Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm Toán VACO

 

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU - 1 -

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO - 3 -

1.1 Khái quát về tài sản cố định - 3 -

1.1.1 Khái niệm, phân loại TSCĐ - 3 -

1.1.2 Công tác quản lý Tài sản cố định - 5 -

1.1.2.1 Quản lý về mặt hiện vật: bao gồm cả quản lý về số lượng và chất lượng của TSCĐ - 6 -

1.1.2.2 Quản lý về mặt giá trị: là xác định đúng nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ đầu tư, mua sắm, điều chuyển và giá trị hao mòn - 6 -

1.1.3 Tổ chức công tác kế toán Tài sản cố định - 10 -

1.1.3.1 Hệ thống chứng từ sổ sách kế toán - 10 -

1.1.3.2 Hệ thống tài khoản kế toán - 11 -

1.1.3.3 Hạch toán Tài sản cố định và khấu hao Tài sản cố định - 11 -

1.2 Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC - 11 -

1.2.1 Khái quát chung quy trình kiểm toán Tài sản cố định: - 12 -

1.2.1.1. Chuẩn bị kiểm toán: - 12 -

1.2.1.2. Thực hiện kiểm toán: - 18 -

1.2.1.3. Kết thúc kiểm toán: - 28 -

1.3 Khái quát chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ theo phần mềm kiểm toán AS/2: - 30 -

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO THỰC HIỆN - 38 -

2.1 Kiểm Toán khoản mục TSCĐ Tại Công Ty ABC - 38 -

2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị: - 38 -

2.1.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát: - 38 -

2.1.1.2. Thiết kế chương trình kiểm toán: - 48 -

2.1.2. Giai đoạn thực hiện: - 49 -

2.2.2.1. Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình: - 49 -

2.2.2.2. Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định vô hình và tài sản khác: - 52 -

2.2 Kiểm Toán khoản mục TSCĐ tại khách hàng XYZ - 57 -

2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán - 57 -

2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán - 57 -

2.2.1.2. Thiết kế chương trình kiểm toán: - 64 -

2.2.1.3 Chứng kiến kiểm kê - 64 -

2.2.2. Giai đoạn thực hiện: - 65 -

2.2.2.1. Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình: - 65 -

2.2.2.2. Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định vô hình và tài sản khác: - 72 -

2.2.3. Giai đoạn kết thúc: - 73 -

2.3 So sánh thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ tại khách hàng ABC với khách hàng XYZ do Công ty TNHH Kiểm toán VACO - 74 -

2.3.1 Giống nhau - 74 -

2.3.2 Khác nhau - 74 -

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN - 78 -

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG - 78 -

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI - 78 -

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO - 78 -

3.1. Nhận xét chung: - 78 -

3.1.1. Nhận xét chung về công ty: - 78 -

3.1.2. Nhận xét về quy trình thực hiện kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty: - 79 -

3.1.2.1. Ưu điểm: - 79 -

3.1.2.2. Nhược điểm: - 80 -

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty: - 81 -

KẾT LUẬN - 84 -

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1711 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm Toán VACO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường hợp trả lời có (xuất hiện câu hỏi 4): Các bước công việc vẫn giống như phần trả lời “không” và tiếp tục trả lời câu hỏi số 4 dưới đây. * Câu hỏi 4: Chúng ta có thực hiện lại thủ tục phân tích tổng hợp không? (kiểm tra chi tiết hay Kết hợp cả chi tiết và phân tích); (tính hiện hữu, đấy đủ, ghi chép và đúng kỳ). Lựa chọn thủ tục phân tích: A. Phỏng vấn, và xem xét bất kỳ các bằng chứng nào đem lại cho chúng ta sự chú ý, khi có dấu hiệu trọng yếu liên quan đến các nghiệp vụ ghi giảm phát sinh trong thời gian từ kỳ kiểm tóan sơ bộ đến cuối năm. Kiểm tra các nghiệp vụ quan trọng yếu tại thủ tục 1, bước D B. Thực hiện thủ tục phân tích để kiểm tra số dư cuối năm. Lựa chọn thủ tục kiểm tra chi tiết: A. Phỏng vấn, và xem xét bất kỳ các bằng chứng nào đem lại cho chúng ta sự chú ý, khi có dấu hiệu trọng yếu liên quan đến các nghiệp vụ ghi giảm phát sinh trong thời gian từ kỳ kiểm tóan sơ bộ đến cuối năm. Kiểm tra nghiệp vụ bất kỳ đã thu được tại thủ tục 1, bước B, và thủ tục ghi giảm tài sản bất kỳ trong thủ tục 1, bước C. C. Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh trong khoảng thời gian từ kỳ kiểm toán sơ bộ đến thời điểm cuối năm. * Câu hỏi 5: Đơn vị có TSCĐ thuê tài chính không? (tính hiện hữu, đầy đủ, ghi chép và tính đánh giá). Trường hợp trả lời có: A. Thu thập bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ thuê tài chính thể hiện giá trị đầu kỳ, giá trị tăng giảm và số dư cuối kỳ. B. Từ bảng trên, lựa chon những tài sản tăng trong năm. Những tài sản tiếp tục được sử dụng và thực hiện thủ tục sau: 1. Kiểm tra kỹ các tài sản tồn tại, nếu có thể hoặc xác định tính hiện hữu của các tài sản đang dược khách hàng sử dụng. 2. Đối chiếu tới giá trị tiền gốc thanh toán cho các khoản vay trong kỳ và kỳ hạn thanh toán của các khoản vay tới chứng từ thanh toán hỗ trợ. 3. Tính toán lại giá trị gốc vay trả trong năm và giá trị chi phí lãi vay trong năm. 4. Tính toán lại chi phí khấu hao trong năm. C. Đối với các tài sản cố định đã lựa chọn ở bước B mà không phải là thuê tài chính tại thời điểm cuối năm, xác định rằng Hợp đồng đã được ký duyệt và tài sản đã được ghi nhận là hợp lý. D. Đánh giá kết quả kiểm tra. Trường hợp trả lời không: không tồn tại. * Câu hỏi 6: Đơn vị có phát sinh giao dịch với bên liên quan không? (tính hiện hữu, đầy đủ, ghi chép và trình bày). Trường hợp trả lời có: A. Căn cứ Bảng tổng hợp chi tiết các giao dịch với các bên liên quan và thực hiện thủ tục sau: 1. Xác định lý do phù hợp của giá mua và bán với các bên liên quan. 2. Xác định rằng, mỗi giao dịch với các bên liên quan đã được lập và trình bày là phù hợp với: Bản chất của bên liên quan; nội dung các giao dịch; tổng giá trị của giao dịch; Giá trị công nợ phải thu, phải trả với bên liên quan. 3. Đánh giá kết quả kiểm tra. B. Thực hiện gửi xác nhận để chứng thực một số giao dịch trọng yếu với bên liên quan. Trường hợp trả lời không: Không xuất hiện. * Câu hỏi 7: Khách hàng có thực hiện đánh giá lại TSCĐ không? (tính đánh giá). Trường hợp trả lời có: A. Căn cứ vào Bảng chi tiết của tài sản, cây trồng và thiết bị được đánh giá trong năm và thực hiện các thủ tục sau (chú ý các tài sản đã đánh giá mang tính trọng yếu). 1. Chứng minh khả năng thực nhiện và tính độc lập của khách hàng trong việc thực hiện đánh giá tài sản: 2. Căn cứ vào bảng báo cáo của bộ phận định giá và đảm bảo các quan điểm của tiêu chuẩn hỗ trợ trong việc đánh giá lại tài sản. 3. Đối chiếu phần giá trị tăng lên hoặc giảm đi của tài sản trên bản đánh giá lại với bảng báo cáo tổng hợp đánh giá lại tài sản. 4. Nếu tài sản đánh giá lại có trong kế hoach giảm tài sản, cần xem xét có sự thay đổi của thuế đã được dự phòng. Trường hợp trả lời không: Không xuất hiện. * Câu hỏi 8: Có cần thiết phải thêm thủ tục kiểm toán không? Trường hợp trả lời có: Cần xem xét xem chúng ta có thể hướng khách hàng tới sự quan tâm đến các vấn đề sau: A. Chi phí kiểm soát: 1. Sử dụng dự thảo, kế hoạch tài chính, xem xét theo các hướng khách nhau. 2. Tính toán giá trị, so sánh ngược lên giá trị của kỳ trước. 3. Bảng trào hàng cạnh tranh của các sản phẩm chính cần mua. 4. Xem xét đến khả năng ứng dụng, sự cho phép của chính phủ. B. Lưu chuyển tiền tệ: 1. Xem xét các khoản vay luân chuyển để mua sắm tài sản. 2. Bán các tài sản không cần sử dụng, hoặc không có kế hoạch sử dụng chúng trong tương lai. C. Không kiểm soát được: 1. Mất đi sự bảo đảm hợp lý, mà phụ thuọc vào giá thị trường 2. Mất đi sự kiểm soát vật chất đối với những TS có tính lỏng và giá trị cao D. Chi phí sửa chữa lớn: 1. Chi phí sửa chữa phải phù hơp với kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng thiết bị để giảm thiểu chi phí và giảm khả năng gián đoạn trong sản xuất kinh doanh. 2. Quản lý sửa chữa lớn để có thể xác định các tài sản cũ, lạc hậu không sử dụng được. E. Chi phí sửa chữa lớn tài sản phải được ghi nhận tăng TSCĐ. Trường hợp trả lời không: Không xuất hiện. * Câu hỏi 9: Có giao dịch ngoại tệ nào trọng yếu trong năm không? (tính đánh giá). Trường hợp trả lời có: A. Sử dụng tỷ giá đóng (thường là tỷ giá liên ngân hàng) đã được công bố của ngân hàng để kiểm tra việc tính toán các giao dịch chuyển đổi. Trường hợp trả lời không: Không xuất hiện. * Câu hỏi 10: Kiểm tra các ước tính kế toán xem có ảnh hưởng gian lận của Ban giám đốc không. (đảm bảo tính đánh giá, tính hiện hữu, tính ghi chép và tính trình bày). Trường hợp trả lời có: A. Kiểm tra những ước tính kế toán quan trọng phản ánh trên báo cáo tài chính của năm trước để xác định xem liệu quan điểm của Ban Giám đốc khách hàng và những giả thuyết liên quan đến các ước tính đó có chỉ ra khả năng gian lận của 1 bộ phận Ban Giám đốc không. B. Xem xét xem chênh lệch giữa số kiểm toán viên ước tính và số khách hàng ước tính (số liệu trình bày trên báo cáo tài chính), thậm chí khi số liệu của khách hàng vẫn phản ánh một cách hợp lý, liệu có chỉ ra rằng có khả năng gian lận của 1 bộ phận Ban Giám đốc hay không. Nếu có, xem xét lại toàn bộ các ước tính một cách tổng thể. Trường hợp trả lời không: Không xuất hiện. * Câu hỏi 11: Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh bất thường hạch toán trên sổ các tài khoản. (đảm bảo tính hiện hữu và tính ghi chép). Trường hợp trả lời có: A. Kiểm tra các nghiệp vụ hạch toán từ nguồn dữ liệu không liên quan trực tiếp tới tài khoản này. B. Kiểm tra những bút toán hạch toán kế toán và quyết định xem liệu những hạch toán Nợ/Có được lựa chọn để kiểm tra có thực, có hợp lý và có được phê duyệt hay không. Xác định xem liệu những bút toán được kiểm tra có được hạch toán hợp lý, đúng kỳ kế toán hay không, đồng thời xác định xem xu hướng gian lận của hệ thống kiểm soát nội bộ trong những bút toán hạch toán đó hay không. C. Xác định xem liệu những bút toán được kiểm tra có thể hiện là không hợp lý hoặc là những nghiệp vụ chưa được phê duyệt hay không. D. Đánh giá tính hợp lý của những bút toán điều chỉnh. Trường hợp trả lời không: Không xuất hiện. * Câu hỏi 12: Đánh giá cơ sở hợp lý của các nghiệp vụ phát sinh bất thường trọng yếu (đảm bảo tính hiện hữu, tính ghi chép và tính đánh giá). Trường hợp trả lời có: A. Nếu chúng ta nhận ra được một số nghiệp vụ phát sinh bất thường trọng yếu chúng ta thực hiện những thủ tục sau: 1. Thu thập những nguyên nhân/ nguồn gốc của việc hạch toán những bút toán bất thường đó. 2. Cân nhắc xem liệu những nghiệp vụ này có liên quan tới các bên thứ ba không được xác định trước đây hoặc những bên không có tài chính vững mạnh để ủng hộ những nghiệp vụ này mà không có sự giúp đỡ từ khách hàng mà chúng ta đang kiểm toán. 3. Xác định xem liệu nguyên nhân/ nguồn gốc của việc hạch toán những bút toán bất thường đó có xu hướng gian lận tới báo cáo tài chính hay không. Trường hợp trả lời không: Không xuất hiện. * Câu hỏi 13: Trình bày số dư tài khoản. Xem xét việc khách hàng trình bày số dư tài khoản trên báo cáo tài chính, trên cả hai cơ sở định tính và định lượng, về: - Trình bày số dư tài khoản trên báo cáo tài chính không phù hợp với hệ thống chuẩn mực kế toán và các quy định hiện hành về trình bày báo cáo tài chính. - Số dư tài khoản trên báo cáo tài chính được trình bày không cân đối, không rõ ràng và không dễ hiểu. - Số dư tài khoản trên báo cáo tài chính được trình bày bỏ sót một số điểm bắt buộc theo quy định, không phù hợp với hệ thống chuẩn mực kế toán và các quy định hiện hành về trình bày báo cáo tài chính. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO THỰC HIỆN Thực hiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán Báo cáo tài chính áp dụng tại hai công ty khách hàng: Để tìm hiểu cụ thể quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, em xin được đi sâu phân tích quy trình kiểm toán khoản mục tại hai công ty khách hàng do VACO thực hiện. Theo hợp đồng kiểm toán cho hai khách hàng, VACO tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2010. Do tính thận trọng và bảo mật thông tin trong công việc nên em xin không nêu rõ tên khách hàng và cũng đưa ra một cách khách quan về những vấn đề thực tế đã được tiếp cận. Xin được gọi hai khách hàng là công ty ABC và công ty XYZ 2.1 Kiểm Toán khoản mục TSCĐ Tại Công Ty ABC 2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị: 2.1.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát: ABC là khách hàng truyền thống của VACO vì vậy khi nhận được thư mời kiểm toán của ABC, VACO tiến hành đánh giá xem có nên tiếp tục cung cấp dịch vụ kiểm toán tiếp tục cho ABC không thông qua bảng câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ. Bảng số 2.1: Bảng câu hỏi liên quan đến việc tiếp tục cung cấp dịch vụ Câu hỏi Có/Không Các thông tin khác có liên quan 1/ Có phí kiểm toán quá hạn chưa được thanh toán không? Không 2/ Công ty có liên quan đến kiện tụng, tranh chấp với khách hàng hoặc có sự cảnh báo liên quan đến tranh chấp kiện tụng không? Không 3/ Có bất cứ Partner hoặc nhân viên trong công ty có người nhà hoặc có quan hệ cá nhân với khách hàng không? Không 4/ Có bất cứ Partner (hoặc người có quan hệ gần gũi) hoặc nhân viên trong nhóm kiểm toán có lợi ích tài chính với khách hàng không? Không 5/ Có bất cứ Partner (hoặc người có quan hệ gần gũi) nắm giữ cổ phần của khách hàng không? Không 6/ Có sự xung đột lợi ích với khách hàng không? Không 7/ Phạm vi các điều khoản dịch vụ có khả năng ảnh hưởng đến khả năng độc lập không? Liệt kê các dịch vụ quan trọng sẽ được thực hiện và đánh giá tác động của từng dịch vụ cũng như tất cả các dịch vụ Không N/A Chỉ thực hiện kiểm toán BCTC 2009 8/ Có các yếu tố khác có thể làm giảm tính độc lập của công ty không? Không 9/ Có rủi ro Partner và các nhân viên tham gia thực hiện dịch vụ không có đủ kiến thức và kinh nghiệm để thực hiện dịch vụ hay không? Không 10/ Có yêu cầu luân chuyển Partner/ nhân viên kiểm toán theo yêu cầu của Công ty không? Không 11/ Có bất cứ yếu tồ nào phát sinh trong năm cho thấy không nên tiếp tục cung cấp dịch vụ hay không? Áp lực về chi phí Tính chính trực của Ban điều hành và chủ sở hữu theo thông tin bổ sung Các thay đổi trong Ban điều hành, những người phụ trách việc quản trị và cổ đông Sự suy giảm về kết quả kinh doanh Khả năng thanh toán và khả năng tồn tại Các thay đổi trong chính sách và ước tính kế toán bao gồm các thay đổi quan trọng giả định Không Kết luận: Cho phép tiếp tục cung cấp tiếp dịch vụ cho khách hàng ABC. Đây là bước công việc rất quan trọng, nó giúp công ty kiểm toán tránh được những rủi ro kiểm toán ngoài mong muốn. ABC là khách hàng truyền thống của VACO nên việc tìm hiểu thu thập thông tin về khách hàng đơn giản hơn. KTV xem xét lại thông tin của khách hàng trên Hồ sơ kiểm toán thường trực của khách hàng ABC và bổ sung thêm một số thông tin mới. a) Thu thập thông tin về khách hàng: Tìm hiểu các thông tin liên quan đến khách hàng là bước đầu tiên của cuộc kiểm toán, nó có ý nghĩa quan trọng đóng góp vào thành công cuộc kiểm toán. Những thông tin cần thu thập từ khách hàng như tình hình kinh doanh, bộ máy công ty, hệ thống kế toán… Tất cả thông tin thu thập về khách hàng được lưu trong hồ sơ kiểm toán nằm ở chỉ mục 1130 – Kế hoạch phục vụ khách hàng và chỉ mục 1410 – Tìm hiểu về hoạt động khách hàng. Việc tiến hành thu thập thông tin về khách hàng được diễn ra khác nhau ở mỗi khách hàng. Nếu là khách hàng thường niên của công ty, KTV có thể căn cứ vào những thông tin đã được thu thập từ năm trước đồng thời xem xét những thông tin nổi bật xuất hiện trong năm kiểm toán. Đối với những khách hàng lần đầu, KTV sẽ phải tốn nhiều công sức hơn trong bước công việc này. Trên thực tế, việc hiểu đầy đủ thông tin liên quan đến khách hàng sẽ giúp KTV hiểu rõ hơn các sự kiện phát sinh mà có thể ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kiểm toán. Sau đây em xin được khái quát thông tin về hai công ty khách mà KTV đã thu thập được và trình bày trong hồ sơ kiểm toán. Để thực hiện bước công việc này, KTV có thể tiến hàng thu thập qua các văn bản liên quan đến công ty, phỏng vấn khách hàng, quan sát. * Tìm hiểu chung về khách hàng ABC Công ty ABC là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty DEF, được thành lập theo Quyết định số 62/CNNG/TC ngày 13 tháng 02 năm 1993 về việc thành lập Nhà máy và Quyết định số 1531/QĐ-TCCB ngày 11 tháng 06 năm 1996 của Bộ Công nghiệp về việc đổi tên thành Công ty ABC. Thực hiện chủ trương đổi mới doanh nghiệp của Chính phủ, Công ty đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt phương án chuyển Công ty ABC thành Công ty Cổ phần ABC theo Quyết định số 3557/QĐ-BCN ngày 26 tháng 12 năm 2003, và được Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng yên cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2803000360. Công ty ABC được chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần ABC với số vốn Nhà nước (Tổng Công ty ABC) trong Công ty Cổ phần là 58,28% Công ty Cổ phần ABC chính thức hoạt động kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2004 Trụ sở chính của Công ty đặt tại Khu CN Phố Nối A, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Chi nhánh của Công ty tại Sơn La đặt tại Xã ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Tổng vốn điều lệ của Công ty là 100.000.000.000 đồng (theo Điều lệ Công ty được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2009 – ngày 21/5/06), trong đó: 1. Cổ đông là Doanh nghiệp Nhà nước: nắm giữ 58,28% vốn điều lệ, trong đó: - Tổng Công ty Sông Đà nắm giữ 45,4% vốn điều lệ. - Công ty Sông Đà 12 nắm giữ 7,06% vốn điều lệ. - Công ty Sông Đà 10 nắm giữ 3,16% vốn điều lệ. - Công ty Sông Đà 9 nắm giữ 2,64% vốn điều lệ. 2. Các cổ đông khác nắm giữ 41,72% vốn điều lệ: - Công ty Cổ phần đầu tư PTĐT và KCN Sông Đà năm giữ 33,12% - Công ty Cổ phần thuỷ điện Nà Nơi nắm giữ 2,61% vốn điều lệ - Công ty CP TM&VT Sông Đà nắm giữ 1.38% vốn điều lệ. - Các cổ đông khác nắm giữ 4,60% vốn điều lệ. * Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ABC Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép; sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị phụ tùng phục vụ cho ngành thép; kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa. Sản phẩm của công ty được cung ứng cho các khách hàng trên địa bàn cả nước. Công ty Cố phần ABC có quy trình công nghệ hiện đại, trình độ tự động hoá cao, sản xuất Thép ống, thép cuộn công nghệ Ý theo dây chuyền khép kín liên tục từ khâu đưa phôi thép vào sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành chuyển ra bãi để hàng. Công ty có mạng lưới tiêu thụ thép rộng khắp cả nước, bao gồm các đơn vị trong nội bộ Tổng công ty Sông Đà và các đại lý không nằm trong Tổng công ty Sông Đà. Ngày 02/01/2001,Tổng Công ty Sông Đà có Quyết định số 19/TCT-VPTH của Tổng Giám đốc Công ty, thành lập Nhà máy thép ABC. Nhà máy thép ABC được đầu tư một dây chuyền thiết bị cán thép đồng bộ do tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ sản xuất thép Danieli - Italy cung cấp. Với dây chuyền công nghệ hiện đại, công suất 250.000 tấn/năm, sản phẩm là thép xây dựng, mang thương hiệu VIS, có chất lượng cao và đa dạng về chủng loại: thép cuộn f6, f8 và thép cây D10 ¸D36 phù hợp với các tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp JIS (Nhật Bản), TCVN (Việt Nam), ASTM (Hợp chủng quốc Hoà Kỳ) và BS (Anh Quốc). Nhà máy chính thức đi vào sản xuất thương mại từ tháng 3/2003. Với trên 300 cán bộ công nhân viên, trong đó chủ yếu là lực lượng lao động trẻ được đào tạo cơ bản, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, có tính kỷ luật cao và một đội ngũ Lãnh đạo có kiến thức quản lý, am hiểu về kỹ thuật công nghệ, Công ty cổ phần thép ABC coi con người là nhân tố quyết định sự thành công và phát triển của mình. Công ty Cố phần Thép ABC là một Công ty lớn, có quy trình công nghệ hiện đại, trình độ tự động hoá cao, sản xuất Thép ống, thép cuộn công nghệ Ý theo dây chuyền khép kín liên tục từ khâu đưa phôi thép vào sản xuất cho đến khi sản phẩm hoàn thành chuyển ra bãi để hàng. Công ty có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước, bao gồm các đơn vị trong nội bộ Tổng công ty Sông Đà và các đại lý không nằm trong Tổng công ty Sông Đà. Do đó, để quản lý tốt hoạt động sản xuất và kinh doanh, cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty cũng cần được bố trí phù hợp với dây chuyền công nghệ. Dưới đây là sơ đồ về bộ máy tổ chức của công ty Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy công ty cổ phần thép ABC Tổng Giám đốc Phó Tổng Giám đốc Bộ phận Hành chính Giám đốc điều hành Trưởng Bộ phận Bảo đảm chất lượng Phòng Nhân sự Phòng Đại diện Phòng Kế toán Bán hàng và kí kết hợp đồng Bộ phận sản xuất Bộ phận kỹ thuật Đội bán hàng và kí kết hợp đồng Bộ phận dịch vụ Đội kỹ thuật Đội thiết kế Đội quản lý dự án Bộ phận sản xuất CN công ty Sơn La Xưởng Cán Xưởng Cơ điện Xưởng Sản xuất phụ Ban dự án phôi thép Đội bảo đảm chất lượng Đội kiểm soát chất lượng Tiếp tục tìm hiểu thông tin về môi trường kinh doanh KTV tìm hiểu được những thông tin sau. “Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành thép, hiện nay sản xuất thép xây dựng đang có công suất gấp 2 nhu cầu (ngành thép VN hiện nay có công suất khoảng 7 triệu tấn/năm, trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ khoảng 4 triệu tấn/năm), với trên 20 công ty thuộc đủ các thành phần kinh tế tham gia sản xuất. Vì vậy, cạnh tranh trên thị trường là rất cao. Sản xuất phôi trong nước hiện không đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất thép, vì vậy các Công ty thép phải nhập khẩu phần lớn phôi cho sản xuất. Mặt khác, giá phôi trên thị trường thế giới rất không ổn định, ảnh hưởng lớn tới hoạt động SXKD của các công ty thép, trong đó có Công ty Thép ABC. Mức thuế nhập khẩu thép thành phẩm được giảm xuống còn 0% cũng khiến cho các công ty sản xuất và kinh doanh gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của thép nhập khẩu, đặc biệt là từ trung Quốc. * Tìm hiểu chính sách kế toán của Công ty ABC: Qua tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, tổ chức kế toán tại công ty ABC, KTV thu thập được những thông tin sau. Công ty áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam và các hướng dẫn liên quan trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Việc áp dụng các chuẩn mực và hướng dẫn này là phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty và không có khác biệt trọng yếu so với các đơn vị khác hoạt động trong cùng lĩnh vực . Chế độ kế toán áp dụng: Công ty đang áp dụng hệ thống kế toán theo Quyết định số 15/2010/QĐ-BTC Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là Nhật ký chứng từ. Cơ sở lập Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính kèm theo được trình bày bằng Đồng Việt Nam (VNĐ), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định khác về kế toán hiện hành tại Việt Nam. Niên độ kế toán được bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 dương lịch. Đối với khoản mục TSCĐ hữu hình: Tài sản cố định hữu hình được trình bày theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn luỹ kế. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí liên quan khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do các nhà thầu xây dựng bao gồm giá trị công trình hoàn thành bàn giao, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ, nếu có. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do tự làm, tự xây dựng bao gồm chi phí xây dựng, chi phí sản xuất thực tế phát sinh cộng chi phí lắp đặt và chạy thử Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Tỷ lệ khấu hao cụ thể hàng năm như sau: Nhà xưởng, vật kiến trúc 5-25 năm Máy móc thiết bị 8-10 năm Phương tiện vận tải 8 năm Công cụ dụng cụ quản lý 4 năm Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được đánh giá là hoạt động khá tốt. Ngay từ khi thành lập Ban Giám đốc đã xây dựng các nguyên tắc sản xuất, mua hàng, bán hàng, thống kê, kế toán và kế hoạch rất chặt chẽ và có sự phân cấp phê duyệt. Trong đó Tổng Giám đốc đã tham gia tích cực vào việc đề xuất các nguyên tắc này và trực tiếp tham giam kiểm soát việc thực hiện các nguyên tắc. Bên cạnh đó Ban Giám đốc cũng đánh giá rất cao vai trò kiểm soát của bộ phận kế toán Công ty. Kế toán trưởng: Trưởng phòng Tài chính kế toán phụ trách chung và điều hành toàn diện công tác quản lý tài chính kế toán thống kê của Công ty theo quy định của luật kế toán. Ngoài ra, kế toán trưởng còn cùng Tổng Giám đốc tham gia kiểm soát giá bán trên các đơn đặt hàng, giá mua phôi thép và các loại nhiên liệu tại mọi thời điểm, dự đoán luồng tiền hoạt động kinh doanh của Công ty, tìm nguồn vốn kịp thời tài trợ cho hoạt động sản xuất của Công ty, phối hợp với phòng kinh doanh để đôn đốc việc thu nợ đúng hạn. Phó kế toán trưởng: Kế toán tổng hợp tổng hợp toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo dõi chung tình hình kế toán thống kê tài chính và chế độ kế toán thống kê tài chính của Công ty theo chức năng nhiệm vụ được giao. Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh thép các loại và các hoạt động kinh doanh khác. Thực hiện thủ tục phân tích: Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn này là rất cần thiết giúp KTV có được định hướng đúng đắn trong quá trình kiểm toán. Bước công việc này được KTV trình bày đầy đủ trong hồ sơ kiểm toán AS/2 thuộc chỉ mục 1611 – Thực hiện các thủ tục phân tích ban đầu. Sau khi có được những thông tin cơ bản về khách hàng, KTV tiến hành thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ với nguồn số liệu chủ yếu lấy từ Báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ, KTV cũng xem xét rủi ro khi doanh nghiệp áp dụng nguyên tắc hoạt động liên tục để lập báo cáo tài chính có thể không thích hợp nữa bằng cách đánh giá những vấn đề đang được thảo luận về khả năng của khách hàng có thể tiếp tục hoạt động liên tục hay không. Thủ tục phân tích chủ yếu được KTV sử dụng là so sánh dữ liệu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh giữa năm kiểm toán với năm trước đó. Ngoài ra còn sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu, tỷ suất tài chính tài khác. Việc sử dụng cả phương pháp phân tích ngang và phân tích dọc giúp cho KTV có được những nhận xét đánh giá chính xác những biến động lớn và tìm ra lời giải thích cho những biến động đó. Đối với khoản mục TSCĐ nói riêng, KTV cần tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ TSCĐ, chú ý những khoản tăng TSCĐ trong năm do mua sắm hay đầu từ xây dựng cơ bản hoàn thành, kiểm tra những quyết định thanh lý nhượng bán…tính toán lại khấu hao và phân bổ khấu hao trong năm, việc trích khấu hao có tuân theo quy định hay không. Sau đây em xin được trích một phần giấy tờ làm việc của KTV tại chỉ mục 1611. Bảng 2.2: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán tại Công ty ABC Mục đích: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán Người lập: NNT 28/2/2011 Công việc: So sánh các chỉ số trên BCĐKT Người soát sét: 30/2/2011 Nguồn dữ liệu: BCĐKT của khách hàng Kỳ kế toán: 31/12/2010 Đơn vị: 1.000 VND Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch Chú thích >0.0% >$0 Tiền mặt 64,927,200 40,651,514 59.72 24,275,686 {a} Chứng khoán có giá - - - Các khoản phải thu 44,373,514 25,346,914 75.06 19,026,600 {b} Tổng tài sản ngắn hạn 109,300,714 65,998,428 65.61 43,302,286 Hàng tồn kho 110,874,057 72,937,743 52.01 37,936,314 {c} Tài sản lưu động khác 540,143 2,245,514 (75.95) (1,705,371) {d} Tổng tài sản lưu động 111,414,200 75,183,257 48.19 36,230,943 Tài sản cố định hữu hình 198,809,127 223,768,163 (11.15) (24,959,036) Tài sản cố định vô hình 12,222,543 12,809,514 (4.58) (586,971) Chi phí xây dựng dở dang - - - Đầu tư tài chính dài hạn 2,615,429 4,030,857 (35.11) (1,415,428) {e} Tổng tài sản cố định 213,647,099 240,608,534 (11.21) (26,961,435) TỔNG TÀI SẢN 434,362,013 381,790,219 13.77 52,571,794 Nợ ngắn hạn (101,940,429) (51,011,257) 99.84 (50,929,172) {f} Nợ dài hạn (50,654,810) (58,943,136) (14.06) 8,288,326 Nợ dài hạn khác (17,132,648) (21,546,484) (20.49) 4,413,836 Tổng công nợ (169,727,887) (131,500,877) 29.07 (38,227,010) Vốn hoạt động và quỹ (154,982,131) (163,057,437) (4.95) 8,075,306 Lợi nhuận chưa phân phối (109,651,995) (87,231,905) 25.70 (22,420,090) Tổng vốn chủ sở hữu (264,634,126) (250,289,342) 5.73 (14,344,784) TỔNG NGUỒN VỐN (434,362,013) (381,790,219) 13.77 (52,571,794) Kết luận: đạt được mục tiêu kiểm toán. Chú thích: {a} Tiền mặt tăng nhiều d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112569.doc
Tài liệu liên quan