Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động Marketing của công ty TNHH Sài Gòn Co.op Cống Quỳnh

MỤC LỤC

TRANG

LỜI MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG 1: CƠSỞ LÝLUẬN VỀ MARKETING

1.1 Khái niệm về marketing . 4

1.1.1 Định nghĩa. 4

1.1.2 Vai trò, chức năng của marketing . 4

1.1.2.1 Vai tròcủa marketing . 4

1.1.2.2 Chức năng của marketing . 4

1.2 Phân tích môi trường kinh doanh . 5

1.2.1 Phân tích môi trường vĩmô . 5

1.2.1.1 Yếu tốvềdân số . 5

1.2.1.2 Yếu tốvềkinh tế . 5

1.2.1.3 Yếu tốvềmôi trường . 5

1.2.1.4 Yếu tốvềdây chuyền công nghệ . 5

1.2.1.5 Yếu tốvềpháp luật . 5

1.2.1.6 Yếu tốvềvăn hóa . 6

1.2.2 Phân tích môi trường vi mô . 6

1.2.2.1 Khách hàng . 6

1.2.2.2 Nhàcung ứng . 6

1.2.2.3 Đối thủcạnh tranh . 7

1.2.2.3.1 Đối thủcạnh tranh hiện tại . 7

1.2.2.3.2 Đối thủcạnh tranh tiềm ẩn . 7

1.2.2.4 Sản phẩm thay thế . 7

1.2.3 Phân tích môi trường nội bộ . 7

1.3 Phân khúc thịtrường . 8

1.3.1 Khái niệm phân khúc thịtrường . 8

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân khúc thịtrường . 8

1.3.3 Các tiêu thức phân khúc thịtrường . 8

1.3.4 Xác định thịtrường mục tiêu và định vịsản phẩm . 9

1.3.4.1 Xác định thịtrường mục tiêu . 9

1.3.4.2 Định vịsản phẩm . 10

1.4 Chiến lược marketing – mix . 11

1.4.1 Sản phẩm . 11

1.4.2 Giá . 11

1.4.3 Phân phối . 12

1.4.4 Chiêu thị . 13

1.4.4.1 Quảng cáo. 13

1.4.4.2 Khuyến mãi . 13

1.4.4.3 Bán hàng cánhân . 14

1.4.4.4 Quan hệcông chúng . 14

1.4.4.5 Marketing trực tiếp . 14

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀPHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG

MARKETING TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SÀI GÒN CO.OP CỐNG

QUỲNH

2.1 Sơlược vềLiên Hiệp Hợp Tác XãThương Mại Tp.HCM . 17

2.1.1 Lịch sửhình thành . 17

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Liên Hiệp Hợp Tác XãThương

Mại TP.HCM . 18

2.1.2.1 Chức năng . 19

2.1.2.2 Nhiệm vụ. 19

2.1.2.3 Quyền hạn . 19

2.2 Giới thiệu về Công ty trách nhiệm hữu hạn Sài Gòn Co.op Cống Quỳnh . 20

2.2.1 Lịch sử phát triển . 20

2.2.2 Cơcấu nhân sự . 21

2.2.3 Cơcấu bộ máy quản lý . 23

2.2.4 Chức năng vànhiệm vụ của các bộ phận . 24

2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sài Gòn

Co.op Cống Quỳnh . 26

2.4 Tổng quan thị trường bán lẻ tại Thành Phố Hồ ChíMinh . 27

2.4.1 Sơlược thị trường bán lẻ tại TPHCM . 27

2.4.2 Tiến trình phát triển của siêu thị tại Thành Phố Hồ ChíMinh. 28

2.5 Hoạt động marketing của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sài Gòn Co.op Cống

Quỳnh . 30

2.5.1 Thịtrường mục tiêu của Công ty . 30

2.5.2 Định vịthịtrường . 31

2.5.3 Phân tích yếu tốmôi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của

Công ty trách nhiệm hữu hạn Sài gòn Co.op Cống Quỳnh. 31

2.5.3.1 Môi trường vĩmô. 31

2.5.3.1.1 Yếu tốvềdân số . 31

2.5.3.1.2 Yếu tốvềkinh tế . 32

2.5.3.1.3 Yếu tốvềmôi trường . 33

2.5.3.1.4 Yếu tốvềdây chuyền công nghệ. 33

2.5.3.1.5 Yếu tốvềpháp luật . 33

2.5.3.1.6 Yếu tốvềvăn hóa . 34

2.5.3.2 Môi trường vi mô. 34

2.5.3.2.1 Khách hàng . 34

2.5.3.2.2 Nhàcung ứng . 36

2.5.3.2.3 Đối thủcạnh tranh . 37

2.5.3.2.3.1 Đối thủcạnh tranh hiện tại . 38

2.5.3.2.3.2 Đối thủcạnh tranh tiềm ẩn . 40

2.5.3.2.4 Sản phẩm thay thế . 41

2.5.3.3 Môi trường nội bộ . 43

2.5.3.3.1 Con người . 43

2.5.3.3.2 Hoạt động marketing . 45

2.5.3.3.3 Vốn . 45

2.5.3.3.4 Các phương pháp đo lường . 45

2.5.3.4 Chiến lược marketing – mix. 47

2.5.3.4.1 Chiến lược sản phẩm . 47

2.5.3.4.2 Chiến lược giá . 50

2.5.3.4.3 Chiến lược phân phối . 52

2.5.3.4.4 Chiêu thị . 54

2.5.3.5 Dịch vụ khách hàng . 59

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG MARKETING

CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SÀI GÒN CO.OP CỐNG QUỲNH

3.1 Giải pháp chiến lược marketing – mix . 63

3.2 Giải pháp marketing dành cho nhóm thị trường . 65

3.3 Kiến nghị . 69

Kết luận chung . 71

Tài liệu tham khảo . 72

Phụ lục

pdf104 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2725 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động Marketing của công ty TNHH Sài Gòn Co.op Cống Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
400 các loại siêu thị và hàng trăm cửa hàng tiện lợi khác. Năm 2009, người Việt Nam chi gần 60 tỷ USD cho việc mua sắm nên việc tạo nên sức hấp dẫn cũng là điều dễ hiểu. Năm 2009, ngành bán lẻ Việt Nam được cho là ngành kinh tế có mức tăng trưởng cao nhất Việt Nam 12% và con số này chỉ đứng sau các nước trong khu vực như Trung Quốc: 51%, Thái Lan: 34%, Singapore: 90%, Malaysia: 60%... Hiện nay ngành bán lẻ Việt Nam đã đóng góp trên 15% vào GDP hàng năm, tạo việc làm cho hơn 5,4 triệu lao động. Thị trường bán lẻ Việt Nam tuy quy mô còn nhỏ song vẫn rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên dưới 8%. Nền kinh tế của nước ta có tốc độ tăng trưởng liên tục cao, ổn định chính trị. Và hiện nay có 5 tập đoàn bán lẻ nước ngoài có quy mô đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm Metro bán buôn, BigC bán lẻ tổng hợp, Parkson chuyên kinh doanh hàng công nghiệp, Lotte kinh doanh siêu thị và cửa hàng bán lẻ, Louis Vuition chỉ bán sản phẩm mang nhãn hiệu của họ. Các tập đoàn này đã có mặt ở các đô thị chính của nước ta như: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…qua việc mở các siêu thị quy mô lớn, có sức hút mạnh với các khách hàng cả trong bán buôn và bán lẻ. Cho nên với sự bành trướng và xuất hiện của các nhà bán lẻ nước ngoài như hiện nay thì thị phần của hệ thống bán lẻ trong nước bị “co lại”. Vì thế mà các nhà bán lẻ trong nước cần liên kết lại, xây dựng chiến lược cạnh tranh hợp lý. Và ngày 22/01/2010 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (quy mô vốn lên tới 6000 tỷ đồng) được thành lập, từ sự liên kết của 4 doanh nghiệp phân phối hàng đầu nội địa là Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng Công ty thương mại Hà Nội, Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM và Tập đoàn Phú Thái nhằm tăng sức mạnh của doanh nghiệp với giá cả hợp lý, phương thức dịch vụ và thanh toán tốt nhất cho người tiêu dùng. Và hiện nay hoạt động bán lẻ hiện đại ngày càng chiếm ưu thế và sẽ tăng trưởng Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SÀI GÒN CO.OP CỐNG QUỲNH GVHD: ThS. PHẠM THỊ KIM DUNG 28 SVTH: TRẦN LÊ NHƯ NGỌC mạnh mẽ. Người tiêu dùng ngày càng tiến tới xu hướng mua sắm mới và yêu cầu ngày càng cao, các phương thức bán lẻ mới như bán hàng qua mạng, điện thoại di động…ngày càng trở nên nhiều hơn. Các sản phẩm tung ra thị trường đảm bảo vấn đề môi trường như bao bì an toàn, xanh sạch và thân thiện sẽ được người tiêu dùng tin tưởng và ưa thích. Đề cập đến xu hướng tiêu dùng, theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam từ đầu năm đến nay, Nielsen đã thực hiện hai cuộc khảo sát về niềm tin của người tiêu dùng toàn cầu và kết quả cho thấy, người tiêu dùng cân nhắc hơn khi lựa chọn sản phẩm, họ hướng tới những sản phẩm được khuyến mãi rẻ tiền hơn và người tiêu dùng trong nước cũng trong xu thế đó. Trong đó, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến những sản phẩm có lợi hơn cho sức khỏe, sản phẩm chăm sóc gia đình. Ở thị trường trong nước hiện nay liên tục đưa ra những chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng. Tuy nhiên họ phải cân nhắc vì không phải chương trình khuyến mãi nào cũng phù hợp. Chẳng hạn, trong khi người tiêu dùng ở Thành Phố Hố Chí Minh rất thích các hình thức khuyến mãi như: tặng kèm hàng, tăng trọng lượng sản phẩm thì người tiêu dùng Hà Nội chỉ thích hình thức giảm giá. Do đó, các nhà sản xuất cần nắm rõ tâm lý của người tiêu dùng để tạo ra những chương trình khuyến mãi cho phù hợp. Trong thời gian gần đây, siêu thị là mô hình bán lẻ được nhiều người tiêu dùng Việt Nam chú ý và yêu thích vì những đặc tính như giá cả phù hợp, không gian thoáng mát, sản phẩm an toàn chất lượng. Những điểm yếu của hệ thống bán lẻ Việt Nam đó là: tính chuyên nghiệp, tài chính, tính liên kết, chiến lược dài hạn….Và hoạt động của mô hình siêu thị đã dần dần khắc phục những điểm yếu trên góp phần làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển trong thời gian tới. 2.4.2 Tiến trình phát triển của siêu thị tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Trước năm 1985, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại và do cách quản lý kinh tế yếu kém, dẫn đến đời sống nhân dân cơ cực, nghèo đói. Sau đại hội Đảng lần thứ IV năm 1986 Đảng chủ trương chuyển đổi nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Với chủ trương và đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực và đáng mừng. Đời sống của nhân dân được cải thiện và không ngừng được nâng cao. Theo thống kê của Cục Thống kê TPHCM năm 2009 cho thấy, trong 100 hộ gia đình , số Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SÀI GÒN CO.OP CỐNG QUỲNH GVHD: ThS. PHẠM THỊ KIM DUNG 29 SVTH: TRẦN LÊ NHƯ NGỌC hộ có tiện nghi sinh hoạt như sau: Bảng 2.4: Tỷ lệ hộ gia đình có các tiện nghi sinh hoạt tại TPHCM Đơn vị tính: % Tiện nghi Năm 2004 Năm 2006 Năm 2008 Tivi 96,20 96,08 98,84 Video 67,8 64,31 53,49 Tủ lạnh 70,60 74,90 81,40 Xe gắn máy 80,00 85,10 91,86 Nguồn: Cục thống kê Thành Phố Hồ Chí Minh Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ hộ gia đình có sử dụng các tiện nghi sinh hoạt ngày càng tăng chứng tỏ mức sống người dân cũng ngày được nâng cao. Nắm bắt được sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu của người dân trong thành phố; năm 1996 siêu thị Maximark ra đời đầu tiên tại 3C đường 3/2 quận 10. Đây là siêu thị ra đời đầu tiên tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Kế tiếp là một số siêu thị như: Citimart Nguyễn Văn Cừ, Mini mart Ngô Gia Tự lần lượt ra đời. Tuy đây là một loại hình kinh doanh mua bán văn minh, lịch sự nhưng do còn quá mới mẻ nên thực sự chưa thu hút được khách hàng. Do đó mà giai đoạn này chỉ chựng lại một số siêu thị như: Bảng 2.5: Các siêu thị đầu tiên được thành lập trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Tên siêu thị Ngày thành lập Địa chỉ Siêu thị Maximark 5/01/1996 3C đường 3/2 Quận 10 Siêu thị Citimart 28/01/1994 235 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5 Siêu thị Minimart 16/6/1994 355-356 Ngô Gia Tự, Quận 10 Siêu thị Phong Lan 30/9/1994 85 Đồng Khởi, Quận 1 Nguồn: Sở Thương Mại Thành Phố Hồ Chí Minh Trong giai đoạn hình thành siêu thị chưa thực sự thu hút nhiều khách hàng đến đây mua sắm, giá cả ở siêu thị thì cao gấp nhiều lần ở chợ. Đến năm 1996, Saigon Co.op cũng cho khai trương một siêu thị mới tại 189C Cống Quỳnh Quận 1 với mặt hàng Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SÀI GÒN CO.OP CỐNG QUỲNH GVHD: ThS. PHẠM THỊ KIM DUNG 30 SVTH: TRẦN LÊ NHƯ NGỌC khá phong phú và giá cả phải chăng. Nhờ vậy, đã chiếm được lòng tin của khách hàng và thu hút khách đến ngày càng đông. Thành công của siêu thị Cống Quỳnh đã thúc đẩy ngành siêu thị Thành phố phát triển ngày càng mạnh. Nhiều siêu thị tiếp tục ra đời như: Co.opmart Trần Hưng Đạo tháng 9/1997; siêu thị Miền Đông tháng 12/1997; Co.opmart Hậu Giang tháng 1/1998… và việc đi mua sắm ở siêu thị đã trở thành thói quen của nhiều người dân Thành phố. Cho đến hiện tại thì tổng số siêu thị thuộc Liên hiệp HTX Thành phố Hồ Chí Minh là 44 siêu thị lớn, vừa và nhỏ hoạt động trên các địa bàn quận 1, quận 3, quận 5, quận 6, quận 11, quận Bình Thạnh… 2.5 Hoạt động marketing của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sài Gòn Co.op Cống Quỳnh: Hoạt động marketing có một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh. Nó hướng dẫn chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Nhờ các hoạt động marketing các quy định đề ra trong kinh doanh có cơ sở khoa học vững chắc hơn, doanh nghiệp có điều kiện thông tin đầy đủ hơn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Hoạt động marketing có ảnh hưởng to lớn, quyết định đến doanh số, chi phí lợi nhuận và qua đó đến hiệu quả kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu hiệu quả kinh doanh tốt thì cần phải có các chiến lược nghiên cứu, phân tích và đề ra các chiến lược marketing. 2.5.1 Thị trường mục tiêu của Công ty: Thị trường là tập hợp tất cả những người mua thật sự hay người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm. Trên một thị trường rộng lớn, một công ty phải thừa nhận rằng không thể phục vụ được tất cả khách hàng. Do đó, việc phân khúc thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện những phân khúc thị trường mới, phân khúc thị trường hấp dẫn nhất mà doanh nghiệp có thể phục vụ hiệu quả. Và siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh thực hiện phân khúc theo nhiều tiêu thức như: giới tính, độ tuổi, thu nhập vì siêu thị là một khu liên hợp tham quan – mua sắm – giải trí nên thu hút nhiều loại khách hàng khác nhau đáp ứng nhu cầu với nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng về chủng loại. Siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh phục vụ cho tầng lớp dân cư có mức sống trung bình, trung bình khá và khá. Qua các cuộc Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SÀI GÒN CO.OP CỐNG QUỲNH GVHD: ThS. PHẠM THỊ KIM DUNG 31 SVTH: TRẦN LÊ NHƯ NGỌC khảo sát về “Tỷ lệ độ tuổi của khách hàng đi siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh” của tổ marketing thì phần đông khách hàng đến với siêu thị chủ yếu là nữ chiếm 75,8%. Đặc biệt là ở độ tuổi từ 30 đấn 40 chiếm tỉ lệ cao nhất 30,67%; độ tuổi từ 20 đến 30 chiếm 29,43%; độ tuổi từ 40 đến 50 chiếm 25,19%; độ tuổi từ 50 đến 60 chiếm 7,73%; độ tuồi từ 60 đến 70 chiếm 1,75%. Do đó chân dung khách hàng mục tiêu của Co.opmart Cống Quỳnh là những phụ nữ ở độ tuổi từ 20-50. Một trong những yếu tố của thị trường mà nhà kinh doanh phải quan tâm đó là nhu cầu, thị hiếu của thị trường; hay nói cách khác đó chính là nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Khách hàng là yếu tố trung tâm chi phối toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mọi chiến lược doanh nghiệp đề ra dựa trên nền tảng khách hàng. Quán triệt mục tiêu đó, ngay từ khi mới thành lập và cho đến hiện nay, Cống Quỳnh đã khẳng định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. 2.5.2 Định vị thị trường: Sự thành công của siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh, siêu thị ra đời đầu tiên của hệ thống siêu thị Co.opmart, là hình mẫu cho sự ra đời của các siêu thị Co.opmart khác. Có thể nói sự ra đời của Co.opmart Cống Quỳnh với hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, nhiều ưu đãi tiện ích đã phần nào thay đổi suy nghĩ của người tiêu dùng về siêu thị là “siêu giá”. Để tiếp tục mang đến cho khách hàng nhiều lợi ích ngày càng nhiều hơn Co.opmart Cống Quỳnh đang nỗ lực học tập nâng cao công tác phục vụ và khả năng tác nghiệp của nhân viên. 2.5.3 Phân tích yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của Công ty trách nhiệm hữu hạn Sài gòn Co.op Cống Quỳnh. 2.5.3.1 Môi trường vĩ mô: 2.5.3.1.1 Yếu tố về dân số: Theo số liệu thống kê dân số của Tổng Cục Thống Kê – năm 2009 tại thời điểm 0giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là 85,789 triệu người, tốc độ tăng dân số bình quân là 1,2%; dân số của Thành phố Hồ Chí Minh là 7.162.864 người. Phân theo giới tính nam có 3.434.734 người chiếm 47,97%, nữ có 3.727.130 người chiếm 52,03%. Với số dân hiện tạo nên một quy mô thị trường về nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng. Người tiêu dùng ngày càng thích đến siêu thị mua sắm nên đây là cơ hội để cho siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh nỗ lực hết sức để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SÀI GÒN CO.OP CỐNG QUỲNH GVHD: ThS. PHẠM THỊ KIM DUNG 32 SVTH: TRẦN LÊ NHƯ NGỌC trường hiện tại và cả tương lai. Hiện nay, siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh đang phục vụ chủ yếu cho dân cư trên địa bàn quận 1, quận 4, quận 8, bên cạnh đó thì siêu thị cũng phục vụ cho một lượng khách ở các địa bàn khác như: quận 2, quận Bình Thạnh… 2.5.3.1.2 Yếu tố về kinh tế: Một trong những thành tựu nổi bật về kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh trong năm 2009 là tốc độ tăng GDP đạt con số là 7,8%. Đó là con số đáng khích lệ trong tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Tuy còn thấp hơn tốc độ tăng 2006 (12,2%), 2007 (12,6%), 2008 (11%), nhưng đối với tình trạng kinh tế chung hiện nay thì với mức tăng trưởng 8% là một cố gắng đáng ghi nhận của nền kinh tế Thành Phố Hố Chí Minh so với cả nước, giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 5,4% năm 2008 xuống 5,3% năm 2009. Trước tình hình đó Nhà nước cần phải có các giải pháp khắc phục như: hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế. Về mức sống dân cư, số người có thu nhập trung bình khá và khá có phần tăng lên so với năm trước. Và mức chi tiêu hàng tháng của người dân có xu hướng tăng lên. Và những mặt hàng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày được tiêu dùng quan tâm và chi tiêu nhiều hơn vì đó là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Và Co.opmart Cống Quỳnh luôn mong đáp ứng những nhu cầu thiết yếu đó cho người tiêu dùng một cách tốt nhất. Trong nền kinh tế hiện nay yếu tố giá cả không chỉ tác động tới mức tiêu thụ hàng hóa của người tiêu dùng, mà nó còn ảnh hưởng tới nhà sản xuất trong việc mua nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Bàng 2.6: Chi tiêu bình quân một người một tháng Đơn vị tính: Nghìn đồng Chi tiêu một người/tháng Năm 2002 2004 2006 2008 Thu nhập thấp 304 388,97 505,45 649,6 Thu nhập trung bình 467 576,03 678,62 926,06 Thu nhập trung bình - khá 586 750,61 881,52 1.254,5 Thu nhập khá 822 1.005,9 1.122,1 1.806,3 Thu nhập cao 1.195 1.352 2.023,9 3.430,31 Nguồn: Cục thống kê Thành Phố Hồ Chí Minh Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SÀI GÒN CO.OP CỐNG QUỲNH GVHD: ThS. PHẠM THỊ KIM DUNG 33 SVTH: TRẦN LÊ NHƯ NGỌC 2.5.3.1.3 Yếu tố về môi trường: Việt Nam là nước có đường xích đạo đi qua, khí hậu nhiệt đới gió mùa, có bờ biển trải dài hơn 3.200 km và có nhiều đảo nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành thủy hải sản, du lịch, hàng hải.. Song sự ô nhiễm môi trường, nạn phá rừng ngày càng tăng lại có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế. Năm 2009, nước ta chịu ảnh hưởng của 11 cơn bão và nhiều đợt lũ lụt gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản ước tính gần 23,2 nghìn tỷ đồng gấp gần 2 lần năm 2008 (năm 2008: 12 tỷ đồng) làm nhiều vùng nông sản bị thiệt hại. Điều này phần nào gây khó khăn cho Co.opmart Cống Quỳnh trong việc thu mua hàng hóa vì khan hiếm. Do sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường thế giới thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hóa giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt gần 41,4 tỷ USD nhưng những tháng cuối năm tình hình được cải thiện rõ rệt. Do đó, mức chi tiêu của người dân sẽ hạn chế, từ đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của Co.opmart Cống Quỳnh. 2.5.3.1.4 Yếu tố về dây chuyền công nghệ: Công nghệ mới sẽ tạo ra sản phẩm mới có chất lượng, giá thành thấp, mẫu mã đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Mặt khác công nghệ mới sẽ sản xuất ra những sản phẩm mới, công dụng sản phẩm đa dạng…tiện lợi cho người sử dụng và tiêu dùng. Do đó sẽ kích thích người tiêu dùng đi mua sắm nhiều hơn và điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của Co.opmart Cống Quỳnh. 2.5.3.1.5 Yếu tố về pháp luật: Môi trường chính trị ở nước ta trong những năm vừa qua thật sự ổn định so với nhiều nước trong khu vực. Đây là một lợi thế cạnh tranh của chúng ta so với các nước trong khu vực trong việc thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Đối với Liên hiệp HTX Thương Mại TPHCM vào ngày 26/4/1999 Bộ Tài Chính đã ra thông tư số 44/1999/TT-BTC hướng dẫn về ưu đãi thuế đối với Hợp tác xã. Đây là một cơ hội cho các HTX tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Kể từ ngày 1/01/2009, Việt Nam cam kết mở cửa lĩnh vực phân phối thị trường nội địa sẽ có sự tham gia của các doanh nghiệp phân phối nước ngoài. Và các nhà bán lẻ nước ngoài có những lợi thế về nguồn vốn lớn, nguồn hàng phong phú, đa dạng; Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SÀI GÒN CO.OP CỐNG QUỲNH GVHD: ThS. PHẠM THỊ KIM DUNG 34 SVTH: TRẦN LÊ NHƯ NGỌC trình độ quản lý, kỹ năng tiếp thị quảng cáo, chiến lược kinh doanh…Do đó Co.opmart Cống Quỳnh sẽ bị cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong việc kinh doanh của mình. 2.5.3.1.6 Yếu tố về văn hóa: Sự phát triển về kinh tế của nước ta trong thời gian đã nâng cao đời sống của người dân. Cùng với việc phát triển kinh tế, nhiều tập tục và quan niệm cổ hũ đã không còn phù hợp. Việc sử dụng lao động nữ ngày càng nhiều, vị thế của phái nữ ngày càng được nâng cao bình đẳng hơn so với nam giới trong xã hội. Do đó, phụ nữ sẽ chủ động hơn trong việc mua sắm thực phẩm hàng ngày và các vật dụng khác…Điều đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến hoạt động kinh doanh của siêu thị Co.opmart Cống Quỳnh. Mức sống của người dân Thành Phố Hồ Chí minh không ngừng tăng lên và hiện nay thu nhập bình quân đầu người đạt khỏang 2500USD/năm, trình độ dân trí ngày càng một tiến bộ. Người tiêu dùng cũng chú ý đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, giữ gìn sức khỏe, hàng hóa phải chất lượng mẫu mã đẹp…..Những năm trước đây, người tiêu dùng Việt Nam có thói quen đi chợ để mua sắm, ngày nay họ đến với siêu thị và những trung tâm thương mại ngày càng nhiều. Vì ở đây họ sẽ tiết kiệm được thời gian, chất lượng hàng hóa bảo đảm, môi trường mua sắm thỏa mái…và người dân có thể mua hàng qua điện thoại và đựơc giao hàng tận nhà nếu có nhu cầu. Xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng hiện nay là họ ngày càng sử dụng nhiều sản phẩm trong nước vì giá cả phải chăng, chất lượng bảo đảm… tất cả những điều đó sẽ giúp Co.opmart Cống Quỳnh gia tăng doanh số và thị phần. 2.5.3.2 Môi trường vi mô: Môi trường vi mô còn gọi là môi trường tác nghiệp, là một nội dung quan trọng trong việc phân tích môi trường. Đây là môi trường trực tiếp gắn liền với doanh nghiệp. 2.5.3.2.1 Khách hàng: Khách hàng mục tiêu của Co.opmart Cống Quỳnh là những phụ nữ ở độ tuổi từ 20- 50 có thu nhập trung bình, trung bình khá và khá. Họ là những người thích mua sắm và đặc biệt thích mua sắm ở siêu thị. Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SÀI GÒN CO.OP CỐNG QUỲNH GVHD: ThS. PHẠM THỊ KIM DUNG 35 SVTH: TRẦN LÊ NHƯ NGỌC Mặc dù biết như vậy nhưng siêu thị biết rằng khách hàng với mức độ nhu cầu, hành xử và quá trình ra quyết định mua hàng cũng khác nhau nên siêu thị đã có cuộc khảo sát về mức độ mua sắm tại siêu thị của khách hàng mình. Kết quả cho thấy rằng khách hàng đến mua sắm được phân thành các dạng sau: - Những khách hàng trung thành: Những khách hàng này sẽ chiếm hơn 20% tổng số khách hàng hiện tại. Họ chính là những khách hàng đóng góp nhiều vào doanh thu của siêu thị. Vì vậy, siêu thị phải thường xuyên liên lạc với họ qua điện thoại, thư từ, email. Việc lắng nghe những ý kiến đóng góp của khách hàng trung thành là một cách đánh giá cao và cảm ơn họ hữu hiệu nhất. Sẽ không bao giờ là đủ đối với mọi nỗ lực tiếp thị mà siêu thị hướng vào nhóm khách hàng này, bởi vì sẽ là những người này sẽ giới thiệu cho Co.opmart Cống Quỳnh nhiều khách hàng mới. - Những khách hàng chỉ mua hàng khi có giảm giá: Những khách hàng này mua hàng khá nhiều nhưng họ chỉ mua trên mức độ giảm giá. Họ sẽ là khách hàng giúp siêu thị giải phóng hàng tồn nhanh nhất. - Những khách hàng chỉ mua hàng một cách ngẫu nhiên: Những khách hàng này không có một nhu cầu cụ thể nào. Họ chỉ ghé vào siêu thị một cách ngẫu nhiên, mua những sản phẩm mà họ cảm thấy rằng chúng tốt cho mình. Siêu thị nên trưng bày hàng hóa sao cho bắt mắt thu hút nhóm khách hàng này. - Những khách hàng chỉ mua hàng khi có nhu cầu: Những khách hàng này có ý định rõ ràng về việc mua một sản phẩm cụ thể. Khi vào siêu thị, họ sẽ kiểm tra xem liệu nhu cầu của họ có được đáp ứng không, nếu không, họ sẽ rời siêu thị ngay. Nếu siêu thị làm thỏa mãn nhóm khách hàng này được thì họ có thể thành trở thành những khách hàng trung thành. Những khách hàng này dựa trên nhu cầu cụ thể nên họ rất có khả năng chuyển sang một đối thủ cạnh tranh hay tìm đến Internet để mua hàng nếu nhu cầu của họ không được thỏa mãn ngay. - Những khách hàng “đi dạo”: Những khách hàng này không có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể nào trong đầu khi bước vào siêu thị. Họ chỉ muốn có một vài kinh nghiệm và sự tương tác thực tế Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SÀI GÒN CO.OP CỐNG QUỲNH GVHD: ThS. PHẠM THỊ KIM DUNG 36 SVTH: TRẦN LÊ NHƯ NGỌC với sản phẩm hay dịch vụ và lấy đồ làm đề tài để chia sẻ với bạn bè của họ. Đối với nhóm khách hàng này, địa điểm của siêu thị là yếu tố chính thu hút họ. Vì vậy, siêu thị không thể không quan tâm đến những khách hàng đang “đi dạo”, nhưng nên giảm thời gian tiếp thị dành cho họ. Bên cạnh việc dịch vụ bán lẻ siêu thị cũng bán hàng cho doanh nghiệp (khách sạn, nhà hàng, trường học....) vì giá cả ổn định và sản phẩm đạt chất lượng tốt. 2.5.3.2.2 Nhà cung ứng: Co.opmart Cống Quỳnh là siêu thị bán lẻ, phục vụ những sản phẩm thiết yếu đến người tiêu dùng. Do đó, nhà cung cấp là các doanh nghiệp, những cơ sở sản xuất hàng hóa được bày bán ở siêu thị. Hiện nay, hàng hóa được bày bán trong siêu thị đa phần là hàng nội. Đối với hàng nông sản siêu thị đã ký kết với hợp tác xã Ngã Ba Dòng, Phước An, Hợp tác xã Vú sữa Vĩnh Kim, Hợp Tác xã Xoài cát Hòa Lộc… Thủ tục đưa hàng vào Siêu thị rất rõ ràng và từng chủng loại mặt hàng như: thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, hàng may mặc…phải thỏa mãn các điều kiện: · Hàng hóa hợp thị hiếu người tiêu dùng. Đầy đủ quy định về chất lượng. · Vệ sinh an toàn thực phẩm. · Nhãn mác, bao bì rõ ràng. · Hàng hóa đủ để đáp ứng nhu cầu. · Có thể giao hàng nhiều tỉnh thành. · Cung cấp đầy đủ các thông tin về sản phẩm. · Các dịch vụ hỗ trợ cho bán hàng, chiến lược thị phần phải được doanh nghiệp cung cấp đầy đủ. · Doanh nghiệp phải có kế hoạch bán hàng rõ ràng. Ngoài ra Siêu thị còn ưu tiên những doanh nghiệp có chính sách kinh doanh năng động, có chính sách giá tốt cho khách hàng, ưu tiên hàng sản xuất địa phương. Nhưng nếu sau 3-6 tháng hàng bán không chạy thì siêu thị sẽ không cho bán nữa. Yêu cầu đối với mặt hàng nông sản thì rau củ, trái cây phải có chứng nhận vệ sinh rau củ an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm phải đồng đều; phải có thương hiệu nguồn gốc rõ ràng, nhãn mác phải in rõ ràng đẹp mắt. Created by Simpo PDF Creator Pro (unregistered version) CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SÀI GÒN CO.OP CỐNG QUỲNH GVHD: ThS. PHẠM THỊ KIM DUNG 37 SVTH: TRẦN LÊ NHƯ NGỌC Để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà vườn sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn an toàn, chất lượng, Saigon Co.op đã cử các bộ thường xuyên cung cấp cho Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn các tỉnh thông tin về nhu cầu tiêu thụ nông sản của người tiêu dùng cũng như xây dựng kế hoạch hợp tác đầu tư, ứng vốn sản xuất để nâng cao chất lượng nông sản đảm bảo số lượng, chất lượng theo nhu cầu của Saigon Co.op. Vốn đầu tư mà Saigon Co.op cho các tỉnh dao động từ 2 đến 15 tỷ đồng. Đối với các mặt hàng may mặc thì các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam như Việt Tiến, Việt Thắng, Công ty May Nhà Bè và các nhà cung cấp sản phẩm khác cũng có mặt tại siêu thị Cống Quỳnh. Yêu cầu cho các nhà cung cấp các mặt hàng phi thực phẩm thì nhà cung cấp phải có nhiều bộ sưu tập trong năm (đối với may mặc..), các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật phải đảm bảo, giao hàng đúng hạn. Như vậy, nhà cung cấp và siêu thị là hai người bạn đồng hành cùng đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Mặt khác, tình hình cung ứng hàng cho Co.opmart Cống Quỳnh cũng khá ổn định do có hợp đồng văn bản nên việc tăng giá đột biến là hiếm xảy ra. Đặc điểm trên cho thấy áp lực của nhà cung cấp đối với siêu thị không cao, đôi khi siêu thị còn tạo áp lực đối với các nhà cung cấp, nhất là các siêu thị có doanh số cao. Tuy nhiên, áp lực của nhà cung cấp đối với siêu thị thể hiện rõ khi vào những dịp lễ, Tết,… Saigon Co.op có quan hệ với trên hơn 1000 nhà cung cấp hàng hóa tại Việt Nam và nước ngoài. Các nhà cung cấp hàng hóa cho hệ thống Co.opmart đều là những doanh nghiệp nổi tiếng. Các nhà cung cấp trong nước: Pepsico, Vinabico-Kotobuki, Dầu Tường An, Vissan, Vinamilk, Kinh Đô, Bibica, Công ty May Sài Gòn 2, Procte & Gamble, Unilev

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdia cd.pdf
Tài liệu liên quan