Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thú ba tại công ty bảo hiểm PJICO

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 3

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3

1.Bảo hiểm trách nhiệm 3

2. Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người ba. 4

3.Chủ xe cơ giới. 5

4. Người thứ ba. 5

II- SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI TRIỂN KHAI BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 6

1.Tình hình tai nạn giao thông đường bộ. 6

2. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 9

2.1 . Sự cần thiết khách quan. 9

2.2 Tác dụng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. 10

III- NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA. 11

1 . Đối tượng bảo hiểm 11

2. Phạm vi bảo hiểm. 15

2.1 Rủi ro được bảo hiểm. 15

2.2 Rủi ro loại trừ. 16

3. Hạn mức trách nhiệm và phí bảo hiểm. 17

3.1 Hạn mức trách nhiệm. 17

3.2 Phí bảo hiểm. 18

a) Khái niệm 18

b) Phương pháp tính phí. 19

4.Trách nhiệm và quyền lợi của các bên trong hợp đồng bảo hiểm. 23

4.1 Đối với công ty bảo hiểm. 23

a) Trách nhiệm : 23

b) Quyền lợi của công ty bảo hiểm. 24

4.2 Đối với chủ xe cơ giới (Người tham gia bảo hiểm) 25

a) Trách nhiệm 25

b) Quyền lợi của chủ xe cơ giới. 26

5. Giám định và bồi thường tổn thất. 26

5.1 Công tác giám định 26

5.2 Công tác bồi thường tổn thất. 28

CHƯƠNG II 33

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3 TẠI PJICO. 33

I . MỘT VÀI NÉT VỀ PJICO 33

1 – Lịch sử hình thành 33

2 . Quá trình phát triển. 35

3. Nguyên tắc hoạt động của PJICO . 36

4. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2000-2005. 37

5. Phương hướng và nhiệm vụ năm 2006 39

a) Những định hướng lớn năm 2006 39

b) Các mục tiêu cơ bản năm 2006: 40

II . TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI PJICO 40

1. Khâu khai thác. 41

2. Công tác giám định và bồi thường tổn thất. 54

2.1 Công tác giám định 54

2.2 Công tác bồi thường 58

3. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. 67

4. Đánh giá tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ở Công ty bảo hiểm PJICO. 71

4.1 Kết quả kinh doanh. 71

4.2 Hiệu quả kinh doanh 73

CHƯƠNG III 76

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở CÔNG TY BẢO HIỂM PJICO 76

I . ĐÁNH GIÁ CHUNG 76

1. Thuận lợi 76

2. Khó khăn 78

a) Môi trường kinh doanh: 78

b) Về phía người tham gia bảo hiểm: 79

c) Về phía PJICO 80

d) Về môi trường pháp lý: 80

e) Khó khăn khác: 81

f) Đánh giá chung về nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba của PJICO 81

II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA Ở CÔNG TY BẢO HIỂM PJICO 83

1.Công tác khai thác. 83

2. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. 88

3 . Công tác giám định và bồi thường tổn thất. 89

4. Công tác đào tạo cán bộ 91

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thú ba tại công ty bảo hiểm PJICO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm nói chung. Ngoài ra Nghị định 30/HĐBT ban hành ngày 10 tháng 3 năm 1988 quy định các chủ xe bắt buộc phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nên việc khai thác cũng sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với các sản phẩm bảo hiểm khác. Khai thác là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của nghiệp vụ bảo hiểm. Xuất phát từ nguyên tắc chung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là lấy số đông bù số ít, nhằm tạo lập nguồn quỹ bảo hiểm đủ lớn để dễ dàng san xẻ rủi ro. Doanh nghiệp bảo hiểm phải tổ chức tốt khâu khai thác. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác khai thác với hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Ý thức được PJICO là một công ty còn non trẻ, nguồn vốn và kinh nghiệm còn hạn chế so với các công ty bảo hiểm hoạt động lâu năm trên thị trường như Bảo Việt, Bảo Minh. Mặt khác, nhận thức được tâm lý của người dân là thích tham gia bảo hiểm ở công ty nhà nước nên trong thời gian vừa qua dưới những khó khăn của môi trường cạnh tranh đầy bất lợi, để tăng doanh thu, mở rộng thị phần, chiếm được lòng tin và sự ủng hộ của khách hàng đối với công ty, để đạt được mục tiêu PJICO đã rất quan tâm và tổ chức khâu khai thác với những kế hoạch, chiến lược và mục tiêu khai thác cụ thể. Ngay từ khi hoạt động và nhất là từ sau khi Chính phủ ra Nghị định 30/HĐBT ban hành ngày 10 tháng 3 năm 1988 và sau đó là Nghị định 155/CP/1997 quy định các chủ xe bắt buộc phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thì PJICO đã không ngừng có những kế hoạch, chiến lược đặt ra đối với ngiệp vụ này. Để có thêm nhiều khách hàng công ty không ngừng mở rộng mạng lưới khai thác, các chi nhánh văn phòng đại diện được mở ở các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tính cho đến năm 2005, công ty đã có trên 40 chi nhánh, công ty đã thành lập thêm 07 chi nhánh ( trên cơ sở nâng cấp từ văn phòng đại diện) tại Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Ninh, Hà Nam, Tiền Giang, Cà Mau : tách 3 phòng bảo hiểm khu vực của Sài Gòn thành trung tâm PJICO Sài Gòn. Năm 2005 Công ty đã tổ chức được 3 lớp tập huấn nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới cho 304 cán bộ. Ngoài ra việc mở rộng và phát triển hệ thống đại lý khai thác cũng là một công tác rất quan trọng bởi vì nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một nghiệp vụ đại chúng và có tính bắt buộc, tất cả các chủ phương tiện đều phải tham gia. Đại lý là lực lượng bán hàng, tiếp thị có hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp bảo hiểm đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng và giải thích cho khách hàng biết được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của nghiệp vụ bảo hiểm này. Hàng năm công ty đều mở các lớp tập huấn đại lý, giúp đại lý nhận thức và nắm rõ những nội dung quan trọng của nghiệp vụ chính vì vậy mà công tác khai thác của nghiệp vụ bảo hiểm này đạt được kết quả rât khả quan. Bảng 3 : Tình hình khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO (2001-2005) Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Sỗ xe thực tế lưu hành Ô tô Xe máy xe 8.952.930 557.092 8.395.835 10.880.400 607.400 10.273.000 12.675.402 655.992 12.019.410 14.474.618 705.192 13.769.426 16.201.344 761.606 15.439.738 Số xe tham gia bảo hiểm -Ô tô - Xe máy xe 115.909 67.785 48.124 183.845 105.785 78.060 646.453 120.385 526.068 1.604.255 135.410 1.468.845 1.919.539 128.321. 1.791.218 Tỷ lệ tham gia bảo hiểm Ô tô Xe máy % 1,30 12,16 0,57 1.70 17,41 0,76 5,10 18,35 4,37 11,08 19,20 10,67 11,85 16,85 11,60 Tốc độ tăng số xe tham gia bảo hiểm Ô tô Xe máy % - - - 58,61 56,06 62,21 251,63 13,80 573,93 148,16 12,48 179,21 19,65 -5,24 21,95 Nguồn: Phòng quản lý thị trường PJICO Qua bảng số liệu ta thấy số lượng xe cơ giới lưu hành tăng dần qua các năm. Xe ô tô tăng trung bình mỗi năm từ 6 – 8%, xe máy tăng trung bình từ 17 – 20%. Có sự biến động như vậy là do một số nguyên nhân sau: - Kinh tế phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, do vậy nhu cầu về phương tiện đi lại đã trở nên thiết yếu. - Mặt khác, lượng xe máy tăng nhanh đó là do hiện nay xe máy là phương tiện rất cơ động, có giá thành rẻ, xe máy Việt Nam chỉ khoảng 14 triệu đáp ứng được với thu nhập của đông đảo người lao động. Giá một chiếc xe ô tô do Việt Nam lắp ráp cũng đã rẻ hơn rất nhiều, hơn nữa nhiều ngân hàng thực hiện chính sách cho cá nhân, tổ chức vay tiền để mua ô tô và nhiều cơ sở bán hàng còn cho mua trả góp…Vì thế để có thể mua được một chiếc xe không còn là vấn đề tài chính khó khăn đối với mọi người dân. - Các phương tiện giao thông công cộng của nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, còn nhiều hạn chế trong việc đi lại (phải đi đúng tuyến, đúng giờ…), thái độ phục vụ chưa được tốt. Do vậy, mọi người thường đi lại bằng phương tiện riêng để chủ động hơn về thời gian. Tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ở PJICO cũng tăng qua các năm. Năm 2001 tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm là 1,3%, là một tỷ lệ thấp; năm 2004 tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm ở PJICO đã là 11,08%, đây là một kết quả đáng khích lệ, chứng tỏ sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo công ty cũng như các cán bộ nhân viên đã tăng cường công tác khai thác, thực hiện tốt các khâu sau bán hàng. Qua đó, uy tín của công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường. Năm 2005 tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm là 11,85%, công ty cần phải cố gắng hơn nữa trong công tác khai thác cũng như công tác giám định bồi thường để có thể thu hút nhiều hơn lượng xe tham gia bảo hiểm vì đây là loại hình bảo hiểm có ý nghĩa kinh tế- xã hội rất lớn. Công ty cũng cần phải có sự cố phối hợp chặt chẽ với cảnh sát giao thông, các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế trong việc thực hiện nghiêm chỉnh bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Cụ thể: Đối với xe máy: năm 2002 tốc độ tăng trưởng xe máy đạt 62,21% so với năm 2001. Sang năm 2003 tốc độ tăng trưởng đạt 573,93% so với năm 2002, do có sự hỗ trợ của Nghị định 15/2003 về xử phạt hành chính với quy định xử phạt xe máy chưa tham gia bảo hiểm, cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của ban giám đốc số người tham gia bảo hiểm xe máy ở PJICO đã tăng rất nhanh. Năm 2004 tốc độ tăng trưởng đạt 179,21% so với năm 2003. Năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 21,95% so với năm 2004. Hiện nay, trên toàn quốc tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm đang giảm đó là do sự buông dần việc thực hiện xử phạt hành chính, không có kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng, người mua bảo hiểm bắt buộc đối với xe máy do đó không còn tự giác như trước. Năm 2003, các doanh nghịêp khai thác được 35% số lượng xe vào thời điểm cao nhất, năm 2005 khai thác được khoảng 20% thị trường bảo hiểm xe máy. Tuy vậy, tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm ở PJICO tăng dần qua các năm : năm 2001 tỷ lệ này là 0,57%, năm 2004 là 10,67%, năm 2005 là 11,60% kết quả này phản ánh sự cố gắng nỗ lực của công ty trong điều kiện khó khăn chung của thị trường và của riêng công ty. Đối với xe ô tô, tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm cũng có xu hướng tăng qua các năm; năm 2005 tỷ lệ xe tham gia là 16,85%, giảm 5,24% so với năm 2004. Tốc độ tăng trưởng của xe ô tô tham gia bảo nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của xe máy đó là do đa số các chủ phương tiện xe ô tô bao giờ cũng tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự đầy đủ còn chủ phương tiện xe mô tô thì số lượng xe tham gia bảo hiểm mới chỉ chiếm 17- 20% số lượng xe toàn quốc, do đó việc khai thác bảo hiểm xe máy dễ dàng hơn. PJICO cần phải tập trung khai thác bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy vì đây là một nghiệp vụ rất hiệu quả trong thời gian vừa qua, thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy còn rất nhiều tiềm năng với tốc độ tăng xe máy mỗi năm trên dưới 2 triệu xe trong khi đó lượng xe tham gia bảo hiểm hãy còn ít. Qua đó, ta có thể thấy nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là một nghiệp vụ hứa hẹn rất nhiều sự phát triển, đặc biệt là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy. Năm vừa qua, tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm ở công ty thấp hơn so với Bảo Việt, Bảo Minh. Trong thời gian tới, công ty cần có chính sách, chiến lược cụ thể để khai thác được hiệu quả hơn. Trong giai đoạn vừa qua bên cạnh những yếu tố tích cực khả quan của nền kinh tế thì công ty luôn phải đối diện với những khó khăn: - Sự thâm nhập thị trường của các công ty cổ phần bảo hiểm mới làm cho tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm vốn đã rất khốc liệt thì nay càng mạnh hơn. Đa số các công ty đều đánh giá PJICO là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình nên càng làm tăng sức ép cho công ty - Ý thức tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới chưa cao. Việc nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc tham gia còn hạn chế. Hiện nay chế độ bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ở Việt Nam chưa được người dân thực sự quan tâm và tham gia vì chính lợi ích của bản thân người tham gia giao thông. Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc nhưng đa số người tham gia giao thông không được biết rõ, thậm chí nhiều người còn bất bình : Bảo hiểm là chuyện tự nguyện của mỗi người, tại sao lại bắt họ phải tham gia trong khi họ không có nhu cầu và không thấy được lợi gì - Tâm lý của người dân là thích tham gia bảo hiểm ở công ty Nhà nước hơn là một công ty cổ phần, mặt khác công ty mới được thành lập từ năm 1995, bước vào thị trường muộn hơn so với Bảo Việt và Bảo Minh, điều này cũng gây khó khăn cho công ty khi phải cạnh tranh trong việc tìm kiếm khách hàng. - Về phía công ty: • Trước năm 2005, hệ thống quy trình nghiệp vụ do nhiều phòng ban cùng quản lý (phòng quản lý nghiệp vụ, phòng hàng hải, phòng xe cơ giới) đã có nhiều văn bản hướng dẫn dẫn tới sự chồng chéo không có sự thống nhất trên toàn hệ thống làm cho việc bán hàng ở các chi nhánh, văn phòng lộn xộn không đưa ra được quyền lợi tốt nhất cho khách hàng cũng như không có chiến lược chống lại đối thủ cạnh tranh. • Chi phí giao dịch chăm sóc khách hàng tương đối thấp và không đồng đều giữa các khu vực dẫn đến tình trạng cạnh tranh nội bộ. • Công tác theo dõi tái tục hợp đồng chưa được triệt để dẫn tới nhiều khách hàng muốn tham gia bảo hiểm nhưng nhiều khi họ không để ý khi nào hết hạn hợp đồng. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là bảo hiểm bắt buộc nên họ có thể mua ở công ty nào cũng được( thường với những sản phẩm tự nguyện các công ty bảo hiểm sẽ có chính sách khuyến mại khác nhau). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu phí của nghiệp vụ này. • Hầu hết các cán bộ đều là các cán bộ trẻ, mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, nhiều mối quan hệ. Tuy nhiên công ty có những thuận lợi : - Thương hiệu PJICO đã được nhiều khách hàng biết đến hơn nữa nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là nghiệp vụ đại chúng, và là loại hình bảo hiểm bắt buộc, mọi chủ xe cơ giới đều phải tham gia theo quy định của pháp luật. - PJICO đã xây dựng được hệ thống bán hàng các đại lý tại khắp các tỉnh thành, trên toàn quốc, duy trì và phát triển hệ thống bán bảo hiểm xe máy qua các Đại lý chủ yếu tại các Cây Xăng, các tổng đại lý và đại lý bán gas,đặc biệt chú ý duy trì qua các trạm xăng dầu. Các cửa hàng bán gas và dầu nhờn trong Hệ thống của Tổng Công ty xây dựng Việt Nam. Và ở các Điểm đăng ký xe, thu thuế trước bạ, bán xe mới, Các bãi gửi xe trên địa bàn Hà Nội.... - Một số đơn vị hành chính đã tham gia Bảo hiểm tại PJICO (cơ quan chính quyền địa phương, Bộ Quốc phòng…). Đây là những khách hàng lớn ít gặp rủi ro. - PJICO có đội ngũ lực lượng cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình trong công việc. - Các cán bộ lãnh đạo cơ sở là các cán bộ có kinh nghiệm, các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm nên việc khai thác, giám định bồi thường có nhiều thuận lợi khiến cho khách hàng ngày càng tin tưởng vào công ty. Khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm thường được chia làm hai loại : khách hàng là các cá nhân và khách hàng là các tổ chức trong xã hội. Mặc dù có mong muốn và kì vọng tương tự nhau nhưng giữa hai nhóm khách hàng vẫn có sự khác nhau về nhu cầu bảo hiểm: Khách hàng là các cá nhân : Do kinh tế xã hội ngày càng phát triển và thu nhập, đời sống của dân cư ngày càng cao nên các cá nhân tham gia bảo hiểm ngày càng nhiều. Khách hàng là các tổ chức kinh tế xã hội: Nhóm này bao gồm các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội nghề nghiệp và cả các đơn vị hành chính sự nghiệp. Họ là những khách hàng lớn, có giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm rất cao. Đặc điểm này đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải có chính sách giữ khách hàng để giữ được thị phần, đảm bảo sự tái tục hợp đồng. Theo sự quy định của pháp luật mọi cá nhân và các tổ chức kinh tế xã hội đều phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Việc phân ra hai nhóm khách hàng này sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm có các chính sách tiếp cận, khai thác khách hàng hợp lý. Hiện nay, việc phân phối sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được thực hiện qua hai kênh: Kênh phân phối trực tiếp: tuy nhiên chỉ áp dụng đối với những khách hàng lớn, các công ty liên doanh hay các khách hàng truyền thống, họ mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cho hệ thống xe của mình cùng với bảo hiểm vật chất thân xe (chủ yếu là xe ô tô). Công ty sẽ cử cán bộ khai thác đến tận công ty để thu phí, cách này sẽ tạo thêm được mối quan hệ mật thiết với khách hàng. Kênh phân phối gián tiếp : Loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thường được phân phối qua kênh này. Đội ngũ cộng tác viên, đại lý sẽ đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng. Ngoài ra các khách hàng có thể đến các chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty được đặt ở trên khắp các tỉnh thành trên cả nước để mua bảo hiểm. Trong những năm vừa qua công ty đã sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền, quảng cáo như qua báo, tạp chí (thời báo kinh tế, tạp chí vinare), qua các tờ rơi, sách nhỏ, qua trang web, qua các hoạt động yểm trợ nhờ vậy mà thương hiệu PJICO đã được nhiều người biết đến, do đó ngày càng có nhiều người tham gia bảo hiểm tại PJICO, góp phần làm tăng doanh thu của nghiệp vụ và của toàn công ty. Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đã được PJICO triển khai khá thành công, doanh thu của nghiệp vụ tăng dần qua các năm. Bảng 4:Doanh thu phí BHTNDS xe cơ giới của PJICO (2001-2005) Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu phí ô tô(1000đ) 13.900.700 19.461.150 32.539.050 54.737.670 52.609.677 Doanh thu phí xe máy (1000đ) 1.704.560 2.961.850 28.933.780 80.786.450 98.517.010 Doanh thu nghiệp vụ (1000đ) 15.605.260 22.423.000 61.472.830 135.524.120 151.126.687 Doanh thu nghiệp vụ BHXCG (1000đ) 35.400.000 40.760.000 132.910.900 277.220.868 322.886.520 Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn công ty (1000đ) 138.300.000 175.800.00 330.760.930 596.024.436 720.000.000 Tốc độ tăng doanh thu nghiệp vụ(%) - 43,69 174,15 120,46 11,51 Tỷ trọng doanh thu phí BHTNDSso với phí bảo hiểm gốc(%) 11.,28 12,75 18,58 22.74 20.99 Nguồn: Phòng xe cơ giới Qua bảng số liệu ta thấy : Doanh thu phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tăng qua các năm và nó đóng góp một phần không nhỏ vào trong tổng doanh thu phí bảo hiểm của công ty. Năm 2001 doanh thu phí là 15.605.260 nghìn đồng chiếm 11,28% doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn công ty. Năm 2002 doanh thu phí là 22.423.000 nghìn đồng, tăng 43,69% so với năm 2001,chiếm 12,75% doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn công ty. Năm 2003 doanh thu phí là 61.472.830 nghìn đồng, tăng 174,15% so với năm 2002, chiếm18,58% doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn công ty. Năm 2003 là năm nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đạt tốc độ tăng cao nhất. Từ năm 2003 công ty có thêm dịch vụ cho khách hàng tham gia bảo hiểm xe cơ giới như số điện thoại nóng nhằm giải quyết, cứu hộ 24/24 khi có tai nạn xảy ra. Qua đó, uy tín của công ty ngày càng được củng cố, thu hút thêm nhiều khách hàng tham gia và giữ chân được những khách hàng truyền thống. Đối với xe máy, năm 2003 phí thu được tăng 876,88% góp phần đáng kể vào doanh thu chung và là nguyên nhân chính khiến cho doanh thu nghiệp vụ tăng 174,5%. Để có được thành công này là do có sự chỉ đạo sát sao của cán bộ lãnh đạo công ty đã hướng dẫn các đơn vị triển khai nghiệp vụ: Tập trung phát triển các đại lý bán bảo hiểm xe máy chuyên nghiệp. Công ty đã bổ xung thêm 3% (theo doanh thu thực thu bảo hiểm xe máy) chi phí quản lý, bán hàng. tổ chức các đợt khuyến mại( bán một bảo hiểm xe máy thưởng 01 lít xăng, tặng mũ..) để khuyến khích khách hàng. Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty doanh thu nghiệp vụ đã đạt tốc độ tăng rất cao, tạo đà phát triển cho các năm tiếp theo. Mặt khác, từ năm 2003 Chính phủ có sự chỉ đạo yêu cầu công an tăng cường kiểm tra các chủ xe máy bắt buộc họ phải xuất trình giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy đối với người thứ ba và do có sự hỗ trợ của Nghị Định số 15/2003 của Chính phủ về xử phạt hành chính với các quy định xử phạt xe máy chưa tham gia bảo hiểm. Do đó số người tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy ngày càng tăng và nhờ vậy mà doanh thu của nghiệp vụ này tăng rất nhanh Năm 2004 doanh thu phí là 135.524.120 nghìn đồng tăng 120,46% so với năm 2003, chiếm 22,74% doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn công ty. Doanh thu phí từ xe máy là 80.786.450 nghìn đồng, tăng 179,21%, gấp 1,48 lần doanh thu phí từ ô tô. Nghiệp vụ này đã đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu phí của toàn công ty. Năm 2004, để thực hiện tốt chiến dịch bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy, PJICO đã huy động mọi cán bộ, nhân viên của công ty cùng thực hiện bán bảo hiểm xe máy, các cán bộ bán bảo hiểm của PJICO đều bắt buộc phải tham gia các lớp tập huấn, đào tạo. Qua các lớp tập huấn đó các cán bộ của PJICO đã hiểu rõ hơn về các nội dung quan trọng của bảo hiểm trách nhiệm dân sự, vì vậy họ có thể giải thích cho người tham gia bảo hiểm về lợi ích và tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, thu hút được đông đảo người dân tham gia bảo hiểm Năm 2004 là một năm thành công, tạo đà phát triển cho các năm tiếp theo, công ty đã xây dựng được một thương hiệu mạnh và hệ thống phục vụ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thời báo kinh tế bình chọn PJICO là “thương hiệu mạnh nhất năm 2004” của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Năm 2005, doanh thu phí là 151.126.687 nghìn đồng, tăng 11,51% so với năm 2004, chiếm 20,99% doanh thu phí bảo hiểm gốc toàn công ty. Thị trường bảo hiểm xe máy cạnh tranh rất quyết liệt : năm 2004 Bảo Minh mất thị trường này nên họ làm rất quyết liệt để giành lại thị trường này. Bảo Việt vẫn là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn (50%) trong khai thác nhưng do năm 2004 Bảo Việt mất nhiều thị phần về PJICO nên ngay từ đầu năm nay họ đã triển khai đồng loạt việc đại lý nhân thọ kết hợp với việc bán bảo hiểm xe máy. Nhiều đại lý của PJICO đã chuyển sang làm cho các công ty khác. Ngoài ra, các đại lý lớn trước đây ( các cây xăng…) thường chỉ bán bảo hiểm cho PJICO nhưng hiện nay họ vẫn bán bảo hiểm cho các công ty khác do được hưởng cơ chế cao hơn. Mặt khác, công tác kiểm tra xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của công an giao thông không còn quyết liệt như trước, ý thức tự giác của người mua bảo hiểm bắt buộc đối với xe máy do đó cũng giảm đi. Năm 2005 là một năm khó khăn của PJICO ( các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nói chung và PJICO nói riêng đã trải qua một năm đầy khó khăn), mặt khác cũng do ảnh hưởng của khó khăn chung toàn thị trường (toàn thị trường cũng chỉ tăng 16,5% so với mức tăng của năm 2004) nên tốc độ tăng doanh thu phí nghiệp vụ có giảm so với năm 2005. Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba vẫn luôn giữ vai trò quan trọng, là nghiệp vụ mũi nhọn của công ty. Đây cũng là nghiệp vụ giúp PJICO giữ được thị phần trong sức ép hội nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và đại lý. Bảng 5: Hiệu quả khai thác nghiệp vụ BHTNDS xe cơ giới tại PJICO (2001-2005) Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu phí ( nghìn đồng) 15.605.300 22.423.000 61.472.830 135.524.120 151.126.687 Chi phí khai thác(nghìn đồng) 913.985,6 1.848.894,5 9.836.569 27.286.108 31.860.560 Tốc độ tăng chi phí(%) - 102,29 432,02 177,39 16,76 Hiệu quả khai thác(nghìn/nghìn) 17,07 12,13 6,24 4,97 4,74 Nguồn: phòng xe cơ giới Qua bảng số liệu ta thấy: Mặc dù doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ tăng dần qua các năm (từ năm 2003 tăng rất nhanh) nhưng chi phí cũng tăng theo và hiệu quả khai thác nghiệp vụ có xu hướng giảm xuống qua các năm đó. Điều này có nghĩa là cùng với một đồng chi phí bỏ ra thì doanh thu phí bảo hiểm gốc của năm sau sẽ thấp hơn năm trước Năm 2001, một đồng chi phí khai thác tham gia tạo ra 17,07 đồng doanh thu. Đến năm 2002, tốc độ tăng doanh thu là 43,69% nhưng chi phí khai thác tăng 102,29% khiến cho hiệu quả khai thác là một đồng chi phí bỏ ra thu được 12,13 đồng doanh thu. Năm 2003, tốc độ tăng doanh thu là 174,15%, tốc độ tăng chi phí là 432,02%, cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu và hiệu quả khai thác còn 6,24 đồng. Năm 2004 cũng tương tự như thế tốc độ tăng doanh thu là 120,46% nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí là 177,39% và hiệu quả khai chỉ còn là 4,97 đồng. Năm 2005 là một năm khó khăn của PJICO, cùng với xu hướng chung thì hiệu quả khai thác của nghiệp vụ giảm xuống còn 4,74 đồng. Nguyên nhân là do chi phí khai thác gồm có chi phí hoa hồng, chi tiếp thị và một số khoản chi khác. Chi hoa hồng thì do sự quy định của Bộ tài chính, để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, tránh tình trạng tuỳ tiện tăng hoa hồng khai thác cho các đại lý, môi giới, Bộ tài chính có quy định một tỉ lệ phần trăm nhất định so với doanh thu và các doanh nghiệp bảo hiểm phải áp dụng tỉ lệ đó để tính hoa hồng, Để nâng cao quyền lợi cho các đại lý thì gần đây tỉ lệ phần trăm đó ngày càng tăng khiến chi hoa hồng của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng tăng theo. Mặt khác, do sự cạnh tranh khốc liệt ở trên thị trường, ngoài những công ty bảo hiểm lâu năm như Bảo Việt, Bảo Minh, PTI… còn có rất nhiều công ty mới thành lập như Viễn Đông,AAA… và các công ty bảo hiểm nước ngoài khác khiến cho PJICO gặp không ít khó khăn trong việc khai thác nghiệp vụ, công ty phải bỏ ra một khoản chi phí tiếp thị cho nghiệp vụ ngày càng nhiều. Khoản chi phí tiếp thị này cũng tính trên một tỷ lệ phần trăm nhất định so với doanh thu phí bảo hiểm. Do vậy càng khai thác được nhiều doanh thu thì khoản chi hoa hồng và chi tiếp thị cũng tăng theo khiến cho hiệu quả khai thác giảm dần. 2. Công tác giám định và bồi thường tổn thất. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường. Để được bồi thường, người tham gia bảo hiểm phải tiến hành khiếu nại đòi bồi thường. Giải quyết khiếu nại một cách chủ động nhanh chóng, chính xác, hợp lý là sự biểu hiện cụ thể trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng của mình. Để xác định chính xác số tiền bồi thường, trước hết doanh nghiệp bảo hiểm phải tiến hành giám định tổn thất và từ kết quả giám định doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường. 2.1 Công tác giám định Khi xảy ra tổn thất việc giám định là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên khách hàng và nhà bảo hiểm, thông qua giám định nhà bảo hiểm xác định được rủi ro có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không, nếu thuộc phạmvi bảo hiểm thì mức độ lỗi của chủ xe là bao nhiêu để từ đó tiến hành bồi thường. Và cũng dựa vào kết quả giám định công ty có thể tìm ra nguyên nhân của rủi ro để từ đó kịp thời đề ra các biện pháp đề phòng, ngăn ngừa tổn thất. Giám định tổn thất được thực hiện bởi các chuyên viên giám định bảo hiểm. Chuyên viên giám định phải công minh, cẩn thận và hiểu biết một cách thấu đáo về nghiệp vụ bảo hiểm mình phụ trách, nắm vững Luật dân sự, luật an toàn giao thông... Phải thi hành công vụ một cách mẫn cán, chấp hành nghiêm chỉnh những chỉ thị, ý kiến của doanh nghiệp bảo hiểm. Xe cơ giới có đặc trưng là hoạt động trên phạm vi rộng toàn quốc, do đó tai nạn có thể xảy ra bất cứ ở đâu, khi nào. Để đáp ứng được nhu cầu, tính chất của công việc là kịp thời, chính xác, cũng như đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng với mục đích tăng cường chất lượng phục vụ. PJICO quy định các giám định viên ở các chi nhánh thuộc địa bàn nơi xảy ra sự cố tai nạn phải đi giám định thu thập thông tin ngay để việc liên lạc giữa các đơn vị với nhau, cũng như giữa các đơn vị với công ty trong lĩnh vực giám định được thông suốt, công tác giám định và thu thập thông tin ban đầu sẽ không bị chậm chễ đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng, nhất là các vụ tổn thất xảy ra ngoài giờ hành chính. Từ năm 2003, PJICO đã thiết lập đường dây điện thoại nóng chuyên phục vụ cho công tác giám định tổn thất và ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32413.doc
Tài liệu liên quan