Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội quận Long Biên

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT: 5

MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BHXH 8

1. Lý thuyết chung về BHXH 8

1.1. Khái niệm về BHXH 8

1.2. Bản chất của BHXH 10

1.3. Đối tượng của BHXH 11

1.4. Chức năng của BHXH 12

1.5. Tính chất của BHXH 14

2. Sơ lược về lịch sử hình thành BHXH và những quan điểm cơ bản về BHXH 15

2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành BHXH 15

2.1.1. Lịch sử phát triển của BHXH ở trên thế giới 15

2.1.2. Lịch sử phát triển của BHXH ở Việt Nam 16

2.2. Một số quan điểm cơ bản về BHXH 18

2.2.1. Chính sách BHXH là bộ phận quan trọng nhất trong chính sách xã

hội 18

2.2.2. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp vào

quỹ BHXH để bảo hiểm cho người lao động 19

2.2.3. Mọi người lao động đếu được bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi đối

với BHXH 19

2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức trợ cấp BHXH 20

2.2.5. Nhà nước quản lý thống nhất và tổ chức bộ máy thực hiện chính sách

BHXH 21

3. Công tác thu quỹ BHXH 22

3.1. Một số nội dung liên quan đến quỹ BHXH 22

3.1.1. Khái niệm và đặc điểm của quỹ BHXH 22

3.1.2. Mục đích sử dụng quỹ 25

3.1.3. Nguồn hình thành quỹ BHXH 26

3.2. Hệ thống các chế độ BHXH trên thế giới và các chế độ áp dụng ở Việt

Nam 28

3.2.1. Hệ thống các chế độ BHXH ở trên thế giới 28

3.2.2. Các chế độ BHXH ở Việt Nam 30

3.3. Vai trò của công tác thu BHXH 31

3.4. Mức đóng góp và một số phương pháp xác định mức đóng góp BHXH 32

3.4.1. Mức đóng góp BHXH 32

3.4.2. Một số phương pháp xác định mức đóng góp BHXH 33

3.5. Một số phương thức thu phí BHXH 35

3.6. Tổ chức và phân cấp quản lý thu BHXH ở Việt Nam 36

3.7. Quy trình quản lý tiền thu BHXH 38

CHƯƠNG III: CÔNG TÁC THU BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN

LONG BIÊN 43

1. Giới thiệu sơ lược về BHXH Thành phố Hà Nội 43

2. Giới thiệu sơ lược về BHXH quận Long Biên 44

2.1. Quá trình hình thành và phát triển 44

2.2. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH quận Long Biên 45

2.3. Cơ cấu tổ chức của BHXH quận Long Biên 46

3. Tổ chức thực hiện thu và quy trình thu ở BHXH quận Long Biên 51

3.1. Tổ chức thực hiện thu BHXH tại BHXH quận Long Biên 51

3.2. Quy trình thu thu BHXH tại BHXH quận Long Biên 54

4. Kết quả thu quỹ BHXH tại BHXH quận Long Biên 58

4.1. Kết quả thu BHXH 58

4.1.1. Kêt quả thu BHXH bắt buộc 58

4.1.2. Kết quả thu BHXH theo khối loại hình quản lý 60

4.1.3. Cơ cấu lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH quận Long

Biên 62

4.1.4. Cơ cấu đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH quận Long Biên 64

4.2. Kết quả thu BHYT tự nguyện 66

5. Thực trạng về công tác quản lý thu tại BHXH quận Long Biên 67

5.1. Về công tác cấp sổ 67

5.2. Tình hình nợ đọng tiền BHXH tại BHXH quận Long Biên 68

6. Đánh giá kết quả hoạt động thu 69

6.1. Những thành tích đã đạt được 69

6.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác thu BHXH tại BHXH quận Long

Biên 71

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

THU BHXH TẠI BHXH QUẬN LONG BIÊN – HÀ NỘI 74

1. Phương hướng nhiệm vụ của BHXH quận Long Biên trong thời gian tới 74

2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH 75

2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH tại quận Long

Biên 75

2.1.1. Bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ BHXH 71

2.1.2. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về BHXH 77

2.1.3. Tích cực đổi mới và tăng cường công tác thu 80

2.1.4. Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan trong khi thực hiện

thu BHXH 81

2.1.5. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra giám sát công tác thu 82

2.1.6. Tích cực vận động các DN NQD tham gia BHXH 84

2.2. Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước 85

2.2.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật 85

2.2.2. Xây dựng các chính sách để mở rộng đối tượng và hình thức tham gia

BHXH 86

2.2.3. Có chính sách đầu tư quỹ BHXH phù hợp 87

2.2.4. Tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra thực hiện các chế độ BHXH của các cơ

quan chính quyền 88

2.3. Kiến nghị đối với BHXH Việt Nam 88

2.3.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu 88

2.3.2. Hoàn thiện công tác quản lý thu và quy trình thu 89

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 94

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2346 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội quận Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số liệu, lập và gửi báo cáo thu về cơ quan BHXH Thành phố Hà Nội Bước 1: Lập và giao kế hoạch thu. Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình thu và quản lý thu, được thực hiện định kỳ hàng năm ở tất cả các cấp của BHXH. Kế hoạch thu là cơ sở để tổ chức thực hiện và quản lý thu ở từng đơn vị. Đó cũng chính là nhiệm vụ trong năm của từng cán bộ phụ trách thu. Vì vậy, kế hoạch lập ra càng sát với thực tế và phù hợp với tình hình cụ thể từng địa phương bao nhiêu thì công tác thu và quản lý càng chủ động hoàn thiện và có hiệu quả bấy nhiêu. Tuy nhiên việc lập kế hoạch thu ở từng đơn vị từ TW đến địa phương lại không giống nhau. Cụ thể là: Với đơn vị sử dụng: hàng năm, căn cứ váo số lao động thực tế của đơn vị mình, phải lập “Danh sách lao động quỹ tiền lương ” trích nộp BHXH cho năm sau theo mẫu quy định và gửi nộp cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý mình (BHXH quận huyện – BHXH tỉnh) trước ngày 30/11. Với BHXH quận huyện: Hàng năm căn cứ vào “Danh sách lao động quỹ tiền lương trích nộp BHXH” của các đơn vị sử dụng lao động gửi cho BHXH quận huyện quản lý thu để lập kế hoạch thu trên địa bàn quận cho năm sau. Đồng thời BHXH quận, huyện phải nộp kế hoạch thu này cho BHXH tỉnh trước 15/12. Với BHXH tỉnh thành phố: Hàng năm BHXH tỉnh căn cứ vào “ Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH” của các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh thu trực tiếp quản lý và căn cứ vào dự toán thu BHXH của các quận, huyện gửi đến để lập kế hoạch thu BHXH trên toàn tỉnh cho năm sau và gửi cho BHXH Việt Nam. Bước 2: Phát hiện thêm các đối tượng mới phải tham gia BHXH trên địa bàn quản lý của BHXH địa phương. Bước này không chỉ quan trọng trong giai đoạn đầu mà hệ thống BHXH mới được thành lập mà nó còn gắn liền và tồn tại mãi mãi với quá trình hoạt động của hệ thống BHXH. Trong quá trình hoạt động, việc phát hiện thêm các đối tượng mới cần phải tham gia BHXH sẽ làm tăng thêm số lượng các đối tượng cần phải đóng góp cho quỹ BHXH. Không những thế các nguồn lực cho quỹ BHXH ngày càng lớn, càng có nhiều người lao động tham gia đóng góp thì tính chất XH, tính chất nhân văn của nó ngày càng đảm bảo rộng rãi hơn. Đồng thời càng đảm bảo cho quỹ BHXH được độc lập và chủ động dần dần trong việc chi trả các chế độ BHXH cũng như dần thoát khỏi sự bao cấp của Ngân sách Nhà nước. Để làm tốt công việc này các cán bộ thu BHXH phải nắm chắc các loại đối tượng tham gia BHXH như trong luật định. Ngoài ra, còn phải kết hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan để có được các thông tin làm căn cứ phát hiện điều chỉnh hoặc bổ xung số lượng các đơn vị sử dụng lao động một cách chính xác và nhanh chóng tổ chức thực hiện việc thu BHXH cho phù hợp. Bước 3: Tiếp xúc các đơn vị sử dụng lao động hoặc xác định mức thu cho phù hợp. Đây là bước khá quan trọng. Nó là căn cứ để tiến hành thu phí BHXH đóng góp vào quỹ. Đây cũng chính là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục của mọi đơn vị BHXH lao động địa phương. Đối với các đơn vị mới sử dụng lao động chưa tiến hành đăng ký kê khai tham gia BHXH thì BHXH địa phương phải nhanh chóng đặt mối quan hệ với các đơn vị đó thông qua các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ. Qua đó tiến hành các công việc. + Tuyên truyền và giải thích các chế độ chính sách BHXH, về quyền lợi cũng như về nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. + Hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động lập các biểu mẫu theo quy định và sau đó gửi cho cơ quan BHXH. + Thống nhất với đơn vị sử dụng lao động về lịch làm việc, lịch thu nộp, mức thu nộp và phương thức thu nộp BHXH. Thông báo cho các đơn vị số hiệu tài khoản thu BHXH của đơn vị mở tại địa phương và số hiệu tài khoản của các đơn vị sử dụng lao động. + Hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động làm các thủ tục cấp sổ BHXH cho người lao động thuộc quyền quản lý của các đơn vị đó. Với các đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký tham gia BHXH và các đơn vị vừa mới tham gia, các cán bộ được phân công phải thường xuyên tiếp xúc, làm công tác điều tra cơ bản để nắm chính xác các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác thu BHXH gồm: + Tổng số lượng lao động thực tế đơn vị sử dụng, tổng số lao động đã đang ký tham gia BHXH, số lao động phải tham gia BHXH nhưng chưa đăng ký. Nếu phát hiện thấy những trường hợp phải tham gia mà chưa tiến hành đang ký thì phải yêu cầu các đơn vị đăng ký tiếp để nộp BHXH cho họ. + Tình hình biến động số lao động trong quý + Tổng quỹ tiền lương trích nộp BHXH của tất cả những người tham gia BHXH trong đơn vị. + Từ những thông tin trên, cơ quan BHXH tính toán số tiền nộp BHXH phải thu hàng tháng của từng đơn vị sử dụng lao động Bước 4: Thu và ghi sổ thu. Đây là bước quan trọng nhất của nghiệp vụ BHXH, vì có tiến hành thu được tiền phải nộp BHXH của các đơn vị thì quỹ BHXH mới hình thành và phát triển được. Vì vậy việc thu và ghi sổ cho người lao động được tiến hành ở tất cả các tỉnh huyện một cách thường xuyên và chặt chẽ theo trình tự như sau: Hàng tháng, căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiến lương trích nộp do các đơn vị sử dụng lao động cung cấp và căn cứ vào danh sách điều chỉnh tăng giảm nộp BHXH lập hàng quý, cơ quan BHXH tỉnh huyện đôn đốc và tổ chức thu BHXH theo mức đã xác định, chậm nhất là vào kỳ lương cuối trong tháng. BHXH tỉnh huyện cùng các đơn vị sử dụng lao động tiến hành kiểm tra, lập bảng đối chiếu nộp BHXH của quý trước chậm nhất là ngày 10 tháng đầu của quý sau. Nếu có chênh lệch thiếu giữa số đã nộp và số phải nộp thì phải nộp tiếp vào đầu quỹ sau. Còn nếu chênh lệch thừa thì coi như đã nộp trước cho tháng đầu quý sau. Nếu các đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH chậm hàng tháng thì ngoài việc phải nộp số tiền chậm trả tính theo mức lãi suất tiền gửi tiết kiện ngắn hạn tại thời điểm truy nộp còn phải nộp phạt theo quy định tại điều 11 – Nghị định 38/6/1996 của Chính phủ quyết định và xử phạt hành chính. Cơ quan BHXH phải tiến hành kiểm tra đối chiếu mức nộp BHXH của từng người lao động trước khi ghi vào số BHXH dựa trên “Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH ” cũng như căn cứ vào danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp và số tiền BHXH mà các đơn vị đã nộp Thực hiện cấp số BHXH cho từng người lao động bình quân 1 năm /1 lần đối với người lao động không thay đổi mức đóng BHXH, còn với những người lao động di chuyển nơi làm việc thi phải ghi từng thời điểm, thời gian có sự thay đổi. Bước 5: Chyển tiền thu BHXH về cơ quan BHXH cấp trên. Quy trình thu BHXH chỉ kết thúc khi toàn bộ số tiền thu BHXH được chuyển đầy đủ vào tài khoản thu của BHXH Việt Nam. Và khi đó quỹ BHXH mới thực sự được hình thành và có điều kiện để đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Do đó, BHXH địa phương cần có những biện pháp nhằm tập trung nhanh số thu BHXH đồng thời tiến hành thủ tục chuyển tiền về tài khoản thu của BHXH Việt Nam, số lần chuyển tiền về được quy định vào các ngày 10, 20 và 30 hàng tháng. Bước 6: Thống kê, tổng hợp số liệu, lập báo cáo thu BHXH và gửi về cơ quan BHXH cấp trên. Các cơ quan BHXH cấp dưới phải tiến hành tổ chức thu thập thông tin, tổng hợp số liệu về thu BHXH và gửi báo cáo nhanh (10 ngày/ lần), báo cáo hàng tháng, hàng quý cho cơ quan BHXH cấp trên. BHXH Việt Nam là cơ quan cuối cùng tổng hợp số liệu về tình hình thu từ BHXH cấp tỉnh. Các cơ quan BHXH tỉnh huyện phải thường xuyên liên tục thực hiện bước này. Vì có như vậy, các số liệu về công tác thu BHXH mới thực sự được đảm bảo chính xác và kịp thời, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý. CHƯƠNG II: CÔNG TÁC THU BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN LONG BIÊN Giới thiệu sơ lược về BHXH Hà Nội. BHXH thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định số 15/QĐ – TCCB, ngày 15/6/1995 của Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở sáp nhập BHXH của Sở lao động thương binh xã hội và BHXH thuộc liên đoàn Thành phố Hà Nội. Với nhiệm vụ cơ bản là thực hiện quản lý thu, chi giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động tham gia BHXH và những người được hưởng chế độ chính sách BHXH trước năm 1995. Từ tháng 1/2003, tiếp nhận bộ máy cán bộ chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm Y tế Hà Nội và Bảo hiểm Y tế các ngành Giao thông vận tải , Dầu khí, Ngành Than chuyển sang, từ đây BHXH thành phố thực hiện hoàn toàn diện chính sách BHXH và BHYT bắt buộc, tự nguyện đối với nhân dân lao động Thủ đô.              Dưới sự lãnh đạo của thành uỷ, Hội đồng nhân nhân, Uỷ ban nhân dân Thành phố, sự chỉ đạo trực tiếp của BHXH Việt Nam cùng với sự phối kết hợp có hiệu quả của các Sở, Ban, Ngành Thành phố và các quận huyện, ngay từ khi mới được thành lập, BHXH thành phố đã sớm ổn định đảm bảo tổ chức, đảm bảo cho hệ thống bộ máy hoạt động thông suốt, đồng bộ nhịp nhàng, hiệu quả và bước đầu đã khẳng định được vị trí của BHXH là một ngành sự nghiệp phục vụ lợi ích của người lao động.             10 năm qua BHXH Thành phố không ngừng phát triển cả về bộ máy tổ chức cán bộ và chất lượng hoạt động, đủ sức gánh vác nhiệm vụ. Tháng 6 năm 1995 khi mới thành lập có 5 phòng nghiệp vụ và 9 BHXH quận huyện trực thuộc, với số cán bộ công chức 120 người. Đến tháng 5/2005 BHXH Thành phố đã có 11 phòng nghiệp vụ, 14 BHXH Trực thuộc tổng số cán bộ công chức nên tới 547 người, trong đó có 374 ngưòi có trình độ đại học và trên đại học, chiếm 70% tổng số cán bộ công chức.          BHXH thành phố thu BHXH bắt buộc tại 7.826 đơn vị, với số lao động là 623.788 người, từ 1995 -2004 đã thu 5.996 tỷ đồng. Hiện nay 96% trường học từ bậc tiểu học đến đại học tham gia BHYT tự nguyện cho 498.595 học sinh, sinh viên.             BHXH Thành phố thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp thường xuyên cho 260.370 người về hưu, mất sức lao động và đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn đầy đủ, kịp thời trước ngày 10 hàng tháng. Kể từ năm 1995 – 2004 BHXH chi thường xuyên là: 11.019.503.531.321 đồng, chi trả trợ cấp ngắn hạn ( ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khoẻ ) đối với 1.702.733 lượt người, với tổng số tiền là 425.281.966.057 đồng. Mỗi năm giải quyết chế độ BHXH đối với trên 20.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng theo đúng quy định.                        Với những thành tích nêu trên, BHXH Thành phố Hà Nội đã được Đảng Nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý. Giới thiệu sơ lược về BHXH Quận Long Biên. Quá trình hình thành và phát triển. Tên cơ quan: BHXH quận Long Biên. Địa chỉ: số 373 Ngọc lâm - Long Biên - Hà Nội. Số điện thoại: 04 6501298. Bảo hiểm xã hội quận Long Biên được thành lập và chính thức đi vào hoạt động kể từ tháng 1/2004, với số cán bộ công chức là 16 người, trong đó có 8 cán bộ công chức có trình độ đại học. Tuy mới thành lập, song Bảo hiểm quận đã mau chóng ổn định tổ chức, duy trì thường xuyên có nhiệm vụ đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Năm 2004, trên địa bàn có 266 đơn vị tham gia BHXH với số lao động  là: 16.598 người, tổng số tiền chi trả 1 năm là 93,1 tỷ đồng. Cũng trong năm này, BHXH quận đã được nhận giấy khen của BCH liên đoàn lao động Quận Long Biên. Sau một thời gian, số cán bộ công chức của BHXH quận Long Biên đã tăng lên 21 người, trong đó có 12 người có trình độ đại học. Trên địa bàn quận hiện nay đã có 612 đơn vị với số lao động tham gia BHXH là 46.241 người. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH Quận Long Biên. BHXH quận Long Biên là cơ quan trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội đặt tại đường Ngọc Lâm – Long Biên – Hà Nội, nằm trong hệ thống BHXH Việt Nam. BHXH quận Long Biên chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của giám đốc BHXH thành phố, chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND quận Long Biên. BHXH quận Long Biên có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và tài khoản riêng. Về chức năng nhiệm vụ: BHXH quận Long Biên có những chức năng và nhiệm vụ chủ yếu như sau: Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức và các đơn vị đóng trên địa bàn quận. Lập danh sách lao động thuộc diện áp dụng loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện đóng góp BHXH theo như luật định. Hàng tháng BHXH quận Long Biên phải nắm được danh sách số lượng các cán bộ công nhân viên chức trước đây trong biên chế, hợp đồng dài hạn đã tham gia đóng BHXH. Hàng tháng các đơn vị phải làm phiếu báo tăng, giảm mức đóng BHXH so với danh sách đã đăng ký để BHXH kịp thời điều chỉnh. Tổ chức tiếp nhận người đến đăng ký, hưởng BHXH hoặc làm thủ tục để chuyển đi nơi khác theo như quy định của BHXH. Tổ chức thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp mất sức, các chính sách xã hội. Đảm bảo nguyên tắc an toàn, đúng đối tượng. Lập dự toán và thanh quyết toán các khoản trợ cấp theo đúng quy định của bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước. Quản lý lưu trữ hồ sơ, khai thác danh sách đóng BHXH của các cơ quan đơn vị, tổ chức. Thực hiện chế độ tử tuất, các chế độ với người hưu trí hoặc đi công tác theo đúng quy định của Nhà nước ban hành. Tiến hành thanh tra, xác minh các đơn thư khiếu nại, tố cáo để có kết luận kịp thời khi đối tượng yêu cầu. Thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp theo như quy định của Nhà nước và theo hướng dẫn của cơ quan BHXH cấp trên. Cơ cấu tổ chức của BHXH Quận Long Biên. BHXH quận Long Biên gồm 21 cán bộ viên chức được chia thành 5 bộ phận chức năng để thực hiện các nhiệm vụ chung trên trên của Quận. Cụ thể các bộ phận được thể hiện như trong sơ đồ cơ cấu tổ chức sau: Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Bộ phận thu Bộ phận chính sách Bộ phận giám định chi Bộ phận kế toán Bộ phận BHXH tự nguyện Giám đốc với nhiệm vụ phụ trách chung công tác tổ chức, công tác chính sách, công tác chi trả chế độ và công tác tình hình kế toán. Phó giám đốc: Chị Lê Thị Kim Thúy. Phó giám đốc với nhiệm vụ phụ trách công tác thu BHXH và công tác chính sách chung của cơ quan. Phó giám đốc: Chú Lê Ánh Dương. Nhiệm vụ của phó giám đốc là phụ trách chung bộ phận kế toán, bộ phận giám định chi và bộ phậnb tự nguyện. Bộ phận thu: Gồm 9 cán bộ, trong đó có 1 phụ trách do phó GĐ Lê Thị Kim Thúy trực tiếp phụ trách. Bộ phận Thu có chức năng giúp Giám đốc quản lý và thực hiện nhiệm vụ thu đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ của bộ phận thu: bao gồm các nhiệm vụ như sau: Thực hiện thu BHXH của người sử dụng lao động, người lao động và các đối tượng khác theo quy định. Cung cấp hồ sơ tài liệu cho các phòng có liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý của BHXH Thành phố. Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc công tác thu BHXH bắt buộc đối với BHXH, huyện. Thực hiện thẩm định số thu BHXH hội gửi các bộ phận có liên. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, tổng hợp báo cáo tháng, quý, năm theo quy định. Bộ phận chế độ chính sách: gồm 2 cán bộ. Bộ phận Chế độ, chính sách có chức năng giúp Giám đốc quản lý toàn bộ các chế độ BHXH và tổ chức thực hiện 3 chế độ BHXH: Hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp trên địa bàn đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyên theo quy định như của pháp luật. Nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức tiếp nhận hồ sơ hưởng BHXH của các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Thực hiện đúng, kịp thời các chế độ, chính sách BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật. Lập hồ sơ hưởng các chế độ BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện theo hướng dẫn của BHXH cấp trên. Tổ chức cấp giấy chứng nhận cho những người hưởng trợ cấp BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện hàng tháng. Lập danh sách đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện hàng tháng chuyển và in danh sách chi trả, chuyển sang bộ phận kế toán để thực hiện chi trả. Trả lời đơn thư về chế độ, chính sách. Phối hợp với bộ phận Quản lý Thu, bộ phận Giám định chi, bộ phận kế toán và bộ phận Bảo hiểm tự nguyện giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội theo quy định. Tổng hợp đề xuất với BHXH Thành phố Hà Nội việc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật BHXH. Thực hiện chế độ thống kê, tổng hợp, báo cáo theo quy định.                                                                                             Bộ phận giám định chi: gồm 2 cán bộ. Bộ phận Giám định chi có chức năng giúp Giám đốc tổ chức việc thực hiện các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, khám chữa bệnh; việc phục vụ thanh quyết toán chi BHXH, công tác giám định y tế phục vụ thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ và quyền hạn: Xây dựng kế hoạch chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, khám chữa bệnh  hàng quý, năm theo hướng dẫn của BHXH Thành phố và chuyển cho bộ phận Kế toán chuẩn bị nguồn để cấp phát cho đối tượng. Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định và tổng hợp hồ sơ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, khám chữa bệnh hàng quý, năm trên địa bàn quận Long Biên. Thực hiện công tác giám định, tổ chức thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh để giám định các hồ sơ bệnh án và phối hợp với cơ sở khám chữa bệnh trong việc tổ chức khám chữa bệnh cho người có sổ, thẻ. Theo dõi, kiểm tra sổ, thẻ BHYT và việc khám chữa bệnh. Tiếp nhận, phân loại, khai thác sử dụng và tổ chức quản lý, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của bộ phận theo quy định. Thực hiện chế độ thông tin kịp thời, tổng hợp báo cáo theo định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định. Bộ phận kế toán: gồm 5 cán bộ do phó GĐ Lê Ánh Dương trực tiếp phụ trách. Bộ phận Kế toán có chức năng giúp Giám đốc thực hiện công tác tổ chức hạch toán, kế toán của BHXH quận Long Biên theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ và quyền hạn: Chủ trì phối hợp với các bộ phận để lập, giao kế hoạch và tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính: thu, chi bảo hiểm xã hội, chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng,... hàng quý và hàng năm. Chuyển kịp thời tiền thu BHXH vào tài khoản của BHXH Thành phố Hà Nội theo quy định. Tổ chức cấp phát kịp thời kinh phí để chi trả cho đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi cho hoạt động quản lý bộ máy, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị và các nguồn kinh phí khác của BHXH quận Long Biên. Thực hiện đầy đủ chế độ, định mức chi tiêu tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán đúng chế độ kế toán theo quy định. Theo dõi, lưu trữ , quản lý chứng từ sổ sách kế toán theo quy định. Thực hiện chế độ thông tin, tổng hợp báo cáo tài chính theo định kỳ tháng, quý, năm gửi BHXH Thành phố theo quy định. Bộ phận BHXH tự nguyện: gồm 2 cán bộ. Bộ phận Bảo hiểm tự nguyện có chức năng giúp Giám đốc quản lý và tổ chức thực hiện các chế độ BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức khai thác đối tượng, thực hiện thu quỹ BHXH tự nguyện cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo quy định. Quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện. Theo dõi thời hạn sử dụng sổ, thẻ bảo hiểm, sự biến động đối tượng. Quản lý các đối tượng là Người có công với Cách mạng theo, Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng, quy định và đối tượng người nghèo theo quy định hiện hành. Theo dõi thời hạn sử dụng sổ, thẻ bảo hiểm và sự biến động đối tượng. Hàng quý, năm phối hợp với các bộ phận có liên quan thẩm tra số liệu thu, chi quỹ BHXH tự nguyện làm cơ sở cho việc lập báo cáo quyết toán. Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tham gia BHXH tự nguyện. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện tại địa phương, đề xuất giải pháp xử lý những vướng mắc và kiến nghị biện pháp phát triển, mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định. Tổ chức thực hiện thu và quá trình thu ở BHXH Quận Long Biên Tổ chức thực hiện thu tại BHXH Quận Long Biên Mặc dù quận Long Biên mới được hình thành trong những năm gần đây nhưng quận cũng có một số đặc điểm khá thuận lợi trong việc tiến hành hoạt động thu. Là một quận có địa bàn rộng lớn, có dân cư tập trung, có các khu công nghiệp lớn với số lượng công nhân lao động rất lớn. Chính những đặc điểm đó là điều kiện tốt để thực hiện công tác thu. Để thực hiện tốt mục tiêu thu quỹ BHXH năm sau cao hơn năm trước; đồng thời mở rộng đối tượng thu BHXH bắt buộc nhằm đảm bảo nguyên tắc cân đối thu chi và giảm Ngân sách Nhà nước, tăng Ngân sách BHXH, BHXH quận Long Biên đã tổ chức thực hiện công tác thu đối với nhiều biện pháp và hình thức: BHXH quận đã giao nhiệm vụ cụ thể chi tiết cho từng cán bộ chuyên thu tại bộ phận thu BHXH, chịu trách nhiệm quản lý các đơn vị tham gia BHXH. Để thực hiện tốt mục tiêu thu quỹ BHXH một cách đầy đủ, kịp thời và đúng luật thì mỗi cán bộ thu nói riêng và bộ phận thu nói chung đã cố gắng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao như: Đầu tiên, BHXH quận Long Biên thường xuyên thực hiện rà soát, lập danh sách các đơn vị đang hoạt động trên địa bàn nhằm phát hiện thêm các đối tượng mới cần tham BHXH trên địa bàn quản lý của quận mình. Việc phát hiện thêm các đối tượng mới phải đóng BHXH có ý nghĩa rất quan trọng với sự tồn tại và phát triển không chỉ đối với BHXH quận Long Biên nói mà còn ảnh hưởng đến cả BHXH nói chung. Từ đó làm tăng thêm số lượng lao động phải đóng góp vào quỹ BHXH và tất nhiên dẫn đến Ngân sách của quỹ BHXH tăng lên, tách xa dần Ngân sách Nhà nước. Hoạt động này thực hiện tốt được nhờ đó mà hoạt động BHXH cũng được thực hiện tốt hơn theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít. Thứ hai, BHXH quận Long Biên thường xuyên cử cán bộ tiếp xúc với các đơn vị sử dụng lao động. Công tác thu có được thực hiện một cách hiệu quả hay không trước tiên là phải tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách được khảo sát thực tế. Hiện nay tại BHXH có 9 cán bộ làm công tác chuyên thu và một số cán bộ vừa thực hiện công việc khác vừa thực hiện công tác thu. Trong khi đó, khối lượng đơn vị cơ sở thuộc diện quản lý lại rất lớn. Với việc tiếp xúc trực tiếp với các đơn vị sử dụng lao động như vậy, các cán bộ chuyên trách công tác thu BHXH đã nắm rõ các công việc: + Nắm chắc tình hình số lượng lao động có trong các đơn vị để tránh tình trạng các đơn vị sử dụng lao động kê khai số lao động ít hơn so với thực tế gây thiệt thòi cho người lao động khi họ gặp khó khăn. Hơn nữa còn có thể nắm chắc được tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị và tình hình quỹ lương thực tế. + Tuyên truyền, giải thích các chế độ cho người sử dụng lao động giúp họ hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ mà họ phải thực hiện, tránh tình trạng trốn tránh trách nhiệm tham gia BHXH đối với người lao động. Các cán bộ còn cung cấp thêm cho họ các sách báo có liên quan đến ngành BHXH nhằm giúp họ nắm được các thông tin về BHXH. + Hướng dẫn các đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động, quỹ tiền lương tham gia đóng BHXH. + Hướng dẫn các đơn vị làm phiếu tăng, giảm mức đóng BHXH hàng tháng đến người lao động, lập bảng đối chiếu nộp BHXH cho cơ quan BHXH + Quy định và thông báo lịch làm việc của các cán bộ chuyên thu cho các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Quận. Thứ ba: thực hiện đôn đốc, theo dõi, ghi chép kết quả đóng góp BHXH + Hàng tháng, cán bộ thu căn cứ vào danh sách lao động, quỹ tiền lương đơn vị đăng ký và phiếu tăng giảm mức đóng BHXH để xác định số tiền BHXH phải đóng. Đồng thời đôn đốc nhắc nhở các đơn vị đóng BHXH theo đúng quy định của thông tư số 58/TT – HCSN ngày 24 tháng 7 năm 1995 của Bộ tài chính, cũng như thông báo kịp thời những đơn vị nợ tiền đóng BHXH từ hai tháng trở lên để các đơn vị khẩn trương nộp tiền. + Ngoài ra các cán bộ chuyên trách còn ghi chép chi tiết và chính xác kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, từng đơn vị vào đầy đủ các mẫu sổ sách. Hàng tháng phải đối chiếu với cán bộ tổng hợp thu của Thành phố về kết quả đóng BHXH của từng đơn vị tên địa bàn Quận. + Hàng tháng khi đối chiếu kết quả đóng của các đơn vị, các cơ quan được phân công theo dõi, các cán bộ phải kiểm tra lại số lao động, quỹ tiền lương tham gia BHXH hàng tháng trong kỳ, đối chiếu số đơn vị đã đóng trong kỳ, đối chiếu từ ngày đầu tháng, đầu quý, đến ngày cuối cùng của kỳ đối chiếu. + Hàng tháng đã tổng hợp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội Quận Long Biên.DOC
Tài liệu liên quan