Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại tỉnh Lào Cai

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO CỦA “NGHỊ QUYẾT 30a/2008/NQ-CP” 4

1.1. Khái niệm vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư 4

1.1.1. Khái niệm vốn đầu tư 4

1.1.2. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn 6

1.1.3. Nguồn vốn đầu tư và các chính sách chủ yếu của NQ 30a 7

1.1.3.1. Nguồn vốn đầu tư của NQ 30a 7

1.1.3.2.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất 7

1.1.3.2.2. Chính sách hỗ trợ thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất 8

1.1.3.2.3. Chính sách hỗ trợ tín dụng 8

1.1.3.2.4. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo 8

1.1.3.2.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực: đào tạo và xuất khẩu lao động 9

1.2. Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của NQ 30a 9

1.2.1. Tỷ lệ nguồn vốn thực hiện đầu tư phát triển trên nguồn vốn phát triển cấp ứng của NQ 30a 9

1.2.2. Tỷ lệ khối lượng và kinh phí thực hiện trên khối kế hoạch của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của NQ 30a 10

1.2.3. Tỷ lệ (%) số nhà đã triển khai trên nhu cầu nhà ở và số nhà đã hoàn thành trên số nhà đã triển khai của chính sách hỗ trợ nhà ở của NQ 30a 10

1.2.4. Tỷ lệ vốn và khối lượng thực hiện trên kế hoạch đề ra của chính sách hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ rừng và trồng rừng theo NQ 30a 11

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả vốn đầu tư 11

1.3.1. Các chính sách kinh tế 11

1.3.2. Công tác tổ chức quản lý đầu tư xây dựng 12

1.3.3. Tổ chức khai thác, sử dụng các đối tượng đầu tư 13

1.4. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư về việc giảm nghèo nhanh và bền vững (NQ 30a) 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ HỖ TRỢ GIẢM NGHÈO “NGHỊ QUYẾT 30A/2008/NQ-CP” TẠI TỈNH LÀO CAI 16

2.1. Thực trạng về nền kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai 16

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 16

2.1.1.1. Vị trí địa lý 16

2.1.1.2. Địa hình 16

2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu 17

2.1.1.4. Đặc điểm đất đai 17

2.1.1.5. Nguồn nước thuỷ văn 17

2.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản 18

2.1.1.7. Tài nguyên rừng 18

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 18

2.1.2.1. Kinh tế 18

2.1.2.2. Dân số và lực lượng lao động 19

2.1.2.3. Đơn vị hành chính 20

2.1.3. Đánh giá chung về nền kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai 20

2.1.3.1. Thuận lợi 20

2.1.3.2. Những khó khăn 21

2.2. Thực trạng sử dụng vốn về việc hỗ trợ giảm nghèo của Nghị Quyết 30a tại tỉnh Lào Cai 22

2.2.1. Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai Nghị quyết 30a 22

2.2.2. Tình hình bố trí các nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn 03 huyện nghèo năm 2009 tại tỉnh Lào Cai 24

2.2.3. Kết quả thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 30a 27

2.2.3.1. Việc triển khai thực hiện nguồn vốn đầu tư phát triển 27

2.2.3.2. Về triển khai thực hiện nguồn vốn sự nghiệp ứng trước 29

2.2.3.2.1. Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp 29

2.2.3.2.2. Thực hiện chính sách hỗ trợ thông qua khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất 30

2.2.3.2.3. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng 31

2.2.3.2.4. Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo 32

2.2.3.2.5. Chính sách đào tạo nghề, xuất khẩu lao động 33

2.2.3. Về hoạt động phối hợp của các cơ quan, đơn vị giúp đỡ. 33

2.2.3.1. Các hoạt động triển khai và cam kết hỗ trợ 33

2.2.3.2. Kết quả ủng hộ, giúp đỡ. 34

2.2.3.2.1. Hoạt động hỗ trợ tín dụng, kêu gọi đầu tư của Ngân hàng phát triển. 34

2.2.3.2.2. Về kết quả kêu gọi ủng hộ giúp đỡ. 34

2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn về việc hỗ trợ giảm nghèo của Nghị quyết 30a tại tỉnh Lào Cai. 35

2.3.1. Tỷ lệ (%) nguồn vốn thực hiện đầu tư phát triển trên nguồn vốn phát triển cấp ứng của Nghị quyết 30a 36

2.3.2. Tỷ lệ (%) khối lượng và kinh phí thực hiện trên kế hoạch đề ra của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của NQ 30a. 37

2.3.3. Tỷ lệ (%) số nhà đã triển khai trên nhu cầu nhà ở và số nhà đã hoàn thành trên số nhà ở của chính sách hỗ trợ nhà ở của Nghị quyết 30a 38

2.3.4. Tỷ lệ vốn và khối lượng thực hiện trên kế hoạch của chính sách chăm sóc bảo vệ rừng và trồng rừng Nghị quyết 30a. 40

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ VỀ NGHỊ QUYẾT 30A TẠI TỈNH LÀO CAI 43

3.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của NQ 30a 43

3.1.1. Mục tiêu tổng quát 43

3.1.2. Mục tiêu cụ thể 43

3.1.3. Nhiệm vụ của Nghị quyết 30a 44

3.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Lào Cai 46

3.3. Một số giải pháp chủ yếu 47

3.2.1. Bổ sung, sửa đổi và ban hành đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách trong lĩnh vực đầu tư xây dựng 47

3.2.2. Hoàn thiện và phát triển thị trường vốn và lao động 48

3.2.3. Giải pháp về huy động nguồn lực cho chương trình 49

3.2.4. Đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính 50

3.2.5. Tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ 50

3.2.6. Áp dụng biện pháp khoa học công nghệ 51

3.2.7. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá 51

3.2.8. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội 53

3.2.9. Phân công chỉ đạo Chương trình 53

KẾT LUẬN 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

 

 

doc79 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vốn trái phiếu Chính phủ: 14.020 triệu đồng. Các nguồn vốn trên chưa tính vốn sự nghiệp phân bổ qua ngân sách địa phương và chi thường xuyên của 3 huyện. Đến nay, các nguồn vốn trên được các huyện triển khai thực hiện, khối lượng đạt trên 80% khối lượng, dự ước đến đầu năm 2010 vốn thực hiện đạt 100% KH giao trong năm 2009. 2.2.3. Kết quả thực hiện các chính sách theo Nghị quyết 30a 2.2.3.1. Việc triển khai thực hiện nguồn vốn đầu tư phát triển Trong năm 2009 thì tổng nguồn vốn được Trung ương cấp là 76,8 tỷ đồng cho ba huyện tại tỉnh Lào Cai. Trong đó gồm: nguồn vốn đầu tư phát triển cấp ứng là 75 tỷ đồng (25 tỷ đồng/huyện) và nguồn vốn đầu tư 6 xã II theo cơ chế Chương trình 135: 1.800 triệu đồng (300 triệu đồng/xã). UBND tỉnh đã phân bổ triển khai thực hiện 102 danh mục công trình, trong đó có 96 danh mục thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển 25 tỷ/huyện; 6 danh mục thuộc nguồn vốn đầu tư xã vùng II hiện đang lập kế hoạch và đang được phê duyệt hồ sơ thiết kế dự toán. Các huyện đang có rất nhiều công trình để xây dựng. Đến hết năm 2009 thì đã có 74/102 công trình được khởi công xây dựng chiếm 72,55%, còn lại đang tập trung việc lập, duyệt nhiệm thiết kế và hoàn thiện hồ sơ để tổ chức đấu thầu.Về công tác giải ngân vốn được 33.958 triệu đồng/76.800 triệu đồng, đạt 44,21 % KH, cụ thể như sau: Huyện Bắc Hà Huyện Bắc Hà được cấp nguồn vốn 25 tỷ đồng gồm 40 danh mục công trình. Cho đến hết năm 2009 thì huyện Bắc Hà đã có 23 công trình đang được được khởi công xây dựng, trong đó có 06 công trình thủy lợi được xây dựng ở các nơi: Thôn Nậm Tông, Nậm Hành, Chỉu Cái - Na Hối, Làng Bom, Bản Phố 2A + 2B, Tà Chải; 04 công trình cấp nước sinh hoạt tại các thôn: Thôn Nà Pà Lang Pàm, Lao Phó Sáng, bản Lắp, nậm Tông; 01 công trình cấp điện thôn Nậm Mòn Hạ; 06 công trình giao thông: Đường vào thôn Lao Phú Sáng, đường Ly Chư Phìn - Tống thượng xã Nậm Đét, Đường vào thôn Hấu Dào, Nậm Hán - Nậm Hán 2 - Na ản, Đường Sản Chư Ván - Ngải Thầu, đường ĐT 153 Ngải Phóng Chồ; 02 công trình giáo dục: Trường nầm non Bảo Nhai, Trường Tiểu học Cốc Lầu; 01 công trình Trung tâm dạy nghề tại thị trấn; 03 trạm y tế tại các xã: Bản Cái, Lùng Cải, Nậm Khánh. Vốn giải ngân là 13.591 triệu đồng/25.000 triệu đồng, đạt 54,36 % KH. Ngoài ra huyện Bắc Hà còn thực hiện nguồn vốn đầu tư cho xã vùng II cơ chế chương trình 135 giai đoạn II. Kinh phí thực hiện 300 triệu đồng cho 01 công trình Thuỷ lợi thôn Na Le, xã Bảo Nhai. Hiện nay công trình đã khởi công. (Có phụ biểu kèm theo ở cuối- phụ lục số 1: Biểu tổng hợp tình hình thực hiện nguồn vốn đầu tư 25 tỷ đồng/huyện). Huyện Mường Khương Huyện Mường Khương cũng được cấp với nguồn vốn 25 tỷ đồng gồm 26 danh mục công trình. Đến hết năm 2009 thì huyện đã có 18 công trình được khởi công xây dựng gồm có 04 công trình thủy lợi: Ngam A - Nhân Gống tại xã Mường Khương, sửa chữa đập hố Thỉnh Ổi tại xã Bản Xen, thuỷ lợi Phải Phóng Chồ tại xã Cao Sơn, Thuỷ lợi Pờ Hồ tại xã Thanh Bình; 05 công trình cấp nước sinh hoạt thôn: thôn Gốc gạo xã Lùng Vai, thôn Tả Thền A xã Thanh Bình, thôn Pạc Tà xã Tả Gia Khâu, Trung tâm xã Pha Long, Na Lốc 4 xã Bản Lầu; 04 công trình cấp điện: cấp điện thôn Sa Pả 9,10,11 xã Mương Khương, thôn Dê Chú Thàng, thôn Tung Chung Phố, thôn Séo Tủng xã Tung Chung Phố; 04 công trình trường học: mặt bằng trường THCS xã Cao Sơn, THCS Tả Gia Khâu, trường THCS xã Mương Khương, nhà ở cho học sinh bán trú THCS xã Dìn Chin; 01 trung tâm dạy nghề tại xã Mường Khương. Công tác giải ngân được 13.065 triệu đồng/25.000 triệu đồng, đạt 52,26% KH. Ngoài ra huyện còn thực hiện nguồn vốn đầu tư cho xã vùng II theo cơ chế chương trình 135 giai đoạn II. Kinh phí 1.200 triệu đồng cho 04 công trình gồm 03 công trình thuỷ lợi và 01 công trình cấp điện, đến hết năm 2009 đã khởi công 03 công trình: Thuỷ lợi Na Va bản Xen; Thuỷ lợi thôn Cốc Phúng + Thôn 2 xã Lùng Vai và cấp điện thôn Chúng Chải B xã Mường Khương. (Có phụ biểu kèm theo ở cuối- phụ lục số 1: Biểu tổng hợp tình hình thực hiện nguồn vốn đầu tư 25 tỷ đồng/huyện). Huyện Si Ma Cai Huyện Si Ma Cai có nguồn vốn 25 tỷ đồng gồm 30 công trình. Đến hết năm 2009 có 27 công trình được khởi công xây dựng gồm có 04 công trình thủy lợi: Tả Cán Hồ - Sán Chải, Nàng Cang 2 xã Lử thần, Hồ Sán Chai và thôn Sỉn Chù; 01 công trình cấp nước sinh hoạt: trung tâm cụm xã Sín Ché; 02 công trình cấp điện : cấp điện tại thôn Sín Chải và thôn Cán Cấu; 13 công trình đường giao thông: đường vào trường phổ thông Dân tộc nội trú, đường Sảng Chải 2 - Dào Dền Sán – Sảng Chải 5, đường Bản Kha - Phìn Chư 3, đường Sán Chá - Khuẩn Púng, đường km 3, đường km 53, đường UBND xã Mù Tráng Phìn, Nà Mổ Cái, đường km 49, đường Say Sáng Phìn, đường vào thôn Sin Chù - Cốc Dế - Hồ Sáo Chải; 06 công trình giáo dục : phòng học - nhà chức năng trường mầm non Chính Chư Phìn – Ta Pa Chải - Số 2 Nàng Cảng, nhà ở học sinh trường THPT số 1, nhà ở giáo viên THCS số 2, phòng học nhà giáo viên trường mầm non Na Cảng; 01 trung tâm y tế xã Bản Mế. Công tác giải ngân được 7.302 triệu đồng/25.000 triệu đồng, đạt 29,2% KH. Ngoài ra huyện còn thực hiện nguồn vốn đầu tư cho xã vùng II theo cơ chế chương trình 135 giai đoạn II. Kinh phí thực hiện 300 triệu đồng cho 01 công trình Cấp nước sinh hoạt thôn Na Cáng II - Sín Chải xã Si Ma Cai, hiện nay đang hoàn thiện hồ sơ để chuẩn bị tổ chức thi công. (Có phụ biểu kèm theo ở cuối- phụ lục số 1: Biểu tổng hợp tình hình thực hiện nguồn vốn đầu tư 25 tỷ đồng/huyện). 2.2.3.2. Về triển khai thực hiện nguồn vốn sự nghiệp ứng trước Căn cứ số vốn được Trung ương cấp tạm ứng 10.520 triệu đồng, đợt I UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí cho 03 huyện 6.975,8 triệu đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và chính sách hỗ trợ thông qua khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất, trong đó: 2.2.3.2.1. Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp Tổng kinh phí 1.704,8 triệu đồng, đã thực hiện 1.876,25 triệu đồng bằng 110%, trong đó lồng ghép 171,45 triệu đồng từ nguồn vốn khác. Cụ thể: Hỗ trợ sản xuất tăng vụ: thực hiện 705,2 ha/870ha đạt 81% KH, kinh phí thực hiện: 522,5 triệu đồng/597,8 triệu đồng đạt 87,40% KH. Nhìn chung việc giải ngân kinh phí hỗ trợ còn chậm do các xã còn lúng túng trong khâu hoàn thiện thủ tục, hồ sơ thanh quyết toán. Hỗ trợ trồng cây thuốc lá: thực hiện 217,9 ha/150 ha, đạt 145,2% KH (trong đó huyện Mường Khương đạt 167,9 ha tăng so với KH giao 67,9 ha). Kinh phí thực hiện: 527,75 triệu đồng/267 triệu đồng đạt 197,6% (kinh phí còn thiếu 260,75 triệu đồng; nguyên nhân: do trồng vượt kế hoạch 67,9 ha và do chênh lệch giá cây giống giữa giá dự kiến xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí (150 đồng/cây) với giá thực tế (250đ/cây) theo Quyết định số 1537/QĐ-UBND ngày 02/6/2009 của UBND tỉnh). Hỗ trợ xây dựng lò sấy nông sản: đến nay đã khởi công xây dựng được 326 lò, đã hoàn thành đưa vào sử dụng 45 lò. Dự kiến hoàn thành trong tháng 11/2009. Hỗ trợ trồng chè chất lượng cao: trồng mới 92,5 ha đạt 103%, kinh phí thực hiện 425,5 triệu đồng. Riêng huyện Bắc Hà kinh phí kế hoạch 138 triệu đồng nhưng đã sử dụng bằng nguồn vốn dự án hỗ trợ sản xuất chương trình 135 giai đoạn II năm 2009 để thực hiện. Hỗ trợ công chăm sóc trâu bò: số hộ được hỗ trợ 53 hộ với 53 con đạt 38% tại các xã Lùng Khấu Nhin, Cao Sơn, La Pan Tẩn, Nấm Lư, Tả Gia Khâu tại huyện Mường Khương. Huyện Si Ma Cai hiện vẫn đang tiếp tục triển khai. Chương trình chuyển đất ruộng sang nuôi trồng thuỷ sản: thực hiện 4,8 ha/5 ha đạt 96% . Hiện các huyện đang tổ chức nghiệm thu và giải ngân cho các hộ hưởng lợi. (có phụ biểu kèm theo ở cuối - phụ lục số 2: Kết quả thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo NQ 30a). 2.2.3.2.2. Thực hiện chính sách hỗ trợ thông qua khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất Ban quản lý dự án cùng ban lãnh đạo của tỉnh đã chỉ đạo lồng ghép với chính sách thực hiện dự án 661 để giao kế hoạch, bố trí vốn thực hiện hỗ trợ theo định mức mới của Nghị quyết 30a. Tổng số vốn kế hoạch đã giao 8.723,835 triệu đồng (trong đó vốn Nghị quyết 30a là 5.222,135 triệu đồng, vốn dự án 661 là 3.498,7 triệu đồng), trong đó: hỗ trợ cho các hộ chăm sóc bảo vệ rừng 30.767,2 ha, kinh phí thực hiện 4.147,335 triệu đồng; trồng rừng sản xuất 1.130 ha, kinh phí 4.576,5 triệu đồng, cụ thể kế hoạch và tiến độ như sau: Huyện Bắc Hà Hỗ trợ chăm sóc bảo vệ rừng 13.524,3 ha, kinh phí 4.147,335 triệu đồng; trồng rừng sản xuất 430 ha, kinh phí 1.741,5 triệu đồng. Về tiến độ đến nay huyện đã hỗ trợ giao khoán chăm sóc và bảo vệ rừng cho 290 hộ/8.133,5 ha, hỗ trợ trồng rừng sản xuất cho 295 hộ/200 ha. Huyện Si Ma Cai Hỗ trợ chăm sóc bảo vệ rừng 4.342,6 ha, kinh phí 651 triệu đồng; trồng rừng sản xuất 200 ha, kinh phí 810 triệu đồng. Về tiến độ đến nay huyện đã hỗ trợ xong kinh phí khoán bảo vệ rừng đối với diện tích rừng hết hạn đầu tư là 334 triệu đồng. Huyện Mường Khương Hỗ trợ chăm sóc bảo vệ rừng 12.900,3 ha, kinh phí 1.740,23 triệu đồng; trồng rừng sản xuất 500 ha, kinh phí 2.025 triệu đồng. Về tiến độ đến nay huyện ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với diện tích 12.650 ha. Đợt II, UBND tỉnh giao dự toán kinh phí thuộc nguồn vốn sự nghiệp còn lại 3.544,2 triệu đồng cho 03 huyện để các huyện ra quyết định phê duyệt phân bổ và triển khai thực hiện, đến nay các huyện đang triển khai thực hiện tập trung hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và trồng chăm sóc, bảo vệ rừng. (có phụ biểu kèm theo ở cuối - phụ lục số 3: Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ rừng và trồng rừng theo NQ 30a). 2.2.3.2.3. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tín dụng Đối với chính sách vay vốn tối đa 05 triệu đồng/hộ với lãi suất 0% (một lần) trong thời gian 02 năm để mua giống gia súc, gia cầm, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Đến nay, tổng số hộ được vay vốn lãi suất ưu đãi là 7.521 hộ, kinh phí 37.605 triệu đồng, trong đó: huyện Mường Khương 3.047 hộ, kinh phí 15.235 triệu đồng; huyện Bắc Hà 2.513 hộ, kinh phí 12.565 triệu đồng; Si Ma Cai 1.961 hộ, kinh phí 9.805 triệu đồng. Đối với chính sách hỗ trợ 50% lãi suất thương mại cho các hộ vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp và ngành nghề trên địa bàn 3 huyện nghèo. Số hộ vay 1.553 hộ, kinh phí 33.386 triệu đồng, trong đó huyện Mường Khương 1.128 hộ vay, số vốn 22.234 triệu đồng, huyện Bắc Hà 425 hộ, số vốn 11.062 triệu đồng (huyện Si Ma Cai chưa có đối tượng vay). 2.2.3.2.4. Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo Thực hiện Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, giao Sở Lao động - TBXH là cơ quan thường trực. Trong và sau dịp Tết nguyên đán Kỷ sửu 2009 tỉnh đã chỉ đạo tập trung rà soát, xây dựng hoàn thiện Đề án, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng, ngày 27/3/2009 Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 715/QĐ - UBND ngày 27/3/2009 phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2009 – 2010. Đề án đề ra mục tiêu trong 2 năm 2009 – 2010 hỗ trợ cho 6.726 hộ, trong đó năm 2009 hỗ trợ cho 3.941 hộ, trong đó gồm 1.649 hộ bằng 100% các hộ thuộc diện được hưởng chính sách trên địa bàn 3 huyện nghèo đang được đầu tư theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP là Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà, 2.292 hộ phân bổ thực hiện ở các huyện, thành phố còn lại. Về chính sách hỗ trợ, ngoài phần hỗ trợ của Trung ương và vốn cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội, ngân sách địa phương và các nguồn huy động trên địa bàn tỉnh hỗ trợ thêm 3,6 triệu đồng/hộ (số tiền hỗ trợ trên chưa bao gồm đất đai, gỗ khai thác từ rừng do Nhà nước quản lý, đóng góp của bản thân hộ gia đình thuộc diện đối tượng được hỗ trợ và đóng góp bằng công sức, vật chất của cộng đồng tại thôn, bản nơi cư trú). Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 4.200nhà/3.994 nhà được khởi công xây dựng, đạt 105,15% KH năm 2009 ( Bắc Hà 730 nhà; Mường Khương 545 nhà; Si Ma Cai 242 nhà; Thành phố Lào Cai 282 nhà; Bát Xát 507 nhà; Bảo Thắng 442 nhà; Sa Pa 220 nhà, Bảo Yên 438 nhà, Văn Bàn 794 nhà). Trong đó 2.562 nhà xây dựng xong (Mường Khương 406 nhà; Bắc Hà 441 nhà, Si Ma Cai 121 nhà, Bát Xát 330 nhà, Sa Pa 147 nhà, Bảo Thắng 300 nhà, Bảo Yên 262 nhà, Văn Bàn 430 nhà, Thành phố Lào Cai 125 nhà). Việc giải ngân vốn vay hỗ trợ làm nhà của Ngân hành Chính sách xã hội (mức 8 triệu đồng/hộ): Trên địa bàn toàn tỉnh đã cho vay 3.650 hộ, kinh phí 29.199 triệu đồng, trong đó: Huyện Mường Khương 510 hộ, kinh phí 4.083 triệu đồng; huyện Bắc Hà 750 hộ, kinh phí 6.000 triệu đồng, huyện Si Ma Cai 217 hộ, kinh phí 1.736 triệu đồng; các huyện còn lại cho vay 2.173 hộ, kinh phí 17.380 triệu đồng. 2.2.3.2.5. Chính sách đào tạo nghề, xuất khẩu lao động Về công tác đào tạo nghề: đã quyết định thành lập mới 2 Trung tâm Dạy nghề của 2 huyện Mường Khương và Si Ma Cai, đã bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho 2 Trung tâm và đầu tư nâng cấp Trung tâm dạy nghề huyện Bắc Hà từ nguồn vốn cấp ứng 25 tỷ đồng. Thực hiện lồng ghép các chương trình đạo tạo nghề trên địa bàn 3 huyện, trong năm 2009 nguồn vốn các dự án dạy nghề lao động nông thôn, dạy nghề người nghèo, dạy nghề thanh niên dân tộc thiểu số theo chương trình 135 đã hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho 2.386 lao động với kinh phí đào tạo 2.230 triệu đồng, trong đó huyện Bắc Hà 691 lao động, huyện Mường Khương 1.096 lao động, huyện Si Ma Cai 599 người, qua đó góp phần tạo việc làm ổn định cho lao động trên địa bàn 3 huyện nghèo. Về xuất khẩu lao động: hiện đang xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức rà soát đăng ký nhu cầu thực hiện chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động trên địa bàn 3 huyện theo Thông tư số 31/2009/TTLT BLĐTBXH – BTC ngày 09/9/2009 của Liên Bộ Lao động – TBXH – Tài Chính về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020”. 2.2.3. Về hoạt động phối hợp của các cơ quan, đơn vị giúp đỡ. 2.2.3.1. Các hoạt động triển khai và cam kết hỗ trợ - Ngân hàng phát triển Việt Nam (cơ quan được Chính phủ phân công giúp đỡ 3 huyện nghèo tỉnh Lào Cai thực hiện Nghị quyết 30a) đã chủ động làm việc với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Lào Cai từ đầu tháng 4/2009; Đã phối hợp UBND tỉnh Lào Cai chủ trì tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến Chương trình Góp sức hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 3 huyện nghèo tỉnh Lào Cai” vào ngày 16/5/2009 tại Hà Nội, thu hút được sự tham gia của nhiều tổ chức, các nhân trên địa bàn cả nước ủng hộ, giúp đỡ đối với Lào Cai. Từ tháng 5/2009, Ngân hàng phát triển Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững 3 huyện nghèo, đồng thời ký kết biên bản thỏa thuận giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam và tỉnh Lào Cai về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững 3 huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, trong đó cam kết vừa đầu tư phát triển bền vững thông qua hoạt động phối hợp kêu gọi đầu tư và hỗ trợ đầu tư tín dụng cho các dự án lớn trên địa bàn tỉnh và 3 huyện nghèo, vừa hỗ trợ giảm nghèo nhanh thông qua hoạt động vận động ủng hộ, giúp đỡ bằng tiền và vật chất của hệ thông Ngân hàng phát triển và các doanh nghiệp. Số tiền cam kết hỗ trợ năm 2009 là 22.765 triệu đồng, từ năm 2010 theo tiến độ và khả năng vận động thực tế để hỗ trợ. - Tổng Công ty thép (đơn vị nhận giúp đỡ huyện Bắc Hà) đã chủ động đến khảo sát, làm việc với tỉnh và huyện Bắc Hà về chương trình giúp huyện Bắc Hà thực hiện Nghị quyết 30a từ đầu tháng 3/2009 với mức cam kết hỗ trợ 15 tỷ đồng trong 2 năm 2009 - 2010, hỗ trợ đào tạo và bố trí việc làm cho khoảng 200 công nhân ngành thép, trong đó kế hoạch năm 2009 hỗ trợ 5 tỷ đồng để thực hiện một số nội dung đầu tư theo cam kết. 2.2.3.2. Kết quả ủng hộ, giúp đỡ. 2.2.3.2.1. Hoạt động hỗ trợ tín dụng, kêu gọi đầu tư của Ngân hàng phát triển. - Ngân hàng phát triển Việt Nam và Chi nhánh Lào Cai đã tích cực đôn đốc tiến độ thi công, tiến độ giải ngân và ưu tiên thẩm định, giải ngân mới các dự án lớn đầu tư trên địa bàn tỉnh và 3 huyện nghèo theo các dự án đã triển khai trước đây trên địa bàn tỉnh và trong danh mục 20 dự án được thống nhất trong Biên bản thỏa thuận với tỉnh Lào Cai. Đến nay đã có 06 dự án được ký hợp đồng tín dụng và triển khai giải ngân với số vốn 1.656.100 triệu đồng, trong đó 3 dự án thuộc địa bàn 3 huyện nghèo. Chính các hoạt động này đã giúp 3 huyện có thêm ngân sách để tiếp tục thực hiện nghị quyết 30a giúp xóa đói giảm nghèo ở 3 huyện này. - Đối với hoạt động kêu gọi các các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào 3 huyện nghèo, đến nay một số dự án đã có nhà nhà đầu tư đó là: Dự án trồng, chế biến dược liệu, du lịch và điều dưỡng tại Bắc Hà đang được Tập đoàn Đông Nam dược Bảo Long cam kết đầu tư; Dự án xây dựng nhà máy chè công nghệ cao Thanh Bình - Mường Khương đã có nhà đầu tư; Dự án Nhà máy chế biến dứa xã Bản Lầu huyện Mường Khương đã có nhà đầu tư đăng ký. 2.2.3.2.2. Về kết quả kêu gọi ủng hộ giúp đỡ. Tính đến nay, thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tỉnh Lào Cai đã nhận được sự cam kết ủng hộ giúp đỡ của 447 các đơn vị, doanh nghiệp trong cả nước ủng hộ cho 3 huyện nghèo với số tiền (kể cả qui đổi) khoảng trên 56 tỷ đồng. Tổng giá trị đã tiếp nhận, phân bổ sử dụng bằng tiền mặt và hiện vật ủng hộ qui đổi đến nay là 28,763 tỷ đồng, trong đó: - Ngân hàng phát triển Việt Nam và các doanh nghiệp ủng hộ thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 23,783 tỷ đồng/KH 22,785 tỷ đồng bằng 104,38% so KH đề ra, trong đó hỗ trợ bằng tiền mặt 21,22 tỷ đồng, còn lại hỗ trợ bằng hiện vật qui đổi thành tiền là 2,563 tỷ đồng. + Đối với ủng hộ bằng tiền mặt: Tỉnh đã tập trung ưu tiên đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho nhân dân và xây dựng các công trình có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho sản xuất, đời sống dân sinh ở 3 huyện nghèo như: hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở, hỗ trợ xây lò sấy thuốc lá, xây nhà bán trú dân nuôi, nhà ở giáo viên vùng cao, hỗ trợ bồn chứa nước sinh hoạt cho nhân dân,... + Đối với ủng hộ bằng vật chất: Tỉnh đều ra quyết định và chỉ đạo phân phốic cấp phát đến tận tay các đối tượng được thụ hưởng trên phạm vi địa bàn 3 huyện nghèo theo yêu cầu và nội dung cam kết với các nhà tài trợ. - Tổng Công ty thép ủng hộ tiền mặt 5 tỷ đồng theo cam kết chuyển vốn cho huyện theo tiến độ và khối lượng hoàn thành các nội dung được hỗ trợ đầu tư. Về hỗ trợ đào tạo Tổng Công ty đã hỗ trợ tuyển sinh đào tạo được 121 lao động của 18 xã trong huyện cử đi học tại Trường Cao đẳng nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên. - Ngoài ra thông qua vận động của Ngân hàng phát triển Việt Nam, các bệnh viện: Phụ sản Trung ương, Tai-Mũi - Họng Trung ương, Tập đoàn Y dược Bảo Long đã phối hợp với Ngân hàng phát triển Việt Nam tổ chức đợt khám bệnh miễn phí và tư vấn sức khỏe cho nhân dân ở 3 huyện từ ngày 21/8/09 đến ngày 25/8/2009 cho tổng số 2.533 lượt người (Si Ma Cai 685 lượt người, Mường Khương 950 lượt người, Bắc Hà 898 lượt người). 2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn về việc hỗ trợ giảm nghèo của Nghị quyết 30a tại tỉnh Lào Cai. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30a trên địa bàn tỉnh bước đầu đã thu được những kết quả tích cực, đáng phấn khởi. Có được kết quả đó là do tỉnh đã nhận thức được ý nghĩa tầm quan trọng của các chủ trương lớn này, từ đó ngay từ khi mới ban hành Nghị quyết và triển khai của Chính phủ, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND đã quán triệt đầy đủ, chỉ đạo sát sao và theo dõi thường xuyên liên tục trong suốt quá trình thực hiện triển khai Nghị quyết 30a. Cùng với đó, các Sở, ngành thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của tỉnh, bố trí cán bộ, tổ chức lực lượng khẩn trương nghiên cứu, hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định phê duyệt Đề án theo qui định và triển khai kịp thời các nguồn vốn, văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương sau khi Đề án được duyệt. Các huyện tích cực, chủ động quán triệt, chỉ đạo triển khai tổ chức xây dựng Đề án theo chỉ đạo của TW và tỉnh. Đã tổ chức, triển khai thực hiện kịp thời các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho nhân dân và hộ nghèo theo qui định như: Hỗ trợ làm nhà ở cho người nghèo, rà soát xác định đối tượng để trợ cấp lương thực, hỗ trợ sản xuất như: Khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây thuốc lá, chè chất lượng cao, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, .... Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Tổng Công ty thép Việt Nam và các đơn vị doanh nghiệp đã có nhiều thiện chí, lòng hảo tâm, với tinh thần trách nhiệm cao đã chủ động đề ra phương án, kế hoạch giúp đỡ 03 huyện nghèo có hiệu quả về cả vật chất và tinh thần, các hoạt động đã và đang từng bước đi vào cuộc sống của người dân các địa phương góp phần thúc đẩy công cuộc xoá đói giảm nghèo nhanh và bền vững cho 03 huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung. 2.3.1. Tỷ lệ (%) nguồn vốn thực hiện đầu tư phát triển trên nguồn vốn phát triển cấp ứng của Nghị quyết 30a Tỷ lệ = vốn giải ngân/vốn đầu tư phát triển cấp ứng. Đối với huyện Bắc Hà thì tỷ lệ = 13.591 tr.đ/25000 tr.đ = 54,36% so với KH. Có 23 công trình đang thi công trên tổng số 40 công trình chiếm 57,5%. Đối với huyện Mường Khương thì tỷ lệ = 13.065 tr.đ/25000 tr.đ = 52,26% so với KH. Có 18 công trình đang thi công trên tổng số 26 công trình chiếm 69,23%. Đối với huyện Si Ma Cai thì tỷ lệ = 7.302 tr.đ/25000 tr.đ = 29,2% so với KH. Có 27 công trình đang thi công trên tổng số 30 công trình chiếm tới 90%. Cả ba huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai đều chưa giải ngân vốn hết. Hai huyện Bắc Hà và Mường Khương vốn giải ngân đều trên 50% và số công trình làm thì tương đối phù hợp với số vốn đã giải ngân. Bắc Hà đang thi công 23 công trình thì cần 15.390 triệu đồng trong khi vốn được cấp là 13.591 triệu đồng, còn Mường Khương đang thi công 18 công trình và cần 14.800 triệu đồng trong khi vốn được cấp là 13.065 triệu đồng. Như vậy việc giải ngân vốn tương đối hiệu quả ở hai huyện Bắc Hà và Mường Khương. Trong khi đó huyện Si Ma Cai tỷ lệ có 29,2% so với Kế hoạch và có 27 công trình đang thi công cần 23.950 triệu đồng khi vốn mới được cấp có 7.302 triệu đồng. Như vậy việc giải ngân vốn đã chưa hiệu quả mà việc cấp vốn cũng không hiệu quả trong khi rất nhiều công trình đã khởi công. Chính vì vậy việc sử dụng vốn tại huyện Si Ma Cai còn thấp, không hiệu quả và không đúng chu trình. 2.3.2. Tỷ lệ (%) khối lượng và kinh phí thực hiện trên kế hoạch đề ra của chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của NQ 30a. Bảng 2: Bảng tỷ lệ (%) khối lượng và kinh phí thực hiện trên kế hoạch đề ra của một số chương trình thuộc chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp STT Tên chương trình KH khối lượng K.quả Tỷ lệ KH vốn K.quả Tỷ lệ 1 Sản xuất tăng vụ 870 705.2 81,1 579.8 522.2 90,1 2 Trồng chè 90 92.5 102,8 414 425.5 102,8 3 Thâm canh chè 350 350 100 350 350 100 4 Thuốc lá 150 217.9 142,3 267 527.75 197,7 5 Trâu bò (con) 138 53 38,4 69 26.5 38,4 6 Chuyển sang thủy sản 5 4.8 96 25 24 96 7 Đơn vị Ha Ha % Ha Ha % Nguồn: Báo cáo số 266/BC-UBND tỉnh Lào Cai, năm 2009 Việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp đem lại một số kết quả rất tốt. Một số chương trình thì còn vượt ngoài mong đợi. Ví dụ như việc hỗ trợ trồng chè khối lượng cao là 90 ha với vốn là 414 triệu đồng thì cả 3 huyện đã vượt chỉ tiêu với kết quả thực hiện là 92,5 ha với số vốn là 425 triệu chiếm tỷ lệ 102,8%. Việc trồng cây thuốc lá cũng vượt có tỷ lệ 142,3% so với khối lương ban đầu và 197,7% so với vốn ban đầu. Còn việc thâm canh chè đạt 100%, chuyển đất ruộng sang trồng thủy sản là 96% và hỗ trợ sản xuất tăng vụ gần 90% tương đối hiệu quả. Trong khi đó việc chỉ tiêu trâu bò đạt thấp 30,4% so với chỉ tiêu đề ra. Việc phân bổ và sử dụng vốn tương đối hiệu quả, như vậy ta sẽ biết nên tập trung vốn vào đâu. Chúng ta tập trung vào hỗ trợ sản xuất trồng chè và thuốc lá. Tuy nhiên cần phải chỉnh lại nguồn vốn sao cho hợp lý, vừa đủ là được và phân bố các huyện theo từng khả năng của mỗi huyện chứ không phải phân bố đều. Huyện Si Ma Cai là huyện mới thành lập không nên đưa ra chỉ tiêu quá cao, nên cấp vốn dần dần và từ từ. 2.3.3. Tỷ lệ (%) số nhà đã triển khai trên nhu cầu nhà ở và số nhà đã hoàn thành trên số nhà ở của chính sách hỗ trợ nhà ở của Nghị quyết 30a Bảng 3: Bảng tỷ lệ (%) số nhà triển khai trên nhu cầu nhà ở và tỷ lệ (%)nhà ở hoàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hỗ trợ giảm nghèo Nghị quyết 30a-2008-NQ-CP tại tỉnh Lào Cai.DOC
Tài liệu liên quan