Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty LG - Meca

Công ty LG – Meca là một doanh nghiệp liên doanh được cấp giấy phép thành lập và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng giấy phép kinh doanh.

+ Công ty sản xuất lắp ráp điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt mang nhãn hiệu LG.

+ Nỗ lực xuất khẩu các sản phẩm trên khả năng cạnh tranh về giá và chất lượng của các sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

+ Sửa chữa, bảo hành và bảo dưỡng các sản phẩm trên toàn lãnh thổ Việt Nam (kể cả các sản phẩm nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước).

+ Nhập khẩu các nguyên liệu thô và các nguyên liệu phụ trợ, các phụ tùng thay thế, các thiết bị, máy móc, khuôn mẫu và các thiết bị khác để sử dụng cho việc sản xuất các sản phẩm, để thực hiện và hoạt động dự án.

 

 

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty LG - Meca, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oả mãn được nhu cầu nhất định của xã hội. Khi xem xét chất lượng sản phẩm cần chú ý những điểm sau: * Xem xét chất lượng sản phẩm không chỉ một đặc tính nào đó một cách riêng lẻ mà phải xem xét trong mối quan hệ với các đặc tinh khác trong một hệ thống các đặc tính nội tại của sản phẩm. * Xem xét chất lượng sản phẩm phải xem xét qua nhiều khâu từ sản xuất đến tiêu thụ. Chất lượng sản phẩm còn mang tính dân tộc, phù hợp với thời đại. Chất lượng sản phẩm còn là vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu và gắn liền với công tác tiêu thụ. Để giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Trên cơ sở đó, đảm bảo thực hiện ba mục tiêu của doanh nghiệp: lợi nhuận - an toàn - ưu thế. như vậy đảm bảo chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố cần thiết để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 3. Giá cả của sản phẩm Giá cả là thông số ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu trên thị trường. Việc qui định mức giá bán sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Giá cả có ảnh hưởng lớn đến khối lượng bán và doanh nghiệp tác động trực tiếp lên đối tượng lựa chọn và quyết định mua của khách hàng. Mặt khác, giá tác động mạnh mẽ tới thu nhập và do đó tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi quyết định giá cả trong kinh doanh các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các yếu tố: * Phải ước lượng đúng mức số cần về sảnphẩm trong chiến lược giá cả. Giá cả một loại sản phẩm là số tiền mà người bán trù tính có thể nhận được của người mua hàng. Định giá là việc ấn định hệ thống giá cả cho đúng với hàng hoá. Do đó, điều cần tính đến khi định giá là mối quan hệ giữa khối lượng sảnphẩm bán được và giá cả hàng hoá. * Phải tính được chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp phải căn cứ vào giá thành cộng chi phí khác để định giá bán. Doanh nghiệp muốn tồn tại thì giá bán hàng hoá dịch vụ phải bù đắp được chi phí và có lãi. Giá bán của hàng hoá được hình thành từ giá thành cộng lợi nhuận mục tiêu. Trong điều kiện hiện nay, việc hình thành giá bán cao là không thể chấp nhận được. Vì vậy doanh nghiệp cần tìm mọi cách để hạ giá thành bằng cách tiết kiệm các nguồn lực, giảm đến mức có thể các chi phí. * Phải nhận dạng và có ứng xử đúng với từng loại thị trường cạnh tranh khác nhau. Thị trường có các dạng chủ yếu: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và thị trường độc quyền. ở mỗi loại thị trường cần có cách định giá sản phẩm phù hợp. Chính sách giá cả của doanh nghiệp có tác động quan trọng đến sản lượng tiêu thụ hàng hoá, mặc dù trên thị trường hiện nay (nhấ là trên thị trường thế giới) đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh về chất lượng và thời gian. Tuỳ theo điều kiện và lĩnh vực kinh doanh, hoàn cảnh của thị trường mà doanh nghiệp có chính sách định giá, giá thấp, chính sách định giá theo thị trường, chính sách định giá cao hay chính sách bán phá giá. 4. Thị hiếu người tiêu dùng với những sảnphẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh Thị hiếu người tiêu dùng là nhân tố người sản xuất kinh doanh phải quan tâm không chỉ từ khi định giá bán tung ra thị trường mà ngay từ khi xât dựng chiến lược kinh doanh, quyết định phương án sản phẩm để đảm bảo tiêu thụ nhanh và có lãi. Như ta đã biết, nếu sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng thì quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ diễn ra nhanh chóng và nếu sảnphẩm sản xuất ra không phù hợp thì người tiêu dùng khó chấp nhận và vì vậy thị trường sản phẩm sẽ dần bị diệt vong. Do đó thị hiếu là nhân tố kích thích để doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường hay không. 5. Tiềm năng của doanh nghiệp Mỗi một doanh nghiệp có một tiềm năng phản ánh thực lực của mình trên thị trường. Đánh giá đúng đắn, chính xác tiềm năng của doanh nghiệp cho phép xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tận dụng tối đa cơ hội thời cơ với chi phí thấp để mang lại hiệu qủa trong kinh doanh. Các nhân tố quan trọng để đánh giá tiềm năng của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. - Sức mạnh về tài chính. - Trình độ quản lý và kỹ năng của con người trong hoạt động kinh doanh. - Tình hình trang thiết bị hiện có. - Các bằng phát minh sáng chế. - Nhãn hiệu hàng hoá và uy tín của doanh nghiệp. - Hệ thống tổ chức quản lý mạng lưới kinh doanh và quan điểm quản lý. - Nguồn cung ứng vật tư. - Sự đúng đắn của mục tiêu kinh doanh và khả năng kiên định trong quá trình thực hiện hướng tới mục tiêu. Do đó tiềm năng của doanh nghiệp là nhân tố quyết định hàng đầu cho phép doanh nghiệp có khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. 6. Thị trường sản phẩm của doanh nghiệp Ở đây khi nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cần chú ý nghiên cứu chu kỳ sống của sảnphẩm. Chu kỳ sống của sản phẩm là thời gian kể từ khi sản phẩm xuất hiện cho đến khi nó biến mất trên một thị trường cụ thể. Một sản phẩm không có chỗ đứng trên thị trường này nhưng lại có chỗ đứng trên thị trường khác. Trong các thị trường khác nhau, xác định được hình thái sản phẩm là vấn đề hết sức quan trọng, từ đó xác định đúng tương lai của nó để có chiến lược mở rộng hay thu hẹp thị trường thích ứng. Sơ đồ 3: Chu kỳ sống của sản phẩm Doanh thu Lợi nhuận Đường doanh thu Đường chi phí O T1 T2 T3 T4 T Chu kỳ sống của sản phẩm được chia làm bốn giai đoạn: xuất hiện, tăng trưởng, chín muồi và suy thoái. Xem trên đồ thị ta thấy ở giai đoạn sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường (OT1) khách hàng chưa quen nên thị trường của doanh nghiệp còn thấp, thậm chí chưa có lãi. Song giai đoạn tăng trưởng (T1T2) khi thị trường đã chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp thì thị trường của doanh nghiệp bắt đầu được mở rộng và doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng đạt mức tối đa. Trong kinh doanh mọi doanh nghiệp đều muốn kéo dài giai đoạn này, song điều đó lại phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm. Khi bước sang giai đoạn suy thoái (T3T4) thị trường của doanh nghiệp cần phải thu hẹp lại để giảm bớt các chi phí không cần thiết. Trong giai đoạn này yêu cầu của người tiêu dùng trở nên khắt khe hơn. Do đó doanh nghiệp cần có các biện pháp như: nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến sản phẩm, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ nhằm kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY LG - MECA I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY LG – MECA 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty LG – Meca Electronics Hai Phong Inc là một doanh nghiệp liên doanh giữa bên Việt Nam là công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí (Mecanimex), và bên nước ngoài là LG Electronics Inc (quốc tịch Hàn Quốc). Công ty được Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cấp giấy phép số 1918/GP, ngày 31 tháng 5 năm 1997. Doanh nghiệp liên doanh có tên gọi là: “Công ty trách nhiệm hữu hạn LG - Meca Electronics Hải Phòng”. Tên giao dịch là: “LG - Meca Electronics Hai Phong Inc”. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và có trụ sở chính tại tầng 12 toà nhà văn phòng 44b Lý Thường Kiệt - Hà Nội. Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh tại tầng 14 toà nhà văn phòng SaigonRiverside 2A - 4A Tôn Đức Thắng - Quận 1 - T.p Hồ Chí Minh. Nhà máy của công ty đặt tại xã Đại Bản, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng trên diện tích 30.000m2. Vốn đầu tư của doanh nghiệp liên doanh LG – Meca Electronics Inc là 7.700.000 đô la Mỹ. Vốn pháp định của doanh nghiệp là 2.600.000 đô la Mỹ, trong đó: Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí (Mecanimex) góp 780.000 đô la Mỹ, chiếm 30% vốn pháp định, bằng giá trị quyền sử dụng 30.000 m2 đất tại xã Đại Bản, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng trong 20 năm. Bên phía LG Electronics Inc góp 1.820.000 đô la Mỹ, chiếm 70% vốn pháp định bằng tiền nước ngoài. LG Electronics là công ty thuộc tập đoàn LG, một trong những tập đoàn đứng đầu Hàn Quốc và lớn thứ sáu trên thế giới. Công ty có mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện ở 52 nước, có mối quan hệ hợp tác kinh doanh rộng lớn tại 171 quốc gia. Kể từ khi phát minh ra chiếc Radio đầu tiên của Hàn Quốc năm 1959, Lg Electronics đã tiên phong và dẫn đầu trong lĩnh vực công nghiệp điện tử Hàn Quốc hơn bốn thập kỷ qua. Công ty LG Electronics tập trung phát triển những mặt hàng điện tử được phân làm ba nhóm: máy tính, thiết bị gia dụng, thông tin đa phương tiện. Chiến lược sản phẩm mới của LG Electronics là tập trung vào kĩ thuật số và các thiết bị trình chiếu mang tính đặc trưng nói chung, đây được coi là nhóm sản phẩm chính của công ty. LG Electronics dễ được nhận biết qua công nghệ ưu việt trong truyền hình số (Digital Television) và việc phân loại các nguồn, kênh một cách chính xác nhằm đạt tới sự tăng trưởng và vị trí hàng đầu. Trải qua suốt chặng đường lịch sử của mình, LG Eletronics đang làm nên những bước tiến lớn đẻ thực sự trở thành “Công ty lớn mạnh nhất toàn cầu” ở thế kỷ 21. LG Electronics Địa chỉ: 20, Yoido – dong, Youngdungpo – gu, Seoul 150 – 721, Republic of Korea. Điện thoại: (82 – 2) 3777 - 3180 Fax: (82 – 2) 3777 – 5330 (Seoul). Các hoạt động kinh doanh: Sản xuất lắp ráp, tiếp thị, tiêu thụ và phân phối các sản phẩm điện và điện tử. Tư cách pháp nhân: Công ty được tổ chức và hoạt động theo luật pháp nước Cộng Hoà Hàn Quốc được thành lập vào ngày 18 tháng 2 năm 1959. Vốn đăng ký: 1.200.000.000.000 Uôn Hàn Quốc Mecanimex là công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí trực thuộc Bộ Công Nghiệp Việt Nam. Công ty xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí (Mecanimex) được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1985 theo giấy phép kinh doanh số 1.0.11.012/GP của Bộ Trưởng Bộ cơ khí và luyện kim cũ nay là Bộ Công Nghiệp. Mecanimex là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập trên cơ sở sát nhập hai phòng là phòng xuất nhập khẩu của tổng công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm (Tocotap) và phòng xuất nhập khẩu của công ty xuất nhập khẩu máy (Machinoimport). Khi đó công ty xuất nhập khẩu Mecanimex được coi là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí của Bộ Công Nghiệp. Từ khi thành lập đến nay, công ty trải qua hai giai đoạn phát triển. Giai đoạn thứ nhất là từ 1985 – 1990, công ty chủ yếu hoạt động kinh doanh theo Nghị Định Thư của chính phủ Việt Nam với chính phủ của các nước Xã Hội Chủ Nghĩa khác. Giai đoạn thứ hai là từ 1990 đến nay, sau khi thể chế Liên Xô và Đông Âu sụp đổ làm cho toàn bộ thị trường truyền thống bị phá vỡ trong cùng thời gian đó, nhà nước ban hành chính sách đổi mới buộc các công ty kinh doanh phải thực sự hạch toán công ty phải trải qua một thời kỳ hoàn toàn mới trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty Mecanimex có mối quan hệ hợp tác kinh doanh với nhiều hãng trong nước và quốc tế. Trong đó phải kể đến thoả thuận và hợp tác liên doanh giữa Mecanimex và LG Electronics của Hàn Quốc. Công Ty Xuất Nhập Khẩu Sản Phẩm Cơ Khí Việt Nam (Mecanimex) Địa chỉ: 35 – 37 Tràng Thi, Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: (84 - ) 8257459 Fax: (84 – 4) 8263904 Các hoạt động kinh doanh: Xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí, luyện kim, khoáng sản, kim loại, nguyên vật liệu, thiết bị để sản xuất hàng dân dụng và hàng tiêu dùng. Tư cách pháp nhân: Là một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam được thành lập theo luật pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Vốn đăng ký: 8.474.200.000 Đồng Việt Nam 2. Cơ cấu tổ chức của công ty a) Hội đồng quản trị (HĐQT): (gồm 6 người) Ông Hwan Yong Nho (Quốc tịch Hàn Quốc) Chủ tịch HĐQT Ông Phạm Hoài Sơn (Quốc tịch Việt Nam) Phó chủ tịch HĐQT Ông Tae Kil Kang Uỷ viên Ông Nak Kil Sung Uỷ viên Ông Chun Ki Kim Uỷ viên Ông Hoàng Ngọc Đính Uỷ viên Là cơ chế quản lý cao nhất của công ty, quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý của công ty. Hội đồng quản trị họp mỗi năm hai lần, trong đó lần đầu năm để vạch ra trương trình hoạt động cho công ty trong năm và lần thứ hai đánh giá tình hình hoạt động trong năm. b) Ban giám đốc và kế toán trưởng Ban giám đốc: Ông Nak Kil Sung Tổng giám đốc Ông Nguyễn Trọng Bình Phó tổng giám đốc Tổng giám đốc do hội đồng quản trị đề ra, điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị. Tổng giám đốc có quyền lãnh đạo, tổ chức và thực hiện quản lý công ty bao gồm việc quản lý và giám sát các hoạt động hàng ngày của công ty. Tổng giám đốc có quyền thực thi các quyền và quyền hạn sau: + Đại diện công ty trong các giao dịch của công ty. + Trong giới hạn được Hội Đồng Quản Trị quyết định, Tổng Giám Đốc chịu trách nhiệm trong các quan hệ đối ngoại, ký kết các hợp đồng kinh tế và thay mặt công ty tiến hành các hoạt động khác. + Bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ, nhân viên trong công ty sau khi đã tham khảo ý kiến của phó tổng giám đốc. + Soạn thảo, dưa ra các quy chế, nội quy để điều hành và quản lý công ty. Phân công lao động, trách nhiệm và chức năng của các nhân viên trong công ty. + Xây dựng và thực hiện các ngân sách chi tiêu, bao gồm việc lập kế hoạch mua sắm máy móc, thiết bị và các tài sản khác của công ty. + Quy định giá bán sản phẩm với sự cố vấn của các giám đốc, kế toán trưởng và trưởng phòng. Phó tổng giám đốc cùng chịu trách nhiệm điều hành công ty. Dưới quyền tổng giám đốc và phó tổng giám đốc có các giám đốc bộ phận ở chi nhánh Hồ Chí Minh, và ở nhà máy tại Hải Phòng. * Kế toán trưởng: Ông Chun Ki Kim. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm cân đối tài chính, đảm bảo an toàn vốn cho sản xuất kinh doanh, tham mưu cho tổng giám đốc về hoạt động tài chính, theo dõi hạch toán chi phí sản xuất, định giá thành sản phẩm và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. c) Các giám đốc + Giám đốc nhà máy (Production Manager): Chịu trách nhiệm về mặt kĩ thuật và điều hành sản xuất. Giám đốc nhà máy phụ trách quản lý các phòng, ban chức năng và phân xưởng sản xuất. + Giám đốc bán hàng (Sale Manager): Chịu trách nhiệm chính trong việc lập kế hoạch, bán hàng, thiết kế và thực hiện chính sách sản phẩm. Giám đốc bán hàng cũng chịu trách nhiệm xây dựng, điều phối mạng lưới phân phối sản phẩm và đề xuất kế hoạch sản xuất từng loại hàng. d) Các phòng, ban: trưởng phòng(Manager) có 16 người và có 16 phó phòng (Assistant Manager). * Phòng hành chính (Administration): Trần Kim Anh (trưởng phòng) Chịu trách nhiệm quản lý về nhân sự, hành chính của công ty, tổ chức đào tạo, tuyển dụng lao động. Trưởng phòng hành chính có chức năng hành chính quản trị, trợ giúp ban giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. * Phòng kế toán (Accouting): Trần Minh Tuân (trưởng phòng) Chịu trách nhiệm quản lý về tài chính, bảo đảm an toàn vốn cho sản xuất kinh doanh. Thực hiện các quan hệ với các ngân hàng, các nhà cung cấp, các khách hàng. * Phòng bán hàng (Sale Admin): Nguyễn Tuấn Bình (trưởng phòng) Quản lý hàng tồn, hàng xuất, thực hiện công tác bán hàng, tổ chức điều phối hàng hoá, xây dựng các chiến lược mặt hàng. Ngoài ra phòng bán hàng còn phải đáp ứng đầy đủ mọi thông tin về sản phẩm khi khách hàng có nhu cầu. * Phòng bán hàng đặc biệt (Special Sale): Trần Trung Kiên (trưởng phòng) Thực hiện các thủ tục bán hàng, giao hàng cho các dự án, thực hiện các công tác bán hàng. Xây dựng các chiến lược mặt hàng, duy trì các mối quan hệ thường xuyên với các đại lý. * Phòng Marketing (Marketing Dept): Nguyễn Xuân Châu (trưởng phòng) Thực hiện công tác quảng cáo sản phẩm, tổ chức nghiên cứu mẫu mã, thiết kế kiểu dáng, bao gói và trang trí bao bì sản phẩm. Tổ chức nghiên cứu chién lược khuyến mại, quảng cáo, khuyếch trương nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng tiêu dùng các sản phẩm của công ty. Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh là văn phòng đại diện của công ty, quản lý chủ yếu khu vực phía Nam. Chi nhánh gồm có các phòng bán hàng, phòng điều phối bán hàng và phòng kế toán. 3. Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của công ty Công ty LG – Meca là một doanh nghiệp liên doanh được cấp giấy phép thành lập và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình theo đúng giấy phép kinh doanh. + Công ty sản xuất lắp ráp điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt mang nhãn hiệu LG. + Nỗ lực xuất khẩu các sản phẩm trên khả năng cạnh tranh về giá và chất lượng của các sản phẩm ra thị trường nước ngoài. + Sửa chữa, bảo hành và bảo dưỡng các sản phẩm trên toàn lãnh thổ Việt Nam (kể cả các sản phẩm nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước). + Nhập khẩu các nguyên liệu thô và các nguyên liệu phụ trợ, các phụ tùng thay thế, các thiết bị, máy móc, khuôn mẫu và các thiết bị khác để sử dụng cho việc sản xuất các sản phẩm, để thực hiện và hoạt động dự án. 4. Kết quả sản xuất và kinh doanh của công ty Nhìn vào bảng dưới đây ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty LG - Meca qua các năm như sau: - Tổng doanh số bán năm 2000 đạt 181.636.062.000 VND, năm 2001 là 308.569.519.983 VND tăng 69,8% so với năm 2000, năm 2002 là 504.671.620.600 VND tăng 63,6% so với năm 2001. - Lợi nhuận thuần năm 2000 đạt 4.768.426.000 VND chiếm 2,87% so với tổng chi phí. Năm 2001 là 4.552.990.554 VND chiếm 1,6% tổng chi phí. Năm 2002 lợi nhuận thuần đạt 6.766.913.122 VND chiếm 1,5% tổng chi phí. Như vậy, mặc dù doanh thu bán hàng và lợi nhuận thuần của công ty tăng qua các năm nhưng tỷ lệ lợi nhuận so với tổng chi phí của từng năm lại giảm. Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh (2000 - 2002) Đơn vị tính: VNĐ Số TT Chỉ tiêu Năm 2000 (1000VNĐ) Năm 2001 Năm 2002 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Doanh thu Các khoản giảm trừ Chi phí Lãi(lỗ) hoạt động kinh doanh Lãi(lỗ) hoạt động tài chính Lợi nhuận bất thường Tổng lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế Lãi năm trước Lợi nhuận thuần 181.636.062 14.827.037 165.889.009 920.016 -5.539.858 10.512.697 5.892.855 390.411 5.502.444 -734.018 4.768.426 308.569.519.983 26.360.641.478 285.129.913.800 -2.931.035.370 -10.218.299.149 13.796.377.154 647.042.634 862.478.080 -215.435.446 4.768.426.000 4.552.990.554 504.671.620.600 42.625.741.530 445.979.667.217 16.066.211.853 -13.140.031.475 5.745.753.926 8.671.934.304 1.689.585.736 6.982.348.568 -215.435.446 6.766.913.122 Nguồn: Phòng kế toán công ty LG - Meca Chỉ sau 5 năm hoạt động, công ty LG – Meca đã đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản tiền rất lớn. Đồng thời các bên cũng được hưởng lợi từ dự án của công ty. Bảng 2: Giá trị đóng góp cho nhà nước và xã hội Đơn vị tính: USD Thuế nhập khẩu 38.977.000 Thuế tiêu thụ đặc biệt 38.636.000 Thuế lợi tức 900.000 Thuế chuyển lợi nhuận 350.000 Tiền thuê đất 780.000 Tổng cộng 79.643.000 Bên Việt Nam 1.482.000 Bên nước ngoài 4.624.000 Nguồn: Phòng kế toán công ty LG - Meca Nộp ngân sách của công ty là khoảng 80 triệu đôla Dự án này tạo công ăn việc làm và nâng cao trình độ kỹ thuật cho gần 200 lao động và các nhân viên của LG – Meca. Trong tương lai, khi dự án phát triển mở rộng tới các mặt hàng khác như máy hút bụi, lò vi sóng… dự án có thể sử dụng tới 300 lao động. Dự án còn đưa công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, nâng cao tay nghề cũng như kinh nghiệm tiếp thị và bán hàng vào Việt sNam. Với công nghệ hiện đại trong sản xuất điều hoà và tủ lạnh sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tuyệt hảo. Với giá cả hợp lý và dịch vụ tôt sẽ làm cho khách hàng Việt Nam hài lòng với sản phẩm của LG. Cùng với kế hoạch nội địa hoá sản phẩm, một số nhà máy của Việt Nam cùng tham gia sản xuất một số linh kiện, phụ tùng của điều hoà, tủ lạnh và máy giặt. Điều này không chỉ tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động mà còn tiết kiệm ngoại tệ cho nền kinh tế của đất nước. II. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY LG - MECA THỜI GIAN QUA Đây là hoạt động chính, chủ yếu của công ty. Công ty LG – Meca là một doanh nghiệp liên doanh sản xuất kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là rất quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại, nó quyết định đến lợi nhuận của công ty. 1. Tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa Bảng 3: Bảng số liệu bán hàng nội địa của công ty LG - Meca (2000 – 2002) Đơn vị tính: 1000VNĐ Năm Điều Hoà Tủ Lạnh Máy Giặt Số lượng (chiếc) Thành tiền Số lượng (chiếc) Thành tiền Số lượng (chiếc) Thành tiền 2000 11.868 93.587.578 7.231 21.985.293 15.673 58.620.665 2001 21.312 159.022.657 24.053 69.261.957 19.906 72.949.971 2002 31.623 254.321.971 42.815 118.241.845 35.873 117.492.155 Nguồn: Phòng kế toán công ty LG - Meca Qua bảng số liệu bán hàng ta có thể thấy tình hình thực hiện bán hàng trên thị trường Việt Nam ngày càng tốt hơn. Doanh thu bán hàng nội địa của công ty không ngừng tăng qua các năm. Năm 2001 doanh thu tăng 127.041.049.000 VNĐ, bằng 172,93% so với năm 2000. Năm 2002 doanh thu tăng 188.821.386.000 VNĐ, bằng 162,68% so với năm 2001, và tăng 315.862.435.000 VNĐ tương đương 281.33% so với năm 2000. Mặt hàng điều hoà chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu. Đây là mặt hàng chủ đạo dẫn đến tốc độ tăng của doanh thu. Cụ thể là năm 2000 đạt 93.587.578.000 VNĐ chiếm tỷ trọng 53,73%. Năm 2001 đạt 159.022.657.000 VNĐ chiếm tỷ trọng 52,79%. Năm 2002 đạt 254.321.971.000 VNĐ chiếm tỷ trọng 51,9%. Điều này chứng tỏ công ty đã cố gắng duy trì tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm điều hoà ổn định trong cơ cấu hàng bán qua các năm, với doanh thu bán mặt hàng này luôn chiếm khoảng 53% tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng của công ty. Cùng với sự tăng mạnh doanh thu của mặt hàng điều hoà thì mặt hàng tủ lạnh và máy giặt đã có sự điều chỉnh. Năm 2000, doanh thu bán tủ lạnh là 21.985.293.000 VNĐ chiếm tỷ trọng 12,62%, còn đối với mặt hàng là máy giặt thì doanh thu là 58.620.665.000 VNĐ chiếm tỷ trọng 33,65%. Nhưng trong các năm tiếp theo tỷ trọng của hai mặt hàng này trong tổng doanh thu luôn được duy trì ở mức 22% - 23% đối với tủ lạnh và 23% đối với máy giặt. a) Tiêu thụ sản phẩm theo khu vực Để tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả căn cứ bằng sản phẩm bán ra. Công ty LG - Meca đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình trên toàn quốc thông qua các chi nhánh. Văn phòng công ty, chi nhánh Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn được phân ra làm 3 khu vực: Bắc - Trung - Nam. Biểu đồ thị trường bán hàng của LG - Meca Đơn vị tính: 1000 chiếc Từ bảng trên ta thấy thị trường Miền Nam là thị trường tiêu thụ đồ điện gia dụng lớn nhất trong toàn quốc chiếm khoảng 47,7% trong 3 miền. Sở dĩ thị trường Miền Nam tiêu thụ được nhiều nhất vì dân cư đã có thói quen sử dụng đồ điện tử, điện gia dụng (trước năm 1975) và mức thu nhập đầu người tương đối cao 300 - 600 USD /người 1 năm so với 200 - 400 USD / người 1 năm ở Miền Bắc. Đây là thị trường tiềm năng, đông dân cư, có mức tiêu thụ lớn nên có nhiều công ty kinh doanh điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh và máy giặt. Nhưng nhờ vào các hoạt động mà công ty tiến hành đã tăng khả năng tiêu thụ như: chính sách quảng cáo, khuyến mại, giữ ổn định giá, giá thành hạ thấp hơn các hãng khác khoảng 50.000 - 100.000đ/chiếc. Do đó thị phần của công ty vẫn đạt khoảng 30% tại thị trường cạnh tranh khốc liệt nhất này. Thị trường phía Bắc, đây là khu vực mới phát triển trong lĩnh vực điện gia dụng nhưng sản lượng bán ra trong khu vực này đã phát triển một cách đáng kể chiếm 33,7% thị trường cả nước. Đây là kết quả đáng ghi nhận so với năm 1999. Phải chăng có sự chỉ đạo trực tiếp của văn phòng công ty đặt tại Hà nội từ đó có thể đánh giá nhìn nhận một cách kịp thời chính xác, đưa ra các chính sách phát triển thị trường hợp lý làm tăng đáng kể sản lượng bán ra. Thị trường miền Trung là thị trường tuy đông dân cư nhưng thu nhập còn thấp do đó khả năng tiêu thụ chỉ đạt 18,6 % trong toàn quốc. Mặc dù vậy đây là thị trường tiềm năng, có nhu cầu sử dụng nhiều đồ điện gia dụng đặc biệt là điều hoà nhiệt độ và tủ lạnh. Sở dĩ đạt được kết quả trên là do công ty đã xây dựng cơ sở hạ tầng, kho chứa và có các biện pháp khuyến khích bán hàng để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hơn nữa. LG - Meca chiếm 30% thị phần ( thị trường Miền Bắc chiếm 48%) và mục tiêu là 40% thị phần trong cả nước. Công ty cũng đã và đang mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài đặc biệt là thị trường tiềm năng như Lào, Campuchia... b) Tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng kinh doanh Để mở rộng thị trường kinh doanh theo nhu cầu và đối tượng của khách hàng và cũng là để đảm bảo cạnh tranh với các đối thủ. Công ty đã cho bán ra thị trường các loại điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh và máy giặt. Đối với tủ lạnh thì có loại 150 lít, 160 lít, 180 lít loại một cửa, loại hai cửa. Đối với máy giặt có loại 4kg, 5kg, 5,5kg, 6kg loại lồng đứng, loại lồng ngang. Nhờ các chính sách và biện pháp kinh doanh thích đáng. Sản lượng bán ra của công ty năm 2000 và năm 2001 đã đạt được như sau: Bảng 4: Sản lượng xuất bán theo loại hàng năm 2000 - 2001 Đơn vị tính: 1000 VND Năm 2000 Năm 2001 Tên hàng Phân loại Số lượng (chiếc) Thành tiền Số lượng (chiếc) Thành tiền Điều hoà 11.868 93.587.578 21.312 159.022.657 Tủ lạnh 160 lít 3.031 9.456.318 9.894 23.258.384 180 lít 4.200 12.528.975 14.159 46.002.573 Máy giặt 4,5 kg 3.213 8.265.146 4.613 10.094.762 5 kg 6.042 21.434.347 7.511 29.574.524 6 kg 6.478 27.921.172 7.782 33.280.685 Nguồn: Ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty LG - Meca.doc
Tài liệu liên quan