96

7.3 Điều kiện thực hiện giải pháp. 96

8. Đầu tư công nghệ, hoàn thiện cơ sở vật chất, kĩ thuật. 96

8.1 Cơ sở 96

8.2 Nội dung. 96

8.3 Điều kiện thực hiện. 97

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

 

 

doc107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty xăng dầu khu vực III, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000 phương tiện, nhưng do hạn chế về độ sâu của cảng nên số phương tiện trọng tải lớn ít, chủ yếu là xà lan chở mazut trọng tải từ 300 - 800 tấn. * Hệ thống kho xăng dầu. a) Tổng kho xăng dầu Thượng Lý gồm 4 kho: Kho I, kho II, kho III và kho An Lạc. Tổng diện tích đất của kho I, II, III do công ty XDKV III đang quản lý là 436.000 m2, trong đó đất qui hoạch kho bể, bến bãi 424.000 m2. Diện tích đất kho An lạc là 13.700 m2. Bể chứa : Công ty đang quản lý và khai thác 29 bể chứa xăng dầu trụ đứng các loại từ 800 m3- 3000 m3 với tổng sức chứa tối đa là 46.665 m3; Hầu hết các bể đã sử dụng từ 30 năm trở lên. + Kho I: 7 bể A1-A7, dung tích 14.000 m3 chứa DO, FO + Kho II: 13 bể, trong đó10 bể B1-B10, dung tích 10.000 m3 chứa M90, M92, DO; 3 bể B11-B13, dung tích 9.000 m3 chứa DO, FO. + Kho III: 4 bể C1-C4, tổng dung tích 5.500 m3 chứa FO + Kho An Lạc: 5 bể D1-D5, dung tích 10.000 m3 chứa DO. Tình trạng kỹ thuật của các bể chứa: Các bể trụ đứng ở kho I, II, III đều được nâng cấp sửa chữa phần đáy, thành, mái và các phụ kiện, tình trạng kỹ thuật khá tốt, đảm bảo cho việc tồn chứa, bảo quản các loại xăng dầu. Riêng khu bể kho An lạc được xây dựng năm 1989 hiện đang xuống cấp cần phải sửa chữa. b) Hệ thống Công nghệ : Hệ thống công nghệ liên kết giữa cảng với các kho tại Tổng kho xăng dầu Thượng Lý đã được nâng cấp và cải tạo từng phần vào các năm 1997,1998, 2001 và 2006 đến nay vẫn đang trong tình trạng tốt (ngoại trừ tuyến ống kho I- An lạc), đảm bảo các hoạt động xuất, nhập các loại xăng dầu. Hệ thống công nghệ tại Tổng kho Thượng Lý đang được cải tạo để đảm bảo độ "uyển chuyển, linh hoạt" nhằm khai thác tốt nhất các bể, các kho chứa các loại xăng dầu. + Công nghệ nhập và xuất đường thuỷ: Công nghệ nhập đường thuỷ gồm 1 ống nhập FO (F219),1 ống nhập DO (F219), 1 ống nhập JETA1(F219), 1 ống nhập KO (F159), 1 ống nhập xăng (F159). Công nghệ xuất thuỷ gồm 1 ống FO (F159), 1 ống DO (F159), 1 ống JETA1(F159), 1 ống KO (F159). Các họng xuất thuỷ đã được lắp lưu lượng kế và hệ thống tự động thu nhận số liệu. Hệ thống công nghệ nhập và xuất thuỷ có đủ điều kiện để làm tròn ống và tách khí tốt, đáp ứng yêu cầu của nhập tại bể và xuất qua đồng hồ lưu lượng. + Công nghệ nhập tuyến ống: Tuyến từ B12 về Công ty gồm 1 đường ống (F159), dùng chung cho các mặt hàng xăng M90, M92, DO, KO. Công nghệ nhập tuyến tại kho I gồm 1 ống nhập DO (F159), 1 ống nhập Xăng (F159),1 ống nhập KO (F159) và lượng kế (Micro Motion), hệ thống van điện, tự động tách lẫn. + Công nghệ xuất ô tô: Công ty xuất ôtô được tự động hóa từ năm 2001, gồm có 2 họng xuất FO, 2 họng xuất M90, 2 họng xuất M92, 2 họng xuất DO, 2 họng xuất JETA1, 8 tổ máy bơm dầu sáng (của Mỹ), 2 máy bơm FO. Các ống hút của 2 máy bơm FO trạm bơm kho 1 là ống F273. Toàn bộ các đường ống công nghệ được đi nổi, đoạn từ đầu đường dẫn ra cầu 3.000 DWT các ống được đặt nổi trong hào công nghệ, rộng 6m bằng bêtông gạch vỡ, thành xây gạch cao 0,7m. Hệ thống công nghệ được liên kết bằng phương pháp hàn hoặc liên kết bằng mặt bích, đi từ cầu tàu chui qua tường rào vào phần đất kho II, liên kết với hệ thống công nghệ trong các kho, tới các bể trụ đứng (dung tích từ 1.000 m3 đến 3.000 m3). Trên hệ thống ống công nghệ lắp các van điều khiển bằng tay. Tại bến xuất ôtô có 10 van điện, công nghệ nhập tuyến lắp 3 van điện. * Hệ thống đường ống, đường sắt. a) Hệ thống đường ống : Đường ống ngầm F159 dài 950 m nối giữa kho I và kho An Lạc dùng để nhập hàng, bơm chuyển DO vào kho An Lạc và xuất cho phương tiện thủy. b) Hệ thống đường sắt, công nghệ xuất Wagon: - Đường sắt vào kho II được rẽ nhánh từ đường sắt tuyến Hải Phòng- Hà Nội, đoạn gần ga Thượng Lý hàng năm được duy tu bảo dưỡng, đảm bảo an toàn vận chuyển các mặt hàng kinh doanh của công ty. - Công nghệ xuất Wagon tại kho II gồm 1 ống FO (F159), 1 ống JETA1 (F159), 1 ống KO (F159), đang sử dụng 1 ống để xuất FO. Công nghệ dàn xuất Wagon được cải tạo năm 1988 đến nay đã lạc hậu. Hiện tại Công ty đã lắp hai đồng hồ lưu lượng cho họng xuất FO ở dàn xuất Wagon. Dàn xuất Wagon có thể đóng hàng cho 10 xe ôtô xitéc (2 phía) cùng một lúc. * Hệ thống cửa hàng xăng dầu. Hệ thống cửa hàng xăng dầu của công ty được xây dựng ở hầu hết các quận nội thành, huyện ngoại thành, huyện đảo Hải Phòng. - Tổng số cửa hàng, điểm bán công ty hiện có: 31 cửa hàng, trong đó 16 cửa hàng ở nội thành (Quán Toan, Trúc Sơn, Thượng Lý, An lạc, Tam Bạc, Trung Tam, Lạc Long, Thủy Tinh, Lạc Viên, Công Thành, Vạn Mỹ, Lạch Tray, Đổng Quốc Bình, Quán Trữ, Kiến An, Cầu Rào), 14 cửa hàng ở ngoại thành (Đại Bản, An Hồng, Thủy Sơn, Tân Dương, Minh Đức, Tràng Kênh, Phụ Gia, An Tràng, Quang Trung, Vĩnh Bảo, Tam Cường, Tiên Lãng, An Đồng, khu công nghiệp Nomura), 1 cửa hàng ở huyện đảo Cát Hải. Trong số 31 cửa hàng có 18 cửa hàng được thành phố cấp đất, 10 cửa hàng công ty hợp tác kinh doanh, liên doanh liên kết với doanh nghiệp khác, 3 cửa hàng công ty mua đất. Diện tích đất của cửa hàng: từ 200 m2- 2.500 m2, các cửa hàng bán từ 2-3 mặt hàng: Xăng M90, M92 và DO. Sản lượng cao nhất của cửa hàng 620- 650 m3/tháng, sản lượng bán lẻ của công ty chiếm 60% thị phần bán lẻ tại Hải Phòng. Các cửa hàng bán xăng dầu của công ty được đầu tư xây dựng theo yêu cầu thiết kế cửa hàng bán xăng dầu, đảm bảo các qui định về môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ, sức chứa đủ, được lắp đặt cột bơm hiện đại, trang bị máy phát điện, phục vụ khách hàng 24/24 giờ, cả khi điện lưới bị mất. Các vùng thị trường Công ty chưa có cửa hàng là: Huyện An Dương, huyện Kiến Thụy, Quận Hải An (mới thành lập) và một số khu đô thị mới đang xây dựng. Tóm lại: Trong thời gian qua chất lượng của đội ngũ lao động trong Công ty không được nâng lên, điều này có ảnh hưởng đáng kể đến các chỉ tiêu năng suất của Công ty trong thời gian qua và là một trong những nguyên nhân làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty còn bị hạn chế. 4.2 Đặc điểm lao động của công ty. Phân tích lao động: Biểu 2.2: Lực lượng lao động từ năm 2005-2007 Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 SL % SL % SL % SL % SL % I.Tổng số 593 100 589 100 609 100 - 4 99,3 20 103,4 1 Ban giám đốc 3 0,5 3 0,5 2 0,3 0 0 -1 -0,2 2. LĐ gián tiếp 89 15 89 15,1 88 14,5 0 0,1 -1 -0,6 3. LĐ trực tiếp 501 84,5 497 84,4 519 85,2 -4 -0,1 22 0,8 II.Tr/ độ c. môn 1Tr/ độ Thạc sỹ 4 0,7 4 0,7 4 0,6 0 0 0 -0,1 2Tr/ độ Đại học 158 26,6 153 26 154 25,3 -5 -0,6 1 -0,7 3.Tr độ CĐ+TC 82 13,8 68 11,5 81 13,3 -14 -2,3 13 1,8 4. SC-CNKT 349 58,9 364 61,8 370 60,8 15 2,9 6 -1 III Tr/ động.ngữ 25 4,2 25 4,2 25 4,1 0 0 0 -0,1 1. Đại học 2 0,3 2 0,3 2 0,3 2. A,B,C 23 3,9 23 3,9 23 3,8 IV. Tr/độ ch. trị 4 0,7 5 0,9 8 1,3 1 0,2 3 0,4 1 Đại học, c.cấp 2 3 5 2. Trung, sơ cấp 2 2 3 (Nguồn Phòng TCCB-TL Công ty xăng dầu khu vực III) Căn cứ vào số liệu thống kê tình hình lao động của Công ty từ năm 2005- 2007 biểu 2.2 ta có thể phân tích về mặt số lượng cũng như chất lượng lao động của Công ty như sau: * Phân tích cơ cấu lao động của Công ty: - Tổng số lao động năm 2005 là 593 người, năm 2006 là 589 người giảm hơn năm 2005 là 4 người, tương ứng với tỉ lệ giảm là 0,7%, nhưng năm 2007 là 609 người, tăng so với năm 2006 là 20 người, tương ứng với tỉ lệ tăng là 3,4%. Nguyên nhân có sự biến động lực lượng lao động của Công ty là một số lao động được nghỉ hưu theo chế độ, và năm 2007 Công ty đã thực hiện chính sách mở rộng mạng lưới bán lẻ xăng dầu nên cần tuyển thêm lao động đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh. - Bộ máy lãnh đạo của Công ty gần như không có biến động gì lớn về mặt số lượng và vẫn giữ theo tỉ lệ ổn định theo các năm. Cụ thể: năm 2005 và 2006 là 3 người chiếm 0,5%, vào cuối năm 2007 có một phó giám đốc được nghỉ hưu theo chế độ, vì vậy cơ cấu của Ban giám đốc năm 2007 là 2 người giảm so với năm 2006 là 0,2%. - Lực lượng lao động gián tiếp của Công ty năm 2005 là 89 người chiếm 15%, năm 2006 vẫn là 89 người, không tăng so với năm 2005; năm 2007 giảm xuống còn 88 người, vì vậy đã giảm tỷ lệ lao động gián tiếp xuống còn 14,5%, giảm so với năm 2006 là 0,6%. - Lực lượng lao động trực tiếp lại có chiều hướng tăng lên trong thời gian qua. Cụ thể số lượng lao động trực tiếp năm 2005 là 501 người chiếm 84,5%, năm 2006 là 497 người, giảm 4 người so với năm 2005, tuơng ứng giảm tỷ lệ là 0,1%. Năm 2007 là 519 người, tăng 22 người, tương ứng với tăng tỉ lệ là 0,8% so với năm 2006. Tóm lại: Qua phân tích tình hình số lượng lao động của Công ty từ năm 2005-2007 cho thấy lực lượng lao động gián tiếp của Công ty có xu hướng giảm đi cả về mặt số lượng và tỷ lệ, nhưng lực lượng lao động trực tiếp của Công ty trong thời gian qua lại có chiều hướng tăng lên. Điều này cho thấy trong thời gian qua Công ty đã chú ý đến việc sắp xếp lại nhân sự của Công ty một cách hợp lý hơn, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. * Phân tích về chất lượng lao động của Công ty: - Từ năm 2005-2007 tuy số lao động có trình độ thạc sỹ không tăng vẫn giữ ở mức 4 người, nhưng xét về tỉ lệ thì năm 2005 và 2006 chiếm 0,7%, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 0,1%. Số lao động có trình độ đại học thì có xu hướng giảm đi, cụ thể số lao động có trình độ đại học năm 2005 là 158 người chiếm 26,6%, năm 2006 so với 2005 giảm 5 người tương ứng với việc giảm tỉ lệ là 0,6%; Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1 người, nhưng xét về mặt tỉ lệ lại giảm 0,7%. - Số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp năm 2005 là 82 người chiếm 13,8%, năm 2006 so với 2005 giảm 14 người tương ứng với giảm tỉ lệ là 2,3%; Năm 2007 tăng so với 2006 là 13 người, tỉ lệ tương ứng là 1,8%. - Số lao động có trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật năm 2005 là 349 người chiếm 58,9%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 15 người tương ứng với tăng tỉ lệ là 2,9%, nhưng năm 2007 lại giảm so với năm 2006 là 6 người tương ứng với giảm tỉ lệ là 1%. 4.3 Đặc điểm tài chính công ty Biểu 2.3. Biến động về tài sản và nguồn vốn (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 So sánh Tuyệt đối Tương đối A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 128.148 131.624 3.476 102,71 1 Tiền 5.702 5.569,5 -132,5 97,68 2. Các khoản phải thu 37.992,5 41.247,5 3.255 108,57 3. Hàng tồn kho 31.595,5 33.007,5 1.412 104,47 4. Tài sản lưu động khác 399,5 431,5 32 108,01 5. Hàng dự trữ Quốc Gia 52.458,5 51.368 -1.090,5 97,92 B. TSCĐ đầu tư dài hạn 23.784,5 21.272,5 -2.512 89,44 1. Tài sản cố định 16.941 15.767,5 -1.173,5 93,07 2. Các khoản đầu tư  TC dài hạn 715 1.064 349 148,81 3. Chi phí XDCB dở dang 5.174 3.454 -1.720 66,76 4. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 839,5 872 32,5 103,87 5. Chi phí trả trước dài hạn 115 115 0 Tổng cộng tài sản 151.932,5 152.896,5 964 100,63 A. Nợ phải trả 58.655,5 59.924 1.268,5 102,16 1. Nợ ngắn hạn 58.048,5 57.929,5 -119 99,79 2. Nợ khác 607 1.994,5 1.387,5 328,58 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 93.277 92.972,5 -304,5 99,67 1. Nguồn vốn, quỹ 39.597 40.573,5 976,5 102,47 2. Nguồn kinh phí, quỹ khác 1.221,5 1.031 -190,5 84,40 3. Quỹ dự trữ Quốc gia 52.458,5 51.368 -1.090,5 97,92 Tổng cộng nguồn vốn 151.932,5 152.896,5 964 100,63 (Nguồn phòng kế toán tài vụ Công ty xăng dầu khu vực III) - Tình hình biến động tài sản: + Căn cứ vào số liệu biểu 2.3 ta thấy, trong cơ cấu tài sản thì giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và có chiều hướng tăng lên. Năm 2006 chiếm 84,35%, năm 2007 chiếm 86,09% so với tổng tài sản. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3.476 triệu đồng tương ứng với 102,71%. Nguyên nhân trong năm 2007 các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác của Công ty tăng lên; chỉ có tiền và hàng dự trữ Quốc gia là giảm xuống so với năm 2006. + Tài sản cố định đầu tư dài hạn có xu hướng giảm đi, năm 2006 chiếm 15,65%, năm 2007 giảm xuống chỉ còn 13,91% so với tổng tài sản. Năm 2007 so với năm 2006 thì tài sản cố định và đầu tư dài hạn giảm 2512 triệu đồng tương ứng 89,44%. Điều này cho thấy trong thời gian qua việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty có phần hạn chế, tài sản cố định của Công ty giảm 1.173,5 triệu đồng và chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 1.720 triệu đồng. Do có sự biến động TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, cũng như sự biến động TSCĐ và đầu tư dài hạn làm cho tổng tài sản bình quân của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 là 964 triệu đồng hay 0,63%. - Tình hình biến động nguồn vốn: + Nợ phải trả của công ty năm 2006 chiếm 38,61%, năm 2007 tăng lên 39,19% so với tổng nguồn vốn bình quân. So sánh năm 2007 với năm 2006 thì Nợ phải trả của Công ty tăng được 1.268,5 triệu đồng tương ứng 102,16%. Nguyên nhân do các khoản nợ khác của Công ty năm 2007 tăng mạnh 1387,5 triệu đồng hay 328,58% so với năm 2006. + Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có chiều hướng giảm tương ứng từ 61,39% năm 2006 xuống còn 60,81% năm 2007 so với tổng nguồn vốn bình quân. Năm 2007 giảm so với năm 2006 là 304,5 triệu đồng hay bằng 99,67%, do nguồn kinh phí và quỹ dự trữ Quốc gia giảm. Do nợ phải trả tăng nhanh hơn tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu lên xét về mặt tổng thể thì tổng nguồn vốn bình quân tăng lên. II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty. 1. Thực trạng tiêu thụ. Do tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong thời gian qua tăng nhanh, bên cạnh các khách hàng công nghiệp truyền thống của công ty nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất được hình thành trên địa bàn Thành phố Hải Phòng dẫn đến nhu cầu sử dụng xăng dầu cho sản xuất tăng cao; Mặt khác thu nhập của dân cư cũng không ngừng được cải thiện nhiều hộ gia đình đã sử dụng phương tiện xe máy vào việc đi lại hàng ngày, vì vậy nhu cầu sử dụng xăng của các hộ gia đình cũng tăng lên qua các thời kỳ. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi việc gia tăng nhu cầu sử dụng xăng dầu làm cho sản lượng tiêu thụ xăng dầu của công ty trong thời gian qua tăng với tốc độ nhanh. * Sản lượng xăng dầu nhập, xuất hàng năm: Biểu 2.4 Sản lượng xăng dầu nhập, xuất hàng năm: 2005-2007 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh năm 2006/2005 So sánh năm 2007/2006 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Nhập M3,Tấn 212287 231357 264898 19070 108,98 33541 114,50 Xuất M3,Tấn 225470 227122 269913 1652 100,73 42791 118,84 (Nguồn phòng kinh doanh xăng dầu công ty XDKV III) Tình hình nhập, xuất xăng dầu: Kết quả thực hiện chỉ tiêu sản lượng từ năm 2005 đến năm 2007 của Công ty chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự biến động giá xăng dầu trên thế giới, nhiều đầu mối được phép nhập khẩu không nhập, gây sức ép về nguồn hàng đối với Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và các đơn vị thành viên, song Công ty vẫn chủ động được nguồn hàng đáp ứng kịp thời cho nhu cầu kinh doanh, vì vậy lượng hàng nhập, xuất của Công ty vẫn tăng lên. Căn cứ vào số liệu biểu ta thấy, lượng nhập của Công ty năm 2006 tăng 19.070 m3,tấn; bằng 108,98% so với năm 2005 và lượng xuất tăng 1.652 m3,tấn; bằng 100,73% so với năm 2005. Năm 2007 lượng nhập tăng 33.541 m3,tấn; bằng 114,50% so với năm 2006 và lượng xuất năm 2007 tăng 42.791m3,tấn; bằng 118,84% so với năm 2006. Điều đó đã giúp cho Công ty vẫn giữ được thị phần, phát triển được khách hàng. Biểu đồ 2.5 Lượng xăng dầu nhập, xuất năm 2005-2007 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2005 2006 2007 NhËp XuÊt Mặt khác, từ 01/4/2005 thực hiện theo cơ chế giá giao, lượng bán nội bộ ngành giảm năm 2006 chỉ thực hiện 49% so với năm 2005 và năm 2007 chỉ thực hiện 77% so với năm 2005; so với năm 2006 tăng lên 158%. Điều này khẳng định đường vận động hàng hóa theo quy định của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam từ kho đầu mối nhập khẩu đi đến các tuyến sau là hợp lý. Mặc dù thị trường cạnh tranh gay gắt nhưng tổng lượng hàng xuất bán trực tiếp vẫn tăng năm 2006 tăng 24% so với năm 2005 và năm 2007 tăng 12% so với năm 2006 là do một số khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài được triển khai xây dựng và đi vào hoạt động nên đã tiêu thụ một lượng lớn xăng dầu như công ty xi măng CHIFON, thuỷ tinh SAMIGUEL, các nhà máy cán thép VINASTEEL, VINAPIE, VINAPOSCO, khu công nghiệp NOMURA, nhà máy cơ khí Việt Nhật. Vì vậy trong thời gian qua, công ty cung cấp xăng dầu cho hầu hết các cá nhân và doanh nghiệp đóng trên địa bàn với 55-60% thị phần bán buôn và 70-75% thị phần bán lẻ. Biểu 2.6: Hàng hóa xuất bán năm 2005-2007 Đơn vị tính: M3, Tấn STT Chỉ tiêu Sản lượng So sánh (%) 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 1 Xuất bán trực tiếp 155.986 193.412 216.583 1,24 1,12 Bán buôn 73.625 90.559 99.615 1,23 1,10 Bán lẻ 17.626 23.090 27.246 1,31 1,18 Đại lý + Tổng đại lý 64.735 79.763 89.722 1,23 1,13 2 Xuất bán nội bộ ngành 69.484 33.710 53.330 0,49 1,58 (Nguồn phòng kinh doanh xăng dầu công ty XDKV III) * Cơ cấu các mặt hàng tiêu thụ. Hoạt động kinh doanh của Công ty được chia thành 4 nhóm chính: Kinh doanh xăng dầu chính. Kinh doanh xăng dầu mỡ máy. Kinh doanh các mặt hàng khác (dung môi, nhựa đường, hoá chất, gas hoá lỏng, các thiết bị sử dụng gas). Sản xuất phụ, kinh doanh dịch vụ hàng giữ hộ, vận tải. Trong 4 nhóm mặt hàng kinh doanh đó, kinh doanh xăng dầu chính là nhóm hàng chủ yếu của Công ty. Biểu 2.7: Mặt hàng tiêu thụ trong năm 2007 Mặt hàng ĐVT Sản lượng Tỷ trọng (%) Tiền vốn Tiền hàng Lãi, Lỗ I. Xăng dầu chính M3, tấn 269.914 100 3.611.860 3.612.903 1.043 1. Xăng 90 M3, tấn 3.969 1,47 53.970 55.949 1.979 2. Xăng 92 M3, tấn 39.486 14,63 552.434 572.547 20.113 3. Dầu hoả M3, tấn 3.914 1,45 55.669 54.405 -1.264 4. Diesel M3, tấn 109.936 40,73 1.518.640 1.528.110 9.470 5. Mazut M3, tấn 112.609 41,72 1.416.466 1.385.090 -31.376 II. Dầu mỡ nhờn Tấn 488 11.118 12.688 1.570 III.Gas và phụ kiện Tấn 307 3563 4114 551 (Nguồn phòng kinh doanh xăng dầu công ty XDKV III) Dựa vào số liệu biểu 2.7 cho ta thấy trong tổng số các mặt hàng xăng dầu chính của Công ty thực hiện năm 2007 thì mặt hàng Diesel chiếm tỷ trọng 40,73%, mặt hàng Mazut chiếm 41,72%, Xăng ôtô chiếm 16,1% và mặt hàng Dầu hoả chiếm 1,45%. Trong số các mặt hàng xăng dầu chính mà Công ty có nhiệm vụ đảm nhiệm thì chỉ có xăng và diesel mang lại lợi nhuận cho Công ty, còn các mặt hàng dầu hoả và mazut, mặc dù góp phần tăng doanh thu cho Công ty nhưng việc kinh doanh bị thua lỗ do giá vốn cao hơn giá bán theo quy định. Chính vì vậy hiện nay trên thị trường những mặt hàng này các đối thủ cạnh tranh ngoài ngành thường không kinh doanh hoặc kinh doanh với số lượng rất hạn chế. Đối với Công ty thì ngoài mục tiêu lợi nhuận, việc đảm bảo đủ số lượng và chủng loại các mặt hàng là nhiệm vụ chính trị mà Công ty phải thực hiện. Điều đó đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua, đòi hỏi Công ty phải có kế hoạch kinh doanh phù hợp để vừa đảm bảo được nhiệm vụ chính trị được giao vừa kinh doanh có lãi. Muốn vậy, trong thời gian tới Công ty cần đẩy mạnh các loại hình dịch vụ để tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty, đồng thời tăng thêm nguồn thu cho Công ty, vì thực tế trong thời gian qua các loại hình kinh doanh này của Công ty như: đại lý kinh doanh dầu mỡ nhờn, gas và phụ kiện về gas, cho thuê kho bãi, giữ hộ hàng hoá… đã góp phần đáng kể trong việc tăng thêm thu nhập cho Công ty. 2. Thị trường tiêu thụ của công ty. Mặc dù là một trong những Công ty đầu mối của ngành, ngoài việc đảm bảo nguồn cho địa bàn Công ty còn tiếp nhận đảm bảo nguồn cho các công ty tuyến sau và có đủ điều kiện, khả năng vươn sang các địa bàn tỉnh khác; nhưng địa bàn hoạt động chính của Công ty là Hải Phòng và vùng giáp ranh như Thái Bình, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Hưng, Nam Định, Hà bắc, Hà Tĩnh. Hải Phòng là thành phố cảng, là cửa ngõ ra biển của các tỉnh miền duyên hải Bắc Bộ, là cực tăng trưởng của tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, hàng năm lượng hàng qua cảng vào khoảng 8- 9 triệu tấn. Hải Phòng là thành phố công nghiệp với các ngành: công nghiệp xi măng, đóng tầu, thép, thủy tinh, giấy, nhựa, giầy dép, hải sản, vận tải biển,…và các khu công nghiệp: Nomura, Đình Vũ, Vĩnh Niệm,…với nhu cầu tiêu thụ xăng dầu hàng năm từ 200.000 đến 300.000 M3,(Tấn) xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu. Hải Phòng có mạng lưới giao thông thủy, bộ, đường sắt, hàng không thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế giữa các vùng, miền. Năm 2007 và những năm tới nhu cầu sử dụng xăng dầu trên địa bàn Hải Phòng tăng mạnh, không những chỉ tăng trong khu vực các nhà máy xí nghiệp lớn mà còn ngay cả trong đời sống xã hội. Số lượng các phương tiện vận tải thuỷ, bộ ngày càng tăng làm cho nhu cầu sử dụng xăng dầu cho các phương tiện vận tải tăng nhanh. Thu nhập bình quân của các hộ gia đình ngày một nâng cao, vì vậy số lượng xe máy tăng nhanh ở nhiều hộ gia đình làm tăng nhu cầu sử dụng xăng ôtô cho sinh hoạt hàng ngày trong dân cư trên địa bàn. Nhu cầu sử dụng xăng dầu của các khách hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như: Công ty Xi măng Hải Phòng: nhu cầu tiêu thụ loại hàng Mazut 22.000 tấn/năm tương ứng 1.833 tấn/tháng; Khu công nghiệp Nomura: nhu cầu Diesel 9.600 m3/tháng; Công ty Ximăng Hoàng Thạch: nhu cầu tiêu thụ Mazut 12.000 tấn/năm; Công ty vật tư than Hòn Gai: Nhu cầu tiêu thụ 7.200 m3 Diesel/năm… Điều đó chứng tỏ nhu cầu sử dụng xăng dầu trên địa bàn Hải Phòng đang tăng lên do sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn Thành phố. Biểu 2.8:Thị trường tiêu thụ năm 2006 Đơn vị tính: M3, Tấn Tên thị trường Tổng số Xăng 90 Xăng 92 Dầu hoả Diesel Mazut Lượng Tỉ lệ Tổng 227.122 100% 10.219 36.340 4.543 86.307 89.713 Hải Phòng 154.443 68% 9.210 39.433 2.317 72.588 30.895 Thái Bình 20.896 9,2% 1.463 11.493 836 6.269 835 Thái Nguyên 42.018 18,5% 3.811 38.207 Quảng Ninh 1.600 150 1.450 Hải Hưng 4.300 900 2.900 500 Nam Định 2.900 1.750 1.150 Hà Bắc 270 270 Hà Tĩnh 695 480 215 Biểu 2.9: Thị trường tiêu thụ năm 2007 Đơn vị tính: M3, Tấn Tên thị trường Tổng số Xăng 90 Xăng 92 Dầu hoả Diesel Mazut Lượng Tỉ lệ 269.913 100% 3.968 39.486 3.914 109.936 112.609 Hải Phòng 187.859 69,6 6.359 43.800 2.000 93.500 42.200 Thái Bình 27.801 10,3 2.100 15.200 1.200 8.900 401 Thái Nguyên 52.903 19,6 52.903 Quảng Ninh 250 Hải Hưng 630 600 30 Nam Định 125 125 Hà Bắc 145 110 35 Hà Tĩnh 200 50 150 (Nguồn phòng kinh doanh xăng dầu công ty XDKV III) Qua bảng trên ta thấy đúng như tên gọi ( Khu vực III ), Công ty chủ yếu tiêu thụ xăng dầu trong địa bàn Hải Phòng và miền duyên hải năm 2006 là 68%, đến năm 2007 là 69,6%. Lượng tiêu thụ tại Thái Bình chiếm 9,2% năm 2006, đến năm 2007 chiếm 10,3% chủ yếu là diesel và xăng ôtô. Đặc biệt thị trường Thái Nguyên chiếm 18,5% năm 2006, đến năm 2007chiếm tới 19,6% chủ yếu là ma rút. Hải Hưng, Quảng ninh mặc dù không nhiều ( Do tuyến đó tổng công ty phân công cho công ty xăng dầu B12 đảm nhiệm tiếp nhận, cung ứng ) nhưng cũng là cơ sở để phát triển thị trường. 3. Đối thủ cạnh tranh của công ty. Đáp ứng nhu cầu về xăng dầu của đất nước ngày càng tăng cao, các nhà kinh doanh đã phải mở rộng mạng lưới bán lẻ trên tất cả các miền, vùng của đất nước nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân, vận động theo đúng quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường. Hiện nay trong cả nước có gần 1.600 cửa hàng và đại lý đóng trên địa bàn toàn quốc từ Lao Cai đến Minh Hải, đồng thời tái xuất một khối lượng xăng dầu đáng kể sang thị trường các nước lân cận. Hiện nay Tổng công ty xăng dầu Việt Nam có 69 thành viên là các công ty và chi nhánh tham gia hoạt động kinh doanh xăng dầu đóng trên tất cả các tỉnh và thành phố trong cả nước, trong đó có 5 công ty xăng dầu lớn đại diện cho 69 thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là: Công ty xăng dầu khu vực I (Đức Giang- Gia Lâm- Hà Nội), Công ty xăng dầu khu vực II (Thành phố Hồ Chí Minh), Công ty xăng dầu khu vực III (Thành phố Hải Phòng), Công ty xăng dầu khu vực V (Thành phố Đà Nẵng) và Công ty xăng dầu B12 (Thành phố Hạ Long- Quảng Ninh). Hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên trong Tổng công ty đã nhanh chóng góp phần vào việc cung ứng xăng dầu cho nền kinh tế quốc dân, là dấu hiệu của một ngành kinh tế quan trọng- ngành xăng dầu Việt Nam dưới chế độ mới. Hàng năm Tổng công ty nhập khẩu hàng triệu tấn xăng dầu và doanh thu bán xăng dầu hàng năm của Tổng công ty gần 20 tỷ đồng (chiếm hơn 60% lượng xăng dầu nhập khẩu và chiếm gần 80% sản lượng xăng dầu bán ra trên thị trường xăng dầu Việt Nam), với mức tăng trưởng hàng năm là 5-7%. Ngoài ra, do mức độ cạnh tranh trên thị trường xăng dầu ngày càng gay gắt, Nhà nước đã cho phép một số ngành, địa phương thành lập thêm doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Vì vậy, tại thời điểm này có nhiều công ty, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp Tư nhân được phép nhập khẩu, uỷ thác nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trong đó có 4 tổ chức kinh tế được nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20796.doc
Tài liệu liên quan