Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GỖ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 3

1.1.Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ 3

1.1.1. Các bước trong quy trình thực hiện xuất khẩu gỗ 3

1.1.1.1. Giục người mua mở L/C và kiểm tra L/C 3

1.1.1.2. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu và các chứng từ liên quan 3

1.1.1.3. Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu. 6

1.1.1.4. Thuê phương tiện vận tải. 6

1.1.1.5. Mua bảo hiểm cho hàng hóa 6

1.1.1.6. Giao hàng cho người vận chuyển 7

1.1.1.7. Lập bộ chứng từ thanh toán. 8

1.1.1.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 9

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ của doanh nghiệp gỗ 10

1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp gỗ 10

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp gỗ 12

1.3. Tình hình xuất khẩu các sản phẩm gỗ trên thế giới và ở Việt Nam 15

1.3.1. Tình hình xuất khẩu các sản phẩm gỗ trên thế giới 15

1.3.1.1. Tổng quan thị trường gỗ thế giới 15

1.3.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu đồ gỗ nội thất trên thế giới. 17

1.3.2. Diễn biến thị trường xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam 19

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY NAM VIỆT HOÀNG TRONG THỜI GIAN QUA 23

2.1. Khái quát về công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng. 23

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 23

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 23

2.1.1.2. Giới thiệu về công ty 23

2.1.1.3. Các ngành nghề kinh doanh 24

2.1.2. Bộ máy hoạt động của công ty 24

2.1.2.1. Văn phòng công ty : 24

2.1.2.2. Các chi nhánh nhà máy trực thuộc 25

2.1.2.3. Đại hội đồng cổ đông 25

2.1.2.4. Hội đồng quản trị 25

2.1.2.5. Ban Kiểm soát 26

2.1.2.6. Tồng giám đốc 27

2.1.2.7. Các phòng ban của công ty 28

2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 31

2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Nam Việt Hoàng 32

2.2.1. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây 32

2.2.2. Tình hình xuất khẩu gỗ của công ty Nam Việt Hoàng 34

2.3. Thực trạng quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ tại công ty Nam Việt Hoàng 35

2.3.1. Trình tự tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty 35

2.4. Thực trạng tình hình tổ chức thực hiện hợp đồng 41

2.4.1. Tình hình kí kết hợp đồng xuất khẩu của công ty 41

2.4.2. Tình hình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty 41

2.5. Nhận xét chung về tình hình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ tại công ty Nam Việt Hoàng trong thời gian qua. 43

2.5.1. Đánh giá chung 43

2.5.2. Những thuận lợi 43

2.5.3. Những tồn tại trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 44

CHƯƠNG III : NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GỖ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GỖ XUẤT KHẨU NAM VIỆT HOÀNG 45

3.1. Định hướng xuất khẩu tại công ty Nam Việt Hoàng trong những năm tới 45

3.1.1. Những cơ hội và thách thức của công ty 45

3.1.2. Phương hướng, nhiệm vụ , kế hoạch của công ty trong thời gian tới. 46

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ của công ty Nam Việt Hoàng. 47

3.2.1. Chú trọng công tác giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng 47

3.2.2. Đẩy mạnh công tác thu mua, tạo nguồn hàng xuất khẩu. 48

3.2.3. Nâng cao năng lực trình độ quản lý cho cán bộ công nhân viên trong công ty. 49

3.2.4. Nâng cao công tác kiểm tra L/C 49

3.2.5. Hoàn thiện lập bộ chứng từ thanh toán. 50

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

 

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩu đồ gỗ nội thất của mốt số nước năm 2005 Mỹ 23,8 Đức 8,3 Anh 6,7 Pháp 5,9 Nhật Bản 3,7 Nguồn : Báo Thương Mại Mỹ là nước nhập khẩu đồ nội thất lớn nhất trên thế giới, chiếm 25,81% tổng kim ngạch nhập khẩu đồ nội thất trên thế giới. Chỉ tính riêng năm nước có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất (Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản) chiếm tới 52,49% tổng kim ngạch, phần còn lại của thế giới chỉ chiếm 47,51%. Nước xuất khẩu đồ nội thất lớn nhất thế giới là Trung Quốc với kim ngạch xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD năm 2005, chiếm gần 17% trong tổng kim ngạch thế giới. Theo sau là Italia với kim ngạch xuất khẩu là 10,1 tỷ USD , Đức là 6,5 tỷ USD, Ba Lan 5,3 tỷ USD,Canada 4,4 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất trên thế giới là 82 tỷ USD. Bảng 4 : Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất một số nước năm 2005 Đơn vị : tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất một số nước năm 2005 Trung Quốc 13,5 Italia 10,1 Đức 6,5 Ba Lan 5,3 Canada 4,4 Nguồn : Báo Thương Mại Theo thống kê của CSIL Milano’s World Furniture outlook 2006/2007, kết quả của việc mở cửa thị trường đồ gỗ nội thất trong 10 năm qua là do thương mại quốc tế về sản phẩm nội thất có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cả tốc độ sản xuất. Năm 2006 và 2007 GDP của thế giới được tiếp tục tăng trưởng nhanh, do đó thương mại quốc tế về đồ gỗ nội thất cũng đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao. 1.3.2. Diễn biến thị trường xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam Theo hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), xuất khẩu đồ gỗ hiện xếp thứ 5 trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo và đạt mức tăng trưởng trung bình 50% /năm. Từ năm 2002 đến nay, xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã có mặt tại 120 quốc gia, có kim ngạch xuất khẩu cao, tập trung chủ yếu vào các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản… Kim ngạch xuất khẩu gỗ vào thị trường Mỹ tăng từ 115,46 triệu USD năm 2003 lên 900 triệu USD năm 2006, EU từ 160 triệu USD năm 2004 lên 500 triệu USD năm 2006, Nhật Bản: từ 137,9 triệu USD năm 2003 lên 286,8 triệu USD năm 2006. Tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2006 tính riêng trong tháng 1 năm 2007, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 224 triệu USD, tăng 31,8% so với tháng 1 năm 2006. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ hai tháng đầu năm 2007 đạt khoảng 404 triệu USD, tăng 42,3% so với cùng kí năn 2006. Với tốc độ tăng trưởng của thị trường đồ gỗ nội thất thế giới, ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trên 20%, đạt khoảng 2,5 tỷ USD vào năm 2007. Trong tháng 10 năm 2007, giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của cả nước đạt 190 triệu USD, tăng 4,3% so với cùng kì năm 2006, xong lại giảm 5% so vơi tháng trước đó. Với giá trị đó, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong 10 tháng đầu năm 2007 đạt gần 1,9 tỉ USD, tăng 21,6% so với cùng kì năm ngoái. Cùng với xu hướng giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu trong tháng 10 năm 2007 tăng 19,6% lên mức 85 triệu USD so với 71 triệu USD cùng kì năm ngoái, song lại thấp hơn mức tháng trước đó là 95 triệu USD. Trong số các thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam, Mỹ là thi trường xuất khẩu đứng đầu, với tốc độ tăng trưởng mạnh được duy trì. Riêng trong 8 tháng đầu năm 2007, giá trị xuất khẩu của sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ đạt khoảng 590,4 triệu USD, tăng 26,5% so với cùng kì năm 2006. Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ đạt 950 triệu USD, tăng 29% so với năm 2006. Trong đó sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong năm 2007 chủ yếu bao gồm đồ nội thất có chất liệu bằng gỗ cứng như gỗ tràm, sồi dâu… với đơn giá khá cao. Với thị trường Mỹ, đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là có chất lượng, kiểu dáng sáng tạo, gái cả khá cạnh tranh, vì thế tạo được độ tín nhiệm cao đối với người tiêu dùng. Ngoài ra kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến của Việt Nam sang Mỹ còn chưa cao so với các nước khác nên không đứng trước nguy cơ bị kiện phá giá… Theo kết quả nghiên cứu thị trường Mỹ của các chuyên gia và ý kiến một số doanh nghiệp Mỹ, nhập khẩu hàng nội thất của Việt Nam trong thời gian gần đây sang Mỹ tăng nhanh, nhưng để giữ vững tốc độ này các doanh nghiệp phải biết nhu cầu và những khó khăn của nhà nhập khẩu Mỹ… Trong thời gian qua, xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng khá nhanh. Theo số liệu thống kê của ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ, sản phẩm gỗ và đồ nội thất xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng từ 16 triệu USD năm 2001 lên 902,5 triệu USD năm 2006 (tăng 56 lần), ba tháng đầu năm 2007 đạt 277,7 triệu USD ( ba tháng đầu năm 2006 là 186,9 triệu USD). Đồ gỗ Việt Nam hiện đứng thứ năm trong top 10 các nước xuất khẩu đồ gỗ sang Mỹ, sau Trung Quốc (chiếm 49% thị phần đồ gỗ tại Mỹ), Canada (15%), Italia (3%), Việt Nam (2%). Sau thị trường Mỹ, đứng thứ hai trong số các thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam là Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản trong tháng 1 năm 2007 đạt trên 29 triệu USD, tăng 28,7% so với cùng kì năm 2006. Bên cạnh đó kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang một số thị trường tăng rất mạnh như Trung Quốc, đạt trên 11 triệu USD trong tháng đầu năm, tăng 204,5%. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Hàn Quốc, Đài Loan, Canada… cũng tăng trưởng mạnh. Tuy vậy , xuất khẩu sản phẩm gỗ của ta sang một số nước thị trường EU đang giảm như Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Phần Lan , Thụy Điển Bảng 5 : Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường các nước trong tháng 1 năm 2007 Đơn vị tính : USD Thị trường Tháng 1/07 Tháng 1/06 % tăng giảm so với tháng 1/06 Mỹ 77.752.660 48.870.702 59,10 Nhật Bản 29.071.584 22.587.045 28,71 Anh 19.905.553 14.790.873 34,58 Pháp 13.417.273 14.994.396 -10,52 Đức 12.336.577 11.835.960 4,23 Trung Quốc 11.027.131 3.621.787 204,47 Hàn Quốc 7.727.393 5.530.255 39,73 Hà Lan 6.276.251 8.309.828 -24,47 Đài Loan 4.835.456 3.486.106 38,71 Italy 4.549.628 3.011.979 51,05 Bỉ 4.342.551 2.881.073 50,73 Úc 4.167.483 3.284.508 26,88 Tây Ban Nha 3.981.167 4.450.760 -10,55 Canada 3.602.059 1.808.640 99,16 Đan Mạch 2.526.874 2.482.868 1,77 Phần Lan 2.398.855 2.619.895 -8,44 Ai Len 2.102.703 1.511.587 39,11 Thụy Điển 2.011.453 2.403.928 -16,33 Hi Lạp 1.730.633 1.622.421 6,67 Malaysia 1.241.322 810.944 53,07 New Zealand 820.020 710.551 15,41 Thụy Sĩ 739.207 398.231 85,62 Thổ Nhĩ Kỳ 604.820 399.612 51,35 Ba Lan 578.458 678.942 -14,80 Nguồn : Báo Thương Mại Tuy nhiên ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam cũng gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới không chỉ từ Trung Quốc mà của cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan…do họ cũng đang tìm hướng để cải thiện vị thế trên thị trường thế giới. Cùng với đó việc phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu là chủ yếu, thiếu vốn đầu tư, kinh nghiệm tiếp thị, nghiên cứu thị trường… và hệ thống phân phối yếu là những điểm yếu của các nhà xuất khẩu Việt Nam. Đây là những vấn đề mà ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cần khắc phục để ngành phát triển bền vững. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY NAM VIỆT HOÀNG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Khái quát về công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty có lịch sử hình thành và phát triển như sau: Năm 2002, công ty TNHH Nam Việt Hoàng được thành lập theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0102005349, do sở Kế Hoạch Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp ngày 21/05/2002, công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 0103020967, do Sở Kế Hoạch Đầu Tư thành phố Hà Nội cấp ngày 27/11/2007. 2.1.1.2. Giới thiệu về công ty Tên Doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GỖ XUẤT KHẨU NAM VIỆT HOÀNG Tên giao dịch tiếng Anh : NAM VIET HOANG DEVELOPMENT INDUSTRY EXPORT WOOD JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : NAM VIET HOANG DIEW JSC Vốn điều lệ : 45.000.000.000 đồng (bốn mươi lăm tỷ đồng) Tổng số cổ phần : 4.500.000 cổ phần Mệnh giá : 10.000/cổ phần Trụ sở chính : Số 4/105, phố Yên Hòa, phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy , Hà Nội. Văn phòng làm việc chính : Số 2C, phố Lê Phụng Hiểu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel : 04.9350495 Fax : 04. 9350496 Email : acelco@fpt.vn Website : www.namviethoang.com.vn Các công ty con , chi nhánh , đơn vị trực thuộc - Chi nhánh Công ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghiệp Gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng tại Bắc Ninh - Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu - Công ty Cổ Phần Quế Võ ( Công ty CP Phát Triển Công Nghiệp Gỗ Xuất Khẩu Nam Việt Hoàng nắm giữ 60% vốn điều lệ). 2.1.1.3. Các ngành nghề kinh doanh - Trồng rừng, chăm sóc rừng - Thu hoạch sản phẩm rừng - Sản xuất các sản phẩm từ gỗ - Xây dựng công trình công nghiệp , giao thông, dân dụng - Vận tải hàng hóa đường bộ, đường sông. 2.1.2. Bộ máy hoạt động của công ty Công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đã được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005. Cơ sở của hoạt động quản trị và điều hành công ty là Điều lệ tổ chức và hoạt động được Đại hội đồng cổ đông thông qua tháng 10 năm 2007. Cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty gồm: 2.1.2.1. Văn phòng công ty : Văn phòng làm việc của Hội đồng quản trị , Ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ gồm: Trụ sở chính: Số 4/105 , phố Yên Hòa, phường Yên Hòa Quận Cầu Giấy, Hà Nội Văn phòng: Số 2C, phố Lê Phụng Hiểu, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 04.9350495 – Fax: 04.9350496 2.1.2.2. Các chi nhánh nhà máy trực thuộc * Chi nhánh công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng tại Bắc Ninh * Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Địa chỉ: Lô C8 , khu công nghiệp Quế Võ, huyện Quế Võ , tỉnh Bắc Ninh. 2.1.2.3. Đại hội đồng cổ đông Là cơ quan coc thẩm quyền cap nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền. Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ: - Thông qua sửa đổi , bổ sung điều lệ - Thông qua kế hoạch phát triển của công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Ban kiểm soát, của Hội đồng quản trị và của các kiểm toán viên - Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị - Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và ban kiểm soát, phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành - Bổ sung và sửa đổi Điều lệ - Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ. 2.1.2.4. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý gồm 6 (sáu) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có nhiệm kì là 4 năm. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông: - Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh - Xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở các mục đích chiến lược do Đại hội đồng cổ đông thông qua - Bổ nhiệm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng công ty. Quyết định mức lương và các lợi ích khác của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng. Miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng nếu có bằng chứng chứng minh họ không đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ được giao phó hoặc họ có hành vi vi phạm pháp luật, Điều lệ của Công ty hoặc Hội đồng quản trị cho rằng việc miễn nhiễm hoặc cách chức là cần thiết và vì lợi ích tối cao của công ty. - Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty, ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty. - Đề xuất mức cổ tức hàng năm trình Đại hội đồng cổ đông xem xét, quyết định. Xác định mức cổ tức, tổ chức việc chi trả cổ tức - Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông, hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định - Đề xuất tới Đại hội đồng cổ đông về việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể công ty - Các quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ… 2.1.2.5. Ban Kiểm soát Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm soát của công ty gồm 3 thành viên, do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín, trong đó ít nhất phải có một thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát bầu một thành viên làm Trưởng ban, quyền và nhiệm vụ của trưởng ban kiểm soát được quy định tại Điều 46 của Điều lệ công ty. Ban kiểm soát có các nhiệm vụ sau: - Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính. - Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông quy định tại điểm 1.7 khoản 1 điều 14 điều lệ này. - Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về các kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông - Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của công ty, tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. - Kiến nghị biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. 2.1.2.6. Tồng giám đốc Tổng giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Nhiệm kì của Tổng giám đốc là 4 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Nhiệm vụ: - Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty - Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của HĐQT, Tổng giám đốc vẫn có trách nhiệm thực hiện quyết định của HĐQT nhưng có quyền bảo lưu ý kiến của mình bằng văn bản để trình ĐHĐCĐ trong phiên họp gần nhất. - Tổ chức thực hiện và bảo toàn, phát triển vốn theo phương án sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của công ty đã được HĐQT phê duyệt. - Quyết định các hợp đồng mua bán tài sản cố định có giá trị nhỏ hoặc bằng 100 triệu đồng, quyết định các hợp đồng mua bán, vay và hợp đồng khác có giá trị nhỏ hơn 65 tỷ đồng. Tổng giá trị các hợp đồng được quyền quyết định sẽ do HĐQT thông qua tại Quy chế quản lý sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty. - Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao và phải báo cáo cho những cơ quan này khi được yêu cầu. - Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của luật doanh nghiệp, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. 2.1.2.7. Các phòng ban của công ty * Phòng kinh doanh Chức năng, nhiệm vụ: - Thực hiện các nghiệp vụ giao dịch, đàm phán, chuẩn bị hợp đồng với khách hàng mua bán nguyên liệu, vật tư, hàng hóa. - Thực hiện các nghiệp vụ liên quan xuất nhập khẩu vật tư, hàng hóa với các khách hàng trong, ngoài nước. * Phòng kế toán tài chính Chức năng, nhiệm vụ: - Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong lĩnh vực kế toán và tài chính. - Thực hiện các chế độ về kế toán, tài chính doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. -Báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh từng tháng, quý, năm. - Kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh bằng nghiệp vụ, tổ chức thực hiện công tác tài chính đúng chế độ, thể lệ, nguyên tắc tài chính của Nhà Nước, quy định của công ty. - Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo, quyết toán kiểm kê đảm bảo yêu cầu chính xác, trung thực kịp thời, đầy đủ, tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh. - Định kỳ tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động kinh tế của công ty báo cáo Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc. - Theo dõi, phản ánh chính xác, kịp thời, liên tục có hệ thống tình hình tiền vốn, chi phí sản xuất, kết quả lỗ lãi, các khoản thanh toán, nộp ngân sách. - Thông qua kết quả thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm, xây dựng kế hoạch tài chính, vốn, phí… đảm bảo sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm nhằm tăng lãi. - Quản lý, kiểm tra, đề xuất giải pháp xử lý các trường hợp công nợ nhằm thu hồi, hạn chế tối đa thất thoát vốn. - Tiến hành tự kiểm tra định kỳ công tác tài chính kế toán ở đơn vị trực thuộc. * Phòng tổ chức – hành chính Chức năng, nhiệm vụ: - Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về các lĩnh vực: tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng, bảo vệ, thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, công tác pháp chế (trừ pháp chế HĐQT), quản trị hành chính, an toàn lao động, thi đua khen thưởng, kỉ luật. - Xây dựng phương án mạng lưới tổ chức phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh. - Xây dựng quy hoạch cán bộ, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng bậc. - Xây dựng kế hoạch lao động, tiền lương hàng năm, thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà Nước. Tổ chức quản lý tốt lực lượng lao động toàn công ty. - Phối hợp với công đoàn phát động phong trào thi đua, tổng kết khen thưởng kịp thời, chính xác, tham mưu xử lý các vụ việc vi phạm kỉ luật theo quy định hiện định. - Xây dựng mạng lưới bảo vệ, phòng chống cháy nổ, công tác bảo mật trong công ty. - Thường xuyên kiểm tra, theo dõi công tác an toàn lao động, lập các thủ tục hồ sơ theo quy định khi có tai nạn lao động xảy ra. - Làm tốt công tác văn thư bảo mật ở văn phòng công ty, kiểm tra hướng dẫn đơn vị trực thuộc, thực hiện công tác văn thư lưu trữ đúng quy định, quản lý tốt kho lưu trữ tài liệu của công ty. - Hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí hành chính của văn phòng công ty, xây dựng nền văn hóa hành chính trong công sở, trong hội họp, tiếp khách. - Phối hợp với các phòng xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra (định kì hoặc đột xuất) việc chấp hành pháp luật. Phối hợp với các phòng chức năng triển khai thực hiện các kế hoạch, nội dung thanh tra, kiểm tra được Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phê duyệt, đồng thời tổng hợp tình hình báo cáo Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc. - Phối hợp với cơ quan thanh tra cấp trên, cơ quan hữu quan và địa phương, ban kiểm soát, Ủy ban kiểm tra của Đảng ủy, công đoàn các cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo phù hợp với các quy định và pháp luật hiện hành, đồng thời đề xuất các biện pháp xử lý. - Là bộ phận thường trực tiếp công dân của công ty, ghi nhận nguyện vọng và trực tiếp giải đáp những thắc mắc, phản ánh của công dân theo phân cấp và ủy quyền của Tổng giám đốc. * Phòng kế hoạch Chức năng, nhiệm vụ: - Xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng tuần, tháng theo các đơn hàng đã được kí kết. Hoạch định chiến lược sản xuất hàng hóa. - Xây dựng kế hoạch vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất. - Báo cáo định kỳ việc thực hiện kế hoạch sản xuất, xây dựng kế hoạch dự phòng để đảm bảo thực hiện tốt công tác giao nhận vật tư, hàng hóa. 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty Công ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghiệp Gỗ Xuất Khẩu Nam Việt Hoàng được thành lập từ năm 2000 và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu nguyên liệu và nội thất gỗ ở Việt Nam. Với hệ thống dây chuyền thiết bị và công nghê hiện đại nhập khẩu từ Ý và Đài Loan… cùng đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm, đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp và hơn 200 công nhân sản xuất có tay nghề cao, Nam Việt Hoàng luôn mang lại cho thị trường những sản phẩm hoàn hảo, chất lượng cao. Sản phẩm của Nam Việt Hoàng được lấy từ nguồn gỗ tự nhiên và gỗ trồng như: gỗ Thông, gỗ Sồi, gỗ Tếch trắng, gỗ Tếch vàng, gỗ Keo, gỗ Bạch Đàn… Hiện nay Nam Việt Hoàng đã xuất khẩu nguyên liệu và thành phẩm gỗ sang các nước : Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc với trữ lưỡng 40 đến 50 container 40 feet mỗi tháng. Nam Việt Hoàng đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO9000 vào quá trình hoạt động và sản xuất của mình. Các khâu sản xuất của công ty từ thiết kế, cưa, xẻ gỗ , làm mộc, hoàn thiện, đóng gói đến vận chuyển đều được thực hiện theo tiêu chuẩn quản lý nghiêm ngặt. Nam Việt Hoàng luôn đảm bảo hàng hóa được sản xuất, vận chuyển và bảo hành một cách tốt nhất, đúng thời gian nhất. Với đội ngũ chuyên gia thiết kế được đào tạo chuyên nghiệp trong nước và nước ngoài, đội ngũ công nhân sản xuất có tay nghề cao, cùng với tiềm lực về nguyên liệu gỗ, công ty Nam Việt Hoàng nhận thực hiện: Cung cấp số lượng lớn nguyên liệu gỗ đã qua sơ chế , bao gồm các loại gỗ : gố Thông, Sồi, Tếch trắng, Tếch vàng, Keo ,Bạch Đàn… Tư vấn thiết kế nội, ngoại thất. Sản xuất và lắp đặt sản phẩm gỗ cho gia đình, trường học, công sở và các công trình xây dựng. 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Nam Việt Hoàng 2.2.1. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây Bảng 6 : Bảng cân đối kế toán 2006 – 2007 Đơn vị tính: VNĐ Tài Sản Đầu năm 2006 Cuối năm 2006 1/1/2007 30/9/2007 A.Tài sản ngắn hạn 27.031.870.735 35.704.553.876 35.704.553.876 32.267.847.565 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 127.947.916 163.143.890 163.143.890 617.190.376 3.Các khoản phải thu ngắn hạn 7.546.535.547 7.546.535.547 9.161.662.314 4.Hàng tồn kho 25.312.353.080 25.154.684.148 25.154.684.148 19.465.985.048 5.Tài sản ngắn hạn khác 1.591.569.739 2.840.190.291 2.840.190.291 3.023.009.827 B.Tài sản dài hạn 13.039.501.409 14.369.797.623 14.369.797.623 14.490.033.366 2.Tài sản cố định 13.039.501.409 14.369.797.623 14.369.797.623 14.470.501.366 5.Tài sản dài hạn khác 19.532.000 Tổng cộng tài sản 40.071.372.144 50.074.351.499 50.074.351.499 46.757.880.931 Nguồn Vốn Đầu năm 2006 Cuối năm 2006 1/1/2007 30/9/2007 A.Nợ phải trả 35.175.543.312 46.714.862.350 46.714.862.350 42.497.731.038 1.Nợ ngắn hạn 25.376.743.312 36.870.084.350 36.870.084.350 32.901.601.051 2.Nợ dài hạn 9.798.800.000 9.844.778.000 9.844.778.000 9.596.129.987 B.Nguồn vốn chủ sở hữu 4.895.828.832 3.359.489.149 3.359.489.147 4.260.149.893 1.Vốn chủ sở hữu 4.895.828.832 3.359.489.149 3.359.489.149 4.260.149.893 Tổng cộng nguồn vốn 40.071.372.144 50.074.351.499 50.074.351.499 46.757.880.931 Nguồn: báo cáo tài chính công ty cổ phần phát triển gỗ công nghiệp xuất khẩu Nam Việt Hoàng Bảng 7 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2005 – 2007 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ Tiêu Năm 2005 Năm 2006 Từ 1/1/2007 đến 30/9/2007 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 35.205.121.774 19.372.618.600 14.341.954.808 2.Doanh thu hoạt động tài chính 3.436.009 92.197.685 17.306.081 3.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (120.543.182) (1.536.815.683) 954.573.881 4.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (89.466.964) (1.536.339.683) 900.660.744 Nguồn: báo cáo tài chính công ty cổ phần phát triển gỗ công nghiệp xuất khẩu Nam Việt Hoàng Nhìn vào bảng báo cáo tài chính của công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng có thể thấy tình hình tài chính của công ty từ năm 2005 đến năm 2006 là rất khả quan. Công ty sản xuất và kinh doanh khá thuận lợi, tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, cũng như quy mô tài sản – nguồn vốn của công ty đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Sang năm 2007, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Nam Việt Hoàng chưa có nhiều biến chuyển tích cực. Tổng tài sản và nguồn vốn của công ty cho đến ngày 30 tháng 9 năm 2007 còn bị giảm đi đáng kể. Mặt khác lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng thấp hơn so với năm 2006. Tuy nhiên nhìn chung thì công ty Nam Việt Hoàng là một công ty có quy mô khá lớn, với dây chuyền sản xuất và các trang thiết bị hiện đại nhập từ nước ngoài về, cùng đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm, nhóm thiết kế chuyên nghiệp và công nhân sản xuất có tay nghề cao. Người lao động có việc làm ổn định và thường xuyên. Công ty luôn chú trọng giữ vững uy tín chất lượng sản phẩm, nâng cấp máy móc thiết bị , nhà xưởng, điều kiện làm việc, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề của công nhân. Công ty luôn đảm bảo ổn định về đời sống của cán bộ công nhân viên, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng, có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau với các công ty và các dơn vị khác. Thời gian đầu sau khi thành lập , công ty đã gặp nhiều khó khăn về tổ chức, tình hình kinh tế và đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác trên thị trường tác động tới hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đã giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dần đi vào ổn định và đạt được những kết quả đáng khích lệ, doanh số bán hàng và lợi nhuận của công ty luôn tăng qua các năm. 2.2.2. Tình hình xuất khẩu gỗ của công ty Nam Việt Hoàng Sau khi Nhà nước ban hành những chính sách mở cửa nền kinh tế, hoạt động kinh doanh và đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty sản xuất và thương m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20174.doc
Tài liệu liên quan