Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Than Việt Nam

Nguồn này chủ yếu là gồm các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của TCT.Trong đó, vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn( 2 lần ), trừ năm 2001. Các khoản vay này có xu hướng tăng. Đây là một gánh nặng cho TCTvì phải trả lãi dẫn đến giảm lợi nhuận hàng năm. Đặc biệt TCT phải quan tâm hơn nữa đến các khoản vay ngắn hạn vì phải đối mặt với khả năng thanh toán khi đến hạn. Trong giai đoạn2000-2001 nợ ngắn hạn của TCT đã giảm do nguồn vốn Ngân sách cấp tăng nhớ đó công ty sẽ giảm được khoản trả lãi vay từ đó làm tăng lợi nhuận của TCT.

Nhìn chung trong nhưng năm vừa qua nguồn vốn của TCT có xu hướng tăng nhưng khả năng tự chủ về mătj tài chính còn thấp, TCT chiếm dụng vốn lớn từ đó làm hiệu quả sử dụng vốn bị hạn chế.

Để tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về tình trạng này, ta sẽ đi sâu nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản của TCT.Trên cơ sở đó sẽ giúp ta có được cách nhìn đầy đủ về tình trạng sử dụng vốn của TCT.

 

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Than Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á trình đó được tiến hành thông suốt, đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá và đảm bảo sự phối hợp ăn khớp, chặt chẽ giữa các bộ phận, đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng tốt, tiêu thụ nhanh. Các biện pháp điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh phải nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc, thiết bị, ứ đọng vật tư dự trữ, sản phẩm sản xuất không đúng quy cách, phẩm chất, ứ đọng thành phẩm, hàng hoá, gây lãng phí các yếu tố sản xuất và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. Để đạt được mục tiêu trên, các doanh nghiệp phải tăng cường quản lý từng yếu tố của quá trình sản xuất. 4. Quản lý TSCĐ, VCĐ. Để nâng cao hiệu quả TSCĐ ,VCĐ các doanh nghiệp phải tổ chức tốt việc sử dụng TSCĐ, bao gồm: â Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao hiệu suất công tác của máy móc, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất , giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm . â Xử lí dứt điểm những TSCĐ không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lí nhằm thu hồi VCĐ chưa sử dụng vào luân chuyển, bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh . â Phân cấp quản lý TSCĐ cho các phân xưởng, bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc quản lý, chấp hành nội quy, quy chế sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, giảm tối đa thời gian ngừng việc giữa hai ca hoặc phải ngừng việc để sửa chữa sớm hơn so với kế hoạch. â Doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến việc bảo toàn VCĐ: quản lý chặt chẽ TSCĐ về mặt hiện vật, không để mất mát hoặc hư hỏng TSCĐ trước thời hạn khấu hao. Hàng năm phải lập kế hoạch khấu hao theo tỷ lệ Nhà nước quy định và điều chỉnh kịp thời giá trị TSCĐ khi có trượt giá để tính đúng, tính đủ khấu hao, vào giá thành sản phẩm, bảo toàn VCĐ. 5. Quản lý TSLĐ, VLĐ. Hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng phụ thuộc vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ, Do vậy các doanh nghiệp cần phải tăng cường các biện pháp quản lý TSLĐ ,VLĐ dưới đây: â Xác định đúng nhu cầu VLĐ cần thiết cho từng kỳ sản xuất ,kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn bổ sung. Nếu tính không đúng nhu cầu VLĐ dẫn đến tình trạng thiếu vốn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh toán, sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, hoặc là huy động thừa vốn dẫn đến lãng phí và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. â Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư nhằm đảm bảo hạ giá thành thu mua vật tư, hạn chế tình trạng ứ đọng vật tư dự trữ, dẫn đến kém hoặc mất phẩm chất vật tư, gây ứ đọng VLĐ. â Quản lí chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư theo định mức nhằm giảm chi phí nguyên nhiên vật liệu tăng gía thành sản phẩm . â Tổ chức hợp lý quá trình lao động, tăng cường kỉ luật sản xuất và các quy định về kiểm tra, nghiệm thu số lượng, chất lượng sản phẩm nhằm hạn chế tối đa sản phẩm xấu, sai quy cách. Bằng các hình thức kích thích vật chất thông qua tiền lương, tiền thưởng và kích thích tinh thần nhằm động viên công nhân viên chức nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí tiền lương. â Tổ chức đa dạng các hình thức tiêu thụ sản phẩm (bán buôn, bán lẻ, đại lý…), mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước nhằm tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nhanh, số lượng nhiều, chiếm lĩnh và vươn lên làm chủ thị trường. â Xây dựng quan hệ bạn hàng tốt với các khách hàng (cung cấp vật tư hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng…) nhằm củng cố uy tín trên thương trường.Trong các giao dịch kinh tế tài chính với khách hàng phải tổ chức tốt quá trình thanh toán, tránh và giảm các khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn chưa đòi được. Đồng thời cũng không để tình trạng công nợ dây dưa không có khả năng thanh toán. Tiết kiệm các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu thông nhằm góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. 6. Mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh. Trong điều kiện cách mạng công nghệ, việc mạnh dạn áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất kinh doanh là một trong những điều kiện quyết định lợi thế và khả năng phát triển của doanh nghiệp . Kỹ thuật tiến bộ và khoa học hiện đại là điều kiện vật chất để doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới, hợp thị hiếu, chất lượng cao, nhờ đó doanh nghiệp có thể tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng giá bán, tăng lợi nhuận. Đông thời nhờ áp dụng kỹ thuật tiến bộ, doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kì sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc sử dụng các loại vật tư thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm . Nhìn chung TSCĐ, công nghệ sản xuất ở đa số các doanh nghiệp của nước ta hiện nay rất lạc hậu, do vậy các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu cả về chất lượng kiểu dáng và giá bán. Để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và từng bước tăng khối lượng, chủng loại sản phẩm có khả năng xuất khẩu, các doanh nghiệp phải mạnh dạn đầu tư đổi mới thay thế TSCĐ cũ, lạc hậu bằng TSCĐ mới, hiện đại, thay đổi công nghệ sản xuất. Sự đầu tư đổi mới kỹ thuật, công nghệ có thể làm cho tỷ trọng VCĐ trên tổng số vốn tăng lên, tổng chi phí khấu hao cũng như chi phí khấu hao TSCĐ trong giá thành đơn vị sản phẩm tăng lên. Nhưng nhờ tăng năng suất của máy móc, thiết bị dẫn đến tăng khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, giảm tiêu hao các chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương công nhân sản xuất …kết quả cuối cùng là sản xuất và tiêu thụ được nhiều sản phẩm chất lượng cao, tăng giá bán, tăng khối lượng lợi nhuận thu được và tăng hiệu quả sử dụng vốn. 7. Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế Qua số liệu, tài liệu kế toán, đặc biệt là các báo cáo kế toán tài chính (như bảng tổng kết tài sản, kết quả kinh doanh, chi phí sản xuất theo yếu tố, bản giải trình về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh) doanh nghiệp thường xuyên nắm được số vốn hiện có, cả về mặt giá trị hiện vật, nguồn hình thành và các biến động tăng, giảm vốn trong kỳ, mức dộ đảm bảo VLĐ, tình hình và khả năng thanh toán .. Nhờ đó, doanh nghiệp đề ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thuận lợi theo chương trình, kế hoạch đề ra như huy động vốn bổ sung, xử lý vốn thừa, đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ sản phẩm, thu hồi các khoản nợ phải thu, thanh toán các khoản nợ đến hạn trả… Vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán ở doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra kiểm soát quá trình kinh doanh, sử dụng các loại vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, kế toán là hệ thống thông tin thực hiện, tài liệu kế toán tự nó chưa thể chỉ ra những biện pháp cần thiết để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, định kỳ doanh nghiệp phải thực hiện phân tích hoạt động kinh tế, trong đó có phân tích tình hình tài chính và hiệu quả sử dụng vốn.Thông qua việc phân tích ,đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ, tìm ra nguyên nhân dẫn đến thành tích, tiến bộ so với kỳ trước để có biện pháp phát huy và nguyên nhân gây ra tồn tại, sút kém để có biện pháp khắc phục kịp thời. Chương 2: thực trạng sử dụng vốn tại tổng công ty than việt nam tổng quan về tổng công ty than việt nam ( tct tvn). 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Than Việt Nam: Từ năm 1989 ngành than đã lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1994, ngành than không những chưa ra khỏi được vòng khủng hoảng mà còn gặp phải nhiều khó khăn hơn. Thị trường than suy giảm ngày càng mạnh , ngành than vốn đã thiếu nguồn tài trợ nay lại bị cắt giảm hơn nữa nguồn ngân sách nhà nước cấp ,thậm chí khấu hao cơ bản còn phải nộp ngân sách. Thêm vào đó, các mỏ than thu hẹp sản xuất, giảm mạnh khối lượng bốc đất và đào lò, để lại những hậu quả khó khắc phục cho các năm sau. Cũng trong giai đoạn này. Hàng loạt các đơn vị khai thác được cấp phép, hầu hết các đơn vị này là các đơn vị khai thác nhỏ lẻ, không đạt tiêu chuẩn, không có năng lực khai thác. Hậu quả là việc khai thác than tại các doanh nghiệp Nhà nước trở nên vô tổ chức, các doanh nghiệp Nhà nước giành giật tài nguyên, tranh giành thị trường lẫn nhau và đua chen xuất khẩu làm cho giá than trong nước giảm xuống một cách giả tạo. Đặc biệt, nạn khai thác than trái phép đã nảy sinh và phát triển đến mức nguy hiểm dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. trong đó phải kể đến: lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường, xáo trộn đời sống công nhân ngành Mỏ và nhiều hậu quả khác về mặt xã hội ở vùng Quảng Ninh và một số địa điểm khai thác khác trong cả nước . Trước tình hình đó , Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 381 TTg ngày 27.7.1994 và chỉ thị 382 TTg ngày 28.7.1994 về xắp xếp tổ chức lập lại trật tự trong khai thác và kinh doanh than , tạo cơ sở pháp lý và tiền đề cho việc thành lập Tổng công ty Than Việt Nam, đưa ngành công nghiệp Than Việt Nam sang một bước phát triển mới. TCT TVN được thành lập theo Quyết định 563 TTg ngày 10.10.1994 Quyết định thành lập TCT TVN , hoạt động từ ngày 1.1.1995 theo Nghị định 13 CP ngày 27.1.1995 của Chính phủ về quy chế tổ chức hoạt động, Quyết định 2208QĐ-HĐQT ngày 30/12/1999 của HĐQT về việc ban hành quy chế tài chính của TCT TVN và Quy chế Tài chính của TCT TVN ban hành kèm theo QĐ 2208 QĐ-HĐQT. Trong điều lệ tổ chức và hoạt động của TCT có quy định: “TCT TVN chịu trách nhiệm tổ chức thăm dò, khai thác và chế biến than, tổ chức màng lưới tiêu thụ than trên thị trường nội địa và xuất khẩu than, bảo đảm nhu cầu than cho xây dựng đất nước theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, theo nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho TCT trong từng thời kỳ. Tận dụng các năng lực hiện có, TCT TVN thực hiện kinh doanh đa ngành trên cơ sở phát triển công nghiệp than trong những ngành nghề được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.”. TCT TVN ra đời góp phần loại bỏ nạn khai thác than vô tổ chức , sự tranh giành lẫn nhau trong ngành than và việc khai thác lãng phí tài nguyên quốc gia, đồng thời, tăng cường công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân trong ngành và ổn định thị trường than trong nước tạo điều kiện cho các thành viên cùng phát triển. Hiện nay, TCT TVN có 51 đơn vị thành viên trực thuộc trong đó có 37 đơn vị hạch toán độc lập, 5 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 9 đơn vị sự nghiệp. Ngoài ra TCT TVN còn tham gia góp vốn liên doanh trong các Công ty liên doanh: Công ty liên doanh Khách sạn Heritage Hà Nội và Hạ Long, Công ty liên doanh may Bái Tử Long, Công ty Giày Sơn Long,.... TCT TVN là một doanh nghiệp có quy mô rất lớn, tính đến ngày 31/12/1999, tổng số lao động của TCT là 78.958 người, trong đó có 51 cán bộ có trình độ trên đại học, 6.210 có trình độ đại học và cao đẳng, 8.975 người có trình độ trung cấp và 63.722 công nhân kỹ thuật. Như vậy, hiện nay TCT có khoảng 7,9 % lao động có trình độ đại học, trên đại học và cao đẳng, 11,4 % lao động có trình độ trung cấp và 80,7 % lao động là công nhân kỹ thuật. 2. Cơ cấu tổ chức của TCT TVN: â Bộ máy tổ chức của TCT TVN : w Hội đồng quản trị (HĐQT) : 1 Chủ tịch HĐQT, 1 Phó chủ tịch HĐQT ( do tổng giám đốc kiêm nhiệm), 1 Trưởng ban kiểm soát, 2 Uỷ viên HĐQT là chuyên gia về pháp luật, kỹ thuật, kinh tế. w Ban kiểm soát: gồm 1 Trưởng ban (do 1 thành viên trong HĐQT đảm nhiệm), 2 Thành viên do Chủ tịch HĐQT bổ nhiệm từ đội ngũ cán bộ của TCT, 1 Thành viên đại diện của Tổng cục quản lý vốn và tài sản, 1 Thành viên đại diện của Bộ Năng lượng. w Ban giám đốc giúp việc cho HĐQT gồm: 1 Tổng giám đốc, 6 Phó Tổng giám đốc chuyên trách các lĩnh vực :Kinh tế Tổng hợp, Kỹ thuật và sản xuất than, Chế biến và tiêu thụ than, Đầu tư - xây dựng, Vật tư và kinh doanh khác và Phát triển nguồn lực và 1 Kế toán trưởng của TCT. w Các ban chuyên môn giúp việc cho HĐQT và Ban giám đốc. Các ban được chia thành 3 khối: Khối các ban chuyên đảm trách về kỹ thuật và điều hành sản xuất, Khối các ban chuyên đảm trách về kinh tế - kế hoạch - tài chính và Khối các ban chuyên đảm trách về các nghiệp vụ khác. w Các đơn vị thành viên trực thuộc TCT TVN được chia thành các nhóm : Nhóm các đơn vị thành viên hạch toán độc lập. Nhóm các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và Nhóm các đơn vị thành viên hoạt động sự nghiệp (VD : y tế , giáo dục - đào tạo...). 3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại TCT TVN: Trong các năm 1995-1996, TCT TVN đã loại bỏ toàn bộ công nghệ lạc hậu có nguồn gốc từ Liên Xô cũ và thay bằng toàn bộ công nghệ mới, nhập khẩu từ các nước Tư bản. Nhờ đó, hiệu quả khai thác than tăng lên rõ rệt, đặc biệt trong khai thác lộ thiên, hệ số bóc đất đá đã tăng lên đáng kể (xem bảng 1): Bảng 2.1: Hệ số bốc đất thực hiện qua các năm. Đơn vị: % Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Toàn ngành 4,67 3,21 2,34 3,3 3,8 4,16 4,54 Nguồn: Ban Kế toán Thống kê Tài chính Trong giai đoạn này, TVN đã đạt được một số khả quan, cụ thể là: 3.1. Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Kể từ năm 1995, TCT đã đề ra kế hoạch 5 năm 1996-2000. Kết thúc năm 1998, mặc dù gặp nhiều khó khăn song ít nhất bước đầu TCT cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể không những trong ngành than mà còn cả trong một số ngành khác như: du lịch, nhiệt điện, cơ khí Mỏ và một số ngành dịch vụ khác; hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước nhưng vẫn dành một phần tương đối vốn cho đầu tư phát triển; cải thiện thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong ngành ( xem bảng 2): Bảng 2.2: Các chỉ tiêu chủ yếu. STT Chỉ tiêu Đ/v tính 1998 1999 2000 1 Than sạch sản xuất Triệu tấn 7,85 9,29 10,15 2 Than sạch tiêu thụ Triệu tấn 7,39 9,29 10,5 Tr,đó:xuất khẩu Triệu tấn 2,754 3,63 3,5 3 Than nguyên khai Triệu tấn 9,369 10,92 12,6 4 Đất đá bốc Triệu 26,091 30,7 36,5 5 Mét lò đào mới Km 53,599 67,0 81,5 6 Doanh thu Tỷ đồng 4780 4558 4254 +Tr,đó:Sảnxuất than Tỷ đồng 3585 3842 3840 +Sản xuất khác Tỷ đồng 1195 716 414 7 Kim ngạch xuất khẩu Tỷ đồng 86,5 111 116 8 Vốn đầu tư tích luỹ Tỷ đồng 489,8 829,3 9 Nộp vào ngân sách Nhà nước Tỷ đồng 157 154 199 10 Lợi nhuận gộp Tỷ đồng 75 60 68 11 Thu nhập bình quân 1000đ/T 898 1046 1120 12 Giá trị gia tăng Tỷ đồng 1144 1400 1521 Nguồn: Ban Kế toán Thống kê Tài chính 3.2. Về thị trường và quản lý thị trường: Kể từ khi thành lập TCT TVN thị trường tiêu thụ của ngành Than Việt Nam đã được mở rộng hơn rất nhiều, không những ngành than đã đáp ứng tương đối đủ nhu cầu tiêu thụ than trong nước mà còn mở rộng thị trường, xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Trong đó, sản lượng than tiêu thụ trong nước chiếm tỷ lệ hơn 70% còn lại sản lượng xuất khẩu chiếm gần 30%.TCT đã mở rộng thị trường sang nhiều nước trên thế giới, duy trì mối quan hệ với nhiều bạn hàng nước ngoài truyền thống và hiện nay đang tiếp tục tiến hành tìm kiếm thêm các khách hàng mới. Trong nước, TVN được Nhà nước cho phép độc quyền khai thác và cung ứng than cho 4 Tổng công ty lớn(chiếm khoảng 70% lượng tiêu thụ than trong nước ): Tổng công ty điện lực Việt Nam, Tổng công ty Xi măng, Tổng công ty Giấy và Tổng công ty Hoá chất - Phân đạm. Ngoài ra, TVN còn đảm đương nhiệm vụ cung cấp than cho thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ trong nước, mở rộng mạng lưới bán lẻ và tăng cường công tác chế biến các loại than phục vụ sản xuất và than sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng nhỏ. 3.3. Về sản xuất: Phương hướng kỹ thuật hàng năm và dài hạn của các mỏ lộ thiên, hầm lò và các cơ sở sàng tuyển đều được kiểm tra và giám sát chặt chẽ. TCT đã đi sâu hướng đẫn và quản lý các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu: hệ số bóc đất đá, hệ số mét lò chuẩn bị sản xuất, tỷ lệ thu hồi than, phẩm cấp than và tỷ lệ tổn thất tài nguyên. Song song với việc quản lý các chỉ tiêu kỹ thuật chặt chẽ hơn, TCT cũng luôn chú ý tới việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, cụ thể là: công nghệ khấu lớp đứng, sử dụng máy xúc thuỷ lực gầu ngược, cột xà bê tông trong đào lò... 3. 4. Về bảo vệ môi trường: Vấn đề bảo vệ môi trường đã thực sự được quan tâm và chỉ đạo thực hiện ở tất cả mọi lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của TCT TVN. TCT thường xuyên phối hợp với các cấp chính quyền địa phương xử lý các vấn đề về chống bụi, thoát nước chống trôi lấp đất nông nghiệp, sông hồ....Nhiều đơn vị đã trồng cây xanh tại các khu vực khai thác, trong đó điển hình là Công ty Than Uông bí. 3.5. Về công tác an toàn – bảo hộ lao động Khai thác than là một ngành công nghiệp tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy hiểm nhất, dễ gây ra sự cố và tai nạn lao động.Tuy vậy trong những năm qua TCT TVN đã có nhiều biệ pháp tổ chức, kỹ thuật, kinh tế và đã thu được kết quả to lớn: Sản xuất và tiêu thụ hơn 10 triệu tấn than thương phẩm, đời sống người lao động ngày càng được nâng cao: công tác an toàn bảo hộ lao động đã có những tiến bộ ban đầu rất đáng khích lệ. Nếu so với những năm 1998,1999 thì trong năm 2001 công tác an toàn bảo hộ lao động của TCT TVN đã dần dần đi vào nền nếp, bước đầu giảm được sự cố và tai nạn lao động. Nguyên nhân quan trọng nhất là sự nhận thức đúng đắn về công tác an toàn bảo hộ lao động của lanhx đạo TCT TVN, giám đốc công ty và các đơn vị trực thuộc.Vì vvạy trong chỉ đạo sản xuất, phương châm của Tổng công ty là:”Hiệu quả -An toàn –Tiết kiệm”. 3.6. Về đầu tư cơ bản: Trong Tổng sơ đồ chiến lược phát triển đến năm 2010 và 2020, TCT đã hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển các nhà máy điện Na Dương Lạng Sơn và Cao Ngạn Thái Nguyên. Đồng thời, TCT còn quan tâm phát triển ngành nghề khác trên nền sản xuất than. Chiến lược từ nay đến năm 2010 đưa tỷ trọng các ngành nghề khác lên ngang bằng với tỷ trọng than (50/50). Trong đó, sản xuất và tiêu thụ than tăng lên mức: 17-18 triệu tấn , xây dựng các nhà máy điện công suất tương đương 1.000 MW và mở rộng thêm các ngành dịch vụ khác như xây dựng, du lịch. Trong sơ đồ phát triển này, TCT còn đề ra mục tiêu xây dựng một tổ hợp than - điện - phân bón tại Quảng Ninh trị giá: 600 tr USD và xúc tiến dự án Điện Hòn Gai với công suất tương đương : 300 MW trị giá tương đương: 300 tr USD. Riêng trong năm 2002 ,các mỏ lộ thiên được đầu tư tăng thên khoảng 90 xe vận tải 36-55 tấn,hàng loạt xe 10-15 tấn, máy xúc,máy ủi các loại. Như vậy năng lực sản xuất than được tăng lên đáng kể đủ sức thực hiện vượt mức kế hoạch sản xuất tiêu thụ trên 13,5 triệu tấn than trong năm 2002. II. Thực trạng về quản lý và sử dụng vốn tại TCT TVN Khái quát chung về nguồn vốn của TCT TVN. Vốn trong Tổng công ty bao gồm các khoản nợ phải trả và vốn Nhà nước â Các khoản nợ phải trả gồm: w Các khoản vốn vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới mọi hình thức của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước wCác khoản nợ Ngân sách Nhà nước w Các khoản phải trả cho khách hàng gồm :trả trước của người mua,trả cho người bán về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. w Các khoản tiền lương, thưởng,BHXH và các khoản khác của công nhân viên chức w Chi phí phải trả, chi phí trả trước(ngoài TCT) w Các khoản phải trả, phải nộp khác w Nhận kí cược, kí quỹ dài hạn â Vốn Nhà nước tại TCT là tài sản do TCTquản lý và sử dụng trừ đi các khoản phải trả, cụ thể là: w Vốn kinh doanh( Ngân sách Nhà nước và tự bổ xung ) w Chênh lệch do đánh giá lại. w Lợi nhuận chưa phân phối. w Các quỹ … TCT giao vốn cho các đơn vị thành viên trong phạm vi số vốn được Nhà nước giao Nguồn hình thành vốn của TCT TVN Bảng 1: Nguồn hình thành vốn của TCT Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 I. Nợ phải trả 2611 2668 2890 3030 2635 1. Nợ ngắn hạn 1882 1903 1936 1985 1030 2. Nợ dài hạn 719 715 928 1040 1543 3.Nợ khác 10 50 6 5 62 II. VCSH 1460 1348 1357 1385 1867 1. Nguồn vốn quỹ 1295 1290 1290 1294 1711 2. Vốn kinh phí 165 58 67 91 156 4017 4415 4247 4415 4502 Nguồn: Ban Kế toán-Thống kê- Tài chính Qua bảng số liệu ta rút ra một số nhận xét sau: â Nguồn vốn tự có và coi như tự có (NVCSH) Nguồn này được hình thành từ hai nguồn chính đó là nguồn vốn quỹ và nguồn kinh phí. Nguồn vốn quỹ của TCTtrong 4 năm qua hầu như không thay đổi.Năm 1997 là 1295 tỷ đến năm 2000là 1294 tỷ. Tuy nhiên bước sang năm 2001nguồn này có sự tăng mạnh(1711) tỷ đồng, tăng 32%so với năm 2000. Nguyên nhân chính là do gần đây TCT TVN cũng như các TCT khác thuộc ngành năng lượng đã được Nhà nước quan tâm đầu tư hơn do vậy vốn Ngân sáh do Nhà nước cấp cũng ngày một tăng lên . Nguồn vốn kinh phí có xu hướng tăng lên trong những năm qua nhưng do chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn CSH(5%) cho nên từ năm 1998-1999 nguồn vốn CSHcủa TCT có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. â Nguồn vốn tín dụng(Nợ phải trả). Nguồn này chủ yếu là gồm các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của TCT.Trong đó, vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn( 2 lần ), trừ năm 2001. Các khoản vay này có xu hướng tăng. Đây là một gánh nặng cho TCTvì phải trả lãi dẫn đến giảm lợi nhuận hàng năm. Đặc biệt TCT phải quan tâm hơn nữa đến các khoản vay ngắn hạn vì phải đối mặt với khả năng thanh toán khi đến hạn. Trong giai đoạn2000-2001 nợ ngắn hạn của TCT đã giảm do nguồn vốn Ngân sách cấp tăng nhớ đó công ty sẽ giảm được khoản trả lãi vay từ đó làm tăng lợi nhuận của TCT. Nhìn chung trong nhưng năm vừa qua nguồn vốn của TCT có xu hướng tăng nhưng khả năng tự chủ về mătj tài chính còn thấp, TCT chiếm dụng vốn lớn từ đó làm hiệu quả sử dụng vốn bị hạn chế. Để tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về tình trạng này, ta sẽ đi sâu nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản của TCT.Trên cơ sở đó sẽ giúp ta có được cách nhìn đầy đủ về tình trạng sử dụng vốn của TCT. 1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các loại tài sản Đơn vị: % Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 TSCĐ/ 46 48 48 49 50 TSLĐ/ 54 52 52 51 50 Nguồn: Ban Kế toán-Thống kê- Tài chính Từ bảng số liệu có thể thấy TSCĐ/và TSLĐ/qua các năm hầu như không thay đổi. Mức đầu tư vào TSLĐ tuy có cao hơn mức đầu tư vào TSCĐ nhưng mức chênh lệch này không đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng TSCĐ đóng một vai trò quan trọng vào quá trình sản xuất kinh doanh của TCT. Phần dưới đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể cơ cấu vốn đầu tư vào từng loại tài sản của TCT. 1.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư vào TSLĐ Bảng 3: Cơ cấu đầu tư vào TSLĐ của TCT Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 SL % SL % SL % SL % SL % 1.Tiền mặt 198 9 181 8,7 191 8,3 178 8 242 10,8 2.Khoảnphải thu 628 28,6 860 41,2 792 35,9 509 22,6 990 44 3.HTK 1094 49,8 927 49,4 1048 1425 63,3 766 34,3 4.TSLĐ khác 278 12,6 120 5,7 177 140 6,1 253 10,9 Tổng TSLĐ 2198 100 2088 100 2208 2252 100 2251 100 Nguồn: Ban Kế toán-Thống kê- Tài chính â Tiền mặt: chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong TSLĐ .Thấp nhất là 8%( 2000)và cao nhất là 10,8%( 2001 ). â Khoản phải thu: Khoản này chiếm một tỷ trọng lớn trong TSLĐ và không ổn định tang trong giai đoạn 1997-1998 sau đó giảm dần vào năm 1999-2000và đạt cao nhất là năm 2001. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm hiệu quả sử dụng vốn làm giảm lợi nhuận. Bởi vì ccs khoản vốn bị chiếm dụng này không sinh lời, nó làm giảm tốc đọ quay vòng vốn. Khoản phát sinh chủ yếu là ứng trước cho bên bán và phải thu nội bộ ( phải thu nội bộ TCT và các đơn vị thành viên ).Vừa thiếu vốn kinh doanh lại vừa bị chiếm dụng vốn, đay là điểm bất hợp lý trong sử dụng vốn của TCT. â Hàng tồn kho: Đây là khoản mục chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổngTSLĐ của TCT. Thấp nhất là 34,3% vào năm 2001 và lên tới 63,3% trong năm 2000. Điều này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của TCT (luôn có lượng dự trữ lớn )tuy nhiên nó sẽ gây ra những bất lợi lớn cho hoạt động của TCT vì nó làm cho vốn bị ứ đọng, không quay vòng được gây lãng phí . Nhìn chung trong những năm vừa qua TSLĐ có xu hướng tăng. Tuy nhiên nguồn dự trữ và các khoản phải thu chiếm một tỷ trong quá lớn. Đây là yếu tố gây khó khăn về mặt tài chính cho TCT. Trước mắt TCT cần có những biện pháp thu hồi vốn để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh . 1.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư vào TSCĐ Bảng 4: Tình hình vốn đầu tư vào TSCĐ Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2001 1.TSCĐ 1639 1709 1834 1981 2023 Nguyên giá 3405 4118 4068 4001 4327 Hao mòn 1766 2409 2234 2020 2304 2.Đầu tư TC dài hạn 22 20 25 28 24 3. Chi phí XDCB dở dang 212 199 180 154 204 Tổng TSCĐ 1873 1928 2039 2163 2251 Nguồn: Ban Kế toán-Thống kê- Tài chính VCĐ là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, do vậy ta có thể đánh giá khái quát về tình hình VCĐ thông qua việc đáng giá tình hình TSCĐ của TCT như sau: â VCĐ trong giai đoạn này tăng dần. Năm1997 là 1873 tỷ đồng, đến năm 2001là 2251 tỷ (tăng 20,2%). Như vậy trung bình mỗi năm tăng 5%. Nguyên nhân chủ yếu là do nguyên giá TSCĐ có xu hướng tăng do TCT càng ngày càng đầu tư nhiều để mua máy móc thiệt bị mới hiện đại thay cho những thiết bị cũ đã lạc hậu và năng suất thấp. Diều này có thể thúc đẩy TCT tăng năng suất , tạo ra những sản phẩm chất lượng hơn từ đó làm tăng doanh th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12004.DOC
Tài liệu liên quan