Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 3

1.1.1. Ngân hàng thương mại và vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 3

1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 8

1.2. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 12

1.2.1. Vốn chủ sở hữu 12

1.2.2. Vốn huy động 16

1.3. Các nhân tố tác động tới công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại: 28

1.3.1. Các nhân tố khách quan 28

1.3.2. Các nhân tố thuộc về chủ quan Ngân hàng thương mại 31

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH XUÂN NAM – HÀ TÂY 34

2.1. Tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây 34

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam - Hà Tây 34

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tây - Chi nhánh Thanh Xuân Nam 36

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tây - chi nhánh Thanh Xuân Nam 38

2.2. Thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây 49

2.2.1. Quy mô vốn 50

2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn 51

2.2.3. Đánh giá chung về công tác huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam - Hà Tây 65

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THANH XUÂN NAM – HÀ TÂY 76

3.1. Mục tiêu, định hướng huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam. 76

3.1.1. Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước 76

3.1.2. Mục tiêu, định hướng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây 77

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT THANH XUÂN NAM – HÀ TÂY 80

3.2.1. Tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị phần: 81

3.2.2. Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ có liên quan đến công tác huy động vốn: 91

3.2.3. Phát triển các hoạt động Marketing ngân hàng 93

3.2.4. Mở rộng mạng lưới hoạt động: 96

3.2.5. Nâng cao niềm tin của khách hàng bằng quy trình công nghệ cung ứng dịch vụ gọn nhẹ, tiện lợi, nhanh chóng cũng như bằng thái độ nhiệt tình, chuyên môn xuất sắc của đội ngũ nhân viên ngân hàng 96

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 97

3.3.1. Đối với Chính phủ 97

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 99

3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tây 100

KẾT LUẬN 102

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

 

doc108 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh của năm 2005 – 2007) Nhận xét: + Dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ khoảng 80%, còn dư nợ cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm khoảng gần 20% trong tổng dư nợ. Trong khi Ngân hàng chủ yếu huy động từ nguồn trung và dài hạn. Điều này sẽ làm tăng chi phí của Ngân hàng. + Dư nợ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng có xu hướng tăng dần trong tỷ trọng tổng dư nợ. - Phân loại theo thành phần kinh tế Bảng 3: Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Thành phần kinh tế 2005 2006 2007 dư nợ tỷ trọng dư nợ tỷ trọng dư nợ tỷ trọng Tổng dư nợ 167,20 1 100% 166,341 100% 179,011 100% DN Nhà nước 63,315 38 12,057 7 11,242 6 DN ngoài QD 76,931 46 112,643 68 115,921 65 Hộ sản xuất 18,364 11 28,428 17 30,560 17 Đời sống 6,381 4 6,539 4 10,408 6 Cầm cố 2,209 1 6,674 4 10,880 6 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2005 – 2007) Nhận xét: - Khách hàng vay vốn chủ yếu tại chi nhánh là các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước năm 2005 khá lớn chiếm 38% tổng dư nợ. Tuy nhiên việc các doanh nghiệp nhà nước chậm thanh toán các khoản nợ với Ngân hàng trong năm 2005 khiến cho tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng khá cao nên Ngân hàng phải tập trung thu nợ và thu hẹp phạm vi cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Mặt khác, Ngân hàng cũng mở rộng cho vay với các thành phần kinh tế khác cho nên tỷ trọng dư nợ của các thành phần kinh tế còn lại liên tục tăng. * Nghiệp vụ bảo lãnh Bảng 4: Kết quả của hoạt động bảo lãnh 2005 - 2007 Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh số bảo lãnh 38,759 27,789 13,700 Doanh số xuất bảo lãnh 34,472 32,772 14 Số dư bảo lãnh 18,699 13,714 13,381 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2005 – 2007) Nhận xét: Trong quá trình bảo lãnh chưa có món nào Ngân hàng phải trả thay hoặc cho vay bắt buộc. Nghiệp vụ bảo lãnh năm 2005 tăng 29% so với năm 2004, mang lại lợi ích nguồn vốn và tăng doanh thu cho chi nhánh. Năm 2006 nghiệp vụ bảo lãnh giảm so với năm 2005 do một số doanh nghiệp Nhà nước có khó khăn nên Chi nhánh cũng hạn chế thực hiện bảo lãnh và có một số món bảo lãnh đã tất toán. - Năm 2007 nghiệp vụ bảo lãnh giảm so với năm 2006; 2005. * Công tác kế toán và ngân quỹ Cùng với việc ứng dụng tốt công nghệ tin học trong công tác kế toán, xây dựng phong cách giao dịch mới, làm tốt các dịch vụ thanh toán, những sai sót trong công tác kế toán ngân quỹ đã giảm dần qua các thời điểm, nghiệp vụ kho quỹ thực hiện đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo đúng an toàn theo quy định. Công tác kế toán ngân quỹ đã thực sự góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động kinh doanh chung, đảm bảo tuyệt đối an toàn về tài sản. Trong những thời gian qua, công tác kế toán ngân quỹ đã phát hiện và trả lại nhiều món tiền thừa cho khách hàng, bước đầu gây dựng được lòng tin với khách hàng. Lượng khách hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi ngày càng tăng. Hiện tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam đã thực hiện đựơc nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mọi giao dịch được rút ngắn thời gian và chi phí cho cả khách hàng và ngân hàng . Đến thời điểm 31/12/ 2007, Chi nhánh Thanh Xuân Nam đang quản lý 798 tài khoản (trong đó, 65 tài khoản của doanh nghiệp nhà nước, 502 tài khoản cá nhân, 231 tài khoản các doanh nghiệp ngoài quốc doanh). Bảng 5: Doanh số thu - chi tiền mặt nội tệ Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ số 2006 2007 so sánh Doanh số thu tiền mặt nội tệ 579,813 626,804 + 46,991 Doanh số chi tiền mặt nội tệ 579,906 625,591 + 45,685 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2006 – 2007) Nhận xét : Doanh số thu - chi tiền mặt nội tệ năm 2007 tăng so với năm 2006, thể hiện hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển. Công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất những sai sót phát sinh. Chi nhánh luôn chấp hành tốt chế độ thông tin báo cáo, cung cấp số liệu chính xác cho các cấp trong việc chỉ đạo điều hành. Bảng 6: Doanh thu ngoại tệ Chỉ số 2006 2007 so sánh Doanh số thu tiền mặt USD 3.007.436 4.215.412 +1.207.976 Doanh số thu tiền mặt EUR 398.977 195.005 -203.972 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2006 - 2007) Doanh số thu tiền mặt bằng USD của chi nhánh tăng dần đáp ứng nhu cầu cung ứng ngoại tệ cho khách hàng. Tuy nhiên, doanh số thu tiền bằng EUR lại giảm đi do các khách hàng ưa thích thanh toán, dự trữ bằng đồng USD hơn so với EUR. * Hoạt động Thanh toán quốc tế Tuy mới đi vào hoạt động song hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh đã sớm đi vào ổn định, lượng khách hàng có quan hệ thanh toán ngày càng đông, Ngân hàng tạo được tín nhiệm với khách hàng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ càng được chú trọng và ngày càng có hiệu quả: Bảng 7: Hoạt động TTQT của NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam . Đơn vị: 1000USD Chỉ tiêu 31/ 12/ 2006 31/ 12/ 2007 1. Số đơn vị có quan hệ TTQT 15 41 2. Doanh số thanh toán + Thanh toán L/C + Nhờ thu + Chuyển tiền 2,144 16 6,594 22,071 1,196 103,618 3. Doanh số mua bán ngoại tệ + Mua ngoại tệ + Bán ngoại tệ 2,494 2,335 37,801 38,472 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2006-2007) Qua bảng trên cho ta thấy công tác thanh toán quốc tế của chi nhánh hoạt động khá tốt. Đến nay,chi nhánh đã có quan hệ với hơn 300 chi nhánh nước ngoài, phát triển nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ cả nhân dân tệ và tổ chức thanh toán biên mậu nhằm đảm bảo lợi nhuận cho khách hàng có quan hệ mua bán, nhờ vậy mà doanh số hoạt động tăng trưởng khá cao. Trong năm 2007, chi nhánh đã chấp hành tốt các quy định, quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế, không để xảy ra sai sót, rủi ro trong thanh toán. Tuy trong thời điểm 2007, tỷ giá USD có nhiều biến động nhưng tổng doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh đạt tốc độ tăng trưởng khá nhanh, dịch vụ mua bán ngoại tệ tăng lên. Đạt được điều này là do Chi nhánh Thanh Xuân Nam có định hướng cụ thể trong con đường phát triển của mình. Chi nhánh đã nhanh chóng chiếm được lòng tin của khách hàng với dịch vụ đưa ra hoàn hảo, thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và lịch sự . * Các hoạt động khác: Ngoài các hoạt động chính, NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam còn chú trọng đến các công tác hỗ trợ cho kinh doanh đó là: - Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Để thực hiện tốt mục tiêu an toàn trong kinh doanh, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của chi nhánh thường xuyên được duy trì. Trên cơ sở nhiệm vụ kinh doanh, căn cứ vào chương trình kiểm tra của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tây, NHNN, chi nhánh đã chủ động lập chương trình và kiểm soát trên tất cả các mặt nghiệp vụ như: tín dụng, bảo lãnh, quyết toán tài chính, tiền tệ và kho quỹ, giao nhận tiền, chấp hành chế độ tại các quỹ tiết kiệm từ đó đôn đốc việc thực hiện chế độ đi vào nề nếp. - Công tác đào tạo: Ngân hàng thường xuyên tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ như : nghiệp vụ tín dụng, giao dịch, kế toán, vi tính và ngân quỹ. c) Những ưu điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh thời gian vừa qua - Tổ chức phân công công việc rõ ràng, cụ thể. - Hoạt động thu chi tiền mặt đã thực sự thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, luôn đảm bảo thu đúng, chi đủ an toàn và chính xác. - Công tác hạch toán kế toán, quản lý tài sản được đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất những sai sót phát sinh. - Chi nhánh đã xác định công tác kiểm tra, tự kiểm tra là một phương pháp tốt nhất trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. - Duy trì tốt hoạt động của các tổ lưu động: tổ thu nợ, tổ huy động tiền gửi tại nhà. Các tổ hoạt động nề nếp, góp phần đem lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. - Thực hiện việc đổi miền cán bộ tín dụng theo định kỳ và đột xuất để đảm bảo tính khách quan, tăng uy tín với khách hàng. d) Những nhược điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh thời gian vừa qua - Doanh thu từ dịch vụ còn khiêm tốn so với doanh thu từ tín dụng. - Trình độ cán bộ còn yếu đặc biệt là về ngoại ngữ, tin học . - Trang thiết bị văn phòng còn lạc hậu. - Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc thanh toán bằng thẻ tín dụng còn thiếu. - Công tác tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ các báo cáo tổng kết ngành, vận dụng tình hình thực tế tại Chi nhánh nhằm bổ sung rút ra những bài học thành công và thất bại, nhằm hoàn thiện từng bước hệ thống lý luận trong quản trị điều hành tác nghiệp phù hợp với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể được Chi nhánh thực hiện chưa thường xuyên, chưa thực sự hiệu quả. e) Các biện pháp khắc phục những nhược điểm - Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật tốt phục vụ cho giao dịch, trang bị đủ máy tính hiện đại cho các phòng giao dịch, hỗ trợ phần mềm giao dịch phù hợp với hoạt động đặc thù của Chi nhánh Thanh Xuân Nam. - Trang bị máy ATM tại các phòng giao dịch để mở rộng dịch vụ rút tiền tự động qua máy ATM và phục vụ trả lương thông qua tài khoản ATM cho các khách hàng lớn của Chi nhánh Thanh Xuân Nam - Nâng cao trình độ về tin học, ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật, khả năng giao tiếp cho đội ngũ cán bộ nhân viên. 2.2. Thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây NHTM hoạt động chủ yếu không phải bằng nguồn vốn tự có mà chủ yếu bằng nguồn vốn huy động, vì vậy hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh không chỉ của NHNo&PTNT mà của mọi NHTM nói chung. Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam có địa bàn hoạt động rộng, nằm giáp danh giữa TP Hà Đông - Tỉnh Hà Tây và Thủ đô Hà Nội, nơi tập trung đông dân cư và các tổ chức kinh tế, có mức thu nhập cao và tốc độ phát triển kinh tế nhanh hàng đầu cả nước. Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn cũng như những ưu thế của mình so với các chi nhánh khác trong hệ thống NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây, Chi nhánh Thanh Xuân Nam đã coi trọng hoạt động huy động vốn, xem “ tạo vốn là khâu mở đường, tạo mặt bằng vốn tăng trưởng vững chắc”. Từ khi hoạt động đến nay, Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam đã phát huy được những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, dần dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Quy mô vốn Hiện tại, Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam , đóng tại một địa điểm rất thích hợp ở trung tâm thành phố như vậy, nhưng do mặt bằng hẹp khách hàng quan hệ tiền vay chủ yếu là hộ sản xuất và các tầng lớp dân cư. Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam đã quan hệ với một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có nguồn vốn lớn được duy trì cơ cấu nguồn vốn như trên đã đáp ứng đủ vốn cho kinh doanh góp phần tạo lãi suất đầu vào tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tiền tệ. Từ năm 2005 đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn là tương đối tốt, Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam – Hà Tây đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao của mỗi thời điểm. Ta có biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn như sau: 695 852 2464 Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn Nhìn vào biểu đồ ta thấy: - Năm 2005 nguồn vốn đạt 695 tỷ đồng. - Năm 2006 nguồn vốn đạt 852 tỷ đồng, tăng 182 tỷ đồng so với năm 2005 - Năm 2007 nguồn vốn đạt 2.464 tỷ đồng (trong đó huy động hộ TƯ 523 tỷ đồng) vượt 39% so với kế hoạch, tăng 1.162 tỷ đồng (tăng 189%) so với năm 2006. Như vậy, tăng trưởng nguồn vốn liên tục tăng qua các năm, giai đoạn sau tăng nhiều hơn giai đoạn trước. Cụ thể là 2006-2007 tăng nhiều hơn so với 2005-2006. Đây là một dấu hiệu hoạt động tốt của Ngân hàng. Cơ cấu nguồn vốn a) Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn gửi tiền Bảng 8: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng nguồn vốn 852 100 2.464 100 Tiền gửi không kỳ hạn 49 5,75 169 6,9 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 530 62,2 1.384 56,2 Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 273 32,05 910 36,9 Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007) Qua bảng 8 ta thấy: Đến ngày 31/ 12/ 2006 nguồn vốn huy động đạt 852 tỷ đồng. - Tiền gửi không kỳ hạn: 49 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,75% tổng nguồn vốn. - Tiền gửi có kỳ hạn: 803 tỷ đồng chiếm 94,2% tổng nguồn vốn. Đến ngày 31/ 12/ 2007, tổng nguồn huy động đạt 2.464 tỷ đồng (trong đó huy động hộ TW 523 tỷ đồng) vượt 39% so với KH, tăng 1.612 tỷ so với thời điểm 31/ 12/ 2006. Trong đó: - Tiền gửi không kỳ hạn 169 tỷ đồng, tăng 120 tỷ đồng so với năm 2006, chiếm 6,86% trong tổng nguồn vốn. - Tiền gửi có kỳ hạn 2.294 tỷ đồng, tăng 1.491 tỷ đồng so với năm 2004, chiếm 93,2% tổng nguồn vốn. Đạt được kết quả trên là do ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên đã đưa ra nhiều giải pháp như: huy động tiền gửi tại nhà (nhất là những khu vực người dân mới được đền bù trong giải phóng mặt bằng), nâng cao công tác tiếp thị tới từng khu phố, phường xã, kết hợp với chính quyền địa phương phát tờ rơi tới từng gia đình, triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tây; áp dụng lãi suất lỏng, tặng quà khuyến mại, quay số trúng thưởng và nhiều sản phẩm tiền gửi phù hợp (tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp) tạo tiện ích cho khách hàng do vậy đã thu hút được khối lượng khách hàng lớn. Nhìn chung, tốc độ và quy mô tăng trưởng nguồn vốn trong hai năm 2006 và 2007 là khá tốt. Cơ cấu nguồn vốn huy động hợp lý, giảm lãi suất đầu vào, có lợi trong kinh doanh. Chi nhánh Thanh Xuân Nam đã áp dụng nhiều biện pháp như: Đa dạng hình thức huy động đến các tổ chức và các tầng lớp dân cư và điều hành về lãi suất để thu hút nguồn vốn như: Thường xuyên điều chỉnh phù hợp và đa dạng hoá các lãi suất kỳ hạn 1,2,3 tuần, lãi suất 1 tháng đến 24, 36, 60 tháng; phát hành kỳ phiếu huy động nguồn vốn trả lãi trước cho ngân hàng nông nghiệp, cho Chi nhánh Thanh Xuân Nam, huy động vốn dưới hình thức các hợp đồng nhận vốn kỳ hạn với các đơn vị, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng...với nhiều cơ chế linh hoạt. Trụ sở đặt tại Hà Nội - một địa bàn có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động, với các ngành kinh doanh đa dạng và phong phú, đòi hỏi nhu cầu về vốn là rất lớn.Vì vậy, chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam không những luôn chú trọng mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh để thu hút nguồn vốn nội tệ đáp ứng nhu cầu tín dụng đa dạng của các doanh nghiệp mà còn tập trung khai thác nguồn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán với các doanh nghiệp xuất khẩu. Tỷ trọng các nguồn tiền gửi của Ngân hàng như sau: Bảng 9: Tỷ trọng các nguồn tiền gửi của Ngân hàng giai đoạn 2005-2007 Cơ cấu nguồn vốn Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn(%) 2005 2006 2007 tiền gửi không kì hạn 6,3 5,75 6,9 tiền gửi có kì hạn <12 tháng 63,7 62,2 56,2 tiền gửi có kì hạn >12 tháng 30 32,05 36,9 Nhận xét: Nguồn TGKKH (nguồn ngắn hạn) chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng và có tính ổn định không cao. Ngược lại nguồn TGCKH (nguồn dài hạn) là nguồn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Đây là xu hướng tất yếu vì TGCKH có tính ổn định cao thuận lợi cho việc cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng. Trong đó, nguồn TGCKH<12 tháng là nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn do dễ huy động hơn. Tuy nhiên cơ cầu nguồn vốn có sự tăng trưởng khác nhau qua các năm, cụ thể như sau: - Tiền gửi không kỳ hạn (TGKHH): TGKHH (chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế) giảm mạnh trong năm 2006 là 7,332 tỷ đồng giảm 13,4% so với năm 2005. Tuy nhiên sự suy giảm này không đáng lo ngại đối với Ngân hàng vì TGKHH là nguồn vốn có tính ổn định không cao, nhạy cảm với lãi suất. Sự suy giảm về nguồn vốn không kỳ hạn chủ yếu là do việc khách hàng chuyển từ việc gửi tiết kiệm không kỳ hạn sang có kỳ hạn. Điều này chứng tỏ khách hàng đã có niềm tin hơn với Ngân hàng và công tác huy động vốn của Ngân hàng đã được kết quả nhất định. - Tiền gửi có kỳ hạn (TGCKH) trên 12 tháng và dưới 12 tháng chủ yếu là tiền gửi của dân cư. Mục đích của người gửi tiền trước hết là hưởng lãi suất và sau đó là đảm bảo an toàn cho đồng tiền của mình. + TGCKH <12 tháng có tốc độ tăng trưởng chóng mặt luôn đạt 3 con số: trong năm 2006 đạt 530 tỷ đồng tăng 124,4% so với năm 2005. Có được kết quả đó là do NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam được phép mở thêm 2 phòng giao dịch tại 539 Nguyễn Trãi và 110 Thượng Đình nhằm mở rộng địa bàn và góp phần mở rộng thị phần. Với thuận lợi đó, TGCKH <12 tháng trong năm 2007 tiếp tục có mức tăng trưởng mạnh mẽ đạt 1.384 tỷ đồng tăng 223,8% so với cùng kỳ năm trước. + TGCKH >12 tháng có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn hơn nhiều so với TGCKH 12 tháng có tốc độ tăng trưởng chậm do đây là nguồn vốn dài hạn trong khi đó khách hàng gửi chủ yếu là cá nhân. Họ có thói quen chia nhỏ khoản tiền gửi thành nhiều kỳ hạn để thuận tiện chi trả trong tiêu dùng, dự phòng, hưởng lãi suất và tránh tác động của lạm phát. Năm 2007 với việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại theo mô hình ngân hàng bán lẻ đã rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng, việc quảng cáo các tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cùng với việc bố trí đội ngũ giao dịch viên trẻ trung, năng động, được đào tạo về kỹ năng giao tiếp làm vừa lòng khách hàng, đã góp phần làm tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh lên 2.464 tỷ đồng vào cuối năm 2007. Mặt khác, năm 2007, công tác huy động vốn luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám đốc và các phòng ban, đặc biệt là huy động vốn từ dân cư là ưu thế nổi bật của Chi nhánh do có chính sách khách hàng đúng đắn đi đôi với hoạt động quảng bá các sản phẩm mang tính tiện ích cao hơn hẳn các NHTM khác. Trong cơ cấu huy động vốn, tỷ lệ huy động vốn bằng ngoại tệ còn khá khiêm tốn nhưng có chuyển biến tốt qua các năm 2005 - 2007. Năm 2006 nguồn vốn ngoại tệ huy động được 252 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 29,6% trong tổng nguồn vốn, tăng 15% so với năm 2005. Trong năm 2007 đạt 675 tỷ đồng, chiếm 27,4% tổng nguồn vốn. Từ những số liệu phân tích ở trên về nguồn vốn huy động của chi nhánh đã cho ta thấy hoạt động về vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam đang từng bước ổn định và hoàn thiện dần về mức tăng trưởng lẫn các chính sách quản lý phù hợp, tạo ra một phần nguồn vốn dồi dào để tiến hành hoạt động kinh doanh và mục đích chính là đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và điều hoà vốn cho hệ thống ngân hàng. * Tiền gửi không kỳ hạn: (TGKKH) Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn có chi phí thấp nhất đối với các ngân hàng thương mại, mặc dù với nguồn vốn này các ngân hàng thương mại không được dùng để đầu tư hay cho vay hết. Hay nói cách khác, nguồn vốn này chỉ có một tỷ lệ khả dụng nhất định ngoài phần dự trữ để bảo đảm thanh khoản theo quy định. Nguồn tiền gửi này chủ yếu là nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân để hưởng các lợi ích từ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp và một phần là nguồn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Sự biến động của nguồn tiền gửi này của Chi nhánh Thanh Xuân Nam được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.2: Biểu đồ sự biến động nguồn vốn TGKKH ( Đơn vị: tỷ đồng) 37 49 169 - Năm 2005, tiền gửi không kỳ hạn đạt 37 tỷ đồng. - Năm 2006, tiền gửi không kỳ hạn 49 tỷ tồng, chiếm tỷ lệ 5,75% và tăng 12 tỷ đồng so với năm 2006. - Năm 2007, tiền gửi không kỳ hạn là 169 tỷ VND, tăng 120 tỷ đồng (tăng 245%) so với năm 2006, chiếm 6,86% trong tổng số nguồn huy động. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, trong 3 năm qua, số lượng tiền gửi không kỳ hạn tại Chi nhánh Thanh Xuân Nam liên tục tăng cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Tiền gửi không kỳ hạn tăng là do số dư tài khoản thanh toán tăng, điều đó chứng tỏ chất lượng tiền gửi loại này đang có xu hướng tăng lên. Nguồn vốn này với chi phí huy động thấp mà tăng về tỷ trọng dẫn đến giảm được tương đối chi phí huy động. Nhưng do tính chất biến động phức tạp của tiền gửi không kỳ hạn, nên thời điểm 31/3/08, TGKKH là 162 tỷ đồng, giảm 7 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/07. Do vậy, Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam cũng cần chú ý khả năng chi trả của mình bằng cách tìm ra một cơ cấu tài sản phù hợp tạo ra các tài sản có tính thanh khoản cao như các chứng khoán và các khoản vay ngắn hạn. * Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của ngân hàng, mặc dù nguồn vốn có kỳ hạn phải chịu chi phí huy động vốn cao hơn nhưng nguồn vốn này giúp cho ngân hàng tự chủ hơn trong kinh doanh, kế hoạch hoá được nguồn vốn và sử dụng vốn. Tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và cá nhân, ngoài ra còn có một tỷ trọng nhỏ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác. Nguồn tiền gửi có kỳ hạn là nguồn tiền gửi của các đối tượng khách hàng có nguồn vốn nhàn rỗi để hưởng lãi suất. Sự biến động của nguồn tiền gửi có kỳ hạn tại Chi nhánh Thanh Xuân Nam trong thời gian qua đựơc thể hiện qua biểu đồ sau. Biểu đồ 2.3: Biểu đồ sự biến động nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn ( Đơn vị: tỷ đồng) 451 803 2294 Thời điểm 31/12/2006: Nguồn vốn có kỳ hạn là 803 tỷ VNĐ, chiếm 94,4% so với tổng nguồn. Trong đó: - Nguồn có kỳ hạn <12 tháng là 530 tỷ đồng, chiếm 62,2% tổng nguồn. - Nguồn có kỳ hạn >12 tháng là 273 tỷ đồng, chiếm 32,2% tổng nguồn vốn huy động. Thời điểm 31/12/2007, tiền gửi có kỳ hạn lên tới 2.294 tỷ đồng, tăng 1.491 tỷ đồng (tăng 186%), chiếm 93,1% trong tổng nguồn. Trong đó: - Nguồn có kỳ hạn <12 tháng: 1.384 tỷ đồng, chiếm 56,2% tổng nguồn vốn - Nguồn có kỳ hạn >12 tháng: 910 tỷ đồng, chiếm 36,9% tổng nguồn vốn. Qua phân tích ta thấy, đến thời điểm 31/12/2007, vốn ngắn hạn (có thời hạn nhỏ hơn 1 năm) chiếm 56,2% so với tổng nguồn vốn. Điều này làm tăng khả năng linh hoạt khi có sự thay đổi về lãi suất của nguồn vốn ở Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn cao (93,1%) nên chi phí huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam lớn, lãi suất bình quân đầu vào cao. Hiện tại, trong 3 tháng đầu năm 2008 TGCKH đạt mức 255 tỷ đồng, tăng 251 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2007, chiếm 94,9% tổng nguồn vốn. Xét cơ cấu theo thời gian thì cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 2.4: Biểu đồ biểu diễn cơ cấu nguồn vốn theo thời gianThời điểm 31/12/2003 Năm 2006: Năm 2007: 6% 94% 6.9% 93.1% Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn theo thời gian có xu hướng biến động chưa tốt nó thể hiện ở tỷ trọng TGCKH quá cao, chiếm 94% tổng nguồn vốn (năm 2006), 93,1% tổng nguồn (năm 2007). Tại thời điểm 3 tháng đầu năm 2008 chiếm 94,9% tổng nguồn vốn. Điều này dẫn đến việc chi phí cho huy động vốn là lớn, làm giảm khả năng cạnh tranh trong việc xác định lãi suất cho vay. Mặt được là Chi nhánh sẽ chủ động hơn trong viêc sử dụng vốn có tính thời hạn và ổn định này, dễ dàng lên kế hoạch sử dụng vốn. b) Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ Bảng 10: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 So sánh tỷ trọng (%) So sánh Tỷ trọng (%) I.Tổng nguồn vốn 695 852 2.464 + 157 122,6% + 1.612 289,2% - Nguồn nội tệ 452 600 1.789 + 148 132,7% + 1.189 298,2% -Nguồn ngoại tệ 243 252 675 + 9 103,7% + 423 267,8% (Nguồn: Cân đối nguồn vốn ở Chi nhánh Thanh Xuân Nam năm 2005 -2007) Dựa vào bảng 10 ta thấy: Vốn nội tệ và ngoại tệ đều tăng do tổng nguồn tăng nhưng có xu hướng là vốn ngoại tệ giảm về tỷ trọng, vốn nội tệ tăng lên về tỷ trọng. Điều này là do tỷ giá hối đoái trên thị trường có lúc biến động phức tạp. Biểu 2.5: Biểu đồ sự biến động nguồn vốn theo loại tiền (Đơn vị : tỷ đồng) 452 243 600 252 1789 675 * Nguồn nội tệ: - Năm 2005, nguồn nội tệ là 452 tỷ đồng, chiếm 65% tổng nguồn vốn. - Năm 2006, nguồn nội tệ là 600 tỷ đồng, chiếm 70,4% tổng nguồn vốn. - Năm 2007, nguồn nội tệ là 1.789 tỷ đồng, tăng 1.188 tỷ đồng (tăng 198% so với năm 2006) chiếm 72,6% tổng nguồn. Qua phân tích ta thấy, huy động vốn nội tệ tăng cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. * Nguồn ngoại tệ: - Năm 2005, tổng nguồn ngoại tệ (qui đổi theo tỷ giá tại thời điểm) là tương đương 243 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 35% tổng nguồn vốn. - Năm 2006 tổng nguồn ngoại tệ (qui đổi theo tỷ giá tại thời điểm) là tương đương 252 tỷ VNĐ, chiếm tỷ trọng 29,6% tổng nguồn vốn. Thời điểm này lãi suất huy động USD giảm trong khi lãi suất huy động VNĐ chỉ tăng nhẹ và có tính ổn định, điều đó là một trong những nguyên nhân chính tỷ trọng ngoại tệ lại thấp hơn nội tệ. - Năm 2007 vốn ngoại tệ tương đương 675 tỷ VNĐ, chiếm 27,4% tổng nguồn vốn, tăng 423 tỷ VNĐ (tăng 168%) so với năm 2006. Nguồn ngoại tệ tăng lên do một phần lãi suất ngoại tệ tăng nhẹ. Biểu 2.6: Biểu diễn theo cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền Năm 2006: Năm 2007: 70.4% 29.6% 72.6% 27.4% Nhìn chung trong năm 2006 và 2007, nguồn vốn nội và ngoại tệ đều tăng do tổng nguồn tăng. Đến thời điểm 31/3/08 vốn nội tệ tiếp tục tăng, còn vốn ngoại tệ có xu hương giảm.Vốn nội tệ tăng lên về tỷ trọng, vốn ngoại tệ có xu hướng giảm về tỷ trọng, điều này là do tỷ giá hối đoái trên thị trường liên ngân hàng có nhiều lúc biến động phức tạp nên nguồn ngoại tệ giảm do đó cũng gây khó khăn về ngoại tệ cho Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Xuân Nam trong một số thời điểm kinh do

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Xuân Nam – Hà Tây.DOC
Tài liệu liên quan