Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Doanh nghiệp nhà nước tại cục thuế tỉnh Nam Định

Để quản lý được các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ của đối tượng nộp thuế, cán bộ thuế phảI nắm vững các nội dung các khoản chi phí được trừ theo quy định của luật thuế TNDN đồng thời cán bộ thuế phải nắm vững các quy định khác về chi phí sản xuất kinh doanh trong các văn bản pháp quy, nhất là chế độ kế toán hiện hành để có thể nắm vững tình hình hoạt đông của doanh nghiệp. Để khi tiến hành quyết toán thuế taic cơ sở, cán bộ thuế sẽ căn cứ, đối chiếu với các quy định đó để bóc tách từng khoản chi phí từ đó mà phát hiện ra các khoản chi phí không phù hợp, không hợp lệ mà đơn vị đã kê khai nhằm làm giảm số thuế phải nộp.

Theo luật thuế TNDN hiện hành thì: chi phí được coi là hợp lý, hợp lệ, được trừ là những chi phí có liên quan đến xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ, là khoản chi phí phải thực sự đã chi ra, phải có chứng từ và mức chi hợp lý.

Công tác kiểm tra quyết toán thuế năm 2003 tại các đơn vị đã phát hiện ra nhiều khoản chi phí có thể coi là hợp lệ về mặt tính chất nhưng lại không hề hợp lý về mức chi. Cố tình trích sai hoặc khai tăng các khoản chi phí hợp lý cũng là một cách mà các đơn vị sử dụng để trốn thuế.

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Doanh nghiệp nhà nước tại cục thuế tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o quyết toán năm, số dư trên tài khoản kế toán để xem có phù hợp, ăn khớp với nhau không. Từ đó sẽ phát hiện những khoản hạch toán sai, bỏ sót, nhưngx khoản để ngoài doanh thu… Bảng 5: số liệu thanh tra, kiểm tra doanh thu tính thuế năm 2003 tại 10 đơn vị (đơn vị 1000đ): Tính chất Số đơnvị % Số liệu báo cáo Số kiểm tra lai Chênh lệch Doanh thu khai đúng 5 50% 46.430.514 46.430.514 0 Doanh thu khai thừa 1 10% 16.743.256 16.258.382 - 484.874 Doanh thu khai thiếu 4 40% 28.834.740 30.484.765 1.650.025 Trong tổng số doanh thu khai thiếu của 4 đơn vị là 1.650.025 (1000đ), doanh thu khai thừa của một đơn vị là 484.874 (1000đ), như vậy qua công tác kiểm tra đã phát hiện và bổ xung vào doanh thu tính thuế là 1.165.151 (1000đ). Đây là một vấn đề chứng tỏ ý thức của đối tượng nộp thuế vẫn chưa cao và công tác quản lý thu cũng chưa thật hiệu quả. Ta thấy mới có 50% số đơn vị được thanh tra, kiểm tra là khai đúng doanh thu để tính nộp thuế, còn lại là 40% doanh nghiệp đã kê khai thiếu doanh thu. Những đơn vị có doanh thu thực tế nhỏ hơn hoặc lớn hơn doanh thu kê khai chủ yếu xuất phát từ một số nguyên nhân thường gặp là: hạch toán trùng, hoá đơn đã báo huỷ vẫn kê khai, bỏ sót doanh thu, do đó đã làm giảm doanh thu và thu nhập chịu thuế của năm 2003, vi dụ: + Công ty chế biến kinh doanh than Hà Nam Ninh khai thiếu doanh thu là 708996987 đồng. + Xí nghiệp may Nam Hải là 1.090.581.799 đồng +Nhà máy đóng tầu Nam Hà 528.766.989 đồng. Đi vào tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề, có thể nhận thấy việc đơn vị hạch toán sai doanh thu trong kỳ để làm giảm thu nhập chịu thuế trong năm, phân bổ một phần số thuế phải nộp cho năm kế tiếp, thực chất là một cách nhằm trì hoãn việc nộp thuế, giảm bớt căng thẳng về vốn cho đơn vị, cán bộ thuế cần sớm tìm ra biện pháp để khắc phục nó. + Treo tài khoản công nợ. Treo tài khoản công nợ là việc hàng bán đã chấp nhận thanh toán nhưng đơn vị vẫn treo ở tài khoản công nợ 131 chưa ghi vào tài khoản doanh thu bán hàng 511. Hiện tượng trên có thể do các cán bộ kế toán của đơn vị có trình độ hạn chế dẫn đến áp dụng sai chế độ kế toán hiện hành, do cố tình áp dụng sai để trốn thuế. Muốn loại bỏ hiện tượng này, cách tốt nhất là phải xử phạt nghiêm minh các đơn vị cố tình làm sai và tiếp tục hoàn thiện pháp luật thuế TNDN để đối tượng nộp thuế không thể tìm ra kẽ hở có thể giúp họ có thể lẩn tránh trách nhiệm của mình. + áp dụng sai tỷ giá quy đổi. Trong trương hợp những cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có doanh thu bằng ngoại tệ thì theo luật thuế TNDN quy định: phải có sự quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch binh quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu ngoại tệ. Tuy nhiên trên thực tế một số đơn vị áp dụng sai tỷ giá quy đổi để làm giảm doanh thu theo hướng có lợi cho đơn vị. ví dụ: qua kiểm tra báo cáo quyết toán thuế năm 2003 của công ty Dệt Nam Định, đã phát hiện công ty áp dụng sai tỷ giá quy đổi với khoản thu bằng ngoại tệ đã làm cho doanh thu báo cáo giảm so với thực tế là 24 triệu đồng. Tóm lại các trường hợp hạch toán sai doanh thu tính thu nhập chịu thuế có thể bắt nguồn từ hai nguyên nhân chủ yếu: do đơn vị chưa nắm vững chế độ hạch toán kế toán hiện hành hoặc do đơn vị cố tình làm sai quy định để trốn thuế. Yêu cầu này đặt ra đối với cán bộ thuế là cần tìm rõ nguyên nhân sai phạm của đơn vị. Đối với những đơn vị chưa nắm vững những chính sách, chế độ cán bộ thuế sẽ tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhắc nhở doanh nghiệp, đối với những doanh nghiệp vi phạm do cố ý cần có hình thức sử phạt nghiêm minh để lần sau không tái phạm và làm gương cho đơn vị khác. - Kê khai thiếu doanh thu. Trong đời sông kinh tế chính trị hiện nay, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp thường hoạt động hết sức đa dạng kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau nên cũng có nhiều hình thức thu nhập khác nhau. Vì vậy việc kê khai doanh thu đối với những trường hợp này rất khó chính xác và việc kiểm soát thu nhập của các doanh nghiệp này rất khó, thế nên khi kê khai doanh thu tính thuế thu TNDN có rất nhiều doanh nghiệp lại bỏ qua hoặc không kê khai những khoản đó. Ví dụ: Cảng Nam Định không kê khai doanh thu dịch vụ bốc xếp là 50 triệu đồng, Xí nghiệp may Vị Hoàng không kê khai khoản thu từ việc cho thuê máy móc là 64 triệu đồng. Ngoài ra, một số đơn vị không kê khai doanh thu tiêu thụ nội bộ như: công ty Dệt Nam Định, công ty May Nam Định... Theo quy định của luật thuế TNDN, đơn vị có trách nhiệm kê khai doanh thu tính thu nhập chịu thuế đối với các sản phẩm dùng để trao đổi biếu tặng. Mặc dù vậy, một số doanh nghiệp vẫn cố tình không biết để không kê khai doanh thu các sản phẩm hàng hoá cho mục đích này như công ty May Nam Định có giá trị hàng đổi hàng là 84 triệu đồng không đưa vào doanh thu. Đối với các trường hợp kể trên, để quản lý chặt chẽ các khoản doanh thu tính thuế của các doanh nghiệp, yêu cầu đặt ra cho các cán bộ thuế là phải theo dõi sát sao, nắm bắt kịp thời tình hình kinh doanh và tất cả các hoạt động khác của đơn vị mà mình quản lý. Trong điều kiện hiện nay, do bỏ chế độ chuyển quản, cán bộ thuế không có nhiều dịp để trực tiếp xuống cơ sở như trước nữa, do đó đòi hỏi cán bộ thuế phải linh hoạt, thu nhận thông tin về hoạt động của doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt đối với các đối tượng nộp thuế có nhiêu chi nhánh nằm ở nhiều địa bàn khác nhau thì cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan thuế ở các địa phương để đảm bảo hiệu quả cho công tác quản lý doanh thu tính thuế. - Bỏ sót hoá đơn dẫn đến giảm doanh thu. Trong quá trình kiểm tra báo cáo quyết toán thuế tại các đơn vị, hiện tượng bỏ sót nhiều hoá đơn không kê khai là một hiện tượng khá phổ biến dẫn đến giảm doanh thu tính thu nhập chịu thuế của đơn vị mà những hàng hoá bị bỏ sót hoá đơn thường là những hàng hoá có giá trị lớn như: công ty khách sạn Giao Tế bỏ sót hoá đơn đa kê khai thiếu doanh thu năm 2003 là 87 triệu đồng… Hiện tượng trên có thể do công tác quản lý hoá đơn, sổ sách kế toán của đơn vị chưa tốt, hoặc cũng có thể do đơn vị cố ý bỏ sót một số hoá đơn không kê khai nhất là những hoá đơn có số tiền nhỏ nhưng số lượng hoá đơn nhiều đã làm giảm doanh thu nhưng lại đổ lỗi cho công tác hạch toán kế toán còn hạn chế. Khi xuống kiểm tra quyết toán thuế tại đơn vị, cán bộ thuế phải kiểm tra một cách kỹ lưỡng để phát hiện ra chỗ sai và tìm ra nguyên nhân sai. Tóm lại, những nguyên nhân chính dẫn đến doanh thu tính thuế thu nhập chịu thuế kê khai nhỏ hơn doanh thu thực tế là: + Đối tượng nộp thuế chưa có ý thức tự giác cao trong việc chấp hành luật thuế TNDN, cố tình cung cấp số liệu không chính xác cho cơ quan thuế nhằm trốn thuế. + Đối tượng nộp thuế chưa thực hiện tốt các quy định về chế độ kế toán hiện hành, dẫn đến hạch toán sai doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ. + Do kê khai thiếu doanh thu từ một số hoạt động, một số nguồn thu nhập khác. + Đối tượng nộp thuế quản lý sử dụng hoá đơn, chứng từ chưa tốt dẫn đến hiện tượng bỏ sót hoá khi kê khai làm giảm doanh thu. Đối với tất cả các trường hợp trên, yêu cầu đặt ra đối với các cán bộ thuế khi xuống kiểm tra quyết toán thuế tại đơn vị là phải nắm vững nghiệp vụ để có thể phát hiện ra sai phạm và sai phạm đó do nguyên nhân nào…để từ đó còn có biện pháp phù hợp để tăng cường quản lý doanh thu tính thuế. Tuy nhiên quản lý doanh thu tính thuế chỉ là một phần của công tác quản lý thu thuế TNDN. Một phần quan trọng nữa của công tác quản lý thu thuế TNDN chính là quản lý các khoản chi phí hợp lý. 2.3.3 Quản lý chi phí hợp lý. Chi phí hợp lý là một trong các yếu tố để xác định thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp. Trong điều kiện doanh thu giống nhau nếu chi phí tăng thì thu nhập chịu thuế sẽ giảm và ngược lại. Do vậy, xây dựng định mức chi phí hợp lý là điều kiện quan trong để doanh nghiệp hạch toán kinh doanh có hiệu quả và là cơ sở để quản lý thuế của cơ quan thuế. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp luôn cạnh tranh nhau bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng về mẫu mã đặc biệt là giảm giá bán. Vì vậy muốn có lãi thì doanh nghiệp không còn sự lựa chon nào khác là hạ chi phí sản xuất xuống mức thấp nhất có thể. Nhưng ngược lại khi kê khai tính thuế TNDN rất nhiều đơn vị tìm đủ mọi cách để khai tăng chi phí hợp lý hợp lệ để được trừ lớn, làm giảm số thuê TNDN phải nộp. Qua kiểm tra quyết toán thuế năm 2003 của phòng QLDN số1 ta thấy: Bảng 6: tổng hợp công tác kiểm tra chi phí hợp lý ở 10 đơn vị. (đơn vị 1000đ) Tính chât Số đơn vị % Số liệu BC Số kiểm tra lai Chênh lệch Chi phí khai đúng 2 20% 20.832.946 20.832.946 0 Chi phí khai giảm 3 30% 20.648.750 23.435.694 2.786.944 Chi phí khai tăng 5 50% 43.692.843 41.432.586 2.266.257 Trong tổng số 10 đơn vị được kiểm tra, số đơn vị kê khai đúng chiếm tỷ lệ 20%, số còn lại đều kê khai chưa đúng( khai tăng hoặc giảm chi phí hợp lý). Những đơn vị có chi phí thực tế lớn hơn chi phí kê khai chủ yếu từ một số nguyên nhân thường gặp như: đơn vị kê khai giảm doanh thu do đó chi phí cũng giảm tương ứng, hạch toán giảm một số khoản mục chi phí, làm giảm thu nhập tính thuế TNDN. Tuy nhiên vấn đề mà chúng ta cần quan tâm trong công tác quản lý chi phí là hiện tượng các đơn vị khai tăng chi phí so với thực tế dẫn đến làm giảm số thuê TNDN phải nộp. Sau đây là một số đơn vị khai tăng chi phí điển hình. Bảng 7: một số đơn vị khai tăng chi phí điểm hình năm 2003 STT Tên đơn vị Số chênh lệch khai tăng 1 Công ty dệt Nam Định 1.284.763.817 2 Công ty quản lý đường sắt Hà Ninh 1.192.642.750 3 Công ty cơ khí dệt may Nam Định 1.152.741.894 4 Xí nghiệp may Vị Hoàng 1.238.647.139 5 Công ty khách sạn Giao Tế 989.434.470 Dưới đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu một số vi phạm cụ thể của đối tượng nộp thuế trong việc kê khai sai chi phí. 2.3.3.1 Các trường hợp chi phí hợp lệ chi sai định mức. Để quản lý được các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ của đối tượng nộp thuế, cán bộ thuế phảI nắm vững các nội dung các khoản chi phí được trừ theo quy định của luật thuế TNDN đồng thời cán bộ thuế phải nắm vững các quy định khác về chi phí sản xuất kinh doanh trong các văn bản pháp quy, nhất là chế độ kế toán hiện hành để có thể nắm vững tình hình hoạt đông của doanh nghiệp. Để khi tiến hành quyết toán thuế taic cơ sở, cán bộ thuế sẽ căn cứ, đối chiếu với các quy định đó để bóc tách từng khoản chi phí từ đó mà phát hiện ra các khoản chi phí không phù hợp, không hợp lệ mà đơn vị đã kê khai nhằm làm giảm số thuế phải nộp. Theo luật thuế TNDN hiện hành thì: chi phí được coi là hợp lý, hợp lệ, được trừ là những chi phí có liên quan đến xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ, là khoản chi phí phải thực sự đã chi ra, phải có chứng từ và mức chi hợp lý. Công tác kiểm tra quyết toán thuế năm 2003 tại các đơn vị đã phát hiện ra nhiều khoản chi phí có thể coi là hợp lệ về mặt tính chất nhưng lại không hề hợp lý về mức chi. Cố tình trích sai hoặc khai tăng các khoản chi phí hợp lý cũng là một cách mà các đơn vị sử dụng để trốn thuế. * Về khấu hao tài sản cố định(TSCĐ) Hiện nay, phương pháp trích khấu hao TSCĐ đã được áp dụng thống nhất đối với các doanh nghiệp theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003 Bộ tài chính. Trong đó có quy định: các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đăng ký mức trích khấu hao với cơ quan thuế và không được tuỳ tiện thay đổi: đối với các TSCĐ đã khấu hao hết hoặc ngừng sản xuất thì phảI ngừng trích khấu hao ngay; chi phí nâng cấp TSCĐ chỉ được hạch toán vào nguyên giá của TSCĐ đó chứ không được đưa vào chi phí hợp lý trong kỳ… tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đã xây dựng mức khấu hao không hợp lý, thời gian khấu hao quá nhiều hoặc quá ít, nhiều doanh nghiệp TSCĐ chưa đưa vào sử dụng đã trích khấu hao, ví dụ: công ty cơ khí Dệt may Nam Định xây dựng mức trích khấu hao là 454 triệu đồng nhưng mức trích khấu hao thực tế là 500 triệu như vậy là tăng 46 triệu đồng, công ty Điên Lực Nam Định trích khấu hao vượt mức là 120 triệu đồng, công ty Dệt may Sơn Nam trích khấu hao vượt định mức là 84 triệu đồng do có một TSCĐ đã hết thời gian hoạt động nhưng vẫn còn trích khấu hao cho TSCĐ đó,… * Về chi phí nguyên vật liệu: Có thể nói chi phí nguyên vật liệu là khoản chiếm hơn nửa trong tổng số chi phí hợp lý trong những khoản này lại bao gồm rất nhiều khoản mục nhỏ khác nên rất khó theo dõi kiểm tra. Chi phí nguyên vật liệu được xây dựng trên mức tiêu hao vật tư hợp lý và giá vật tư thực tế xuất kho. Cho nên nhiều doanh nghiệp đã xây dựng mức tiêu hao vật tư không hợp lý như công ty cổ phần Vải Sợi may mặc chi phí nguyên vật liệu thực tế cao hơn chi phí theo kế hoạch là 450 triệu đồng, công ty cổ phân đệt may Mỹ Nghệ đã hạch toán toàn bộ sản phẩm dở dang vào chi phí nguyên vật liệu là 132 triệu đồng làm tăng chi phí. * Về tiền lương, tiền công, trích BHXH: Nguyên tắc chung khi xác định tiền lương tính trong chi phí hợp lý là phải dựa vào đơn giá tiền lương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tương ứng với mức độ hoàn thành chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao đông. Trên thực tế nhiều đơn vị đã xây dựng đơn giá tiền lương cho người lao động chưa hợp lý do xác định ngày công lao động không chính xác thường cao hơn thực tế, số lượng lao động mập mờ để làm tăng quỹ lương. Nhiều doanh nghiệp đã tính vào lương những khoản không được khấu trừ để làm tăng chi phí hợp lý như: công ty May Nam Định đã chi lương thực tế quá 95 triệu, công ty May Nam Định hoạt động thua lỗ nhưng vẫn chi trả tiền lương cao hơn mức thực tế cho phép 45 triệu đồng. Về chi phí tiền ăn giữa ca, theo quy định khoản này do giám đốc cơ sở kinh doanh quyết định cho phù hợp với hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước. Nhìn chung các đơn vị ít khi phạm lỗi này. Về BHXH theo chế độ hiện nay, tỷ lệ trích BHXH là 20% trên tổng quỹ lương cơ bản trong đó 15% do đơn vị nộp và được trừ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, 5% còn lại do người lao động nộp và được trừ vào thu nhập. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều doanh nghiệp theo dõi không đúng về cấp bậc lương của người lao động nên đơn vị đã trích sai như công ty cổ phần Vải Sợi May Mặc năm 2003 trích quá BHXH quá 45 triệu đồng, công ty cổ phần may Việt Hà trích quá BHXH là 24 triệu đồng. Về BHYT, tỷ lệ trích hiện nay là 3% trên tổng quy lương cơ bản và khoản phụ cấp trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn trừ vào thu nhập của người lao động. Song vẫn có những đơn vị tính toàn bộ BHYT phải nộp vào chi phí sản xuất kinh doanh. * Về chi phí dịch vụ mua ngoài. Đối với khoản chi này các đơn vị thường vi phạm như chi sửa chữa lớn TSCĐ không đún với thực tế như công ty điên lực Nam Định chi sửa chữa lớn TSCĐ không đúng tính chất là 125 triệu đồng, công ty Dệt Nam Định trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ không đủ cơ sở là 65 triệu đồng. Rồi có đơn vị chi mua sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế giấy phép chuyển giao công nghệ… nhưng không có đủ chứng từ rõ ràng để giải trình về các khoản chi đó. Nhìn chung những khoản chi này ít bị các đơn vị vi phạm nhưng đã vi phạm thì con số sẽ rất lớn cho nên cần quan tâm quản lý chặt chẽ hơn nữa những khoản chi dịch vụ mua ngoài của doanh nghiệp vì nhưng khoản này các doanh nghiệp thương có thể thông đồng với nhau. * Trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán. Trong nền kinh tế thị trường đầy rủi ro và thường xuyên biến động, để hạn chế những rủi roc ho quá trình sản xuất và tuân theo nguyên tắc then trọng trong kế toán, các doanh nghiệp cần thực hiện việc trích lập dự phòng. Thực chất của việc trích lập các khoản dự phòng là đơn vị tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ một khoản để khi có sự biến động về giá cả trên thị trường như giá sản phẩm bị giảm mạnh hoặc khi phát sinh các khoản nợ khó đòi thì tình hình tài chính của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên chỉ khi có dấu hiệu chắc chắn đáng tin cậy về những khả năng sấu trên thì doanh nghiệp mới được trích lập dự phòng. Song có nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng quy định về việc trích lập dự phòng để tăng chi phí như năm nào cũng trích một khoản dự phòng rất lớn nhưng thực tế năm đó giá cả không có sự biến động gì lớn, các khoản nợ đều thu hồi được nhưng đến cuối năm tài chính doanh nghiệp không hoàn trả lại số tiền đã trích lập vào thu nhập khác để tính thu nhập chịu thuế mà vẫn để ở chi phí để được trừ như công ty may Sông Hồng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không hợp lý là 65 triệu đồng. * Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, tiếp tân tiếp khách. Khoản chi phí này các doanh nghiệp thường được trích từ 5% đến 7% trên tổng chi phí, các khoản này đa số các đơn vị không dùng hết nhưng vẫn tính đủ khi kê khai, hoặc các doanh nghiệp đã chi không đúng, không hợp lệ các khoản chi này như xí nghiệp may Vị Hoàng chi quảng cáo tiếp thị sản phẩm quá định mức 20 triệu đồng, công ty chế biến kinh doanh than Hà Nam Ninh chi hoa hang tiêu thụ không đúng 34 triệu đồng. Vì vậy cán bộ thuế khi kiểm tra quyết toán phải chú ý kỹ lưỡng để bóc tách các khoản chi không hợp lệ này ra khỏi chi phí hợp lý và xác định lại thu nhập chịu thuế của các đơn vị vì các khoản chi này hết sức đa dạng và khó nắm bắt. Ngoài ra một số các khoản chi phí khác như chi đồng phục quần áo cho người lao động trong thông tư 128/2003/TT-BTC thì khoản chi này được khống chế là 500.000 đông/ngươi/năm. Nhưng trên thực tế rất nhiều đơn vị tính vào chi phí hợp lý khoản chi này thường vượt mức khống chế của quy định rất nhiều làm giảm thu nhập chịu thuế qua đó doanh nghiệp có thể giảm được số thuê TNDN phải nộp như công ty Dệt Nam Định đã chi đồng phục vượt mức quy định là 15 triệu đồng trong năm 2003, nhà máy đóng tàu Nam Hà chi vượt mức quy định là 23 triệu đồng… Hiện tượng này đòi hỏi luật thuế TNDN cần sớm sửa đổi bổ sung chi tiết hơn về các khoản chi hợp lý của các đơn vị để dễ dàng kiểm soát hơn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp cũng như cho cán bộ thuế. Như vậy qua kiểm tra quyết toán thuế tại các đơn vị cho thấy có rất nhiều khoản chi phí bị đơn vị chi sai định mức cho phép, dẫn đến làm giảm thu nhập chịu thuế trong kỳ. Qua đó đòi hỏi các cán bộ thuế cần phải hết sức chú trọng trong công tác quản lý chi phí hợp lý của các đơn vị. 2.3.3.2 Các trường hợp khác. Bên cạnh các khoản chi phí hợp lý vẫn còn các khoản không được xem là chi phí hợp lý, do đó không được trừ vào thu nhập chịu thuế trong kỳ như: + Các khoản trích trước vào chi phí nhưng mà thực tế không chi hết. + Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp. + Các khoản tiền phạt như vi phạm hợp đồng kinh tế sau khi bù trừ giữa số thu phạt và số bị phạt, nếu còn dư được đưa vào thu nhập chịu thuế ngược lai tính vào thu nhập sau thuế. + Các khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ. + Các khoản chi không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế. + Các khoản chi không hợp lý khác. Nhưng bất chấp các quy định trên, trong thực tế nhiều đối tượng nộp thuế vẫn đưa các khoản chi không hợp lý, hợp lệ vào chi phí hợp lý khi kê khai thuế TNDN, những trường hợp thường gặp là: Do chưa thực hiện tốt về quản lý sử dụng hoá đơn, chứng từ nên một số đơn vị thu chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp lệ nhưng vẫn đưa vào chi phí như: Công ty cổ phần dệt may mỹ nghệ chi hoa hang đại lý không có hoá đơn là 30 triệu đồng, chi nhánh xi măng Bỉm Sơn chi phí không có chứng từ hợp lý là 85 triệu đồng. Trong quá trình hoạt đông của mình, nhiều doanh nghiệp mắc phải những vi phạm dẫn đến phải nộp phạt. Những khoản tiền phạt mà đơn vị phải trả phát sinh dưới nhiều hình thức rất đa dạng như vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ kinh doanh, phạt vay nợ quá hạn, phạt vi phạm chế độ kế toán…Những khoản chi này theo quy định không được đưa vào chi phí hợp lý nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn đưa các khoản này vào chi phí hợp lý khi kê khai như: Công ty dệt lụa Nam Định kê khai 35 triệu đồng bị phạt thuế nhập khẩu vào chi phí hợp lý… Một số đơn vị đưa thẳng tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế vào chi phí hợp lý mà không thực hiện bù trừ với số thu phạt thu như quy định. Theo quy định đơn vị không được phép tính vào chi phí hợp lý các khoản không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội, chi từ thiện và các khoản chi khác không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế. Nhưng trên thực tế nhiều đơn vị không chấp hành tốt quy định này. Ví dụ như Công ty cổ phần vật liệu xây lắp tính vào chi phí hợp lý khoản chi đầu tư XDCB là 15 triệu đồng, xí nghiệp may Vị Hoàng tính khoản lãi vay phục vụ XDCB vào chi phí hợp lý là 32 triệu đồng. Nhiều đơn vị tính cả các khoản chi ủng hộ vào chi phí hợp lý như Công ty khách sạn Giao Tế chi ủng hộ bão lụt 20 triệu đồng tính vào chi phí hợp lý… Bên cạnh các vi phạm thường gặp kể trên, trong quá trình kiểm tra các đơn vị cũng phát hiện ra một số trường hợp kê khai chi phí hợp lý không chính xác xuất phát từ nguyên nhân cá biệt như: do hạch toán trùng, hoặc hạch toán sai thời kỳ.. Tóm lại hiện tượng chi phí hợp lý kê khai kê khai tăng so với chi phí thực tế bắt nguồn từ hai nguyên nhân sau: Thứ nhất, là do đối tượng nộp thuế chủ ý tìm cách kê khai tăng chi phí hợp lý bằng những kiểu hạch toán lòng vòng, sai chế độ quy định, đưa nhiều khoản chi không rõ ràng vào chi phí. Thứ hai, là do đối tượng nộp thuế chưa nắm vững các quy định của luật thuế, không chấp hành tốt các quy định về quản lý sử dụng hoá đơn chứng từ…dẫn đến sai định mức, chi không hợp lệ. Đối với từng nguyên nhân cụ thể cần áp dụng các biện pháp sử lý phù hợp như đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn đối tượng nộp thuế chấp hành đúng quy định của pháp luật, đôn đốc nhắc nhở các đơn vị sửa sai kịp thời, cảnh cáo, xử phạt các đối tượng cố tình vi phạm. Có thể khẳng định quản lý doanh thu và quản lý chi phí hợp lý là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý thu thuế TNDN. Nhưng nếu chỉ làm tốt công tác quản lý doanh thu và chi phí hợp lý thì chúng ta mới làm được một nửa yêu cầu để nâng cao công tác quản lý thu thuế TNDN. Do đó chúng ta cần xem xét đến công tác quản lý thu nộp thuế và công tác thanh tra, kiểm tra báo cáo quyết toán thuế. 2.3.4 Quản lý thu nộp thuế TNDN. Theo quy định của luật thuế TNDN hiện nay có quy định như sau: cơ sở kinh doanh có trách nhiệm tạm nộp thuế TNDN hàng quý đầy đủ, đúng hạn theo thông báo thuế của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế được ghi trong thông báo, chậm nhất không quá ngày cuối quý, nếu đối tượng nộp thuế không nộp đúng hạn, sẽ bị phạt nộp chậm. Kết thúc năm tài chính, khi thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế cơ sở kinh doanh có trách nhiệm tính toán lại số thuê TNDN phải nộp dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh thực tế trong năm. Trong quyết toán thuế phải kê khai rõ ràng đầy đủ các chỉ tiêu. Cơ sở phải nộp số thuế còn thiếu chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày quy định phải nộp quyết toán thuế cho cơ quan thuế. Nếu hết thời hạn trên mà cơ sở kinh doanh vẫn chưa nộp thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế còn thiếu mà còn phải nộp phạt do chậm nộp thuế. Trường hợp số thuế tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì sẽ được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo. Thực trạng quản lý thuế TNDN hiện nay cho thấy, nhìn chung các đối tượng nộp thuế do phòng quản lý tương đối có ý thức trong việc nộp thuế TNDN vào Kho Bạc. Hầu hết các đơn vị đều chấp hành tốt quy định về tạm nộp thuế hàng quý theo thông báo thuế và nộp nôt số thuế còn thiếu vào Kho bạc sau khi có quyết toán thuế năm. Sự liên lạc thông tin giữa Kho Bạc và cơ quan thuế được thực hiện tốt, hàng ngày khi đối tượng nộp tiền thuế vào Kho Bạc, thì Kho Bạc xác nhận vào giấy nộp tiền và chuyển một liên cho cơ quan thuế ngay trong ngày hôm đó. Phòng máy tính của Cục thuế có trách nhiệm nhập ngay số liệu về số thu nộp vào máy và cuối ngày lập nhật ký thu chuyển phòng Quản lý thu. Trên cơ sở đó mà đã phát hiện kịp thời những đối tượng chưa nộp thuế, nộp thiếu để gọi điện đôn đốc nhắc nhở. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tốt thì công tác quản lý thu nộp thuế TNDN tại các DNNN trên địa bàn trong thời gian qua vẫn còn một số vấn đề cần chú ý, như vẫn còn tồn tại hiện tượng một số đơn vị nợ đọng thuế lớn, cụ thể là: Bảng 8: Một số đơn vị nợ đọng thuế TNDN điển hình thuộc quản lý của phòng QLDN số1, 31/12/2003(đơn vị 1000đ) STT Tên đơn vị Số thuế chờ miễn giảm Số thuế còn nợ đọng Tống số 1 Công ty may Sông Hồng 400.000 0 400.000 2 Công ty điện lực Nam Định 0 203.527 203.527 3 Công ty cổ phần bao bì xi măng Bút Sơn 0 150.293 150.293 4 Công ty dệt may Sơn Nam 32.100 74.121 106.221 5 Công ty quản lý đường săt Hà Ninh 0 123.376 123.376 6 Trường xây dựng số 2 0 7.803 7.803 Một số đơn vị thậm chí còn nợ đọng thuế TNDN từ nhiều năm trước, như tháng 9/2003 đoàn kiểm tra của phòng QLDN số1 tiến hành kiểm tra báo cáo quyết toán thuế của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doca17.Doc
Tài liệu liên quan